Quá trình hình thành và phát triển chovay tiêu dùng

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠINGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – CHI NHÁNH SÀI GÒN– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 33 - 34)

Hoạt động kính tế́ bắt đầu trên thể giới này từ khi có con người. Ý thức cơ bản đầu tiên của mọi sinh vật là ý thức về sự sống và cái chết. Một cách rất bản năng, con người thời cổ hiểu rằng, để tồn tại, người ta phải hoạt động để kiếm cái ăn, cái uống. Dù sống đơn độ hay sống từng bầy, đàn, điều trước tiên ngưởi ta phải làm là tránh sự đe dọa của cái chết. Trong các đe dọa bị cái chết tước đoạt như đói khát, kẻ thù, thú dữ, tật bệnh, thiên tai..., thì đói và khát là loại đe dọa thường xuyên nhất. Vả để thoát khỏi sự đe dọa này người ta phải làm việc. Ngày nay chúng ta gọi nhửng công việc hoặc những hoạt động nhằm tạo ra nhu cẩu tối thiểu cho cuộc sống, cho sinh hoạt và phát triển là hoạt động kinh tế.

Vào thuở bình sinh của nhân loại, hoạt động kinh tế diễn ra trong từng cả nhân hoặc từng nhóm nhó của gia đình, ở đó sản phẩm được dùng chung và số thừa được cất giữ. Mỗi người, hoặc mỗi nhóm tự tạo ra mọi thử mà mình cẩn. Sản phẩm thừa hoặc được dự trữ hoặc đem cho. Hầu như không có trao đổi. Đây là chế độ tự cung tự cấp kiểu cá nhân hoặc gia đình, khi con người còn sống trong hang, chưa có chữ viết và thậm chí chưa có ngôn ngữ.

Chính sự phình to của dân số đã đẻ ra nhu cầu sống cộng đồng. Với dân số ngày càng đông và kiếm ăn trở nên khó khăn hơn, người ta bắt đầu ý thức rằng ngoài sự chết do đói và khát mang đến, kẻ thù và những thiên tai cũng là những mối đe dọa không kém nguy hiểm. Để thoát khỏi sự đe dọa này, sống chung với nhau là điều tốt vì nhiều người đoàn kết nhau bao giờ cũng bảo vệ mình và mọi người tốt hơn trường hợp mỗi người sống một cách riêng rẽ. Cộng đồng ra đời trên nền tảng đó và bắt đầu phát triển. Cuộc sống mới với những quan hệ khác, sinh hoạt khác ngoài thói quen cá nhân, làm xuất hiện các loại nhu cầu mới: thống nhất về tiếng nói, chữ viết. Đồng thời quan hệ lẫn nhau trong cộng đồng đã tạo ra sự thông cảm, giảm bớt nghi kỵ, thù hằn và thói quen cô lập sinh hoạt. Ăn chung, làm chung dẫn đến việc người ta bắt đầu dùng của dư để cho những người cùng sống vay, hoặc dùng nó để trao đổi cái khác mà họ không có.

Hoạt động trao đổi bắt đầu, chấm dứt cuộc sống tự cung tự cấp cá nhân. Vào thời gian thứ nhất, trao đổi bó hẹp trong khuôn khổ cộng đồng và nhỏ bé, chủ yếu trên các sản phẩm thừa và không hề có những cá nhân hay nhóm chuyên làm công việc này. Sự bành trướng của cộng đồng thành xã hội là động lực chính chuyển hóa quá trình trao đổi (mà David Hume gọi là trao đổi thiện chí) này thành một loại hình thương mại. Khi cộng đồng còn nhỏ, người ta chung sống với nhau dựa vào nhu cầu bảo vệ, niềm tin và sự kính trọng. Trong cộng đồng, người lớn tuổi nhất đương nhiên trở thành lãnh đạo vì kinh nghiệm sống, hiểu biết thiên nhiên và con cháu đông đảo của ông tạo nên. Khi cộng đồng ngày càng bành trướng, mối dây huyết thống và niềm tin lẫn nhau không còn đủ sức kiềm tỏa con người biết kính trọng và tôn phục người khác, do có quá nhiều nguồn gốc người và thành phần người khác nhau. Nhu cầu cấp bách để cộng dồng được tồn tại là phải có những ràng buộc nhất định để các cá nhân không được xâm hại đến quyền lợi người khác, không được làm điều gì xấu cho cá nhân khác và cộng đồng, không được làm rạn nứt niềm tin và sự đoàn kết của cộng đồng. Các ước lệ bắt đầu phát sinh thế dần chỗ của niềm tin, sự tự giác và đạo đức cá nhân. Cộng đồng càng lớn, các ước lệ càng được chi tiết hóa và cụ thể hóa thành thưởng và phạt. Đồng thời nhu cầu có người lãnh đạo thống nhất để duy trì các ước lệ cũng được biểu hiện. Khi vai trò lãnh đạo bắt đầu có, để phục vụ cho công việc chung, lãnh đạo cần có người giúp việc và phương tiện. Pháp luật và các thiết chế xã hội khác bắt đầu phát sinh từ đó. Xã hội càng phát triển, guồng máy tổ chức của nó càng trở nên cụ thể và phức tạp. Nhu cầu trao đổi ngày càng lớn khi quá trình chuyên môn trở nên chi tiết hơn.

Vì mỗi người không thể tự tồn tại được với duy nhất loại sản phẩm do mình làm ra, mà cần phải có một số sản phẩm khác do các cá nhân còn lại tạo thành, mọi người phải trao đổi sản phẩm cho nhau để cùng tồn tại một cách

đầy đủ hơn và tốt hơn. Quá trình trao đổi trở nên tinh vi dần với việc bắt đầu hình thành giai cấp trong xã hội. Đã có sự xuất hiện của một số cá nhân trong cộng đồng chuyên đi làm công việc trao đổi sản phẩm của người này cho người khác, mà ngày nay chúng ta gọi là buôn bán.Ở một số vùng, tổ chức xã hội chưa phát triển, chưa có phân công lao động và chuyên môn hóa,con người hầu như vẫn tồn tại theo kiểu tự cung tự cấp là chính và trao đổi nếu có, cũng chỉ là loại trao đổi thiện chí theo cách nói của David Hume. Trong những cộng đồng phát triển trước nói trên, buôn bán và sản xuất được giải quyết trực tiếp qua hình thức lấy hàng hóa trao đổi hàng hóa hay “Barter”. Mấu chốt cơ bản để hoạt động Hàng đổi hàng hay Barter được tiến hành, là phải có sự trùng lắp nhau về nhu cầu giữa hai tác nhâu hay hai người muốn trao đổi (Double Coincidence of Wants).

Nghiên cứu những chứng tích xa xưa nhất trong các trường ca và sử thi như Iliade và Odyssée của Homere hay sử thi Bhagavad Gita của Ấn độ, chỉ thấy có 1 số lượng rất ít sự tồn tại của tình trạng, mà ngày nay chúng ta gọi là cho vay lấy lãi trong một vài nhóm người. Chủ yếu là cho vay và trả bằng sản vật. Vàng bạc hay một số kim loại khác đã được biết đến. Tuy nhiên lúc này cộng đồng chưa xem là của cải.

Đến giai đoạn khoảng 3500 năm trước Công nguyên, đã có một vài cộng đồng sử dụng các loại phương tiện trung gian trao đổi tuy mức độ phổ biến chưa rộng. Từ thời gian này cho đến 1800 năm trước Công nguyên, tư liệu cho biết đã có một vài hoạt động mang tính chất khá tương tư như tín dụng ngân hàng thời nay. Tín dụng tiêu dùng ra đời cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Đây là một hình thức khá phổ biến hiện nay đặc biệt là ở môt số nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên hình thức này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chúng ta đã quen với việc mua hàng hóa tiêu dùng có giá trị từ vài triệu lên đến vài trăm triệu được trả trực tiếp bằng tiền mặt nhưng việc này là rất hiếm hoi ở nước ngoài. Bới vì ở nước ngoài việc thanh toán hầu hết được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng.

Để tạo điều kiện cho các khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng (mua sắm hàng hóa) của mình, các ngân hàng sẽ cho vay tiêu dùng bằng tiền hay hàng hóa. Người được hưởng tín dụng tiêu dùng không phải thế chấp bất cứ một loại tài sản nào mà chỉ cần chứng minh được thu nhập. Người vay tín dụng sẽ phải trả một phần gốc và lãi hàng tháng. Hạn mức tín dụng căn cứ vào thu nhập bình quân của người đó Thời hạn của tín dụng tiêu dùng từ 1 năm đến 5 năm.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN TẠINGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – CHI NHÁNH SÀI GÒN– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 33 - 34)