Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS phân tích biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện hòa vang thành phố đà nẵng giai đoạn 2005 2015 (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang trong những năm qua phát triển khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ở mức 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ (tỷ lệ 51,4%) - Công nghiệp (tỷ lệ 30,5%) - Nông nghiệp (tỷ lệ 18,1%). Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động dịch

Trang 19

vụ và công nghiệp, Cơ cấu lao động: Nông nghiệp 25,84%, Công nghiệp 33,61%, Dịch vụ 40,55%. Giá trị công nghiệp xây dựng tăng bình quân 9,4%/năm. Dịch vụ phát triển khá về quy mô, đa dang về loại hình, tốc độ tăng trưởng 12,8%/năm, các điểm du lịch lớn trên địa bàn huyện đƣa vào khai thác hiệu quả Nổi tiếng nhƣ: Khu du lịch Bà Nà Hills, Khu du lịch nước nóng Phước Nhơn, Khu du lịch Hòa Phú Thành, Du lịch Ngầm Đôi, Suối Hoa. Hạ tầng Thương mại cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 16,6%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 27,24 triệu đồng/người/năm (năm 2015).

2.1.2.2. Lao động và việc làm a. Hiện trạng dân số

Theo niên giám thống kê, huyện Hòa Vang năm 2015, dân số trung bình của huyện có 109.322 nghìn người, gồm có 11 xã.

- Thành thị: 82.587 nghìn người chiếm 75.5% tổng dân số huyện.

- Nông thôn: 26.735 nghìn người chiếm 24.5% tổng dân số huyện.

Bảng 2.1. Dân số huyện Hòa Vang từ giai đoạn 2012-2015 (nghìn người) Hạng mục Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Dân số toàn

thành phố 109.322 107.249 107.758 108.323

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang 2015 và tài liệu Chi cục thống kê gửi ngày 10/11/2016)

Trang 20 Nhận xét:

- Biến động dân số huyện Hòa Vang giai đoạn 2012-2015 tăng không lớn lắm. Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện năm 2015 là: 0.77%

- Phân bố dân cƣ theo đơn vị hành chính không đều. Dân cƣ chủ yếu tập trung hai bên các tuyến đường chính, đặc biệt là đường Quốc lộ, còn các khu vực khác dân cư rất thƣa thớt.

Bảng 2.2. Hiện trạng phân bố dân cư theo đơn vị hành chính

TT Tên Phường, Xã

Dân số TB năm

2011 (nghìn người)

Tổng diện

tích (ha)

Diện tích đất nông nghiệp

(ha)

Diện tích đất phi

nông nghiệp (ha)

Diện tích đất chƣa sử dụng

(ha)

1 Xã Hòa Tiến 6.958 4.73 2.92 1.71 0.10

2 Xã Hòa Châu 14.343 1.89 0.50 1.35 0.04

3 Xã Hòa Khương 7.459 14.62 6.17 3.87 4.58

4 Xã Hòa Phong 11.822 2.48 0.34 2.14 0.00

5 Xã Hòa Nhơn 11.403 1.09 0.21 0.87 0.00

6 Xã Hòa Bắc 8.703 3.97 2.29 1.63 0.05

7 Xã Hòa Phước 8.456 6.55 3.72 2.10 0.73

8 Xã Hòa Liên 5.009 0.64 0.06 0.56 0.02

9 Xã Hòa Sơn 8.434 5.20 2.43 2.68 0.08

10 Xã Hòa Phú 6.448 8.10 4.06 3.45 0.59

11 Xã Hòa Ninh 8.124 16.63 10.32 3.47 2.84

(Nguồn số liệu: Theo Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2015)

b. Hiện trạng lao động

Bảng 2.3. Hiện trạng lao động nội thị

Hạng mục Hiện trạng 2010 Hiện trạng 2015

Dân số toàn huyện (nghìn

người) 105.876 109.322

Tổng dân số nội thành

(nghìn người) 78.257 82.587

Dân số trong tuổi LĐ

(nghìn người) 67.935 71.867

Tỷ lệ % so dân số 64.160 87

Thành thị chiếm (nghìn

người) 50.637 55.741

Nông thôn chiếm (nghìn

người) 17.298 16.126

(Nguồn số liệu: Theo Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2015)

Lực lƣợng lao động là một yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế -xã hội của huyện bởi vấn đề lao động tại chỗ cơ bản đƣợc giải quyết. Tuy nhiên khi nền kinh tế chƣa mở rộng, với số lƣợng lao động trên có nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu việc

Trang 21

làm, thất nghiệp của một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, chất lƣợng nguồn lao động cũng là vấn đề đặt ra với sự phát triển của huyện. Chất lượng người lao động kỹ thuật của thành phố vẫn còn thấp, không đồng đều, cần đƣợc đào tạo và đào tạo lại. Cho đến nay do có sự thay đổi trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế - xã hội nên sự phân bố lao động trong các khu vực kinh tế đã có nhiều chuyển biến phù hợp với tình hình mới trong cơ chế thị trường.

2.1.2.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

Kinh tế huyện Hòa Vang phát triển đa dạng với đủ loại ngành nghề. Phần lớn người dân sinh sống bằng nghề nông, chăn nuôi gia súc, gia cầm, dệt lụa, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, một bộ phận nhỏ tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch....

Một phần của tài liệu Ứng dụng viễn thám và GIS phân tích biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện hòa vang thành phố đà nẵng giai đoạn 2005 2015 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)