Thẩm định tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠINGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – CHI NHÁNH SÀI GÒN– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27 - 28)

1.1.2.1. Khái quát về thẩm định tín dụng:

Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.

Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay. Thẩm định tín dụng là một trong những khâu rất quan trọng trong toàn bộ qui trình tín dụng. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở những điểm sau:

+ Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.

+ Phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.

+ Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay:

- Cho một dự án tồi,

- Từ chối cho vay một dự án tốt.

1.1.2.2. Đối tượng và mục tiêu thẩm định tín dụng cá nhân:

Đối tượng thẩm định tín dụng cá nhân là những thể nhân đang để nghị vay vốn ngân hàng.

Mục tiêu của thẩm định tín dụng cá nhân là đánh giá chính xác và trung thực khả năng trả nợ của cá nhân khách hàng đang đề nghị vay vốn ngân hàng. Khả năng thu hồi nợ của ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

+ Thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay. + Thu nhập cá nhân của khách hàng.

+ Các nguồn thu nhập khác khách hàng có thể sử dụng để trả nợ. + Tài sản khách hàng dùng làm đảm bảo nợ vay.

Thẩm định tín dụng cá nhân chủ yếu tập trung vào thẩm định mức độ tin cậy của những yếu tố này, qua đó, có thể đánh giá được khả năng khách hàng có trả được nợ hay không

1.1.2.3. Các loại tín dụng dành cho khách hàng cá nhân:

Nhìn chung hiện nay các NHTMCP đã phát triển các sản phẩm tín dụng khá đa dạng và phong phú dành cho khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, NHTM đã tỏ ra có ưu thế hơn trong việc tiếp cận lĩnh vực này so với các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng nước ngoài.

Tiêu biểu cho việc cung cấp các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân ở các NHTMCP lớn như AC, Sacombank, Đông Á… Các sản phẩm tín dụng tập trung vào các nhóm chính sau đây:

- Cho vay hỗ trợ tiêu dùng: cung cấp cho khách hàng có thu nhập ổn định hàng tháng từ 1,5 triệu đồng trở lên. Số tiền vay hỗ trợ thêm cho tiêu dùng trong khi chờ đợi thu nhập đến kỳ.

- Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà: nhằm hỗ trợ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, trang trí nội thất nhà ở của khách hàng.

- Cho vay mua nhà, nền nhà, hoán đổi nhà: hỗ trợ khách hàng có nhu cầu về nhà, đất và cần sự hỗ trợ tài chính.

- Cho vay sản xuất kinh doanh: hỗ trợ khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,…Cho vay sản xuất kinh doanh mục đích có thể là để bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, để thanh toán tiền vật tư, hàng hoá, nguyên liệu và các chi phí cần thiết, hoặc để thanh toán tiền mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nâng cấp hoặc mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Cho vay mua xe cơ giới: hỗ trợ khách hàng có nhu cầu sở hữu một xe hơi hay xe tải nhưng tích luỹ chưa đủ.

- Cho vay hỗ trợ du học: được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu hỗ trợ tài chính cho con em mình đi du học.

Về mặt quy chế, thủ tục, cho vay khách hàng vẫn thực hiện theo quy chế cho vay khách hàng của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠINGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – CHI NHÁNH SÀI GÒN– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27 - 28)