1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách kinh tế đôi ngoại hàn quốc

20 1.1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giầu nhất.

Thành viên nhóm • Vũ Đức Anh • Nguyễn Văn Chương • Đường Xuân Đức • Nguyễn Công Đức • Phạm Duy Hiệp (nhóm trưởng) • Nguyễn Khánh Hoàng • Vũ Văn Khởi • Lê Văn Sơn • Nguyễn Ngọc Quang • Vương Thanh Tùng Nhóm tác giả cũng xin chân thành cám ơn nhóm do bạn Nguyễn Thu Trang làm nhóm trưởng đã hỗ trợ chúng tôi hoàn thành tốt đề tài “Chính sách đầu tư quốc tếchính sách khoa học công nghệ của Hàn Quốc” Phụ lục I>Tổng quan về Hàn Quốc II>Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc qua từng thời kì 1. Thời kì 1960-1980 a)Mô hình và mục tiêu chính sách b) Các biện pháp chính sách cụ thể 2. Thời kì 1980-2000 a) Mô hình và mục tiêu chính sách b) Các biện pháp chính sách cụ thể 3. Thời kì 2000 đên nay a) Mô hình và mục tiêu chinh sách b) Các biện pháp chính sách cụ thể 4. Đánh giá thành công và hạn chế a) Thành công b) Hạn chế 5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam a) Về nhận đầu tư quốc tế b) Về mặt đầu tư ra nước ngoài III> Chính sách khoa học công nghệ của Hàn Quốc qua từng thời kì 1. Giai đoạn 1960-1980 a) Tình hình khoa học công nghệ b) Một số chính sách và biện pháp cụ thể 2. Giai đoạn 1980-2000 a) Tình hình khoa học công nghệ b) Một số chính sách và biện pháp cụ thể 3. Giai đoạn 2000 đến nay a) Tình hình khoa học công nghệ b) Một số chính sách và biện pháp cụ thể 4. Kết luận I> Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc - Tên nước: Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc (Republic of Korea) - Ngày quốc khánh: 15/8/1945 - Thủ đô: Seoul - Vị trí địa lý: Nằm ở phía Nam bán đảo Triều Tiên thuộc vùng Đông Bắc Á; phía Đông, phía Tây và phía Nam trông ra biển; phía Bắc giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên . - Diện tích: 100.210km2 - Khí hậu: Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông thì lạnh, khô và tuyết rơi nhiều, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, không phải dọc theo bờ biển phía nam. Khí hậu cũng khác nhau tại các vùng trên đất nước, với nhiệt độ trung bình từ 60 độ C đến 16 độ C. Nhiệt độ trung bình vào tháng Tám, tháng nóng nhất trong năm là từ 19 độC đến 27 độC, trong khi đó nhiệt độ vào tháng Giêng, tháng lạnh nhất trong năm từ -8 độC đến 7 độ C. - Dân số: 50.004.441(con số ước lượng đến 2012) - Dân tộc: Chỉ có một dân tộc là dân tộc Hàn (Triều Tiên). - Hành chính: Hàn Quốc bao gồm thủ đô Seoul, 6 thành phố lớn (thành phố trực thuộc trung ương) và 9 tỉnh - Đơn vị tiền tệ: Won (W) - Tôn giáo: Đạo Cơ Đốc 49%, đạo Phật 47%, đạo Khổng 3%, các tôn giáo khác: 1% - Ngôn ngữ: Tiếng Triều Tiên. Tiếng Anh được giảng dạy trong các trường học. Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giầu nhất. - Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. • Quy mô GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Dự báo: Hàn Quốc sẽ trở thành nước giầu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD [1] và 2050rở thành nước giầu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD • . Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. • tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm  Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc như là "Huyền thoại sông Hàn", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Trong những năm 1970 đến 1980, Kinh tế Hàn Quốc tập trung vào ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô. - POSCO, một công ty sản xuất thép, được thành lập với sự hỗ trợ của chính phủ, là một xương sống đầu tiên cho nền kinh tế Hàn Quốc trong những năm tiếp theo. Ngày nay, POSCO là nhà sản xuất thép đứng thứ 3 trên thế giới. - Các công ty hoạt động đa quốc gia như Hyundai Heavy Industries và Samsung Heavy Industries luôn thống trị thị trường đóng tầu toàn cầu. - Ngành sản xuất ô tô cũng phát triển một cách nhanh chóng, đang cố gắng để trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới, điển hình là Hyundai Kia Automotive Group, đưa Hàn Quốc thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô. Năm 1996, Hàn Quốc trở thành thành viên của OECD, một mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước. Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ đã tăng nhanh, chiếm khoảng 70% GDP. [3] Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của nhân dân được nâng cao rất nhanh trở nên ngang bằng thậm chí cao hơn các quốc gia phát triển khác ở châu Âu và các nước Bắc Mỹ. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,912 vào năm 2006. Hiện nay, thu nhập và tài sản của Hàn Quốc đang tăng một phần là do sự đầu tư và xuất khẩu công nghệ cao sang các nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam, và Indonesia. Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng là một nước có số giờ làm việc cao nhất thế giới. Vốn là một nước nghèo tài nguyên, thị trường trong nước hẹp, tích lũy trong nước ít, nhưng Hàn Quốc đã thực hiện thành công công nghiệp hóa, trở thành một nước công nghiệp phát triển mới (NICS). Trong giai đoạn 1962- 1992, Hàn Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9%. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc chỉ đạt 2,5% và năm 2009 tiếp tục sụp giảm là 0,2% . Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoàn thiện hệ thống tài chính tiền tệ, tạo việc làm mới, hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp . Nhờ vậy, trong sáu tháng đầu năm 2010, kinh tế Hàn Quốc đã đạt mức tăng trưởng 7,1%, kim ngạch xuất khẩu tăng cao (đạt 222,4 tỷ USD, tăng 35% so với năm 2009 và là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay). Cùng với sự phục hồi kinh tế, thị trường việc làm ở Hàn Quốc cũng cải thiện đáng kể. Số người có việc làm cũng đã đạt mức cao nhất trong vòng 56 tháng qua, đẩy tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức 3% (đây là mức thấp nhất trong số 30 quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển - OECD). * Về Công nghiệp: Tổng giá trị các sản phẩm công nghiệp chiếm 39,4% GDP và thu hút 25,1% lực lượng lao động. - Sản phẩm công nghiệp chính: Hàng điện tử, ôtô, tàu thủy chở hàng, ximăng, sắt-thép, phân bón, hóa chất, hàng dệt, hàng may mặc, giày dép, thực phẩm . * Về Nông nghiệp: Tổng giá trị các sản phẩm nông nghiệp chiếm 3% GDP và thu hút 7,2% lực lượng lao động. - Sản phẩm nông nghiệp chính: Khoai tây, khoai lang, đại mạch, lúa, bắp cải, hành, tỏi . * Về dịch vụ: Tổng giá trị lĩnh vực dịch vụ, du lịch chiếm 57,6% GDP và thu hút 67,7% lực lượng lao động. * Xuất khẩu: 373,6 tỷ USD (năm 2009) - Các mặt hàng xuất khẩu chính: Máy móc, ôtô, thép, hàng điện tử cao cấp, tàu thủy, hàng dệt, hàng may mặc, thực phẩm và hải sản. - Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu: Trung Quốc (22,1%), Mỹ (12,4%), Nhật Bản (7,1%), Hongkong (Trung Quốc) (5,0%). * Nhập khẩu: 317,5 tỷ USD (2009). - Các mặt hàng nhập khẩu chính: Các sản phẩm công nghiệp nặng, dầu mỏ, hóa chất hữu cơ, ngũ cốc, plastic. - Các bạn hàng nhập khẩu chủ yếu: Nhật Bản (15,8%), Trung Quốc (17,7%), Mỹ (10,5%), Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (5,9%). Cơ quan Thống kê Quốc gia Hàn Quốc ngày 17/1/2012 vừa công bố số liệu tổng thu nhập quốc nội (GDP) của nước này trên 900 tỷ USD. Về giá trị thương mại, năm 2010 Hàn Quốc đạt 891,6 tỷ USD. thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc là 20.759 USD/năm. Năm 2012: kinh tế của xứ sở kim chi trong ba tháng cuối năm 2012 tăng trưởng 0,4%, nhờ đồng won mạnh lên đã giúp thúc đẩy tiêu dùng tư nhân. Theo BoK, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc trong quý 4/2012 tuy tăng cao hơn mức tăng 0,1% đã được điều chỉnh trong quý 3/2012, nhưng vẫn thấp hơn dự báo tăng 0,8% của ngân hàng đưa ra hồi tháng 10/2012. Trong bối cảnh đồng won mạnh lên, kim ngạch xuất khẩu - chiếm gần 50% GDP của nước này - giảm 1,2% trong quý vừa qua so với quý 3/2012, do xuất khẩu máy móc và tàu thuyền sụt giảm. Nhập khẩu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng giảm lần lượt 1,1% và 2,8% bởi giá cả hàng hóa tăng cao và nhu cầu về các thiết bị bán dẫn yếu đi. Trong khi đó, tiêu dùng tư nhân tăng 0,8%, giúp bù đắp cho sự giảm sút trong các lĩnh vực như xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư. Đồng won tăng giá so với đồng USD đã làm tăng sức mua sắm người tiêu dùng trong nước, dẫn đến chi tiêu tiêu dùng tăng lên. Năm 2012, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này chỉ tăng 2% so với năm 2011, mức thấp nhất trong vòng ba năm qua, do kinh tế toàn cầu suy giảm ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhu cầu nội địa. Chi tiêu tiêu dùng tăng 1,8%. Theo Bộ Tài chính Hàn Quốc, đồng won tăng 7,58% so với đồng USD trong năm 2012, do chương trình nới lỏng định lượng của các ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế lớn và các nền tảng tương đối vững của đất nước. Năm 2013:Trước đó, BoK đã hạ dự báo kinh tế Hàn Quốc trong năm 2013 xuống 2,8%, so với dự báo tăng 3,2% đưa ra hồi tháng 10/2012, do tình hình bất ổn bên ngoài. Chính phủ của bà Park Geun-hye, người sẽ nhậm chức tổng thống vào tháng tới, dự kiến chi khoảng 70% tổng chi tiêu ngân sách cả năm 2013 của chính phủ trong sáu tháng đầu năm nay để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế./. II> Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc qua từng thời kì 1. Thời kì 1960-1980 a) Mô hình và mục tiêu chính sách: trong giai đoạn này là HQ thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng cường nguồn vốn để phát triển các công ty và nền sản xuất trong nước. b) Các biện pháp chính sách cụ thể: • Năm 1960, chính phủ Hàn Quốc ban hành luật khuyến khích đầu tư nước ngoài đến tháng 7 năm 1962 luất đặc biệt khuyến khích vốn đầu tư dài hạn bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên Hàn Quốc mới chỉ khuyến khích đầu tư nước ngoài vào một số ngành, lĩnh vực nhất định như : công nghiệp đóng tàu, hóa dầu, ô tô,… và bạn chế đầu tư nước ngoài vào nhiều lĩnh vực trong đó chủ yếu là dịch vụ như: viến thông, ngân hàng tài chính, truyền hình,… Ngoài ra chính phủ cũng chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được góp vốn dưới 50% trong các công ty liên doanh. • Chính phủ HQ đã thực hiện hàng loạt các cải cách trong bộ máy nhà nước,nâng cao chất lượng làm việc của chính phủ; nỗ lực xếp và cải tổ lại cơ cấu tổ chức, cách thức làm việc theo hướng giảm bớt các thủ tục hành chính rờm rà, phù hợp với nguyên tắc quốc tế, hơn là việc cắt giảm nhân sự; đồng thời, phải chú trọng cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. • Để có thể đẩy mạnh phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa, Luật ngân hàng HQ đã có hiệu lực. Năm 1967, để khuyến khích xuất khẩu và khuyến khích ngân hàng nước ngoài đầu tư vào vào HQ, chính phủ đã cho phép thành lập ngân hàng ngoại hối và ngân hàng xuất nhập khẩu. Ngân hàng trở thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế, năm 1960 tín dụng ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế là 30% đến thập niên 90 con số này tăng lên đến 60%. Hơn nữa, HQ đã tự do hóa hệ thống tài chính của mình, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận được với các nguồn vốn dễ dàng hơn. • Hàn Quốc còn cho phép khu vực tư nhân tham gia thu hút đầu tư nước ngoài. Với những doanh nghiệp có tiềm năng nhưng thiếu vốn liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài hay những dự án liên kết được dự báo có hiệu quả cao nhưng thiếu vốn sẽ được nhà nước hỗ trợ vốn để đảm bảo khả năng thực hiện. • Vào đầu những năm 1970, chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của HQ nhằm có được những kỹ thuật tiên tiến phục vụ sự chuyển đổi cơ cấu công nghiệp từ các ngành sử dụng nhiều lao động sang các ngành tập trung vốn và công nghệ. Bên cạnh đó, chính phủ còn thực hiện sửa đổi một số điểm quan trong luật khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm đáp ứng những đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa và đầu những năm 1980. Từ đó FDI vào Hàn Quốc tăng rất nhanh. 2. Thời kì 1980-2000 a) Mô hình và mục tiêu chính sách: kết hợp khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ đầu từ nước ngoài. b) Các biện pháp chính sách cụ thể • Tiếp tục thực hiện các biện pháp thu hút vốn FDI • Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài đã được thông qua vào ngày 2/9/1998 và có hiệu lưc vào ngày 17/11/1998. Đạo luật này nhằm tạo môi trường đầu tư nước ngoài hấp dẫn hơn với các tiện ích như : các ưu đãi thuế, tiền thuê nhà máy rẻ hơn, quy trình – thủ tục hành chính đơn giản, các dịch vụ hỗ trợ, cũng như đào tạo nhân lực… đối với các nhà đầu tư công nghệ cao , thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tăng từ 8 năm lên 10 năm. Chính quyền địa phương cũng được phép tự quy định mức ưu đãi giảm / miễn thuế từ 8 – 15 năm và được phép lập và điều hành các Khu công nghiệp đầu tư nước ngoài để thu hút đầu tư FDI. Các thủ tục hành chính rờm rà , trước kia từng làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, nay được xóa bỏ, hoặc đơn giản hóa. • Chính phủ đã thực hiện chính sách mở cửa cho đầu tư nước ngoài đối với hầu hết lĩnh vực của thị trường trong nước. Chỉ còn 21 lĩnh vực trong tổng số 195 lĩnh vực kinh tế vẫn còn đóng cửa, 7 lĩnh vực trong số đó chỉ bị đóng cửa một phần. Như vậy, chính phủ đã tự do hóa trên 98% nền kinh tế , 2% còn lại là các lĩnh vực thuộc an ninh quốc gia, tài sản văn hóa hoặc công việc làm ăn của các nông dân nhỏ lẻ. • Năm 1978 Ngân hàng Hàn Quốc thành lập theo pháp luật về việc phê duyệt các hoạt động đầu tư nước ngoài. Công ty đầu tư phải được sự chấp nhận trước của kế hoạch kinh doanh của họ. Trong giai đoạn 1980 – 1985, chính phủ HQ tự do hóa các luật liên quan đến việc ra nước ngoài FDI. Nhiều điều kiện hạn chế để FDI ra nước ngoài được nới lỏng. Từ năm 1986 , nền kinh tế HQ đã thặng dư thương mại và do đó FDI ra nước ngoài được khuyến khích tích cực hơn. Chính phủ HQ đã nới lỏng hầu hết các quy định liên quan đến FDI ra nước ngoài bao gồm cả mức trần đầu tư cho các nhà đầu tư. • Từ năm 1991 đến 2000, chính phủ đã mở rộng vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các công ty HQ đầu tư ra nước ngoài thông qua việc cung cấp thông tin về thị trường đầu tư, đặc biệt với những nước mà HQ chưa có quan hệ ngoại giao. • Trong việc cải cách hành chính , để tạo ra sự thuận lợi, nhanh chóng, tránh làm lỡ mất các cơ hội đầu tư của các công ty chính phủ đã ủy quyền phê chuẩn cấp giấy phép đầu tư cho ngân hàng HQ đối với những dự án có quy mô vốn từ 100.000 USD trở xuống, còn những dự án trên mức đó thì vẫn do chính phủ xem xét và phê duyệt. • Để đưa ra được những chính sách thích hợp với nhu cầu thực tế của các công ty, chính phủ HQ đã thành lập các ủy ban hợp tác đầu tư song phương và hiệp hội các nhà đầu tư HQ nhằm hỗ trợ tích cực hơn cho các công ty HQ đầu tư ra nước ngoài bằng cách hàng năm tổ chức các diễn đàn gặp mặt giữa ủy ban hiệp hội các nhà đầu tư, nhằm đánh giá và nắm bắt những vướng mắc , khó khăn của các nhà đầu tư ở thị trường nước ngoài để có các biện pháp khắc phục, giải quyết kịp thời. 3. Thời kì 2000 đến nay a) Mô hình và mục tiêu chính sách: khuyến khích, chú trọng vào đầu tư ra nước ngoàichính đem lại một kết quả cao giúp phát triển nền kinh tế trong nhà nước. b) Các biện pháp chính sách cụ thể: • Nhà nước hỗ trợ vốn cho các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài. . Hàn Quốc Phụ lục I>Tổng quan về Hàn Quốc II> ;Chính sách đầu tư quốc tế của Hàn Quốc qua từng thời kì 1. Thời kì 1960-1980 a)Mô hình và mục tiêu chính. nghệ b) Một số chính sách và biện pháp cụ thể 4. Kết luận I> Tổng quan về nền kinh tế Hàn Quốc - Tên nước: Đại Hàn Dân Quốc, gọi tắt là Hàn Quốc (Republic

Ngày đăng: 08/08/2013, 19:43

Xem thêm: Chính sách kinh tế đôi ngoại hàn quốc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w