1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY

97 1,3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 753,5 KB

Nội dung

Giải quyết việc làm cho người lao động không chỉ là vấn đề mang ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội, tác động sâu sắc đến mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội, là phương hướng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, cải thiện nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH

Giáo dục – đào tạo GD-ĐT

Giải quyết việc làm GQVL

Trang 2

1.1 Quan niệm việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động

ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

10

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết giải quyết việc làm

cho người lao động ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

34

2.1 Thành tựu và hạn chế trong giải quyết việc làm cho người

lao động ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội thời gian qua

34

2.2 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra về

giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Phúc Thọ,thành phố Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giải quyết việc làm cho người lao động không chỉ là vấn đề mang ýnghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội, tác động sâu sắc đến mọi mặt hoạtđộng của đời sống xã hội, là phương hướng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo cóhiệu quả, cải thiện nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọng giữvững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thựchiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Quan tâm GQVL cho người lao động luôn là một trong những giảipháp phát triển KT-XH mà Đảng ta đã đề ra; đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnhCNH, HĐH dưới tác động của xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: "Tậptrung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng caođời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cảithiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân" [11, tr.321]

Phúc Thọ là một Huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, có vị trí địakinh tế tương đối thuận lợi, cách trung tâm Thủ đô 35 km về phía Tây, hệthống giao thông có cả đường bộ và đường thủy; đất đai phì nhiêu, dân sốđông, nguồn lao động bổ sung vào lực lượng lao động hàng năm lớn đây lànhững thuận lợi trong việc giao lưu mở rộng phát triển KT-XH và là điều kiệntốt để GQVL cho người lao động của Huyện Tuy nhiên, những thế mạnh củaHuyện chưa được khai thác hợp lý; mức độ GQVL cho người lao động ởhuyện Phúc Thọ còn thấp so với nhu cầu, người lao động còn thiếu việc làm,thu nhập không ổn định, đời sống gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếpđến các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn Huyện hiện nay Để phát huy các lợi thế so sánh, giải phóng đượcmọi nguồn lực cho phát triển KT-XH, huyện Phúc Thọ cần đẩy nhanh GQVL

Trang 4

cho người lao động Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề GQVL cho người laođộng ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội hiện nay là hết sức cần thiết, có ýnghĩa cả về lý luận và thực tiễn Xuất phát từ những lý do đó, tác giả lựa chọn

đề tài “Giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớinước ta Do vậy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lao động và

việc làm, tiêu biểu như: Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Với

cách tiếp cận từ chính sách việc làm đến đánh giá thực trạng lao động, việclàm ở Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra nhận xét đúng đắn: lao động, việclàm, thất nghiệp là những vấn đề xã hội có tính toàn cầu Từ đó, nhóm tác giảnêu ra các quan điểm và kiến nghị hoàn thiện một số chính sách cụ thể về tạoviệc làm cho người lao động trong quá trình CNH, HĐH

Nguyễn Thị Lan Hương Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng

và phát triển, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội, 2002 Tác giả chỉ ra vấn đề

việc làm cho người lao động và thất nghiệp là một trong những vấn đề toàncầu, đề ra phương pháp tiếp cận tổng quát về chính sách việc làm, hệ thốngkhái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở ViệtNam Qua đó, tác giả đề xuất hệ thống các quan điểm, phương hướng GQVL;đồng thời, tác giả khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về việclàm trong công cuộc CNH, HĐH ở Việt Nam

Trần Văn Chử Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội, 2001 Tác giả đề tài đã phân tích làm rõ mối

quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với GQVL trong quá trình CNH,HĐH đất nước và khẳng định việc nâng cao chất lượng lao động không chỉ

Trang 5

nhằm đáp ứng nhu cầu của phát triển, mà còn góp phần GQVL, giảm thiểuthất nghiệp Từ đó, nhóm đề tài đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng độingũ lao động và GQVL ở nước ta.

Đồng Văn Tuấ n (2011), Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên, đề tài cấp

bộ, Đại học Thái Nguyên Nhóm tác giả đã phân tích đánh giá đúng thực

trạng tình hình lao động, việc làm và thu nhập của lao động nông thôn tỉnhThái Nguyên, từ đó đưa ra những giải pháp KT-XH nhằm GQVL và nâng caothu nhập cho lao động nông thôn trong Tỉnh. 

Có rất nhiều đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề GQVL ở nước

ta như: Dương Xuân Hoàn Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính

trị, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2012 Tác giả phân tích làm rõ một số vấn đề

lý luận, thực tiễn về GQVL cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thịhóa; trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số quan điểm cơ bản và những giảipháp chủ yếu nhằm GQVL cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trongquá trình đô thị hóa hiện nay

Dương Văn Thi Giải quyết việc làm cho người lao động và tác dụng của nó đến củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay, Luận

văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội, 2001 Tácgiả làm rõ cơ sở lý luận và phân tích thực trạng GQVL cho người lao động ởtỉnh Bắc Giang, nêu lên những tác động của nó đến đến củng cố quốc phòngtrên địa bàn tỉnh Bắc Giang Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra quan điểm và một

số giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa GQVL cho người lao độngvới củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Hà Văn Tâm Giải quyết việc làm cho nông dân có đất nông nghiệp chuyển đổi phục vụ phát triển khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Luận văn

thạc sỹ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2010 Tác giả tập trung

Trang 6

nghiên cứu việc làm, GQVL cho nông dân có đất nông nghiệp chuyển đổi phục

vụ phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Tác giả luận giảithực trạng GQVL, nêu các quan điểm và đề xuất một số giải pháp chủ yếunhằm giải quyết tốt vấn đề việc làm cho nông dân có đất nông nghiệp chuyểnđổi phục vụ phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Đặng Tú Lan Giải quyết việc làm ở Bắc Ninh - thực trạng và giải pháp,

Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.Tác giả tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề GQVL ởtỉnh Bắc Ninh; đồng thời, phân tích thực trạng GQVL ở Bắc Ninh từ năm

1997 đến năm 2000 Trên cơ sở phân tích thực trạng tác giả đề xuất một sốgiải pháp chủ yếu nhằm GQVL cho người lao động ở tỉnh Bắc Ninh

Nguyễn Văn Luyện Giải quyết việc làm cho người lao động ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị, Học viện

Chính trị, Hà Nội, 2014 Tác giả đã luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn GQVLcho người lao động ở các làng nghề tỉnh Bắc Ninh hiện nay; trên cơ sở đó, đềxuất một số quan điểm, giải pháp nhằm GQVL cho người lao động ở các làngnghề tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới

Đinh Thị Như Trang Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị,

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Hà Nội, 2012 Tácgiả đi sâu nghiên cứu làm rõ lý luận về việc làm, GQVL cho nông dân bị thuhồi đất tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội để phát triển đô thị Tác giảluận giải thực trạng GQVL cho nông dân sau khi bị thu hồi đất, nêu ra cácquan điểm và đề xuất một số giải pháp GQVL cho nông dân bị thu hồi đất tạiquận Long Biên, thành phố Hà Nội hiện nay

Nguyễn Thị Kim Hồng Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc

sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội, 2013 Tác giả phân tích làm rõ một

Trang 7

số vấn đề lý luận, thực tiễn về việc làm và GQVL cho người lao động nông

thôn huyện Gia Lâm; khảo sát đánh giá đúng thực trạng việc làm ở địa

phương; từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp GQVL cho người lao động

nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Khuất Văn Thành Giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn vùng thu hồi đất huyện Hoài Đức, thành Phố Hà Nội đến năm

2020, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội, 2009 Tác giả

đưa ra các quan niệm về việc làm, về GQVL cho người lao động ở nông thôn;phân tích thực trạng việc làm hiện nay của lao động nông thôn huyện HoàiĐức; đề xuất một số giải pháp GQVL cho người lao động nông thôn vùng thuhồi đất huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay

Ngoài những công trình nghiên cứu, những đề tài nêu trên còn có rấtnhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí đề cập đến vấn đề GQVL ở nước

ta như: Bùi Văn Quán (2001),"Thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho giai đoạn 2001 - 2005", Tạp chí Lao động và Xã hội, Số

3; Đỗ Thế Tùng (2002), “Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề giải

quyết việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Số 6; Vũ Đình Thắng (2002), “Vấn đề việc làm cho lao động nông thôn”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Số 3; Nguyễn Sinh Cúc (2003), “Giải quyết việc làm ở nông thôn

và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí con số và sự kiện, Số 8; Lê Văn Bảnh (2003), “Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 218; Nguyễn Hữu Dũng (2004), "Giải quyết vấn đề lao

động và việc làm trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp và

nông thôn", Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 247, và "Nhiệm vụ phát triển việc làm giai đoạn 2006 - 2010", Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 250; Trương Văn Phúc (2004), "Thực trạng lao động, việc làm qua kết quả điều tra 01/7/2004", Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 251; Đặng Đình Hải, Nguyễn

Ngọc Thụy (2005), “Làm thế nào để đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao

Trang 8

động nông thôn”, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 259; Vũ Văn Phúc (2005),

“Giải quyết việc làm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực ở nông thôn hiện nay”,

Tạp chí Châu Á - Thái Bình Dương, Số 42; Đặng Như Lợi (2009), "Giải quyết

việc làm góp phần bảo đảm ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”,

Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 159; Cao Duy Hạ (2011), "Giải quyết việc làm - vấn đề cấp thiết và cơ bản", Báo Đại đoàn kết, (Số ra ngày 15/6/2011); Đỗ Minh Cương (2003), “Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay”, Báo Nông thôn mới, Số 91

Các bài viết của các tác giả trên đề cập đến vấn đề lao động, việc làm

và GQVL với nhiều góc độ tiếp cận, nghiên cứu khác nhau, trong đó đưa ramột số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc làm, GQVL ở nước ta nói chung,cũng như ở một số tỉnh nói riêng Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị chủ yếunhằm GQVL trong thời gian tới

Mặc dù các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài luận văn và cácbài viết đã đăng trên các tạp chí với những cách tiếp cận khác nhau về laođộng, việc làm và GQVL nhưng chưa có đề tài, công trình khoa học nào phân

tích, đánh giá vấn đề "Giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội" dưới dạng luận văn khoa học kinh tế chính trị Vì vậy,

đề tài không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

* Mục đích:

Làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn GQVL cho người lao động ở huyệnPhúc Thọ, thành phố Hà Nội hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm vàmột số giải pháp GQVL cho người lao động ở huyện Phúc Thọ, thành phố HàNội thời gian tới

* Nhiệm vụ:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về GQVL cho người lao động ở huyệnPhúc Thọ, thành phố Hà Nội

Trang 9

- Phân tích làm rõ thực trạng GQVL cho người lao động ở huyện PhúcThọ, thành phố Hà Nội hiện nay.

- Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm GQVL chongười lao động ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội thời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu: Là GQVL cho người lao động

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp

luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các nghị quyết củaĐảng Cộng sản Việt Nam; các nghị quyết của Huyện ủy, các báo cáo của Ủyban nhân dân huyện Phúc Thọ Đồng thời, luận văn sử dụng số liệu khảo sátthực tế, tham khảo các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên cứu của các côngtrình khoa học có liên quan đã công bố

* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở

phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịchsử; Phương pháp trìu tượng hóa khoa học; phương pháp so sách, phân tích,thống kê, tổng hợp và phương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của đề tài

Kết quả của luận văn góp phần luận giải cơ sở khoa học của quá trìnhGQVL cho người lao động ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội hiện nay, và

có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này

7 Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục

Trang 10

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Ở HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Quan niệm việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động

ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

1.1.1 Quan niệm về việc làm

Việc làm có vai trò rất quan trọng đối với người lao động Cuộc sốngcủa người lao động và gia đình họ phụ thuộc rất lớn vào việc làm của họ; sựtồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng gắn liền với việc làm của người laođộng Với nước ta, đang ở giai đoạn “dân số vàng”, nguồn lao động dồi dào,nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại khá cao, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chưathực sự ổn định, bền vững thì việc tận dụng và khai thác nguồn lực lao động

xã hội là vô cùng cần thiết Với tầm quan trọng như vậy, việc làm được nghiêncứu dưới nhiều góc độ khác nhau như kinh tế, xã hội, lịch sử Khi nghiên cứudưới góc độ kinh tế, quá trình làm việc của người lao động được coi là quátrình tiêu dùng sức lao động - yếu tố quan trọng của đầu vào sản xuất Dướigóc độ xã hội, việc làm được xem xét gắn với vấn đề thu nhập và đời sống củangười lao động; giá trị việc làm càng cao thì thu nhập và đời sống của ngườilao động càng cao và ngược lại Dưới góc độ lịch sử, việc làm được xem xétgắn với phương thức lao động kiếm sống của con người và xã hội loài người

Ở nước ta, trước những năm đổi mới, trong cơ chế kế hoạch hoá tậptrung quan liêu bao cấp dựa trên hai thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế quốcdoanh và kinh tế tập thể, người lao động được coi là có việc làm và được xãhội thừa nhận, trân trọng là những người làm việc ở trong các cơ quan củaNhà nước hay trong các thành phần kinh tế do Nhà nước quản lý Trong cơchế đó, Nhà nước đứng ra GQVL, trực tiếp quản lý nguồn lao động kể từkhâu đào tạo, phân bổ đến việc sử dụng, đãi ngộ đối với người lao động theochỉ tiêu pháp lệnh Giai đoạn này, xã hội không thừa nhận việc làm ở cácthành phần kinh tế khác và cũng không thừa nhận thiếu việc làm, thất nghiệp

Trang 11

Từ khi đất nước chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướngXHCN, thực hiện CNH, HĐH thì quan niệm về việc làm đã được hiểu rộnghơn, đúng đắn và khoa học hơn Đó là các hoạt động của con người nhằm tạo

ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm Tại điều 13, chương II Bộ Luật laođộng Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Mọi hoạt độnglao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận làviệc làm” [26, tr.132]

Việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản xuất xã hội,phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất Người lao động đượccoi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ thống sản xuấtcủa xã hội Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện được quá trìnhlao động, tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân

Một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn hai điều kiện cơ bản:

Một là, việc làm là những hoạt động lao động có ích, tạo ra thu nhập cho người lao động, gia đình và cộng đồng Hai là, người lao động được tự do

hành nghề, hoạt động đó không bị pháp luật cấm Điều này chỉ rõ tính pháp lýcủa việc làm

Hai điều kiện trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủcủa một hoạt động được thừa nhận là việc làm Điều đó đã góp phần mở rộngquan niệm về việc làm; đồng thời, đã tạo ra bước ngoặt mới, là cơ sở pháp lýcho việc tạo việc làm và GQVL phù hợp Tạo việc làm chính là quá trình tạo

ra những điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người có khả năng laođộng đều có cơ hội được lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội và đemlại thu nhập cho bản thân, nghĩa là có việc làm Từ chỗ tạo việc làm, GQVLcho người lao động thuộc trách nhiệm của Nhà nước, thì hiện nay không chỉ

có riêng Nhà nước mà còn có cả các thành phần kinh tế, các tổ chức đoàn thể

xã hội và cá nhân người lao động Trong đó, người lao động phải chủ độngtìm kiếm việc làm, tự tạo ra việc làm cho mình

Trang 12

Quan niệm việc làm hiện nay đã được mở rộng, phù hợp với nền sảnxuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho mọi người dân thamgia vào nhiều hoạt động mang lại thu nhập và tạo việc làm Điều đó được thể

hiện: Thứ nhất, thị trường việc làm đã được mở rộng, bao gồm tất cả các thành

phần kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và không bị giới hạn

về không gian Người lao động được coi là có việc làm khi lao động trong cácđơn vị kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cũng như kinh tế tư nhân, kinh tế hộgia đình hoặc có thể hành nghề kinh doanh độc lập… Ngay trong nông thôn,người nông dân cũng mở mang kinh doanh các ngành nghề hết sức phong phú.Với quan điểm như trên, Đảng và Nhà nước ta đã  tạo ra một cuộc cách mạngthực sự trong việc giải phóng lực lượng lao động xã hội, tính năng động của

người lao động được nâng cao hơn nhiều so với những năm trước đây Thứ hai,

người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh liên kết, tự do thuêmướn lao động theo luật pháp để tạo việc làm cho mình và xã hội Trong chiếnlược phát triển kinh tế, Đảng ta luôn khẳng định duy trì nền kinh tế nhiềuthành phần nhằm phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội cho phát triển kinh

tế Do vậy, mọi tổ chức, cá nhân cũng như hộ gia đình đều có thể phát huy mọikhả năng, nguồn lực, thực hiện liên doanh liên kết, hợp tác kinh doanh với cácđối tác kinh tế khác cả trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất kinhdoanh, nâng cao thu nhập cho bản thân và xã hội theo quy định của pháp luật

Quan niệm việc làm hiện nay đã xóa đi sự phân biệt đối xử lao độnggiữa các thành phần kinh tế, động viên mọi tổ chức, cá nhân tạo việc làm chongười lao động Đồng thời, còn làm sâu sắc thêm đặc trưng của Nhà nướcpháp quyền XHCN, thể hiện ở chỗ cho phép công dân Việt Nam được làmnhững việc mà pháp luật không cấm

Từ quan niệm việc làm giúp ta hiểu rõ quan niệm thiếu việc làm; việclàm thường xuyên và việc làm không thường xuyên

Thiếu việc làm hay bán thất nghiệp Người thiếu việc làm là những

người có việc làm nhưng do những nguyên nhân khách quan, mà họ phải làm

Trang 13

việc không hết thời gian theo luật định hoặc làm những công việc có thu nhậpthấp không đủ sống, muốn tìm thêm việc làm để bổ sung Thiếu việc làm còn

do lao động tăng nhanh, diện tích ruộng đất trên một lao động ngày cànggiảm, cơ cấu kinh tế lạc hậu,  hiệu quả lao động thấp Điều đó, ảnh hưởng đếnthu nhập và mức sống của người lao động

Việc làm thường xuyên và việc làm không thường xuyên Người lao

động có việc làm thường xuyên, là những người hoạt động kinh tế thườngxuyên trong 12 tháng qua, có số ngày làm việc thực tế lớn hơn hoặc bằng tổng

số ngày có nhu cầu làm thêm

Người lao động không có việc làm thường xuyên, gồm những ngườithuộc bộ phận dân số hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng qua, cótổng số ngày làm việc thực tế nhỏ hơn tổng số ngày có nhu cầu làm thêm

Như vậy, lao động ở những địa bàn thuần nông như huyện Phúc Thọchủ yếu thuộc bộ phận dân số không có việc làm thường xuyên hay còn gọi làthiếu việc làm hoặc bán thất nghiệp Do lao động trồng trọt có tính thời vụ rất

rõ rệt vì thế hiện tượng thiếu việc làm thể hiện rất rõ Để hạn chế vấn đề này,cần phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, lựa chọn công thức luân canh hợp lý

và đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp Tuy nhiên, điều đó cũng chỉ hạnchế tính thời vụ chứ không thể khắc phục được hoàn toàn Cần có sự bổ sungcủa ngành chăn nuôi và các ngành tiểu thủ công nghiệp Ngành chăn nuôi sửdụng lao động đều đặn hơn trồng trọt nhưng các hộ có quy mô chăn nuôi lớnmang tính hàng hoá còn rất ít, lao động dành cho chăn nuôi cũng chỉ chiếmrất ít thời gian lao động trong ngày Ở huyện Phúc Thọ đây là hiện tượng phổbiến, do sản xuất hàng hoá ở trình độ thấp, quy mô chăn nuôi nhỏ và chủngloại vật nuôi nghèo nàn Phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp sẽ tạo ranhu cầu cần thiết cho phát triển cơ giới hoá nông nghiệp Khi có việc làm tiểuthủ công nghiệp, người lao động sẽ sắm máy móc để nâng cao năng suất laođộng nông nghiệp, nhằm tiết kiệm thời gian dành cho hoạt động tiểu thủ công

Trang 14

nghiệp hoặc sẵn sàng thuê máy móc làm một số khâu trong nông nghiệp, nếuthu nhập tạo ra từ hoạt động tiểu thủ công nghiệp cao hơn Do đó, cơ giới hóanông nghiệp và các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong địa bàn thuần nôngnhư huyện Phúc Thọ có tác động hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển Vậy, đểGQVL cho người lao động thì hướng quan trọng là phải bằng nhiều biện phápphát triển mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là vấn đề cốt lõi

và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh

tế và xã hội, chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội

Đối với từng cá nhân, có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sốngbản thân và gia đình Vì vậy, việc làm nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn

bộ đời sống của cá nhân Việc làm ngày nay gắn chặt với trình độ học vấn,trình độ tay nghề của từng cá nhân Không có việc làm trong dài hạn còn dẫntới mất cơ hội trau dồi, nắm bắt, nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp, làmhao mòn và mất đi kiến thức, trình độ vốn có

Đối với nền kinh tế, lao động là một trong những nguồn lực quan trọng,

là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, là nhân tố tạo nên tăngtrưởng kinh tế và thu nhập quốc dân Nền kinh tế luôn đảm bảo tạo cầu vềviệc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà giữaviệc làm và kinh tế, tức là luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng pháttriển bền vững, duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của người lao động

Đối với xã hội, mỗi cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành; vì vậy,việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội vừa tích cực, vừa tiêu cực Khimọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển

ổn định do không có mâu thuẫn nội sinh, không tạo ra các tiêu cực, tệ nạntrong xã hội, con người dần được hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ… Ngượclại, khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm đầy đủ cho người laođộng có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu

Trang 15

đến sự phát triển nhân cách con người Con người có nhu cầu lao động ngoàiviệc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tựhoàn thiện Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi không có việc làm sẽ ảnhhưởng đến lòng tự tin của con người, sự xa lánh cộng đồng và là nguyên nhâncủa các tệ nạn xã hội Ngoài ra, khi không có việc làm, trong xã hội sẽ tạo ra

hố ngăn cách giàu nghèo, là nguyên nhân nảy sinh ra các mâu thuẫn và ảnhhưởng đến tình hình chính trị xã hội

Vai trò của việc làm đối với từng cá nhân, kinh tế, xã hội là rất quantrọng; để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi Nhà nướcphải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này

1.1.2 Quan niệm về giải quyết việc làm

Lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế, đã có một số lý thuyết củamột số trường phái đề cập đến vấn đề GQVL trong nền kinh tế thị trườngnhư: Lý thuyết kinh tế chính trị học tiểu tư sản; Lý thuyết tạo việc làm củatrường phái Keynes; Lý thuyết tạo việc làm bằng cách gia tăng đầu tư của cácnhà kinh tế thuộc trường phái Chính hiện đại

Sismondi là đại diện tiêu biểu của kinh tế chính trị học tiểu tư sản Ông

đã phân tích khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản và cho rằng trong chủnghĩa tư bản tất yếu có khủng hoảng kinh tế, nguyên nhân của khủng hoảngkinh tế là do sản xuất vượt quá so với tiêu dùng

Để khắc phục khủng hoảng, theo ông trước mắt cần tăng tiêu dùng và

có thể thông qua ngoại thương để xuất khẩu lượng hàng hoá dư thừa Tuynhiên, về lâu dài cần phải phát triển mạnh sản xuất nhỏ Ông phủ nhận sảnxuất lớn tư bản chủ nghĩa và cho rằng nếu chỉ có sản xuất nhỏ thì tất cả mọingười đều có tư liệu sản xuất và đều có việc làm, mọi người đều công bằng vàbình đẳng, sẽ không có khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp

Quan điểm của Sismondi mang nặng lập trường có tính hai mặt củatầng lớp tiểu tư sản Ông vừa muốn xoá bỏ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

Trang 16

nhưng lại vẫn giữ lại sở hữu tư nhân Xoá bỏ sản xuất lớn để quay về sản xuấtnhỏ là tư tưởng mang tính phản động, vì nó đi ngược lại với quy luật pháttriển mang tính tất yếu khách quan Nhưng tư tưởng phát triển sản xuất nhỏlàm cho mọi người đều có việc làm, đều bình đẳng cũng là gợi ý cho giảiquyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động ở địa bàn nông thôn nước tahiện nay Đó là đầu tư phát triển mạnh kinh tế hộ, tạo việc làm tại chỗ, xoáđói giảm nghèo, tạo cơ sở cho phát triển toàn diện KT-XH.

Trường phái Keynes cho rằng, để phát triển kinh tế thì phải làm sao đẩyđược tổng cầu tiến đến sản lượng tiềm năng Việc xác định sản lượng quốcdân là dựa trên cơ sở mức tổng cầu về tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ màmột nền kinh tế có khả năng sản xuất trong điều kiện cụ thể về các nguồn lực

và công nghệ Theo quan điểm của Keynes thì vai trò của nhà nước là làm saocho đường tổng cầu tiến gần đến mức sản lượng tiềm năng, nghĩa là làm chosản lượng đạt đến sản lượng tối ưu, mức sản lượng có quan hệ tỷ lệ thuận vớimức công ăn việc làm, tổng cầu càng lớn thì mức thất nghiệp càng giảm Tuynhiên, muốn tăng tổng cầu thì phải tăng đầu tư, khối lượng đầu tư quyết địnhquy mô việc làm Nhà nước cần có những chương trình đầu tư quy mô lớn;đồng thời, cần có những chính sách kích thích đầu tư của tư nhân (chính sáchtài chính, tín dụng, lưu thông tiền tệ, chính sách thuế ) Việc mở rộng chitiêu của nhà nước, tăng tiêu dùng của những người giàu, chính sách “ướp lạnhtiền công”, “tín dụng tiêu dùng” cũng được coi là những giải pháp để tăngtổng cầu, mở rộng quy mô việc làm Như vây, theo Keynes, nhà nước có vaitrò hết sức quan trọng trong việc GQVL Nhà nước là người chỉ huy nền kinh

tế bằng cách điều tiết tổng cung và tổng cầu xã hội thông qua các công cụ tàichính, tiền tệ để kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất Đó là cách tốt nhất đểgiải quyết tình trạng dư thừa nhân công trong những giai đoạn khủng hoảng

Lý thuyết của trường phái Chính hiện đại cho rằng: Muốn tăng trưởngkinh tế phải có tích lũy để có vốn tái sản xuất mở rộng; từ đó, tạo nhiều việc

Trang 17

làm Đối với các nước đang phát triển do thu nhập thấp, tốc độ tăng trưởngchậm, tỷ lệ tích lũy thấp dẫn đến thiếu vốn đầu tư Để tạo vốn đầu tư cho tăngtrưởng, các nước này cần phải dựa vào lợi thế so sánh của mình là tài nguyên

và nguồn nhân lực dồi dào Cần thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài (bao gồmngoại tệ, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, tri thức quản lý kinh tế hiện đại )

để tạo nhiều việc làm Tốc độ và quy mô của vốn đầu tư tăng sẽ trực tiếp thúcđẩy tăng tốc độ và quy mô việc làm Do đó, để GQVL phải xuất phát từ cácyếu tố đầu vào của sản xuất Đối với một nền kinh tế đang trong quá trìnhphát triển như nước ta, thì việc tận dụng các yếu tố bên ngoài như vốn, côngnghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý sẽ là điều kiện thuận lợi để khai thác,phát huy nguồn nhân lực của nền kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nhiều cơhội việc làm cho xã hội

Qua nghiên cứu lý thuyết của một số trường phái về vấn đề GQVL trongnền kinh tế thị trường, có thể thấy GQVL là một trong những chính sách quantrọng, nó không chỉ tác động đối với sự phát triển kinh tế, mà còn đối với đờisống xã hội của mỗi quốc gia Với nước ta, GQVL còn là giải pháp quan trọng

để phát huy nhân tố con người, sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, gópphần chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.Đồng thời, tạo ra các cơ hội để người lao động có được việc làm và tăng thunhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội

Giải quyết tốt việc làm chính là để khai thác triệt tiềm năng của mộtcon người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả Vì vậy,GQVL phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động ở chỗ,tạo cơ hội cho họ thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình; trong đó, cóquyền cơ bản nhất là quyền được làm việc nhằm nuôi sống bản thân và giađình, góp phần xây dựng quê hương đất nước

Trang 18

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về GQVL nhưng có thể khái

quát theo 2 góc độ: Thứ nhất, GQVL là tổng thể các biện pháp, chính sách

KT-XH từ vi mô đến vĩ mô, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, để

đảm bảo cho người lao động có thể có việc làm và có thu nhập Thứ hai,

GQVL là các biện pháp, chính sách chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp,thiếu việc làm nhằm tạo ra chỗ làm việc cho người lao động để giảm thiểu tỷ

lệ thất nghiệp

Từ những quan niệm trên tác giả cho rằng, giải quyết việc làm cho người lao động là việc tạo ra các cơ hội để người lao động có hoặc có thêm việc làm, tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu, lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Như vậy, GQVL cho người lao động chính là việc khai thác và sử dụng

có hiệu quả nguồn lực con người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm

có hiệu quả Với tính cách là chủ thể, người lao động tiến hành các hoạt độngthực tiễn nhằm phát triển KT-XH mà trước hết là phát triển lực lượng sảnxuất Với tính cách là mục tiêu, người lao động là đối tượng được hưởng thụnhững thành quả của sự phát triển đó Bởi vì, khi người lao động có việc làmđồng nghĩa với có thu nhập, có cơ hội cho họ thực hiện được quyền và nghĩa

vụ của mình; trong đó, có quyền cơ bản nhất là quyền được làm việc nhằmnuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng quê hương đất nước.Ngược lại, nếu không có việc làm, thì người lao động không tạo ra thu nhập,dẫn đến giảm nhu cầu hưởng thụ, ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân vàgia đình, có thể dẫn đến những tiêu cực trong đời sống xã hội, cản trở sự pháttriển của nền kinh tế

Giải quyết việc làm cho người lao động, giúp họ tham gia vào quá trìnhsản xuất là yêu cầu của sự phát triển KT-XH Với bất kỳ một đất nước nào,giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động luôn đi đôi với tăng trưởng

Trang 19

kinh tế, ngay cả với những quốc gia có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, íttài nguyên thiên nhiên, thậm chí thường xuyên bị thiên tai đe dọa Vì vậy,trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, vấn đề GQVL chongười lao động nhằm sử dụng hợp lý nguồn lực con người, đang được đánhgiá là quan trọng và quyết định nhất đối với một nền kinh tế Trong chiếnlược phát triển KT-XH 2011-2020, Đảng ta nhấn mạnh: “Thực hiện tốt cácchính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằm khuyến khích vàphát huy cao nhất năng lực của người lao động Đảm bảo quan hệ lao độnghài hòa, cải thiện môi trường và điều kiện lao động Đẩy mạnh dạy nghề vàtạo việc làm, hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách,

người nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hóa.” [11, tr.125].

Hiện nay, ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng khoahọc công nghệ tới tất cả các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển trong

đó có nước ta, thì việc GQVL, nâng cao chất lượng đội ngũ người lao độngcàng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH và củng cố quốc phòng

an ninh Xét về góc độ kinh tế, thất nghiệp gắn chặt với đói nghèo, tỷ lệ thấtnghiệp cao gây lãng phí nguồn nhân lực, thiệt hại lớn cho nền kinh tế, cuộcsống của người lao động gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn sự mất ổn định xãhội Rõ ràng, tạo việc làm và giải quyết tốt việc làm cho người lao động làmục tiêu của sự phát triển KT-XH, đồng thời là động lực của sự phát triển đó

Với quan niệm mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bịpháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm, thì nhận thức về GQVL đã có

sự thay đổi căn bản Chỉ khi nào trên thị trường, người lao động và người sửdụng lao động gặp gỡ và tiến hành trao đổi thống nhất với nhau, thì khi đó việclàm được hình thành GQVL cần phải được xem xét cả phía người lao động,người sử dụng lao động và vai trò của Nhà nước GQVL không chỉ là tráchnhiệm của Đảng, Nhà nước như trước đây mà còn là trách nhiệm của các đoànthể, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và của mỗi người lao động

Trang 20

Nhà nước, các đoàn thể, các doanh nghiệp tạo ra môi trường, điều kiện để xúctiến việc làm; tạo ra nhu cầu việc làm trong chiến lược phát triển chung củađất nước Mỗi người lao động tích cực, chủ động tạo ra việc làm, tìm kiếmviệc làm với khả năng và điều kiện cho phép Mọi công dân Việt Nam đếntuổi trưởng thành, có sức lao động đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ laođộng; trước hết là chăm lo cho bản thân và gia đình mình, sau đó là đóng gópcho xã hội vì lợi ích cộng đồng Mọi người có khả năng lao động thì phải laođộng, không thể trông chờ dựa dẫm vào sự cưu mang, bảo trợ của Nhà nước

và xã hội, sống bằng sự lao động của người khác hoặc ăn bám xã hội

Nếu như trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp,quan niệm việc làm và GQVL chỉ liên quan đến vai trò của Nhà nước trongviệc bảo đảm các điều kiện để tạo việc làm, sắp xếp việc làm theo kế hoạchphát triển KT-XH đã được kế hoạch hoá theo từng năm phấn đấu; thì trongkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, việc làm và GQVL

đã thay đổi hoàn toàn GQVL là một chính sách KT-XH rộng lớn của Đảng,Nhà nước mang tính định hướng và cũng là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế

độ mà chúng ta đang phấn đấu xây dựng Đó là một xã hội mà trong đó mọingười đều có quyền bình đẳng như nhau về các quyền lao động, quyền đuợchưởng cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc Để thực hiện và được hưởng cácquyền đó, trước hết phải thực hiện được quyền và nghĩa vụ lao động củamình Giải quyết vấn đề này rõ ràng phải kết hợp chặt chẽ giữa trách nhiệmcủa Nhà nước với trách nhiệm công dân, phải phân biệt rõ ràng giữa nghĩa vụ

và quyền lợi của công dân trong việc tạo việc làm và thực thi trách nhiệm laođộng với các việc làm mà mình đảm nhận Không thể có việc GQVL đơnphương mà cần phải có sự nỗ lực và trách nhiệm của cả hai phía Nhà nước vànhân dân trong việc kiến tạo việc làm, để không còn sự bất cập giữa cơ cấulao động và cơ cấu việc làm trên thực tế

Trang 21

1.1.3 Quan niệm về giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

Trên cơ sở nghiên cứu việc làm và GQVL nói chung tác giả cho rằng:

GQVL cho người lao động ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội chính là tổng thể các biện pháp, chính sách KT-XH của Nhà nước, địa phương và các

cơ sở sản xuất kinh doanh hướng vào người lao động ở huyện Phúc Thọ nhằm tạo ra các cơ hội, các điều kiện cần thiết của quá trình lao động, để người lao động có hoặc có thêm việc làm, tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu, lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội

Từ quan niệm trên đây, có thể hiểu GQVL cho người lao động ở huyện

Phúc Thọ, thành phố Hà Nội trên một số nội dung sau đây:

Một là, chủ thể GQVL cho người lao động ở huyện Phúc Thọ là Đảng

bộ, Chính quyền, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, các cơ sở sản xuất kinhdoanh và chính bản thân người lao động trên địa bàn Trong đó, Đảng bộ,chính quyền các cấp của Huyện là chủ thể quan trọng nhất, là người lãnh đạo,chỉ đạo và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thực hiện đầy đủ mọi đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề việc làm và GQVLcho người lao động Các phòng, ban, ngành liên quan thực hiện tốt chức năngcủa mình là cơ quan trực tiếp tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền về cácđịnh hướng và kế hoạch liên quan tới GQVL cho người lao động Đồng thời,tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện, phối hợp chặt chẽvới nhau để bảo đảm công tác GQVL cho người lao động thực hiện có hiệu

quả Các cơ sở sản xuất kinh doanh là nơi tiếp nhận người lao động vào làm

việc, tập trung ưu tiên cho lao động tại địa phương, để đảm bảo sự cân đốicung - cầu lao động Làm tốt công tác đào tạo nghề, tự đào tạo nghề cho laođộng của doanh nghiệp mình và thực hiện tốt các chế độ, chính sách về laođộng việc làm như: tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động

Trang 22

Người lao động với tư cách là chủ thể chính, cần nâng cao tính chủ động, linhhoạt trong tự tìm việc làm cho mình Mặc dù, với thực tế trình độ học vấn,chuyên môn nghiệp vụ cùng với thói quen, phong tục, tập quán… của ngườilao động trên địa bàn Huyện thì việc tìm một nghề có tính ổn định, lâu dài chomình khi bị tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành nghề là hết sứckhó khăn Song, không phải không có cơ hội tìm được việc làm, mà vẫn cóthể chuyển đổi ngành nghề phổ thông khác như: may mặc, đồ mộc, xây dựng,dịch vụ thương mại, môi trường, mở trang trại, làm những công việc phụ khác

mà không cần trình độ chuyên môn

Hai là, mục đích GQVL cho người lao động ở huyện Phúc Thọ là để

tận dụng mọi nguồn lực, phát huy lợi thế sẵn có của địa phương, khai thác cóhiệu quả tiềm năng lao động vào phát triển KT-XH, giúp người lao động ởhuyện Phúc Thọ có việc làm, có thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đờisống vật chất, tinh thần của bản thân và gia đình họ

Ba là, yêu cầu của quá trình GQVL cho lao động ở huyện Phúc Thọ,

cần đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài; nhất là trong việc chuyển đổi cơ cấukinh tế, quy hoạch cụm công nghiệp, phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp,phát triển làng nghề truyền thống và nghề mới… phải gắn chặt với kế hoạchđào tạo và sử dụng lao động Có chủ trương, chính sách phù hợp trong việcGQVL cho người lao động như chính sách về vốn, thị trường sức lao động,các chương trình về GQVL, cơ chế chính sách tăng cường thu hút đầu tư, mởrộng sản xuất trên địa bàn Huyện để tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyếtnhu cầu lao động tại chỗ và nâng cao thu nhập cho người lao động Tạo mọiđiều kiện để lao động dôi dư có cơ hội chuyển đổi nghề nhưng vẫn gắn bó vớichính quê hương

Bốn là, nội dung GQVL cho người lao động ở huyện Phúc Thọ thể hiện

đó là: Cần xây dựng, triển khai có hiệu quả quy hoạch và kế hoạch phát triểnKT-XH ở địa phương, trong đó có nguồn lực lao động Đây là khâu có vị trí

Trang 23

quan trọng trong triển khai các hoạt động xúc tiến GQVL cho người lao động ởhuyện Phúc Thọ Làm tốt khâu này sẽ giúp cho các cơ quan chức năng, cácdoanh nghiệp, các tổ chức KT-XH nắm vững số lượng, chất lượng nguồn lựclao động trên địa bàn để xây dựng, thực hiện các giải pháp GQVL phù hợp, hiệuquả, giải quyết được những ách tắc thực tế của địa phương và có những giảipháp dài hạn GQVL cho người lao động ở huyện Phúc Thọ trong những nămtiếp theo Đồng thời, phải có những cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợtạo việc làm, GQVL cho người lao động; trong đó, đặc biệt quan tâm tới sốlao động bị dôi dư, lao động thiếu việc làm Các chính sách có tính chất nhưđòn bẩy trong GQVL cho người lao động cần được thực hiện tốt như: chínhsách hỗ trợ vốn, chính sách đào tạo chuyển đổi nghề, nhân cấy nghề, chínhsách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư, các chính sách đào tạo nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực… Bên cạnh đó, cần mở rộng các ngành nghề sản xuất,gắn với phân công lại lao động, tạo những ngành nghề phù hợp với lợi thế củatừng xã, từng vùng để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộngquy mô, thu hút lao động đang thiếu việc làm Duy trì môi trường sản xuấtkinh doanh ổn định; trong đó, có các giải pháp đồng bộ về quản lý thị trường,nhằm nâng cao hiệu quả GQVL GQVL cần phải được quan tâm, xem xét cảphía người lao động, người sử dụng lao động và vai trò của cơ quan quản lýnhà nước Mặt khác, cũng cần đẩy mạnh, mở rộng về quy mô, đa dạng vềhình thức, nâng cao chất lượng đào tạo và chuyển đổi nghề cho người laođộng; đẩy mạnh phát triển thị trường sức lao động ở Huyện, hình thành Trungtâm giao dịch và giới thiệu việc làm để người lao động có thể tiếp cận đượcvới các nhu cầu giao dịch về việc làm.

Năm là, phương thức GQVL cho người lao động ở huyện Phúc Thọ

được thể hiện đó là: Đẩy mạnh phát triển sản xuất trên tất cả các lĩnh vựccông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ Trong

đó tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp tạo bước đột phá nhằm thực hiện

Trang 24

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, trên cơ sở tăng cường áp dụngkhoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất để “tăng cầu”

về lao động Tiếp tục đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo điềukiện phát triển mạnh kinh tế trang trại để người lao động tự chủ hơn với đấtđai, mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng kỹthuật công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng xuất, chấtlượng sản phẩm, bảo đảm an ninh lương thực, an toàn thực phẩm; góp phầngiải phóng được nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng lao động, tạo ra được nhiềuviệc làm hơn và thu nhập của người lao động được nâng cao hơn Quan tâmphát triển ngành thương mại, dịch vụ theo phương thức hoạt động của cơ chếthị trường, bảo đảm hàng hóa được lưu thông thông suốt, đa dạng và chấtlượng ngày càng tăng Duy trì hoạt động của các làng nghề hiện có, khôi phụccác làng nghề truyền thống, du nhập, nhân cấy nghề và phát triển nghề mớinhằm thúc đẩy phát triển KT-XH ở khu vực nông thôn trong Huyện cũng nhưtoàn Huyện, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyệntheo hướng CNH, HĐH Tổ chức các phiên giao dịch việc làm để gắn kếtngười sử dụng lao động với người lao động, giúp cho người lao động trên địabàn Huyện tìm được việc làm ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, thậm chícòn tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài Khuyến khích và tạo mọi điềukiện tốt nhất để mỗi người lao động tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm, tựtạo việc làm cho mình và cho xã hội, thể hiện trách nhiệm của mình vớichính bản thân mình và gia đình, không trông chờ ỷ nại vào người khác, gópphần giải phóng sức sản xuất, sức lao động xã hội, khai thác được tiềm năngcủa mỗi người lao động cho phát triển KT-XH nói chung

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết giải quyết việc làm cho

người lao động ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng

* Về điều kiện tự nhiên.

Trang 25

Vị trí địa lý: Phúc Thọ là Huyện đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên bờ hữungạn của cả hai con sông: sông Hồng và sông Đáy Ranh giới phía Tây giápthị xã Sơn Tây, phía Nam giáp huyện Thạch Thất, phía Đông Nam giáp cáchuyện Quốc Oai và Hoài Đức, phía Đông giáp huyện Đan Phượng, phía Bắcsông Hồng là ranh giới của Huyện với tỉnh Vĩnh Phúc.

Phúc Thọ là huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thủ

đô khoảng 35 km về phía Tây Có Quốc lộ 32 với chiều dài trên 16 km, cùngvới tuyến tỉnh lộ phân bố đều khắp Huyện (Tỉnh lộ 417, 418, 421) theo hìnhxương cá Phúc Thọ có 3 con sông đi qua; trong đó, sông Hồng với chiều dàichảy qua Huyện khoảng 10 km Với vị trí địa lý và hệ thống giao thông nhưvậy, Phúc Thọ có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hoá, mở rộngthị trường để phát triển KT-XH, là điều kiện tốt để tạo thêm nhiều công ănviệc làm cho người lao động hiện nay

Thời tiết và khí hậu: Cũng như các huyện khác trong vùng đồng bằngsông Hồng, Phúc Thọ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,mưa nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp đadạng, phong phú

Địa hình: Phúc Thọ mang đặc trưng của một huyện đồng bằng, địa hìnhtương đối bằng phẳng Tổng diện tích đất tự nhiên 11.719,27 ha; trong đó, đấtnông nghiệp là 6.478,99 ha, đất phi nông nghiệp 4.715,11 ha [phụ lục 1].Được chia làm 2 vùng là vùng đồng và vùng bãi, đất vùng bãi thường xuyênđược phù xa sông Hồng bồi đắp nên có chất lượng tốt Là điều kiện tốt choviệc qui hoạch một số vùng sản xuất chuyên canh sản phẩm nông nghiệpsạch, xây dựng các công trình thủy lợi, hệ thống giao thông nông thôn, đẩymạnh giao lưu kinh tế và văn hoá giữa các vùng trong khu vực, tạo ra nhiềuviệc làm mới cho người lao động

* Về kinh tế - xã hội

Về kinh tế: Là huyện thuần nông, kinh tế còn nhiều khó khăn do xuất

Trang 26

phát điểm thấp, ngành nghề chậm phát triển Vượt lên những thách thức này,Phúc Thọ xác định nhiệm vụ trọng tâm tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnhchuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tạo bước đột phá xây dựng nông thôn mới.Những năm qua, Huyện có nhiều chủ chương, biện phát thúc đẩy kinh tế pháttriển tạo nên sự thay đổi tích cực Tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2011 đạt11,3%; năm 2012 đạt 7,2%; năm 2013 đạt 10,05%; năm 2014 đạt 10,5% Cơcấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụthương mại, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (so với năm 2010): công nghiệp

- xây dựng 37,8%, tăng 1,6%; thương mại, dịch vụ 33,1%, tăng 3,8%; nôngnghiệp 29,1%, giảm 5,4%) Thu nhập bình quân đầu người tăng lên hàng năm,năm 2010 đạt 10,5 triệu đồng/người; năm 2011 đạt 16,2 triệu đồng/người;năm 2012 đạt 17,6 triệu đồng/người; năm 2013 đạt 23,2 triệu đồng/người;năm 2014 đạt 25,2 triệu đồng/người (tăng 14,9 triệu đồng so với năm 2010)

[49, tr.4]. Như vậy, kinh tế của Huyện phát triển mạnh tạo ra điều kiện thuận

lợi về cơ sở hạ tầng kinh tế đồng bộ hiện đại và một loạt các điều kiện thuậnlợi khác giúp tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động với chấtlượng ngày một tốt hơn

Về xã hội: Dân số của huyện Phúc Thọ là 181.327 người (tính đến31/12/2014), chủ yếu sống ở nông thôn, gắn bó với nghề nông lâu đời (chiếmhơn 95%) Mặc dù, Phúc Thọ có diện tích tự nhiên nhỏ nhưng quy mô dân số

và mật độ dân số thuộc loại cao 1.547 người/km2, cao hơn rất nhiều so vớimật độ trung bình của cả nước (268 người/km2) Dân số trong độ tuổi laođộng khoảng 101.460 người, số lao động có khả năng làm việc khoảng 95.800người Điều đó, đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết trong đó có GQVLcho người lao động

Sự nghiệp GD-ĐT tiếp tục được đổi mới, phát triển, “100% trường họckiên cố theo hướng hiện đại; có 34/72 trường đạt chuẩn Quốc gia, 100% giáoviên đạt chuẩn và 51,1% trên chuẩn” [14, tr.7] Đã hoàn thành phổ cập trung

Trang 27

học cơ sở vào năm 2002, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở hàngnăm đạt 100%, trung học phổ thông đạt trên 91% Đây chính là nhân tố thuậnlợi để giúp cho người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm được việc làm phùhợp đem lại thu nhập cao Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho người laođộng còn nhiều hạn chế, số lao động qua đào tạo mới chỉ chiếm khoảng 35%còn lại chủ yếu là lao động phổ thông Điều đó, ảnh hưởng đến công tácGQVL và khó khăn cho người lao động khi muốn tìm một công việc ổn địnhvới thu nhập cao.

Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân có nhiềutiến bộ Đến nay, đã có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 18/23 xã

có bác sỹ, 100% trạm y tế đã triển khai khám bảo hiểm y tế cho người bệnh;100% hộ dân trên địa bàn Huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh; trong đó,30,2% số hộ được sử dụng nước sạch Mạng lưới y tế phát triển đồng nghĩavới sức khỏe của nhân dân được đảm bảo, cũng là đảm bảo nâng cao sứckhỏe cho người lao động đáp ứng yêu cầu công việc

Các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện tốt, các phong trào “đền

ơn, đáp nghĩa”, các hoạt động nhân đạo, từ thiện phát triển mạnh, hiệu quả vàthiết thực Chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng cơ bản ổn định tạo điều kiện

và môi trường thuận lợi cho phát triển KT-XH Tính từ năm 2010 đến năm

2014 “toàn Huyện giảm hơn 3.600 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của Huyện còn

2,41% (giảm 9,49% so với năm 2010)” [49, tr.4] Phúc Thọ cũng đã bám sátcác chính sách của Nhà nước như Nghị quyết 120/HĐBT, Quyết định số1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để cụ thể hóa trên địa bàn Huyệngiúp người lao động tạo việc làm và GQVL

Đời sống văn hoá, phát triển mạnh, các thiết chế văn hóa tiếp tục đượccủng cố, hoàn thiện, quan tâm đầu tư từ cấp Huyện đến cơ sở Đến nay, đã có133/178 nhà văn hóa cụm dân cư, 100% xã, thị trấn qui hoạch trung tâm vănhóa thể thao xã Là Huyện có nền văn hóa lâu đời, nơi lưu giữ nhiều di tích

Trang 28

lịch sử, văn hóa Mật độ phân bố các di tích lịch sử, văn hóa dày đặc với 173

di tích; trong đó, có 91 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng (01 di tích cấpquốc gia đặc biệt - đền thờ Hai Bà Trưng ở Hát Môn; 45 cấp quốc gia; 45 cấptỉnh) Toàn Huyện có 88 làng, trong đó 60 làng có nghề, 5 làng được côngnhận là làng nghề truyền thống với những sản phẩm nổi tiếng khắp trong vàngoài khu vực Hiện nay, Huyện đã được thành phố Hà Nội quy hoạch làvùng sinh thái, phát triển du lịch và nông nghiệp sạch, chất lượng cao; là điểmđến của các nhà đầu tư và khách du lịch. Đây là yếu tố quan trọng góp phầntạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.    

* Về chính trị.

Phúc Thọ có môi trường chính trị - xã hội ổn định Đảng bộ Huyện có

45 tổ chức cơ sở đảng; trong đó, có 23 đảng bộ xã, thị trấn, 06 đảng bộ cơ quan

và 16 chi bộ trực thuộc với 5.816 đảng viên Bộ máy chính quyền các cấp củaHuyện thường xuyên được củng cố và đang trong quá trình cải cách hành chínhmạnh mẽ, để thực thi các chính sách của Nhà nước và hoạch định, xây dựngcác chính sách của địa phương, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn hiện nay Huyện

ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các Phòng, Ban, của Huyện luônchú ý quan tâm đến vấn đề GQVL cho người lao động, coi đó là chính sáchquan trọng tác động đến vấn đề kinh tế, ảnh hưởng đến vấn đề xã hội

1.2.2 Sự cần thiết giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

Thứ nhất, GQVL cho người lao động là vấn đề trung tâm trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta hiện nay.

Giải quyết việc làm cho người lao động hiện nay đang là vấn đề

KT-XH có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới Vớinước ta, GQVL cho người lao động là vấn đề trung tâm trong quá trình đẩymạnh CNH, HĐH; là nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong sự nghiệp cáchmạng của Đảng; phản ánh sâu sắc bản chất tốt đẹp về chế độ XHCN mà toàn

Trang 29

Đảng, toàn dân và toàn quân đang quyết tâm xây dựng Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã dạy: “CNXH trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bầncùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống mộtđời hạnh phúc” [24, tr.17] Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luônquan tâm vấn đề việc làm cho người lao động, để mọi người lao động có điềukiện tham gia làm việc và cống hiến tài lực của mình cho sự phát triển chungcủa đất nước; mỗi người lao động luôn được coi là tài nguyên vô giá, nguồnlực dồi dào cần được chăm sóc, đầu tư và phát triển Để thực hiện CNH, HĐHtrong phát triển KT-XH các chính sách của Đảng, Nhà nước phải đặt vấn đềchăm sóc, bồi dưỡng và phát huy khả năng cao nhất của mỗi người lao độngvới tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng Đảng

ta chỉ rõ: “GQVL là một chính sách xã hội cơ bản Bằng nhiều biện pháp, tạo

ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất làtrong nông nghiệp, nông thôn ” [9, tr.140].

Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc đẩy mạnhCNH, HĐH là một tất yếu khách quan nhằm đổi mới, nâng cao trình độ kỹthuật và công nghệ của nền kinh tế theo hướng tiên tiến hiện đại Đẩy mạnhCNH, HĐH theo định hướng XHCN phải bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởngkinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường Phải làm cho mỗi ngườidân nói chung, người lao động nói riêng cảm nhận được lợi ích mà quá trìnhCNH, HĐH đem lại cho cuộc sống của họ và gia đình Quá trình đẩy mạnh sựnghiệp CNH, HĐH tất yếu dẫn đến chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngànhnghề; theo đó làm biến đổi về cơ cấu lao động Chính sự dịch chuyển này đãđặt ra nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết, đặc biệt GQVL cho lao động dôi dư

do sự chuyển dịch tạo ra… Vì vậy, vấn đề GQVL cho người lao động nói chung,

ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội nói riêng cần phải được chú ý quan tâmnhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH hiện nay

Trang 30

Thứ hai, cuộc vận động xây dựng nông thôn mới đang đặt ra những yêu cầu mới GQVL cho người lao động trên địa bàn huyện Phúc Thọ.

Năm 2009, “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thônmới” cùng với “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” đã được đưa vào triểnkhai trên phạm vi cả nước Trong đó, GQVL cho người lao động cũng là mộtnội dung quan trọng để hoàn thành và củng cố vững chắc thêm “Bộ tiêu chí

về xây dựng nông thôn mới” GQVL cho người lao động không chỉ có ýnghĩa to lớn về mặt kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệpnông thôn mà còn là giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cho

cư dân sống ở địa bàn nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới; giảmdần khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao bộ mặt kinh tế vùng nông thôn

Quán triệt và thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựngnông thôn mới” của Chính phủ, huyện Phúc Thọ xác định xây dựng nông thônmới là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, khâu đột phá của Đảng bộ Huyện khóaXIX Huyện ủy đã ban hành Chương trình số 09-CTr/HU về việc xây dựngnông thôn mới gắn với dồn điền đổi thửa giai đoạn 2011 - 2015, cụ thể hóaChương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về “Pháttriển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nôngdân giai đoạn 2010 - 2015” Huyện ủy cũng ban hành 4 Nghị quyết, 2 Kế hoạch,

3 Chương trình tập trung vào phát triển nông nghiệp, xây dựng nông mới, từngbước nâng cao đời sống nông dân; Hội đồng nhân dân Huyện đã ban hành 2Nghị quyết và Ủy ban nhân dân Huyện ban hành 3 Kế hoạch, 2 Đề án và 9Quyết định chỉ đạo thực hiện Chương trình Huyện đã làm tốt công tác tuyêntruyền huy động sức dân và các nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp Bằng

sự nỗ lực, quyết tâm cao, đến hết năm 2014, công tác dồn điền đổi thửa hoànthành 100%, toàn Huyện có 10 xã được Thành phố công nhận đạt chuẩn nông

Trang 31

thôn mới, đưa huyện Phúc Thọ là 1 trong 5 huyện dẫn đầu của Thành phố vềxây dựng nông thôn mới Như vậy, có thể khẳng định chính quá trình xây dựngnông thôn mới ở huyện Phúc Thọ, đòi hỏi phải quan tâm chú trọng đến yếu tốGQVL Quá trình GQVL cho người lao động lại góp phần quan trọng hoànthành và củng cố vững chắc thêm “Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới” ởHuyện hiện nay.

Thứ ba, GQVL cho người lao động có tác động ảnh hưởng đến các vấn

đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn huyện Phúc Thọ.

Giải quyết việc làm cho người lao động không chỉ là vấn đề thuộc vềchính sách xã hội thuần tuý mà là vấn đề KT-XH Nó được xem là một mụctiêu của kinh tế vĩ mô, được đặt trong các chương trình, kế hoạch phát triểnKT-XH của đất nước Thể hiện:

Về chính trị: Giải quyết tốt việc làm là góp phần tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng, sự quản lý Nhà nước làm cho mọi tầng lớp nhân dân tin tưởng vàoĐảng, vào chế độ XHCN và công cuộc đổi mới đất nước Qua đó, nâng caolòng tự hào dân tộc, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và

bảo vệ quê hương đất nước Giải quyết tốt việc làm cho người lao động đã tác

động trực tiếp để tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân; tạo ranền tảng vững chắc cho việc huy động sức người, sức của trong việc xây dựngnền quốc phòng toàn dân, tăng cường lòng tin của các tầng lớp nhân dân vàocông cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN

Về kinh tế: Việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và

phát triển Sự phát triển KT-XH là nhằm mục tiêu phục vụ con người làm chocuộc sống mỗi người ngày càng tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn.GQVL là cơ sở để phát triển KT-XH, góp phần thúc đẩy quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Vì vậy, GQVL không chỉ là tráchnhiệm của cơ quan trực tiếp quan hệ đến lao động, việc làm mà còn là trách

Trang 32

nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các doanhnghiệp và cả bản thân người lao động Điều 13, Bộ luật lao động nước ta nêurõ: “GQVL, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có việc làm làtrách nhiệm của Nhà nước, của doanh nghiệp và của toàn xã hội” [26, tr.42].

Về văn hoá xã hội: Giải quyết việc làm cho người lao động cũng tức là

giảm bớt tình trạng người thất nghiệp, đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảmnghèo, đi đến kết quả giảm bớt hộ nghèo GQVL được quan tâm và thực hiện

có hiệu quả, sẽ giúp nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người lao động; làyếu tố trực tiếp đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự

an toàn xã hội Thực tiễn cho thấy, không có việc làm, không có thu nhập, đóinghèo và tệ nạn xã hội thường là những hiện tượng xã hội song hành

Về quốc phòng - an ninh: Giải quyết tốt việc làm cho người lao động

góp phần ổn định chính trị, xã hội; tăng cường lòng tin của các tầng lớp nhândân vào công cuộc đổi mới đất nước Các chương trình GQVL được thực hiện

có hiệu quả; các cấp, các ngành luôn quan tâm đến vấn đề việc làm và GQVLcho người lao động sẽ góp phần trực tiếp vào sự phát triển KT-XH Việc làmcho người lao động được giải quyết tốt thì thế trận lòng dân sẽ được xây dựng

và củng cố vững chắc, tạo thành sức mạnh tổng hợp của khu vực phòng thủHuyện, Tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCNtrong tình hình mới

Thư tư, nhu cầu thực tiễn GQVL cho người lao động ở huyện Phúc Thọ hiện nay là vấn đề cấp bách cần giải quyết.

Từ một nền kinh tế mang tính đặc thù của huyện thuần nông, nhữngnăm qua kinh tế của huyện Phúc Thọ có tốc độ tăng trưởng khá Cơ cấu giá trịsản xuất tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, cơ cấu lao động cũng

có sự chuyển dịch theo, lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trongcông nghiệp và dịch vụ tăng Từ năm 2010 - 2014, toàn Huyện đã “tạo việclàm mới cho khoảng 3.000 lao động/năm; 5 năm xuất khẩu 521 lao động, số

Trang 33

lao động thường xuyên có việc làm ở nông thôn hàng năm đạt từ 94 - 97%.Công tác đào tạo nghề, nhân cấy nghề được quan tâm thực hiện tốt, trong 5năm đã mở được 121 lớp với 3.807 học viên” [14, tr.8]

Tuy nhiên, quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôntrên địa bàn Huyện đã tạo ra sự mất cân đối về cung cầu lao động Trong khicung về lao động không ngừng được bổ sung thêm, thì cầu về lao động lạităng không cùng tốc độ Tình trạng này dẫn đến một số người lao động đang

có nhu cầu tìm việc làm nhưng không có việc làm Một số khác lại không đápứng được yêu cầu của quá trình trên Vấn đề nêu trên cho thấy GQVL chongười lao động ở huyện Phúc Thọ là nhu cầu bức thiết hiện nay

*

* *Vấn đề việc làm và GQVL cho người lao động vừa mang ý nghĩa kinh

tế, vừa mang ý nghĩa xã hội, là hướng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo, nângcao đời sống cho nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự antoàn xã hội Phân tích làm rõ những quan niệm về việc làm, GQVL cho ngườilao động, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết GQVL cho ngườilao động ở huyện Phúc Thọ sẽ là những cơ sở lý luận quan trọng để các cấp,các ngành của huyện Phúc Thọ thấy được những lợi thế và những khó khăncủa địa phương trong GQVL cho người lao động và phát triển KT-XH Trên

cơ sở đó cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong Huyện đưa ra những giảipháp GQVL cho người lao động phù hợp với thực tiễn của địa phương nhằmphát huy nhân tố con người, góp phần phát triển kinh tế, làm lành mạnh xãhội, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay

Trang 34

Chương 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN QUA

2.1 Thành tựu và hạn chế trong giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội thời gian qua

2.1.1 Thành tựu

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ trực tiếp của cấp ủy đảng,chính quyền và các ban ngành đoàn thể của huyện Phúc Thọ, những năm quatình hình KT-XH của Huyện đã có những bước phát triển vượt bậc Trong đó,vấn đề GQVL cho người lao động, đã được quan tâm và thu được những kếtquả khả quan, cụ thể ở trên một số nội dung như sau:

Thứ nhất, Phúc Thọ đã thực hiện nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội để GQVL cho người lao động.

Trong những năm qua, vấn đề việc làm, GQVL cho người lao động ởhuyện Phúc Thọ luôn được quan tâm; điều đó, được thể hiện rất rõ ở việc đề

ra và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu về phát triểnKT-XH, trọng tâm là các chương trình, đề án của Huyện trong nhiệm kỳ 2010– 2015 như: Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứXIX; Kế hoạch phát triển KT-XH từng năm từ 2011 đến 2014; Chương trình

số 09-CTr/HU về việc xây dựng nông thôn mới gắn với dồn điền, đổi thửagiai đoạn 2011 – 2015; Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyệnPhúc Thọ đến năm 2020”; Chương trình hỗ trợ vay vốn Quỹ quốc gia GQVL

Trang 35

Đặc biệt, Huyện đang tập trung thực hiện 7 Nhiệm vụ trọng tâm, 2 Khâu độtphá và 6 Chương trình công tác lớn xuyên suốt nhiệm kỳ Chương trình xâydựng nông thôn mới và dồn điền đổi thửa được chỉ đạo quyết liệt và có nhiềukhởi sắc Đến hết năm 2014 công tác dồn điền đổi thửa hoàn thành 100%,toàn Huyện đã có 10 xã được thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nôngthôn mới…; dự kiến, cuối năm 2015 có thêm 7 xã đạt chuẩn nông thôn mớinâng tổng số lên 17/22 xã, đạt 80% Có thể khẳng định: Chương trình xâydựng nông thôn mới và dồn điền đổi thửa là nội dung mới, khó làm nhưngHuyện đã đạt được kết quả xuất sắc, thực sự là điểm sáng trong phát triển KT-

XH Huyện đã làm tốt công tác giao đất, cho thuê đất lâu dài để người dânyên tâm đầu tư cho sản xuất Đến hết năm 2014, Huyện đã cấp được34.246/34.648 giấy chứng nhận đất nông nghiệp, đạt 98,84%, hoàn thành việcqui chủ đất nông nghiệp ở 23/23 xã, thị trấn Huyện cũng đã làm tốt công tácdồn điền đổi thửa “Toàn Huyện đã thực hiện được 3.708 ha (đạt 100,6% kếhoạch); giao ruộng cho 30.710 hộ, giảm từ 5,8 thửa/hộ xuống còn bình quân1,59 thửa/hộ” [49, tr.5]

Bằng những chương trình, mục tiêu phát triển KT-XH của Đảng bộ,chính quyền các cấp trong Huyện, kết hợp với sự năng động sáng tạo củangười lao động, từ năm 2012 - 2014 đã giải quyết được 8.819 chỗ việc làmmới Bình quân mỗi năm tạo được gần 3.000 chỗ việc làm mới [Phụ lục 8].Qua đó, bảo đảm tỷ lệ thất nghiệp trong Huyện ở khoảng từ 3% đến 4% Thunhập bình quân đầu người tăng lên hàng năm, cụ thể “Năm 2010 đạt 10,5triệu đồng/người; năm 2011 đạt 16,2 triệu đồng/người; năm 2012 đạt 17,6triệu đồng/người; năm 2013 đạt 23,2 triệu đồng/người; năm 2014 đạt trên25,2 triệu đồng/người (tăng 14,9 triệu đồng so với năm 2010)” [49, tr.4]. Cácvấn đề về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được chú ý quan tâm, năm 2010toàn Huyện có 4.711 hộ nghèo (tỷ lệ 11,9%) đến nay còn 1.110 hộ nghèo (tỷ

lệ 2,41%), đã giảm hơn 3.600 hộ nghèo [14, tr.8]

Trang 36

Ngoài ra, vấn đề việc làm, GQVL cho người lao động còn được thểhiện ở các chính sách phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ở cáclàng có nghề truyền thống và nghề mới trong Huyện như: chính sách hỗ trợcác chương trình, dự án bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, làngnghề gắn với du lịch, làng nghề mới; chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất;chính sách về đầu tư tín dụng; chính sách về khoa học - công nghệ; chính sáchkhuyến công Các chính sách hỗ trợ nghề, làng nghề được triển khai đã giúpcho làng nghề phát triển Số lượng cơ sở sản xuất ở các làng nghề mới ngàycàng tăng, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng caothu nhập và GQVL cho người lao động Như vậy, các chủ trương, cơ chế,chính sách về GQVL cho người lao động luôn được các cấp lãnh đạo quantâm được thể hiện ngay trong mỗi nghị quyết, trong các chương trình, mụctiêu và kế hoạch phát triển KT-XH của Huyện nhằm tạo công ăn việc làm vàtăng thu nhập cho người lao động, hướng tới nâng cao đời sống vật chất, cũngnhư đời sống tinh thần của người dân

Thứ hai, GQVL thông qua phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, xây dựng cơ bản và các hoạt động thương mại, dịch vụ

Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp củaHuyện có những bước phát triển mạnh mẽ, là ngành tạo được nhiều việc làmcho người lao động Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướngCNH, HĐH, Huyện đã chủ trương phát triển công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp với qui mô và trình độ khác nhau, phù hợp với định hướng chung vàlợi thế của từng vùng, từng xã Hướng chính là ưu tiên phát triển một sốngành có lợi thế như: dệt may, đồ gỗ, cơ khí, chế biến nông sản, thực phẩm,sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp khác có khả năng thuhút lao động địa phương; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanhnghiệp, hộ gia đình đầu tư sản xuất kinh doanh Dành đất hai bên Quốc lộ 32,các tỉnh lộ và những địa điểm thuận lợi về giao thông để qui hoạch các cụm

Trang 37

công nghiệp, cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; ưu tiên các doanh nghiệp

có nguồn lực lớn, ít ô nhiễm, thu hút được nhiều lao động nhằm tạo việc làm

cho người lao động địa phương Huyện đã “Qui hoạch phát triển 1 cụm công

nghiệp (Thị trấn Phúc Thọ 23,7ha) và 8 cụm tiểu thủ công nghiệp (ở 8 xã) vớitổng diện tích 120 ha” [48, tr.5] Đã có nhiều dự án đầu tư sản xuất côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ Các dự án đều phát huyhiệu quả, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động và đóng góp cho ngânsách Những năm qua ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá, bìnhquân hàng năm đạt 10,3%, “tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 đạt1.822 tỷ đồng tăng 13,1% so với năm 2013, trong đó: khu vực doanh nghiệp

400 tỷ đồng, tăng 24,2% cùng kỳ; khu vực cá thể 1.422 tỷ đồng, tăng 10,6%cùng kỳ” [47, tr.2,3] Ở thời điểm năm 2010 có 3.790 cơ sở sản xuất côngngiệp, tiểu thủ công nghiệp, thu hút 11.077 lao động thì đến năm 2014 đã có4.297 cơ sở, thu hút 12.468 lao động [phụ lục 5]

Cùng với sự quan tâm phát triển công nghiệp, Huyện luôn coi trọngphát triển làng nghề, khôi phục các làng nghề truyền thống; duy trì và pháttriển làng nghề hiện có, nhân cấy nghề mới Hiện nay, toàn Huyện có 60/80làng có nghề; trong đó, có 5 làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyềnthống như làng nghề may Thượng Hiệp xã Tam Hiệp; làng nghề chế biếnnông sản Hiếu Hiệp, Hạ Hiệp xã Liên Hiệp; làng nghề chế biến nông sản LinhChiểu xã Sen Chiểu; làng nghề dệt thảm Thôn Đông xã Phụng Thượng “Hiện

ở 5 làng nghề có 1.300 hộ làm nghề với 3.750 lao động tham gia, mức thunhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/lao động/tháng” [48, tr.2] Ngoài ra, trên địabàn Huyện còn có 55 làng có nghề, các làng có nghề vẫn đang hoạt động và

mở rộng sản xuất, góp phần ổn định và từng bước nâng cao đời sống của nhândân trong Huyện, một số làng đang phát triển nghề mới như: Nghề chế biến

gỗ và sản phẩm từ gỗ ở Hát Môn, Phú Đa, Phú An, Triệu Xuyên, Liên Hiệp ;nghề sản xuất sản phẩm từ kim loại ở Võng Xuyên, Liên Hiệp, Tích Giang ;

Trang 38

nghề sản xuất thú nhồi bông ở Hòa Thôn – Tam Hiệp Thực tế phát triển các

làng nghề đã có những tác động mạnh mẽ đến phát triển KT–XH khu vựcnông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH,HĐH; chuyển dịch mạnh việc làm từ nông nghiệp sang các ngành có thu nhậpcao hơn, nâng cao mức sống và thu nhập cho người lao động; đặc biệt gópphần quan trọng trong GQVL tại chỗ cho lao động dôi dư

Trong xây dựng cơ bản, Huyện đã huy động các nguồn vốn để đầu tưxây dựng các công trình dân sinh kinh tế Tập trung đầu tư phát triển đồng bộcác kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội Các tuyến đường giao thông trongHuyện khá hoàn chỉnh và đồng đều “Sau 5 năm đã xây dựng được trên 300

km giao thông nông thôn; xây dựng trên 100 km kênh mương thủy lợi nộiđồng” [14, tr.3], góp phần rất lớn trong GQVL cho người lao động địaphương Huyện cũng đã có các chính sách khuyến khích các thành phần kinh

tế đầu tư vào ngành xây dựng, thu hút người lao động tham gia, góp phần giảiquyết công ăn, việc làm, có thêm thu nhập Ở thời điểm năm 2010, có 53 cơ

sở ngành xây dựng, thu hút 1.339 lao động thì đến năm 2014 đã có 68 cơ sở,thu hút 2.370 lao động [phụ lục 5]

Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, hoạt động thương mại, dịch

vụ của Huyện ngày càng được mở rộng, chất lượng dịch vụ và văn minhthương mại từng bước được nâng lên, tốc độ tăng trưởng khá nhanh Tỷ lệđóng góp của ngành vào tăng trưởng GDP của Huyện ngày càng cao: Năm

2010 tỷ trọng giá trị sản xuất thương mại dịch vụ chỉ chiếm 29,3% thì đếnnăm 2014 đã đạt 33,1% [14, tr.3] Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triểnmạnh, số lượng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ ngày càng tăng thu hútđược ngày càng nhiều lao động, GQVL được cho nhiều người như năm 2010

có 3.982 cơ sở với 6.036 lao động thì năm 2014 đã tăng lên 4.713 cơ sở với9.193 lao động làm việc [phụ lục 7] Huyện đã đầu tư xây dựng, nâng cấp chợtrung tâm Thị trấn thành Trung tâm thương mại phục vụ giao lưu hàng hóa,

Trang 39

đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân ngày càng tốt hơn và phát triển KT-XHĐồng thời, đã qui hoạch, cải tạo nâng cấp hệ thống các chợ nông thôn tiện lợicho việc mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân trong khu vực với nhau vàthúc đẩy phát triển kinh tế, như “Trong 5 năm, Huyện đầu tư xây dựng mới 5

chợ, cải tạo nâng cấp 4 chợ ” [14, tr.3] Tổng mức bán lẻ và lưu chuyển hàng

hóa thực hiện năm 2014 đạt 2.645 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2013.Hàng năm, Huyện phối hợp với Sở Công thương và các doanh nghiệp thực

hiện Chương trình “Đưa hàng về nông thôn” với các hình thức tổ chức các

phiên chợ Việt và các chuyến bàn hàng lưu động ở các xã nhằm bình ổn giá cả

Thứ ba, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa đã giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động trong Huyện

Là một huyện thuần nông, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

có vị trí then chốt trong phát triển KT-XH, góp phần GQVL nâng cao thunhập cho người lao động Để khai thác thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyệnPhúc Thọ đã xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm đểthúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóalớn; tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong tiêu thụ sảnphẩm nông sản; tích cực thu hút nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp; gắn pháttriển nông nghiệp với thương mại và dịch vụ để tạo việc làm tại chỗ cho

người lao động theo tinh thần “ly nông, bất ly hương” có ý nghĩa cơ bản bảo

đảm hiệu quả KT-XH cả trước mắt và lâu dài Trong đó, Huyện ủy đã cóNghị quyết chuyên đề số 05 NQ/HU về công tác dồn điền đổi thửa giai đoạn

2012 – 2013, nhằm tổ chức lại đồng ruộng để mỗi hộ nông dân canh tác trênmỗi thửa ruộng lớn hơn, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa,tiết kiệm thời gian lao động, chi phí sản xuất ở các khâu canh tác, là điều kiệnthuận lợi để người lao động mạnh dạn đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật côngnghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất,

Trang 40

nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vậtnuôi; cơ cấu lại lao động trong nông nghiệp; nâng cao thu nhập cho ngườinông dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vựcnông nghiệp, vừa tạo ra được nhiều việc làm mới thu hút lao động nông thônvào làm việc, vừa nâng cao thu nhập cho người lao động, GQVL tại chỗ chongười lao động trên địa bàn

Thực tiễn cho thấy, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Huyện đã được

cơ cấu phát triển theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học kỹ thuật và côngnghệ tiên tiến vào sản xuất; tập trung dồn điền đổi thửa để nâng cao hiệu quả

sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quảbền vững, tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt Tính đến hếtnăm 2014 công tác dồn điền đổi thửa đã hoàn thành tốt Toàn Huyện đã thựchiện được 3.708 ha (đạt 106% kế hoạch), giao ruộng cho được 30.710 hộ,giảm từ 5,8 thửa/hộ xuống còn bình quân 1,59 thửa/hộ [49, tr.5] Một sốchương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, đem lại hiệu quảthiết thực như hình thức trang trại, mô hình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồngrau sạch, cánh đồng hoa… đã cho năng xuất, hiệu quả kinh tế cao, giảm sứclao động, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần GQVL tại chỗ chongười lao động Cụ thể trên các lĩnh vực:

Trồng trọt: Đã có bước phát triển mạnh, chú trọng ứng dụng khoa học

kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng sảnphẩm, đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm Huyện đã hình thành

và mở rộng một số vùng chuyên canh cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao

và đang có ưu thế mạnh trên thị trường như: Cánh đồng mẫu lớn lúa hàng hóachất lượng cao (Võng Xuyên, Tích Giang, Ngọc Tảo); hoa hồng, hoa ly giốngmới (Tam Thuấn, Thanh Đa); chuối tiêu hồng, su hào trái vụ (Vân Nam, VânPhúc); cam canh, bưởi diễn (Vân Hà, Hát Môn) “Một số vùng sản xuấtchuyên canh được hình thành và phát triển như: rau an toàn 420,4 ha, giá trị 1

Ngày đăng: 30/09/2016, 22:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Văn Bảnh (2003), "Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn", Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 218 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nôngthôn
Tác giả: Lê Văn Bảnh
Năm: 2003
2. Trần Văn Chử (2001), "Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Kỷ yếu khoa học đề tài nghiên cứu cấp bộ, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao độngvới giải quyết việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước
Tác giả: Trần Văn Chử
Nhà XB: Nxb Lao độngvà Xã hội
Năm: 2001
3. Nguyễn Sinh Cúc (2003), “Giải quyết việc làm ở nông thôn và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Con số và sự kiện, Số 8, tr.31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết việc làm ở nông thôn và nhữngvấn đề đặt ra”, "Tạp chí Con số và sự kiện
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2003
4. Chi cục thống kê huyện Phúc Thọ Niên giám thống kê năm 2010 - 2014, Phúc Thọ, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2010 - 2014
5. Nguyễn Hữu Dũng (2004), "Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn", Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 247, và "Nhiệm vụ phát triển việc làm giai đoạn 2006 - 2010", Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 250 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trongquá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn",Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 247, và "Nhiệm vụ phát triển việclàm giai đoạn 2006 - 2010
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Năm: 2004
6. Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung Chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách giải quyết việc làm ởViệt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
7. Nguyễn Văn Dũng Giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ ở Quân khu 4 hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ ở Quânkhu 4 hiện nay
8. Đảng Cộng sản Việt Nam Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp,nông dân, nông thôn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
9. Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứIX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
10. Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứX
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
11. Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứXI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ thành phố Hà Nội Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV, lưu hành nội bộ, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hộiĐại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XV
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Huyện ủy Phúc Thọ Số 01-NQ/HU Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2010 – 2015), lưu hành nội bộ, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số 01-NQ/HU Nghịquyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XIX (nhiệmkỳ 2010 – 2015)
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ huyện Phúc Thọ Báo cáo chính trị trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XX (nhiệm kỳ 2015 – 2020), lưu hành nội bộ, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trịtrình Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XX (nhiệmkỳ 2015 – 2020)
15. Cao Duy Hạ (2011), “Giải quyết việc làm - vấn đề cấp thiết và cơ bản”, Báo Đại đoàn kết, Số ra ngày 15/6/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết việc làm - vấn đề cấp thiết và cơ bản”,"Báo Đại đoàn kết
Tác giả: Cao Duy Hạ
Năm: 2011
16. Nguyễn Thị Kim Hồng Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm chongười lao động nông thôn huyện Gia lâm, thành phố Hà Nội
17. Dương Xuân Hoàn Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnh Nam Định trong quá trình đô thị hóa hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp tỉnhNam Định trong quá trình đô thị hóa hiện nay
18. Nguyễn Thị Lan Hương Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng và phát triển, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng vàphát triển
Nhà XB: Nxb Lao động và Xã hội
19. Đặng Tú Lan Giải quyết việc làm ở Bắc Ninh - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết việc làm ở Bắc Ninh - thực trạng và giải pháp
20. Đặng Như Lợi (2009), “Giải quyết việc làm góp phần bảo đảm ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 159, tr.34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết việc làm góp phần bảo đảm ổn địnhxã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững”, "Tạp chí Nghiên cứu lậppháp
Tác giả: Đặng Như Lợi
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w