1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập Khoa PR tại Đài truyền thanh huyện Nga Sơn

48 2,9K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

LỜI CÁM ƠN. 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 5 1.TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP. 5 a. Vài nét về sự hình thành và phát triển của đài Truyền thanh Nga Sơn 5 b. Vị trí và chức năng 7 c. Nhiệm vụ và quyền hạn 8 d. Tổ chức và biên chế 9 e.Sơ đồ bộ máy tổ chức của Đài truyền thanh Nga Sơn 10 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ PR 11 1.KHÁI NIỆM. 11 2. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA PR 11 a.Vị trí 11 b.Vai trò 11 3. CÁC HOẠT ĐÔNG CỦA PR 14 a. PR với báo chí 14 b.PR nội bộ 15 c.PR cộng đồng 16 d. PR trong vận động hành lang 18 NỘI DUNG THỰC TẬP : 20 Khảo sát hoạt động PR tại đài truyền thanh Nga Sơn 20 PHẦN KẾT LUẬN : 22 PHỤ LỤC 23 SẢN PHẨM THỰC TẬP 23 NHẬT KÝ THỰC TẬP 49 PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT 55 MỤC LỤC 5758

Trang 1

LỜI CÁM ƠN.

Thực tập là quá trình tham gia học hỏi, so sánh, nghiên cứu và ứng dụngnhững kiến thức đã học vào thực tế công việc Báo cáo thực tập vừa là cơ hội đểsinh viên trình bày những nghiên cứu về vấn đề mình quan tâm trong quá trìnhthực tập, đồng thời cũng là một tài liệu quan trọng giúp giảng viên kiểm tra đánhgiá quá trình học tập và kết quả thực tập của mỗi sinh viên

Để hoàn thành báo cáo thực tập này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em trântrọng gửi lời cám ơn sâu sắc đến:

Ban Chủ nhiệm Khoa Quan hệ công chúng truyền thông trường Đại họcHòa Bình, các giảng viên của Khoa PR đã tận tình giảng dạy, không chỉ truyền thụcho em những kiến thức nền tảng mà còn là đạo đức báo chí và bản lĩnh nghềnghiệp trong tương lai

Cô Nguyễn Thị Thương Giảng viên Khoa PR – Trường Đại học Hòa Bình ,giảng viên hướng dẫn thực tập đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trước và trongquá trình thực tập, xây dựng báo cáo thực tập nghề nghiệp

Lời cám ơn sâu sắc đến đơn vị thực tập – Đài truyền thanh huyện NgaSơn( Thanh Hóa) Trưởng Đài truyền thanh huyện Nga Sơn – chú Nguyễn XuânSáng, người hướng dẫn tại đơn vị thực tập Mai Thị Thủy , cùng toàn thể các anhchị phóng viên ,phát thanh viên ,biên tập viên ,kỹ thuật viên đài truyền thanhhuyện Nga Sơn đã quan tâm giúp đỡ, tin tưởng và tạo điều kiện cho em được tiếpxúc với hoạt động làm báo và tìm hiểu về lĩnh vực PR tại đài

Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 23 tháng 01 năm 2016

Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Tươi

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tiễn đã chứng minh rằng thực tập là một phần không thể thiếu tronghành trang tri thức của sinh viên Thực tập nghề nghiệp là hoạt động giáo dục đặcthù nhằm góp phần hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cầnthiết của sinh viên theo mục tiêu đào tạo đã đề ra Đây là phương pháp thực tế hóakiến thức giúp cho chúng ta khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn để đáp ứngđược yêu cầu của xã hội nói chung và của các công việc nói riêng Đối với sinhviên, hoạt động thực tập nghề nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ với quá trìnhhọc tập mà còn với cả sự nghiệp của sinh viên sau này Kỳ thực tập này giúp sinhviên được tiếp cận với nghề nghiệp mà các bạn đã lựa chọn khi bước chân vàotrường đại học Các hoạt động thực tiễn thêm một lần nữa giúp sinh viên hiểuđược mình sẽ làm công việc như thế nào sau khi ra trường và có những điều chỉnhkịp thời, cùng với chiến lược rèn luyện phù hợp hơn

Quá trình áp dụng các kiến thức học được trong nhà trường vào thực tế côngviệc giúp sinh viên nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và cần trang bịthêm những kiến thức, kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu công việc Trong thực tế,chương trình đào tạo trong các trường đại học đã cung cấp hệ thống lý luận và lýthuyết hữu dụng về ngành nghề và nhất thiết cần được áp dụng vào thực tiễn sinhđộng với đối tượng và môi trường nghề nghiệp cụ thể Vì thế, các kỳ thực tập càngtrở nên cần thiết đối với sinh viên Những trải nghiệm ban đầu này giúp sinh viên

tự tin hơn sau khi ra trường và đi tìm việc, giúp các bạn không quá ảo tưởng dẫnđến thất vọng về thực tế khi thực sự tham gia thị trường lao động Trong quá trìnhthực tập, sinh viên có thể thiết lập được các mối quan hệ trong nghề nghiệp củamình, nâng cao kỹ năng giao tiếp ,tăng sự tự tin khi tiếp xúc công việc, khi đi thựctập bạn có thể tận dụng thời gian này để làm quen với các anh, chị đồng nghiệp,học hỏi và xây dựng mối quan hệ, điều này rất hữu ích cho sinh viên khi ra trường.Nếu thực tập tốt, sinh viên còn có cơ hội kiếm được việc làm ngay trong quá trìnhthực tập

Thực tập là cách tốt nhất để sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm trong lĩnhvực mà mình quan tâm Về cơ bản, quá trình thực tập cũng gần giống như quátrình đào tạo cho một nhân viên mới trong công ty Các thực tập sinh sẽ làm việcchung với các nhân viên khác làm những công việc như nhân viên chính thức Cónhiều hình thức thực tập khác nhau, một số vị trí thực tập sẽ có trả lương nhưng

Trang 3

một số thì không, một số vị trí sẽ có những khoản hỗ trợ như phí gửi xe, ăn trưa …một số công việc thực tập chỉ yêu cầu làm bán thời gian, một số công việc khác sẽyêu cầu bạn làm toàn thời gian theo giờ hành chính

Thực tập không chỉ là quá trình giúp bạn có được kiến thức, kinh nghiệmthực tế về một lĩnh vực chuyên môn Những lợi ích từ quá trình thực tập mà bạnnhận được sẽ nhiều hơn bạn tưởng nếu bạn tìm kiếm một cơ hội thực tập đúngnghĩa Thực tập chính là cơ hội để bạn quan sát công việc hàng ngày tại đơn vịthực tâp, tìm hiểu môi trường làm việc (môi trường có năng động, chuyên nghiệphay những tiêu chí khác mà bạn tìm kiếm), cũng là cơ hội để bạn hiểu thêm về lĩnhvực ngành nghề mà bạn định hướng Có thể những gì bạn nghĩ sẽ hoàn toàn khácvới thực tế, vì vậy thực tập là một bước quan trọng để bạn có thời gian định hướng

và phát triển sự nghiệp sau khi ra trường

Thị trường lao động hiện nay ngày càng cạnh tranh gay gắt, rất nhiều sinhviên ra trường thất nghiệp trong một thời gian dài Vì vậy bạn hãy nhìn nhậnđúng đắn về quá trình thực tập để có sự chuẩn bị tốt nhất sau khi ra trường bằngcách tìm kiếm một công việc thực tập nghiêm túc

Được sự giới thiệu của Khoa quan hệ công chúng và truyền thông đến đơn

vị thực tập , em đã tìm cho mình lĩnh vực thực tập nghề nghiệp báo chí và tìm hiểu

về những hoạt động của quan hệ công chúng ( tên tiếng anh là “Public relations”viết tắt lá PR ) tại Đài tuyền thanh huyện Nga Sơn (Thanh Hóa )

PR là một phương tiện vô cùng hiệu quả để truyền tải thông điệp của tổchức,doanh nghiệp nào đó đến với công chúng PR chịu trách nhiệm quản lý mốiquan hệ giữa tổ chức doanh nghiệp và công chúng rộng rãi của tổ chức đó, tạodựng duy trì sự tin nhiệm và hiểu biết lẫn nhau ,bảo vệ uy tín phát triển thươnghiệu cho cơ quan tổ chức Từ đó tạo ra hình ảnh tốt đẹp ,củng cố uy tín tạo dựngniềm tin và thái độ của công chúng đối với tổ chức và cá nhân theo hướng tốtnhất Đối với bất kỳ một tổ chức cá nhân nào ,việc xây dựng và duy trì mối quan

hệ tốt đẹp với các tầng lớp công chúng đặc biệt là công chúng mục tiêu có ý nghĩasống còn cho chính các tổ chức và cá nhân đó PR là một công cụ hữu hiệu trongviệc tạo dựng hình ảnh ,tranh thủ tình cảm của công chúng thông qua các hoạtđộng cộng đồng ,hướng tới mục tiêu chiến lược lâu dài, xây dựng lòng tin củacông chúng ,khắc phúc những hiểu nhầm ,định kiến ,dư luận bất lợi cho tổchức,xây dựng mối quan hệ nội bộ tốt đẹp

Trang 4

Trong báo cáo thực tập nghề nghiệp này, em xin đề cập đến một số vấnđề,khía cạnh của PR tại đơn vị thực tập với những khảo sát của mình đồng thời thểhiện những kết quả đạt được trong lĩnh vực PR tại đài truyền thanh Nga Sơn.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện báo cáo nhưng do là lần đầu tiên tiếp xúcvới thực tế, và khó khăn khi khảo sát PR tại đài do lĩnh vực này chưa pháttriển ,các lĩnh vực PR chưa nhiều nên báo cáo này còn nhiều thiếu sót Rất mongđược sự góp ý kiến của thầy cô để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn!

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Nga sơn là một huyện có đông đồng bào theo thiên chúa và là huyện cónhiều phong trào thi đua yêu nước sôi nổi nên được Ty thông tin chọn là một trongbảy huyện xây dựng Trạm truyền thanh đợt đầu tiên trong tỉnh Đài được xây dựngtheo phương thức : Huyện chi kinh phí để xây dựng, Tỉnh cung cấp trang thiết bị

và quản lý kỹ thuật, quản lý con người Đài đặt tại thôn Yên Khoái, xã Nga Yên,ban đầu chỉ có bốn người do ông Lê Thắng Lợi phụ trách Sau thời gian khẩntrương thi công trong điều kiện thiếu thốn, nhất là về nhân lực, kinh phí và thiết bị.Đúng 18h ngày 29/01/1963, Đài truyền thanh Nga Sơn cất tiếng nói đầu tiên giaothừa năm ấy, Đảng bộ và nhân dân khu vực trung tâm huyện được nghe thư chúctết của Bác Hồ

Cơ sở vật chất ban đầu gồm 01 nhà xâ, 01 máy tăng âm, 01 máy nổ vàđường dây đi các tuyến lân cận Nhân dịp này ông Nguyễn Hưu Xếp, Phó bí thưhuyện ủy, chủ tịch UBND huyện bấy giờ đã đọc thư chúc tết của Huyện ủy,UBND huyện tới đồng bào, đồng chí cùng các lực lượng vũ trang trong huyện Từngày 19/01/1963 Đài truyền thanh Nga Sơn ( Đài TTNS ) bắt đầu thực hiện chứcnăng la cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, tuyên truyền, động viên và

cổ vũ mọi phong trào cách mạng của nhân dân trong huyện

Giữa năm 1965, khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại dữ dội

ra miền Bắc, Đài phải sơ tán về Làng Mậu Tài xã Nga Mỹ, nay thuộc địa bàn ThịTrấn huyện với hai căn nhà nhỏ: một nhà để máy tăng âm, một nhà để máy nổ, còn

Trang 6

cán bộ nhân viên trọ trng nhà dân Cuối năm 1965, Đài được bổ sung cán bộ nữ,tổng số cán bộ đài là năm người.

Cuối năm 1968 huyện bổ nhiệm ông Nguyễn Tạ Cường về làm trưởng đài,Năm 1973, ông Cường chuyển công tác, ông Lê Thắng Lợi được chuyển về thay.Năm 1975 đài về nam cầu Kênh Lúc này nguồn điện đài hoạt động do hai máy nổcung cấp Môt máy Ba Lan thay cho máy Trần Hưng Đạo và một máy AD10 củaLiên Xô Năm 1977, ông Mai Văn Trình được tỉnh cử về làm trưởng đài Năm nàymáy móc thiết bị được nâng công suất lên 60 loa lớn và 700 loa kim trong giađình

Năm 1989, đài chuyển về trung tâm huyện, sát đường 10B,với cơ sở vậtchất gồm 1 nhà mái bằng, 1 nhà cấp bốn và một nhà máy nổ Thiết bị có 2 máytăng âm 600w, 1 may nổ, 1 máy radio 2 của làm chương trình, 1 máy phát phóng50w, 1 cột phát song cao 21m Lúc này đài đã nâng lên một tuần làm 3 chươngtrình gốc phát 6 buổi trong tuần… Song do máy phát song không đủ công suất nênkhông phủ kín toàn huyện

Từ 01/06/1992, ông Nguyễn Bá Dung lên làm trưởng đài UBND huyện xâydựng hệ thống truyền thanh cho các xã để tiếp âm đài 3 cấp Năm 1992đã có 15/27

xã có đài, đén năm 1998 huyện có 27/27 xã, Thị Trấn có đài hoạt động heo quychế của huyện Nga Sơn là huyện đầu tiên trong tỉnh hoàn thành mục tiêu truyềnthanh hóa

Từ năm 1998, Đài truyền thanh huyện tổ chức được cuộc thi viết tin bài vàlàm băng chương trình địa phương đầu tiên ( Liên hoan phát thanh truyền hình )

Từ đó, cứ 2 năm một lần được tổ chức đều đặn, lần sau số lượng, chất lượng tin,bài cao hơn lần trước Đến nay đã là Liên hoan phát thanh truyền hình lần thứ9.Cũng từ năm 1998, Đài phát mỗi ngày một chương trình mới dài 30 phút Trướcyêu cầu nhiệm vụ mới, Đài đã cho một số cán bộ kỹ thuật đi học lớp ngắn hạnhoặc tự đào tạo, bồi dưỡng để chuyển sang viết tin bài, xây dựng chương trìnhtheo hướng một người kiêm nhiệm nhiều việc, kỹ thuật kiêm nội dung và làm nộidung những có thể biết một số vấn đề kỹ thuật

Năm 2000 đánh dấu một bước trưởng thành của đài truyền thanh huyện NgaSơn: Đài được xây dựng mới ngôi nhà 2 tầng với 8 phòng ban làm việc, cùng cácthiết bị phòng dựng, máy dựng chương trình, máy ghi âm chuyên dụng mới đãnâng cao công suất, hiệu quả tuyên truyền

Trang 7

Từ năm 2002 đến nay đài tiếp tục đổi mới về nội dung chương trình, độingũ phóng viên đông hơn, 3 cán bộ hợp đồng, 30 cộng tác viên Năm 2004 đượcUBND huyện dầu tư 1 camera, năm 2007 mua bộ dựng và máy ghi âm kỹ thuật số,cùng 1 máy ghi hình kỹ thuật số, năm 2008 Đài phát thanh truyền hình Thanh Hóatrang cấp 1 máy quay kỹ thuật số DVCAM Đài hiện có biên chế 12 người: 1trưởng đài, 1 phó trưởng đài, 1kế toán, 2 tổ chuyên môn nội dug và 1 tổ kỹ thuật.

Có đội ngũ cán bộ, phóng viên và nhân viên kỹ thuật khá vững vàng về chuyênmôn nghiệp vụ Các chuyên mục như: Khoa học kỹ thuật với nhà nông, Đưa nghịquyết của Đảng vào đời sống, Xây dựng nông thôn mới, Dồn điền đổi thửa, Vì anninh trật tự…

Hiện nay được sự quan tâm đầu tư của huyện ,Đài được chuyển địa điểmtrụ sở về Hội trường UBND huyện ,có đầy đủ các phòng cho cán bộ nhân viên làmviệc : bao dồm phòng trưởng đài , phòng phó đài , phòng nội dung , phòng máy ,phòng kỹ thuật, phòng kế toán ,phòng hội trường ,đồng thời cung cấp đầy đủ trangthiết bị cho đài tác nghiệp

b Vị trí và chức năng

Đài truyền thanh huyện Nga Sơn là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấphuyện, thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyềnhuyện; chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quản lý nhà nướccủa Sở Thông tin và Truyền thông, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuậtcủa Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Ủy ban nhân dân cấp huyện quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấphuyện theo quy định của pháp luật

Chức năng thứ nhất thuộc về nhiệm vụ chính trị trung tâm là tuyên truyền,định hướng chính trị theo quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước Mọi vấn đề đều có liên quan đến chính trị và tuyên truyền có địnhhướng là công cụ đắc lực để mọi người dân hiểu rõ, hiểu đúng nhằm tạo sự đồngthuận, làm nền tảng cho ổn định chính trị

Chức năng thứ hai là thông tin, giải trí: Được thông tin (được biết) là nhucầu tự nhiên của con người Thông tin để biết, thông tin để hiểu và nâng cao nhậnthức, trình độ Hiện nay, cần phải làm rõ chức năng thông tin không chỉ giới hạntrong “tin tức thời sự”, mà phải mở rộng ra mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,giáo dục, văn hóa, đời sống, sản xuất, pháp luật…

Trang 8

Giải trí là một nhu cầu đặc biệt trong cuộc sống hiện đại với rất ít thời giannhàn rỗi và nghỉ ngơi Nếu không quan tâm đầy đủ đến chức năng giải trí thì hiệuquả tuyên truyền cũng sẽ rất hạn chế Nội dung của giải trí trong lĩnh vực truyềnthanh không chỉ giới hạn ở “vùng ca nhạc”.

Chức năng thứ ba, thực hiện nhiệm vụ kết nối trực tiếp giữa Đảng - chínhquyền với người dân: Xã hội càng phát triển, dân trí càng cao, ý thức và sự quantâm của người dân đối với xã hội, đối với những vấn đề nhạy cảm liên quan đến

họ và liên quan đến trách nhiệm của các cấp chính quyền cũng ngày càng nângcao Thực hiện tốt chức năng kết nối sẽ đáp ứng được những yêu cầu của dân chủhóa, công khai hóa

Chức năng thứ tư, đài truyền thanh như là một công cụ điều hành trong hệthống điều hành xã hội Điều này thể hiện rõ nét ở đài truyền thanh cơ sở, đặc biệtvào những lúc cần xử lý các tình huống cấp bách như: dịch bệnh, thiên tai, xuấthiện các dư luận bất thường… Cần xác định quan niệm như vậy để phát huy hếtkhả năng của đài truyền thanh vì trên thực tế ngày càng có nhiều hệ thống điện tửđược sử dụng như một công cụ điều hành, ví dụ như mạng Internet, cầu truyềnhình trực tiếp…

Như vậy, trong bối cảnh mới, bên cạnh những chức năng truyền thống, đàitruyền thanh còn có thêm những chức năng và khả năng tương tác mới Thông quaviệc thực hiện tốt các chức năng của mình, đài truyền thanh thể hiện vai trò củamình đối với đời sống cộng đồng trong bối cảnh mới

c Nhiệm vụ và quyền hạn

Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh trên hệ thống loatruyền thanh, thiết bị phát sóng phát thanh được trang bị nhằm tuyên truyền đườnglối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào sự chỉ đạo, điềuhành của chính quyền địa phương, các hoạt động tại cơ sở, phổ biến kiến thứckhoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác an ninh trật tự, gương ngườitốt, việc tốt, điển hình tiên tiến tới nhân dân theo quy định của pháp luật

Tiếp sóng và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, ĐàiPhát thanh và Truyền hình cấp tỉnh phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của nhândân theo quy định của pháp luật

Trang 9

Trực tiếp quản lý hệ thống kỹ thuật chuyên ngành để thực hiện việc tiếpsóng, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình theo quy định của phápluật.

Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh sản xuất các chươngtrình phát thanh, truyền hình phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình cấptỉnh

Quản lý, vận hành các đài phát sóng phát thanh trên địa bàn theo sự phâncông Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật đối với Đài Truyền thanh xã,phường, thị trấn trên địa bàn

Quản lý, sử dụng lao động, tài sản, ngân sách và nguồn thu từ dịch vụ; thựchiện chính sách đối với viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theoquy định của pháp luật

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quanquản lý cấp trên Tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan cấptrên tổ chức Tổ chức hoạt động thi đua khen thưởng theo quy định của pháp luật

Tham gia ý kiến với Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chức năng đểcủng cố, mở rộng sự nghiệp truyền thanh, truyền hình trên địa bàn

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quyđịnh của pháp luật

d Tổ chức và biên chế

Tổng số cán bộ của đài gồm có 11 người trong đó : có 1 Trưởng đài :Nguyễn Xuân Sáng; 1 Phó đài : Nguyễn Thị Minh;1 Kế Toán :Phòng nội dung :7; Phòng kỹ thuật : 3

Trong đó có 8 người đã được vào biên chế ,có 3 người trong hợpđồng Trình độ chuyện môn đài gồm có :7 người hệ đại học ,1 người hệ cao đẳng,

3 người hệ trung cấp

Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện có Trưởng đài, Phó Trưởng đài

và bộ máy giúp việc Trưởng đài và Phó Trưởng đài do Ủy ban nhân dân cấphuyện bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật

Trưởng đài chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện và trướcpháp luật về toàn bộ hoạt động của đài Phó Trưởng đài giúp Trưởng đài, chịutrách nhiệm trước Trưởng đài về nhiệm vụ được phân công

Biên chế của Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện là biên chế sựnghiệp, đảm bảo để thực hiện các nhiệm vụ được giao Số lượng biên chế của Đài

Trang 10

Truyền thanh- Truyền hình cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết địnhtrong tổng số biên chế sự nghiệp của huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giaohàng năm theo quy định của pháp luật.

e/ Sơ đồ bộ máy tổ chức của Đài truyền thanh Nga Sơn

Trang 11

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ PR

1.KHÁI NIỆM

Quan hệ công chúng (tiếng Anh: public relations, viết tắt là PR) là một

chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông hai chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và "công chúng" của họ.

Theo định nghĩa của PR do Viện quan hệ công chúng Anh ( IPR) :

PR là nhứng nỗ lực một cách có kế hoạch ,có tổ chức của một cá nhân

hoặc tập thể nhằm thết lập và duy trì mối quan hệ cùng có lợi với đông đạo công chúng của nó.

PR là một hệ thống truyền thông ( thông báo và giáo dục) dựa trên kiếnthức Lòng tin là chìa khoá để phát triển mối quan hệ tốt giữa tổ chức và côngchúng của họ Truyền thông không chỉ chú trọng vào tuyên truyền, quảng bá bênngoài, ví dụ cho các nhà đầu tư, khách hàng, các nhà buôn bán… mà cả côngchúng bên trong đó là các nhân viên

2 VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA PR

a.Vị trí

Mục tiêu của PR là tạo ra sự hiểu biết và danh tiếng giữa tổ chức với

công chúng Thất bại trong việc tổ chức nhứng kênh thông tin hiệu quả với côngchúng sẽ mang lại hiểu quả không ong muốn cho tổ chức đó PR kém sẽ mang lại

sự thờ ơ và hiểu nhầm của công chúng Sự tồn tị của PR không thể chối cãi ở tất

cả các tổ chức lợi nhuận và phai lợi nhuận Nó ăn sâu vào mọi khía cạnh của tổchức đó

b.Vai trò

PR đóng vai trò rất quan trọng trong một tổ chức : PR quảng bá sự hiểubiết về tổ chức và các hoạt động của tổ chức đó ,kể cả sản phẩm và dịch vụ chonội bộ cơ quan lẫn công chúng

PR khắc phục sự hiểu nhầm ,định kiến của công chúng đối với tổ chức cơquan,đua ra các thông điệp rõ ràng nhanh chóng nhằm thay đổi tình thế bất lợi

PR có khả năng thu hút và giữ chân người có tài làm việc cho mình quaviệc quan hệ tốt nội bộ

Trang 12

PR tạo ra cảm nhận về trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng qua các hoạtđộng thể thao ,từ thiện ,gây quỹ

PR xây dựng và duy trì thương hiệu cho các tổ chức doanh nghiệp

Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đếnkhách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ Khi truyền đi cácthông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thểhơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thươnghiệu …Bằng cách cung cấp thông tin và tạo nên hoạt động thông tin hai chiều, PRtạo mối liên kết trong xã hội, và là diễn đàn thúc đẩy dân chủ hóa xã hội Trong sựphát triển của xã hội thông tin, PR đang dần thay thế quảng cáo trong vai trò cungcấp thông tin và thuyết phục khách hàng Trong xã hội hiện đại, PR phát huy tácdụng mạnh mẽ trong thương mại, trong chính trị, là công cụ đắc lực để xây dựngthương hiệu, từ thương hiệu cá nhân cho đến thương hiệu quốc gia Trong xã hội,

PR có vai trò là người cung cấp thông tin, đóng góp vào việc tạo dựng mối liên kếttrong xã hội, là diễn đàn đối thoại trong xã hội, để công chúng nói lên ý kiến củamình và tổ chức tiếp nhận phản hồi, từ đó có sự điều chỉnh thích hợp PR là bộphận không thể thiếu trong hầu hết các tổ chức hiện đại PR sẽ làm công việcquảng bá sự hiểu biết về tổ chức và các hoạt động của tổ chức đó, kể cả sản phẩm

và dịch vụ cho nội bộ cơ quan lẫn công chúng, tham gia vào các quá trình hoạchđịnh chiến lược, ra quyết định của ban lãnh đạo bằng cách thu thập, phân tíchthông tin để đề ra chiến lược, và truyền thông các mục tiêu chiến lược Khôngnhững thế, PR còn khắc phục sự hiểu nhầm, định kiến của công chúng đối với tổchức cơ quan, đưa ra các thông điệp rõ ràng, nhanh chóng nhằm thay đổi tình thếbất lợi PR còn có khả năng thu hút và giữ chân được những người có tài làm việccho mình qua việc quan hệ tốt nội bộ Ngoài những vai trò liên quan đến công việctrên, PR tạo ra cảm nhận về trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng qua các hoạtđộng từ thiện, gây quỹ, chính điều này nó cũng góp phần xây dựng thương hiệucho doanh nghiệp Trong mỗi lĩnh vực PR sẽ phát huy vai trò khác nhau như haiyếu tố là dạng thức kinh doanh và vị trí của người thực hiện PR sẽ quyết định đếndạng thức tiến hành PR như thế nào Trong một tổ chức mà có nhiều người làm

PR thì thường là những người trẻ hơn sẽ đảm nhận làm kỹ thuật, còn người đã cókinh nghiệm sẽ đảm nhận việc quản lý và giải quyết các vấn đề Qua những vai trò

cơ bản trên của PR,thì nó cũng đòi hỏi những khả năng của người làm PR Ngườilàm PR cần nhanh nhạy, bình tĩnh, phải phân tích được những giá trị thay đổi

Trang 13

trong xã hội để tổ chức mình có hướng điều chỉnh để thích ứng với các chuẩn mực

và giá trị trách nhiệm xã hội, nhằm mục đích tác động đến đối tác gây ảnh hưởngmột cách kịp thời và hợp lý Người làm PR phải là người nâng cao khả năngtruyền thông của các nhân viên hoạt động trong tổ chức, hay cơ quan Mục Đíchcủa PR Trước khi làm bất cứ việc gì, con người đều hình dung, xác định trước vềmục đích cần đạt tới, con đường và phương pháp hành động, phương tiện để tácđộng vào đối tượng PR cũng vậy, cần nằm rõ mục đích của nó là gì? Mới có thểxây dựng chiến lược hành động Mục đích của PR là tạo ra sự hiểu biết và danhtiếng giữa tổ chức với công chúng Bời vì nếu hoạt động PR thất bại trong việc tổchức những kênh thông tin hiệu quả với công chúng sẽ mang lại những hậu quảkhông mong muốn cho tổ chức đó Mục đích tiếp theo là tạo ra tin tức trên cácphương tiện thông tin đại chúng, nhằm phổ biến những thông điệp đã thống nhấttrên một loại hình báo chí , để phát triển một số lợi ích nhất định của một cơ quanhay cá nhân Mục đích hướng đến sự thay đổi nhận thức để cuối cùng dẫn đếnnhững thay đổi về hành vi Giúp cá nhân hay tổ chức có những điều chỉnh thíchhợp để thích nghi với sự thay đổi của môi trường xã hội, kinh tế PR dự đoán,phòng ngừa và tham gia xử lý những rủi ro, khủng hoảng có thể xảy ra với cánhân, tổ chức Về khả năng khủng hoảng, PR sẽ xem xét mọi nguy cơ tiềm ẩn cóthể gây khủng hoảng; chuẩn bị và tập dượt quy trình xử lý khủng hoảng; xác địnhtrách nhiệm của bộ phận xử lý khủng hoảng Khi tình huống xấu xảy ra, PR sẽ giảiquyết khủng hoảng bằng cách tổng hợp, phân tích thông tin, xây dựng chiến lược,phương thức xử lý khủng hoảng Liên hệ với các công ty đối ngoại chuyên nghiệpTôn trọng tuyệt đối quy tắc phát ngôn chính thức, đồng bộ, nhanh chóng thiết lậpkênh thông tin với báo chí, và các bên liên quan: cơ quan quản lý, khách hàng

Nhiệm vụ hoạt động PR Nhiệm vụ đầu tiên của hoạt động PR chính là sựtruyền thông Truyền thông chính là đề xuất hoặc trao đổi ý tưởng, ý kiến hoặcthông điệp qua các phương tiện khác như hình ảnh, biểu đổ, văn bản

Nhiệm vụ tiếp theo của nó là công bố trên báo chí: Phân phát hay truyền tảithông điệp đã được lập kế hoạch với mục đích rõ ràng qua các phương tiện truyềnthông đại chúng có lựa chọn nhằm nâng cao lợi ích cho tổ chức Tạo thông tin trênbáo chí, chính là tạo ra các câu chuyện, tin phản ánh về phong cách sống, nhữngthể loại thông tin “mềm”, thường liên quan đến các thông tin giải trí Tham giacùng Marketing, một trong những mục đích của PR cũng là hoạt động tiếp thị hoặcquảng cáo để phục vụ lợi ích của tổ chức Ngoài ra một trong những nhiệm vụ

Trang 14

chính của bộ phận PR của một tổ chức là xử lý các tình huống khủng hoảng Quantrọng hơn cả, để trở thành một PR chuyên nghiệp, phải có kiến thức xã hội sâurộng PR ngày nay không đơn thuần chỉ là các hoạt động quan hệ báo chí, tổ chứccác sự kiện PR đã trở thành một công nghệ nên đòi hỏi người làm phải có trình độchuyên môn cao PR là người tư vấn chiến lược, đưa ra những phương thức hoạtđộng cho đối tác Tính chiến lược là yếu tố xuyên suốt mà các công ty PR phảiđảm bảo Vì thế nhân viên PR không thể không biết sáng tạo

3 CÁC HOẠT ĐÔNG CỦA PR

a PR với báo chí

Báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ biến, tác động từng ngày từng giờvào xã hội, quan hệ tới từng địa phương, từng tổ chức, từng thành viên của xã hội.Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, đời sốngvật chất, tinh thần của xã hội có những bước phát triển to lớn và nhanh chóng.Trong điều kiện ấy, quy mô, phạm vi, hình thức hoạt động của báo chí ngày càng

mở rộng, thu hút sự quan tâm chú ý của đại bộ phận xã hội, trở thành một phươngtiện có sức mạnh, được sử dụng vào các mục đích rất khác nhau như: kinh tế, kinhdoanh, chính trị, quân sự hay vấn đề nhân đạo Tham gia vào các hoạt động báochí của nước ta không chỉ còn các nhà báo chuyên nghiệp mà còn có các nhà PR,những người hoạt động xã hội Báo chí đề cập đến tất cả mọi lĩnh vực hoạt độngcủa con người, các sự kiện, hiện tượng của thiên nhiên mà con người muốn biết và

có quyền được biết Và ngày nay, nói đến báo chí là nói đến các loại hình của nónhư báo in, thông tấn, hoạ báo, phát thanh, truyền hình, nói đến nhật báo, tuầnbáo, tạp san, tạp chí, bản tin, các loại chương trình truyền hình hết sức phong phú,

đa dạng Sự đa dạng của báo chí còn nằm trong loại hình các sản phẩm, tài liệuđược sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong các chương trình phát sóng Ngoài cácloại tác phẩm, tài liệu thuộc báo chí, với màn ảnh truyền hình,con người có thểtiếp thu rất nhiều tri thức Có thể nói, báo chí là một hiện tượng đa nghĩa phức tạp

Để có thể hiểu biết đầy đủ về báo chí, sử dụng báo chí một cách có hiệu quả, trựctiếp tham gia tích cực vào quá sáng tạo báo chí, và nắm được báo chí chức năng củabáo chí trong hoạt động báo chí Chức năng của báo chí được thể hiện trước hết ởquá trình thông tin Đối với xã hội, báo chí theo dõi, giám sát, truyền tải các giá trị.Báo chí còn có chức năng tư tưởng, hưỡng dẫn và hình thành dư luận xã hội tích

Trang 15

cực, giúp cho việc hình thành quan điểm, lập trường, thái độ chính trị, xã hội đúngđắn

Báo chí là cơ sở hoạt động của PR Báo chí chính là cơ sở phân tích tìnhtrạng và giải thích các dư luận xã hội về những vấn đề, câu hỏi mà công ty hoặc tổchức quan tâm Giải thích nhằm đánh giá hiện trạng, dự báo tình hình phát triển,lựa chọn cách giải thích cho công ty, tổ chức về dư luận đó

b.PR nội bộ

PR nội bộ là chức năng quản lý nhằm tạo ra và gây dựng mối quan hệ có

lợi và tốt đẹp giữu lãnh đạo tổ chức, cơ quan với công chugs nội bộ để đi tới thànhcông chung của tổ chức cơ quan đó

Công chúng nội bộ bao gồm cán bộ nhân viên của tổ chức ,công ty mà họđược liên kết với nhau bằng mối quan hệ chuyên môn và công việc Nhiệm vụ của

PR nội bộ là kiểm soát mối quan hệ bên trong nhằm tạo ra sự quản lý hiệu quảnhất ,nó là sự tập hợp ,sự tin tưởng ,trách nhiệm giữa lãnh đạo và các nhân viên

Có hai vấn đề liên quan đến PR nội bộ đó là giá trị của sự hiểu biết ,thôngcmar ,tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau để đạt được kết quả cuối cùng ; hình thứctruyền thông nội bộ hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực sẽ ảnh hưởng tích cực tớinhân viên ,tạo nên nhu cầu hình thành một hệ thống quản lý truyền thông hiệu quả

và tích cực ,hệ thống nỳ phải tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm của mỗ nhà quản

lý ở mỗi cấp độ để tạo nên các hoạt động nhịp nhàng với các nhâ viên của tổ chứccông ty

PR nội bộ có vai trò quan trọng trong việc hình thành một môi trường làmviệc hiệu quả, một hệ thống thông tin đam bảo các yêu cầu của công tác quản lýnhằm hoàn thành một mục tiêu cuối cùng của tổ chức công ty Sự không hiểu biếtthiếu thông tin ,quan lieu của ban lãnh đạo có thể dãn tới hậu quả khô lường PRnội bộ chính là nhằm thiết lập ,xây dựng và phát triền những mối quan hệ có lợigiữa các nhân viên và tổ chức, quan hệ này sẽ quyết đinh đến thành công hoặc thấtbại của tổ chức

Nhiệm vụ của PR là kiểm tra,kiểm soat mối quan hệ giữa những côngchúng nội bộ tạo điều kiện quản lý hiệu quả nhất cho nhân viên làm việc Mộtcông ty chỉ có thể thành công khi có sự đoàn kết ,tập hợp của các cá nhân ,khi có

Trang 16

sự ti tưởng và cùng hướng tới một mục đích chung ,muc đích của cả nhân viên vàlãnh đạo

Khi hoạch định chiến lược nội bộ cần chú ý đến sựu kết hợp giữa lợi ích vậtchất vf tình cảm ,tình yêu mến của nhân viên đối với công ty : Lợi ích cá nhân(lương bổng) tạo dưng lý tưởng và hình ảnh của tổ chức ,tạo sự hiểu biết hai chiềugiữa lãnh đạo và nhan viên,xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá khách quan

về công lao ,thành tích của cá nhân trong thành tích chung của tập thể ,ủng hộchuyên môn cao,ủng hộ không khí nhân ái và đoàn kết nội bộ ,đề phòng và giảiquyết những khùng hoảng trong nội bộ, tổ chức

c.PR cộng đồng.

Cộng đồng là khái niệm rộng lớn ,đó có thể là những khách hàng ,đối thủnhân viên công ty ,các thủ lĩnh uy tín của dư luận xã hội ,cổ đông ,đại biểu quốchội ,nhà báo địa phương ,đại diện các trung tâm báo chí ,các cộng đồng tài chính

và sự nghiệp Với một kế hoạch chiến lược truyền thông ,các chuyên gia đã vạch

ra kê hoạch để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể cho ối quan hệ khác nhau Các van

đề này có thể xem xét từ gó độ trach nhiệm xã hội của tổ chức cơ quan đối vớicộng đồng

Có 3 mức độ quan hệ cộng đồng:

+ Có tính chất nến tảng ( nộp thuế ,tuân thủ pháp luật,hoạt đông trung thực )+ công tác tổ chức ,mục đích hạn chế tối đa những thiệt hại cho xã hội (môitrường, phế liệu)

+ Công tác xã hội ,ý thức trách nhiệm trước sức khỏe của cộng đồng xã hộiViệc lên chương trình cho công tác PR cộng đồng càng gắn với chiến lượcchung của tổ chức Ngoài ra có thể tham gia một hoạt động cụ thể hoặc lập ra mộthình thưc hợp tác giữa tổ chức với cộng đồng

Vai trò,nhiệm vụ của PR cộng đồng thể hiện ở các mặt :

+ Giúp đỡ tài chính : giúp đỡ một nhóm cộng đồng nào đó ,đề nhóm cộngđồng đó tự điều chỉnh nguồn tài chính của mình ,giúp đỡ thông qua gây quỹ từthiện hoặc tín dụng

+ giúp đỡ các trang thiết bị : thường kỳ hoạc qua các hình thức thôngbáo ,có thể áp dụng cả hình thức giải thưởng xổ số để gây quỹ từ thiện

Trang 17

+ Nhân viên cán bộ tham gia thực hiện các đề án của chương trình quan hệcông chúng cộng đồng : gửi cán bộ nhân viên vào các tổ chức làm việc cộng đồng.Họ có thể lựa chọn các đề án hoặc các phương án thích hợp.Thực tế công việc sẽ trang

bị cho họ các kinh nghiệm thực tiễn khi họ trở lại àm việc ở các tổ chức công ty

+ Các chương trình bồ dưỡng : thành viên các nhóm cộng đồng có thể thamgia các khóa học do các cơ quan ,công ty tổ chức miễn phi ,cung cấp sách ,dạy tinhọc cho những người thất nghiệp

+ Các đề án : giúp nhân viên hiểu rõ vai trò của mình trog cuộc sống cộngđồng

+ Sử dụng tài nguyên của tổ chức công ty: các nhóm cộng đồng có thể sủdụng phòng tập thể thao cho nhân viên ,hệ thống nhà ăn ,các thiết bị phô tô trongcác coog việc với cộng đồng,làm cho cộng đồng có cách nhìn thân thiện về tỏchức

+ Các trung tâm tham quan : Điều này chứng tỏ công chúng biết tổchức ,công ty cởi mở với khách hàng của mình và không có gì phải che giấu Cáctrung tâm này có thể tự chủ động về tài chính ,mang lại lợi nhauanj từ khách dulịch ,học sinh tham quan….ở đó có thể mở cửa hàng ăn nhanh,quán cafe để tạocông ăn việc làm cho nhân viên

+ Ngày hội mở cửa :thể hiện với cộng đồng nét đặc thù va ý nghĩa của cácsản phẩm của tổ chức

+ Bảo vệ môi trường xung quanh: giúp đỡ về tài chính và cơ sở vật chất đểgiải quyết, khắc phục những vấn đề về môi trường ,tiến tới tạo một môi trường antoàn cho cộng đồng

+ Các cuộc thảo luận cộng đồng: thành lập các nhóm thuyết trình ,đến vớicộng đồng thông qua các buổi thuyết trình với nội dung về hoạt động của tổ chức

+ Quan hệ vơi các phương tiện truyền thông địa chúng ,mối quan hệ này có

ý nghĩa trong việc ủng hộ và đưa ra những thông tin có lợi về tổ chức ,cơ quan báochí

+ Công tác tài trợ :làm cho công chúng biết đến tổ chức nhiều hơn,,một hìnhthức quảng bá thể hiện thái độ thân thiện của tổ chức với cộng đồng ,thu hútphương tiện truyền thông địa chúng

Trang 18

d PR trong vận động hành lang

Vận động hành lang (lobby ) là sự gây ahr hưởng ,áp lực tới một số người

hoặc một nhóm người của một tổ chức hữu quan đến việc thông qua một quyết định cần thiết của chính phủ

Lobby cần thiết khi có các ý kiến tranh luận khác nhau về các lợi ích khácnhau,có thể trong đảng ,lãnh thổ hoặc khu vực,là hoạt động ảnh hưởng đến tiếntrình ban hành quyết định hoặc có thể mang một nghĩa rộng hơn,thường liên quanđến vấn đề luật pháp.Lobby là hoạt động giao tiếp nhằm tạo ra ảnh hưởng và thayđổi những nhận thức ,quan niệm hoặc chỉ đơn giản là thái độ,thay đổi chính sáchhoặc ảnh hưởng đến việc thay đổi quyết định

Nhiệm vụ của lobby nhàm cải thiện mối quan hệ truyền thông với các cánhân của chính phủ hoặc cơ quan chính phủ Thông tin và ghi chép công việc củanhà làm luật Đảm bảo các quyền lợi của tổ chức có trong tất cả các lĩnh vực quản

lý của nhà nước Tác động gây ảnh hưởng đến luật pháp có liên quan đến lĩnh vựchoạt động và các vấn đề liên quan đến tổ chức ,công ty.Vận dung khả năng để làmluật ,hiểu được hoạt đông và các vẫn đề liên quan tới tổ chức công ty

Lobby hoạt động ở hai lĩnh vực :

+ công việc theo hệ thống : các nhà lobby sử dụng mối quan hệ quen biết đểliên lạc với chính phủ (hoặc các chính trị gia,các nhà chức trách của chính phủ ) đểđưa thông tin có lợi và cần thieetscho khách hàng của họ tới những người có tráchnhiệm sẽ thông qua các quyết định.Trong ột số hoàn cảnh ,các chuyên gia PR cóthể đối thoại trực tiếp với tổng thư ký hay bộ trưởng đang làm luật đó,hoặc có thểthông qua trung gian là các quan chức của bộ đó ,các nhân viên của chính phủ -những người có trách nhiệm tư vấn cho các nhà chính trị quan tâm đến vấn đề đó

+ Gây áp lực : Các chuyên gia pR tập trung dư luận xã hội để kết hợp thôngtin đại chúng để tạo ra áp lực ,bằng cách sử dụng các công ty truyên thông đạichúng haowcj lobby cơ sở ,hướng dư luận về phái có lợi,cần thiết cho lobby ,làmsôi động các hoạt động xã hội và truyền thông đại chúng Với các hình thwucs nhưsoạn thư gửi các cử tri gửi tới các vị đại diện nghị viện ,quốc hội của mình hoặcđịa biểu quốc hội Các công ty truyền thông ,thực hiện hình thức gửi thư biên tập

để đưa các thông tin tư liệu có lợi cho các chuyên gia lobby,họ đua lên các phươngtiện truyền thông địa chúng các tư liệu quảng cáo để thể hiện qua điểm của mình

Trang 19

Hiện nay có một số hình thức lobby bào gồm: mối quan hệ cá nhân với đạidiện của chính quyền ,tham gia vào các phiên họp của nghị viện và các bộ ;thamgia hoạt động của các nhóm soạn thảo ,đánh giá về đề án văn bản luật của nghịviện;tham gia vào các buổi họp bàn về các văn bản luật của nghị viện….

Có hai loại lobby : lobby công ty liên quan đến các tổ chức lớn và quyềnlợi của những tổ chức này ; và lobby ciếm giữ liê quan đến việc khám phá nhữnglĩnh vực mới,sự thay đổi vị thế và các quy định

Trang 20

NỘI DUNG THỰC TẬP : Khảo sát hoạt động PR tại đài truyền thanh Nga Sơn

Trong 6 tuần thực tập tại đài Truyền thanh Nga Sơn ,ngoài nhiệm vụchính được giao là phóng viên ,đến cơ sở lấy nội dung viết bài, tìm hiểu về lịch sửhình thành phát triển của đài Bản thân còn được khảo sát những hoạt động PR tạiđài, chủ yếu là các hoạt động PR nội bộ ,PR cộng đồng

Đối với các hoạt động PR nội bộ ( PR agency) :

Đài xây dựng bản tin nôi bộ cho cán bộ nhân viên trong đài ,phân côngnhiệm vụ cho từng người ,lịch thời gian địa điểm cụ thể đề ,mọi người trong đàinắm rõ công việc mình cần làm để chủ động trong công việc Bản tin nội bộđược viết hàng tuần ,nếu có sự thay đổi sẽ được bổ xung và chỉnh chữa kịpthời Các phóng viên ,kỹ thuật viên được phân công cùng với nhau ,tạo sự gắn kếtgiữa mọi người Giữa các phòng có sự liên kết,giúp đỡ nhau trong công việc vàtrong cuộc sống

Tổ chức các ngày lễ : Quốc tế phụ nữ 8/3 ; Ngày phụ nữ ViệT Nam 20/10,ngày thành lập đài ,ngày báo chí Nam 21/06 ….tổ chức các buổi tọa đàm ,chươngtrình văn nghệ ,thi nấu ăn ,thi cắm hoa ,trang trí ,tổ chức tham quan…Ngoài ra cácngày lễ cán bộ của đài còn được thưởng tiền ,khích lệ tinh thần làm việc với sốtiền 200 000đ ,tổng kết năm ,thưởng tết một tháng lương , những cán bộ có thànhtích suất sắc ,có số lượng tin bài đạt chật lượng ,tham gia đầy đủ công tác của cơquan được khen thưởng Số tiền tuy ít nhưng đã động viên tinh thần mọingười,những hoạt động giúp mọi người gắn kết với nhau tổ chức tham quan ,họpnội bộ cơ quan nhận xét góp ý với nhau trong công việc cùng nhau tiến bộ

Đài là cầu nối trực tiếp giữa Đảng - chính quyền với người dân: Xã hội càngphát triển, dân trí càng cao, ý thức và sự quan tâm của người dân đối với xã hội,

Trang 21

đối với những vấn đề nhạy cảm liên quan đến họ và liên quan đến trách nhiệm củacác cấp chính quyền cũng ngày càng nâng cao Thực hiện tốt chức năng kết nối sẽđáp ứng được những yêu cầu của dân chủ hóa, công khai hóa.

Đài đài truyền thanh như là một công cụ điều hành trong hệ thống điềuhành xã hội, là công cụ trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉđạo, quản lý, điều hành phát triển kinh tế-xã hội Điều này thể hiện rõ nét ở đàitruyền thanh huyện, đặc biệt vào những lúc cần xử lý các tình huống cấp báchnhư: dịch bệnh, thiên tai, xuất hiện các dư luận bất thường…

Hàng năm mỗi cán bộ nhân viên đều đóng góp một ngày lương của mìnhcho những hoạt động từ thiện cho những hội như : hội chất độc màu da cam; hộingười mù ;ủng hộ đồng bào lũ lụt tiên tai, …

Đài còn mở ra một chuyên mục quảng cáo ,ở chuyên mục này có nhữngnội dung nhằm hướng đến cộng đồng như nhắn tìm người nhà ,thông báo mấttiền ,…nhờ thế họ tìm được người thân ,tìm được đồ làm mất

Đài cũng tuân thủ các chính sách pháp luật ,nộp thuế ,thực hiện trung thựcnhững nội dung tin bài ,tuyên truyền đường lôi chính sách của Đảng ,nhà nước

Trang 22

PHẦN KẾT LUẬN

Trong quá trình thực tập nghề nghiệp 6 tuần,bản thân đã được học hỏihoàn thiện bản thân, nhận thấy bản thân còn nhiều thiếu sót, cần phải hoàn thiệnmình hơn Cần nghiêm túc học tập rèn luyện kỹ năng viết trong báo chí

Được làm việc như một phóng viên của đài ,bản thân đã cố gắng hoànthành nhiệm vụ viết bài của mình ,đồng thời là hoàn thành nhiệm vụ thực tập lĩnhvực PR của mình thông qua việc khảo sát những hoạt động PR tại đài

Nhận thấy lĩnh vực hoạt động mảng PR tại Đài chưa thực sự phát triển ,donhiều lí do : do lĩnh vực này tại Việt Nam chưa thực sự phát triển nhất là đối vớivùng quê ,phát triển manh nha ,chưa có sự chuyên nghiệp bài bản ; tài chính củaĐài cũng không nhiều để thực hiện các chương trình PR ,chủ yếu hoạt động bênlĩnh vực báo chí tuyên truyền chủ trương đường lối của huyện của tỉnh

Với những hoạt động PR của Đài tuy số lượng không nhiều ,kinh phí ítnhưng phần nào đó nó đã mang lại những kết quả nhất định Đài đã thực hiệnnhiệm vụ của mình, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ Nga Sơn ,tuyên truyền quảng báđến nhân dân mọi mặt đời sống xã hội ,gắn kết Đảng ,chính quyền với nhândân ,tạo ra mối quan hệ vững chắc, sự tin tưởng đồng thuận của nhân dân đối vớichính quyền đài truyền thanh cấp huyện làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biếnđường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đưa các Nghịquyết, chính sách vào cuộc sống; góp phần nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc; góp phần xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường dânchủ hóa trong đời sống cơ sở; thực hiện chức năng là cầu nối giữa Đảng, Nhànước, các đoàn thể xã hội với nhân dân; củng cố và tăng cường niềm tin của nhândân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước

Bản thân hiểu rõ chức năng ,nhiệm vụ của Đài ,từ đó có định hướng nộidung viết bài cụ thể chính xác Đài đã tạo được sự đoàn kết giữa cán bộ nhânviên ,giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống để hoànthành tốt công việc ,thông qua các hoạt động PR nội bộ của Đài ,như tổ chức cácngày lễ ,khen thưởng cán bộ nhân viên ,tạo một môi trường gắn kết tại cơ quathông qua bản tin nội bộ ,phân công kết hợp các đồng chí với nhau đến cơ sở viêtbài ,gắn kết các phòng ,gắn kết cán bộ và nhân viên

Trang 23

PHỤ LỤC SẢN PHẨM THỰC TẬP Khảo sát PR nội bộ tại Đài :

Một số hình ảnh về hoạt động PR nội bộ của Đài:

Tọa đàm : Lễ kỷ niệm 90 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam

Trang 24

Hàng năm đài có tổ chức đi tham quan

Tổ chức thi bày mâm ngũ quả

Tham gia hội thi nấu ăn

Ngày đăng: 04/10/2016, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w