Chính sách tỷ giá hối đoái của Malaysia

Một phần của tài liệu chính sách Kinh Tế Đối ngoại của Malaysia (Trang 25 - 27)

1.Nội dung chính sách

Trước cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á 1997-1998, Malaysia thực hiện chính sách tỷ giá thả nổi.

Tuy nhiên, kinh tế Malaysia rơi vào khủng hoảng trong 2 năm 1997-1998 cùng với cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam Á. Năm 1998, tăng trưởng GDP của Malaysia là -6,7%, đồng Ringgit mất giá 65%.

Nhờ những biện pháp khắc phục khủng hoảng đúng đắn trong đó có việc ấn định tỷ giá và kiểm soát vốn, nền kinh tế Malaysia từ đầu năm 1999 đến nay đang phục hồi khá nhanh. Malaysia

mạnh dạn ban hành quy định mới kiểm soát ngoại hối, hạn chế tối đa lượng ngoại tệ đem ra nước ngoài, khôi phục tính độc lập của đồng Ringgit, thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ấn định tỷ giá ở mức 3,8 MYR/USD, tránh việc gia tăng lãi suất nhằm giảm chi phí vay vốn, gia tăng mạnh xuất khẩu, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng khu vực. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định và kiểm soát ngoại hối giúp Malaysia giảm lạm phát , tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,5% hằng năm và dự trữ ngoại tệ, cán cân vãng lai luôn thặng dư, củng cố long tin vào sự phục hồi kinh tế và thu hút đầu tư bước ngoài.

Năm 2005, ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) đã công bố quyết định hủy bỏ chính sách ấn định tỉ giá hối đoái của đồng Ringgit với đồng USD đã áp dụng từ 1/9/1998, thay vào đó sẽ áp dụng chính sách “thả nổi có quản lý” nhằm kích thích hoạt động kinh tế, thương mại.

Vào ngày 29/01/2013, 1 Malaysia Ringgit = 0.33 USD và 1 Maylaysia Ringgit = 6845.13 VNĐ.

2. Bài học cho Việt Nam

Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra trong môi trường tương đối thuận lợi; các nước trong khu vực có nhiều điểm tương đồng. Do đó Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các nước khác để hoạch định chính sách tỷ giá đạt được hiệu quả cao, rút ngắn khoảng cách chênh lệch và giảm thiệt hại trong quá trình thực hiện.

Mục tiêu chính sách kinh tế của Malaysia là khôi phục tính độc lập của đồng MYR và thu hút đầu tư nước ngoài. Chế độ tỷ giá cố định đi kèm với biện pháp kiểm soát ngoại hối đã phục hồi mạnh mẽ nền kinh tế sau khi lâm vào suy thoái, thu hút đáng kể vốn đầu tư nước ngoài.

Đây là bài học để những nước đi sau tránh những thiệt hại có thể xảy ra do mặt trái của quá trình hội nhập quốc tế mang lại. - Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể và độ tự do hoá tài chính, tự do hoá thương mại, năng lực kinh tế của mỗi nước mà lựa chọn chế độ TGHĐ thích hợp, điều hành một cách linh hoạt, đồng bộ và phối hợp chặt chẽ các chính sách kinh tế vĩ mô, hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau nhằm đạt tới sự cân bằng trong ngắn hạn cũng như hạn chế tác động bất lợi trong dài hạn; nếu tỷ giá thay đổi không đi liền với thay đổi chính sách thương mại thì không phát huy hiệu quả của chính sách. Trong chiến lược phát triển kinh tế cũng như điều hành vĩ mô, cần duy trì một thế cân bằng tương đối giữa các mục tiêu như: sản phẩm, tăng trưởng, tỷ giá hối đoái, lãi suất, ngân sách, cán cân thương mại nói riêng và cán cân thanh toán nói chung. Một quốc gia có thể thay đổi chế độ TGHĐ tuỳ từng thời kỳ phát triển kinh tế, không thể áp dụng rập khuôn của quốc gia khác. Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hợp lý sát với thị trƣờng dựa trên quan hệ cung cầu có sự điều chỉnh của nhà nước theo từng giai đoạn phát triển kinh tế, chọn thời điểm và mức điều chỉnh phù hợp khi cán cân thanh toán thâm hụt. Thay đổi tỷ giá theo hướng giảm giá thực đồng tiền đáng kể như Malaysia điều kiện để thay đổi chính sách thương mại bởi vì tỷ giá thực quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế về giá cả thông qua điều chỉnh tỷ giá hay kiểm soát lạm phát. Tỷ giá linh hoạt là nhân tố ổn định hoá tự động giúp điều chỉnh áp lực tăng hoặc giảm giá và đưa ra được tỷ giá cân bằng.

- Đảm bảo sự độc lập nhất định giữa NHTW với Chính phủ trong việc ra quyết định và điều hành chính sách tiền tệ. Thông qua dự báo về kinh tế, NHTW kiến nghị các biện pháp với Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia và thường xuyên công bố thông tin minh bạch rõ ràng về định hướng chính sách.

Xây dựng một hệ thống tài chính - ngân hàng đủ mạnh, có kinh nghiệm trong việc điều chỉnh chính sách tài chính tiền tệ. Nhằm đổi mới bộ phận tài chính yếu kém, một quốc gia đang phát triển cần cải thiện hạ tầng tài chính, kênh thông tin, hoàn thiện khả năng thanh toán của hệ thống tài chính trong nước.

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập quốc tế và là quốc gia đi sau nên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của các nước láng giềng trong điều tiết tỷ giá và kiểm soát lạm phát nhằm điều chỉnh tỷ giá thực hiệu quả.

NHNN Việt Nam đã sử dụng các biện pháp như: điều chỉnh giảm lãi suất ngoại tệ, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng ngoại tệ và thúc đẩy tăng cung ngoại tệ giúp bình ổn thị trường. Sử dụng biện pháp cứng rắn, quyết liệt xử phạt các giao dịch mua bán ngoại tệ trái phép với sự phối hợp giữa Ngân hàng nhà nước và Bộ công an.

Tăng dự trữ ngoại hối thông qua việc mua ngoại tệ trên thị trường hối đoái khi nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Thông tin công khai và nhất quán trong điều hành tỷ giá vào 2 năm gần đây, giúp tạo niềm tin trong dân chúng và các nhà đầu tư trong, ngoài nước góp phần ổn định thị trường ngoại hối.

Một phần của tài liệu chính sách Kinh Tế Đối ngoại của Malaysia (Trang 25 - 27)