1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng viễn thám và GIS phân tích biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện hòa vang thành phố đà nẵng giai đoạn 2005 2015

54 247 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Ngày nay, viễn thám được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực từ theo dõi dự báo thời tiết, điều tra hiện trạng môi trường, giám sát biến động lớp phủ mặt đất, xói mòn đất, trong

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA ĐỊA LÝ

-

HUỲNH NGỌC QUỲNH CHÂU

ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỬ

DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG,

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

ThS Lê Ngọc Hành Huỳnh Ngọc Quỳnh Châu

ĐÀ NẴNG - năm 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này và có kiến thức như ngày hôm nay, em xin gửi lời cám

ơn đến Ban Giám Hiệu cùng toàn thể Thầy Cô Khoa Địa Lý trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường

Với tất cả lòng chân thành em xin gởi lời cảm ơn, đến Thầy TS Lê Ngọc Hành đã

hỗ trợ em rất nhiều để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Tuy đã hoàn thành tốt đề tài nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định trong quá trình nghiên cứu, rất mong được sự thông cảm và chia sẻ quý báu của quý Thầy Cô và Bạn bè

Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018 Tác giả khóa luận

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 3

1.LÝDOCHỌNĐỀTÀI 1

2.MỤCTIÊUVÀNHIỆMVỤCỦAĐỀTÀI 2

2.1 Mục tiêu của đề tài 2

2.2 Nhiệm vụ của đề tài 2

3.ĐỐITƯỢNGVÀPHẠMVINGHIÊNCỨU 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4.NỘIDUNGNGHIÊNCỨU 2

5.LỊCHSỬNGHIÊNCỨU 3

6.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 4

6.1 Phương pháp thu thập số liệu 4

6.2 Phương pháp tổng hợp xử lý, phân tích số liệu 4

6.3 Phương pháp viễn thám và GIS 4

6.4 Phương pháp khảo sát thực địa 4

B PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNGĐẤT 5

1.1.1.KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI ĐẤT 5

1.1.2.BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT 5

1.2.HỆTHỐNGTHÔNGTINĐỊALÝ(GIS)VÀCÔNGNGHỆVIỄNTHÁM(RS) 7

1.2.1 Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 7

1.2.2 Công nghệ viễn thám (Remote Sensing) 10

1.3 ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG PHÂN TÍCHBIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCHSỬDỤNGĐẤT 14

1.3.1 Ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá biến động diện tích sử dụng đất 14

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 17

Trang 5

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊNCỨU 17

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 17

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 18

2.2.TỔNGQUANVỀDỮLIỆU 21

2.2.1 Tổng quan về nguồn dữ liệu 21

2.3 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HÒA VANG CÁCTHỜIĐIỂMNĂM2005VÀ2015 21

2.3.1 Các bước thực hiện giải đoán ảnh 21

2.3.2 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất thời điểm năm 2005 và 2015 33

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 37

3.1.THÀNHLẬPBẢNĐỒBIẾNĐỘNGSỬDỤNGĐẤTGIAIĐOẠN2005–2015 37

3.2.ĐÁNHGIÁBIẾNĐỘNGDIỆNTÍCHSỬDỤNGĐẤTGIAIĐOẠN2005–2015 VÀXUTHẾTHAYĐỔITRONGGIAIĐOẠNĐẾN 41

3.2.1 Biến động diện tích sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2015 41

3.2.2 Kết quả đánh giá biến động sử dụng đất huyện Hòa Vang giai đoạn 2005 – 2015 42

3.2.3 Xác định xu hướng thay đổi diện tích sử dụng đất trên cơ sở mô hình Markov Chain 43

C KẾT LUẬN 46

1.KẾT LUẬN E RROR ! B OOKMARK NOT DEFINED D TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Dân số huyện Hòa Vang từ giai đoạn 2007-2010 (nghìn người) 19 Bảng 2.2 Hiện trạng phân bố dân cư theo đơn vị hành chính 20

Bảng 2.5 Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và 2015 36 Bảng 3.1 Bảng mẫu chu chuyển sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2015 của huyện

Bảng 3.2 Tình hình sử dụng và biến động một số loại đất chính giai đoạn

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ mô hình thông tin, kiến thức trong GIS 13

Hình 1.3 Nguyên lý thu nhận dữ liệu đƣợc sử dụng trong viễn thám 15

Hình 2.5 Hiệu chỉnh các thuộc tính của ảnh Landsat 27

Hình 2.12.Thống kê hiện trạng của từng loại đất năm 2005 và 2015 40 Hình 3.1 Quy trình thành lập bản đồ biến động sử dụng đất 41

Hình 3.4 Sự thay đổi diện tích của các loại đất từ năm 2005-2015 47

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Biến động sử dụng đất là một trong những động lực chính làm biến đổi môi trường toàn cầu, là trung tâm của những tranh luận về phát triển bền vững (Turner and Lambin, 2001) Biến động sử dụng đất làm ảnh hưởng đến hệ thống chức năng của trái đất, gây nhiều hậu quả như thay đổi thảm thực vật, biến đổi các đặc tính lý hóa của đất, các hệ thống thủy văn và tài nguyên động, thực vật Biến động sử dụng đất là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái Những biến động trong sử dụng đất diễn ra nhanh chóng và rộng khắp trên thế giới, bao gồm việc chuyển đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp, một phần đất nông nghiệp lại được dùng để xây dựng khu dân cư, mở rộng đô thị (Mas, 1999) Mặc dù, biến động sử dụng đất xảy ra ở từng khu vực nhưng lại tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu Do đó, những hiểu biết về nguyên nhân, động lực cũng như ảnh hưởng của biến động sử dụng đất có vai trò quan trọng

Ở Việt Nam, áp lực về gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đã tác động mạnh

mẽ đến sử dụng đất làm cho hiện trạng sử dụng đất có nhiều thay đổi Diện tích đất để phát triển các khu dân cư và đô thị tăng lên, đất sản xuất nông nghiệp ở các khu vực đồng bằng bị thu hẹp

Huyện Hòa Vang là huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng, diện tích đất tự nhiên là 73.488 ha (chiếm 74,8% diện tích của thành phố Đà Nẵng), Trong đó Đất nông nghiệp 65.316 ha, đất phi nông nghiệp 7.271 ha và đất chưa sử dụng 901,7 ha Mỗi năm toàn huyện có khả năng cung cấp ra thị trường gần 20.000 tấn rau, 1.200 tấn thủy sản, gần 1 triệu con gia cầm các loại cho vùng nội thị thành phố Đà Nẵng Vì nông nghiệp là ngành sản xuất chính trên địa bàn huyện nên bất kỳ sự thay đổi nào trong sử dụng đất sẽ tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sinh thái Những nghiên cứu về biến động sử dụng của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy, các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích những động lực dẫn đến biến động sử dụng đất Tuy nhiên trong những điều kiện khác nhau và ở các vùng địa lý khác nhau thì ảnh hưởng của những nhân tố đến biến động sử dụng đất cũng hoàn toàn thay đổi Vì vậy việc đánh giá biến động sử dụng đất và xác định được ảnh hưởng của những yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất từ đó đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất là vấn đề cấp thiết

Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của nền khoa học hiện đại đòi hỏi các thông tin phải nhanh chóng, chính xác và kịp thời Thực tế đã cho thấy hiện nay GIS

Trang 9

đang được áp dụng ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau và cũng chứng minh được những khả năng xử lý thông tin đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội - môi

trường Do đó đề tài nghiên cứu: “Ứng dụng GIS và viễn thám phân tích biến động sử dụng đất huyện Hòa Vang giai đoạn 2005-2015” được thực hiện

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Mục tiêu của đề tài

Ứng dụng GIS phân tích biến động diện tích sử dụng đất trên địa bàn Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2015

2.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Thu thập tư liệu: Ảnh viễn thám, bản đồ các loại và các tài liệu liên quan khác

- Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Hòa Vang ở các thời điểm

2005 và 2015

- Thành lập bản đồ biến động diện tích sử dụng đất, mục đích sử dụng đất giai đoạn

2005 – 2015

- Phân tích biến động diện tích sử dụng đất của huyện giai đoạn 2005 – 2015

- Xác định các nguyên nhân, đề xuất giải pháp thích ứng

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là diện tích sử dụng đất ở Huyện Hòa Vang giai đoạn 2005-2015

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng

4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu biến động diện tích sử dụng đất của huyện Hòa Vang giai đoạn 2005 – 2015, đề tài thực hiện một số nội dung chính sau:

- Khái quát cơ sở lí luận và thực tiễn về biến động diện tích sử dụng đất

- Tổng quan cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong đánh giá biến động diện tích sử dụng đất

- Nghiên cứu các đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các yếu tố ảnh hưởng tới biến động diện tích sử dụng đất Huyện Hòa Vang

- Ứng dụng công nghệ viễn thám thành lập các bản đồ diện tích sử dụng đất thời điểm năm 2005 và 2015

Trang 10

- Xác định các nguyên nhân gây ra biến động diện tích sử dụng đất và đề xuất các giải pháp bảo vệ đất

- Đề xuất một số giải pháp thích ứng với biến động diện tích sử dụng đất

5 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Việc sử dụng kỹ thuật viễn thám trên thế giới đã xuất hiện từ rất lâu Kể từ năm

1858, người ta đã bắt đầu sử dụng khinh khí cầu để chụp ảnh nhằm mục đích thành lập bản đồ địa hình và những bức ảnh đầu tiên chụp từ máy bay đã được Wilbur Wright thực hiện năm 1909 trên vùng Centocelli, Italia Ban đầu, người ta sử dụng viễn thám chủ yếu cho mục đích quân sự Khi vệ tinh Landsat-1 được phóng vào năm 1972, những ứng dụng của viễn thám trong lĩnh vực giám sát môi trường và quản lí tài nguyên thiên nhiên đã trở nên khá phổ biến và trở thành một phương pháp rất hiệu quả trong việc cập nhật thông tin của một vùng hay toàn lãnh thổ

Ngày nay, viễn thám được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực từ theo dõi

dự báo thời tiết, điều tra hiện trạng môi trường, giám sát biến động lớp phủ mặt đất, xói mòn đất, trong nghiên cứu địa chất, nuôi trồng thủy sản, cho đến việc nghiên cứu hải dương học…Đối với công tác quy hoạch và quản lý đất đai, viễn thám

là một công cụ hữu ích giúp xác định nhanh chóng và chính xác hiện trạng sử dụng đất, đồng thời xác định sự biến động của các loại hình sử dụng theo thời gian

Công trình “A land-use and land cover classification system for use with remote sensor data” của James R.Anderson, Ernest E.Hardy, John T.Roach và Richard

E.Witmer năm 2001 đã đưa ra hệ thống phân loại sử dụng đất bằng công nghệ viễn thám và định nghĩa rất rõ ràng từng loại hình sử dụng đất và ứng dụng vào xây dựng một số bản đồ cụ thể

Việc sử dụng kĩ thuật viễn thám trong nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và lớp phủ mặt đất đã được áp dụng tại rất nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu trên thế giới, và thực tế đã đem lại nhiều thành tựu to lớn Ở Hoa Kì, ứng dụng này được bắt đầu kể từ năm 1976 Tại các quốc gia châu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan…hướng nghiên cứu này cũng trở nên phổ biến trong các thập niên 80, 90 của thế kỉ 20 và hiện nay cũng đang phát triển mạnh Ngày nay, các nước châu Á và châu Phi cũng

đã bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và lớp phủ mặt đất bằng công nghệ viễn thám và GIS Có thể kể ra một số công trình như:

Công trình “Change detection in land use and land cover using remote sensing and GIS” của Opeyemi Zubair, trường đại học Ibadan:

Đề tài “A comparison of land use and land cover change detection method” của

nhóm tác giả Daniel L.Civco, Jame D.Hurd, Emily H.wilson, Mingjun Song, Zhenkui Zhang, đại học Connecticut:

Trang 11

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong đề tài này, chúng tôi đã chọn những phương pháp nghiên cứu sau:

6.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu: Thu thập các số liệu

về ĐKTN (thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thủy văn,…), hiện trạng rừng, tình hình kinh

tế - xã hội (dân số, lao động, tập quán sản xuất, sản phẩm nông nghiệp) có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các loại đất, đặc điểm của các loại hình sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu Các tài liệu này thu thập, thông kê qua các báo cáo của UBND Huyện, Phòng TN & MT Huyện

- Tư liệu ảnh viễn thám: Để thực hiện đề tài này sử dụng ảnh Landsat các thời điểm năm 2005 và 2015

6.2 Phương pháp tổng hợp xử lý, phân tích số liệu

Với các số liệu thu thập được cần phải tổng hợp, xử lý và phân tích để nghiên cứu

đề tài Xử lý và phân tích số liệu hay dữ liệu là một trong các bước cơ bản của một nghiên cứu Bản thân số liệu chỉ là các số liệu thô, qua xử lý, phân tích trở thành thông tin và sau đó trở thành tri thức Đây chính là điều mà tất cả các nghiên cứu đều mong muốn

6.3 Phương pháp viễn thám và GIS

Đây là phương pháp quan trọng và không thể thiếu của công tác nghiên cứu địa lý Bản đồ sẽ được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài Bản đồ không chỉ có tác dụng cụ thể hóa các vấn đề nghiên cứu mà còn có tác dụng thúc đẩy cho công tác nghiên cứu địa lý tiến triển tốt hơn

Từ các số liệu và bản đồ thu thập được trong quá trình nghiên cứu Với sự hỗ trợ của viễn thám (ENVI) và phần mềm GIS (ArcGIS) để xử lý và thiết lập các bản đồ thành phần Từ đó thành lập bản đồ biến động diện tích rừng của huyện Hòa Vang Đây là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu của đề tài

6.4 Phương pháp khảo sát thực địa

Khảo sát thực địa là phương pháp tốt nhất để kiểm chứng độ chính xác của các tài liệu, số liệu thu thập được Đồng thời phương pháp này giúp thu thập các thông tin bổ sung cần thiết cho đề tài mà phương pháp thu thập chưa đạt yêu cầu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã đi lấy mẫu viễn thám phục vụ cho quá trình giải đoán ảnh ở huyện Hòa Vang và những vấn đề khác có liên quan

Trang 12

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆN TRẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.1.1 Khái niệm và phân loại đất

Tài nguyên đất được hiểu theo hai quan điểm: Quan điểm phát sinh thổ nhưỡng (Đất = soils) và quan điểm kinh tế học (Đất đai = Lands) Về quan điểm phát sinh thổ nhưỡng, người đặt cơ sở khoa học đầu tiên cho khoa học đất chính là nhà thổ nhưỡng học người Nga Dokuchaev Dokuchaev cho rằng đất (soil) là thực thể tự nhiên đặc biệt, hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố: Đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật (chủ yếu là thực vật), thời gian và tác động của con người (V.V.Dokuchaev 1879) Theo định nghĩa của FAO năm 1976 thì đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt Trái Đất bao gồm các thành phần của môi trường vật lý và sinh học có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất như: Khí hậu, địa hình, đất, nước và sinh vật Nó cũng bao gồm các kết quả của các hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại, chẳng hạn như sự khai phá vùng biển, sự khai hoang các vùng thực vật, cũng như sự mặn hóa các vùng đất Như vậy, khi xem xét đất đai, thực chất là chúng ta đang xem xét một thể tổng hợp

tự nhiên

Theo Luật đất đai của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đất đai đựợc định nghĩa như sau: “Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn tiến hành các hoạt động sản xuất, xây dựng, kinh tế, văn hóa, xã hội,

an ninh và quốc phòng”

1.1.2 Biến động diện tích sử dụng đất

1.1.2.1 Khái niệm

Biến động sử dụng đất là sự thay đổi tăng hay giảm về diện tích đối tượng nào

đó trong một giai đoạn nhất định

- Nguyên tắc sử dụng ảnh Viễn thám để theo dõi biến động:

+ Các ảnh sử dụng để theo dõi biến động một khu vực, phải ở cùng một hệ tọa

độ lưới chiếu

+ Ảnh phải có độ phân giải như nhau

+ Ảnh có độ phân giải càng cao thì các đối tượng phản xạ càng mạnh, thông tin về các đối tượng thực phủ càng chi tiết hơn và ngược lại Vì vậy ảnh có cùng độ phân giải các đối tượng thực phủ sẽ cho phản xạ gần như nhau Và khi đó chồng lớp đối

tượng trên hai ảnh cho kết quả biến động chính xác hơn

Trang 13

+ Ảnh phải được phân tích giải đoán ở các bước sóng như nhau Theo nguyên lý Viễn thám, thông tin Viễn thám thu nhận được dựa vào sự đo lường năng lượng phản

xạ, bức xạ sóng điện từ của vật thể trên những bước sóng xác định Các đối tượng

sẽ cho những phản xạ khác nhau trên cùng một bước sóng và một đối tượng sẽ cho phản xạ mạnh yếu khác nhau trên các bước sóng khác nhau Nếu như giải đoán hai ảnh ở những bước sóng khác nhau kết quả phân loại có độ chính xác là không như

nhau và khi đó không thể cho kết quả biến động chính xác

+ Khu vực nghiên cứu của ảnh phải như nhau Hai ảnh phải được chụp trên cùng một khu vực hoặc được cắt theo ranh giới hành chính của khu vực nghiên cứu

1.1.2.2 Những đặc trưng của biến động sử dụng đất

Biến động sử dụng đất có những đặc trưng cơ bản như sau :

- Quy mô biến động

+ Biến động về diện tích sử dụng đất đai nói chung

+ Biến động về diện tích của từng loại hình sử dụng đất

+ Biến động về đặc điểm của những loại đất chính

- Mức độ biến động

+ Mức độ biến động thể hiện qua số lượng diện tích tăng hoặc giảm của các loại hình sử dụng đất giữa đầu thời kỳ và cuối thời kỳ nghiên cứu

+ Mức độ biến động được xác định thông qua việc xác định diện tích tăng, giảm và

số phần trăm tăng giảm của từng loại hình sử dụng đất giữ cuối và đầu thời kỳ đánh giá

1.1.2.3 Những nhân tố gây nên tình hình biến động sử dụng đất

Các yếu tố tự nhiên là cơ sở quyết định cơ cấu sử dụng đất đai vào các mục đích kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố sau: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, thảm thực vật (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008)

Các yếu tố kinh tế - xã hội có tác động lớn đến sự thay đổi diện tích các loại hình sử dụng đất đai bao gồm các yếu tố sau (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008):

- Sự phát triển các ngành kinh tế như: Dịch vụ, xây dựng, giao thông và các ngành kinh tế khác

- Gia tăng dân số

- Các dự án đầu tư phát triển kinh tế

- Thị trường tiêu thụ

Trang 14

1.1.2.4 Ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá tình hình biến động sử dụng đất

Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng đất đai (Nguyễn Tiến Mạnh, 2008):

- Là cơ sở khai thác tài nguyên đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái

- Mặc khác khi đánh giá biến động sử dụng đất cho ta biết nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Dựa vào vị trí địa lý, diện tích tự nhiên

và tài nguyên thiên nhiên của khu vực nghiên cứu, từ đó biết được sự phân bố các ngành, các lĩnh vực kinh tế và biết được những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với nền kinh tế xã hội và biết được đất đai biến động theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, để từ đó đưa ra những phương hướng phát triển đúng đắn cho nền kinh tế và các phương pháp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, bảo vệ mội trường sinh thái

Do đó đánh giá biến động sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng là tiền đề, cơ

sở đầu tư và thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, để phát triển đúng hướng, ổn định trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia

1.2 HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM (RS)

1.2.1 Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) nằm trong hệ thống công nghệ thông tin, nhưng được phát triển chuyên sâu cho việc quản lý cơ sở

dữ liệu gắn với các yếu tố địa lý, không gian và bản đồ GIS và ngày càng phát triển rộng rãi bởi khả năng tích hợp, phân tích thông tin sâu và giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp Thông qua GIS như thu thập, phân tích, tổng hợp, tìm kiếm, tổ hợp thông tin, cơ

sở dữ liệu gắn với yếu tố địa lý, giúp cho việc đánh giá các quá trình, dự báo những khả năng xảy ra, cũng như đưa ra những giải pháp mới; do vậy GIS ngày càng được ứng dụng trong nhiều hoạt động cả về kinh tế - xã hội, quản lý và môi trường

1.2.1.1 Khái niệm

Hiện nay có nhiều khái niệm về GIS nhưng nhìn chung GIS là một hệ thống quản lý thông tin dữ liệu không gian đa dạng, được phát triển dựa trên cơ sở công nghệ máy tính, phần mềm, ảnh viễn thám với mục đích lưu trữ, cập nhật, quản lý, hợp nhất, tổng hợp, mô hình hóa, phân tích và đưa ra các giải pháp ở nhiều lĩnh vực và cấp độ khác nhau tùy theo mục tiêu của người sử dụng

Trang 15

GIS là hệ thống quản lý, phân tích thông tin dữ liệu gắn với yếu tố địa lý và nhằm đưa ra các thông tin, kiến thức, giải pháp Các kết quả của GIS là rất đa dạng, như là: các hiển thị tri thức địa lý, tri thức này được thể hiện quan các dạng thông tin:

- Bản đồ: Đây là kết quả truyền thống và trực quan của GIS và nó là một trong những sản phẩm đầu tiên, cần có khi áp dựng GIS, ví dụ bản đồ quy hoạch, bản đồ biến động, bản đồ cơ cấu cây trồng,…

- Cơ sở dữ liệu gắn với yếu tố địa lý: Đây là điều khác biệt giữa GIS với các bản đồ thông thường Trong hệ thống này ngoài những giá trị hiển thị trên bản đồ, thì thông qua GIS nhiều dữ liệu liên quan, có giá trị được liên kết, tổng hợp, lưu trữ và có thể cập nhật Điều này giúp cho việc quản lý không gian địa lý theo thời gian

- Mô hình phân tích, quan hệ: Các mối quan hệ giữa các nhân tố theo không gian được mô hình hóa Ví dụ quan hệ giữa mặt xung yếu của một lưu vực với một nhân tố ảnh hưởng như địa hình, đất đai, thảm phủ thực vật Đây là cơ sở để chồng ghép các lớp bản đồ, dữ liệu để đưa ra giải pháp, quy hoạch

- Metadata: Thông tin siêu cơ sở dữ liệu của các lớp dữ liệu

Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin và viễn thám phát triển không ngừng và tạo ra những phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực Trong đó đối với quản

lý tài nguyên thiên nhiên, chúng đóng vai trò quan trọng với những ứng dụng như lưu trữ, cập nhật, phân tích và đưa ra các giải pháp quản lý hữu hiệu, tiết kiệm, có tính khoa học và thực tiễn, đóng góp vào việc quản lý tài nguyên bền vững, lâu dài

1.2.1.2 Các thành phần và chức năng của GIS

Mô hình thông tin, kiến thức GIS bao gồm:

- Thông tin dữ liệu đầu vào: Các thông tin dữ liệu liên quan, bản đồ, tọa độ không gian đầu vào, ảnh viễn thám, các mô hình quan hệ giữa các nhân tố; chúng được cập nhật và bổ sung thường xuyên

- Quản lý, cập nhật và phân tích thông tin dữ liệu theo một mục tiêu cụ thể

- Thông tin dữ liệu đầu ra bao gồm: Các giải pháp, các bản đồ chuyên đề và dữ liệu liên quan, báo cáo; đồng thời có thể tạo ra các wedsite để quản lý, sử dụng, trao đổi

Trang 16

Hình 2.1 Sơ đồ mô hình thông tin, kiến thức trong GIS

GIS có rất nhiều chức năng khác nhau tùy vào việc ứng dụng vào lĩnh vực nào, nhưng có thể biểu hiện tổng quát theo sơ đồ sau:

Hình 1.3 Các chức năng của GIS

Dữ liệu có cấu trúc

Tìm kiếm và phân tích

Diễn giải

Thiết bị

đồ họa CSDL

Dữ liệu thô

Xử lý sơ

bộ dữ liệu

Hiển thị và tương tác

Lưu trữ và khai thác

Thu thập thông tin

Hiện tượng quan sát

Tài liệu và bản đồ giấy

Trang 17

1.2.2 Công nghệ viễn thám (Remote Sensing)

1.2.2.1 Các khái niệm liên quan đến viễn thám

Công nghệ viễn thám đã được ra đời từ rất lâu trên thế giới, nhưng ở Việt Nam mới được ứng dụng rộng rãi trong những năm gần đây Viễn thám (remote sensing) được hiểu là một khoa học và nghệ thuật để thu nhận thông tin về một đối tượng, một khu vực, hoặc một hiện tượng thông qua việc phân tích tư liệu thu nhận được bằng các phương tiện Những phương tiện này không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, khu vực hoặc với hiện tượng được nghiên cứu

Theo định nghĩa của tổ chức Japan Association of Remote Sensing, viễn thám là một khoa học và công nghệ trong đó các đặc điểm của đối tượng có thể được phát hiện, đo đạc và phân tích mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng

Theo định nghĩa của Nguyễn Ngọc Thạch (2005) thì viễn thám là thăm dò từ xa về một đối tượng hoặc một hiện tượng mà không có sự tiếp xúc trực tiếp với đối tượng hoặc hiện tượng đó

1.2.2.2 Nguyên lý cơ bản của viễn thám

Do các tính chất của vật thể (nhà, đất, cây, nước…) có thể được xác định thông qua năng lượng bức xạ hay phản xạ từ vật thể nên viễn thám là một công nghệ nhằm xác định và nhận biết đối tượng hoặc các điều kiện môi trường thông qua những đặc trưng riêng về sự phản xạ và bức xạ

Sóng điện từ được phản xạ hoặc bức xạ từ vật thể là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu về đặc tính của đối tượng cần phải đo lường và phân tích trong viễn thám

Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể được gọi là

bộ cảm biến (sensors) Bộ cảm biến có thể là các máy chụp ảnh hoặc máy quét Phương tiện mang các sensors được gọi là vật mang (platform) Vật mang có thể là máy bay, khinh khí cầu, tàu con thoi hoặc vệ tinh…

Nguồn năng lượng chính thường sử dụng trong viễn thám là bức xạ mặt trời, năng lượng của sóng điện từ do các vật thể phản xạ hay bức xạ được thu nhận bởi các sensor đặt trên vật mang Thông tin về đối tượng có thể nhận biết được thông qua xử lý tự động máy tính hoặc giải đoán trực tiếp từ ảnh của đối tượng dựa trên kinh nghiệm của chuyên gia Cuối cùng, các dữ liệu hoặc thông tin dưới dạng ảnh số sẽ được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nông lâm nghiệp, địa chất, khí tượng, môi trường

Trang 18

Hình 1.4 Nguyên lý thu nhận dữ liệu được sử dụng trong viễn thám

Nói một cách ngắn gọn, mỗi đối tượng sẽ có một giá trị phổ phản xạ duy nhất và khác với các đối tượng khác Các đặc trưng phổ phản xạ này sẽ được thể hiện bằng cấp

độ xám trên ảnh viễn thám Viễn thám chính là công nghệ phát hiện và tìm hiểu đối tượng thông qua các đặc trưng phổ phản xạ riêng biệt ấy

Phương pháp viễn thám chính là phương pháp sử dụng bức xạ điện từ như một phương tiện để điều tra và đo đạc những đặc tính của đối tượng

1.2.2.3 Các đặc trưng cơ bản của ảnh Landsat

Như trên đã nói, mỗi đối tượng tự nhiên có một đặc trưng phản xạ phổ nhất định và đây chính là cơ sở để hình thành nên các thông tin viễn thám Chính vì vậy, nghiên cứu đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến khả năng ứng dụng có hiệu quả phương pháp viễn thám trong nghiên cứu các đối tượng Phần lớn các phương pháp ứng dụng viễn thám được sử dụng hiện nay đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với việc nghiên cứu đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng hay nhóm các đối tượng nghiên cứu

Sự hiểu biết về mối tương quan giữa đặc trưng phản xạ phổ và bản chất, trạng thái của đối tượng tự nhiên giúp cho các nhà nghiên cứu giải đoán đúng và chính xác về đối tượng Trong trường hợp này, những thông tin về đặc trưng phản xạ phổ sẽ cho phép các nhà chuyên môn chọn các kênh phổ tối ưu, chứa nhiều thông tin nhất về đối tượng được nghiên cứu, đồng thời đây cũng là cơ sở để phân tích, nghiên cứu các tính chất của đối tượng, tiến tới phân loại chúng

Phổ phản xạ là thông tin quan trọng nhất mà viễn thám thu được về các đối tượng Dựa vào đặc điểm phổ phản xạ (cường độ, dạng đường cong ở các dải sóng khác nhau)

có thể phân tích, so sánh và nhận diện các đối tượng trên bề mặt Thông tin về phổ

Trang 19

phản xạ là thông tin đầu tiên, là tiền đề cho các phương pháp phân tích xử lý ảnh trong viễn thám, đặc biệt là xử lý số

Đặc trưng phổ phản xạ của một số đối tượng tự nhiên thường xuất hiện trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày dưới đây:

a Đặc trưng phản xạ phổ của thực vật

Thực vật khỏe mạnh chứa nhiều diệp lục tố (chlorophil), phản xạ rất mạnh ánh sáng

có bước sóng từ 450 – 670nm (tương ứng với dải sóng màu lục – Green), vì vậy ta nhìn thấy chúng có màu xanh lục Khi diệp lục tố giảm đi, thực vật chuyển sang phản

xạ ánh sáng màu đỏ trội hơn Kết quả là lá cây có màu vàng (do tổ hợp màu Green và Red) hoặc màu đỏ hẳn (hiện tượng này khá phổ biến khi mùa đông đến) Ở vùng hồng ngoại phản xạ (từ 0,7 – 1,3 µm) thực vật có khả năng phản xạ rất mạnh, khi sang vùng hồng ngoại nhiệt và vi sóng (microwave) một số điểm cực trị ở vùng sóng dài làm tăng khả năng hấp thụ ánh sáng của hơi nước trong lá, khả năng phản xạ của chúng giảm đi

rõ rệt và ngược lại, khả năng hấp thụ ánh sáng lại tăng lên Đặc biệt đối với rừng có nhiều tầng lá, khả năng đó càng tăng lên

Sự khác nhau về đặc trưng phản xạ phổ ở thực vật được xác định bởi các yếu tố cấu tạo trong và ngoài của cây (sắc tố diệp lục, cấu tạo mô bì, thành phần và cấu tạo biểu

bì, hình thái cây…), thời kì sinh trưởng (tuổi cây, giai đoạn sinh trưởng…) và tác động ngoại cảnh (điều kiện sinh trưởng, điều kiện chiếu sáng, thời tiết, vị trí địa lý…) Tuy nhiên, đặc trưng phản xạ phổ của lớp phủ thực vật có một quy luật chung: phản xạ mạnh ở vùng sóng xanh (510 - 575 nm) và hồng ngoại gần (>720nm), hấp thụ mạnh ở vùng sóng xanh - tím (390 - 480 nm) và sóng đỏ (680 – 720nm)

Hình 1.5 Cơ chế phản xạ phổ của thực vật

b Đặc trưng phản xạ phổ của nước

Khả năng phản xạ phổ của nước phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của nước và hàm

Trang 20

dải sóng đỏ (Red) Khi nước bị đục, khả năng phản xạ tăng lên do ảnh hưởng sự tán xạ của các vật chất lơ lửng Sự thay đổi về tính chất của nước (độ đục, độ mặn, độ sâu, hàm lượng Chlorophil,…) đều ảnh hưởng đến tính chất phổ của chúng

Hình 1 6 Đặc trưng phản xạ phổ của nước so với các đối tượng

Hình 1.7 Đặc điểm phổ phản xạ của nhóm các đối tượng tự nhiên chính

Như vậy, đường cong biểu diễn đặc trưng phản xạ phổ của đất đơn giản hơn so với đặc trưng phản xạ phổ của lớp phủ thực vật: tăng dần từ vùng tử ngoại đến vùng hồng ngoại một cách đơn điệu và phụ thuộc vào một số yếu tố chính như bản chất

Trang 21

hóa lý của đất, hàm lượng mịn, màu sắc, độ ẩm, trạng thái bề mặt, thành phần cơ giới của đất

1.3 ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.3.1 Ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá biến động diện tích sử dụng đất

1.3.1.1 Trên thế giới

Nhóm tác giả, M.E Bauer, F Yuan, K.E Sawaya đã sử dụng ảnh Landsat TM và ETM+ ở các năm 1986, 1991 và 1998 nghiên cứu sự thay đổi của thực phủ ở vùng Minnesota khu vực nghiên cứu là một vùng rộng 7700 km2

, bao gồm nhiều loại thực phủ đa dạng với hơn 900 hồ và bị đan xen bởi các con sông Mississippi, Minnesota và

St Croix, các khu đô thị mật độ cao và thấp, một vài khu ngoại thành bao gồm đất nông nghiệp, đồng cỏ, đất ướt, rừng… Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã cho thấy sự biến đổi của các đối tượng thực phủ và thành lập bản đồ biến động cho 8 loại

thực phủ Đề tài còn so sánh với kết quả của “The Natural Resources Inventory” và

nhận định rằng hai cách giám sát đều có kết quả tương tự nhau, phương pháp giám sát bằng ảnh Landsat nhanh chóng và rõ ràng hơn Tác giả đã khẳng định khả năng của ảnh Viễn thám trong việc cung cấp các thông tin về sự thay đổi của lớp thực phủ hoặc

sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất

Ademola K Braimoh (Center for Development Research, University of Bonn, Bonn, Germany) và Paul L.G Vlek đã sử dụng ảnh Landsat TM thu nhận vào các năm

1984, 1992 và 1999 để thành lập bản đồ thực phủ khu vực đô thị ở Ghana Ảnh vệ tinh

đa thời gian đã được sử dụng để nghiên cứu sự đô thị hóa của khu vực này Nhóm nghiên cứu đã quan sát được, năm 1984, đất trồng trọt chiếm hơn 57%, nhưng chỉ còn khoảng 51% vào năm 1992, là kết quả của việc chuyển đổi sang đất xây dựng Tuy nhiên, đất trồng trọt lại tăng lên 58% trong năm 1999 Sự gia tăng này là kết quả của việc mở rộng sản xuất nông nghiệp trong khu đô thị nhằm cung cấp lương thực cần thiết cho người dân khu vực này Đất xây dựng tăng từ 16% năm 1994 đến 35% năm

1999 Các tác giả đã khẳng định, các phân tích, nghiên cứu về đô thị hóa là một vấn đề đáng quan tâm Khi phát triển kinh tế thị trường, kèm theo sự đô thị hóa, gia tăng nhanh chóng việc xây dựng trong khu đô thị là việc đáng báo động Cơ sở hạ tầng không đủ cho sự gia tăng dân số, đô thị mất dần màu xanh, suy giảm đất nông nghiệp

Vì vậy, phát triển khả năng trong việc sử dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý

để giám sát sự đô thị hóa và hoạch định các chiến lược là điều cần thiết

“Évolution de l'espace urbain de Yaoundé, au Cameroun, entre 1973 et 1988 par

Trang 22

and Environmental Studies University of Melbourne Victoria 3010, Australie) Trong nghiên cứu này, các tác giả khẳng định ảnh viễn thám đa thời gian có thể được sử dụng

để giám sát sự phát triển của đô thị một cách nhanh chóng, chính xác và ít tốn kém Ảnh Landsat MSS và TM năm 1976 và 1987 được sử dụng qua nghiên cứu, khu vực

đô thị vùng Yaoundé tăng 8,1%, phù hợp với mức độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực này Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ nhằm đánh giá mức độ bành trướng của đô thị, nên chỉ phân loại bốn lớp thực phủ như khu vực mật độ đô thị tập trung cao, khu vực mật độ đô thị thấp, khu vực phủ thực vật, các loại đất khác

Trung quốc người ta thành lập bản đồi sử dụng đất qua các thời kỳ với việc sử dụng Bản đồ Nông Nghiệp tỷ lệ 1: 100000 và ảnh Vệ tinh Landsat Sau khi phân tích ảnh vệ tinh, phân tầng, họ đã ứng dụng phương pháp ASF đo diện tích bằng máy định vị GPS

và máy quay Camera, trên mỗi mảnh diện tích 4km x 4km Từ diện tích các mảnh kết hợp với điều cho thực địa, các phép toán thống kê được áp dụng để suy ra diện tích các loại cây trồng cho từng tỉnh và từng huyện Với độ chính xác là 97%, kết quả của nghiên cứu đã cung cấp số liệu về diện tích và sự thay đổi mục đích sử dụng đất qua từng năm

Đề tài “Tìm hiểu sự thay đổi lớp thảm thực vật và các vấn đề quản lý tại xã Mậu Đức, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” của nhóm tác giả (Trần nguyên Bằng, Võ Hữu

Công, Nông Hữu Dương…) Đề tài sử dụng ảnh Landsat TM thu chụp ở các thời điểm

1989 – 1993 – 1998 – 2003 Kết quả cho thấy diện tích của từng loại rừng ở mỗi thời điểm và sự thay đổi của từng loại rừng qua các thời kỳ

Trong nghiên cứu “Sự thay đổi lớp thực phủ khu vực đô thị thông qua sự phát triển của các lớp phủ không thấm nước tại Thành phố Hồ Chí Minh” (Urban land cover

change through development of imperviousness in Ho Chi Minh city, Vietnam), của hai tác giả Trần Thị Vân và Hà Dương Xuân Bảo đã sử dụng các loại ảnh: Hai ảnh Landsat TM có độ phân giải không gian 30m x 30 m thu nhận 16/1/1989 và ảnh Landsat ETM+ thu ngày 5/1/2002, ảnh Aster độ phân giải không gian 15 x 15 m được thu nhận 25/12/2006 Nghiên cứu đã khẳng định sự phát triển nhanh chóng của đô thị

Trang 23

từ 1989 đến 2006 Đặc biệt là sự phát triển đô thị dọc theo các đường giao thông chính

ở vùng ngoại ô là vùng sản xuất nông nghiệp Trong vòng 17 năm, đất xây dựng đã tăng lên 2 lần, và đồng nghĩa với sự tăng lên của đất đô thị là một diện tích tương ứng biến mất của đất nông nghiệp, điều này có nghĩa là bề mặt không thấm nước được mở rộng nhanh chóng thay thế cho các lớp phủ thực vật…

Đề tài “Ứng dụng Viễn thám giám sát biến động rừng khu vực Cần Giờ, Thành phố

Hồ Chí Minh” của tác giả Phan Nguyên Việt Tác giả sử dụng hai ảnh LandSat TM thu

chụp ngày 16/01/1989 với 7 kênh phổ và ETM+ thu chụp ngày 11/12/2001 với 9 kênh ảnh Đề tài sử dụng phương pháp phân loại Maximum Likelihood Kết quả đề tài, đã cho thấy sự biến đổi diện tích các đối tượng thực phủ ở hai thời điểm, thành lập được bản đồ ngập mặn khu vực Cần Giờ với độ chính xác cực đại của kết quả biến động đạt đến giá trị min của độ chính xác toàn cục 2 năm 1989 và 2001 là 80.90%

Đề tài “Ứng dựng GIS và viễn thám xây dựng bản đồ biến động quỹ đất lúa do tác động của biến dổi khí hậu tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả

Phạm Gia Tùng, luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông lâm Huế Tác giả

sử dụng ảnh Landsat TM (2000) và ETM+ (2010) và sử dụng phần mềm ENVI cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm GIS để thành lập bản đồ biến động sử đất lúa của các năm Sau đó, tác giả đã chồng ghép để thành lập bản đồ biến động đất lúa do tác động của biến dổi khí hậu trên địa bàn nghiên cứu với độ chính xác cao Qua đó tác giả đã đưa ra dự báo quỹ đất lúa trong tương lai theo kịch bản biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa và thích nghi với biển đổi khí hậu

Trang 24

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Hoà Vang nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành của thành phố Đà Nẵng, có tọa độ từ 15055' đến 16013' độ vĩ Bắc và 107049' đến 108013' độ kinh Đông Phía Bắc giáp: các huyện Nam Đông, A Lưới và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên Huế Phía Nam giáp: Thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam

Phía Đông giáp: Quận Cẩm Lệ, quận Liên Chiểu của thành phố Đà Nẵng

Phía Tây giáp: Huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Hòa Vang (thu từ tỷ lệ 1:250000)

2.1.1.2 Địa hình

Địa hình Hòa Vang vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp

Trang 25

Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố

Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh Quảng Nam

Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố

2.1.1.3 Khí hậu

Huyện Hòa Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao

và ít biến động Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam Mỗi năm có 2 mùa

rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28-300C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18-230C Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 200C

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 85,67 - 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 - 77,33% Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ 550 - 1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình từ 23-40 mm/tháng

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165 giờ/tháng

2.1.1.4 Tài nguyên đất

Huyện Hòa Vang là huyện nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng, diện tích đất tự nhiên là 73.488 ha (chiếm 74,8% diện tích của thành phố Đà Nẵng), Trong đó Đất nông nghiệp 65.316 ha, đất phi nông nghiệp 7.271 ha và đất chưa sử dụng 901,7 ha

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Kinh tế

Kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang trong những năm qua phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng

Trang 26

vụ và công nghiệp, Cơ cấu lao động: Nông nghiệp 25,84%, Công nghiệp 33,61%, Dịch

vụ 40,55% Giá trị công nghiệp xây dựng tăng bình quân 9,4%/năm Dịch vụ phát triển khá về quy mô, đa dang về loại hình, tốc độ tăng trưởng 12,8%/năm, các điểm du lịch lớn trên địa bàn huyện đưa vào khai thác hiệu quả Nổi tiếng như: Khu du lịch Bà Nà Hills, Khu du lịch nước nóng Phước Nhơn, Khu du lịch Hòa Phú Thành, Du lịch Ngầm Đôi, Suối Hoa Hạ tầng Thương mại cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 16,6%/năm Thu nhập bình quân đầu người đạt 27,24 triệu đồng/người/năm (năm 2015)

2.1.2.2 Lao động và việc làm

a Hiện trạng dân số

Theo niên giám thống kê, huyện Hòa Vang năm 2015, dân số trung bình của huyện

có 109.322 nghìn người, gồm có 11 xã

- Thành thị: 82.587 nghìn người chiếm 75.5% tổng dân số huyện

- Nông thôn: 26.735 nghìn người chiếm 24.5% tổng dân số huyện

Bảng 2.1 Dân số huyện Hòa Vang từ giai đoạn 2012-2015 (nghìn người)

Hạng mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dân số toàn

thành phố 109.322 107.249 107.758 108.323

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang 2015 và tài liệu Chi cục thống kê gửi ngày

10/11/2016)

Trang 27

Nhận xét:

- Biến động dân số huyện Hòa Vang giai đoạn 2012-2015 tăng không lớn lắm Với

tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện năm 2015 là: 0.77%

- Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính không đều Dân cư chủ yếu tập trung hai bên các tuyến đường chính, đặc biệt là đường Quốc lộ, còn các khu vực khác dân cư rất thưa thớt

Bảng 2.2 Hiện trạng phân bố dân cư theo đơn vị hành chính

TT Tên Phường, Xã

Dân số

TB năm

2011 (nghìn người)

Tổng diện tích (ha)

Diện tích đất nông nghiệp (ha)

Diện tích đất phi nông nghiệp (ha)

Diện tích đất chưa

sử dụng (ha)

(Nguồn số liệu: Theo Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2015)

Lực lượng lao động là một yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế -xã hội

Ngày đăng: 22/05/2019, 23:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Trần Thu Hà, Phùng Minh Tám, Phạm Thanh Quế và Lê Thị Giang (2015) Ứng dụng GIS và viễn thám trong giám sát biến động diện tích rừng huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình, Đề tài khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng GIS và viễn thám trong giám sát biến động diện tích rừng huyện Cao Phong – tỉnh Hòa Bình
[3]. Nguyễn Hải Hòa, Nguyễn Thị Thu Hiền và Lương Thị Thu Trang (2013), Ứng dụng GIS và ảnh landsat đa thời gian xây dựng bản đồ biến động diện tích rừng tại xã vùng đệm Xuân Đài và Kim Thượng, vườn quốc gia Xuân Sơn, Đề tài khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng GIS và ảnh landsat đa thời gian xây dựng bản đồ biến động diện tích rừng tại xã vùng đệm Xuân Đài và Kim Thượng, vườn quốc gia Xuân Sơn
Tác giả: Nguyễn Hải Hòa, Nguyễn Thị Thu Hiền và Lương Thị Thu Trang
Năm: 2013
[4]. Nguyễn Xuân Trung Hiếu (2014), Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động các loại thực phủ địa bàn thành phố huế- tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ biến động các loại thực phủ địa bàn thành phố huế- tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Xuân Trung Hiếu
Năm: 2014
[5]. Bùi Thu Phương, Trương Quang Hải, Nhữ Thị Xuân, Hà Phương Lê “Nghiên cứu hiện trạng và sự biến động đất theo đầu nguời thành phố Hà Nội với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và GIS” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hiện trạng và sự biến động đất theo đầu nguời thành phố Hà Nội với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và GIS
[1]. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Đà Nẵng năm 2010, 2015, Sở Tài nguyên – Môi trường thành phố Đà Nẵng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w