Giải pháp phát triển cho nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu chính sách Kinh Tế Đối ngoại của Malaysia (Trang 34 - 36)

I.Đối với nền kinh tế vĩ mô

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đức Kiên, năm 2013 cần xác định nút thắt để tác động vào nhằm có tác dụng lan tỏa đối với nền kinh tế của thế giới và Việt Nam, phải giải quyết được mối liên hệ giữa các tổ chức tín dụng, đáp ứng nguồn vốn cho doanh nghiệp, tạo mối liên hệ gắn kết cộng sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng, không thể ngân hàng nợ xấu rất lớn nhưng đòi hỏi doanh nghiệp có kết quả tài chính đẹp mới cho vay tiếp vì doanh nghiệp xấu cũng do chính sách nới lỏng tín dụng mà ra.

Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, trong cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng tốt hơn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. (Đặc biệt là Việt nam vẫn mở rộng được thị trường xuất khẩu nhanh hơn cả Trung Quốc - một nước mạnh về xuất khẩu và vẫn duy trì được ở nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Anh…)

Chia sẻ với những nhà quản lý, điều hành và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và giới doanh nhân Việt Nam trong quản trị, Chủ tịch tổ chức quốc tế về Nghiên cứu và Tư vấn xu thế toàn cầu Globalchange Ts Patrick Dixon cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là những người lãnh đạo sẽ phải làm gì và làm thế nào để nắm bắt xu thế toàn cầu, nhìn thấy trước những lợi thế trong hội nhập

kinh tế quốc tế và có năng lực thu hút một cách đáng kể các dự án công nghiệp tại Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia hay Malaysia. Việt Nam cần thúc đẩy sự phát triển của thị trường nội địa, như trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản hay lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nhất là dịch vụ và ngành công nghệ cao một cách hiệu quả.

Theo nhiều chuyên gia, về chính sách tài chính, do cơ chế tự động chính sách tài khóa sẽ trở nên mở rộng hơn trong bối cảnh nguồn thu bị thu hẹp và chi ngân sách vẫn không thay đổi do dự toán đã được duyệt. Vì vậy, chính sách tài khóa trong giai đoạn tới cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ thu chi và đảm bảo thâm hụt ngân sách nằm trong phạm vi được kiểm soát. Các cấp ngành hữu quan cần theo dõi sát hiệu quả của gói hỗ trợ sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 13/NQ - CP của Chính phủ và các Nghị quyết của QH nhằm đề xuất những giải pháp bổ sung trong trường hợp cần thiết.

Về chính sách tiền tệ, vấn đề trọng tâm là phải tiếp tục hạ được lãi suất, khai thông dòng vốn cho sản xuất và tiêu dùng. Lạm phát đang hạ là tiền đề khá thuận lợi để hạ lãi suất. Việc tín dụng tăng chậm hiện nay cũng là tiền đề thuận lợi để Ngân hàng Nhà nước loại bỏ các biện pháp điều hành lãi suất theo mệnh lệnh hành chính, tiến tới tự do hóa lãi suất và tập trung vào các biện pháp kiểm soát cung tiền theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, cũng cần phải có các biện pháp lành mạnh hóa tình hình tài chính trong khu vực ngân hàng, thúc đẩy quá trình cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng nhằm đảm bảo một mức lãi suất phù hợp nhất đổi với nền kinh tế trong từng thời kỳ. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng trước những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững trong các năm đầu của thế kỷ XXI, những dự báo và kiến nghị chính xác sẽ giúp Nhà nước đưa ra các quyết định, chính sách phát triển kinh tế giai đoạn 2013 – 2015. Đồng thời giới hoạch định chính sách và doanh nhân tiếp cận với tri thức quản trị hiện đại, tiếp nhận những bí quyết để thích ứng với sự bất ổn của nền kinh tế, tạo đà cho một sự phục hồi mạnh mẽ trong tương lai.

1. Đối với nền kinh tế vi mô( các doanh nghiệp sản xuất)

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 11 tháng qua, cả nước có hơn 62.700 doanh nghiệp được thành lập mới với tổng số vốn khoảng 403.000 tỷ đồng, giảm 10% về số lượng doanh nghiệp và 8,4% về vốn so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong thời gian này, cả nước có 48.700 doanh nghiệp dừng hoạt động; tập trung ở lĩnh vực bất động sản, thị trường chứng khoán, vận tải, dịch vụ lưu trú và ăn uống...

Hiện có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhưng những chính sách này vẫn chưa đến được với những doanh nghiệp thực sự khó khăn: “Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn gặp khó khăn khi mà họ không có tài sản thế chấp, như vậy, việc ra đời của quỹ bảo lãnh tín dụng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên, sự ra đời của quỹ từ năm 2001 đến nay cho thấy rất nhiều bất cập, như việc quy định quỹ ra đời ở địa phương thì các quỹ này hoạt động rất đơn điệu, rời rạc, chưa thực sự tạo được lợi thế mà chính sách đưa ra cũng như chưa giải quyết được vấn đề đó. Thứ 2, quỹ bảo lãnh tín dụng ở trung ương cũng đã giải quyết một phần nhưng quy mô bảo lãnh được cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất hạn chế”.

Theo tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, điểm nghẽn lớn nhất khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn chính là thủ tục cho vay rườm rà.

Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm nói: “Phần lớn các ngân hàng và các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì nợ quá hạn và nợ xấu gần như phổ biến. Mà đã nợ quá hạn, nợ xấu thì ngân hàng không cho vay. Vì vậy, làm thế nào để ngân hàng cơ cấu lại thủ tục để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp phải làm thế nào để đáp ứng yêu cầu. Hai bên phải đàm phán và thương lượng với nhau về cơ cấu lại một số điều kiện để tiến tới giải quyết được

thủ tục này và có giải quyết được thủ tục này thì doanh nghiệp mới tiếp cận được vốn và ngân hàng mới đưa vốn ra".

Để hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng, các cơ quan chức năng cần tập trung hoàn thiện và đảm bảo khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính, tạo bước đột phá để doanh nghiệp tiếp cận vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay; hỗ trợ đổi mới công nghệ, cung cấp thông tin và xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

• Nhà nước cần đổi mới quan điểm và phương thức hỗ trợ. a. Quan điểm hỗ trợ:

- Giair pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cần đặt trên cơ sở, quan điểm, mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế đất nước.

- Lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm thước đo.

- Hỗ trợ doanh nghiệp cần thiết thực và gắn với thực tế.

- Hỗ trợ doanh nghiệp nhằm phát huy tiềm năng từng vùng, từng ngành nghề.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hóa, ngày càng văn minh, hiện đại. b. Phương thức hỗ trợ:

- Kết hợp hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp, đặc biệt chú trọng các giải pháp: đơn giản hóa thủ tục hành chính, hỗ trợ thông qua chiến lược, chính sách, đồng thời với hỗ trợ trực tiếp thông qua cung cấp cơ sở hạ tầng, trợ cấp lãi suất, miễn giảm thuế, hỗ trợ đào tạo chủ doanh nghiệp, hỗ trợ cung cấp thông tin, công nghệ, thị trường trong và ngoài nước, khuyến khích các hình thức hỗ trợ mang tính cộng đồng, lien kết sản xuất giữa các doanh nghiệp bởi cơ cấu sản xuất nhiều tầng. Ngoài ra còn chú ý tới cách hỗ trợ bằng quy hoạch phát triển, tạo lập cơ sở hạ tầng, cơ sở kinh tế làm việc trong một số công việc đòi hỏi nhiều vốn như công nghệ cao, hỗ trợ các trung tâm tài chính trung gian như ngân hàng.. khuyến khích phát triển các công ty dịch vụ tư vấn, thay vì nàh nước phải đứng ra thành lập các cơ sở hỗ trợ thì chỉ cần hỗ trợ một phần cho các trung tâm này hoạt động.

- Tăng cường vai trò nhà nước trong việc hỗ trợ: ban hành bổ sung sửa đổi các chính sách liên quan đến doanh nghiệp, ban hành các luật riêng đối với doanh nghiệp, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý các doanh nghiệp, khuyến khích phát triển các tổ chức doanh nghiệp. Phát triển các chính sách, hoàn thiện các chính sách đầu tư, chính sách vốn, chính sách đất đai, chính sách thuế. Cần phải có các biện pháp thực hiện chính sách hỗ trợ như đào tạo đội ngũ các doanh nghiệp và công nhân, cung cấp thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu chính sách Kinh Tế Đối ngoại của Malaysia (Trang 34 - 36)