80286 ĐẾN NAY
4.1BXL 16 bit: Các bộ xử lý thế hệ thứ hai P2 (286)
80286 Còn gọi là 286, được hãng Intel đưa ra giới thiệu vào ngày 01 tháng 2 năm 1982, đây là bộ xử lý đầu tiên của Intel có thể chạy được tất cả ứng dụng viết cho các BXL trước đó, được dùng trong PC của IBM và các PC tương thích từ năm 1984.
Bộ 80286 có các thanh ghi 16 bit, truyền thông tin mỗi lần 16 bit trên dữ liệu, và dùng 24 bit để định địa chỉ cho các vị trí bộ nhớ và có khả năng địa chỉ hóa đến 16 MB bộ nhớ Ram.
Bộ vi xử lý này đã tăng cường sức mạnh cho các máy tính IBM personal Computer hiệu suất cao
286 có 2 chế độ hoạt động: chế độ thực (real mode) với chương trình DOS theo chế độ mô phỏng 8086 và không thể sử dụng quá 1 MB RAM; chế độ bảo vệ (protect mode) gia tăng tính năng của bộ vi xử lý, có thể truy xuất đến 16 MB bộ nhớ.
286 sử dụng công nghệ 1,5 µm với 134.000 transistor, bộ nhớ mở rộng tới 16 MB. Các phiên bản của 286 gồm:
6 MHz với 0.9 MIPS <triệu lệnh mỗi giây>
8 MHz, 10 MHz với 1.5 MIPS
12.5 MHz với 2.66 MIPS
16 MHz, 20 MHz and 25 MHz
4.2BXL 32 bit: Những VXL không thuộc họ X86
a/ iAPX 432
Ra mắt vào ngày 01 tháng 01 năm 1981 và đây là bộ vi xử lý 32 bit đầu tiên của Intel. Tuy nhiên dự án iAPX đã thất bại do một số tính năng khi thiết kế đã làm chậm tốc độ của nó.
i960 ra mắt vào ngày 05 tháng 04 năm 1988 dưới sự hợp tác của Intel và Siemens.
Các i960 được thiết kế như là một khởi đầu để phản ứng lại sự thất bại của Intel iAPX 432.
i960 xây dựng trên công nghệ RISC với kiến trúc 32 bit.
i960 gồm các biến thể: 80960Kx, 80960Cx, 80960Jx, 80960VH.
p/ i860 aka 80860
i860 được giới thiệu vào ngày 27 tháng 02 năm 1989 i860 có tốc độ từ 25 MHz tới 50 MHz
q/ Xscale
Xcale được giới thiệu ngày 23 tháng 08 năm 2000
4.3BXL 32 bit: Các bộ xử lý thế hệ thứ 3 (386)
Intel 386 là BXL 32 bit đầu tiên Intel giới thiệu vào năm 1985, được dùng trong các PC của IBM và PC tương thích. Intel 386 là một bước nhảy vọt so với các BXL trước đó.
Đặc điểm bộ xử lý 386:
- Đây là BXL 32 bit có khả năng xử lý đa nhiệm, nó có thể chạy nhiều chương trình khác nhau cùng một thời điểm. 386 sử dụng các thanh ghi 32 bit, có thể truyền 32 bit dữ liệu cùng lúc trên bus dữ liệu và dùng 32 bit để xác định địa chỉ.
- Bộ xử 386 làm việc với bộ đồng sử lý toán học 80387.
- Cũng như BXL 80286, 80386 hoạt động ở 2 chế độ: real mode và protect mode.
- Có nhiều biến thể của bộ xử lý 386 với hiệu năng nhỏ hơn hoặc tốn ít năng lượng hơn như: 386 DX, 386 SX, 386 SL.
- Bộ xử lý 386 được hàn trên bo mạch chủ.
a/ 80386DX
386DX được giới thiệu vào ngày 17 tháng 10 năm 1985
386DX sử dụng công nghệ 1,5 µm, 275.000 transistor, bộ nhớ mở rộng tới 4GB.
Các phiên bản của 386DX gồm : - 16 MHz với 5 đến 6 MIPS
- 20 MHz với 6 đến 7 MIPS, ra mắt ngày 16 tháng 2 năm 1987. - 25 MHz với 8.5 MIPS, ra mắt ngày 04 tháng 4 năm 1988.
tháng 4 năm 1989.
r/ 80386SX
386SX được giới thiệu ngày 16 tháng 1 năm 1988
386SX sử dụng công nghệ 1,5 µm với 275.000 transistor
Kiến trúc 386SX là 32 bit bên trong, 16 bit bus dữ liệu ngoài, 24 bit bus địa chỉ, bộ nhớ mở rộng 16 MB, bộ nhớ ảo 32MB.
Các phiên bản của 386 SX: - 16 MHz với 2.5 MIPS
- 20 MHz với 2.5 MIPS, được giới thiệu ngày 25 tháng 01 năm 1989 - 25 MHz với 2.7 MIPS, được giới thiệu ngày 25 tháng 01 năm 1989 - 33 MHz với 2.9 MIPS, được giới thiệu ngày 26 tháng 10 năm 1989
s/ 80386SL
Được thiết kế cho thiết bị di động, sử dụng công nghệ 1 µm, 855.000 transistor, bộ nhớ mở rộng 4GB; gồm các phiên bản 16, 20, 25 MHz
4.4BXL 32 bit: Các bộ xử lý thế hệ thứ 4 (486)
Với thế hệ thứ tư, các bộ xử lý không có những thiết kế lại hoàn toàn mà chủ yếu cải tiến cho hoàn thiện các bộ xử lý trước. Chíp có thanh ghi trong, bus dữ liệu và bus địa chỉ đều 32 bit.Tăng cường cải thiện về tốc độ xử lý, nhờ tăng tốc độ mà nó đã tạo nên sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp phần mềm. Chip 486 chạy nhanh gấp đôi so với chip386. Các chip 486 được cung cấp với nhiều tốc độ khác nhau, từ 16 đến 120 MHz. Thêm vào đó các chíp 486 cũng giống như 386 nó có nhiều biến thể, giữa các chíp 486 cũng có sự khác nhau về cấu hình chân (số lượng chân) nhưng đều cắm trên đế cắm Zip.
- Bộ xử lý DX, DX2, SX có cấu hình chân chuẩn giống nhau là 168 chân
- Chip OverDrive có 2 loại 168 và 169 chân (loại 169 chân gọi là 487SX)
Bên cạnh đó bộ xử lý 486DX4 còn sử dụng điện áp 3.3V 9 do được chế tạo với công nghệ CMOS) thay vì điện áp chuẩn 5V của các chíp 486 khác. Trong chíp chứ 1.2 triệu tranzito trong một khuân silic nhỏ.
Bo mạch chính sử dụng cho các chíp thế hệ thứ tư này có bus hệ thống từ 16-33MHz. Do vậy tuỳ theo CPU được lắp vào loại bo mạch, mà tốc độ xử lý xẽ phụ thuộc vào bo mạch đó, thường CPU xẽ làm việc ở tốc độ thấp hơn tốc độ định trước.
486DX được Intel giới thiệu vào ngày 10 tháng 4 năm 1989, các hệ thống sử dụng nó xuất hiện vào năm 1990.
Những bộ xử lý 486DX đầu tiên có tốc độ 25 MHz, các phiên bản sau có tốc độ 33 MHz với 168 chân và sử dụng điện áp 5V dạng PGA. Các phiên bản sau 196 chân PQFP (Platic Quad Flat Pack) với điện áp 3.3V, 208 chân SQFP (small Quad Flat Pack). 486DX tích hợp các chức năng như bộ đồng xử lý toán học, mạch điều khiển Cache và cả bộ nhớ Cache bên trong. Khi 486, 486DX trở thành chuẩn thương mại mới. Các hệ 486DX dự tính chạy được tất cả các hệ điều hành và hệ ứng dụng của một vài năm sau.
t/ 80486SX
Được giới thiệu tháng 4 năm 1991. Chip này giống hệt như các chip 486DX khác nhưng không tích hợp bộ đồng xử lý toán học nên giá rẻ hơn. Máy dùng loại chip này rất lý tưởng để chạy các ứng dụng Windows 3.1 và DOS. Nếu không cần đến bộ đồng xử lý toán học.
Chip 486SX đúng là một thủ thuật kinh doanh chứ không phải một công nghệ mới.
u/ 80486SL
Máy xách tay dùng bộ xử lý này đắt hơn máy 386 đây là loại chip siêu nhanh, có tính năng tiết kiệm điện nhưng giá cao và chỉ hiệu quả đối với các nhà chuyên nghiệp lớn, ví dụ để làm công việc chế bản, CAD, đồ hoạ và tính toán phức tạp. Bộ xử lý này có thời gian tồn tại ngắn, không phổ dụng.