HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠINGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – CHI NHÁNH SÀI GÒN– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
ĐỀ TÀI:
HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – CHI NHÁNH SÀI GÒN
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ HẢI HẰNG NHÓM SV THỰC HIỆN:
TRẦN THỊ NGỌC
TÔ THIÊN KIM
Tp Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2011
Trang 2BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CHUYÊN ĐỀ:
HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – CHI NHÁNH SÀI GÒN
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ HẢI HẰNG NHÓM SV THỰC HIỆN:
TRẦN THỊ NGỌC
TÔ THIÊN KIM
Tp Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2011
Trang 3LỜI CAM ĐOANChúng em xin cam đoan đề tài nghiên cứu là kết quả của quá trình học tập, nghiêncứu thực tế, nội dung tự làm, không sao chép Các số liệu trong báo cáo là trung thực vàđược trích dẫn từ nguồn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Sài Gòn.
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆNTRẦN THỊ NGỌC
TÔ THIÊN KIM
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với công cuộc đổi mới và phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước thìngành ngân hàng cũng không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng của mình để hoà chungvới nhịp độ phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật
Từ khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) - nền kinh tếnăng động và đầy cạnh tranh, để có thể hội nhập và đứng vững trên thị trường tài chính –tiền tệ thì các ngân hàng thương mại phải không ngừng tự hoàn thiện và làm mới phù hợpvới quy luật phát triển chung Mở rộng dịch vụ ngân hàng là một trong những nội dung cơbản trong quá trình thực hiện đề án cơ cấu lại một cách toàn diện và nâng cao năng lựccạnh tranh của các ngân hàng
Các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đã và đang phát triển nhiều hìnhthức huy động cũng như cho vay: mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch
vụ thẻ; mở rộng mạng lưới, tập trung tại các thành phố lớn và khu công nghiệp; mở rộngcho vay tiêu dùng Bên cạnh đó, cũng từng bước đổi thay và ứng dụng công nghệ tiên tiếncủa ngân hàng, nhằm làm cho hoạt động của mình ngày càng đa dạng hoá về các loại hìnhkinh doanh dịch vụ, tăng cường vai trò cạnh tranh để thu hút khách hàng, giảm đến mứcthấp nhất những rủi ro trong hoạt động kinh doanh và thu được lợi nhuận cao nhất
Từ thực tế đó cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty,doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cánhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết Tuy nhiên vẫn mới chủ yếu ở các lĩnhvực truyền thống mà chưa chú ý đến mảng cho vay tiêu dùng, trong khi trên thế giới chovay tiêu dùng đã rất phát triển và trở thành một nguồn thu chính cho ngân hàng Sự pháttriển của kinh tế tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng của người dân, do vậy nhu cầu chi tiêucũng ngày càng tăng, không những sử dụng khoản tài chính của mình mà họ còn có nhucầu vay để tài trợ cho tiêu dùng Có thể nói, cho vay tiêu dùng là một trong những giảipháp giúp kích cầu tiêu dùng nội địa, khi nhu cầu cuộc sống ngày càng được nâng cao thìcuộc cạnh tranh cho vay tiêu dùng giữa các công ty tài chính và các ngân hàng sẽ nónglên
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) - Chi nhánh Sài Gòn đã đạt đượckết quả khả quan, thu nhập từ cho vay tiêu dùng ngày càng tăng lên, càng trở thành khoảnmục mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng Do vậy ngân hàng hiện nay đã và đang ngàycàng chú trọng hơn nữa đến cho vay tiêu dùng Có thể nói đây là mục tiêu hàng đầu củangân hàng trong thời gian tới Tuy nhiên để có thể đảm bảo khoản thu nhập từ cho vaytiêu dùng thì ngân hàng càng phải nâng cao chất lượng từ hoạt động cho vay tiêu dùng củamình
Trang 5CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI
Trang 6DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các bước trong quá trình phân tích tín dụng tiêu dùng 34
Bảng 1.3: Mức cho vay tối đa theo điểm số của Ngân hàng Mỹ 36
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn theo loại hình cho vay của ACB 47Bảng 2.4: Bảng phân tích số liệu sử dụng vốn theo ngành nghề kinh doanh của ACB 48Bảng 2.5: Bảng số liệu phân tích sử dụng vốn theo nhóm của ACB 50Bảng 2.6: Tăng trưởng lợi nhuận của ACB qua các năm 51Bảng 2.7: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA 52Bảng 2.8: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 54
Bảng 2.14: tình hình cho vay KHCN trên nguồn vốn huy động 70Bảng 2.15: tình hình cho vay theo loại hình cho vay KHCN CN Sài Gòn 72Bảng 2.16: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng so với các loại hình khác 75
Bảng 2.18: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng dư nợ cho vay của chi
Trang 7DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức của ACB – Chi nhánh Sài Gòn 59
Trang 8DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Bảng số liệu phân tích sử dụng vốn theo nhóm của ACB 50Biểu đồ 2.2: Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA 52Biểu đồ 2.3: Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 54
Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay KHCN so với dư nợ cho vay các tổ chức khác 64Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn Chi Nhánh Sài Gòn qua các năm 65Biểu đồ 2.7: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng so với cho vay khác 75Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay qua các năm 78Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng dư nợ CN 79Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng tài sản 80
Trang 9MỤC LỤC
2.1 Những thành tựu và giải pháp đã được giải quyết trong và ngoài nước 2
2 Những vấn đề còn tồn tại và cần tiếp tục nghiên cứu 5
4.1 Phương pháp thu thập thông tin - số liệu 8 4.2 Phương pháp xử lý thông tin số liệu 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1.3 Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay 16
1.1.3.1 Mục tiêu và nội dung thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay 16
1.1.3.3 Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay 16
1.1.4 Phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng 18
1.1.4.3 Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro 18
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển cho vay tiêu dùng 21 1.2.2 Khái niệm, đặc điểm và đối tượng cho vay tiêu dùng 23
Trang 101.2.2.3 Đối tượng 24
1.2.3.1 Xét trên phương diện người tiêu dùng 24
1.2.4 Các hình thức cho vay tiêu dùng 25
1.2.7 Khái niệm và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân 29
1.2.7.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng 30 1.2.7.3 Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM 33
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) VÀ CHI
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Á Châu (ACB) 38
2.1.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Á châu (ACB) 38
2.1.1.3 Thị phần và khả năng cạnh tranh của ACB 40
2.1.1.6 Các dự án phát triển hoạt động kinh doanh đang thực hiện 43 2.1.1.7 Vị thế hiện tại và mục tiêu nhắm đến của ACB đến 2010-2015 44 2.1.1.8 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB những năm gần đây 45
2.1.2.4 Những thuận lợi và hạn chế của hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng
2.1.2.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB – CN Sài Gòn 62
2.2 Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng và nhu cầu cho vay tiêu dùng hiện nay
2.3 Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Sài
Trang 112.3.3 Phân tích thực trạng và đánh hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) – chi nhánh Sài Gòn 70
2.3.3.1 Thực trạng cho vay tiêu dùng cá nhân tại ACB – CN Sài Gòn: 70 2.3.3.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) – chi nhánh Sài Gòn 80 2.3.3.3.Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân 82 2.3.3.4 Phân tích và đánh giá các sản phẩm cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB) – chi nhánh Sài Gòn 82
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) – CHI
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi
3.1.2 Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng 90
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại
3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, các chính sách khách hàng 90 3.2.2 Cắt giảm bớt chi phí, đa dạng hoá đồng thời hoàn thiện các sản phẩm vay 92
3.2.3 Gắn việc nâng cao hiệu quả chất lượng đi đôi với mở rộng, giao tiếp, khuếch
3.2.5 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và nâng cao chất lượng phục vụ đội ngũ
3.2.7 Xây dựng mối quan hệ tốt với chủ đầu tư dự án, chủ những doanh nghiệp
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 TS Nguyễn Minh Kiều: “ Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng”, NXB Tài chính, 2006
2 TS Lê Vinh Danh: “Tiền và hoạt động ngân hàng”, NXB Giao thông Vận tải, 2010
3 “Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp Thương mại”, trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, NXB Tp Hồ Chí Minh
4 Tài liệu bài giảng: Tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng, ThS Đặng Thị Quỳnh Anh, 2011
5 “Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Hướng dẫn quản
lý chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả” , NXB Tài chính, 2010
6 “Tài chính doanh nghiệp căn bản”, NXB Thống Kê, 2009
7 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu: “Cẩm nang các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân 2010” (Lưu hành nội bộ)
8 Báo cáo thường niên, bản cáo bạch, ấn phẩm kỷ niệm 15 năm thành lập Ngân hàngThương mại Cổ phần Á Châu
9 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN Về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
10 Các trang web tham khảo:
Trang 131 Lý do chọn đề tài:
Kinh doanh có hiệu quả và từng bước phát triển ngành ngân hàng là mục tiêu củamỗi ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình Cho vay là hoạt động cơ bản củacác NHTM Tuy nhiên, từ xưa tới nay, các ngân hàng mới chỉ quan tâm đến cho vay cácdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa mà chưa thực sự chú ý tới nhu cầu vay tiêudùng của người dân
Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn liềnvới nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền như nhà, xe, đồ gỗ sang trọng, nhu cầu du lịch…đối với lực lượng kỹ thuật rộng lớn Nếu lập một bảng thống kê những nhu cầu của mộtđời người thì đó là một con số vô hạn, đó là những nhu cầu từ đơn giản như được ăn, mặc,học hành đến những nhu cầu phức tạp hơn như du lịch, vui chơi giải trí, nhu cầu được tộntrọng… Tuy nhiên, để nhu cầu được đáp ứng đúng lúc, đúng thời điểm không phải lúc nàocũng dễ dàng thực hiện được bởi nó còn phụ thuộc vào một nhân tố rất quan trọng, đó làkhả năng thanh toán Thực tế có hai cách giải quyết:
Cách thứ nhất là mua bán chịu: cách này chỉ có lợi đối với người mua, còn bất lợiđối với người bán Người mua sẽ được sử dụng hàng hóa trước khi có đủ số tiền cần thiết,nhưng người bán sẽ thu hồi vốn chậm hoặc thậm chí bị người mua quỵt tiền Khi cần tiền
để nhập hàng hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh thì đến lượt người bán dễ rơi vào tìnhtrạng thiếu phương tiện thanh toán Vì vậy, cách mua bán chịu không phổ biến và khả thi,lại gặp nhiều rủi ro
Cách thứ hai là người mua đi vay tiền, họ sẽ cảm giác là đã đủ phương tiện thanhtoán Cách này vừa thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và nhà sản xuất cũng bán đượchàng Như vậy là cần đến một tổ chức thức ba hỗ trợ cả người mua và người bán để họluôn luôn có phương tiện thanh toán đối với các nhu cầu của họ Không một tổ chức nàođảm nhiệm được vị trí này tốt bằng các trung gian tài chính, mà quan trọng nhất là cácNHTM Ngân hàng cho vay tiêu dùng một mặt tăng thu nhập cho bản thân ngân hàng, mặtkhác tạo ra uy tín cho ngân hàng
Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi mỗi ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàngnói chung phải đa dạng hoá các nghiệp vụ vì nó góp phần quan trọng trong chiến lượcphát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy cho việc thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ,tạo ra công ăn việc làm cho đại bộ phận dân cư trong nền kinh tế của đất nước, tạo thunhập cao hơn và nâng cao đời sống cho dân chúng Về phía ngân hàng, hoạt động này sẽgiúp họ nhận thức được phần lớn số vốn từ phía dân cư, không chỉ ở tầng lớp có thu nhậpcao mà còn ở bộ phận dân cư có thu nhập thấp, tạo cơ hội cho khách hàng có được tiện íchtiêu dùng trước khi có đủ điều kiện tích luỹ tiền để sở hữu chúng
Thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay đang ở bước đầu về phát triển,nhưng phải khẳng định đây là một thị trường rất nhiều tiềm năng Hầu hết các ngân hàngthấy được lợi ích từ việc cho vay tiêu dùng nên đều triển khai mạnh các dịch vụ này Rầm
rộ nhất, phải kể tới các NHTMCP như: Đông Á, Sacombank, Eximbank, VP Bank,Phương Nam đều vào cuộc với các chương trình khá phong phú như: cho vay mua xe,mua đất, mua nhà trả góp, xây dựng và sửa chữa nhà
Tại NHTMCP Á châu ACB, thời gian nhân viên tín dụng của ngân hàng duyệt hồ
sơ vay tiêu dùng hiện nay đã tăng từ 3 ngày mỗi tuần lên đến 7 ngày trong tuần mới có thểduyệt hết số lượng hồ sơ vay của KHCN Trong tổng số 3700 tỷ đồng mà ACB cho cánhân vay, số tiền cho vay tiêu dùng chiếm đến 20 - 25%
Qua thời gian học tập, rèn luyện tại trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại và đượctiếp cận với thực tiễn sinh động của hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Á châu – Chi
Trang 14nhánh Sài Gòn Nhóm chúng em nhận thấy rằng, việc tìm hiểu và phân tích hiệu quả hoạtđộng tín dụng trong lĩnh vực tiêu dùng là hết sức cần thiết Xuất phát từ những lý do trên,chúng em đã chọn đề tài: “Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại NHTMCP Á ChâuACB – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp”.
Để hoàn thành được bài nghiên cứu khoa học này, ngoài sự nỗ lực của nhóm,chúng em xin chân thành cám ơn hướng dẫn tận tình của ThS Nguyễn Thị Hải Hằng –người đã đóng góp ý kiến, định hướng nghiên cứu cho chúng em nghiên cứu đề tài này.Thông qua đó chúng em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo NHTMCP
Á châu (ACB) – CN Sài Gòn, các Anh (Chị) cán bộ nhân viên đã giúp đỡ nhiệt tình và tạođiều kiện thuận lợi cũng như đóng góp ý kiến, điều chỉnh những thiếu sót cho đề tài
Đề tài được tập trung nghiên cứu và cố gắng đạt được những mục đích đề ra song
do những hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏinhững thiếu sót, khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy Cô đểchuyên đề được hoàn thiện hơn
2 Lịch sử của đề tài
2.1 Những thành tựu và giải pháp đã được giải quyết trong và ngoài nước
2.1.1 Thành tựu và giải pháp trong nước:
2.1.1.1 Thành tựu trong nước:
Thứ nhất: Một số NHTM đã thực hiện tách các chức năng quan hệ khách hàng,thẩm định rủi ro, quyết định tín dụng, quản lý nợ
Thứ hai: Theo Quyết định (QĐ) 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống
đốc NHNN về việc ban hành Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử
lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD và Quyết định số NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều củaQuyết định 493, nợ của các NHTM được chia thành 5 nhóm: với nợ từ loại 3 đến 5 là nợxấu; còn nợ nhóm 1, 2 - nợ thông thường
Thứ ba: Nếu như trước đây khách hàng phải tìm đến ngân hàng cầu cạnh vay tiền,thì nay ngân hàng quốc doanh lẫn ngân hàng TMCP không những len vào những khoảngtrống mà hệ thống ngân hàng trước đây chưa phủ sóng đến mà còn chạy đua tìm kháchhàng để tài trợ vốn Các ngân hàng nội địa đang tăng tốc chạy đua tìm kiếm khách hàng.Các ngân hàng đã cải tiến thủ tục, nhanh chóng thẩm định dự án một cách chính xác gópphần đẩy lùi tình trạng cò tín dụng
Trang 15Thứ tư: Các ngân hàng đã đầu tư hệ thống công nghệ, tập trung dữ liệu khách hàngcủa các chi nhánh, giúp cấp quản lý có thể kiểm soát được quá trình thẩm định tìm ranhững khách hàng tiềm năng Ví dụ như hệ thống chương trình giải pháp ngân hàng toàndiện TCBS (The Complete Banking Solution) đang được ACB áp dụng công nghệ của cácnước phát triển đang sử dụng hiện nay như Mỹ, Italia…
Thứ năm: Với những khách hàng vay vốn có uy tín các ngân hàng áp dụng chế độ
ưu đãi hơn Ngoài ra, ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng phù hợp, đa dạng hoá các loạihình cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng chứ không nhất thiết phải lệ thuộcvào tài sản đảm bảo Chính vì vậy mà các ngân hàng đã chạy đua trong việc tìm kiếmkhách hàng tiềm năng đặc biệt là khách hàng cá nhân Trên thị trường tín dụng đã và đang
nở rộ các chương trình khuyến mại rầm rộ dành cho các khách hàng, đặc biệt là kháchhàng cá nhân như chương trình cho vay tiêu dùng bằng tín chấp (không cần tài sản đảmbảo và bảo lãnh của bên thứ 3) được áp dụng phổ biến tại ngân hàng ACB Các chươngtrình tặng quà, quay số bốc thăm trúng thưởng khi khách hàng gửi tiền với giá trị lớn tạicác ngân hàng NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) sử dụng chiêu đánh vào tâm
lý khách hàng không chỉ là khách hàng nam mà còn là khách hàng nữ vì họ chính lànhững người nắm giữ và chi tiêu tài chính trong gia đình Cụ thể, họ mở ra một vài chinhánh chuyên phục vụ cho nữ như chi nhánh 8/3, phát hành thẻ ghi nợ giành riêng chotừng lứa tuổi, tổ chức cuộc thi nấu ăn cho phụ nữ 8/3… Sacombank không những cungứng vốn cho khách hàng mà còn giúp khách hàng sử dụng vốn hiệu quả hơn Không chỉdứng lại ở đó, các ngân hàng lớn còn cung cấp cho khách hàng cá nhân nhiều dịch vụ rấttiện ích khi khách hàng đến vay tiêu dùng như: vay tiêu dùng thế chấp bằng sổ tiết kiệm,bất động sản, từ tài sản hình thành nợ vay, giấy tờ có giá, chứng khoán, tín chấp, bảo lãnhcủa bên thứ 3…
Thứ sáu: Với cho vay tiêu dùng cá nhân, nhiều ngân hàng đã nâng mức hạn mức từvài chục triệu lên vài trăm triệu, như ACB gần đây đã nâng mức cho vay đến 500 triệuđồng/ người Trong khi đó thì mức lương tối thiểu để xét cho vay lại hạ xuống, chỉ cần từ
2.1.1.2 Giải pháp trong nước:
Tuy ngân hàng đã cải tiến và có nhiều thành tựu nổi bật nhưng vẫn không tránhkhỏi khuyết điểm Vì vậy với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảotăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mựcquốc tế thì một số giải pháp đã được giải quyết trong nước như:
Thứ nhất: Việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng trong những năm qua đã đượccác ngân hàng đầu tư kỹ lưỡng hơn như mở các lớp học đào tạo nghiệp vụ cho các nhânviên đang học việc Đồng thời mở các lớp học ngắn hạn về quản lý, giới thiệu sản phẩm,dịch vụ mới và các quy định, công văn…dành cho cán bộ công nhân viên của ngân hàng.Tuy nhiên việc học tập lý thuyết luôn phải gắn liền với thực tiễn công việc Ví dụ tại ACBđịnh kỳ hàng năm ngân hàng đều tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ, kỹ năng cho các nhânviên trong ngân hàng nhằm nâng cao ý thức công việc, khả năng tiếp cận các thông tinkinh tế - chính trị - xã hội Bên cạnh đó, một số các ngân hàng nhỏ, mới thành lập vẫn
Trang 16chưa dành nhiều thời gian hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyênmôn nghiệp vụ Nếu không chú trọng thì về lâu về dài thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Ngoài ra, trong thời buổi kinh tế khó khăn, cạnh tranhgay gắt thì các ngân hàng cần phải chú trọng đến các mảng khác như: marketing, kỹ năngbán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh…Đây cũng chính là ưu thế và đặctrưng riêng để cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Thứ hai: Chú trọng nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng Tổ chứclưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ,xây dựng hệ thống cung cấp chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng…dựa trên việc
sử dụng các phần mềm tin học Hiện nay tại một số ngân hàng quy mô lớn như: ACB,Sacombank, BIDV, ANZ, HSBC…thì việc áp dụng các phần mềm tin học vào quá trìnhkinh doanh là 100% Nhưng bên cạnh đó một số ngân hàng nhỏ, do mới thành lập, vốnchủ sở hữu nhỏ nên việc đầu tư lắp đặt các phần mềm vào toàn hệ thống ngân hàng là điềuchưa thể Chính vì vậy, để nâng cao công tác quản lý, kinh doanh hiệu quả, giảm thiểuthời gian chờ đợi của khách hàng khi đến giao dịch thì các ngân hàng nên tìm ra giải phápnhằm nhanh chóng áp dụng hệ thống phần mềm tin học vào toàn bộ hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng như: phát hành trái phiếu, tín phiếu ra công chúng, vay NHTW, vay các tốchức kinh tế hay vay trên thị trường liên ngân hàng…
Thứ ba: Cải cách bộ máy tín dụng hoạt động theo thông lệ quốc tế về quản trị rủi
ro tín dụng Tách các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập,quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn,đảm bảo tính độc lập, khách quan Thực hiện sự giám sát và kiểm soát chặt chẽ, thườngxuyên của cán bộ các cấp liên quan tới cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra và giám sát tíndụng độc lập
Thứ tư: Hiện nay, trong thời buổi kinh tế lạm phát, việc cạnh tranh giữa các ngânhàng ngày càng khốc liệt Các ngân hàng không chỉ ngồi chờ khách hàng đến mà họ lạichủ động tìm kiếm khách hàng, tạo mối liên hệ với khách hàng bằng mọi cách như: giớithiệu qua trang web của ngân hàng, gọi điện cho khách hàng, gửi thư mời đến các kháchhàng tiềm năng, đến tận nhà khách hàng để tư vấn và giới thiệu các sản phẩm, phát tờ rơi,burchure, cataloge, tham gia các buổi event, triển lãm, họp báo…để giới thiệu các dịch vụ
và tiện ích đến khách hàng Vì vậy, các ngân hàng muốn đứng vững trên thị trường thìphải không ngừng nghiên cứu, đưa ra các sản phẩm, dịch vụ tiện ích đến tận tay kháchhàng Song song với việc phát triển, lôi kéo thêm khách hàng mới, tiềm năng là việc chămsóc các khách hàng cũ như: vào dịp lễ tết, sinh nhật, ngày đặc biệt của khách hàng thìngân hàng đều tổ chức đến gửi hoa, tặng quà, tặng lịch Định kỳ, nhân viên phải gửi thưmời khách hàng, gọi điện hỏi thăm, ưu đãi giảm lãi suất cho những khách hàng thân thiếtkhi sử dụng dịch vụ ngân hàng với số lượng lớn, ưu tiên khi cấp tín dụng, tổ chức các buổitiệc để tri ân khách hàng thân thiết, khách VIP, tặng thẻ tín dụng, phiếu đi du lịch, phiếumua sắm …
2.1.2 Giải pháp ngoài nước:
Tín dụng là một hoạt động mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng, vì vậykhông chỉ vấn đề nâng cao hiệu quả tín dụng là một vấn đề được quan tâm ở Việt Nam,
mà còn là một vấn đề khá được quan tâm của các nhà quản trị ngân hàng trên toàn thếgiới Để có thể đảm bảo được lợi nhuận, đảm bảo được các mục tiêu chiến lược của ngânhàng, một số giải pháp được tìm thấy ở ngân hàng các nước như :
Trang 17Thứ nhất: Nâng cao chất lượng tín dụng Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêucầu của khách hàng nhưng phải phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồntại, phát triển của ngân hàng Ở một số ngân hàng nổi tiếng như ngân hàng Citigroup, để
có thể nâng cao hiệu quả tín dụng, Citygroup đã đưa ra các chính sách cho vay hết sứclinh hoạt, với các mức lãi suất hấp dẫn, thủ tục đơn giản, cá nhân vay tiền không cần phảiđảm bảo khoản vay bằng tài sản thế chấp, mà gần như quan hệ vay vốn được thiết lập dựatrên cơ sở tin cây và uy tín của cá nhân vay
Thứ hai, nâng cao năng lực thẩm định của nhân viên ngân hàng Để có thể là mộtnhân viên thẩm định tín dụng chuyên nghiệp của Citigroup, hay các ngân hàng hàng đầuthế giới, bạn phải trải qua một quá trình sàn lọc kỹ càng, một thời gian huấn luyện chuyênmôn nghiêm ngặt, ngoài ra sau khi đã là một nhân viên thẩm định tín dụng chuyên nghiệp,bạn còn cần phải học hỏi và trau dồi kiến thức không ngừng để đảm bảo các kỳ sát hạchnăm Vì vậy, đội ngũ nhân viên của các ngân hàng mới có thể đáp ứng được nhu cầukhách hàng, đảm bảo được hiệu quả tín dụng
Thứ ba, tạo một thương hiệu mạnh Tại sao thương hiệu mạnh lại nâng cao chấtlương tín dụng của ngân hàng? Một thương hiệu mạnh, đồng nghĩa với việc có được mộtthị trường phát triển rộng khắp Từ đấy, hình ảnh của ngân hàng sẽ được khách hàng biếtđến nhiều, người ta sẽ đi vay vốn, làm ăn với ngân hàng nhiều hơn, làm cho lợi nhuận từhoạt động tín dụng của ngân hàng gia tăng Nâng cao được hiệu quả tín dụng Một sốngân hàng lớn trên thế giới để xây dưng được một thương hiệu mạnh về tài chính, họ đã
có những chính sách Marketing hiệu quả, đưa sản phẩm tín dụng đến gần hơn với kháchhàng
2.2 Những vấn đề còn tồn tại và cần tiếp tục nghiên cứu
2.2.1 Những vấn đề còn tồn tại:
Thứ nhất: trong hoạt động tín dụng khi thẩm định các phương án, dự án vay vốn,một số ngân hàng thường áp đặt ý kiến chủ quan của mình đối với khách hàng Ví dụ, mộtkhách hàng vay vốn đề nghị vay một khoản tiền 5 tỷ đồng với thời hạn 12 tháng; nhưngsau khi thẩm định (vì mục tiêu hạn chế rủi ro cho mình), ngân hàng chỉ đồng ý cho vay 3
tỷ đồng, thời hạn 8 tháng Những điều kiện mới này, hầu như, được khách hàng chấpthuận, mặc dầu khách hàng chưa cân đối được nguồn vốn cho phần 2 tỷ đồng và 4 tháng
bị ngân hàng rút ngắn; trong khi đó, ngân hàng cho vay cũng không phân tích thẩm định,liệu với số tiền cho vay và thời hạn cho vay bị rút ngắn có làm cho khách hàng bị rủi rotrong quá trình sử dụng vốn vay không Chính yếu tố này là nguyên nhân làm phát sinhcác trường hợp rủi ro trong một số ngân hàng thương mại, mà nguồn gốc là khách hàng,
có thể, thiếu vốn đầu tư và phải cân đối vốn để trả trước hạn so với dự tính ban đầu
Thứ hai: từ tư tưởng áp đặt mà ngân hàng đã đưa ra nhiều điều khoản ràng buộcđối với khách hàng trong các cam kết giữa hai bên, trong khi ngay chính bản thân ngânhàng cũng biết chắc chắn là những cam kết đó không thể khả thi theo luật định Phần lớncác quy định trong hợp đồng tín dụng đều mang chế tài bảo vệ người cho vay như: ngânhàng có quyền thay đổi lãi suất cho vay, kiểm tra tình hình tài chính, tài sản đảm bảo tiềnvay; đình chỉ cho vay và thu hồi nợ trước hạn; thu hồi nợ bằng các nguồn khác nhau, baogồm phát mại tài sản đảm bảo, kiểm tra tình hình tài chính, tài sản đảm bảo tiền vay bất cứlúc nào… Chính tính áp đặt này mà trong một số trường hợp, dẫn đến việc không sâu sátthực trạng, không nắm bắt được toàn bộ nội dung và bản chất của của sự việc
Thứ ba: Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng làmột nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 60%-70% trong danhmục tài sản có Hoạt động tín dụng của mỗi NHTM đều căn cứ, tuân thủ và xuất phát từ
Trang 18chính sách tín dụng của ngân hàng Chính sách tín dụng có thể coi như một cương lĩnh tàitrợ của một NHTM, bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạohoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM Thông qua chính sách tín dụng các NHTM thựchiện phân tích tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho các NHTM Hiện tại các NHTM
đã bước đầu xây dựng chính sách tín dụng tuy nhiên chưa phù hợp với thông lệ và chuẩnmực Quốc tế, chưa thực sự phát huy hiệu quả quản lý ở Trụ sở chính và thực thi thôngsuốt ở các đơn vị trực thuộc và ở mỗi cán bộ tín dụng
Do đó mà thực trạng cho thấy hiện nay các NHTM đều chưa xây dựng được mộtchiến lược canh tranh dài hạn rõ ràng, đảm bảo tính khả thi cao dựa trên lợi thế riêng có,
mà chủ yếu vẫn kinh doanh theo chiến lược ngắn hạn Ví dụ như 5 NHTM với tổng sốvốn thuộc sở hữu nhà nước cũng chỉ đạt khoản 19,400 tỷ đồng, hệ số an toàn bình quân hệthống chỉ đạt dưới 5%, trong khi tỷ lệ tương ứng theo thông lệ quốc tế phải đạt tối thiểu8% Hoạt động của các NHTM lại chịu không ít rủi ro bởi có tới 70% vốn huy động làvốn ngắn hạn, nguồn vốn có kỳ hạn trên 5 năm chỉ chiếm khoảng 7%, nhưng các ngânhàng hiện nay đang phải sử dụng tới 30-35% vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn
Theo thống kê của NHNN, tính đến hết tháng 12/2010, tổng dư nợ cho vay và đầu
tư vào nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam tăng gần 37,8% so với cuối năm
2009, vượt xa so với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra cả năm là 18-22% và thực tế năm
2008 chỉ tăng 19,2% và năm 2009 tăng 21,4% Dư nợ cho vay theo các ngành kinh tế lêntới hơn 1triệu tỷ đồng Nợ xấu năm 2010 chỉ chiếm 2% tổng dư nợ cho vay, giảm so vớicùng kỳ năm trước là 2,65%, Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại
cổ phần và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh tăng từ 38% trở lên;các ngân hàng thương mại nhà nước có tốc độ tăng dưới 30%
Thứ tư: Các ngân hàng trong việc xác định ngành hàng chiến lược, khách hàng
chiến lược vẫn còn lúng túng; tăng trưởng tín dụng chưa đi kèm với quản lý rủi ro tíndụng; chính sách lãi suất cho vay còn cứng nhắc, mức lãi suất cho vay hầu như giốngnhau đối với với tất cả các khoản vay
Thứ năm: Việc tổ chức hạch toán, phân loại nợ, thống kê thông tin tín dụng chưa
đảm bảo tính chính xác, minh bạch để làm cơ sở cho việc quản lý tín dụng có hiệu quả;việc tổ chức hệ thống thông tin phục vụ hoạt động tín dụng còn thiếu và yếu, chưa đồng
bộ và độ tin cậy không cao, chất lượng cán bộ tín dụng còn hạn chế, kỹ năng giao tiếp,chăm sóc khách hàng làm chưa bài bản, chuyên nghiệp, thời gian khách hàng chờ đợilâu…
Thứ sáu: Tín dụng vẫn là hoạt động tạo thu nhập chính của các ngân hàng ViệtNam, nhưng tình trạng độc canh tín dụng lại quá phổ biến Sự ngại thay đổi, chia lẻ thịtrường và ngại hy sinh của các nhà băng đang làm tăng khả năng tổn thương với thịtrường tài chính
Đáng nói hiện nay, tình trạng độc canh tín dụng vẫn còn phổ biến ở nhiều ngânhàng Tín dụng vẫn là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu của các NHTM Việt Nam, nơi
mà các hoạt động phi tín dụng và dịch vụ phụ chưa phát triển Hầu hết các sản phẩm, dịch
vụ ngân hàng hiện đại mới chỉ ở giai đoạn thứ nghiệp hoặc triển khai thí điểm Gần nhưmỗi nhà băng vẫn có một nhóm khách hàng thân quen riêng và địa bàn riêng, ngại sự thayđổi và chưa mạnh dạn mạo hiểm với thị trường Các chuyên gia dẫn chứng, sự chia lẻ vàthiếu gắn kết của thị trường thẻ ATM đang là một ví dụ điển hình cho sự thiếu gắn kết vàngại hy sinh lợi ích của các nhà băng Việt Nam
Thứ bảy: Chưa có sự phân tích rõ ràng chức năng giữa bộ phận giao dịch vớikhách hàng với bộ phận thẩm định lại theo dõi khách hàng Đôi khi cán bộ tín dụng làmnhiệm vụ tiếp xúc với khách hàng cũng làm cả việc theo dõi sau cho vay và phân tích tình
Trang 19hình tài chính của khách hàng sau cho vay, điều này mất tính khách quan, có thể dẫn tớirủi ro tín dụng.
Thứ tám: Hệ thống hạn mức tín dụng chưa được thiết lập đầy đủ, đôi khi chưađược thiết lập trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính của khách hàng Việc xử lí chỉ đạocông việc đôi khi còn bỏ qua yêu cầu mọi vấn đề phải được thể hiện bằng văn bản, cấptrên có thể ra lệnh cho cấp dưới bằng miệng hay bằng những kí hiệu riêng mà không đượcphép Hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình tín dụng chưa đầy đủ, chưa hiệu quả vàchưa tuân thủ một cách nghiêm túc ở mọi chi nhánh của các tổ chức tín dụng
Thứ chín: TCTD có thể giảm rủi ro tín dụng bằng nhận cầm cố, thế chấp khi cho
vay Tuy nhiên việc xác định giá trị của các tài sản thế chấp, cầm cố không phải là vấn đềđơn giản Việc cho vay đôi khi còn chịu mệnh lệnh hành chính
Thứ mười: Nhân viên TCTD còn gặp nhiều khó khăn trong đánh giá tình hình tài
chính của khách hàng vay do một số TCTD chưa có quy trình đánh giá tình hình tài chínhcủa khách hàng vay một cách có hệ thống để xếp hạng khách hàng, do chưa có sự minhbạch trong tình hình tài chính của khách hàng vay Hệ thống IT tại các tổ chức tín dụngnhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu, gây khó khăn trong việc xử lí cũng như cho việc thôngtin, báo cáo
2.2.2 Tính cấp thiết của đề tài:
Thứ nhất: Hiện nay quy trình tín dụng khi cho vay tại các ngân hàng hầu như chưachặt chẽ, điều đó dẫn đến nguy cơ gây rủi ro đối với ngân hàng
Thứ hai: Các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân hiện có trên thịtrường Việt Nam còn chưa phổ biến Vì vậy, cần có thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mớitiện ích cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
Thứ ba: Thực trạng tín dụng cho vay tiêu dùng hiện nay tại các ngân hàng nóichung và ngân hàng ACB – chi nhánh Sài Gòn nói riêng
Thứ tư: Các hình thức đảm bảo tín dụng hiện nay được các ngân hàng áp dụng.Tuy nhiên hiệu quả từ việc áp dụng các hình thức bảo đảm khi cho vay thì còn thấp
Thứ năm : Các loại rủi ro ngân hàng gặp phải khi cho vay đối với các khách hàngđặc biệt là cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân
Thứ sáu: Chất lượng tín dụng tiêu dùng và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lươngtiêu dùng
3 Phạm vi, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu:
3.1 Phạm vi: Đề tài được thực hiện tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu ACB Do
thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ lấy số liệu qua 3 năm: 2008 – 2009 – 2010 Đềtài tập trung vào những vấn đề phản ánh rõ nhất về hoạt động cho vay tiêu dùng như:
+ Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân
+ Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân đang được áp dụng tại Ngân hàngTMCP Á Châu ACB chi nhánh Sài Gòn
+ Tình hình cho vay; tình hình thu nợ; dư nợ và nợ quá hạn của hoạt động cho vaytiêu dùng những năm gần đây
3.2 Mục tiêu:
Đề tài chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng (theo từng mục đíchvay) qua những thông số liên quan đến tín dụng tiêu dùng như: doanh số cho vay tiêu
Trang 20dùng, tình hình thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn; từ đó đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằmnăng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng theo từng đối tượng và mục đích cho vaytại Ngân hàng TMCP Á Châu ACB chi nhánh Sài Gòn trong giai đoạn 2008 – 2010.
3.3 Đối tượng nghiên cứu:
Các sản phẩm cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàngTMCP Á Châu ACB chi nhánh Sài Gòn
4 Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp thu thập thông tin - số liệu: các báo cáo và số liệu tại Ngân hàng
TMCP Á Châu ACB chi nhánh Sài Gòn, thông tin trên báo, internet, sách tham khảo…
4.2 Phương pháp xử lý thông tin số liệu:
- Phương pháp thống kê, miêu tả, tổng hợp số liệu
- Phương pháp so sánh: sơ sở dữ liệu; tỷ trọng; cơ cấu
- Phương pháp phân tích số liệu và đánh giá số liệu (số tuyệt đối, số tương đối)
- Ngoài ra đề tài còn tham khảo ý kiến của cán bộ tín dụng tại Chi nhánh Ngânhàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) để có những ý kiến sát với thực tế hơn
5 Cấu trúc của đề tài:
Chương một: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) vàchi nhánh Sài Gòn
Chương hai: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu(ACB) – chi nhánh Sài Gòn
Chương ba: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Ngânhàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) – chi nhánh Sài Gòn
Trang 21CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN 1.1 Cơ sở lý luận về tín dụng và thẩm định tín dụng cá nhân
1.1.1 Tín dụng Ngân hàng
1.1.1.1 Hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Thương mại
NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức chovay, chiết khấuthương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức kháctheo quy định của Ngân hàng Nhà nước Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay làhoạt động quan trọn và chiếm tỷ trọng lớn nhất
Cho vay:
NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới hình thức sau đây:
+ Cho vay ngắn hạn: nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dich vụ,đời sống
+ Cho vay trung, dài hạn: để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ và đời sống
Bảo lãnh:
NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảolãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tàichính của mình đối với người nhận bảo lãnh Mức bảo lãnh đối với một khách hàng vàtổng mức bảo lãnh của một NHTM không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có củaNHTM
Chiết khấu:
NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với
tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạnkhác đối với các tổ chức tín dụng khác
Cho thuê tài chính:
NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuêtài chính riêng Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thựchiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tàichính
Trang 221.1.1.2 Những vấn đề căn bản về tín dụng
Các loại tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàngcho khách hàng trong một thời hẹn nhất định với một khoản chi phí nhất định Cũng nhưquan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng
- Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí
Dựa vào mục đích của tín dụng: theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng cóthể chia thành các loại sau:
- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp
- Cho vay tiêu dùng cá nhân
- Cho vay bất động sản
- Cho vay nông nghiệp
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
Dựa vào thời hạn tín dụng: theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thểchia thành các loại sau:
- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạndưới một năm Mục đích của loạicho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động
- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm Mục đích của loạicho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định
Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm Mục đích của loại cho vaynày thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư
Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: theo tiêu thức này tín dụngngân hàng có thể chia thành các loại sau:
- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cốhoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn đểquyết định cho vay
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay nhưthế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác
Dựa vào phương thức cho vay: theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thểchia thành các loại sau:
- Cho vay theo món vay
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: theo tiêu thức này tín dụng ngânhàng có thể chia thành các loại sau:
- Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn goi là cho vay trả nợ một lần khi đáohạn
- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp
- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ khả năng tàichính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào
Trang 23 Các phương pháp xác định lãi xuất cho vay
Lãi suất phi rủi ro
Lãi suất phi rủi ro là lãi suất áp dụng cho đối tượng vay không có rủi ro mất khảnăng hoàn trả nợ vay Chỉ có lãi suất tín phiếu Kho bạc hình thành dựa trên cơ sở đấu thầutín phiếu mới có thể được xem là lãi suất phi rủi ro
Lãi suất huy động vốn
Lãi suất huy động vốn là lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng khi huy động tiềngửi Lãi suất huy động vốn (Rd) có thể xác định như sau:
R d = R f + R td
Trong đó:
Rf là lãi suất phi rủi ro xác định thông qua đấu thầu tín phiếu Kho bạc
Rtd là tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng do ngân hàng ước lượng
Lãi suất cơ bản
Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng
ấn định lãi suất kinh doanh Lãi suất cơ bản hình thành dựa trên cơ sở quan hệ cung cầutín dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Lãi suất cơ bản có thể xác định theo côngthức:
R cb = R d + R TN
Trong đó:
Rcb là lãi suất cơ bản
Rd là lãi suất huy động vốn
RTN là tỷ lệ thu nhập do đầu tư của ngân hàng
Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất cơ bản
NHTM thường dựa vào lãi suất cơ bản để xác định lãi suất cho vay đối với kháchhàng sau khi điều chỉnh rủi ro Công thức xác định lãi suất cho vay như sau:
R = R cb + R th + R ct
Trong đó:
R là lãi suất cho vay
Rcb là lãi suất cơ bản
Rth là tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn
Rct là tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh
Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR hoặc SIBOR
Đối với các khoản tín dụng bằng USD, NHTM có thể xác định lãi suất cho vay dựavào lãi suất LIBOR (London Interbank Offer Rate) hoặc SIBOR (Singapore InterbankOffer Rate) LIBOR là lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng London do Hiệp hộicác ngân hàng đầu của Anh xác định hàng ngày vào lúc 11:30 Ngân hàng có thể xác địnhlãi suất cho vay dựa vào LIBOR bằng công thức sau:
R = LIBOR + R td + R th
Trang 241.1.1.3 Quy trình tín dụng:
Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng:
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếpnhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ
ra quyết định cho vay
Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
- Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
- Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàngtrong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyếtđịnh cho vay
Quyết định và ký hợp đồng tín dụng:
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối vớimột hồ sơ vay vốn của khách hàng Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tíndụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau, ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạtđộng tín dụng của ngân hàng
Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
- Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt
- Từ chối cho vay với một khách hàng tôt
Trang 25Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầmthứ 2 dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội cho vay.
Giải ngân: là khâu tiếp theo khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tíndụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng Tuy là khâu tiếp sau của quyết định tín dụngnhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện và chấn chỉnhkịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểmtra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóahoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng vàđảm bảo khả năng thu nợ Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hàcho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng
Giám sát tín dụng:
Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúngmục đích đã cam kế, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những saiphạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu nợ sau này Nhân viên tín dụng thường xuyênkiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tìnhhình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ
Thanh lý hợp đồng tín dụng: đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng Khâu nàygồm các việc quan trọng cần xửa lý:
- Thu nợ cả gốc và lãi
- Tái xét hợp đồng tín dụng
- Thanh lý hợp đồng tín dụng
1.1.1.4 Bảo đảm tín dụng:
Khái niệm bảo đảm tín dụng:
Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng ápdụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi đượccác khoản nợ đã cho khách hàng vay
Trang 26+ Loại không cần đăng ký quyền sở hữu: khi cầm cố, tài sản phải được giao nộpcho bên cho vay.
+ Loại cần đăng ký quyền sở hữu (xe cộ, phương tiện vận chuyển): khi cầm cố, haibên có thể thoả thuận để bên cầm cố giữ tài sản, hoặc giao tài sản cầm cố cho bên thứ bagiữ
Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau:
+ Tài sản hữu hình: xe cộ, máy móc, hàng hóc, vàng bạc, tàu biển, máy bay,… vàcác loại tài sản khác
+ Tiền trên tàu khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ
+ Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu
+ Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền thụtrái, và các quyền phát sinh tư tài sản khác
+ Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố
Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản đượctạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sảnhình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đốivới ngân hàng Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng trong các trường hợpsau đây:
+ Trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho ngân hàngcho vay đối với khách hàng và đối tượng vay
+ Ngân hàng cho vay trung hạn, dài hạn với các dự án đầu tư phát triển sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đápứng được các điều kiện khách hàng vay có tín nhiệm, có khả năng tài chính để trả nợ, có
dự án đầu tư khả thi, có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiềnvay tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư
Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh:
Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thựchiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người đượcbảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ
Bảo lãnh có thể chia thành 2 loại chính:
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kếtvới bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả
nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện đúng nghĩa vụtrả nợ
+ Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biện pháp bảođảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ chứcđoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay
Trang 271.1.2 Thẩm định tín dụng cá nhân
1.1.2.1 Khái quát về thẩm định tín dụng:
Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra,đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuấttrình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khảnăng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay Thẩm định tín dụng là mộttrong những khâu rất quan trọng trong toàn bộ qui trình tín dụng Tầm quan trọng của nóthể hiện ở những điểm sau:
+ Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư
mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn
+ Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay
+ Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định chovay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay:
- Cho một dự án tồi,
- Từ chối cho vay một dự án tốt
1.1.2.2 Đối tượng và mục tiêu thẩm định tín dụng cá nhân:
Đối tượng thẩm định tín dụng cá nhân là những thể nhân đang để nghị vay vốnngân hàng
Mục tiêu của thẩm định tín dụng cá nhân là đánh giá chính xác và trung thực khảnăng trả nợ của cá nhân khách hàng đang đề nghị vay vốn ngân hàng Khả năng thu hồi nợcủa ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân phụ thuộc vào những yếu tố sauđây:
+ Thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay
+ Thu nhập cá nhân của khách hàng
+ Các nguồn thu nhập khác khách hàng có thể sử dụng để trả nợ
+ Tài sản khách hàng dùng làm đảm bảo nợ vay
Thẩm định tín dụng cá nhân chủ yếu tập trung vào thẩm định mức độ tin cậy củanhững yếu tố này, qua đó, có thể đánh giá được khả năng khách hàng có trả được nợ haykhông
1.1.2.3 Các loại tín dụng dành cho khách hàng cá nhân:
Nhìn chung hiện nay các NHTMCP đã phát triển các sản phẩm tín dụng khá đadạng và phong phú dành cho khách hàng cá nhân Bên cạnh đó, NHTM đã tỏ ra có ưu thếhơn trong việc tiếp cận lĩnh vực này so với các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng nướcngoài
Tiêu biểu cho việc cung cấp các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân ởcác NHTMCP lớn như AC, Sacombank, Đông Á… Các sản phẩm tín dụng tập trung vàocác nhóm chính sau đây:
- Cho vay sinh hoạt – tiêu dùng: nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình
Trang 28- Cho vay hỗ trợ tiêu dùng: cung cấp cho khách hàng có thu nhập ổn định hàngtháng từ 1,5 triệu đồng trở lên Số tiền vay hỗ trợ thêm cho tiêu dùng trong khi chờ đợi thunhập đến kỳ.
- Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà: nhằm hỗ trợ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, trangtrí nội thất nhà ở của khách hàng
- Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà: hỗ trợ khách hàng có nhu cầu về nhà,đất và cần sự hỗ trợ tài chính
- Cho vay sản xuất kinh doanh: hỗ trợ khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưuđộng, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,…Cho vay sản xuất kinh doanh mục đích cóthể là để bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, để thanhtoán tiền vật tư, hàng hoá, nguyên liệu và các chi phí cần thiết, hoặc để thanh toán tiềnmua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp hoặc mở rộng cơ sở sảnxuất kinh doanh
- Cho vay mua xe cơ giới: hỗ trợ khách hàng có nhu cầu sở hữu một xe hơi hay xetải nhưng tích luỹ chưa đủ
- Cho vay hỗ trợ du học: được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu hỗtrợ tài chính cho con em mình đi du học
Về mặt quy chế, thủ tục, cho vay khách hàng vẫn thực hiện theo quy chế cho vaykhách hàng của các tổ chức tín dụng
1.1.3 Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay
1.1.3.1 Mục tiêu và nội dung thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay:
Khi thực hiện công tác thẩm định tín dụng, nhân viên tín dụng trước tiên cần thẩmđịnh khả năng hoàn trả nợ vay từ thu nhập của khách hàng Thế nhưng việc đánh giá thunhập kỳ vọng của khách hàng là việc phức tạp và không chắc chắn Do đó, cần thiết xemxét thêm khả năng sử dụng tài sản đảm bảo nợ vay như một nguồn khác nữa đảm bảo chokhả năng thu nợ Ngoài thẩm định thu nhập của khách hàng để trả nợ vay, nhân viên tíndụng còn phải thẩm định cả tài sản đảm bảo nợ vay
Mục tiêu của thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay là đánh giá một cách chính xác vàtrung thực khả năng thanh lý các tài sản đảm bảo nợ vay khi cần thiết Khả năng thanh lýtài sản nói chung phụ thuộc vào tính chất pháp lý và giá trị thị trường của tài sản Do đó,nội dung chủ yếu tập trung vào thẩm định các khía cạnh pháp lý của tài sản và khả năngthanh lý tài sản đó theo giá trị thị trường
1.1.3.2 Các loại đảm bảo nợ vay:
- Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp
- Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố
- Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay
- Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh
1.1.3.3 Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay:
Khi thẩm định giá trị pháp lý của tải sản đảm bảo nợ vay, nhân viên tín dụng cầnchia tài sản thành hai loại:
+ Tài sản có đăng ký quyền sở hữu: bất động sản như nhà xưởng, đất đai và độngsản như phương tiện vận tải
Trang 29+ Tài sản không có đăng ký quyền sở hữu: hàng hoá, vàng bạc, ngoại tệ,…tài sảntài chính (như trái phiếu, cổ phiếu và tín phiếu là những loại tài sản đặc biệt đôi khi cóchứng nhân đôi khi không có chứng nhận sở hữu).
Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay nào có đăng ký sở hữu với cơquan chức năng tương đối đơn giản vì cơ quan cấp chứng nhận đăng ký sở hữu đã thayngân hàng thẩm định tính chất pháp lý của những tài sản này trước khi cấp giấy chứngnhận Do đó, khi thẩm định nhân viên tín dụng chỉ cần xem xét tính chân thực của giấychứng nhận đăng ký sở hữu, nếu cần thiết có thể liên hệ với cơ quan cấp giấy chứng nhận
để làm rõ thêm
Thẩm định giá trị pháp lý của tài sản đảm bảo nợ vay nào không có đăng ký sở hữunói chung phức tạp hơn Nhân viên tín dụng cần xem xét những tài liệu liên quan đến tàisản như hoá đơn mua hàng, chứng nhận lưu kho, thuê kho, ký gửi hàng hoá để đánh giátính chất sở hữu hợp pháp đối với những tài sản này Trong trường hợp như vậy, thay vìthẩm định ngân hàng thường yêu cầu khách hàng giao nộp tài sản để làm đảm bảo nợ vay
1.1.3.4 Thẩm định giá trị thị trường:
Trước tiên nhân viên tín dụng cần chia tài sản thành hai loại: tài sản hữu hình và tàisản vô hình hay tài sản tài chính Kế đến, có thể sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền(discounted cash flows model) để quyết định giá trị thị trường của tài sản đảm bảo nợ vay.Nguyên tắc chung của sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền xác định giá trị thị trườngcủa tài sản là:
- Ước lượng dòng tiền (cash flows) kỳ vọng tạo ra từ tài sản
- Ước lượng mức độ rủi ro dựa vào đó để quyết định suất chiết khấu phù hợp
- Xác định hiện giá của tài sản dựa trên cơ sở dòng tiền kỳ vọng và suất chiếtkhấu vừa đề cập
Các tài sản tài chính đảm bảo nợ vay chính là chứng khoán mà khách hàng cầm cố
để vay vốn ngân hàng Các chứng khoán này có thể chia thành chứng khoán nợ như tráiphiếu; tín phiếu và hối phiếu; và chứng khoán vốn như cổ phiếu Các chứng khoán nợthường có dòng tiền thu nhập kỳ vọng khá chắc chắn nên việc xác định giá trị thị trườngbằng mô hình chiết khấu dòng tiền thường đơn giản và chính xác Ngược lại, chứng khoánvốn thường khó ước lượng dòng tiền thu nhập kỳ vọng từ tài sản nên nói chung khó xácđịnh giá trị thị trường hơn Khi ấy, nhân viên tín dụng nhiều khi phải nhờ đến các chuyêngia ở các cơ quan có chức năng công ty chứng khoán, công ty môi giới và đầu tư xác định
hộ giá trị thị trường của tài sản
Đối với tài sản hữu hình làm đảm bảo nợ vay có thể chia thành bất động sản vàđộng sản Bất động sản thường khó xác định giá trị hơn động sản Với bất động sản giá trịthị trường có thể xác định bằng càch sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền Tuy nhiên,cần chú ý dòng tiền kỳ vọng từ bất động sản bao gồm thu nhập cho thuê bất động sản vàthu nhập khi bán tài sản Nhân viên tín dụng có thể sử dụng dịch vụ định giá của các công
ty môi giới và quản lý đầu tư bất động sản để định giá Đối với động sản cầm cố đảm bảo
nợ vay như hàng hoá, nguyên vật liệu, tồn kho nhân viên tín dụng có thể vào hoá đơnhoặc chứng từ kế toán để định giá Cần lưu ý sự khác biệt giữa giá trị lý thuyết và giá trịthị trường của tài sản Khi cần thanh lý tài sản để thu hồi nợ, ngân hàng thanh lý tài sảntheo giá trị thị trường, trong khi định giá nhân viên tín dụng nhận được giá trị lý thuyếthay giá trị kỳ vọng, tức là giá trị chưa xảy ra Do đó, rủi ro thanh lý tài sản vẫn còn phụthuộc vào sự chênh lệch này
Trang 301.1.4 Phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng
1.1.4.1 Định nghĩa và đo lường rủi ro:
Định nghĩa rủi ro:
Rủi ro (risk) là một sự không chắc chắn (uncertainty) hay một tình trạng bất ổn.Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro Chỉ có những tình trạngkhông chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro Nhữngtình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán được xác suấtxảy ra được xem là sự bất trắc chứ không phải là rủi ro
Đo lường rủi ro:
Để có thể đo lường, rủi ro được định nghĩa như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế
và giá trị kỳ vọng Giá trị kỳ vọng chính là giá trị trung bình có trọng số của một biến nào
đó với trọng số chính là xác suất xảy ra giá trị của biến đó Sự khác biệt giữa giá trị thực
tế so với giá trị kỳ vọng được đo lường bởi độ lệch chuẩn Do vậy, độ lệch chuẩn hayphương sai (bình phương của độ lệch chuẩn) chính là thước đo của rủi ro Nói đến rủi rotức là nói đến quan hệ giữa giá trị của một biến nào đó so với kỳ vọng của nó
1.1.4.2 Nhận dạng các loại rủi ro:
Rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả.Trong hoạt động của công ty, rủi ro tín dụng phát sinh khi công ty bán chịu hàng hoá vàkhách hàng mua chịu thất bại trong việc trả nợ Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tíndụng xảy ra khi khách hàng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó
Rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất là loại rùi ro do sự biến động của lãi suất Loại rủi ro này phát sinhtrong quan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng có những khoản đivay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi Nếu ngân hàng đi vay theo lãi suất thả nội, khi lãisuất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi của ngân hàng tăng theo Ngược lại, nếu ngânhàng cho vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường xuống thấp khiến thu nhậo lãicho vay của ngân hàng giảm Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi ngân hàng huy độngvốn thông qua phát hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính khá lớn và theo lãi suất thịtrường
Rủi ro tỷ giá:
Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳvọng trong tương lai Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau củangân hàng Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (inflows) phát sinhbằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi (outflows) phát sinh một loại tiền khác đềuchứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá
1.1.4.3 Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro:
Trang 31Về mặt khách quan có thể do khách hàng gặp phải những thay đổi môi trường kinhdoanh không thể lường trước được, chẳng hạn sự thay đổi về giá cả hay nhu cầu thịtrường, sự thay đổi về môi trường pháp lý hay chính sách của Chính phủ khiến doanhnghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục được Từ đó, doanhnghiệp dù có thiện chí nhưng vẫn không thể trả được nợ.
Rủi ro lãi suất:
Liên quan đến việc thay đổi lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng
Rủi ro tỷ giá:
Thể hiện rõ trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ của các Ngân hàng Thươngmại, xét cả trên góc độ doanh nghiệp lẫn ngân hàng Đứng trên góc độ doanh nghiệp,khách hàng của các Ngân hàng Thương mại, việc vay vốn bằng ngoại tệ cũng bị ản hưởngbởi rủi ro tỷ giá
Tóm lại, trong bất kỳ hoạt động nào của Ngân hàng có liên quan đến ngoại tệ khiếncho ngân lưu thu và chi phát sinh không cùng một loại tiền đều chứa đựng rủi ro tỷ giá.Rủi ro này nhiều hay ít, đáng kể hay không tuỳ thuộc vào:
+ Mức độ biến động tỷ giá lớn hay nhỏ;
+ Trị giá hợp đồng hay trị giá các khoản thu chi lớn hay nhỏ
1.1.4.4 Nguyên tắc xử lý rủi ro:
Nguyên tắc chung của xử lý rủi ro tín dụng là xác lập mục tiêu và thiết lập chínhsách tín dụng, có chính sách về sử dụng dự phòng rủi ro, xác lập dự phòng chung và dựphòng cụ thể cho các khoản tín dụng được cấp, trường hợp xảy ra nợ xấu, nợ khó đòi thìngân hàng sẽ tiến hành các bước:
- Tiến hành phát mại tài sản thế chấp của khách hàng
- Sử dụng dự phòng cụ thể để bù đắp rủi ro cho khoản tín dụng Trường hợp dựphòng cụ thể không bù đắp đủ phải sử dụng đến dự phòng chung
- Vẫn tiến hành theo dõi và thu nợ, đồng thời các khoản nợ đó được đưa ra ngoạibảng
Nguyên tắc chung của xử lý rủi ro lãi suất là làm cho lãi suất đầu vào và đầu rakhông còn lệ thuộc vào lãi suất thị trường, hay nói khác đi là khi ngân hàng có lãi suất thu
về theo lãi suất thả nổi thì ngân hàng phải tìm kiếm và hoán đổi với lãi suất chi ra theo lãisuất thả nổi và ngược lại
Nguyên tắc chung của xử lý rủi ro tỷ giá là làm cho ngân lưu vào và ngân lưu chi
ra phát sinh cùng một loại tiền hoặc làm cho giá trị khoản phải thu hay phải trả không còn
lệ thuộc vào tỷ giá trên thị trường Nếu không thể sử dụng nguyên tắc này để loại bỏ rủi ro
tỷ giá thì có thể giảm thiểu rủi ro tỷ giá bằng cách kết hợp song song hay loại hợp đồng cóquan hệ tương quan trái chiều
Trang 321.1.4.5 Bảo hiểm rủi ro lãi suất:
Giao dịch hoán đổi lãi suất được sử dụng như là một kỹ thuật để bảo hiểm rủi ro lãisuất Hoán đổi lãi suất là một hợp đồng giữa hai bên để trao đổi số lãi suất phải trả tínhtrên một số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định, trong đó một bên trả lãi suất cốđịnh trong khi bên kia trả lãi suất thả nổi theo thoả thuận trong suốt thời hạn hợp đồng
1.1.4.6 Bảo hiểm rủi ro tỷ giá:
Bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với một khoản phải thu:
Các kỹ thuật bảo hiểm rủi ro: tuỳ theo từng điều kiện cho phép cụ thể của thịtrường có thể áp dụng một trong những kỹ thuật bảo hiểm sau đây:
- Thực hiện hợp đồng song hành: đây là kỹ thuật tự bảo hiểm rủi ro tý giá bằngcách thực hiện cùng một lúc hai hợp đồng cho vay vừa ký một hợp đồng đi vay với cùngmột loại ngoại tệ và kỳ hạn tương đương nhau Khi thực hiện hợp đồng song hành, ngânhàng vừa có khoản thu vừa có khoản phải trả Hai hợp đồng này tự bù đắp tổn thất chonhau khi có biến động tỷ giá
- Sử dụng hợp đồng kỳ hạn: khi có một khoản phải thu sẽ đến hạn trong tương lai,ngân hàng lo ngại khi đáo hạn ngoại tệ sẽ giảm giá so với nội tệ Để tránh rủi ro ngânhàng sẽ tìm cách cố định tỷ giá bằng việc bán ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn Với hợpđồng kỳ hạn, ngân hàng cố định và biết trước được tỷ giá, do đó, cố định và biết trướcđược giá trị quy ra VND của khoản phải thu Nhờ vậy, rủi ro tỷ giá bị loại trừ
- Sử dụng hợp đồng giao sau: để có thể bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với một khoảnphải thu bằng ngoại tệ, ngân hàng có thể thực hiện bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau cócùng thời hạn với khoản phải thu Khi đáo hạn, có hai khả năng xảy ra:
+ Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ có lợi do biến động tỷgiá từ khoản phải thu nhưng bị thiệt hại do bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau Lấy lợi từhợp đồng này bù đắp cho thiệt của hợp đồng kia
+ Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì ngân hàng sẽ có lợi do bán ngoại
tệ theo hợp đồng giao sau nhưng bị thiệt hại do biến động tỷ giá của khoản phải thu bằngngoại tệ Lấy lợi từ hợp đồng này bù đắp cho thiệt của hợp đồng kia
- Sử dụng hợp đồng quyền chọn: ngân hàng cũng có thể bảo hiểm rủi ro tỷ giá củakhoản phải thu bằng cách mua một quyền chọn bán ngoại tệ, với trị giá và thời hạn tươngđương như khoản phải thu Khi đáo hạn, nếu ngoại tệ xuống giá, ngân hàng sẽ thực hiệnquyền chọn bán Bằng cách này, ngân hàng sẽ biết trước được trị giá khoản phải thu củamình quy ra nội tệ tối thiểu sẽ bằng trị giá khoản phải thu nhân với tỷ giá thực hiện và trừ
đi chi phí mua quyền chọn Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ khi đáo hạn thì ngân hàngkhông thực hiện quyền chọn mà bán số ngoại tệ thu về ra thị trường giao ngay, với tỷ giácao hơn tỷ giá thực hiện Khi đó trị giá khoản phải thu quy ra nội tệ sẽ bằng trị giá khoảnphải thu ngoại tệ nhân với tỷ giá giao ngay và trừ đi chi phí mua quyền Mặc dù ở thờiđiểm đang xem xét, ngân hàng chưa biết trước được tỷ giá giao ngay nhưng ngân hàngbiết trước được tỷ giá này phải lớn hơn tỷ giá thực hiện (nếu không ngân hàng sẽ thựchiện quyền chọn), nên ngân hàng có thể biết trước được nếu tình huống này xảy ra thìngân hàng thu tiền về còn cao hơn trường hợp ngoại tệ xuống giá
Bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với một khoản phải trả:
Về nguyện tắc, bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với một khoản phải trả cũng thực hiệntương tự như bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với một khoản phải thu Tuy nhiên có điểm khácbiệt chủ yếu là kỹ thuật bảo hiểm thực hiện trái chiều so với bảo hiểm khoản phải thu
Trang 331.2 Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng cá nhân
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển cho vay tiêu dùng
Hoạt động kính tế́ bắt đầu trên thể giới này từ khi có con người Ý thức cơ bản đầutiên của mọi sinh vật là ý thức về sự sống và cái chết Một cách rất bản năng, con ngườithời cổ hiểu rằng, để tồn tại, người ta phải hoạt động để kiếm cái ăn, cái uống Dù sốngđơn độ hay sống từng bầy, đàn, điều trước tiên ngưởi ta phải làm là tránh sự đe dọa củacái chết Trong các đe dọa bị cái chết tước đoạt như đói khát, kẻ thù, thú dữ, tật bệnh,thiên tai , thì đói và khát là loại đe dọa thường xuyên nhất Vả để thoát khỏi sự đe dọanày người ta phải làm việc Ngày nay chúng ta gọi nhửng công việc hoặc những hoạt độngnhằm tạo ra nhu cẩu tối thiểu cho cuộc sống, cho sinh hoạt và phát triển là hoạt động kinhtế
Vào thuở bình sinh của nhân loại, hoạt động kinh tế diễn ra trong từng cả nhânhoặc từng nhóm nhó của gia đình, ở đó sản phẩm được dùng chung và số thừa được cấtgiữ Mỗi người, hoặc mỗi nhóm tự tạo ra mọi thử mà mình cẩn Sản phẩm thừa hoặc được
dự trữ hoặc đem cho Hầu như không có trao đổi Đây là chế độ tự cung tự cấp kiểu cánhân hoặc gia đình, khi con người còn sống trong hang, chưa có chữ viết và thậm chí chưa
có ngôn ngữ
Chính sự phình to của dân số đã đẻ ra nhu cầu sống cộng đồng Với dân số ngàycàng đông và kiếm ăn trở nên khó khăn hơn, người ta bắt đầu ý thức rằng ngoài sự chết dođói và khát mang đến, kẻ thù và những thiên tai cũng là những mối đe dọa không kémnguy hiểm Để thoát khỏi sự đe dọa này, sống chung với nhau là điều tốt vì nhiều ngườiđoàn kết nhau bao giờ cũng bảo vệ mình và mọi người tốt hơn trường hợp mỗi người sốngmột cách riêng rẽ Cộng đồng ra đời trên nền tảng đó và bắt đầu phát triển Cuộc sống mớivới những quan hệ khác, sinh hoạt khác ngoài thói quen cá nhân, làm xuất hiện các loạinhu cầu mới: thống nhất về tiếng nói, chữ viết Đồng thời quan hệ lẫn nhau trong cộngđồng đã tạo ra sự thông cảm, giảm bớt nghi kỵ, thù hằn và thói quen cô lập sinh hoạt Ănchung, làm chung dẫn đến việc người ta bắt đầu dùng của dư để cho những người cùngsống vay, hoặc dùng nó để trao đổi cái khác mà họ không có
Hoạt động trao đổi bắt đầu, chấm dứt cuộc sống tự cung tự cấp cá nhân Vào thờigian thứ nhất, trao đổi bó hẹp trong khuôn khổ cộng đồng và nhỏ bé, chủ yếu trên các sảnphẩm thừa và không hề có những cá nhân hay nhóm chuyên làm công việc này Sự bànhtrướng của cộng đồng thành xã hội là động lực chính chuyển hóa quá trình trao đổi (màDavid Hume gọi là trao đổi thiện chí) này thành một loại hình thương mại Khi cộng đồngcòn nhỏ, người ta chung sống với nhau dựa vào nhu cầu bảo vệ, niềm tin và sự kính trọng.Trong cộng đồng, người lớn tuổi nhất đương nhiên trở thành lãnh đạo vì kinh nghiệmsống, hiểu biết thiên nhiên và con cháu đông đảo của ông tạo nên Khi cộng đồng ngàycàng bành trướng, mối dây huyết thống và niềm tin lẫn nhau không còn đủ sức kiềm tỏacon người biết kính trọng và tôn phục người khác, do có quá nhiều nguồn gốc người vàthành phần người khác nhau Nhu cầu cấp bách để cộng dồng được tồn tại là phải cónhững ràng buộc nhất định để các cá nhân không được xâm hại đến quyền lợi người khác,không được làm điều gì xấu cho cá nhân khác và cộng đồng, không được làm rạn nứtniềm tin và sự đoàn kết của cộng đồng Các ước lệ bắt đầu phát sinh thế dần chỗ của niềmtin, sự tự giác và đạo đức cá nhân Cộng đồng càng lớn, các ước lệ càng được chi tiết hóa
và cụ thể hóa thành thưởng và phạt Đồng thời nhu cầu có người lãnh đạo thống nhất đểduy trì các ước lệ cũng được biểu hiện Khi vai trò lãnh đạo bắt đầu có, để phục vụ chocông việc chung, lãnh đạo cần có người giúp việc và phương tiện Pháp luật và các thiếtchế xã hội khác bắt đầu phát sinh từ đó Xã hội càng phát triển, guồng máy tổ chức của nócàng trở nên cụ thể và phức tạp Nhu cầu trao đổi ngày càng lớn khi quá trình chuyên môntrở nên chi tiết hơn
Trang 34Vì mỗi người không thể tự tồn tại được với duy nhất loại sản phẩm do mình làm
ra, mà cần phải có một số sản phẩm khác do các cá nhân còn lại tạo thành, mọi người phảitrao đổi sản phẩm cho nhau để cùng tồn tại một cách
đầy đủ hơn và tốt hơn Quá trình trao đổi trở nên tinh vi dần với việc bắt đầu hình thànhgiai cấp trong xã hội Đã có sự xuất hiện của một số cá nhân trong cộng đồng chuyên đilàm công việc trao đổi sản phẩm của người này cho người khác, mà ngày nay chúng ta gọi
là buôn bán.Ở một số vùng, tổ chức xã hội chưa phát triển, chưa có phân công lao động vàchuyên môn hóa,con người hầu như vẫn tồn tại theo kiểu tự cung tự cấp là chính và traođổi nếu có, cũng chỉ là loại trao đổi thiện chí theo cách nói của David Hume Trong nhữngcộng đồng phát triển trước nói trên, buôn bán và sản xuất được giải quyết trực tiếp quahình thức lấy hàng hóa trao đổi hàng hóa hay “Barter” Mấu chốt cơ bản để hoạt độngHàng đổi hàng hay Barter được tiến hành, là phải có sự trùng lắp nhau về nhu cầu giữa haitác nhâu hay hai người muốn trao đổi (Double Coincidence of Wants)
Nghiên cứu những chứng tích xa xưa nhất trong các trường ca và sử thi như Iliade
và Odyssée của Homere hay sử thi Bhagavad Gita của Ấn độ, chỉ thấy có 1 số lượng rất ít
sự tồn tại của tình trạng, mà ngày nay chúng ta gọi là cho vay lấy lãi trong một vài nhómngười Chủ yếu là cho vay và trả bằng sản vật Vàng bạc hay một số kim loại khác đãđược biết đến Tuy nhiên lúc này cộng đồng chưa xem là của cải
Đến giai đoạn khoảng 3500 năm trước Công nguyên, đã có một vài cộng đồng sửdụng các loại phương tiện trung gian trao đổi tuy mức độ phổ biến chưa rộng Từ thờigian này cho đến 1800 năm trước Công nguyên, tư liệu cho biết đã có một vài hoạt độngmang tính chất khá tương tư như tín dụng ngân hàng thời nay Tín dụng tiêu dùng ra đờicùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Đây là một hình thức khá phổ biến hiệnnay đặc biệt là ở môt số nước phát triển trên thế giới Tuy nhiên hình thức này còn khámới mẻ ở Việt Nam Chúng ta đã quen với việc mua hàng hóa tiêu dùng có giá trị từ vàitriệu lên đến vài trăm triệu được trả trực tiếp bằng tiền mặt nhưng việc này là rất hiếm hoi
ở nước ngoài Bới vì ở nước ngoài việc thanh toán hầu hết được thực hiện thông qua hệthống ngân hàng
Để tạo điều kiện cho các khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng (mua sắmhàng hóa) của mình, các ngân hàng sẽ cho vay tiêu dùng bằng tiền hay hàng hóa Ngườiđược hưởng tín dụng tiêu dùng không phải thế chấp bất cứ một loại tài sản nào mà chỉ cầnchứng minh được thu nhập Người vay tín dụng sẽ phải trả một phần gốc và lãi hàngtháng Hạn mức tín dụng căn cứ vào thu nhập bình quân của người đó Thời hạn của tíndụng tiêu dùng từ 1 năm đến 5 năm
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm và đối tượng cho vay tiêu dùng
1.2.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng:
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu củangười tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình các khoản cho vay tiêu dùng là nguồntài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sốngnhư : nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế trước khi họ có
đủ khả năng tài chính để hưởng thụ
1.2.2.2 Đặc điểm
- Tiền lãi tính theo lãi gộp hay lãi giảm dần
- Thời hạn cho vay tương đối dài
Trang 35- Phục vụ cho nhu cầu đời sống – nhu cầu phát sinh hàng ngày của đại đa số dânchúng.
- Cho vay tiêu dùng thường có tài sản đảm bảo
- Các khoản cho vay tiêu dùng luôn được đánh giá là đem lại nhiều lợi nhuận chongân hàng do lãi suất cho vay thường cao hơn so với lãi suất ngân hàng phải huy động từcác nguồn khác nhau để thực hiện cho vay do cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao bởinguồn trả nợ của người vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc,kinh nghiệm, tài năng và sức khỏe của người vay… Nếu người vay bị chết, ốm hoặc mấtviệc làm ngân hàng sẽ rất kho thu lại được nợ
- Lãi suất cho vay tiêu dùng thường không thay đổi dưới những tác động củanhững điều kiện từ môi trường bên ngoài trong suốt thời hạn vay như trong trường hợpcho vay đối với các doanh nghiệp Điều này cũng có những bất lợi nếu như lãi suất huyđộng tăng lên đáng kể Tuy nhiên các ngân hàng thường định giá các khoản vay tiêu dùng
ở một mức cao để có thể phòng tránh rủi ro này
- Các khoản cho vay tiêu dùng có xu hướng nhạy cảm trước các tác động của chu
kì kinh tế Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế người tiêu dùng thường có cái nhìn lạcquan về tương lai vì vậy họ thường chi tiêu nhiều Trong giai đoạn kinh tế suy thoái thìcác cá nhân và hộ gia đình thường có cái nhìn bi quan về tương lai đặc biệt là khi họ cảmthấy nạn thất nghiệp gia tăng và ngay lập tức cắt giảm nhu cầu vay ngân hàng
- Chủ yếu là cho vay trả góp vốn và và lãi hàng tháng Lãi suất cho vay tiêu dùngthường ít co dãn so với nhu cầu vay Người đi vay tiêu dùng chỉ quan tâm tới khoản thanhtoán hàng tháng họ phải trả ngân hàng là bao nhiêu
- Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn Các nhân tố trình
độ học vấn và mức thu nhập đều có ảnh hưởng rõ rệt đến hạn mức vay Những người cómức thu nhập cao hơn mức bình quân thường có xu hướng vay mức cao hơn tổng thunhập hằng năm của họ Những người có trình độ học vấn cao (thông thường là nhữngngười có nhiều năm đào tạo ở bậc trên phổ thông đồng thời là trụ cột gia đình) thườngquyết định vay tiền trên cơ sở cân nhắc kĩ lưỡng thu nhập của mình Đối với trường hợpnày, món vay được coi như phương tiện để đạt được mức sống như mong muốn hơn làmột cơ sở an toàn trong những trường hợp khẩn cấp
- Bản chất của cho vay tiêu dùng là ứng trước, trả dần, là động lực để người vaykiếm thêm thu nhập và tiết kiệm, đảm bảo nghĩa vụ nợ, họ lo dành dụm cho những mụctiêu lớn, không chi tiêu vô ích Khác với cho vay kinh doanh, CVTD thiên về giám sátmục đích sử dụng món vay và kiểm soát thu nhập của người vay hơn
1.2.2.3 Đối tượng
- Khách hàng là cá nhân người Việt Nam
+ Hộ gia đình: là tập hợp các thành viên có tài sản chung để hoạt động sản xuấtkinh doanh theo quy định của pháp luật chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình để giaodịch với ngân hàng
+ Hộ kinh doanh cá thể/ cá nhân có đăng ký kinh doanh: là chủ thể kinh doanh domột cá nhân hoặc một gia đình làm chủ thể, chỉ đăng ký kinh doanh tại một địa điểm,không có con dấu riêng, chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản đối với hoạtđộng kinh doanh của mình
+ Tổ hợp tác: là một nhóm người (từ 3 người trở lên) cùng đóng góp tài sản, côngsức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm trên
cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND phường xã
Trang 36+ Cá nhân: là những cá nhân có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành
vi dân sự trong quy định của pháp luật
- Có thu nhập ổn định đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng
- Có tài sản thế chấp cầm cố (nhà, đất, sổ tiết kiệm…) dùng để đảm bảo thuộc sởhữu của chính người vay hoặc thân nhân có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh
- Có mục đích sử dụng vốn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hợp pháp
- Không thế chấp tài sản: khách hàng là cán bộ, công nhân viên đang công tác tạicác đơn vị có trụ sở trên cùng địa bàn hoạt động của ACB, có thời gian công tác tính đếnngày vay trên 12 tháng, có bảo lãnh của đơn vị
1.2.2.4 Điều kiện:
- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
- Có hộ khẩu thường trú/ KT3/ KT4 tại địa phương ngân hàng cho vay đặt trụ sởgiao dịch
- Có tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật cho các hoạt động của chính mìnhhoặc được sự bảo lãnh của bên thứ 3
- Có nguồn thu nhập ổn định đảm bảo trả được nợ cho ngân hàng
1.2.3 Vai trò của cho vay tiêu dùng
1.2.3.1 Xét trên phương diện người tiêu dùng:
- Được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền và đặc biệt là đối với cáckhoản chi tiêu có tính cấp bách, như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế
- Đối với thế hệ trẻ và người thu nhập thấp, tín dụng tiêu dùng giúp họ có đượcmột cuộc sống ổn định ngay từ khi còn trẻ, bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạocho họ động lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái
Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì cho vay tiêu dùng rất tai hại vì nó có thể làm chongười đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêutrong tương lai
1.2.3.2 Xét trên phương diện NHTM:
Ngoài hai nhược điểm là rủi ro và chi phí cao, cho vay tiêu dùng có những vai tròquan trọng như:
- Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động cácloại tiền gửi cho ngân hàng
- Tạo điều kiện đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập vàphân tán rủi ro cho ngân hàng
1.2.3.3 Xét trên phương diện kinh tế xã hội:
Nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hoá dịch vụtrong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuynhiên, nếu không được dùng đúng như vậy thì có thể làm giảm khả năng tiết kiệm trongnước
- Thứ nhất, đối với doanh nghiệp, tín dụng tiêu dùng kéo nhu cầu tương lai về hiệntại, quy mô sản xuất tăng nhanh, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượng ngày càng
Trang 37lớn Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùngdiễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế.
- Thứ hai, cho vay tiêu dùng thúc đẩy thành phần tiêu dùng và do đó gia tăng cầutrong nước, trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội, hạn chế sự phụ thuộc vào cầu nướcngoài, do đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững hơn
- Thứ ba, góp phần xoá bỏ vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp – tiết kiệm ít – sản lượngthấp
- Thứ tư, cho vay tiêu dùng thúc đầy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và từ đó làmtăng thu nhập, tạo khả năng tiết kiệm, mở rộng cơ hội huy động vốn và phát triển các dịch
vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng
1.2.4 Các hình thức cho vay tiêu dùng
1.2.4.1 Căn cứ theo mục đích vay:
Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortgage Loan): Là loại cho vay nhằm tàitrợ cho nhu cầu mua sắm xây dựng hoặc cải tạo nhà cửa của khách hàng là cá nhânhay hộ gia đình
Cho vay tiêu dùng phi cư trú (Nonresidential Loan): Là loại cho vay tài trợ choviệc trang trải các khoản chi phí mua sắm xe cộ,đồ dùng gia đình, chi phí họchành…
1.2.4.2 Căn cứ theo phương thức hoàn trả:
Cho vay trả góp (Installment Consumer Loan):
Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ gốc và lãi chongân hàng nhiều lần theo kì hạn nhất định trong thời hạn cho vay Phương thức nàythường áp dụng cho các khoản vay không đủ khả năng thanh toán hết 1 lần số nợ vay
Khi cho vay trả góp cần quan tâm tới các vấn đề:
+ Loại tài sản được tài trợ: Thiện chí trả nợ của người vay sẽ tốt hơn nếu tài sảnhình thành từ vốn vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu với họ một cách lâu dài trong tương lai
Do đó, ngân hàng nên tài trợ cho những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền
+ Số tiền phải trả trước: Khi mua tài sản ngân hàng thường yêu cầu khách hàngphải thanh toán trước một phần giá trị tài sản nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng Số tiềntrả trước ít hay nhiều phụ thuộc vào loại tài sản thị trường tiêu thụ về tài sản đó ngay saukhi sử dụng
+ Chi phí tài trợ: Chi phí này phải được trang trải được chi phí vốn, rủi ro
+ Điều khoản thanh toán: Số tiền thanh toán mối kì giá trị của tài sản tài trợ khôngđược thấp hơn số tiền tài trợ còn lại,kỳ hạn phải thuận lợi cho việc trả nợ của kháchhàng, thời hạn tài trợ không quá dài
+ Số tiền khách hàng phải trả thanh toán cho ngân hàng phải phù hợp với khả năng về thu nhâp,hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng
Cho vay từng lần:
Vay từng lần, hay còn gọi là vay theo món là hình thức vay, theo đó người vay sẽphải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xácđịnh Ưu điểm của hình thức này là thủ tục rõ ràng, ngân hàng chủ động trong việc chovay Nhưng nhược điểm là thủ tục rườm rà, doanh nghiệp không linh động trong việc sử
Trang 38dụng vốn do phải lập hồ sơ cho từng lần vay, chỉ thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầuvốn không định kì
Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Vay hạn mức tín dụng: người vay chỉ lập hồ sơ 1 lần cho nhiều khoảng vay, ngânhàng cấp cho khách một hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số Đây làhình thức vay tiên tiến, có nhiều ưu điểm, lợi ích cho doanh nghiệp như chủ động vốn, thủtục đơn giản nhưng không phổ biến ở Việt nam do các doanh nghiệp không có nhu cầuvốn thường xuyên, hành lang pháp lí chưa chặt chẽ dẫn đến việc ngân hàng khó xử lítrong việc phạt nợ quá hạn vì vậy ngân hàng ít cung cấp dịch vụ này
Các phương thức cho vay khác:
Tùy theo tình hình thực tế, ngân hàng còn áp dụng các phương thức cho vay sau: Cho vay theo dự án đầu tư - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tíndụng - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng - Cho vay hợp vốn - Cho vay theo hạnmức thấu chi - Các phương thức cho vay khác
-1.2.4.3 Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ:
Cho vay tiêu dùng gián tiếp (Indirect Consumer Loan):
Khái niệm: Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàngmua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụcho người tiêu dùng
Ưu điểm:
+ Cho phép ngân hàng tăng nhanh về dư nợ cho vay tiêu dùng
+ Giúp ngân hàng giảm được chi phí trong cho vay tiêu dùng
+ Là nguồn gốc của việc mở rộng mối quan hệ với khách hàng và các hoạt độngkhác của ngân hàng
+ Trong trường hợp có quan hệ với các công ty bán lẻ tốt, cho vay tiêu dùng giántiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp
Nhược điểm:
+ Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu do đó
có khả năng lừa đảo, giả mạo, xuyên tạc nhiều hơn so với vay trực tiếp
+ Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bán chịuhàng hóa
+ Kỹ thuật và nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao
Cho vay tiêu dùng trực tiếp (Direct Consumer Loan):
Khái niệm: Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đótrực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này
Ưu điểm:
+ Ngân hàng có thể tận dụng được sở trường của nhân viên tín dụng vì quyết địnhcủa nhân viên tín dụng ngân hàng thường có chất lượng cao hơn nhân viên tín dụng củacửa hàng bán lẻ
+ Hoạt động của nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đến việc tạo
ra các khoản cho vay có chất lượng cao trong khi nhân viên của công ty bán lẻ thường chỉ
Trang 39chú trọng đến việc bán được nhiều hàng Bên cạnh đó tại các điểm bán hàng các quyếtđịnh tín dụng thường đưa ra rất vội vàng.
+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn cho vay tiêu dùng gián tiếp
+ Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng có rất nhiều lợi thế phát sinh
có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi cho cả hai phía khách hàng lấn ngân hàng
1.2.5 Cho vay khách hàng cá nhân
- Có những phương thức cho vay trong đó nguồn trả nợ không gắn liền với mụcđích sử dụng tiền vay, phổ biến là vay hỗ trợ sinh hoạt tiêu dùng cá nhân
1.2.5.2 Mục đích:
- Đáp ứng nhu cầu vốn vay để thực hiện các phương án kinh doanh
- Đáp ứng nhu cầu vốn cho sinh hoạt tiêu dùng cùa cá nhân
1.2.5.3 Lợi ích:
Đối với ngân hàng:
- Góp phần đa dạng hóa các sản phẩm cho vay của ngân hàng
- Thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng
- Phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay (khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khácnhau, nhu cầu vốn vay đa dạng, phong phú.)
Đối với khách hàng:
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho ản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
- Có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn nguồn trả nợ phù hợp với chi phí thấp
Được ngân hàng cung ứng các dịch vụ tiện ích gắn liền với các khoản
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của NHTM
1.2.6.1 Nhân tố chủ quan:
Quy mô và uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng tới lượng cho vay tiêu dùng Ngânhàng có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lưới chi nhánh để thuận tiện giaodịch với khách hàng hay không Uy tín của ngân hàng cao hay thấp cũng sẽ ảnh hưởng tớilượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng
Yếu tố góp phần nhỏ tới thành công của cho vay tiều dùng là các chính sách, quyđịnh của ngân hàng Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay cóchu đáo hay không, đó là các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có linhhoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không, các quy định về thời hạn
Trang 40tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán Thủ tục xinvay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu, nếuthời gian thẩm định quá dài thì khách hàng sẽ không muốn chờ đợi và tìm tới các ngânhàng khác.
Trình độ, thái độ cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng mang tính quyết định thànhcông của cho vay tiêu dùng Cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môn tốt thì mới thẩmđịnh chính xác khách hàng và dự án vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn Cán bộ tíndụng cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc, nhiệt tình giúp đỡ, chi bảokhách hàng các thủ tục cần thiết
Muốn hoạt động cho vay tiêu dùng được nhiều khách hàng biết tới thì ngân hàngcần có chính sách marketing phù hợp Ngân hàng cần tăng cường các hoạt động thông tinquảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của các hoạt động thông tin quảng cáotrên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng nói chung cũng như lợi ích, chínhsách về cho vay tiêu dùng nói riêng
Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác động tới hoạt động cho vay tiêudùng Nếu ngân hàng có công nghệ hiện đại sẽ dấn tới việc giải quyết các thủ tục đượcnhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng và việc quản lý hồ
sơ khách hàng cũng được thuận tiện hơn Bên cạnh vấn đề về công nghệ, ngân hàng cần
có các quy định, nội quy làm việc thưởng phạt nghiêm minh, quản lý tốt để tạo động lựclàm việc cho cán bộ nhân viên ngân hàng, tác động đến phong cách làm việc của nhânviên
Tất cả các nhân tố vi mô nói trên đều là những nhân tố thuộc về nội tại ngân hàng
có tác động tới cho vay tiêu dùng Ngoài những nhân tố đó còn phải kể tới nhân tố kháchquan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng, đó là đạo đức kháchhàng cũng như rủi ra của hoạt động cho vay tiêu dùng Nếu như khách hàng là người cóđạo đức tốt, ý thức trả nợ tốt, rủi ra cho vay tiêu dùng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng tiếnhành mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, các quy định cho vay cũng sẽ không quá khắtkhe Ngược lại nếu khách hàng không trả nợ đều, nợ quá hạn quá nhiều thì tất yếu sẽ kìmhãm hoạt động cho vay tiêu dùng
Một ngân hàng muốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì cần tính tới tất cảcác nhân tố vĩ mô và vi mô kể trên
1.2.6.2 Nhân tố khách quan:
Một số nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng như môitrường kinh tế xã hội, các chính sách kinh tế của nhà nước, sự cạnh tranh giữa các ngânhàng, môi trường pháp lịch sử, yếu tố văn hóa
Trước hết cần phải kể tới đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động Nơi đó làthành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thìnhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng cao hơn so với vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà nhữngngười nông dân chỉ quanh năm ngày tháng biết tới ruộng vườn, thậm chí còn không biếttới hoạt động của ngân hàng
Kế đến là các thói quen, phong tục tập quán, tâm lý có ảnh hưởng tới nhu cầu vaytiêu dùng Người dân Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm rồi khi tích lũy đủ tiền mớimua sắm, tiêu dùng, họ không nghĩ tới việc đi vay, nợ nần để mua sắm cộng với tâm lýngại tiếp xúc với ngân hàng, sợ các thủ tục hành chính rườm ra Chính vì thế nhu cầu vaycủa người dân còn thấp