MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4.Nhiệm vụ nghiên cứu 8 5.Phương pháp nghiên cứu 8 6.Đóng góp của đề tài 8 7.Cấu trúc của Khóa luận 9 NỘI DUNG 10 CHƯƠNG 1:QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở THÁI LAN (THẾ KỈ XVII – ĐẦU THẾ KỈ XX) 10 1.1.Khái niệm người Hoa ở Thái Lan 10 1.2.Nguyên nhân và điều kiện di cư của người Hoa đến Thái Lan 12 1.2.1.Nguyên nhân di cư 12 1.2.3. Điều kiện di cư 18 1.3. Quá trình di cư và sự hình thành cộng đồng người Hoa ở Thái Lan ( Từ thế kỉ XVII đầu thế kỉ XX) 23 1.3.1.Trước thế kỉ XVII 23 1.3.2. Từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỷ XX 26 CHƯƠNG 2:HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ VAI TRÒCỦA NGƯỜI HOA TRONG NỀN KINH TẾỞ THÁI LAN (THẾ KỈ XVII – ĐẦU THẾ KỈ XX) 34 2.1 Hoạt động kinh tế của người Hoa (thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX) 34 2.1.1. Trong lĩnh vực thương mại 34 2.1.2. Trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính 41 2.1.3. Trong lĩnh vực công nghiệp và vận chuyển 43 2.2. Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế Thái Lan (thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX) 47 2.2.1. Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán 47 2.2.2. Thúc đẩy các hoạt động tiếp xúc thương mại với phương Tây. 49 2.2.3. Tạo tiền đề cho sự hình thành các nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa 50 2.2.4. Tạo ra tầng lớp quý tộc, tư sản Thái gốc Hoa và cung cấp nguồn lao động cho nền kinh tế Thái Lan. 56 KẾT LUẬN 59 TÀI LIệU THAM KHảO 63
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
PHẠM THỊ THÊM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ VAI TRÒ
CỦA NGƯỜI HOA TRONG NỀN KINH TẾ THÁI LAN
(THẾ KỈ XVII - ĐẦU THẾ KỈ XX)CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Hà Nội - 2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
PHẠM THỊ THÊM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ VAI TRÒ
CỦA NGƯỜI HOA TRONG NỀN KINH TẾ THÁI LAN
(THẾ KỈ XVII - ĐẦU THẾ KỈ XX)
Giảng viên : ThS Tống Thị Quỳnh Hương
Mã sinh viên : 625602098
Hà Nội - 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới ThS Tống Thị Quỳnh Hương – Người đã hướng dẫn và chỉ bảo
tận tình em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu Em cũng xin gửi lời cảm ơn thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thư viện Viện Thông tin khoa học xã hội, thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông Nam Á…đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình hoàn thiện khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi tới gia đình và những người bạn thân thiết lời biết ơn sâu sắc vì đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Phạm Thị Thêm
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của đề tài 8
7 Cấu trúc của Khóa luận 9
NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở THÁI LAN (THẾ KỈ XVII – ĐẦU THẾ KỈ XX) 10
1.1 Khái niệm người Hoa ở Thái Lan 10
1.2 Nguyên nhân và điều kiện di cư của người Hoa đến Thái Lan 12
1.2.1 Nguyên nhân di cư 12
1.2.3 Điều kiện di cư 18
1.3 Quá trình di cư và sự hình thành cộng đồng người Hoa ở Thái Lan ( Từ thế kỉ XVII- đầu thế kỉ XX) 23
1.3.1 Trước thế kỉ XVII 23
1.3.2 Từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỷ XX 26
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HOA TRONG NỀN KINH TẾ Ở THÁI LAN (THẾ KỈ XVII – ĐẦU THẾ KỈ XX) 34
2.1 Hoạt động kinh tế của người Hoa (thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX) 34
2.1.1 Trong lĩnh vực thương mại 34
2.1.2 Trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính 41
2.1.3 Trong lĩnh vực công nghiệp và vận chuyển 43
Trang 52.2 Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế Thái Lan (thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX) 47 2.2.1 Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán 47 2.2.2 Thúc đẩy các hoạt động tiếp xúc thương mại với phương Tây 49 2.2.3 Tạo tiền đề cho sự hình thành các nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa 50 2.2.4 Tạo ra tầng lớp quý tộc, tư sản Thái gốc Hoa và cung cấp nguồn lao động cho nền kinh tế Thái Lan 56
KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử và truyền thống lâu đời Nền vănhóa Trung Quốc đa dạng, phong phú và có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốcgia, khu vực trên thế giới Trong quá trình phát triển, người Trung Quốc đãkhông ngừng tiến hành chinh phục nhiều vùng lãnh thổ, đẩy mạnh hoạt độngkinh tế của mình ra nhiều khu vực, trong đó có khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á từ xưa vốn được biết đến là một khu vực có vị trí địa lý đặcbiệt, tiếp giáp với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, nên người TrungHoa đã sớm biết đến vùng đất này Do đó, vị trí địa lý là một trong nhữngnguyên nhân khiến người Hoa đến khu vực này khá sớm Số lượng người Hoatrải rộng trên khắp thế giới, giữa thế kỉ XIX, số lượng người Hoa trên Thế giớiước tính 500.000 người, đầu thế kỉ XX (1902), đã tăng lên 7 triệu người, đếncuối thế kỉ XX tiếp tục tăng và vượt quá con số 30 triệu người và đến năm 2006tăng lên đến gần 63 triệu người phân bố ở 5 châu lục, trong đó Châu Á chiếm83,7%, đứng đầu danh sách [10;46] Thái Lan là một đất nước nằm trong khuvực Đông Nam Á, quốc gia rộng lớn này được người dân Thái mô tả có dángnhư đầu một con voi và trong quan niệm có tính truyền thống của người Thái thìvoi là biểu tượng cho sự tốt lành, may mắn Cũng như các quốc gia khác thuộckhu vực Đông Nam Á, Thái Lan cũng là một quốc gia đa tộc với dân tộc chủ thể
là người Thái, kế đến là người Hoa và các dân tộc khác Trong lịch sử phát triểncủa Thái Lan, việc xuất hiện, hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa
là một vấn đề không tách rời Người Hoa ở Thái Lan không chỉ chiếm số lượngđông đảo mà còn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước này.Cộng đồng người Hoa ở Thái Lan được hình thành từ rất sớm, trải qua nhiềubiến động lịch sử, từ chỗ chỉ là những nhóm người di cư sống rải rác ven vịnhThái Lan với số lượng rất ít, dần dần đã hình thành nên những cộng đồng ngườiHoa tương đối ổn định Hiện nay có khoảng 7 triệu người Hoa ở Vương QuốcThái Lan, chiếm 14% dân số cả nước Bởi vậy, khi nghiên cứu về lịch sử Thái
Trang 7Lan thì việc hình thành cộng đồng người Hoa và hoạt động kinh tế cũng như vaitrò của họ đối với sự phát triển kinh tế Thái Lan là vấn đề quan trọng cần đượcnói tới.
Người Hoa đến Thái Lan từ những thế kỉ đầu công nguyên, đến thờiMinh thì số lượng người Hoa đến đây mới đông đảo, đã thành lập nên nhữngcộng đồng của mình ở quốc gia này Đặc biệt, với sự xâm nhập của chủ nghĩathực dân phương Tây từ thế kỉ XVII, đã giúp cho cộng đồng người Hoa ởThái Lan được định hình, ổn định và có vai trò ngày càng to lớn đặc biệt là vềmặt kinh tế Bên cạnh đó, người Hoa với sự năng động của mình trong hoạtđộng kinh doanh buôn bán nên sớm du nhập phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa vào Thái Lan, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế và mở rộng giao lưubuôn bán giữa Thái Lan với các nước phương Tây Chính điều này đã giúpThái Lan không những xóa bỏ được sự lạc hậu trong nền kinh tế mà còn giữđược mối quan hệ hòa hảo với phương Tây Có thể nói, bên cạnh những chínhsách mềm dẻo của các vua Rama thì chính hoạt động kinh tế của người Hoa ởđây đã giúp Thái Lan duy trì được mối quan hệ tốt đẹp cũng như giữ đượcnền độc lập trước sự nhòm ngó của chủ nghĩa thực dân phương Tây Đồngthời, trong khoảng thời gian này, người Hoa ở Thái Lan sống hòa nhập với xãhội bản địa, dần dần trở thành một bộ phận cư dân của đất nước này Tuynhiên, người Hoa hòa nhập nhưng không hòa tan mà họ vẫn giữ được nhữngbản sắc văn hóa riêng của mình Điều này đã tạo ra động lực cho người Hoakhông ngừng thúc đẩy các hoạt động kinh tế của mình để trở thành một bộphận cư dân có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Thái Lan.Bởi vậy, khoảng thời gian từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX là khoảng thờigian mà các cộng đồng người Hoa ở Thái Lan có một vị trí và vai trò quantrọng, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế
Chính vì vậy, tìm hiểu về hoạt động kinh tế của người Hoa ở Thái Lan
là cần thiết, góp phần tìm hiểu những hoạt động kinh tế chủ yếu cũng như vaitrò của người Hoa trong nền kinh tế của Thái Lan Đặc biệt trong bối cảnh hội
Trang 8nhập toàn cầu hóa, khu vực hóa với, việc thành lập Cộng đồng Kinh tếASEAN, Đông Nam Á một khu vực kinh tế mới nổi, ngày càng có vị trí quantrọng trong nền kinh tế thế giới Trong đó, Thái Lan là một trong những quốcgia có nền kinh tế phát triển năng động hàng đầu của khu vực Đông Nam Á,
có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó, trong đó cộng đồng ngườiHoa ở quốc gia này chiếm giữ một vị trí quan trọng, nó chính là nguyên nhânphát triển nội tại của kinh tế Thái Lan Vì vậy việc tìm hiểu về hoạt động kinh
tế và vai trò của người Hoa trong nền kinh tế Thái Lan sẽ góp phần giúpchũng ta nhận thức được một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sựphát triển kinh tế ở quốc gia này Từ đó, có thể nhận thức được điểm tươngđồng cũng như khác biệt trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia nằmtrong khu vực kinh tế năng động Đông Nam Á
Đồng thời, việc tìm hiểu hoạt động kinh tế và vai trò của người Hoa đốivới sự phát triển nền kinh tế Thái Lan cũng góp phần vào quá trình tìm hiểu hoạtđộng kinh tế cũng như vai trò của họ đối với sự phát triển nền kinh tế của khuvực Đông Nam Á Trong lịch sử, Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia có mốiquan hệ lâu đời trong khu vực và cũng là đối tác quan trọng trong hợp tác pháttriển kinh tế Chính vì vậy, tìm hiểu hoạt động kinh tế và vai trò của người Hoađối với sự phát triển của nền kinh tế Thái Lan, sẽ giúp chúng ta có những hiểubiết sâu sắc về nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của một đối tác tin cậy,
từ đó có những chính sách hợp tác phù hợp Mặt khác, việc tìm hiểu vấn đề nàycũng giúp chúng ta có sự so sánh, liên hệ với hoạt động kinh tế cũng như vai tròcủa cộng đồng người Hoa đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về hoạt động kinh tế và vai trò của người Hoađối với sự phát triển nền kinh tế của Thái Lan, sẽ góp phần làm phong phú tưliệu giảng dạy lịch sử Đông Nam Á ở trường phổ thông Xuất phát từ những lý
do trên, tôi đã chọn đề tài “Hoạt động kinh tế và vai trò của người Hoa trong nền kinh tế Thái Lan (thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX)” làm đề tài nghiên cứu cho
khóa luận của mình
Trang 92 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề người Hoa ở Đông Nam Á nói chung, Thái Lan nói riêng đã được
đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu:
Cuốn “Hoa kiều chí (tổng chí)”, do Đài Loan xuất bản năm 1956, là
một cuốn tư liệu gốc quý giá khi nghiên cứu về người Hoa ở Đông Nam Á
Tư liệu này cung cấp những số liệu ghi chép về người Hoa di cư tới nhiều khuvực Đông Nam Á nói chung cũng như cung cấp những số liệu về số lượngngười Hoa di cư tới Thái Lan một cách cụ thể
Trong Luận án Tiến sĩ sử học “Tìm hiểu sự hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á” (1983), tác giả
Châu Thị Hải đã đề cập đến sự hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ởViệt Nam trong sự so sánh với một số nước Đông Nam Á khác, trong đó cóThái Lan, giữa hai quốc gia có những nét tương đồng cũng như có nhữngđiểm khác biệt về sự hình thành cộng đồng người Hoa trên đất nước của mình
và những loại hình liên kết của các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam,Thái Lan và một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á khác
Tác giả Lâm Kim Chi trong bài “Xem xét một số vấn đề lịch sử Hoa Kiều Nam Dương qua sách ghi lịch sử dòng họ (tộc phả) của quê hương Hoa kiều Phúc Kiến”, xuất bản ở Bắc Kinh, năm 1984, đã đề cập đến nguyên nhân, quá trình di cư
của người Trung Hoa ở Phúc Kiến đến Đông Nam Á trong nhiều thế kỉ Tác giảcòn viết nhiều về sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của Thái Lan cũng như một sốnước Đông Nam Á khác khi người Hoa đến đây và xây dựng cộng đồng của mình
Trong cuốn “Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam”, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1992, tác giả Châu Thị Hải đã trình bày khái quát về sự hìnhthành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XVII – nửađầu thế kỉ XX có so sánh với một số nước Đông Nam Á mà điển hình là TháiLan Bên cạnh đó, tác giả còn tập trung vào việc phân tích đặc điểm, đánh giá vịtrí và vai trò của người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á trong quá trình di cư,cũng như những nét khái quát về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của họ Có thể
Trang 10nói, tác phẩm đã phác họa một bức tranh về người Hoa trên diện rộng: ngườiHoa ở Việt Nam, Thái Lan, Indonexia và ở một số nước Đông Nam Á.
Tác phẩm “Vai trò của người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á”, NXB Đà Nẵng, 1992, của tác giả Trần Khánh là một trong những công trình
nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế của người Hoa ở Đông Nam Á Trong côngtrình này, tác giả đã đề cập đến sự hình thành và phát triển các ngành kinh tếthen chốt của người Hoa ở một số nước Đông Nam Á mà tiêu biểu là Việt Nam,Indonexia, Thái Lan, Malaisia, từ cuối thế kỉ XIX cho đến những năm 1990 Đặcbiệt, tác giả đã nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của người Hoa đối với sự pháttriển của nền kinh tế các nước Đông Nam Á Trong đó, tập trung phân tích haiquốc gia Việt Nam và Thái Lan Bên cạnh việc đi sâu phân tích hoạt động kinhdoanh của người Hoa và vị trí vai trò của họ trong khoảng thời gian từ cuối thế
kỉ XIX đến những năm 1990, tác giả cũng nêu một cách khái quát hoạt độngkinh tế của người Hoa ở một số nước Đông Nam Á dưới thời cổ trung đại
Bên cạnh những công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt, còn rất nhiềucông trình nghiên cứu khác bằng tiếng nước ngoài viết về người Hoa ở ĐôngNam Á nói chung và Thái Lan nói riêng như:
Cuốn “Chinese Society in Thailand: An Analytical History” (Người
Hoa ở Thái Lan: một phân tích lịch sử) của tác giả G.William Skinner, xuấtbản năm 1957, là công trình nghiên cứu có hệ thống về quá trình hình thànhcộng đồng người Hoa ở Thái Lan và vai trò của họ trong đời sống xã hội,chính trị và kinh tế của quốc gia này Cuốn sách không chỉ cung cấp những tưliệu về cộng đồng người Hoa ở Thái Lan mà còn giúp người đọc hiểu thêmnhững vấn đề thuộc về lịch sử và xã hội Thái Lan
Tác giả Victor Purcell trong tác phẩm “The Chinese in Southeast Asia”
( Người Hoa ở Đông Nam Á), xuất bản năm 1965, đã khái quát quá trình di
cư của người Hoa tới các nước Đông Nam Á từ thời cổ đại cho đến thế kỉ XX
và quá trình hình thành nên những cộng đồng người Hoa ở từng nước ĐôngNam Á, trong đó có Thái Lan Tác giả cũng phân tích một cách khái quát
Trang 11những hoạt động kinh tế của cộng đồng người Hoa ở Thái Lan nói riêng vàkhu vực Đông Nam Á nói chung.
Nhà nghiên cứu về người Hoa Leo Suryadianta đã tập hợp nhiều bàiviết của các nước khác về người Hoa ở Đông Nam Á trong hai tác phẩm
“Southeast Asian Chinese – The Socio – Cultural Dimension” (Người Hoa ở Đông Nam Á – góc nhìn văn hóa – xã hội) và “Southeast Asian Chinese ang China – The Politico – Economic Dimension” (Người Hoa ở Đông Nam Á và
Trung Quốc – góc nhìn kinh tế chính trị), xuất bản năm 1995 Những bài viếttrong hai tác phẩm này đã cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng quát vềngười Hoa ở các quốc gia Đông Nam Á: Lịch sử tộc người, hoạt động kinh tế,văn hóa, xã hội Những bài viết tập trung vào cộng đồng người Hoa ở một sốnước Đông Nam Á hải đảo như Singapore, Inđônêxia, Philippin…Bên cạnh
đó cũng có những bài viết mang tính khái quát đối với cộng đồng người Hoa
ở một số nước Đông Nam Á lục địa như Việt Nam, Thái Lan…
Vấn đề người Hoa ở Thái Lan còn được đề cập trong nhiều bài nghiêncứu của các tác giả Trần Khánh, Châu Thị Hải…trên các tạp chí chuyên ngànhnhư Nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu Đông Nam Á và một số tạp chí khác
Như vậy, vấn đề cộng đồng người Hoa ở Thái Lan và hoạt động kinh tếcủa họ đã được đề cập rải rác trong nhiều công trình nghiên cứu Trên cơ sở
kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, tôi sẽ đisâu làm rõ nguyên nhân di cư, quá trình hình thành các nhóm cộng đồngngười Hoa ở Thái Lan và phân tích hoạt động kinh tế, cũng như vai trò của họđối với việc phát triển kinh tế ở Thái Lan từ thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh tế của người Hoa ởThái Lan Trong đó, tập trung vào những ngành kinh tế thế mạnh của ngườiHoa ở Thái Lan, thông qua những hoạt động kinh tế đó đánh giá được vị trí,vai trò của người Hoa trong phát triển kinh tế ở Thái Lan
Trang 123.2 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu khoảng thời gian (thế kỉ XVII - đầu thế kỉXX) Đây là giai đoạn hoạt động kinh tế sôi nổi của người Hoa ở Thái Lan.Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này đó là sự xuất hiện và xâm nhập của chủnghĩa thực dân phương Tây, điều này đã khiến cho hoạt động kinh tế củangười Hoa ở Thái Lan có những sự thay đổi lớn so với giai đoạn trước, dunhập thức sản xuất và kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy sự pháttriển nền kinh tế Thái Lan
Về không gian:
Đề tà đi sâu nghiên cứu trong phạm vi một quốc gia, đó là đất nướcThái Lan Trước đó còn được gọi là Xiêm, tên gọi Xiêm chính thức được sửdụng dưới triều vua Rama IV (1851-1868) Rama IV là một vị vua có đầu óccanh tân, chủ trương học tập phương Tây và bang giao với các nước phươngTây Ông đã lấy tên nước là Xiêm để đánh dấu cho công cuộc canh tân củamình Tên Xiêm được dùng đến năm 1939, khi tướng Phibul Songgram lênlàm thủ tướng, nó được thay thế bằng tên Thái Năm 1945, lại đổi thành Xiêmrồi đến năm 1948 thì lại gọi là Thái cho đến nay Thái Lan là một trong nhữngquốc gia có những cộng đồng người Hoa lớn và chịu ảnh hưởng khá sâu đậmbởi cộng đồng này, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế
Về nội dung:
Đề tài nghiên cứu về hoạt động kinh tế của người Hoa và vai trò của họđối với sự phát triển của nền kinh tế của Thái Lan Trong đó, các lĩnh vựchoạt động kinh tế tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: Hoạt động của ngườiHoa trong lĩnh vực thương mại và tài chính, bao gồm nội thương và ngoạithương; hoạt động của người Hoa trong công nghiệp và vận chuyển, trong đó
có các lĩnh vực như công nghiệp xay xát lúa gạo, ngành khai mỏ, nghề đóngthuyền đi biển Trên cơ sở những hoạt động kinh tế đó, đánh giá được vai trò
Trang 13của người Hoa đối với sự phát triển của nền kinh tế Thái Lan (thế kỉ XVII –đầu thế kỉ XX).
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, đề tài tập xác định nhữngnhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
Thứ nhất, làm rõ quá trình di cư, sự hình thành cộng đồng người Hoa ở
Thái Lan (thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX)
Thứ hai, phân tích những hoạt động kinh tế nổi bật của người Hoa ở
Thái Lan Thông qua những hoạt động kinh tế đó, đánh giá được vai trò của
họ đối với sự phát triển nền kinh tế Thái Lan (thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX)
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, khóa luận sử dụng hai phương pháp cơbản là phương pháp lịch sử và phương pháp Logic:
- Phương pháp lịch sử là phương pháp dựa vào những sự kiện lịch sử, tưliệu lịch sử để trình bày tiến trình lịch sử một cách hệ thống theo thời gian
- Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu lịch sử trong hìnhthức tổng quát với những mối liên hệ bản chất của nó
Bên cạnh đó, đề tài còn dùng một số phương pháp bổ trợ khác như sosánh, tổng hợp để có thể rút ra những đánh giá, kết luận mang tính khái quátnhằm giúp đề tài có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn
6 Đóng góp của đề tài
Đóng góp của đề tài chủ yếu trên các khía cạnh sau:
- Khái quát một cách có hệ thống lịch sử quá trình hình thành cácnhóm cộng đồng người Hoa ở Thái Lan từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX
- Phân tích hoạt động kinh tế của người Hoa ở Thái Lan, từ đó đánhgiá vai trò của họ đối với sự phát triển nền kinh tế của Thái Lan (thế kỉ XVII -đầu thế kỉ XX)
7 Cấu trúc của Khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc của khóa luậngồm hai chương:
Trang 14Chương 1 Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Thái Lan (thế
kỉ XVII – đầu thế kỉ XX)
Chương 2 Hoạt động kinh tế và vai trò của người Hoa trong nền kinh
tế Thái Lan ( thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX)
Trang 15NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA
Ở THÁI LAN (THẾ KỈ XVII – ĐẦU THẾ KỈ XX)
1.1 Khái niệm người Hoa ở Thái Lan
Trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Thái Lan, việc hình thànhcộng đồng người Hoa và vai trò của họ qua các thời kì lịch sử dân tộc là mộtvấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Cộng đồng người Hoa ở TháI Lan cónguồn gốc xa xưa trong lịch sử và đã trải qua nhiều biến động phức tạp trênnhiều lĩnh vực Từ chỗ ban đầu chỉ là những người hoa di cư sống rải rác ở đôthị hay một số vùng nông thôn hẻo lánh, dần dần hình thành nên những cộngđồng ổn định và thường xuyên trong xã hội Thái Lan Đến thế kỉ XVII, với sựxâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây đã tạo điều kiện cho cộng đồngngười Hoa được định hình, ổn định
Có rất nhiều cách hiểu, cách gọi người Hoa ở Thái Lan nói riêng cũngnhư khu vực Đông Nam Á nói chung Cho đến nay, vấn đề khái niệm hoànchỉnh về người Hoa vẫn chưa thống nhất bởi nó là một phạm trù biến đổi chứkhông phải là phạm trù ổn định Trong khi có rất nhiều người Hoa hải ngoạimang đồng thời hai quốc tịch thì những người Hoa lai ở Thái Lan cũng khôngthống nhất khi nhận quốc tịch của mình, khi họ tự nhận mình là người TrungHoa, khi thì họ coi mình là người bản địa Bởi vậy, để đưa ra một tiêu chíchung nhất cho khái niệm người Hoa ở Thái Lan vẫn còn nhiều điểm phảinghiên cứu thêm, song về cơ bản có thể đưa ra một số tiêu chí để trả lời chocâu hỏi “ người Hoa – họ là ai?” như sau:
- Những người có nguồn gốc Hán hay đã Hán hóa;
- Sống tương đối ổn định, thường xuyên tại nước ngoài;
- Đã nhập quốc tịch và trở thành công nhân nước sở tại;
Trang 16- Vẫn còn bảo lưu được những nét đặc trưng của nền văn hóa TrungHoa truyền thống và ít hoặc nhiều chưa bị đồng hóa;
- Vẫn tự nhận mình là người Hoa [27;29]
Với 5 tiêu chí này, những người được nằm trong phạm trù khái niệm
“người Hoa” phải là những người có nguồn gốc di cư từ đất nước Trung Hoa
kể cả các dân tộc ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc đã bị Hán hóa đến cácnước trong khu vực Đông Nam Á và con cháu họ sinh ra và lớn lên tại khuvực này Họ đã mang quốc tịch bản địa và trở thành công dân của các nướcnày, nhưng vẫn còn lưu giữ những giá trị văn hóa Trung Hoa truyền thốngnhư tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán tự nhận mình là “ngườiHoa”[10;37]
Những người Hoa di cư đến Thái Lan, họ định cư tại đây, xây dựng nênnhững xóm làng, khu phố, chợ của mình Dần dần, những nhóm người Hoa
đó ngày càng trở thành những cộng đồng người đông đảo theo làn sóng di cư
và quá trình cộng cư với người bản địa Vậy những nhóm cộng đồng ngườiHoa đó có thể gọi là một dân tộc hay một tộc người ở các nước bản địa đượckhông? Nếu xét trên bình diện chung của cả khu vực Đông Nam Á, nơi ngườiHoa chiếm phần lớn trong tổng số người Hoa trên thế giới thì ở Việt Namngười Hoa được coi là một nhóm tộc người (Ethnic Chinese Group) Bởi vìngười Hoa ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á cùng chia sẻ về nguồn gốcdân tộc, là những cộng đồng người nhập cư, cùng có những nét đặc trưngchung về nền văn hóa, cũng tự gọi mình là Hoa và cũng là công dân của nước
sở tại, nhưng mức độ hội nhập của họ vào các xã hội bản địa là khác nhau.Nếu như các tộc ít người khác nhau là người bản địa, chủ yếu sống ở vùngrừng núi, chính trên nơi chôn rau cắt rốn của mình thì người Hoa lại là nhữngcộng đồng nhập cư, họ không phải cư dân bản địa, họ chủ yếu sinh sống ở các
đô thị, đồng bằng và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội TháiLan nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung Họ không có biên giới lãnhthổ tộc người riêng, quê hương của họ là nơi họ đang sống Cố hương của
Trang 17người Hoa là nước Trung Hoa rộng lớn, là một quốc gia có tiềm năng lớn vềkinh tế và sức lan tỏa mạnh mẽ về văn hóa, lại là láng giềng gần gũi với TháiLan Chính những điều này đã tạo nên sự “khó xử” trong chính sách dân tộccủa Thái Lan đối với người Trung Hoa, đồng thời nó cũng góp phần làm chovấn đề người Hoa trở nên phức tạp trong các mối quan hệ quốc tế Bởi vậy,khi nói đến cộng đồng người Hoa không có nghĩa là chỉ một cộng đồng dântộc rộng lớn mà chỉ đơn giản là một quần thể tụ cư mà mỗi thành viên trongquần thể tụ cư đó liên kết lại với nhau dựa trên những quyền lợi kinh tế, chínhtrị, văn hóa và quan hệ thân tộc, huyết thống chung, tồn tại dưới nhiều loạihình phong phú [9;12].
Như vậy, người Hoa là một cộng đồng người nhập cư có nguồn gốcTrung Hoa, họ ít hoặc chưa bị đồng hóa và vẫn giữ được những nét văn hóađặc trưng của mình, họ đã nhập quốc tịch nước sở tại hoặc tự nhận mình làngười Hoa Cộng đồng người Hoa ở Thái Lan là một nhóm tộc người đangđược hình thành như một dân tộc với bản sắc văn hóa đặc trưng, là một trongnhững thành phần cư dân – dân tộc của Thái Lan
1.2 Nguyên nhân và điều kiện di cư của người Hoa đến Thái Lan
1.2.1 Nguyên nhân di cư
Có nhiều nguyên nhân làm cho người Hoa phải từ bỏ quê hương để tớiđịnh cư tại Thái Lan, trong đó có hai nguyên nhân chính là nguyên nhân chínhtrị và nguyên nhân kinh tế
1.2.1.1 Nguyên nhân chính trị
Một trong những lý do quan trọng khiến cho nhiều người Trung Hoa di
cư sang Thái Lan nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung, đó là donhững biến động chính trị - xã hội như: sự tranh giành quyền lực trong triềuđình, các cuộc khởi nghĩa nông dân, các cuộc chiến tranh xâm lược từ bênngoài vào Trung Quốc đã đẩy một bộ phận dân cư ra nước ngoài Bên cạnh
đó, còn có các sứ giả, quan lại, các nhà tu hành Phật giáo đi công cán ở nướcngoài, sau những biến cố lớn trong nước, họ xin ở lại cư trú
Trang 18Trong các thế kỉ XI, XII, XIII, tình hình Trung Quốc vẫn tiếp tục cónhững biến động phức tạp Những cuộc nội chiến tiếp tục bùng nổ chính làyếu tố và điều kiện cho các cuộc xâm lược ngoại bang có cơ hội thực hiện.Vào thế kỉ XIII, các bộ tộc Mông Cổ ở phía Bắc chớp lấy thời cơ rối loạntrong nội bộ Trung Quốc đã tiến hành tấn công lật đổ chính quyền Nam Tống,tàn sát những người Tống yêu nước, thiết lập triều Nguyên (1279 – 1368).Trong tình cảnh “máu chảy kêu thành tiếng động, thôn xóm biến thành đồnghoang” [2;16], những cựu thần nhà Tống và những người Tống yêu nước đãrời bỏ Tổ quốc tìm đến lánh nạn ở các nước Đông Nam Á, hoặc để tỏ rõ thái
độ bất hợp tác với chính quyền thống trị của nhà Nguyên, hoặc tìm nơi náumình mưu cầu sự nghiệp mới Trong “Tân sử nghĩa lược” của Liêu HồngTrình có viết: “Tất cả thần dân chu du ra nước ngoài hoặc làm quan tại ChiêmThành, là chàng rể ở đất Giao Chỉ, hoặc biệt ly viễn quốc” [2;16-17] Thế kỉXVII, khi người Mãn Châu vào Trung Quốc và thiết lập nhà Thanh (1644-1911) Dưới sự thống trị của nhà Thanh, rất nhiều người Hán trung thành vớinhà Minh đã rời bỏ đất nước ra đi để tỏ rõ thái độ phản đối sự thống trị củangười Mãn đối với người Hán, đồng thời cũng mưu cầu sự nghiệp khôi phụclại cơ nghiệp của triều Minh
Sự xâm nhập của chủ nghĩa đế quốc thông qua các cuộc “Chiến tranhthuốc phiện” (1840 – 1860), chiến tranh Trung – Pháp (1885), chiến tranhTrung – Nhật (1894) và nhiều hoạt động tranh giành, phân chia phạm vi thếlực trên lãnh thổ Trung Quốc của nhiều nước đế quốc khác như Mỹ, Đức,Nga…, cùng thời gian đó là phong trào Thái Bình Thiên Quốc (1850 – 1864)
đã tàn phá đất nước Trung Quốc, tạo ra làn sóng di cư mới của người Hoa vàokhu vực Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan Người Hoa đến Thái Lan khôngchỉ vì mục đích chính trị mà còn ra đi để kiếm sống và tồn tại, trốn tránh tìnhcảnh khốn cùng của mình ở quê hương Vào giữa thế kỉ XIX, các cường quốcphương Tây đã bắt ép chính quyền Mãn Thanh cho họ được trực tiếp tuyển
mộ lao động ở Trung Quốc và đưa những lao động này ra nước ngoài làm
Trang 19việc Do đó, rất nhiều người Hoa đã được tuyển đến làm thuê cho các chủ đồnđiền, công xưởng ở Thái Lan Những người này thường được gọi là “lao độngkhế ước”, làm việc theo hợp đồng cũ Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết trong sốnhững lao động đó sau khi mãn hạn hợp đồng đều ở lại nơi đất khách quêngười vì không đủ tiền về nước Trong nửa đầu thế kỉ XX, các cuộc nội chiếnnhư cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc trongnhững năm 1924-1927, 1936-1939, 1946-1948, các cuộc chiến tranh xâm lượccủa Nhật Bản chống lại Trung Quốc trong những năm 1930-1931, 1937-1945
đã đẩy hàng vạn người dân Trung Hoa phải rời quê cha đất tổ, lánh nạn ra nướcngoài [18;48-49] Do đó, từ giữa thế kỉ XIX trở đi, đặc biệt là vào đầu thế kỉ
XX, số lượng người Hoa đến Thái Lan và định cư ở đây tăng lên nhanh chóng
Trong khi đó, trên thế giới cũng có nhiều biến động lớn như Chiếntranh Thế giới lần thứ nhất (1914- 1918), khủng hoảng kinh tế thế giới lần thứhai (1929 – 1933), Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939- 1945)…Sau nhữngbiến đổi mang tính toàn cầu đó là sự đảo lộn của trật tự thế giới Các nướcthắng trận thì tiến hành phân chia thị trường; các nước bại trận thì tìm cách vơvét thuộc địa để bù đắp cho sự mất mát trong các cuộc chiến tranh và khủnghoảng Dù khai thác thuộc địa hay phát triển thị trường thì nguồn nhân lựccũng là nhu cầu quan trọng không thể thiếu Thị trường lao động dồi dào khôngnơi nào tốt hơn đất nước Trung Hoa rộng lớn với số lượng dân cư đông đúcđang bị biến động chính trị và xã hội đẩy vào tình trạng cùng cực Đó là lý dođến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX dòng người di cư từ đất nước Trung Quốcsang Thái Lan cũng như trong khu vực Đông Nam Á tăng lên nhanh chóng
1.2.1.2 Nguyên nhân kinh tế
Bên cạnh nguyên nhân chính trị thì nguyên nhân kinh tế cũng là mộttrong những động lực thúc đẩy người Hoa đến Thái Lan ngày càng đông hơn
và có tổ chức hơn
Sự năng động và làm ăn có hiệu quả của tầng lớp Hoa thương ở TháiLan trong nhiều thế kỉ trước, đặc biệt là trong các thế kỉ XV, XVI là một
Trang 20nguyên nhân quan trọng thu hút nhiều nhà buôn, người di cư tự do sang khuvực này tìm vận may.
Bên cạnh đó, chính sách “hải cấm” của triều đình phong kiến TrungQuốc và những quy định ngặt nghèo về thuế khóa càng kích thích nhiềungười Trung Hoa ra đi tìm cuộc sống ở vùng đất mới
Từ năm 1371, nhà Minh thực hiện chính sách “Hải cấm”, hạn chế đếnmức tối đa các hoạt động ngoại thương, nhưng để bù đắp vào sự thiếu hụtnhững sản phẩm tiêu dùng cần thiết vốn vẫn phải nhập khẩu từ bên ngoài,đồng thời để tỏ rõ uy lực của “thiên triều”, nhà Minh đã yêu cầu các nướcláng giềng ở Châu Á thực hiện chế độ cống nạp Nhà Minh kiểm soát ngoạithương bằng hệ thống “thương mại triều cống” đó và ngày càng mở rộngmạng lưới đặc thù này Nhưng do đã quen với truyền thống khai thác biển vàbuôn bán trên biển nên mặc dù triều đình thực hiện chính sách đóng cửa đấtnước hết sức ngặt nghèo, cư dân vùng ven biển Đông Nam Trung Hoa vẫnkhông thể từ bỏ môi trường sống và cơ sở kinh tế chủ yếu của họ Sự hấp dẫnmạnh mẽ của những nguồn lợi kinh tế thương mại khổng lồ, cùng với nhữngchính sách ưu đãi của chính quyền Thái Lan ở các địa phương và sự dungtúng của tầng lớp quan lại là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhiều nhómthuyền buôn của Hoa thương bất chấp chính sách “hải cấm” vẫn tiếp tục rakhơi Hơn nữa, khác với kinh tế nông nghiệp mang tính ổn định khép kín,biển cả là một môi trường kinh tế mở, dễ thay đổi, rất khó kiểm soát và áp đặtchính sách Càng ngày nhà Minh càng không thể kiểm soát được nạn buôn lậucủa Hoa thương trên biển và phải nới lỏng chính sách “hải cấm”, vì thế giớiHoa thương ở các vùng Quảng Châu, Phúc Kiến, Hải Nam càng có thêm điềukiện để thâm nhập và mở rộng hoạt động đến Thái Lan Cho đến cuối thế kỉXVI, cộng đồng người Hoa đã từng bước thiết lập hoạt động buôn bán củamình tại nhiều thương cảng ở Ayuthaya
Điển hình cho những cuộc di cư thầm lặng của Hoa thương là nhân dânven biển hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến Nhân dân ở đây chủ yếu sống
Trang 21nhờ vào thương mại trên biển và đánh cá, điều kiện tự nhiên ở đây rất khó cho
sự phát triển nông nghiệp Nhà nước thời kì này lại ra những đạo luật ngăncản thương nhân người Hoa xuất dương ra nước ngoài, ai vi phạm sẽ bị trừngphạt nặng nề Không còn con đường nào khác, những thương nhân người Hoa
ở hai vùng này phải ra đi tìm những cơ hội mới để sinh tồn Họ ra đi mangtheo nguồn của cải và những kinh nghiệm kinh doanh đã được tích lũy nhiềunăm và một đội quân làm thuê chuyên nghiệp Với nguồn dự trữ đó, họ đếncác các nước Đông Nam Á cũng như Thái Lan buôn bán và hầu như khônggặp phải một sự cạnh tranh gay gắt nào từ phía người bản địa, vì thương giabản địa nhỏ bé và yếu kém hơn họ Yếu tố này không những kích thích thêmnhiều thương gia người Hoa vượt biển mà còn tạo bước phát triển mới về chất
và lượng trong sự hình thành cộng đồng người Hoa ở Thái Lan như một thựcthể ổn định, có mặt thường xuyên trong cơ cấu xã hội của Thái Lan
Dưới thời Minh - Thanh tuy kinh tế tư bản chủ nghĩa chưa phát triểnnhư các nước Tây Âu và Mỹ, nhưng kinh tế hàng hóa đã phát triển khá mạnh ởvùng ven biển Hoa Nam, sự hoạt động nhộn nhịp của hai cảng Chương ChâuNguyệt và Phúc Môn đã tạo điều kiện cho nền kinh tế mậu dịch đối ngoại pháttriển Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tuy mới manh nha nhưng cũng đủlàm cho lực lượng lao động ở nông thôn trở nên thất nghiệp ngày càng nhiều,bởi phần lớn trong số họ đã đổ dồn ra thành phố làm ăn kiếm sống Sự quá tảicủa số dân thành phố là lý do trực tiếp đẩy họ ra đi tìm một vùng đất mới để mưusinh Vùng Đông Nam Á chỉ cách Hoa Nam 3, 4 ngày vượt biển có thể coi làmiền đất mưu sinh lý tưởng của những dòng người di cư đó
1.2.1.3 Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chính trị, kinh tế thì còn có một số nguyênnhân khác khiến quá trình di cư của người Hoa đến Thái Lan diễn ra mạnh mẽ
và liên tục trong nhiều thế kỉ
Tác giả Trần Khánh trong tác phẩm “Người Hoa trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn” cho rằng đất chật, người đông cũng
Trang 22là một trong những nguyên nhân đẩy một bộ phận dân Trung Hoa phải rời khỏiquê cha đất tổ Năm 1651, ở Trung Quốc có khoảng 60 triệu người, đến năm
1800 tăng lên gấp ba lần là 150 triệu người và đạt 430 triệu người vào năm 1850.Theo số liệu của Từ điển bách khoa toàn thư người Hoa hải ngoại thì dân sốTrung Hoa vào năm 1680 là khoảng 120 triệu người và sau đó tăng lên gấp 4 lầnvào những năm 40 của thế kỷ XIX với con số là 430 triệu người [18;38-39]
Sự tăng nhanh dân số làm cho diện tích canh tác trên đầu người giảmnhanh Ví dụ, năm 1753, bình quân đất canh tác trên đầu người của TrungQuốc là 4 mẫu thì con số đó giảm còn 2,4 mẫu vào năm 1812 (mỗi mẫu tươngđương khoảng 0,06 hecta) [18; 40] Sự chênh lệch quá lớn giữa người giàu vàngười nghèo về sở hữu ruộng đất làm bần cùng hóa đông đảo tầng lớp nôngdân, đẩy một bộ phận dân cư phải rời khỏi làng nước của mình Ví dụ, ởTrung Quốc trong những thập niên đầu thế kỷ XX, số dân nghèo chiếm tới44% tổng số dân cư, nhưng chỉ sở hữu 6% diện tích canh tác của cả nước.Tình trạng đất chật, người đông đặc biệt trầm trọng ở các tỉnh Đông NamTrung Quốc, nhất là ở hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến là hai tỉnh có bìnhquân ruộng đất trên đầu người thấp hơn các tỉnh khác trong cả nước Bởi vậy,đại đa số dân Trung Hoa di cư là dân hai tỉnh này [18;40] Trong khi đó, cáchvùng Hoa Nam không xa lắm là đất nước chùa vàng Thái Lan, đất đai phìnhiêu với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây cối quanh năm xanh tốt, lạigiàu khoáng sản, nằm trên tuyến đường giao thông quốc tế thuận lợi Vì thế,Thái Lan trở thành miền đất hấp dẫn đối với những làn sóng di cư từ phươngBắc đến Có nhiều người Hoa đến buôn bán rồi lại trở về, nhưng cũng không
ít người trong số họ tìm cách trở lại Thái lập nghiệp, hình thành nên nhữngkhu dân cư tập trung của người Hoa ở Thái Lan Như vậy, có thể thấy, sức ép
về dân số và nghèo đói là một trong những nguyên nhân chính đẩy ngườiTrung Hoa di cư ra nước ngoài làm ăn sinh sống
Một nguyên nhân không thể không nói đến là thiên tai, mất mùa, đóikém, bệnh tật đã đẩy họ vào cảnh đói khổ Những tai họa này đã cướp đi hàng
Trang 23triệu sinh mạng dân nghèo, làm cho nhiều người phải tha phương tìm nơi mới
để lập nghiệp Theo đánh giá chính thức của nhà Thanh thì giai đoạn 1620 –
1670, dân cư Trung Quốc giảm đi 50%, từ trên 100 triệu dân còn khoảng 50triệu dân [27;38] Tất nhiên còn có nhiều nguyên nhân khác tác động đến sựsuy giảm dân số, như do cuộc xâm lược và thôn tính của Mãn Thanh lật đổnhà Minh (1644) và cuộc nội chiến dai dẳng sau đó Đứng trước tình cảnh đó,cách duy nhất để cứu sống gia đình là tìm đường ra đi đến vùng đất khác đểkiếm sống Yêu cầu bức thiết được đặt ra lúc này chính là việc lựa chọnhướng đi Nếu đi về phía Tây cũng là một lối di cư truyền thống, đã đượcngười Hoa tiến hành nhiều trong lịch sử Nhưng con đường này đầy gian khó,hiểm nguy, tuy đó là một vùng đất giàu có, nhưng sự giàu có tiềm tàng dướilòng đất đòi hỏi phải có sự phát triển về khoa học kĩ thuật mới có thể khaithác được Vì thế, vùng đất này khó có khả năng cải thiện cuộc sống đối vớinhững người dân chỉ có hai bàn tay lao động, công cụ lao động thô sơ Nếu đi
về phía Bắc thì bị sa mạc Gobi đầy nắng và gió cản đường Vì vậy, người Hoalúc này chỉ có duy nhất một con đường di cư thuận lợi là tiến về phía Đông,Đông Nam Á Có nhiều con đường di cư để người Hoa có thể đến được vớivùng đất Thái Lan, ở phía Đông Nam các dòng di cư có thể đến Thái Lanbằng đường bộ một cách gián tiếp, bằng đường bộ họ có thể đi đến các nướcLào, Myanma và Việt Nam, sau đó từ Myanma và Lào có thể đi tiếp đến TháiLan Để tiến đến Thái Lan ngoài đường bộ tiếp nối từ Lào và Myanma họ cóthể đến được bằng đường biển Thái Lan là một vùng đất đầy tiềm năng, vìvậy người Hoa đến đây có thể dễ dàng sinh sống và lập nghiệp
1.2.3 Điều kiện di cư
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người Hoa phải rời bỏ quê hương củamình để tìm đến những vùng đất mới làm ăn và sinh sống, quá trình di cư vàđịnh cư của người Hoa ở Thái Lan diễn ra liên tục và kéo dài nhiều thế kỉ nhưvậy còn dựa trên một số điều kiện sau:
Trang 24Thái Lan nói riêng, các nước Đông Nam Á nói chung có những thuậnlợi về mặt điều kiện tự nhiên, nằm ở vị trí đặc biệt, là cầu nối giữa Ấn ĐộDương và Thái Bình Dương, giữa lục địa Á – Âu và Châu Úc Nằm ở ngã tưđường giao thông quốc tế nên Đông Nam Á được coi là một trong những khuvực có tầm quan trọng chiến lược hàng đầu trên thế giới Do đó, hoạt độngbuôn bán trên biển của người Hoa ở khu vực này có nhiều thuận lợi và ngàycàng phát đạt Mặt khác, đây là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nằmsát với Trung Quốc, có thể dễ dàng di cư sang đó bằng đường bộ và đườngthủy Đồng thời, phong tục, tập quán, lối sống, tôn giáo và chủng tộc củangười Thái Lan cũng như các cư dân khác trong khu vực tương đối gần gũivới người Trung Hoa, nên việc lập quê hương mới của họ trên đất khách quêngười ít gặp trắc trở Đó chính là nền tảng cho quá trình hình thành cộng đồngngười Hoa ở Thái Lan.
Ngoài ra, điều quan trọng nhất khiến người Hoa rời bỏ quê hương, chọnđất Thái làm nơi sinh sống, xem Thái Lan như là “Miền đất hứa” Đó là họ đượchưởng những quyền lợi mà chính những người bản xứ cũng phải mơ ước
Quan hệ thương mại Trung Quốc và Thái Lan phát triển qua nhiều thế
kỉ tạo điều kiện cho dân cư Trung Hoa đến Thái Lan thường xuyên và dễdàng hơn Sự am hiểu về Thái Lan khiến cư dân Trung Quốc đến đây dễ hòanhập và tìm được mảnh đất tốt để làm ăn sinh sống…người Hoa cũng khiếncác triều đình phong kiến ở Thái Lan có nhiều chính sách cởi mở với họ.Dưới thời Ayuthaya (1350-1767), các thương nhân người Hoa được phép hoạtđộng thương nghiệp mạnh mẽ ở các thành phố và các cảng ven vịnh Thái Lan.Sau đó, dưới thời vua Rama V, nhà nước quân chủ chuyên chế Thái đã bantặng tước hiệu quý tộc Thái cho tầng lớp thượng lưu trong số những ngườiHoa đang ở đấy Phát biểu về chính sách của mình đối với người Trung Quốc
ở Xiêm, năm 1907, vua Rama V nói: “Chính sách của trẫm luôn luôn là:Người Trung Quốc ở Xiêm sẽ cũng có những cơ hội và quyền lợi như thầndân khác của trẫm, Trẫm không xem họ như người ngoại quốc mà như một bộ
Trang 25phận hợp thành vương quốc, cùng chia sẻ sự tiến bộ và thịnh vượng của nó”[27;264].
Ở Thái Lan, nhà nước sớm nhận thấy vai trò của người Hoa trong hoạtđộng thương mại Ở đây, người Hoa có một vị thế mạnh mà không phảithương nhân nước nào cũng có, đó là sự thần phục cống nạp của Xiêm đối vớiTrung Quốc Đây là điều kiện thuận lợi cho người Hoa có thể buôn bán trựctiếp với Xiêm dễ dàng hơn và di cư đến đất nước này mà không gặp nhiều trởngại như các quốc gia khác
Trước những năm đầu thế kỉ XX, tại Thái Lan đã tồn tại hình thái kinh
tế - xã hội tiền tư bản chủ nghĩa Phương thức bóc lột chủ yếu của giai cấpphong kiến quý tộc ở đây là địa tô và lao dịch Để đảm bảo quyền lợi của họ,giai cấp thống trị đã tạo ra cơ cấu kinh tế - xã hội rất đặc biệt bao gồm 3 giaicấp chính: quý tộc, nông dân tự do và nô lệ Qúy tộc Thái tùy theo tước vị củamình mà được nhà nước cấp cho một số vốn nhất định Những đất đai này lạiđược phân phát cho nông dân tự canh tác Hàng năm, những nông dân canhtác trên đất đó phải nộp tô cho chúa đất Ngoài ra, để nhận được sự bảo hộcủa một lãnh chúa quý tộc, người nông dân tự do Thái còn phải lao dịch chochủ vào bất cứ lúc nào mà họ yêu cầu
Như vậy, mỗi người nông dân tự do Thái trong thực tế đều bị ràng buộcvào một lãnh chúa quý tộc nhất định Người nông dân đó chỉ được phép thayđổi người bảo hộ khi được người bảo hộ cũ cho phép Ngoài ra, người nôngdân tự do Thái còn phải lao dịch cho Nhà nước từ 3 đến 6 tháng Những ràngbuộc về mặt kinh tế - xã hội này giữ chặt người nông dân Thái trong nhữnglàng bản của họ [27;268]
Trong xã hội Xiêm, nô lệ là tầng lớp thấp nhất Họ vốn là các tù binhchiến tranh, là những nông dân bị phá sản, phải tự gán mình thành nô lệ Vàocuối thế kỉ XIX, nô lệ chiếm tới 1/3 dân số của Xiêm [27;269] Chế độ nô lệ ởXiêm không hà khắc như chế độ nô lệ thời Trung cổ ở Châu Âu hay chế độ nô
lệ da đen ở Châu Mỹ Nô lệ Xiêm chủ yếu làm những công việc phục vụ cho
Trang 26chủ, tương tự như nô tỳ ở Trung Quốc thời cổ Thân phận của họ bị cột chặtvào người chủ Muốn được giải phóng họ phải nộp một số tiền chuộc nhấtđịnh hoặc nhờ một người chủ khác chuộc lại Cơ cấu kinh tế - xã hội vươngquốc Xiêm khi đó đã cố định vị trí tới từng cá nhân tồn tại trong xã hội đó,nhằm cột chặt họ với làng bản hoặc với từng lãnh chúa mà họ thuộc quyền và
Ở một quốc gia tồn tại cơ cấu kinh tế - xã hội như vậy, người Hoa di cưđến đây rất dễ tìm kiếm cuộc sống Ra nước ngoài, người Hoa siêng năng, cần
cù sẵn sàng làm việc để kiếm nguồn sống và họ rất chú ý cũng như rất cónăng khiếu trong lĩnh vực thương mại Điều này hoàn toàn trái với tâm lý củatầng lớp người Thái quý tộc là thích trở thành viên chức nhà nước Trong khi
đó, người nông dân, nô lệ Thái bình thường lại xem hoạt động nông nghiệp làviệc vinh quang nhất “những người Thái, những người sản xuất nông nghiệp
do định mệnh địa lý và cũng do sở thích dân tộc luôn luôn khinh thường côngnghiệp và thương mại” [27;270] Vì thế, họ sẵn sàng nhường cho người Hoa
và các ngoại kiều khác lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp
Do nhu cầu lao động mà những lợi ích kinh tế của hoàng gia đòi hỏicùng với việc chính phủ Thái luôn coi những việc mà người Trung Quốc đanglàm ở đất nước họ chẳng vẻ vang gì Vì vậy, chính phủ Thái cũng giành nhiều
ưu đãi cho người Hoa Trong khi người Thái phải lao dịch mỗi năm 3 tháng
và phải đóng thuế thân 50 bath, thì người Hoa cứ 3 năm mới phải đóng chonhà nước Thái 4 bath [27;270 ]
Trong một môi trường chính trị, kinh tế và tâm lý như vậy, Thái Lantrở thành vùng đất lý tưởng cho người Hoa di cư đến Đến đất Thái, tùy theo
Trang 27khả năng của mình mà người Hoa có thể được trưng dụng vào các tổ chứckinh tế của Hoàng gia, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương, các xưởng thủcông của nhà nước Số còn lại, có thể tới định cư tại những vùng hẻo lánh củađất nước, trồng những loại cây công nghiệp, trừ trồng lúa được coi là độcquyền của người Thái.
Sự tiến bộ về kĩ thuật cũng là một điều kiện thuận lợi không nhỏ chonhững người Hoa di cư đến Thái Lan Trong đó sự phát triển của kĩ thuậtđóng thuyền và những kinh nghiệm trong quá trình đi biển là một nhân tốquan trọng khiến cho những hoạt động buôn bán trên biển giữa Thái Lan vàTrung Quốc phát triển mạnh Thuyền của Trung Quốc được “thiết kế tốt,trang bị đầy đủ, bản thân thuyền loại lớn có thể vượt qua được sóng to giólớn…thuyền vượt biển của Trung Quốc không chỉ mang đến hàng hóa, màcùng với hàng hóa ấy còn có nhiều thương nhân, công nhân và thợ thủ côngcủa Trung Quốc”[36;250]
Như vậy, có thể nói có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người Hoa
di cư đến Thái Lan, trong đó sự đói nghèo cùng quẫn do mất mùa thiên tai,cùng với sự mất an toàn tính mạng và tài sản cá nhân do tình trạng bất ổnchính trị, chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các triều đại ở trong nước,các cuộc chiến tranh ở bên ngoài vào Trung Quốc là một trong những yếu tốchính khiến họ rời bỏ quê cha, đất tổ, tìm nơi an cư mới Động cơ tìm kiếmlợi nhuận, tìm kiếm việc làm thu nhập tốt hơn ở hải ngoại cũng tạo ra lực hútkhông nhỏ đối với tầng lớp thương gia, thợ thủ công Trung Hoa đến TháiLan Những người này trở thành hạt nhân chính tạo nên những phố chợ, làngchợ Trung Hoa ở Thái Lan Bên cạnh đó, chính sách thu hút nguồn lao độngcủa thực dân phương Tây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩyngười Hoa di cư đến đất Thái Họ đi bằng nhiều con đường, lúc thì bằngđường bộ, khi lại vượt biển cả Trong dòng người di cư có đủ giai tầng xã hội
và nghề nghiệp, không ít người thành đạt và có một số đã hồi hương về quê
Trang 28cha đất tổ, nhưng đại đa số dân lao động định cư làm ăn kiếm sống bao ngườidân lao động khác và dần dần hội nhập vào xã hôi cư dân bản địa Thái Lan.
1.3 Quá trình di cư và sự hình thành cộng đồng người Hoa ở Thái Lan ( Từ thế kỉ XVII- đầu thế kỉ XX)
1.3.1 Trước thế kỉ XVII
Thời nhà Đường (618 – 907), kinh tế Trung Quốc phồn vinh, văn hóaphát triển, do đó nghề biển cũng phát triển Triều Đường tăng cường giao lưuđối ngoại, không ít thương nhân Trung Quốc thường xuyên qua lại buôn bánvới khu vực Đông Nam Á
Từ thế kỉ VII trở đi, khi kĩ thuật đóng thuyền bè đi biển của ngườiTrung Hoa được cải tiến thì có nhiều nhà buôn, chính khách ngoại giao, các tuhành và dân tị nạn lui tới những nơi xa xôi của các nước Đông Nam Á nhưmiền Nam Thái Lan
Từ thời nhà Đường trở đi, việc buôn bán ở các vùng duyên hải thuộccác tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến rất phát triển Các hải cảng, thành phố ra đờitheo các nghề thủ công phát triển Cảng Canton (Quảng Châu) được nhàĐường và nhà Tống chọn làm điểm chính trong phát triển thương mại với cácquốc gia vùng biển phía Nam Các dân cư sống ven bờ biển của hai tỉnhQuảng Đông và Phúc Kiến có truyền thống buôn bán lâu đời và là nhữngngười đầu tiên giao lưu với thế giới bên ngoài bằng đường biển, vì thế họ trởthành lực lượng chính xuất dương sang Đông Nam Á và các nơi khác trên thếgiới
Dưới thời kì thống trị của Rama Khamheng (1279 – 1298), điểm cốt lõitrong chính sách đối ngoại của Rama Khamheng là duy trì quan hệ thân mậtnhất với Trung Quốc Chính sách của Ramma Khangheng được Trung Quốchoàn toàn tán thành Truyền thuyết của Xiêm khẳng định rằng RamaKhamheng đã đích thân đến đó một lần, và cũng có thể là hai lần, và đem vềnhững người thợ Trung Quốc để thiết lập ngành sản xuất đồ gốm [4;279]
Trang 29Bước sang thế kỉ XI, XII, XIII, tình hình Trung Quốc vẫn tiếp tục cónhững biến động phức tạp Những cuộc nổi loạn bùng nổ chính là những yếu
tố và điều kiện thúc đẩy các cuộc xâm lược tiếp diễn mạnh mẽ, ồ ạt hơn Các
bộ tộc Mông Cổ ở phía Bắc chớp lấy thời cơ rối loạn của nội bộ Trung Quốc,tấn công xâm lược, lật đổ chính quyền Nam Tống, thiết lập triều Nguyên(1279 – 1368), tiến hành tàn sát dã man những người Tống yêu nước Trongtình cảnh “máu chảy kêu thành tiếng động, thôn xóm biến thành đồng hoang”[2;59-60], những cựu thần nhà Tống và những người Tống yêu nước đã rời bỏ
Tổ quốc tìm đến lánh nạn ở một số nước Đông Nam Á Sự thiết lập của triềuNguyên đã tạo ra một giai đoạn mới trong lịch sử di cư của người Hoa ranước ngoài Với mục đích thôn tính vùng Đông Nam Á, nhà Nguyên khôngnhững tiến hành mở rộng chiến tranh xâm lược mà việc mở rộng giao lưu buônbán cũng được đẩy mạnh Điều này được thể hiện rõ ở Thái Lan, những sứ đoàncống vật định kỳ đến Bắc Kinh từ Sukhothay liên tục được diễn ra cho đến năm
1323 [20;29] Nhờ chính sách mở rộng giao lưu buôn bán mà việc giao thươngcủa người Hoa với Thái Lan không bị gián đoạn
Nếu như thế kỷ XII, các cụm cư dân người Hoa chỉ xuất hiện rất ít ởven vịnh Thái Lan, thì từ thế kỷ XII trở đi ở đồng bằng sông Menam trungtâm Thái Lan hiện nay dưới thời Vương quốc Sukhothay (1238 – 1448) vàquốc gia Ayuthaya (1351 – 1767) đã hiện diện các làng, phố xá của ngườiHoa Các thành viên của họ chủ yếu làm nghề buôn bán và khai thác thiếc Họ
là những người di cư từ Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc [17;31]
Dưới thời Vương quốc Ayuthaya (1351 – 1767), trong thời kì phát triểncủa mình, Auythaya thực sự trở thành một quốc gia phồn thịnh, một thươngcảng quốc tế nằm ở khúc cong, gần hạ lưu sông Menam, cách Bangkok 80km
về phía Bắc Nơi đây có hoàng cung bên bờ sông, xưởng đóng và sửa chữatàu gỗ, bãi dạy voi, những đường phố và khoảng 10 khu ngoại kiều gồm Nhật,Pháp, Hà Lan, Java, Anh, Việt, trong đó đông nhất là người Hoa, người Nhật
và người bản xứ
Trang 30Dưới triều đại Ayuthaya, đã tràn ngập những người Hoa nhập cư,Ayuthaya mở rộng quan hệ buôn bán với Trung Quốc, sử dụng các nhà buônthợ thủ công người Hoa di cư để phát triển thị trường nội địa và ngoại thươngcủa đất nước Với chính sách thân Trung Hoa, thường gửi phái bộ sang NamKinh cố kết hữu nghị, Ayuthaya đã thực sự trở thành một quốc gia phồnthịnh Những biến động vào nửa sau thế kỉ XIV ở Trung Quốc làm gián đoạngiao thương giữa người Hoa với người Thái trong vài thập kỷ, tuy nhiên, cộngđồng người Hoa ở Ayuthaya đã phát triển và đáp ứng được nhu cầu về hànghóa Trung Hoa ở Thái Lan.
Sang đầu thế kỷ XV, sau khi lật đổ chính quyền thống trị ngoại bangMông-Nguyên (1368), nhà Minh (1368 – 1644) ban hành một số chính sáchcải cách khuyến khích nền kinh tế hàng hóa phát triển, xây dựng những độithuyền mạnh dể chiêu dụ, khuất phục các nước Đông Nam Á Cheng – Ho(Trịnh Hòa) – một tướng lĩnh của nhà Minh đã chỉ huy các cuộc thám hiểm
đổ bộ lên bờ biển thuộc vịnh Thái Lan và miền duyên hải của Thái vào năm
1405 và 1433 Họ đã đến Ayuthaya và những nơi khác của đất nước này[20;30] Khi trở về với những kinh nghiệm di cư thực tế cũng như cuộc sốngcủa mình tại vùng đất mới, họ đã khuyến khích sự di dân người Hoa di cư đếnThái Lan Điều này đã dẫn đến sự ra đời của những Lukjin đầu tiên – con cáicủa người cha Hoa và mẹ Thái Cũng từ thời gian này mà hoạt động thươngmại đã dần được nối lại
Đến thế kỉ XVII, vua Prasat T’ong (1630 – 1656) giành độc quyền xuấtkhẩu, ông thích sử dụng người Hoa làm thủy thủ, viên chức thương mại…bởi
vì họ tỏ ra thích hợp với hoạt động thương mại và hăng hái hơn người Thái.Sau khi người Mãn Châu áp đặt ách đô hộ của họ ở Trung Quốc, số lượngngười Hoa di cư sang Thái Lan ngày càng đông và chiếm tỉ lệ đáng kể
Đầu thế kỷ XVII, chủ nghĩa tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược,bành trướng vào khu vực Đông Nam Á Thái Lan tuy không bị một cườngquốc nào trực tiếp cai trị nhưng với những hiệp ước không bình đẳng được kí
Trang 31kết như “Hiệp ước hữu nghị và buôn bán” giữa Anh và Xiêm được kí kết năm
1855 Hiệp ước này đã đi vào lịch sử quan hệ ngoại thương của Xiêm với têngọi là Hiệp ước Bowring Theo quy định của những điều khoản được kí kết,Xiêm chấp nhận quyền lãnh sự tài phán, thủ tiêu sự độc quyền của hoàng gia
và tư nhân về hàng hóa, thương mại, quá cảnh và thiết lập một mức thuế là3% đối với hàng nhập khẩu và 5% đối với hàng xuất khẩu Ngay cả thuế đấtđối với các chủ người Anh cũng được định với giá thấp, ngăn không chochính quyền nâng giá đất đối với chính người dân Thái Sự cấm đoán xuấtkhẩu gạo trước đây cũng bị xóa bỏ Chính phủ chỉ giữ lại những quy định cũđối với những tô giới liên quan đến xuất nhập khẩu ma túy là độc quyền củanhà nước Hiệp ước này đã mở đường cho Thái Lan kí các hiệp ước thôngthương khác với một loạt các cường quốc sau đó như với Pháp, Hà Lan, BồĐào Nha Có thể nói hiệp ước này là mốc khởi đầu cho quá trình mở cửa ởThái Lan [19;38] Các nhà tư bản phương Tây dùng lao động người Hoa đểđáp ứng cho việc mở rộng các đồn điền cao su, hồ tiêu, khai thác quặng…Điều này thu hút hàng loạt người Hoa nhập cư vào nước này
Cuối triều Minh, mất mùa nghiêm trọng, tô thuế tăng, thiên tai liên tiếp,nông dân khốn đốn, nhiều nông dân đã phải bỏ xứ sang các nước Đông Nam
Á, trong đó có Thái Lan để mưu sinh
Như vậy, xuất phát từ những nguyên nhân kinh tế, chính trị, loạn lạc,nội chiến,…đã khiến nhiều người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang Thái Lansống lâu dài
Trang 32nhiều, nhưng sau đó những thương nhân này đều phải rút lui và để lại cơ sởcủa họ cho người Hoa Người Hoa sống yên ổn làm ăn buôn bán vì họ không
bị coi là người ngoại quốc trong con mắt người Thái Do đó, mặc dù có nhữngtrở ngại về việc buôn bán với nước ngoài ở Trung Quốc nhưng làn sóng di cưcủa người Hoa sang Xiêm vẫn tiếp tục trong suốt hai thế kỉ XVI, XVII với sốlượng lớn [37;12] Những nguyên nhân khiến người Hoa đến Thái Lan vàothời kỳ này là do những biến đổi chính trị của Trung Quốc sau cách mạng TânHợi năm 1911, là sự phát triển của nền ngoại thương nước này vào cuối thế kỉXIX đầu thế kỉ XX Nếu trước đây, người Hoa đến Thái Lan chủ yếu bằngđường bộ từ phía Nam Trung Quốc, thì từ cuối thế kỷ XIX, họ đến đây bằngtàu thuyền xuất phát từ Hải Nam và các hải cảng lân cận [ 27;263]
Căn cứ vào những tài liệu ghi chép đương thời của những người Châu
Âu từng đến Xiêm vào thế kỉ XVII, có thể ước lượng rằng, ít nhất đã có tới10.000 người Hoa sinh sống ở Xiêm vào nửa sau thế kỉ này Và như vậy, cóthể người Hoa đã chiếm 1% dân số chung trong cả nước, họ tập trung đôngnhất ở thành phố Ayuthaya [37;13] Những người Hoa sinh sống ở trong cũngnhư ngoài thành phố này phần lớn làm nghề buôn bán, nhưng cũng có nhữngngười làm các nghề khác như chăn nuôi, nghề thủ công Bên cạnh đó, cónhững người làm ca kịch, vì kịch Trung Hoa được triều đình Xiêm rất ưathích Những người Hoa làm nghề thầy thuốc ở thành phố này được kínhtrọng nhất, người đứng đầu các thầy thuốc cũng là người Hoa Ở Ayuthayacũng có một số người Hoa theo đạo Thiên Chúa trước khi thực dân Pháp chocác giáo sĩ truyền đạo tại khu vực này Người Hoa ở đây cũng tham gia giữnhững chức vụ quan trọng trong triều đình của nhà vua [37;14] Có thể nói,cộng đồng người Hoa dưới triều đại Ayuthaya (1350 – 1767) không chỉ gồmnhững thương nhân và người buôn bán mà còn có cả những người có họctham gia chính quyền, thợ thủ công, những diễn viên ca kịch và cả nhữngngười chăn nuôi (chủ yếu là chăn nuôi lợn) [37;15]
Trang 33Từ nửa sau thế kỷ XVII, khi triều đình nhà Minh sụp đổ, nhà Thanh lêncầm quyền (1644 – 1911), dân cư ven biển bị chính sách đồn điền của triềuThanh xua đuổi ra biển đã tạo ra một làn sóng di cứ lớn mạnh của cộng đồngngười Hoa ở Nakhon Si Thamarat và ở Pattani Đồng thời nó cũng mở đầucho một giai đoạn mới trong quá trình di cư và hoạt động kinh tế của ngườiHoa ở Thái Lan nói riêng và Đông Nam Á nói chung [16;34] Các vua đầunhà Thanh còn thiết lập cả xưởng đóng tàu của mình trên đất Thái, vì ở đây cónhiều gỗ tốt, thợ giỏi và do đó giá thành hạ, nhiều thương điếm của ngườiHoa mọc lên.
Dưới thời cầm quyền của Phya Tak Sin (1768 – 1782), bản thân ông làmột người Hoa lai nên ông đã thi hành rất nhiều chính sách ưu ái đối vớingười Hoa Dưới thời trị vì của Phya Tak Sin, người Hoa đã tập trung thànhnhững cộng đồng lớn, họ lập ra các khu chợ buôn bán và phục vụ các nhu cầucủa cư dân ở kinh đô, ở dọc bờ phía đông của sông Chaophraya Ở đây, ngườiHoa sinh sống và buôn bán rất phát đạt, đa phần trong số họ đều trở nên giàu
có Đặc biệt, vua Phya Tak Sin dành sự ưu ái cho nhóm người Hoa gốc TriềuChâu (quê cha của Tak Sin) Trong suốt thời đại của Tak Sin họ được gọi là
“người Hoa hoàng gia” Chính sự ưu ái đó của Phya Tak Sin là một nguyênnhân quan trọng khiến cho người Triều Châu đến Bangkok ngày càng nhiềuhơn và họ cũng là cộng đồng chiếm ưu thế ở Bangkok từ đó cho đến nay.Theo một nhà truyền giáo Pháp ở Xiêm sau khi bị quân Miến Điện tấn công
có thể là nhờ những hoạt động kinh tế của người Hoa ở đây Dân cư bản địakhông đáp ứng đủ nhân lực cho sự phát triển của nền kinh tế, nên chính phủ
đã thu hút hàng chục ngàn người Hoa nhập cư Những người Hoa di cư sangThái Lan thời kỳ này không chỉ có các nhà buôn, thợ thủ công mà còn có cảnhiều nông dân
Năm 1782, Taksin bị phế truất, vua Rama I sáng lập ra triều đại Chakri(1782 – 1809), ông thành lập kinh đô mới ở Bangkok, nơi có các khu buônbán phồn thịnh của người Hoa trong suốt những năm 1770 Dưới thời Rama I
Trang 34và những người kế vị, số lượng người Hoa di cư vẫn tiếp tục gia tăng CácHoa thương đã lập nên những phố chợ người Hoa ở Sampheng được gọi làphố người Hoa và không lâu sau đó trở thành một trong những thành phố hiệnđại của Bangkok ngày nay Cũng vào thời kì này, quan hệ ngoại giao buônbán với Trung Quốc tăng lên chưa từng có, nhiều sứ bộ được cử đi hàng năm.Như vậy, ở đồng bằng trung tâm Thái Lan, dọc sông Menam từ triều đạiAyuthaya trở đi, đặc biệt từ thời vua Phya Tak Sin có hàng chục người Hoasinh sống Phần lớn trong số họ là những người nhập cư bằng đường biển từcác tỉnh Đông Nam của Trung Quốc Ở các vùng núi phía Bắc Thái Lan cũng
có nhiều người Hoa sinh sống và phần lớn trong số họ là người di cư từ tỉnhVân Nam bằng đường bộ Khác với người Hoa sống ở đồng bằng và đô thịmiền Trung Thái Lan, họ sống ở vùng thôn quê và theo đạo Hồi Ngoài việclàm ruộng, họ còn trồng và buôn bán thuốc phiện, dùng súc vật chuyển hànghóa, buôn bán trên đường dài
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, xã hội Thái Lan có những biến đổiphức tạp Những cuộc chiến tranh, xung đột với Miến Điện, Lanxang,Campuchia làm cho lãnh thổ của vương quốc Xiêm ngày càng được mở rộng.Các vua Xiêm, từ Phya Tak Sin (1768 – 1782), đến Rama I (1782 – 1809),Rama II (1809 – 1824), Rama III (1824 – 1851) đều thống nhất trong chínhsách tiếp tục mở cửa cho người Hoa và thực thi nắm quyền bá chủ ở khu vực.Trong thời kì này, sự phân hóa giai cấp và những mâu thuẫn xã hội diễn ragay gắt, nhất là sự gia tăng dân số người Hoa và lai Hoa đang dần dần làmmất ưu thế của người Thái, làm thay đổi đáng kể tính chất bộ tộc Thái Ngaycác vua Rama thực tế cũng thuộc dòng Thái lai Hoa và các vua sau thì tỉ lệ laiHoa càng sâu đậm hơn Dưới các triều vua Rama I, II, III, quan hệ ngoại giaobuôn bán với Trung Quốc tăng lên chưa từng có Chính vua Rama cũng trởthành một nhà buôn lớn, chiếm độc quyền thương mại một số loại thươngphẩm như hồ tiêu, hương liệu…[24;173-174]
Trang 35Trong nửa đầu thế kỉ XIX, cộng đồng người Hoa đã mở rộng mạnh mẽ
ra nhiều đô thị dọc miền duyên hải Gulf từ Trat (sau này được biết đến với tênThungyai) ở phía Đông Nam cho đến Saiburi ở phía Bắc Ở khu vực trungtâm, người Hoa định cư ngày càng nhiều trên lưu vực các sông nhưBangpakong, Chaophraya…Bangkok là thành phố tập trung đông người Hoanhất trong cả nước Trong nửa đầu thế kỉ XIX, số cư dân người Hoa có lúc đãchiếm quá nửa dân số của thành phố Bangkok, ví dụ: năm 1822, số cư dânngười Hoa là 31.000 người trong khi dân số Bangkok là 50.000; năm 1828 sốdân tương ứng là 36.000 người Hoa/77.300 cư dân Bangkok; năm 1839, cưdân người Hoa là 60.000/tổng dân số Bangkok là 100.000 [37;81]
Nếu như vào thế kỷ XVII, người Hoa di cư sang đất Thái bởi nguyênnhân chính trị thì sang đầu thế kỷ XIX, một làn sóng di cư mới lại nổi lênnhưng lần này là vì lý do kinh tế Những cuộc chiến tranh, chinh phạt của cáctriều đại, sự xâu xé của các cường quốc phương Tây đã làm cho nền kinh tếTrung Hoa kiệt quệ, nông dân bị phá sản, phải bỏ làng ra đi, thợ thủ công bịthất nghiệp, khiến họ phải bỏ xứ ra đi mưu sinh ở vùng đất mới
Từ nửa sau thế kỷ XIX, quan hệ buôn bán giữa Thái Lan với TrungQuốc giảm đi, trong khi quan hệ với phương Tây tăng lên Tuy nhiên, ngườiHoa với bản tính cần cù, siêng năng và sẵn sàng làm những công việc khó vàlâu dài Chính điều này đã khiến tư bản Phương Tây sử dụng số lượng lớnngười Hoa cho các hoạt động kinh doanh của họ ở Thái Lan Họ đã thu hútmột lượng lớn người Hoa đến Thái Lan – những công nhân này được tuyển
mộ với hợp đồng lao động từ 3 – 5 năm Khi hợp đồng kết thúc, người laođộng có thể chọn gia hạn hợp đồng, quay trở lại Trung Quốc hay lưu lại TháiLan như người nước ngoài Số lượng lớn số người Hoa này đã chọn trở vềTrung Quốc vì động cơ ra đi chủ yếu là làm ăn sinh sống để tăng thêm thunhập cho gia đình ở quê nhà Một số định cư tại nước đã di cư tới, tìm cáchlàm giàu phát triển các hoạt động kinh doanh buôn bán
Trang 36Trước đây, người Hoa tới Thái Lan chủ yếu bằng đường bộ Sang thế
kỷ XIX, phạm vi di cư của người Hoa được mở rộng do kỹ thuật hàng hảiphát triển, việc đi lại trên biển không còn nguy hiểm nữa Thêm vào đó, saunăm 1865, khi dịch vụ tàu chạy bằng hơi nước giữa Nam Trung Quốc vớiThái Lan bắt đầu đi vào hoạt động, rẻ và an toàn càng thúc đẩy sự di cư củangười Hoa sang Thái Lan hơn
Bên cạnh đó, những cuộc nổi loạn ở Trung Quốc trong những năm
1848 – 1865, mối hận thù sâu sắc giữa người Hẹ và người Quảng Đông ở TâyNam Trung Quốc, rồi lũ lụt và nạn đói ở các tỉnh đông dân Quảng Đông vàPhúc Kiến cũng khiến người Hoa di cư sang Thái Lan [20;34]
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong thời kỳ vận động của phongtrào cách mạng dân tộc và dân chủ tư sản do Tôn Trung Sơn tổ chức và lãnhđạo, thì số lượng người Hoa ở hải ngoại đã khá đông đảo, vào khoảng 8 – 10triệu người, trong đó có đến 2/3 định cư ở các nước Đông Nam Á [20;34]
Mặc dù, sự di dân của người Hoa sang Thái Lan là do những nguyênnhân chính trị nhưng sự thúc đẩy chủ yếu là bởi nguyên nhân kinh tế Sự pháttriển nhanh của thương nghiệp Thái Lan đã tạo ra nhiều cơ hội cho các hoạtđộng vận chuyển hàng hóa và hoạt động buôn bán mà mở đầu cho các lĩnhvực này là những thương nhân người Hoa, những nhà tư bản hay các nhânviên địa phương Chương trình hiện đại hóa của vua Thái Mongkut (1851 –1868) và Chulalongkon (1868 – 1910) với việc xây dựng các con đường, kênhđào,…đã sử dụng hiệu quả lao động người Hoa
Trong khi người Thái vẫn trung thành với những nghề nghiệp do tổ tiên
để lại là làm ruộng và làm viên chức, điều này càng lôi cuốn người Hoa đếnThái Lan, nhất là trong những năm đầu thế kỷ XX Theo kết quả của cuộcđiều tra dân số năm 1904 cho thấy trong số 6.686.846 người trên toàn quốc thìngười Hoa chiếm 10% [27;266]
Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào nền kinh tế Thái Lanchủ yếu khai thác thiếc và lập đồn điền trồng cao su, kéo theo đó là chính sách