1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng giai đoạn 2011 2015 và đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

95 1,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 11,03 MB

Nội dung

Trang 1

Phần 1ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Đặt vấn đề

Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước để tổchức quản lý và sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học, và có hiệuquả nhất thông qua việc phân bố quỹ đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sản xuấtcủa xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.

Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai thì cần phải tiến hành công tácquy hoạch sử dụng đất Thông qua quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước đề ra hệthống các biện pháp nhằm tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả.Thành phố Đà Nẵng thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm của miền Trung,có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của vùng Trong đó,Hoà Vang làhuyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng, có tiềm năng đất đaiphong phú và đa dạng, có điều kiện thuận lợi để phát triển mọi mặt về đời sốngkinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Quá trình đô thị hóa đã tạo ra nhiều nét khởi sắc trong sự phát triển kinhtế - xã hội của huyện Tuy nhiên đô thị hóa diễn ra nhanh làm thay đổi cơ cấukinh tế, hình thành khu công nghiệp vừa và nhỏ, khu tái định cư, diện tích đấtnông nghiệp ngày càng giảm, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng giữa cácloại đất diễn ra tương đối nhanh Vì vậy làm cho quỹ đất phát triển cơ sở hạtầng, xây dựng các khu dân cư tăng lên nhanh chóng Sự chuyển đổi này gâynhững biến động không nhỏ về tình hình sử dụng đất, ảnh hưởng đến chất lượng củaviệc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 của huyện.

Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn côngtác quy hoạch sử dụng đất nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý vàsử dụng đất trên địa bàn huyện

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giáviệc thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang, thànhphố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất phương án điều chỉnh quyhoạch sử dụng đất đến năm 2020".

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích

Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn2011 đến 2015 của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, để thấy được việc

Trang 2

thực hiện quy hoạch sử dụng đất đạt được như thế nào, từ đó làm cơ sở cho việcđề xuất hướng quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo phù hợp với thực tế hơn.

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho việc thực hiện phương án quy hoạchsử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu được thực hiện tốt hơn trong kỳ kế tiếp.

1.4 Giới hạn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các tài liệu liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bànnghiên cứu.

- Tình hình thực hiện các tiêu chí trong phương án quy hoạch sử dụng đấthuyện Hòa Vang giai đoạn 2011 - 2015, thể hiện trên toàn bộ diện tích đất tựnhiên và các loại hình sử dụng đất trong ranh giới hành chính của huyện

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện

Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

- Phạm vi số liệu: Đề tài sử dụng số liệu của phương án quy hoạch sử

dụng đất giai đoạn 2011 đến 2015 của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng vàcác số liệu quản lý sử dụng đất, các số liệu kinh tế - xã hội từ năm 2011 đến năm2015 để tiến hành nghiên cứu.

Trang 3

Phần 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1 Một số lý luận về sử dụng đất

2.1.1.1 Khái niệm đất đai và chức năng của đất đai

Theo định nghĩa của tổ chức FAO: “Đất đai là một tổng thể vật chất, bao

gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật chấtđó” Theo cách định nghĩa này đất đai là một phạm vi không gian, như một vật

mang những giá trị theo ý niệm của con người; đất đai thường gắn với một giátrị kinh tế được thể hiện bằng giá tiền trên một diện tích đất đai khi có sự chuyển

quyền sử dụng [13].

Đất đai về mặt thuật ngữ khoa học có thể hiểu theo nghĩa rộng như sau:Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm các yếu tố cấuthành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất như: khí hậu, thổnhưỡng, dạng địa hình,địa mạo, mặt nước (hồ, sông suối, đầm lầy…), các lớptrầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, trạngthái định cư của con người, những kết quả hoạt động của con người trong quákhứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước,

đường xá, nhà cửa…) [4].

Nếu nhìn nhận đất đai trên phương diện từ vạt đất thì đất đai là một phầndiện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu tố cấu thành môi trường

sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất [10].

Đất đai là điều kiện chung nhất (khoảng không gian lãnh thổ cần thiết) đốivới mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động củacon người Điều này có nghĩa - thiếu khoảnh đất (có vị trí, hình thể, quy mô diệntích và yêu cầu về chất lượng nhất định) thì không một ngành nào, xí nghiệp nàocó thể bắt đầu công việc và hoạt động được Nói khác đi - không có đất sẽ khôngcó sản xuất cũng như không có sự tồn tại của chính con người

Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loàingười, là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất Các Mác đã nhấnmạnh “Đất là mẹ, lao động là cha, sản sinh ra mọi của cải vật chất”

Tuy nhiên vai trò của đất trong các ngành sản xuất cũng rất khác nhau.Trong các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò là cơ sở không gian để thựchiện các quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai

Trang 4

thác khoáng sản) Chất lượng sản phẩm được tạo ra từ các ngành phi nôngnghiệp không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảmthực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất Trong nông nghiệp, đất đaiđóng một vai trò khác hẳn, đất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và làmra sản phẩm phục vụ đời sống của con người và xã hội Năng suất và chất lượngcủa sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất Đất nông nghiệp là yếu tốđầu vào quan trọng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

2.1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất

Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường Căncứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện và quyết định phương hướng chung,mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên, phát huy tối đa tiềm năng đất đai nhằm đạthiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và sự phát triển bền vững Vì vậy, phạm vi,cơ cấu và phương thức sử dụng đất vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quy luậtsinh thái tự nhiên vừa bị chi phối bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội vàcác yếu tố kỹ thuật.

-Theo nghiên cứu của Viện Điều tra quy hoạch đất đai có 3 nhóm nhân tố

ảnh hưởng đến sử dụng đất [11]:

* Nhân tố điều kiện tự nhiên

Quá trình sử dụng đất đai cần phải chú ý đến các đặc tính và tính chất đấtđai để xác định yếu tố hạn chế hay tích cực cho việc sử dụng đất hợp lý như chếđộ nhiệt, bức xạ, độ ẩm, yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, xói mòn Các đặc tính,tính chất này được chia làm 2 loại:

- Điều kiện khí hậu:

Khí hậu là một thành phần rất quan trọng của hệ sinh thái đồng ruộng Nócung cấp năng lượng chủ yếu cho quá trình tạo thành chất hữu cơ, mang lại năngsuất cho cây trồng.

- Điều kiện đất đai:

Các yếu tố địa hình, địa mạo, độ cao, độ dốc, hướng dốc, mức độ xóimòn thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, ảnh hưởng trực tiếpđến sản xuất và hoạt động của các ngành.

Địa hình là yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác Trước hết,địa hình ảnh hưởng đến khí hậu, nếu có sự khác nhau về độ cao sẽ dẫn đến chếđộ nhiệt và chế độ ẩm khác nhau.

Trang 5

Ở vùng đồi núi, yếu tố quan trọng nhất của địa hình là độ dốc Đối với đấtnông nghiệp, độ dốc kết hợp với yếu tố lượng mưa, tính chất đất sẽ quyết địnhkhả năng canh tác và hệ thống cây trồng phù hợp để khắc phục những yếu tố hạnchế Đối với ngành phi nông nghiệp, yếu tố địa hình quyết định những thuận lợihay khó khăn của việc thi công công trình hay khả năng lưu thông hàng hoá,gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng và quy mô sản xuất (ngành công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp ).

Thành phần cơ giới của đất quyết định các tính chất đất như chế độ nước,nhiệt độ, không khí, dinh dưỡng và độ lún Đất có thành phần cơ giới nhẹ:thoáng khí, dễ thoát nước, giữ nước kém, ít chất dinh dưỡng và độ lún thấp; đấtthành phần cơ giới nặng: giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhưng thoát nướcchậm, hay bị úng, ít không khí, độ lún cao Mỗi cây trồng chỉ sinh trưởng tốt ởmột điều kiện đất đai nhất định, một công trình có yêu cầu kỹ thuật về độ lúnkhác nhau.

Mỗi vùng đất khác nhau có các điều kiện tự nhiên khác nhau, ảnh hưởngtrực tiếp đến quá trình sử dụng đất: khả năng sản xuất, xây dựng công trình, pháttriển các ngành Do đó, để có phương án sử dụng đất hợp lý cần phải tuân thủtheo quy luật tự nhiên, tận dụng tối đa những thuận lợi, khắc phục những hạnchế để sử dụng đất mang lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất.

* Nhân tố kinh tế - xã hội

Các nhân tố kinh tế - xã hội bao gồm các thể chế, chính sách, thực trạngphát triển các ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, xây dựng ,trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, dân số, lao động, việc làmvà đời sống văn hóa, xã hội.

Các điều kiện tự nhiên là cơ sở để xây dựng phương án sử dụng đất nhưngcác nhân tố kinh tế - xã hội sẽ quyết định phương án đã lựa chọn có thực hiệnđược hay không Phương án sử dụng đất được quyết định bởi khả năng của conngười và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có.

Các điều kiện tự nhiên của mỗi vùng thường ít có sự khác biệt nhưng hiệuquả sử dụng đất thì có sự khác biệt lớn, nguyên nhân của vấn đề này là do điềukiện kinh tế - xã hội: vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng quyết định Trong thực tếcàng minh chứng rõ vấn đề này, với điều kiện tự nhiên đồng nhất nhưng nếuvùng nào có kinh tế phát triển, vốn đầu tư lớn, nhận thức và trình độ của ngườilao động vùng nào cao hơn thì sử dụng đất sẽ có hiệu quả hơn.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng

Trang 6

đất khác nhau

Từ những lý luận trên cho thấy, các điều kiện kinh tế - xã hội có tác độngkhông nhỏ tới việc sử dụng đất đai, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sử dụngđất hiệu quả của con người Vì vậy, khi lựa chọn phương cách sử dụng đất,ngoài việc dựa vào quy luật tự nhiên thì các nhân tố kinh tế xã hội cũng khôngkém phần quan trọng.

* Nhân tố không gian

Trong thực tế, bất kỳ ngành sản xuất nào (nông nghiệp, công nghiệp, xâydựng, khai thác khoáng sản ) đều cần đến đất đai là điều kiện không gian chocác hoạt động Tính chất không gian bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, hình dạng,diện tích

Đất đai không thể di dời từ nơi này đến nơi khác nên sự thừa thãi đất đai ởnơi này không thể sử dụng để đáp ứng sự thiếu đất ở địa phương khác Đất đaiphải khai thác tại chỗ, không thể chia cắt mang đi, nên không thể có hai khoanhđất giống nhau hoàn toàn Do đó, không gian là yếu tố quan trọng quyết địnhhiệu quả của việc sử dụng đất

Đặc điểm không thể chuyển dịch của đất đai dẫn đến những lợi thế hoặckhó khăn cho vùng, lãnh thổ Nếu những khoanh đất có vị trí tại khu trung tâm,có nền kinh tế phát triển, thuận lợi giao thông, giao lưu buôn bán thì hiệu quảsử dụng đất của khoanh đất đó sẽ lớn hơn rất nhiều so với khoanh đất tại vùngnông thôn, có nền kinh tế kém phát triển, không thuận tiện giao thông haynhững khoanh đất tại vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng sẽ cho hiệu quả củasản xuất nông nghiệp cao hơn vùng đồi núi, địa hình phức tạp

Bên cạnh đó, hình dạng của mảnh đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả sửdụng đất trong cả nông nghiệp và phi nông nghiệp: làm đất, chăm sóc, vậnchuyển, thiết kế công trình

Như vậy, các nhân tố không gian có ảnh hưởng tới quá trình sử dụng đất,nó sẽ gián tiếp quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, các yếu tố điều kiện tự nhiên và điềukiện kinh tế xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai

Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau Trong đó, điềukiện tự nhiên là yếu tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởngtrực tiếp, cụ thể và sâu sắc, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp; Điều kiện kinhtế sẽ kiềm chế tác dụng của con người trong việc sử dụng đất; Điều kiện xã hội

Trang 7

tạo ra những khả năng khác nhau cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên tác động tớiviệc sử dụng đất Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế -xã hội để nghiên cứu, xử lý mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xãhội trong lĩnh vực sử dụng đất đai Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và của xãhội, xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng với ưu thếtài nguyên của đất đai để đạt tới cơ cấu tổng thể hợp lý nhất, với diện tích đất đaicó hạn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội ngày càng cao và sử dụngđất đai được bền vững

Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất và phi vật chất (như các ngànhnông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, xây dựng, mọi hoạt động kinh tế vàhoạt động xã hội) đều cần đến đất đai như điều kiện không gian để hoạt động.Không gian, bao gồm cả vị trí và mặt bằng Đặc tính cung cấp không gian củađất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên ban phát cho xã hội loài người

Không gian mà đất đai cung cấp có đặc tính vĩnh cửu, cố định vị trí khi sửdụng và số lượng không thể vượt phạm vi quy mô hiện có Do vị trí và khônggian của đất đai không bị mất đi và cũng không tăng thêm trong quá trình sửdụng, nên phần nào đã giới hạn sức tải nhân khẩu và số lượng người lao động, cónghĩa tác dụng hạn chế của không gian đất đai sẽ thường xuyên xảy ra khi dân sốvà kinh tế xã hội luôn phát triển

2.1.1.3 Các xu thế phát triển sử dụng đất

Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệngười - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường Căn cứ vàonhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định phương hướng chung và mụctiêu sử dụng hợp lý nhất tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đấtđai nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất.

Hiện nay, việc sử dụng đất đai được phát triển theo 5 xu thế sau:

* Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung

Khi con người còn sống bằng phương thức săn bắn và hái lượm, chủ yếudựa vào sự ban phát của tự nhiên, vấn đề sử dụng đất hầu như không tồn tại.Thời kỳ du mục, con người sống trong lều cỏ, những vùng đất có nước và đồngcỏ bắt đầu được sử dụng Khi xuất hiện ngành trồng trọt với những công cụ sảnxuất thô sơ, diện tích đất đai được sử dụng tăng lên nhanh chóng, năng lực sửdụng và ý nghĩa kinh tế của đất đai cũng gia tăng

Tuy nhiên trình độ sử dụng đất còn rất thấp, phạm vi sử dụng cũng rất hạn

Trang 8

chế, mang tính kinh doanh thô, đất khai phá nhiều nhưng thu nhập rất thấp Với sự tăng trưởng của dân số và phát triển của kinh tế, kỹ thuật, văn hóavà khoa học, quy mô, phạm vi và chiều sâu của việc sử dụng đất ngày một nângcao Yêu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cao, cácngành nghề cũng phát triển theo xu hướng phức tạp và đa dạng dần, phạm vi sửdụng đất càng mở rộng (từ cục bộ một vùng đã phát triển trên phạm vi cả thếgiới, thậm chí cả ở những vùng đất trước đây không thể sử dụng được)

Cùng với việc phát triển sử dụng đất theo không gian, trình độ tập trungcũng sâu hơn nhiều Đất canh tác cũng như đất sử dụng theo các mục đích khácđều được phát triển theo hướng kinh doanh tập trung, với diện tích đất ít nhưnghiệu quả sử dụng cao.

Tuy nhiên, để nâng cao sức sản xuất và sức tải của một đơn vị diện tích,đòi hỏi phải liên tục nâng mức đầu tư về vốn và lao động, thường xuyên cải tiếnkỹ thuật và công tác quản lý

* Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hóa và chuyên môn hóa

Khoa học kỹ thuật và kinh tế của xã hội phát triển, sử dụng đất từ hìnhthức quảng canh chuyển sang thâm canh, kéo theo xu thế từng bước phức tạphóa và chuyên môn hóa cơ cấu sử dụng đất

Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã cho phép mở rộng khả năng kiểm soát tựnhiên của con người, áp dụng các biện pháp bồi bổ và cải tạo sẽ nâng cao sứcsản xuất của đất đai, thoả mãn các loại nhu cầu của xã hội Trước đây, việc sửdụng đất rất hạn chế do kinh tế và khoa học kỹ thuật còn ở trình độ thấp, chủyếu sử dụng bề mặt của đất đai, nông nghiệp độc canh, đất lâm nghiệp, đồng cỏ,mặt nước ít được sử dụng, khai thác khoáng sản còn hạn chế, xây dựng chủ yếuchọn đất bằng Khi khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển, ngay cả đất xấu cũngđược khai thác triệt để, hình thức sử dụng đa dạng, ruộng nước phát triển đãlàm cho vấn đề sử dụng đất ngày một phức tạp hơn theo hướng sử dụng toàndiện, triệt để các chất dinh dưỡng, sức tải, vật chất cấu thành và sản phẩm củađất đai để phục vụ lợi ích con người

Hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân và phát triển kinh tế hàng hoá, dẫn đếnsự phân công trong sử dụng đất theo hướng chuyên môn hóa

Để sử dụng hợp lý đất đai, đạt được sản lượng và hiệu quả kinh tế caonhất cần có sự phân công và chuyên môn hóa theo khu vực Cùng với việc đầutư, trang bị và ứng dụng các công cụ kỹ thuật, công cụ quản lý hiện đại sẽ nảy

Trang 9

sinh yêu cầu phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn và tậptrung, đồng thời cũng hình thành các khu vực chuyên môn hóa sử dụng đất khácnhau về hình thức và quy mô

* Sử dụng đất theo hướng xã hội hóa và công hữu hóa

Đất đai là cơ sở vật chất và công cụ để con người sinh sống và xã hội tồntại Vì vậy, việc chuyên môn hóa theo yêu cầu xã hội hóa sản xuất phải đáp ứngnhu cầu của xã hội hướng tới lợi ích cộng đồng và tiến bộ xã hội

Xã hội hóa sử dụng đất là sản phẩm tất yếu và là yêu cầu khách quan củasự phát triển xã hội hóa sản xuất Vì vậy, xã hội hóa sử dụng đất và công hữuhóa là xu thế tất yếu Muốn kinh tế phát triển và thúc đẩy xã hội hóa sản xuấtcao hơn, cần phải thực hiện xã hội hóa và công hữu hóa sử dụng đất

* Sử dụng đất theo xu thế phát triển kinh tế hợp tác hóa, khu vực hóa, toàncầu hóa

Toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quanhệ quốc tế hiện đại Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúcđẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hóa và hợp tác giữa các quốc gia, làm cholực lượng sản xuất được quốc tế hóa cao độ Những tiến bộ của khoa học - côngnghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã đưa các quốc gia gắn kết lạigần nhau Trước những biến đổi to lớn về khoa học, công nghệ này, tất cả cácnước trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sáchtheo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dở bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan,làm cho việc trao đổi hang hóa, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thếgiới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh tế quốc tế phát triển.

Xu thế khu vực hóa cũng đã xuất hiện ở những năm 1950, đã và đang pháttriển mạnh mẽ cho tới ngày nay

Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa là sản phẩm của quá trình cạnh tranh,giành giật thị trường gay gắt giữa các quốc gia và giữa các thực thể kinh tế quốctế Với sự hợp tác quốc tế, những hàng rào cản trở giao lưu thương mại và đầutư ngày càng giảm đi, kinh tế thế giới ngày càng trở thành một thị trường chung.Điều này đòi hỏi việc sử dụng đất để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa phảiđược tính toán cụ thể về diện tích, mục đích sử dụng, phương thức sử dụng trêncơ sở điều tra, phân tích thị trường nhằm đáp ứng được các yêu cầu chung củathị trường khu vực và thị trường thế giới.

* Sử dụng đất trong cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường

Trang 10

Cân bằng sinh thái là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu quyếtđịnh đến sự tồn tại mang tính bền vững của con người cũng như các loài sinh vậtkhác Con người cần phải hiểu rõ các hệ sinh thái và cân nhắc kỹ trước khi tácđộng lên một thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằngcho hệ sinh thái.

Đất đai là một thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, cóchức năng cân bằng sinh thái môi trường Tuy nhiên chức năng này của đất đaibị ảnh hưởng rất lớn bởi các hoạt động của con người trong đó có sử dụng đất.Khi sử dụng đất con người đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào đất bằngnhiều cách thức khác nhau Điều này cũng đồng nghĩa với việc trực tiếp hoặcgián tiếp tác động vào hệ sinh thái môi trường Do vậy để hướng đến sự pháttriển bền vững của nền kinh tế xã hội, đảm bảo môi trường sống cho sự tồn tạicủa con người và sinh vật thì sử dung đất trong hệ cân bằng sinh thái và bảo vệ

môi trường là một xu thế tất yếu [8].

2.1.1.4 Sử dụng đất và các mục đích kinh tế, xã hội, môi trường

Trong thời kỳ cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, việc sử dụng đất luônhướng tới mục tiêu kinh tế, nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trên một đơn vị diệntích đất nhất định (xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, chuồng trại chănnuôi quy mô lớn ) Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ được sử dụngđể phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cũng như thỏa mãn đời sống tinh thần củacon người (xây dựng nhà cửa, hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ thểdục thể thao, văn hóa xã hội )

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu trênluôn nãy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căngthẳng, những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (sai lầmcó ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến huỷ hoại môi trường nói chung và môi trườngđất nói riêng (các thảm hoạ sinh thái như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sạt lở đất liên tục xảy ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ ngày càng nghiêm trọng),làm cho một số chức năng của đất bị yếu đi

Sử dụng đất hợp lý, bền vững là hài hoà được các mục tiêu kinh tế - xãhội và môi trường

- Sử dụng đất và mục tiêu kinh tế

Sử dụng đất bao giờ cũng gắn với mục tiêu kinh tế Các hộ nông dân khisử dụng đất luôn đặt ra mục tiêu làm ra sản phẩm để bán hoặc tự tiêu dùng, nếuthấy việc đó không có lợi họ có thể thay đổi cây trồng để sản xuất có hiệu quảhơn hoặc nếu việc canh tác không có lợi họ có thể bán phần đất của họ cho

Trang 11

người nông dân khác

Trong khi đó cộng đồng luôn có những mối quan tâm kinh tế lâu dài trongsử dụng đất, trước hết là đảm bảo các mục tiêu kinh tế lâu dài và cần thiết cho cảcộng đồng, đó là vấn đề an toàn lương thực; Có đất để mở mang đô thị, xây dựngcơ sở hạ tầng, xây dựng các khu cụm công nghiệp, bảo vệ môi trường và cáckhu vui chơi giải trí

Sử dụng đất và các mục tiêu kinh tế được xem là hợp lý có nghĩa là quátrình xem xét cân nhắc để sử dụng đất hài hoà về mặt lợi ích của toàn thể cộngđồng và các chủ sử dụng đất cụ thể

- Sử dụng đất và mục tiêu xã hội

Sử dụng đất trước tiên liên quan đến nhu cầu thiết yếu của những ngườisống trên mảnh đất đó Đây là mục tiêu xã hội của bất cứ một Nhà nước nàonhằm tạo ra hay duy trì các điều kiện có tác dụng giúp thoả mãn những nhu cầuthiết yếu này Việc tạo ra công ăn việc làm trong quá trình phát triển bền vững làmột phương pháp hữu hiệu nhằm cùng một lúc đạt được 3 mục tiêu: xã hội, kinhtế và môi trường Những nhu cầu thiết yếu này bao gồm các cơ sở vật chất côngcộng hoặc các phương tiện phục vụ cho sức khoẻ, giáo dục, định cư, thu nhập, ngoài ra còn tạo ra một ý thức về công bằng xã hội và kiểm soát chính tương laicủa họ

Một mục tiêu xã hội nữa cần phải kể đến là mâu thuẫn giữa các thế hệ vềviệc sử dụng đất Đó là việc sử dụng đất của các thế hệ hiện tại không nghĩ đếnlợi ích của các thế hệ con cháu Đất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại vàtái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người Vì vậy, trong sử dụng cần làmcho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau

- Sử dụng đất và mục tiêu môi trường

Đối với bất kỳ vùng đất nào trong sử dụng đất đai gắn với mục tiêu môitrường thì điều quan trọng là phải phân biệt được mục tiêu chung và mục tiêuriêng Chính phủ các nước đều đưa ra các tiêu chuẩn và mục tiêu về môi trường Việc nhìn nhận “môi trường” không chỉ có nghĩa là một hệ thống các tiêuchuẩn về hóa học Đất nước, phong cảnh thiên nhiên là các tài sản có giá trị.Vì thế, những vấn đề về môi trường chỉ có thể giải quyết một cách có hiệu quả

nếu nó được thực hiện kết hợp với các mục tiêu kinh tế - xã hội [6]

Trang 12

2.1.2 Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất

2.1.2.1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

Theo viện tài nguyên đất Liên Xô (cũ): “Quy hoạch sử dụng đất là hệ

thống các biện pháp khai thác, sử dụng toàn diện có hiệu quả và bảo vệ tài

nguyên đất” [8].

Theo FAO: “Quy hoạch sử dụng đất là quá trình đánh giá tiềm năng đấtvà nước một cách có hệ thống phục vụ việc sử dụng đất và kinh tế - xã hội nhằmlựa chọn ra phương án sử dụng đất tốt nhất Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đấtlà lựa chọn và đưa ra phương án đã lựa chọn vào thực tiễn để đáp ứng nhu cầucủa con người một cách tốt nhất nhưng vẫn bảo vệ được nguồn tài nguyên chotương lai Yêu cầu cấp thiết phải làm quy hoạch là do nhu cầu của con người vàđiều kiện thực tế sử dụng đất thay đổi nên phải nâng cao kỹ năng sử dụng đất”.

Như vậy, quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹthật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệuquả cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sửdụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền vớiđất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệmôi trường.

Sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả được hiểu là: mọiloại đất đều được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định; các đặc điểmtính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phải phù hợp với yêu cầu và mục đích sửdụng; áp dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến; đáp ứngđồng bộ cả ba lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường.

Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thànhcác quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để manglại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quanhệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đíchnâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.

2.1.2.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tínhkhống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợpthành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau:

Trang 13

- Tính lịch sử xã hội

Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đấtđai - yếu tố tự nhiên cũng như quan hệ giữa người với người và nó thể hiện đồngthời hai yếu tố: thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và thúc đẩy sự phát triểncủa các mối quan hệ sản xuất Do vậy, quy hoạch sử dụng đất luôn là một bộphận của phương thức sản xuất xã hội và lịch sử phát triển của xã hội chính làlịch sử phát của quy hoạch sử dụng đất Nói cách khác quy hoạch sử dụng đất cótính lịch sử xã hội Tính chất lịch sử của quy hoạch sử dụng đất xác nhận vai tròlịch sử của nó trong từng thời kỳ xây dựng và hoàn thiện phương thức sản xuấtxã hội, thể hiện ở mục đích, yêu cầu, nội dung và sự hoàn thiện của phương ánquy hoạch sử dụng đất.

- Tính tổng hợp

Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt:

+ Mặt thứ nhất: Đối với của quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng,

cải tạo, bảo vệ tài nguyên đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế quốc dân(trong quy hoạch sử dụng đất thường đụng chạm đến việc sử dụng của tất cả cácloại đất chính).

+ Mặt thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa

học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số, đất đai,sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và sinh thái

Với đặc điểm này quy hoạch sử dụng đất lãnh trách nhiệm tổng hợp toànbộ nhu cầu sử dụng đất, điều hòa các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnhvực; xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân phối sử dụng đấtphù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân luônphát triển bền vững, đạt tốc độ và ổn định.

- Tính dài hạn

Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời hạn của quyhoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn Tính dài hạn của quy hoạch sử dụngđất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế xã hộiquan trọng như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trìnhĐTH, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Quy hoạch dàihạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài kinh tế xã hội

Trang 14

- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô

Với đặc tính dài hạn quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến được các xu thếthay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất với tính đại thểchứ không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi.

Do khoảng thời gian dự báo là tương đối dài nhưng lại phải chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố kinh tế xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạchthường là không cụ thể và chi tiết như trong kế hoạch ngắn và trung hạn, do vậynó chỉ có thể là một quy hoạch mang tính chiến lước chỉ đạo vĩ mô Các chỉ tiêuquy hoạch càng khái lược hóa quy hoạch càng ổn định.

- Tính chính sách

Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính chính trị và chính sách xãhội Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liênquan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằngđất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạchkinh tế xã hội, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đaivà môi trường sinh thái.

- Tính khả biến

Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiềuphương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giảipháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việcphát triển kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định Khi xã hội phát triển, khoahọc kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dựkiến của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp thì việc chỉnh sửa, bổ sunghoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết Điều này

thể hiện tính khả biến của quy hoạch [6].

2.1.2.3 Phân loại quy hoạch sử dụng đất

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch, quyhoạch sử dụng đất Tuy nhiên, mọi quan điểm điều dựa trên cơ sở hoặc căn cứchung nhất:

- Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch;

- Số lượng và thành phần đối tượng nằm trong quy hoạch;

- Phạm vi lãnh thổ quy hoạch cũng như nội dung và phuơng pháp quy hoạch.Đối với nước ta, Luật Đất đai năm 1993 (Điều 16,17,18) quy định: Quyhoạch sử dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành.

Trang 15

Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ có các dạng sau:

- Quy hoạch tổng thể sử dụng đất cả nước;- Quy hoạch sử dụng đất các vùng;

- Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã.

Quy hoạch theo ngành:

Dựa trên cơ sở đánh giá khả năng thích nghi của đất mà phân cho cácngành sử dụng và định hướng cho người sử dụng đất phù hợp với đặc điểm từngngành để có hiệu quả kinh tế cao Hiện nay một số ngành đã triển khai lập quyhoạch sử dụng đất của ngành mình như ngành nông nghiệp, giao thông, thuỷlợi… nhưng tiến hành còn chậm.

Hai loại quy hoạch này có liên quan chặt chẽ với nhau Các ngành tuy cókhác nhau về mục đích sử dụng nhưng đều được phân bố trên cùng một lãnh thổcụ thể nào đó (tức là trên một lãnh thổ tồn tại một lúc nhiều ngành) Do đó, tuỳthuộc vào đặc điểm phân bố lực lượng sản xuất và sự phát triển của các ngànhmà mỗi dạng quy hoạch theo lãnh thổ hành chính có thể bao hàm toàn bộ hoặc

một số quy hoạch theo ngành [7].

2.1.2.4 Cơ sở pháp lý của lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

Đất nước ta đang trong thời kỳ chuyển mình hoà nhập mạnh mẽ với nềnkinh tế thế giới Đặc biệt sau khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại thế giớiWTO thì nền kinh tế của chúng ta có sự chuyển biến mạnh với sự đa dạng vềcác ngành nghề Nhu cầu sử dụng đất của các ngành cũng tăng lên, vì vậy đã gâyáp lực đến tài nguyên đất đai Do đó, việc phân bổ sử dụng đất một cách hợp lýcho từng lĩnh vực của các ngành là vấn đề quan tâm của Đảng và Nhà nước ta.Điều này được thể hiện thông qua các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật,Nghị định, Thông tư và các văn bản dưới luật tạo cơ sở pháp lý cho quy hoạchsử dụng đất.

Để phù hợp với thực tiễn khách quan về tình hình quản lý sử dụng đấthiện tại và tương lai, trong điều kiện nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trườnghàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, ngày 01/07/2014 Luậtđất đai 2013 chính thức có hiệu lực, trong đó đã quy định rõ việc lập quy hoạchvà kế hoạch sử dụng đất Tại Điều 22 Luật đất đai 2013 quy định: “Quy hoạch

Trang 16

và kế hoạch sử dụng đất là một trong 15 nội dung của quản lý nhà nước về đất

đai” [12].

Ngoài các văn bản có hiệu lực pháp lý cao của Nhà nước, còn có các vănbản dưới luật, các văn bản của ngành, của địa phương trực tiếp hoặc gián tiếp đềcập đến vai trò, ý nghĩa, căn cứ, nội dung và phương pháp lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đối với địa bàn nghiên cứu đó là:

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai.- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014của Bộ Tài nguyên &Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất.

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc thi hành Luật Đất đai - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hòa Vang đến năm 2020.

2.1.2.5 Trình tự, nội dung lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

* Nội dung lập,điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [3]

Việc lập,điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước theoquy định tại Chương 3 điều 7 của Nghị định số 43/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 5năm 2014 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai có nội dung điều chỉnh đượcthực hiện như sau:

1 Trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập, điều chỉnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia được quy định như sau:

a) Các Bộ, ngành xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án củangành, lĩnh vực phụ trách theo từng đơn vị hành chính cấp tỉnh; Ủy ban nhândân cấp tỉnh xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương;

b) Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi nhu cầu sử dụng đất vềBộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được vănbản của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất;

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất vàdự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia đến từng vùng kinh tế - xãhội và đơn vị hành chính cấp tỉnh.

2 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh:

a) Trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập, điều chỉnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh:

Trang 17

Các sở, ngành xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án sử dụngđất thuộc chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh theo từng đơn vị hành chính cấp huyện;Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương.

Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi nhu cầu sử dụng đất vềSở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bảncủa Sở Tài nguyên và Môi trường về việc đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đấtcấp quốc gia và xác định danh mục các dự án trong quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất cấp quốc gia đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; tổng hợp, cân đốinhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đếntừng đơn vị hành chính cấp huyện.

b) Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh gồm chỉ tiêusử dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng.

Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất gồm chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đấtdo quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phân bổ cho cấp tỉnh và chỉ tiêu sử dụngđất theo loại đất do cấp tỉnh xác định Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất do cấptỉnh xác định gồm đất trồng cây lâu năm; đất trồng cây hàng năm khác; đất ở tạinông thôn; đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng trụ sở củatổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở ngoại giao; đất cụm công nghiệp; đấtthương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạtđộng khoáng sản; đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh; đất cơ sở tôn giáo; đất làmnghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.

Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng gồm khu sản xuất nông nghiệp;khu lâm nghiệp; khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; khu phát triểncông nghiệp; khu đô thị; khu thương mại - dịch vụ; khu dân cư nông thôn.

c) Trong trường hợp cần thiết mà phải thay đổi về quy mô, địa điểm và sốlượng dự án, công trình trong cùng một loại đất nhưng không làm thay đổi vềchỉ tiêu và khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng trong quy hoạch sửdụng đất đã được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trìnhHội đồng nhân dân cùng cấp thông qua, chỉ đạo cập nhật vào quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất cấp huyện để tổ chức thực hiện.

3 Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện:

a) Trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập, điều chỉnhquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện:

Trang 18

Các phòng, ban cấp huyện xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dựán sử dụng đất thuộc danh mục chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện theo từng đơn vịhành chính cấp xã; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy bannhân dân cấp xã) xác định nhu cầu sử dụng đất của địa phương.

Các phòng, ban cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã gửi nhu cầu sửdụng đất về Phòng Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngàynhận được văn bản của Phòng Tài nguyên và Môi trường về việc đề nghị đăngký nhu cầu sử dụng đất.

Phòng Tài nguyên và Môi trường xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấptỉnh và các dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ chocấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã; tổng hợp, cân đối nhu cầu sửdụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện đến từng đơn vịhành chính cấp xã.

b) Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm chỉtiêu sử dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng.

Chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất gồm chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đấtdo quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện và chỉ tiêu sử dụngđất theo loại đất do cấp huyện, cấp xã xác định Chỉ tiêu sử dụng đất theo loạiđất do cấp huyện, cấp xã xác định gồm đất nông nghiệp khác; đất sản xuất vậtliệu xây dựng, làm đồ gốm; đất phát triển hạ tầng cấp huyện, cấp xã; đất sinhhoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất tín ngưỡng; đất sông, ngòi,kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác.

Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng gồm khu vực chuyên trồng lúanước; khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm; khu vực rừng phòng hộ,rừng đặc dụng, rừng sản xuất; khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu đô thị -thương mại - dịch vụ; khu du lịch; khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệpnông thôn.

4 Trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốcphòng, an ninh, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủyban nhân dân cấp tỉnh xác định vị trí, diện tích các loại đất sử dụng vào mụcđích quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 61 của Luật Đất đai tại địa phương.

5 Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về trình tự, nội dunglập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trang 19

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1 Quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên thế giới

Quy hoạch sử dụng đất đai được thừa nhận trên thế giới cũng như ở ViệtNam là khâu nghiên cứu về đất đai nhằm đưa đất vào sử dụng một cách có hiệuquả.

Ở các quốc gia phát triển như Đức, Mỹ quy hoạch sử dụng đất luôn gắnliền với việc giải quyết các yêu cầu về môi trường, đảm bảo sử dụng đất hiệuquả bền vững Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất tại các nước này có tính khả thicao Những nguyên tắc về sử dụng đất được thông qua ở thành phố NewYork từnăm 1916 đến những năm 30 và hầu hết các Bang của nước Mỹ tuân thủ theonguyên tắc này Đến những năm 70, các Bang này gặp phải một số vấn đề vềmôi trường và sự bảo tồn các di tích lịch sử, nên đòi hỏi phải có những nguyêntắc và tầm nhìn xa hơn Từ đòi hỏi trên, Luật đất đai mới của Mỹ đã hình thànhhệ thống quy hoạch sử dụng đất mới.

Ở Đức: Điển hình là thành phố Berlin, hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã

được xây dựng từ rất sớm Chỉ vài năm sau khi có sự thống nhất toàn vẹn lãnhthổ đất nước, năm 1994, hệ thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với bảnđồ tỉ lệ 1:50.000 Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đaicho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủđược tiến hành thường xuyên Do đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở thànhphố Berlin nói riêng, của Đức nói chung có hiệu quả cao, đảm bảo sử dụng đấthiệu quả, tiết kiệm và bền vững, tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế.

Ở Pháp: quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng theo hình thức mô

hình hóa nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên, môitrường và lao động, áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc và sảnxuất hợp lý, thúc đẩy phát triển kinh tế

Ở Angiêri: Quy hoạch sử dụng đất đai ở Angiêri được xây dựng trên

nguyên tắc nhất thể hoá, liên hợp hóa và kỹ luật đa phía Trong toàn bộ quá trìnhquy hoạch có sự tham gia đầy đủ của các địa phương liên quan, các tổ chức ởcấp Chính phủ, tổ chức nhà nước, các cộng đồng và các tổ chức nông gia…Ởnước này, Chính phủ có trách nhiệm ngay từ đầu với những quan hệ ở tầm vĩ môcòn công chúng người có liên quan tới các hành vi lập quy hoạch giữ một vị tríquan trọng.

Trang 20

Ở Nam Phi: Ở Nam Phi đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc

gia do chính phủ thiết kế với sự tham gia của chính quyền các tỉnh Đồ án quyhoạch cấp quốc gia này được xem là căn cứ cho chính quyền cấp tỉnh soạn thảocác đồ án chi tiết hơn với sự phối hợp của các đơn vị chính quyền cấp thấp hơn.Các đồ án quy hoạch tiếp theo được xây dựng với sự tham gia của các chủ sử

* Thời kỳ 1981 - 1986

Để thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V “Xúc tiếncông tác điều tra cơ bản lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng, nghiêncứu chiến lược kinh tế, xã hội dự thảo kế hoạch triển vọng, kế hoạch cho 5 nămsau (1986 - 1990)” Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã yêu cầu các ngành, các địaphương, các cơ quan khoa học tập trung chỉ đạo chương trình lập tổng sơ đồphát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở nước ta trong thời kỳ 1986 - 2000(lập quy hoạch, kế hoạch sản xuất vùng trọng điểm, khu công nghiệp, du lịch,xây dựng thành phố).

Trong thời kỳ này kết quả đã được nâng lên một bước về nội dung và cơsở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai Tuy nhiên trong thời kỳ này quyhoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề cập đến, còn quy hoạch cấp huyện, cấptỉnh và cả nước đã được đề cập đến nhưng chưa đầy đủ.

* Thời kỳ từ năm 1987 đến năm 1993

Ngày 29/12/1987 Quốc hội khoá VIII thông qua Luật Đất đai và chủ tịchHội đồng Nhà nước công bố ngày 08/11/1988 Đây là Luật đất đai đầu tiên đượcban hành và dành một số điều cho quy hoạch như xác định vai trò, vị trí củacông tác quy hoạch và quản lý sử dụng đất trong nền kinh tế quốc dân Tuynhiên Luật đất đai 1988 chưa nêu ra nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai.

Trang 21

Ngày 15/4/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên Môitrường) đã ra thông tư 106/QH-KHKĐ xây dựng quy hoạch sử dụng đất đaitương đối cụ thể và hoàn chỉnh ở các cấp.

Ngày 18/2/1992 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã kịp thời hoàn thành tàiliệu hướng dẫn lập quy hoạch phân bổ đất đai cấp xã Do đó công tác quy hoạchsử dụng đất đai được đẩy mạnh một bước, đặc biệt là công tác quy hoạch sửdụng đất cấp xã được thực hiện.

* Thời kỳ từ 1993 đến năm 2003

Ngày 15/10/1993 Luật đất đai sửa đổi được công bố và có hiệu lực Trongluật này, các điều khoản nói về quy hoạch đã được cụ thể hóa hơn so với Luậtđất đai 1988 Luật đất đai 1993 tăng cường quyền hạn của cơ quan quyền lựcNhà nước trong việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Từ nhận thức rõ tầm quan trọng của Quản lý Nhà nước về đất đai nóichung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng trong thời kỳ này Luật đất đai đượcsửa đổi vào năm 1988 và năm 2001 Đồng thời trong cùng thời gian để tăngcường công tác quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và căn cứ theo đềnghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Chính phủ ra Nghị định số68/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Để thựchiện Nghị định 68 ngày 01/11/2001 có Thông tư số: 1842/TT-TCĐC hướng dẫnthi hành Nghị định 68 của Tổng cục Địa chính.

Trong giai đoạn này Tổng cục Địa chính cho triển khai lập quy hoạch sửdụng đất đai cả nước và các tỉnh, các huyện Hầu hết các địa phương trong cảnước đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

* Thời kì từ 2003 đến năm 2013

Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng như đảm bảo quyềnquản lý đất đai của Nhà nước theo Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam Tại kì họp thứ 4 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật đất đai 2003thay cho Luật đất đai 2001 và luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 Trong đó quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất được nhấn mạnh trong Chương 2 Mục 2 của Luậtđất đai.

Để thực hiện Luật đất đai 2003 Chính phủ ban hành Nghị định CP về việc hướng dẫn thi hành luật, trong đó Chương III Điều 12 cũng ghi cụthể nội dung quy hoạch sử dụng đất.

Trang 22

181/NĐ-Để công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thống nhất trongcả nước Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn, điều chỉnh và thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất, Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày01/11/2004 về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựngbản đồ hiện trạng sử dụng đất Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hànhQuyết định số 04/2007/QĐ-BTNMT về việc ban hành quy trình lập và điềuchỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

*Từ khi có luật 2013 cho đến nay

Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cũng như đảm bảo quyềnquản lý đất đai của Nhà nước theo Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam Tại kì họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật đất đai 2013thay cho Luật đất đai 2003 và luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2014 Trong đó quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất được nhấn mạnh trong Chương IV của Luật đất đai2013.

Để thực hiện Luật đất đai 2013 Chính phủ ban hành Nghị định 43/NĐ-CPvề việc hướng dẫn thi hành luật, trong đó Chương III Điều 7 cũng ghi cụ thể nộidung quy hoạch sử dụng đất.

Để công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thống nhấttrong cả nước Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 về việc hướng dẫn, điều chỉnh và thẩm định quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2.2.3 Kết quả lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp ở Việt Nam

* Công tác lập quy hoạch sử dụng đất - Quy hoạch sử dụng đất cả nước:

Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họpthứ 11 đã thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm2010 (Nghị quyết số 01/1997/QH9 về kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước5 năm, từ năm 1996 - 2000) và giao trách nhiệm cho các ngành, các tỉnh,thành phố lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của ngành mình, địa phươngmình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Năm 2000 Chính phủ đã chỉ đạoTổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) xây dựng quyhoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2007 củacả nước trình Quốc hội khóa XI

Trang 23

Đối với đất quốc phòng, an ninh: Chính phủ đã chỉ đạo Tổng cục Địachính phối hợp với Bộ quốc phòng, Bộ công an và UBND các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương tiến hành rà soát quy hoạch sử dụng đất đối với tất cả cácđơn vị trực thuộc Bộ quốc phòng và Bộ công an, đến nay đã hoàn thành trênphạm vi cả nước.

Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: đến nay đã có 61 tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương (thời điểm cuối năm 2003) hoàn thành lập quy hoạch sử dụngđất đến năm 2010, trong đó 59 tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt.

Năm 2007 theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vẫncòn 72 đơn vị cấp huyện chưa tổ chức triển khai, thuộc các tỉnh, thành phố nhưGia Lai còn 14/16 đơn vị; Cần Thơ còn 8/8 đơn vị; Hải Phòng còn 07/13 đơn vị;An Giang còn 09/11 đơn vị; Quảng Nam còn 04/17 đơn vị; Đắk Nông còn 04/08đơn vị; Đà Nẵng còn 03/08 đơn vị, chưa hoàn thành việc lập quy hoạch sử

dụng đất [ 1].

Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cả nước hiện có 223 huyện, quận, thịxã, thành phố thuộc 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành quyhoạch sử dụng đất (chiếm 35,7% tổng số đơn vị cấp huyện); có 146 huyện, thịkhác thuộc 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang triển khai quy hoạchsử dụng đất (chiếm 23,4% tổng số đơn vị cấp huyện) Đánh giá chung công tácquy hoạch sử dụng đất cấp huyện còn chậm (59,10% số đơn vị cấp huyện đã vàđang lập quy hoạch sử dụng đất), trong đó chủ yếu mới lập quy hoạch sử dụngđất của các huyện, còn quy hoạch sử dụng đất đô thị của hầu hết các tỉnh, thànhphố chưa được lập.

Kết quả kiểm tra năm 2006, cả nước có 5.954/10.777 đơn vị hành chínhcấp xã (chiếm 55%) đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010; 1.652 đơn vịcấp xã (chiếm 15%) đang triển khai; còn 3.171 đơn vị cấp xã (chiếm 30%) chưa

triển khai công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất [2]

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết,sau 5 năm thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụngđất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày22/11/2011 của Quốc Hội khóa 13 đã đạt được những kết quả tích cực, góp phầnquan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, công tác quản lý đất đai từng bước đivào nề nếp, sử dụng đất đai hiệu quả cao hơn Tuy nhiên, trong quá trình tổ chứcthực hiện cũng còn có những hạn chế và phát sinh các vấn đề cần điều chỉnh chophù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng

Trang 24

an ninh trong giai đoạn mới Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên vàMôi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương lập phươngán điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất kỳcuối (2016-2020) cấp quốc gia.

Theo quy định tại Điều 46 Luật Đất đai, quy hoạch sử dụng đất được điềuchỉnh khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, anninh của quốc gia Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp quốc gia được xâydựng dựa trên các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong Nghị quyết Đại hội XIcủa Đảng Một số chỉ tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã có sự điềuchỉnh, bổ sung tại Đại hội XII của Đảng, đặt ra yêu cầu cần thiết phải điều chỉnhQuy hoạch sử dụng đất đáp ứng cho việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hộiXII của Đảng.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp quốc gia được lập theo quyđịnh của Luật Đất đai 2003, có một số nội dung chưa phù hợp với quy định củaLuật Đất đai 2013 Do đó, Luật Đất đai 2013 (khoản 1 Điều 51) đã quy định: đốivới quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định, phê duyệt trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành thì phải ràsoát, điều tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợpvới quy định của Luật này khi lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2016-2020).

* Công tác lập kế hoạch sử dụng đất

Cấp tỉnh: thực hiện Luật đất đai năm 1993 và hướng dẫn của Tổng cụcĐịa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường), UBND các tỉnh, thành phố,trực thuộc Trung ương đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm vàkế hoạch sử dụng đất 5 năm trình Chính phủ xét duyệt, làm căn cứ cho việc giaođất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất ở địa phương Kếtquả lập kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương được thực hiện từ năm 1995 đến nay đã đi vào nề nếp.

2.2.4 Khái quát về tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam

Tuy kết quả lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp trong nhữngnăm qua là khả quan, nhưng cũng phải thừa nhận rằng quy hoạch sử dụng đất ởnước ta còn yếu Sự yếu kém ở đây không chỉ ở khâu lập quy hoạch mà còn yếuở trong khâu thực hiện quy hoạch Đối với rất nhiều dự án quy hoạch sử dụngđất, việc lập quy hoạch được tiến hành rất nhanh, nhưng khi đưa vào thực hiệnthì lại rất chậm hoặc không thực hiện được đúng kỳ quy hoạch Bởi lẽ nhữngquy hoạch như vậy không được tính toán đến khả năng thực hiện, cả về nguồnvốn đầu tư cũng như sự hạn chế về tầm nhìn của cán bộ làm quy hoạch, các nhàquản lý ở địa phương Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra các

Trang 25

phương án quy hoạch không khả thi, một trong những vấn đề nổi cộm hiện naycủa nước ta.

Một thực tế hiện nay ở các thành phố lớn, các khu đô thị lớn, các trungtâm công nghiệp, đã có rất nhiều dự án, quy hoạch sử dụng đất được lập và đượcphê duyệt nhưng lại chưa thực hiện được, điển hình là các thành phố lớn như HàNội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện còn chậm so vớiyêu cầu tại Chỉ thị số 09/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chưa có sựchuyển biến tích cực.

Tình trạng quy hoạch không thực hiện được, dự án không thực hiện đượcdiễn ra ngày càng nhiều, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế - xãhội, làm chậm sự phát triển của đất nước.

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tăng cường hiệulực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốcphòng an ninh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:

+ Quy hoạch sử dụng đất theo cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, gắn với sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, phân cônglao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nôngthôn, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốcgia, đồng thời đưa nước ta vào nhóm những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩugạo; diện tích đất rừng tự nhiên được khôi phục cùng diện tích trồng mới tăng đãnâng độ che phủ đất từ 28% năm 1990 lên 32% năm 1995, 35% năm 2000 và44% năm 2007;

+ Quy hoạch sử dụng đất, đã góp phần tạo lập quỹ đất, thu hút đầu tư đểphát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển các ngànhgiao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ; khoa học kỹ thuật,giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại

Trang 26

phương án “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2004- 2010” Đến năm 2005, qua thực tế phát triển của thành phố cho thấy một số dựán quy hoạch trước đây cần phải được điều chỉnh hoặc xóa bỏ, và một số dự ánmới phát sinh cần phải được thực hiện cho phù hợp thực tiễn đồng thời phù hợpvới các quy định hiện hành của Nhà nước, thành phố Đà Nẵng một lần nữa xâydựng phương án: “Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố ĐàNẵng thời kỳ 2006 - 2010” Đến nay phương án này đã thực hiện xong, thànhphố tiếp tục xây dựng phương án: “Quy hoạch sử dụng đất thành phố Đà Nẵngthời kì 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 - 2015” đã cơ bản hoànthành đang chờ Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định để trình Chính phủ xét duyệt.Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương thực hiện quy hoạchnói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng rất tốt Khi quy hoạch được duyệtthành phố đã tổ chức công bố rộng rãi đến người dân dưới nhiều hình thức nhưtổ chức triển lãm quy hoạch, treo bản đồ quy hoạch ở những nơi công cộng,…để người dân cùng tham gia thực hiện

Nhờ thực hiện tốt công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất mà chỉtrong vòng 15 năm từ khi chia tách tỉnh, Đà Nẵng đã thu được những kết quảđáng khích lệ, tạo nên diện mạo mới của đô thị loại I, có cơ sở hạ tầng tương đốiđồng bộ, an sinh xã hội được cải thiện, quốc phòng an ninh được đảm bảo tốt hơn,từng bước phát huy vai trò trung tâm trong khu vực Miền Trung - Tây Nguyên

Tuy nhiên, do tốc độ phát triển quá nhanh chóng nên công tác quản lýviệc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố còn đểxảy ra một số vi phạm, cụ thể:

- Sự phối hợp giữa các cấp thành phố, quận, huyện, phường, xã và cácngành còn thiếu đồng bộ, công tác quy hoạch sử dụng đất chưa được quan tâmđúng mức ở một số quận, huyện

- Trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều dự án treo, chưa thực hiện kịp tiếnđộ gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong khu vực.

2.3 Tình hình nghiên cứu về đề tài:

Trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng từ trước đến nay vẫnchưa có ai nghiên cứu vấn đề đánh giá việc thực hiện các phương án quy hoạchsử dụng đất Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này, với mong muốn sẽ đưara được nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang.

Trang 27

3.2 Giới hạn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các tài liệu liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bànnghiên cứu.

- Tình hình thực hiện các tiêu chí trong phương án quy hoạch sử dụng đấthuyện Hòa Vang giai đoạn 2011 - 2015, thể hiện trên toàn bộ diện tích đất tựnhiên và các loại hình sử dụng đất trong ranh giới hành chính của huyện

3.2.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện

Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

- Phạm vi số liệu: Đề tài sử dụng số liệu của phương án quy hoạch sử

dụng đất giai đoạn 2011 đến 2015 của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng vàcác số liệu quản lý sử dụng đất, các số liệu kinh tế - xã hội từ năm 2011 đến năm2015 để tiến hành nghiên cứu.

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội củahuyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

- Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất đai trên địa bàn nghiên cứu.

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Hòa Vanggiai đoạn 2011 - 2015 theo phương án quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

- Đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

3.4 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập số liệu:

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu về

Trang 28

điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tại các phòng, ban, đơn vị chức năng, nhữngvăn bản của cơ quan Nhà nước cấp trung ương và địa phương, những thông tintừ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những bài báo, báo cáo, tàiliệu hội thảo, để có được thông tin cơ bản phục vụ cho nội dung nghiên cứucủa đề tài

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra, khảo sát thực địa; Sửdụng ý kiến của các chuyên gia tư vấn, các nhà quản lý về lĩnh vực đất đai đểthu thập thông tin nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.

* Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu

Sau khi thu thập được các số liệu và tài liệu, tiến hành phân tích, xử lýcác số liệu và tài liệu thu thập được để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tìnhhình thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo phương án quy hoạch.

* Phương pháp bản đồ

Đề tài sử dụng phần mềm Autocad, Microstation để xây dựng bản đồ

Trang 29

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Hòa Vang

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Hòa Vang là huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng, nằm cách trungtâm thành phố 7km, bao bọc thành một vòng cung rộng lớn về phía Tây nội thị,có tọa độ từ 15055' đến 16031' vĩ độ Bắc và từ 1080 49' đến 108014' kinh độ Đông:

- Phía Đông giáp: quận Cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn;- Phía Tây giáp: huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam;

- Phía Nam giáp: huyện Điện Bàn và Đại Lộc tỉnh Quảng Nam;- Phía Bắc giáp: quận Liên Chiểu và tỉnh Thừa Thiên Huế.

[Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Huyện Hòa Vang]

Hình 4.1 Vị trí địa lý của huyện Hòa Vang

Là huyện có hệ thống giao thông đường bộ tương đối thuận tiện, có Quốclộ 1A, Quốc lộ 14B, đường sắt thống nhất và xa lộ Bắc Nam đi qua, tạo điềukiện thuận lợi cho sự phát triển tiềm năng kinh tế và giao lưu với các vùng xungquanh huyện và nội thành thành phố Đà Nẵng.

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Trang 30

Huyện Hòa Vang có địa hình đa dạng, phức tạp, trải rộng trên cả 3 vùng:miền núi, trung du và đồng bằng, bị chia cắt theo hướng dốc chính từ Tây Bắcxuống Đông Nam và chia ra các dạng địa hình sau:

* Vùng núi: Hình thành từ các quá trình kiến tạo địa chất, tạo thành cácdãy núi cao từ 200 đến 1478m (dãy Bà Nà), tập trung ở các xã hướng Tây củahuyện gồm các xã Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Phú và Hòa Liên, ở những khu vựcnày cũng có những bãi bằng trước núi và những đồng bằng ven sông tương đốinhỏ do quá trình bào mòn các dãy núi tạo hiện tượng sườn tích hình thành.

* Vùng trung du: Một mặt được hình thành các quá trình tạo núi ảnhhưởng của các dãy núi phía Tây, đồng thời do tác động của quá trình sườn tíchvà quá trình bồi tích đã hình thành khu vực này đặc trung cho vùng trung du bánsơn địa có cao độ đến 100m, bao gồm những đồi núi tương đối thấp và các đồngbằng trước núi với diện tích nhỏ Đặc trưng vùng này thuộc các xã Hòa Sơn,Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phong.

* Vùng đồng bằng: Do tác động của các quá trình bồi tích, trầm tích từcác sông bắt nguồn từ các dãy núi phía tây của huyện và phía tây của khu vựctỉnh Quảng Nam, cao độ trung bình của khu vực này từ 2 đến 10m, tập trung ởcác xã Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước.

Với địa hình đa dạng và phong phú vùng đồng bằng phía đông là nơi tậptrung vùng đất nông nghiệp chuyên trồng lúa nước, trồng cây hàng năm Phíatây gồm các xã miền núi, nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn đóng vai trò quantrọng về môi trường sinh thái của huyện và thành phố.

4.1.1.3 Khí hậu

Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độcao và ít biến động Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đếntháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 6, thỉnh thoảng có những đợt rétmùa đông nhưng không đậm và không kéo dài

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26.30C cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,với nhiệt độ trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình18-23°C Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trungbình khoảng 20°C

Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng10, 11, trung bình khoảng 85-87%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bìnhkhoảng 76-77%.

Trang 31

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 mm, mưa lớn thường tậptrung vào hai tháng 10 và 11 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp Tuy nhiêncó những năm lượng mưa thấp, như năm 2003 đạt 1.375,1 mm gây thiếu nướccho sản xuất nông nghiệp và đời sống Các hướng gió thịnh hành là gió mùaĐông Bắc từ tháng 11 đến tháng 2; gió mùa Đông Nam và Tây Nam vào tháng 5đến tháng 7 Huyện thường xuyên bị chịu ảnh hưởng của bão, trung bình hàngnăm có 1-2 cơn bão đi qua, hai năm thường có một cơn bão lớn.

Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.076,9 giờ; nhiều nhất là vào tháng5, 6; trung bình từ 233 đến 262 giờ/tháng; lớn nhất là vào tháng 12 và tháng 1trung bình từ 58 đến 122 giờ/tháng

4.1.1.4 Thủy văn

* Nước mặt:

Huyện Hòa Vang có 2 sông chính là sông Cu Đê và sông Cẩm Lệ.

- Sông Cu Đê: Bắt nguồn từ đầu dãy núi Bạch Mã, sông chính có chiều dài38 km Ở thượng nguồn có 2 nhánh là sông Bắc và sông Nam, tổng diện tích lưuvực là 426 km2 Tổng lượng nước bình quân hằng năm vào khoảng 0.6 tỷ m3.

- Sông Cẩm Lệ là hợp lưu của 2 sông là Túy Loan và sông Yên, có chiềudài 12 km Sông Túy loan có lưu vực nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, sôngYên là hạ lưu sông Ái Nghĩa và sông Vu Gia.

Nhìn chung chất lượng nước các sông đều đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vàsản xuất của địa phương Tuy nhiên do gần biển nên phần hạ lưu sông Cu Đêvào các tháng 5-6 thường có độ mặn giao động từ 1 - 5% làm ảnh hưởng nguồnnước sinh hoạt của nhân dân.

* Nước ngầm:

Huyện Hòa Vang được đánh giá là một huyện có nguồn nước ngầm lớn,đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân trong sản xuất nông nghiệp và cácngành kinh tế khác Song hiện một số xã đang có nguy cơ thiếu nước trong mùanắng do tình trạng khai thác rừng bừa bãi.

Đặc biệt, nguồn nước khoáng nóng tại thôn Phước Sơn, Hòa Khương đãđược khai thác, đưa vào hoạt động từ 29/8/2011; nước nóng tại khu vực suốiĐôi, Hòa Phú góp phần thu hút lượng lớn khách du lịch đến với Đà Nẵng.

Trang 32

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên*Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất huyện Hoà Vang là 73.315,65ha, được phân bố như sau:- Nhóm đất nông nghiệp: 63.096,82ha chiếm 86,06% tổng diện tích tựnhiên.

- Nhóm đất phi nông nghiệp: 9.663,33ha chiếm 13,18% tổng diện tích tự nhiên.- Nhóm đất chưa sử dụng: 555,51ha chiếm 0,76% tổng diện tích tự nhiên.Hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp là nhómđất phù sa ở khu vực đồng bằng thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quảvà nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với cây công nghiệp dài ngày,cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc

Diện tích đất đã được sử dụng của huyện chiếm 99,24% cho các mục đíchnông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cho các mục đích phi nôngnghiệp khác Hiệu quả sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp tương đối cao.

*Tài nguyên rừng

Huyện Hoà Vang có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đây là một trongcác thế mạnh của huyện Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 57.030,84ha chiếm77,79% Trong đó, đất rừng sản xuất là 19.472,65ha (chiếm 26,56% diện tíchđất tự nhiên), tập trung chủ yếu ở Hoà Bắc, Hoà Ninh và Hoà Phú; đất rừngphòng hộ là 8.565,42ha (chiếm 11,68% diện tích tự nhiên), đất rừng đặc dụng là28.992,77ha (chiếm 39,55% diện tích tự nhiên) thuộc địa bàn các xã Hoà Ninhvà Hoà Bắc

Rừng đặc dụng nằm ở địa phận xã Hoà Ninh và Hòa Bắc, thuộc vùng đệmcủa khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, là khu bảo tồn được thành lập với mụcđích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phục hồi, tái tạo vốn rừng nhằm nâng độ chephủ của rừng, phát huy tác dụng phòng hộ môi trường của rừng Trong vùngrừng đặc dụng có rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng, các tài nguyênđộng thực vật phong phú, đặc biệt có nhiều loại gỗ quý, nhiều cảnh quan thiênnhiên đẹp rất hấp dẫn với khách du lịch như khu vực Bà Nà-Núi Chúa.

Rừng và tài nguyên rừng của huyện Hoà Vang có vai trò quan trọng đốivới đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong huyện Ngoài vai trò phònghộ cho huyện và thành phố Đà Nẵng, rừng còn là thế mạnh có nhiều tiềm

Trang 33

năng trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác chế biếnlâm sản, dịch vụ du lịch

* Tài nguyên khoáng sản

Hòa Vang có các loại khoáng sản kim loại như vonfram ở Nà Hoa, thạchanh hồng ở khu rừng phòng hộ Bà Nà - Hòa Ninh, thiếc ở Đồng Nghệ (HòaKhương), mỏ vàng ở Khe Đương xã Hòa Bắc

Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn huyện Hòa Vang có tổng cộng 31 mỏkhoáng sản đang hoạt động khai thác: chủ yếu là đá xây dựng, đất đồi dùng vậtliệu san lấp Đây là nguồn tài nguyên khoáng sản có vai trò quan trọng, cung cấpphần lớn nguyên vật liệu cho ngành xây dựng và vật liệu san lấp cho các dự ántrên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Nguyên liệu đất sét: Chủ yếu tập trung tại xã Hòa Khương (mỏ sét PhúSơn, mỏ sét Phước Sơn, mỏ Đồng Nghệ), xã Hòa Phú (thôn An Châu), xã HòaPhong (thôn Nam Thành), xã Hòa Bắc (mỏ Nam Yên)…

Nguồn tài nguyên đất sét có thành phần độ hạt và tính chất cơ lý đạt tiêuchuẩn làm gạch nung, gạch cotto, ceramit đặc biệt làm nguyên liệu màu chogốm sứ Hiện nay chủ yếu khai thác sản xuất gạch ngói thủ công và công nghệlạc hậu so với các tỉnh thành trong khu vực Đây không phải là một ngành chiếnlược cũng như quy mô sản xuất của huyện Hòa Vang về lâu dài mà chỉ đáp ứnggiải quyết cho các hộ có nghề truyền thống lâu năm và giải quyết một số côngăn việc làm, tận dụng công nhàn rỗi trong nhân dân.

Đá xây dựng: Phân bố tập trung ở các xã Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Bắc,Hòa Sơn Chủ yếu đá granit thuộc loại đá cứng đảm bảo chỉ tiêu vật liệu xâydựng chất lượng cao Hiện nay trên địa bàn đã có 46 giấp phép khai thác mỏ vớidiện tích khai thác là 354 ha do UBND Thành phố cấp.

Cát xây dựng: Phân bố chủ yếu ở lòng sông, các bãi bồi trên 2 nhánhsông Cu Đê và sông Tuý Loan Tiềm năng trữ lượng tự nhiên ước tính:

V = 300.000.000m3.

* Tài nguyên nước

Trữ lượng nước ngọt lớn trên các sông Yên, sông Túy Loan, sông CuĐê là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy nước của thành phố ĐàNẵng và một phần cho huyện Hoà Vang

Trang 34

Qua kết quả đánh giá chất lượng nước sông Túy Loan các thông số pH,DO, NH+,NO3- đều nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên các chỉ tiêu về PO3-,COD có xu hướng vượt tiêu chuẩn cho phép và nước có dấu hiệu ô nhiễm các chỉtiêu này Bên cạnh đó còn có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng do nạn khai thác cátvà khai thác khoáng sản ở đầu nguồn sông Vu Gia tỉnh Quảng Nam Chất lượngnước ở đầu nguồn sông Cu Đê nhìn chung còn tốt, song ở hạ lưu bị ô nhiễm donước thải từ khu công nghiệp Hòa Khánh đổ ra Các thông số vượt như chỉ tiêu vềdầu mỡ, chất dinh dưỡng NO2, NO3, NH4+, vi sinh vật, kim loại nặng.

* Tài nguyên du lịch và nhân văn

Với địa hình đa dạng gồm miền núi, trung du, đồng bằng nên huyệnHòa Vang có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt làdu lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở khu vực Bà Nà-Núi Chúa, Đồng Nghệ, NgầmĐôi (Hoà Phú), du lịch trên sông (dọc sông Cu Đê), du lịch đồng quê, vườnđồi (thuận lợi cho khách từ thành phố Đà Nẵng đi nghỉ cuối tuần) Nhiều hồ,đầm tự nhiên như Bàu An Ngãi Tây, Bàu Nghè ở Hoà Sơn có thể cải tạothành các công viên du lịch mặt nước; Khu vực Bàu Tràm, xã Hoà Phong vàmột số hồ chứa nước khác.

Ngoài ra, huyện còn được thiên nhiên ưu ái với nguồn suối nước khoángnóng tại thôn Phước Sơn, Hòa Khương đã được khai thác, đưa vào hoạt động từ29/8/2011, thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.

Toàn huyện có 5 di tích lịch sử cấp Quốc gia (Di tích kiến trúc nghệ thuậtđình Bồ Bản, Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Túy Loan, Nhà thờ Chi phái tộcQuá Giáng, lăng mộ danh nhân Đỗ Thúc Thịnh và bia Ông Ích Đường) và 21 ditích lịch sử cấp Thành phố đã thu hút nhiều khách du lịch muốn tìm hiểu về vănhóa, lịch sử.

Trong thời gian tới, nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khách sạn, nhà hàng, điểmvui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển được đầu tư xây dựng tốt sẽ thu hútrất nhiều khách du lịch đến, tạo nguồn thu rất lớn cho huyện và cả thành phố ĐàNẵng Vì vậy, việc huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cũngnhư tìm các giải pháp tối ưu để khai thác các tiềm năng du lịch là một trong cácnhiệm vụ quan trọng của huyện trong thời gian tới.

4.1.1.6 Thực trạng môi trường

Công tác bảo vệ môi trường luôn được UBND huyện Hòa Vang quan tâmgiải quyết, chủ động xây dựng các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường tạiđịa phương một cách hiệu quả như: thực hiện công tác thu gom và xử lý rác thải

Trang 35

sinh hoạt; thực hiện thí điểm việc phân loại rác thải tại nguồn; xây dựng cáccông trình xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường…

Bằng nhiều hoạt động tuyên truyền diễn ra thường xuyên trong các đợt lễhưởng ứng về môi trường đã thu hút sự tham gia nhiều đơn vị địa phương, nhậnthức về bảo vệ môi trường của người dân đã góp phần đem lại cảnh quan sạchđẹp trên địa bàn huyện

Việc thực hiện Tiêu chí Môi trường đạt nhiều kết quả, đến nay toàn huyệncó 10/11 xã đạt tiêu chí môi trường, có 82/119 thôn triển khai hoạt động mô

hình “Thôn không rác”, duy trì thực hiện có hiệu quả ngày Chủ nhật

“Xanh-Sạch- Đẹp”, nạo vét kênh mương, khơi thông cống rãnh, trồng và chăm sóc cây

xanh theo hình thức xã hội hóa, giải quyết cơ bản những điểm nóng về rác thải Trên địa bàn huyện Hòa Vang không còn các cơ sở sản xuất gạch theophương pháp thủ công Các mỏ khai thác khoáng sản được phục hồi môi trườngtheo quy định Các cơ sở sản xuất, chăn nuôi có biện pháp xử lý đạt tiêu chuẩnmôi trường về tiếng ồn, nước thải, khí thải và thực hiện kiểm soát ô nhiễm môitrường hiệu quả đạt 70% chỉ tiêu đặt ra

Về sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh: Nhiều công trình, dự án cấp nướcsạch được đầu tư và cung cấp đến các hộ gia đình sử dụng Số hộ dân sử dụngnước sạch đạt 29.998/32.730 hộ, chiếm tỷ lệ 91,7%

Tuy nhiên, hiện nay công tác thu gom rác thải vẫn còn nhiều bất cập, nănglực trang bị phương tiện thu gom rác thải chưa được đầu tư đúng mức nên dẫnđến lượng rác thải vận chuyển không kịp thời gây ô nhiễm môi trường tại một sốkhu vực.

4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế* Tăng trưởng kinh tế

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của thành phố, dưới sựlãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, được sự giúp đỡ của các ngành,nỗ lực của nhân dân, nền kinh tế của huyện đã có những bước phát triển khátoàn diện, trong đó giá trị sản xuất năm sau luôn cao hơn năm trước (tổng GTSX

năm 2015 đạt 6.067,8 tỷ đồng, tăng 10,7% so cùng kỳ, thu nhập bình quân đầu

người cũng tăng lên đáng kể (thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 27,24triệu đồng/ năm tăng 2,56 triệu đồng/người/năm so với năm 2014).

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 36

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường phát triển kinh tế của đấtnước Theo đó, nền kinh tế huyện cũng phát triển theo hướng tăng dần tỉ lệngành Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại, dịch vụ, giảm dần tỉ lệ ngànhNông, lâm, thủy sản trong tổng giá trị sản xuất của huyện.

Tuy nhiên, là một huyện ngoại thành, đóng vai trò là vựa lúa cung cấpmột phần lương thực và hàng nông sản cho toàn thành phố nên ngành nôngnghiệp của huyện vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế.

4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 926 tỷ đồng, tăng 6% so với cùngkỳ, năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp đạt khá, từng bước phát triểntheo hướng hàng hóa phục vụ đô thị, ứng dụng công nghệ cao, toàn huyện cóhơn 50 mô hình sản xuất đem lại thu nhập cao cho người dân, chăn nuôi từngbước phát triển theo hướng tập trung, quy mô lớn Kinh tế rừng trở thành nguồnthu nhập chính đối với các xã miền núi, hằng năm trồng mới 1.400ha, đảm bảotỷ lệ che phủ rừng đạt 64%.

Tổng diện tích lúa gieo sạ cả năm đạt 4.957 ha, năng suất bình quân cả

năm đạt 58,6 tạ/ha (thấp hơn năm 2014 là 3,87 tạ/ha), sản lượng 29.065 tấn,

trong đó: vụ Đông xuân là 2.640 ha, đạt 58,56 tạ/ha, vụ Hè thu là 2.317 ha, đạt58,7 tạ/ha Diện tích giống trung ngắn ngày bố trí gieo sạ các vụ đảm bảo kếhoạch và tiếp tục mang lại hiệu quả Các loại cây trồng khác năng suất đạt khá.

Về chăn nuôi, huyện luôn tăng cường các biện pháp phòng ngừa và duytrì được số lượng đàn gia súc, gia cầm

Nuôi trồng thuỷ sản đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, ,tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 400 ha, sản lượng ước đạt 1200 tấn Ngoài racác mô hình nuôi thuỷ đặc sản cũng đang phát triển trên địa bàn huyện.(Theo số liệu Báo cáo năm 2015 của UBND huyện Hòa Vang).

Công tác quản lý và khai thác 3 loại rừng đã được kiện toàn, mang lại kếtquả rõ nét trong ngành lâm nghiệp, góp phần lập lại kỷ cương trong công táckhai thác, chế biến lâm sản, đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, phủ xanh đất trống,đồi núi trọc Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp có nhiềutiến bộ, đã có nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho hàngtrăm lao động, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi

Trang 37

* Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng

Sản xuất công nghiệp duy trì ổn định Giá trị sản xuất Công nghiệp TTCN đạt 1.700 tỷ đồng, bằng 106,3% KHH, tăng 11% so với cùng kỳ Một sốngành công nghiệp có mức tăng trưởng khá như công nghiệp khai thác tăng34,7%, công nghiệp chế biến tăng 23,4%.

-Riêng trong nhóm Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, thành phầncông nghiệp dân doanh đóng vai trò chủ đạo, công nghiệp Nhà nước, côngnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất thấp Một số sản phẩmcông nghiệp lợi thế của huyện là hàng may mặc, sản phẩm từ gỗ, gạchTuynen, đá xây dựng…

Là khu vực ngoại thành có diện tích lớn đã tạo điều kiện thuận lợi choviệc quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư mới của thành phố Hiện trênđịa bàn huyện đang triển khai xây dựng cở sở hạ tầng các khu dân cư…

Hòa theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành nghề tiểu thủcông nghiệp hiện nay chỉ còn sót lại làng đan lát Yến Nê, làng dệt chiếu CẩmNê, nón lá La Bông, bánh tráng Túy Loan, bánh khô mè Quang Châu…

* Khu vực thương mại - dịch vụ

Hoạt động Thương mại - Dịch vụ tăng trưởng khá, trong đó chủ yếu làngành Dịch vụ (đạt 1,597 tỷ; chiếm 84,4% giá trị ngành TM-DV), ngành thươngmại vẫn còn ở quy mô bán buôn nhỏ lẻ, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻtrên địa bàn đạt 2.172 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ, tập trung ở các mặthàng may mặc, thép, vật liệu xây dựng Phát huy hiệu quả các chợ đã có, nângcấp, sửa chữa lồng chợ phụ chợ Miếu Bông và xây mới 15 kiot chợ Túy Loan,lồng chợ phụ Quan Nam Các điểm du lịch tiếp tục thu hút nhiều khách du lịchnhư: KDL Bà Nà, KDL sinh thái suối Hoa, Ngầm Đôi, trượt thác Hòa Phú Thành,tắm khoáng nóng Phước Nhơn…

4.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân* Dân số

Dân số trung bình của huyện Hòa Vang năm 2014 là 128.164 người, tỉ lệtăng tự nhiên là 1,12% Mật độ dân số bình quân là 174,13 người/km2

Dân cư trên địa bàn huyện được phân bổ chưa đồng đều giữa các xã, chủyếu tập tại các xã Hòa Tiến, Hòa Phước, Hòa Châu, Hòa Phong và các xã gầnkhu công nghiệp… trong khi đó diện tích đất tự nhiên và đất ở của các xã cánh

Trang 38

tây bắc của huyện rất rộng nhưng dân số chiếm tỷ lệ thấp, chênh lệnh giữa cácxã có quy mô dân số cao nhất so với xã có quy mô dân số thấp nhất đã giảm dầnso với các năm trước.

* Lao động và việc làm

Giải quyết việc làm, đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ chính trị,có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống nhân dân,trong đó huyện chú trọng thu hút, tạo thêm nhiều việc làm mới, việc làm tại chỗổn định cho người lao động trên địa bàn huyện Trong giai đoạn 2010 – 2015,Huyện đã tập trung giải quyết việc làm cho 12.607 lượt người lao động, tậptrung ở các các khu công nghiệp lớn của thành phố Đà Nẵng tiếp giáp với huyện

Hòa Vang như: Khu công nghiệp Liên Chiểu, Khu công nghiệp Hòa Khánh,

Khu công nghiệp Hòa Cầm, cùng với đó là các cụm công nghiệp nhỏ và vừa ởcác xã Hòa Châu, Hòa Phước Cùng với việc giải quyết việc làm nông thônthông qua việc đầu tư phát triển các mô hình sản xuất trong quá trình xây dựngnông thôn mới tại các địa phương như: mô hình hoa, nấm, cá trê lai, dê, thỏ, bồcâu pháp, gà thả vườn, thanh long ruột đỏ, lúa giống, trồng cỏ nuôi bò…đã gópphần quan trọng trong việc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động trênđịa bàn huyện.

Từ đó kết quả lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn huyện đếncuối năm 2014 đạt tỷ lệ 95,64%; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện từ31,66% (năm 2010) lên 54,17% (cuối năm 2014)

* Thu nhập và mức sống

Trong những năm gần đây, đời sống của người dân trong toàn huyện đãđược cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người năm sau luôn cao hơnnăm trước (năm 2013: 20,68 triệu đồng/người/năm; năm 2014: 24,68 triệu đồng/người/năm, năm 2015: 27,24 triệu đồng/ năm), giải quyết thoát nghèo cho 1.446hộ nghèo.

Để nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân huyện đã huy động mọinguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển các ngành kinh tế.Tổ chức thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ- nông nghiệp Khuyến khích nhân dân đầu tư, mở rộng quy mô sản suất, thâmcanh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, thông qua các chính sách hỗ trợ củaNhà nước Các chính sách ưu đãi của thành phố được tích cực triển khai, kịpthời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện doanh nghiệp khắc phục khó khăn,duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh như gia công hàng may mặc, đồ mỹ nghệ,vật liệu xây dựng; bảo đảm thu nhập và việc làm thường xuyên hơn 10.000 lao động.

Trang 39

Với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, phát huy tốt nội lực,tranh thủ ngoại lực để đầu tư phát triển bền vững, đã tác động rõ nét đến nângcao thu nhập của người dân

4.1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

Hòa Vang là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng, có điềukiện thuận lợi để phát triển mọi mặt về đời sống kinh tế-xã hội và bảo vệ môitrường Quá trình đô thị hóa đã tạo ra nhiều nét khởi sắc trong sự phát triển kinhtế xã hội của huyện, trong các năm qua nhờ các chính sách vĩ mô và định hướngphát triển không gian đô thị của thành phố, Hòa Vang đã có những bước tiến dàitrên con đường đô thị hóa, các cơ sở hạ tầng mới được xây dựng, các khu dân cưdần mọc lên, nhiều dự án trọng điểm về hạ tầng tạo điểm nhấn góp phần thúcđẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cáckhu dân cư nông thôn ngày càng được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, hạtầng kỹ thuật, các tuyến đường liên thôn, liên xã được mở rộng và bê tông hóa,nhiều nhà cao tầng mọc lên, hiện nay trên địa bàn huyện không có nhà tạm, nhàdột nát, 98,7% nhà ở kiên cố và bán kiên cố, vấn đề về môi trường trong khudân cư cũng được quan tâm đem lại cho huyện dáng dấp của một đô thị mới.

Tuy nhiên, trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết Cáckhu dân cư nông thôn chủ yếu sống nhờ sản xuất nông lâm nghiệp, việc xâydựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn chưa đồng bộ, chưa có sự quản lý chặt chẽ vềmặt kiến trúc xây dựng nên tình trạng xây dựng và cơi nới vẫn còn, gây mất mỹquan đô thị.

4.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng* Giao thông

Huyện Hoà Vang nằm ở vị trí có nhiều đường giao thông quan trọng điqua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá cũng như đi lại củangười dân và khách du lịch Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện Hòa Vangđến nay đảm bảo việc lưu thông thuận tiện từ trung tâm Huyện đến tất cả các xãvà ngược lại

- Đường bộ: Chiều dài đường Quốc lộ [QL]1A, 14B, 14G đi qua địa bànhuyện Hoà Vang là 49 km, tổng chiều dài đường giao thông tỉnh lộ [DT] 601, 602,605 và đường tránh Nam Hải Vân là 86 km, đường huyện [DH] 54,4 km, đườngliên xã 45,09 km, đường liên thôn 250 km và đường giao thông kiệt hẻm 717 km

Trang 40

- Đường thủy: Huyện Hòa Vang có tổng số 34,5km đường sông có thểtham gia vận tải được đó là: sông Cu Đê dài 13,5km, sông Yên dài 4,5km, sôngTúy Loan dài 9,2km, sông cầu Đỏ dài 5,3km, sông Tứ Câu dài 2,0km.

- Đường sắt: Tổng chiều dài 6,0 km đi qua địa phận huyện Hòa Vang,điểm đầu từ cầu Đỏ (Km 800), điểm cuối (Km 806) kết thúc tại xã Điện Hòa,tỉnh Quảng Nam, có 01 ga đường sắt: Ga Lệ Trạch.

Đến nay, toàn huyện có 45,09km/45,09km đường liên xã đã được bê tônghóa [đạt tỷ lệ 100%]; 230km/250km đường trục thôn, xóm được cứng hóa [đạt tỷlệ 92,0%], 670km/713km đường kiệt hẻm được bê tông hóa [đạt tỷ lệ 94%],56,62/67,43 Km giao thông nội đồng được đầu tư kiên cố hóa [đạt tỷ lệ 84%].

* Thủy lợi

Trong những năm qua, huyện đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sữa chữahoàn thiện hệ thống thủy lợi, đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất, góp phầntăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi, đảm bảo an toàn hồ, đập trênđịa bàn huyện, hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh.

Trên địa bàn huyện hiện nay có 18 hồ chứa, 2 hồ lớn là Hòa Trung vàĐồng Nghệ, 16 hồ còn lại do các HTX nông nghiệp các xã quản lý

Hàng năm thành phố, huyện đều quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp côngtrình để đảm bảo an toàn hồ chứa nước, bảo vệ dân cư sinh sống ở hạ lưu côngtrình; giữ ổn định nguồn nước để cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệptừng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo cảnh quan môi trường nông thôn Ngoàira, đầu tư xây dựng 6 trạm bơm điện phục vụ sản xuất và chống hạn Hỗ trợkhoan 99 giếng khơi ở 2 xã Hòa Bắc và Hòa Ninh, hỗ trợ hàng trăm giếng khoanvà máy bơm cho các vùng chuyên canh rau, hoa trên địa bàn huyện

* Năng lượng

Huyện Hòa Vang nằm trong hệ thống điện của thành phố Đà Nẵng, đượccung cấp từ hệ thống đường dây 550KV nguồn điện lưới quốc gia Hệ thốngđiện đảm bảo đúng theo yêu cầu của ngành điện Đến nay, 100% số hộ trên địabàn huyện dùng điện lưới quốc gia Đối với điện chiếu sáng: Từ năm 2010 đếnnay, bằng nhiều nguồn lực đã đầu tư hơn 50,29km điện chiếu sáng, với tổng sốkinh phí là 14,65 tỷ đồng.

* Bưu chính viễn thông

Đến nay, trên toàn huyện có 10/11 xã có bưu điện văn hóa xã(trừ xã HòaPhong), với 25 điểm phục vụ bưu chính viễn thông, có 47 điểm cung cấp dịch

Ngày đăng: 06/10/2016, 10:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.Nguyễn Đình Bồng (2006) “Một số vấn đề về quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tài nguyên và Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”
3.Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai 4.Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Hữu Ngữ, Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất, NXBNông nghiệp, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 4.Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Hữu Ngữ, "Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất
Tác giả: Chính phủ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2014
5.Trần Thị Mi Ni (2013), "Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006 - 2010 và đề xuất hướng sử dụng đất đến năm 2020", luận văn cao học trường Đại Học Nông Lâm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006 - 2010 và đề xuất hướng sử dụng đất đến năm 2020
Tác giả: Trần Thị Mi Ni
Năm: 2013
6.Phan Tịnh Phú (2012), Nghiên cứu tác động của quy hoạch sử dụng đất đối với thị trường bất động sản tại thành phố Đà Nẵng, Trường Đại học Nông Lâm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác động của quy hoạch sử dụng đất đối với thị trường bất động sản tại thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Phan Tịnh Phú
Năm: 2012
8.Nguyễn Thị Tố Uyên (2007), Thực trạng và giải pháp từng bước thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 trên địa bàn huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp từng bước thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 trên địa bàn huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Tố Uyên
Năm: 2007
9.Ủy ban nhân nhân thành phố Đà Nẵng , Quyết định số 4325/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 về việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Hòa Vang đến năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ủy ban nhân nhân thành phố Đà Nẵng
10.Đoàn Công Quỳ (2006), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quy hoạch sử dụng đất
Tác giả: Đoàn Công Quỳ
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2006
11.Viện điều tra quy hoạch đất đai, Tổng cục địa chính (1998), Cơ sở lý luận khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai
Tác giả: Viện điều tra quy hoạch đất đai, Tổng cục địa chính
Năm: 1998
12.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI (2013), Luật đất đai 2013, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đất đai 2013
Tác giả: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2013
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005 của cả nước, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w