1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách Kinh Tế Đối ngoại của Malaysia

42 1,2K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Quan hệ hợp tác Việt Nam-Malaysia đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, cả trong khuôn khổ song phương và đa phương. Hai bên cần mở rộng và làm sâu sắc hơnnữa mối quan hệ này trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Tìm hiểu về Malaysia sẽ giúp chúng ta có tầm nhìn rõ ràng hơn để từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm phát triển kinh tế nói riêng và phát triển đất nước nói chung đồng thời tăng cường hợp tác giữa hai nước.

Quan hệ hợp tác Việt Nam-Malaysia đang phát triển tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, cả trong khuôn khổ song phương và đa phương. Hai bên cần mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ này trong thời gian tới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Tìm hiểu về Malaysia sẽ giúp chúng ta có tầm nhìn rõ ràng hơn để từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm phát triển kinh tế nói riêng và phát triển đất nước nói chung đồng thời tăng cường hợp tác giữa hai nước. A. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Malaysia 1.Điều kiện tự nhiên _ Vị trí địa lý: Đất nước Malaysia nằm ở khu vực Đông Nam Á ,nằm ở 230 độ về phía Bắc, 112,30 độ về phía đông. Malaysia gồm hai phần: • Malaysia bán đảo, gọi là bán đảo Malaysia, phía bắc giáp Thái Lan, phía đông giáp Biển Đông, phía nam giáp Singapore thông qua eo biển Johor, phía đông giáp eo biển Malacca. • Malaysia hải đảo, gồm hai bang Sabah, Sarawak và một lãnh thổ liên bang Labuan ở phía bắc đảo Borneo, giáp Brunei và Indonesia. +Biên giới : phía bắc giáp Thái Lan, phía đông giáp Biển Đông, phía nam giáp Singapore thông qua eo biển Johor, phía đông giáp eo biển Malacca. _Diện tích Tổng diện tích lãnh thổ là 329.750 km2 , trong đó diện tích đất liền chiếm 328.550 km2 và diện tích biển chiến 1.200 km2 Đường biên giới đất liên có tổng chiều dài là 2.669 km, trong đó đường biên giới đất liền của các quốc gia tiếp giáp như sau: Brunei 381 km, Indonesia 1.782 km, Thailand 506 km Đường bờ biển :dài 4.675 km (trong đó bán đảo Malaysia dài 2.068, phía Đông Malaysia dài 2.607 km) _Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới , ẩm và đặc biệt có gió mùa hàng năm ở những khu vực phía Tây Nam (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10) và khu vực Đông Bắc ( kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 của năm sau) _ Tài nguyên thiên nhiên Malaysia giàu các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp và khoáng sản. + Về nông nghiệp: Malaysia là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới sản phẩm cao su tự nhiên và dầu cọ, gỗ xẻ và gỗ nguyên liệu, cocoa, hạt tiêu, dứa và thuốc lácũng là những mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực này. Dầu cọ là một nguồn thu ngoại tệ lớn. +Về các nguồn tài nguyên lâm nghiệp: Ngày nay, ước tính 59% diện tích Malaysia được rừng bao phủ. Sự mở rộng nhanh chóng của công nghiệp rừng Cao su, từng một thời là tâm điểm nền kinh tế Malaysia, đã bị thay thế phần lớn bởi dầu cọ trở thành sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Malaysia. +về khoáng sản : Thiếc và dầu mỏ là hai nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị của kinh tế Malaysia. Malaysia từng là nước sản xuất thiếc hàng đầu thế giới cho tới khi thị trường này sụp đổ đầu thập niên 1980. Trong thế kỷ 19 và 20, thiếc đóng vai trò tối quan trọng trong nền kinh tế Malaysia. Ngoài ra đồng, vàng, bô xít, quặng sắt và than cùng với các khoáng sản công nghiệp như đất sét, cao lanh, silica, đá vôi, barite, phốt phát và các sản phẩm đá cắt như đá granite và đá mable khối hoặc tấm Năm 2004, , trữ lượng dầu khí Malaysia ở mức 4.84 tỷ barrels, còn trữ lượng khí thiên nhiên trên 89 nghìn tỉ Feet khối(2.500 km³). Những ước tính của chính phủ cho rằng ở mức sản xuất hiện nay Malaysia sẽ có khả năng khai thác dầu thêm 18 năm và khí gas trong 35 năm nữa. Năm 2004 Malaysia được xếp hạng thứ 24 về trữ lượng dầu và 13 cho trữ lượng khí gas. 56% trữ lượng dầu nằm tại Bán đảo và 19% tại Đông Malaysia. 2. Điều kiện tự nhiên xã hội _Dân tộc Người Malay và người bản địa chiếm 55%, người Trung Quốc chiếm29%, Ấn Độ chiếm 8%, và các dân tộc khác chiếm 10% (2000) _Ngôn ngữ Bahasa Melayu là ngôn ngữ chính thức ở Malaysia, ngoài ra còn có tiếng anh, tiếng trung, và các thổ ngữ (Cantonese, Mandarin, Hokkien, Hakka, Hainan, Foochow), Tamil, Telugu, Malayalam, Panjabi, Thai; lưu ý – ngoài ra, ở phía Đông Malaysia có một số ngôn ngữ địa phương trong đó chiếm số lượng lớn nhất là tiếng Iban and Kadazan _Tôn giáo: Malaysia là một xã hội đa tôn giáo và Đạo Hồi là tôn giáo chính thức của Malaysia. Theo cuộc Điều tra Dân số và Nhà cửa năm 2000, xấp xỉ 60.4% dân số theo Đạo Hồi; 19.2% theo Phật giáo; 9.1% theo Ki-tô giáo; và 6.3% theo Hindu giáo. 5% còn lại được tính vào các đức tin khác, gồm thuyết duy linh, shaman giáo, Đạo Sikh, Bahá'í, Đạo giáo, Khổng giáo, và các tôn giáo truyền thống Trung Hoa khác _Chính trị: Malaysia là một Liên bang Quân chủ theo bầu cử lập hiến . Hệ thống chính phủ tại Malaysia theo sát hình thức hệ thống nghị viện Westminster, một di sản thời kỳ thuộc địa Anh. Tuy nhiên, trên thực tế quyền lực được trao nhiều hơn cho nhánh hành pháp chứ không phải lập pháp, _Lực lượng lao động theo nhốm tuổi malaysia năm 1982 -2010: • Độ tuổi trung bình Tổng số đạt 23,8 tuổi, trong đó nam: 23,2 tuổi và nữ: 24,4 tuổi (2004) Cơ cấu tuổi Từ 0-14 tuổi chiếm 33.3% (nam chiếm 4.033.037; nữ chiếm 3.806.451), độ tuổi từ 15-64 tuổi chiếm 62.1% (nam: 7.326.068; nữ: 7.289.783), từ 65 trở lên: 4.5% (nam: 469.499;nữ: 597.644) (ước tính năm2004) Biểu đồ tháp dân số theo nhóm tuổi malaysia năm 2000 *Bảng số liệu điều tra tổng dân số qua từng năm theo nhóm tuổi của malaysia đơn vị/Number ('000) năm Year tổng Total 15– 19 20–24 25–29 30–34 35–39 40–44 45–49 50–54 55–59 60–64 1982 5,431.4 662.6 1,062.3 871.9 718.4 555.3 511.6 393.2 316.5 199.1 140.5 1983 5,671.8 684.8 1,095.4 918.9 753.1 585.8 517.3 432.5 320.2 207.9 155.9 1984 5,862.5 658.1 1,146.5 959.9 792.9 638.8 521.6 457.8 321.4 214.6 151.0 1985 5,990.1 662.8 1,172.3 984.8 809.3 673.9 521.2 473.2 320.3 229.5 142.9 1986 6,222.1 698.1 1,211.7 1,015.6 852.6 703.6 530.7 483.0 344.0 236.2 146.5 1987 6,456.8 707.9 1,228.3 1,068.3 885.0 746.3 558.9 503.4 363.4 240.3 155.1 1988 6,637.0 728.8 1,257.9 1,084.0 913.9 766.0 588.0 505.8 392.9 241.2 158.6 1989 6,779.4 714.5 1,267.9 1,136.4 939.0 791.9 619.8 515.1 401.8 238.4 154.6 1990 7,000.2 748.4 1,292.4 1,173.5 984.6 808.5 666.2 501.5 422.6 235.3 167.1 1992 7,319.0 694.0 1,337.7 1,232.4 1,050.1 883.0 720.9 532.0 431.6 266.2 171.1 1993 7,700.1 737.2 1,320.3 1,253.1 1,154.6 983.1 797.1 568.9 447.8 276.4 161.6 1995 7,893.1 642.4 1,359.2 1,259.5 1,185.9 1,035.2 851.9 644.3 446.6 292.7 175.4 1996 8,616.0 700.2 1,512.8 1,392.1 1,261.3 1,129.5 917.1 711.9 486.1 310.3 194.6 1997 8,784.0 668.9 1,536.8 1,435.9 1,277.9 1,158.1 959.7 736.8 502.6 315.7 191.5 1998 8,883.6 603.4 1,513.6 1,468.4 1,296.9 1,183.3 996.9 773.0 530.5 315.8 201.8 1999 9,151.5 612.6 1,561.5 1,538.3 1,319.4 1,211.1 1,040.1 797.0 550.8 321.8 198.8 2000 9,556.1 637.6 1,588.8 1,543.8 1,395.9 1,250.4 1,097.4 893.2 593.0 341.7 214.5 2001 9,699.4 618.0 1,541.3 1,541.0 1,429.4 1,300.8 1,136.0 926.4 634.1 359.1 213.3 2002 9,886.2 581.1 1,540.7 1,573.2 1,435.4 1,324.0 1,161.4 999.1 672.2 374.4 224.6 2003 10,239.6 597.0 1,614.9 1,618.3 1,470.3 1,356.6 1,198.1 1,016.6 728.8 401.6 237.3 2004 10,346.2 578.8 1,550. 8 1,645. 5 1,491. 2 1,385. 6 1,220.2 1,045.6 767.6 420.0 240.9 2005 10,413.4 519.7 1,576.9 1,697.6 1,501.7 1,391.2 1,245.0 1,052.9 786.3 416.1 226.0 2006 10,628.9 484.5 1,612.2 1,746.0 1,523.1 1,408.9 1,268.0 1,079.7 820.3 442.1 244.2 2007 10,889.5 476.4 1,615.8 1,793.4 1,552.5 1,434.0 1,307.9 1,117.0 869.9 473.5 249.1 2008 11,028.1 478.8 1,619.5 1,831.5 1,578.3 1,437.9 1,328.2 1,132.6 882.5 482.7 256.0 2009 11,315.3 452.4 1,614.8 1,905.7 1,632.5 1,464.4 1,369.8 1,156.7 926.8 530.0 262.2 2010 12,303.9 528.4 1,882.4 2,301.1 1,757.2 1,529.3 1,358.1 1,202.8 928.4 532.3 284.0 2011 12,675.8 521.8 1,833.5 2,371.5 1,874.3 1,570.1 1,392.8 1,251.9 968.4 579.5 311.9 _Kinh tế Bán đảo Malay và cả Đông Nam Á từng là một trung tâm thương mại trong nhiều thế kỷ. Ở thế kỷ 17 cao su đã xuất hiện tại nhiều bang Malay. Sau này, khi người Anh bắt đầu nắm quyền kiểm soát Malaya, cây cao su và dầu cọ\ được canh tác cho mục đích thương mại. Cùng với thời gian, Malaya đã trở thành nhà sản xuất thiếc, cao su, và dầu cọ lớn trên thế giới. [32] Ba mặt hàng chính này, cộng với các loại nguyên liệu thô khác, đã trở thành căn bản của nền kinh tế Malaysia giai đoạn giữa thế kỷ 20. Thay vì dựa vào nguồn nhân lực người Malay bản xứ, người Anh đã đưa người Trung Quốc, Ấn Độ tới làm việc tại những mỏ khai thác và trên những cánh đồng. Dù nhiều người trong số họ sau đó đã quay về quê hương khi hết hạn hợp đồng, một số người đã ở lại Malaysia và định cư vĩnh viễn. Khi Malaya tiến tới độc lập, chính phủ bắt đầu đưa ra những kế hoạch kinh tế năm năm, bắt đầu bằng Kế hoạch Năm năm Malaya lần thứ Nhất năm 1955. Ngay khi Malaysia thành lập, các kế hoạch được đổi tên và đánh số lại, bắt đầu bằng Kế hoạch Malaysia lần thứ Nhất năm 1965. Trong thập kỷ 1970, Malaysia bắt đầu bắt chước Những con Hổ Châu Á và bắt đầu quá trình chuyển tiếp từ nền kinh tế phụ thuộc vào công nghiệp mỏ và nông nghiệp sang nền kinh tế chế tạo. Với đầu tư từ Nhật Bản, các ngành công nghiệp nặng nhanh chóng phát triển trong vài năm. Xuất khẩu của Malaysia trở thành khu vực mang lại tăng trưởng chủ yếu. Malaysia liên tục đạt mức tăng trưởng GDP hơn 7% với tỷ lệ lạm phát thấp trong thập niên 1980 và 1990. Cùng trong giai đoạn này, chính phủ đã tìm cách xóa bỏ nghèo đói với Chính sách Kinh tế Mới (NEP) gây nhiều tranh cãi, sau vụ nổi loạn sắc tộc ngày 13 tháng 5 năm 1969. Mục tiêu chính của nước này là xóa bỏ sự liên hệ sắc tộc với chức năng kinh tế, và kế hoạch năm năm đầu tiên áp dụng Chính sách Kinh tế Mới là Kế hoạch Malaysia lần Hai. Thành công hay thất bại của Chính sách Kinh tế mới là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận, dù nó đã bị chính thức bãi bỏ năm 1990 và được thay thế bởi Chính sách Phát triển Quốc gia (NDP). Tuy nhiên, sự bùng nổ kinh tế đã dẫn tới nhiều vấn đề về cung cấp nguyên liệu. Thiếu hụt nhân công nhanh chóng dẫn tới làn sóng hàng triệu lao động nước ngoài tràn vào, nhiều người trong số họ là lao động bất hợp pháp. Cash-rich PLC và các consortium giữa các nhà băng hăm hở lao vào kiếm lợi nhuận từ những dự án hạ tầng lớn. Tất cả chúng đã chấm dứt khi cuộc Khủng hoảng Kinh tế Châu Á xảy ra vào mùa thu năm 1997, gây rúng động nền kinh tế Malaysia. Tương tự như các quốc gia khác bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, tình trạng bán ra trước hạn (short-shelling) đồng tiền tệ Malaysia, đồng ringgi diễn ra. Đầu tư trực tiếp nước ngoài rơi xuống mức báo động, khi dòng vốn chảy ra khỏi đất nước, giá trị đồng ringgit giảm từ MYR 2.50 trên USD xuống còn, ở một thời điểm, MYR 4.80 trên USD. Chỉ số tổng hợp Thị trường Chứng khoán Kuala Lumpur mất gần 1300 điểm xuống gần mức 400 sau vài tuần. Sau sự sa thải gây tranh cãi bộ trưởng tài chính Anwar Ibrahim, một Hội đồng Hành động Kinh tế Quốc gia được thành lập để giải quyết cuộc khủng hoảng tiền tệ. Ngân hàng Negara đặt ra các biện pháp kiểm soát vốn và chốt giữ tỷ giá đồng ringgit Malaysia ở mức 3.80 trên Đô la Mỹ. Tuy nhiên, Malaysia đã từ chối các gói hỗ trợ kinh tế từ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, gây ngạc nhiên cho nhiều nhà phân tích. Tháng 3 năm 2005, Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển(UNCTAD) đã xuất bản báo cáo về các nguồn và các bước phục hồi kinh tế cho Malaysia, do Jomo K.S. thuộc Đại học Malaya, Kuala Lumpur thực hiện. Văn bản này kết luận rằng những biện pháp kiểm soát do chính phủ Malaysia áp đặt không cản trở cũng không giúp nền kinh tế hồi phục. Yếu tố chủ chốt là sự tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm điện tử, do sự gia tăng nhu cầu tại Hoa Kỳ, do lo ngại về những hiệu ứng 2000 (Y2K) với các sản phẩm điện tử đời cũ. Tuy nhiên, sự hạ giá sau sự kiện Y2K năm 2001 không ảnh hưởng tới Malaysia nhiều như các quốc gia khác. Đây có thể là một bằng chứng cho thấy có những lý do và hiệu ứng khác thực sự liên quan tới quá trình phục hồi hơn. Một nguyên nhân có thể là những nhà đầu cơ đã hết tiềm lực tài chính sau vụ tấn công bất thành vào đồng dollar Hong Kong tháng 8 năm 1998 và sau khi đồng Ruble Nga sụp đổ. Dù những lý lẽ về nguyên nhân/kết quả có thế nào chăng nữa, sự hồi phục của nền kinh tế xảy ra đồng thời với chính sách chi tiêu mạnh của chính phủ và thâm hụt ngân sách trong những năm sau khủng hoảng. Sau này, Malaysia đã có được sự phục hồi kinh tế tốt hơn các nước láng giềng. Tuy nhiên, theo nhiều cách, đất nước này vẫn chưa đạt được mức độ trước khủng hoảng. Tuy tốc độ phát triển hiện nay không cao, nhưng nó được coi là bền vững. Dù những biện pháp kiểm soát và sự nắm chặt kinh tế có thể không phải là nguyên nhân chính của sự hồi phục, không nghi ngờ rằng lĩnh vực ngân hàng đã trở nên mau chóng phục hồi hơn sau những chấn động từ bên ngoài. Tài khoản vãng lai cũng được đặt trong một thặng dư cơ cấu (The current account has also settled into a structural surplus), cho phép làm giảm nhẹ sự rút lui của nguồn vốn. Giá tài sản hiện chỉ bằng một phần nhỏ so với thời kỳ cao điểm trước khủng hoảng. Tỷ giá hối đoái cố địnhđã bị bãi bỏ tháng 7 năm 2005 nhằm tạo thuận lợi cho một hệ thống tỷ giá tự do có quản lý trong thời điểm Trung Quốc ông bố cùng một động thái. Cùng trong tuần đó, đồng ringgit đã tăng giá so với hầu hết các đồng tiền tệ chính và được cho là sẽ còn tăng thêm. Tuy nhiên, tới tháng 12 năm 2005 những hy vọng đó đã mất khi dòng vốn rút đi vượt quá 10 tỷ dollar Mỹ. [33] Tháng 9 năm 2005, Ngài Howard J. Davies, giám đốc Trường Kinh tế London, trong một cuộc gặp gỡ tại Kuala Lumpur, đã cảnh báo các quan chức Malaysia nếu họ muốn có một thị trường vốn linh hoạt, họ sẽ phải dỡ bỏ lệnh cấm bán trước hạn (short-selling) đã được áp dụng trong cuộc khủng hoảng. Tháng 3 năm 2006, Malaysia đã dỡ bỏ lệnh cấm này-số liệu thống kê tăng truởng kinh tế malaysia qua các năm +tình hình tăng trưởng gdp qua các năm (đơn vị usd) Values (giá trị gdp) năm year % to previous period % to the same period of previous year 194,927,000,000 2008 104.40% 104.40% 186,718,000,000 2007 119.04% 119.04% 156,857,000,000 2006 113.65% 113.65% 138,022,000,000 2005 110.64% 110.64% 124,750,000,000 2004 113.20% 113.20% 110,202,000,000 2003 109.28% 109.28% 100,846,000,000 2002 108.69% 108.69% 92,784,000,000 2001 98.93% 98.93% 93,790,000,000 2000 116.74% 116.74% 80,344,000,000 1999 109.66% 109.66% 73,265,000,000 1998 72.05% 72.05% 101,682,000,000 1997 99.32% 99.32% 102,376,000,000 1996 113.53% 113.53% 90,173,000,000 1995 119.27% 119.27% 75,606,000,000 1994 111.34% 111.34% 67,904,000,000 1993 113.09% 113.09% 60,045,000,000 1992 120.39% 120.39% 49,876,000,000 1991 113.29% 113.29% 44,025,000,000 1990 113.34% 113.34% 38,845,000,000 1989 110.13% 110.13% 35,272,000,000 1988 109.60% 109.60% 32,182,000,000 1987 113.95% 113.95% 28,243,000,000 1986 88.89% 88.89% 31,772,000,000 1985 91.92% 91.92% 34,566,000,000 1984 113.26% 113.26% 30,519,000,000 1983 111.84% 111.84% 27,288,000,000 1982 107.17% 107.17% 25,463,000,000 1981 102.11% 102.11% 24,938,000,000 1980 Biểu đồ Tổng sản phẩm quốc nội malaysia qua các năm *biểu đồ tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người nguồn:http://statinfo.biz/HTML/M1963F13695L2.aspx \ Cơ cấu tỉ lệ việc làm theo số liệu năm 2011 employment Structure (%) . malaysia hiện nay : - B. Các chính sách của Malaysia I. Chính sách Thương mại quốc tế: 1. Nội dung của chính sách thương mại quốc tế: a) Thời kỳ trước năm. II/ Chính sách đầu tư quốc tế: 1. Nội dung của chính sách đầu tư quốc tế: *) Các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài của Malaysia từ lúc thực hiện chính sách

Ngày đăng: 09/06/2013, 08:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w