Tác giả Nguyễn Thị Hiền 2002, Hội nhập Kinh tế khu vực của một số nước ASEAN, NXB Chính trị Quốc gia cũng đã đề cập đến những nét phác họa chung nhất về bức tranh mối quan hệ kinh tế g
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
BÙI THU TRANG
QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI SINGAPO - VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 1991 ĐẾN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƠN LA, NĂM 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
BÙI THU TRANG
QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI SINGAPO - VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 1991 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Lịch sử Thế Giới
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS Điêu Thị Vân Anh
SƠN LA, NĂM 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng chân thành, sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
Khóa luận tốt nghiệp: Thạc sĩ Điêu Thị Vân Anh người đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ để tôi nghiên cứu và hoàn thành Khóa luận này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Quản lý khoa học, các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa cùng các phòng ban chức năng Trường Đại Học Tây Bắc đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các trung tâm thư viện: Thư viện tỉnh Sơn La, Thư viện trường Đại học Tây Bắc, Thư viện khoa Sử - Địa đã giúp tôi có nguồn
tư liệu quý giá phục vụ cho việc triển khai đề tài
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên k52 ĐHSP Lịch Sử trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này Khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các độc giả để Khóa luận được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Sinh viên Bùi Thu Trang
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Mục đích nghiên cứu 3
3.3 Phạm vi nghiên cứu 3
3.4 Đóng góp của đề tài 3
4 Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4
4.1 Cơ sở tài liệu 4
4.2 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1 : VỊ TRÍ CỦA NỀN KINH TẾ SINGAPO TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ ASEAN 5
1.1 Vị trí của nền kinh tế Singapo trong nền kinh tế thế giới 5
1.2 Vị trí của nền kinh tế Singapo trong khu vực ASEAN 5
1.2.1 Cách nhìn nhận của Singapo về ASEAN 5
1.2.2 Vị trí của nền kinh tế Singapo trong ASEAN 8
1.3 Hiện trạng và hình thức trong hợp tác đầu tư thương mại Singapo - Việt Nam 10
1.3.1 Hiện trạng về quan hệ hợp tác đầu tư thương mại Singapo - Việt Nam 10
CHƯƠNG 2 : QUAN HỆ HỢP TÁC ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SINGAPO - VIỆT NAM TỪ 1991 ĐẾN NAY 26
2.1 Đánh giá chung về quan hệ hợp tác đầu tư thương mại Singapo - Việt Nam 26
2.2 Thách thức và triển vọng trong quan hệ kinh tế - thương mại Singapo - Việt Nam 36
2.2.1 Thách thức 36
Trang 52.2.2 Triển vọng 40
KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mối quan hệ hợp tác giữa Singapo - Việt Nam đã phát triển nhanh chóng đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực trong hơn 3 thập kỷ qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 01 tháng 08 năm 1973 Đặc biệt sự hợp tác đầu tư thương mại giữa hai nước đã có bước phát triển lớn, mang lại lợi ích cho cả hai dân tộc Hiện nay Singapo đã trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của ta và là nước có vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam
Singapo là một nước trong khu vực Đông Nam Á, rất gần về mặt địa lý, cùng là thành viên của ASEAN và có nhiều mặt giống Việt Nam về văn hóa, lịch sử, đặc biệt là cơ cấu kinh tế của hai nước có thể bổ sung cho nhau khi tiến hành công cuộc xây dựng đất nước Hai nước có chung một xuất phát điểm nhưng Singapo là nước phát triển trước Việt Nam về kinh tế Năm 1959, Singapo cũng có nền kinh tế yếu kém thiếu vốn như tình trạng của Việt Nam thế nhưng hiện nay Singapo đã trở thành nước công nghiệp mới phát triển có công nghệ tiên tiến, có tiềm năng về tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong quản
lý và kinh doanh Với chính sách kinh tế đối ngoại theo hướng toàn cầu hóa, đa dạng hóa, đa phương hóa và hợp tác khu vực, rất tương đồng với chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa của Việt Nam Chính vì thế, quan hệ hợp tác đầu tư thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển
Việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ hợp tác đầu tư thương mại giữa Singapo - Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Về khoa học:
+ Góp phần làm phong phú thêm những bài học kinh nghiệm, tạo cơ sở
tiền đề trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, trong khu vực nói chung và Singapo nói riêng
+ Nhìn nhận lại quá trình hợp tác giữa Singapo và Việt Nam trong thời
gian từ 1991 đến nay, để rút ra được những điểm cần phát huy và những điều
Trang 7thiếu sót cần bổ sung với mục tiêu xây dựng một mối quan hệ phát triển bền vững trong thời gian tới
Tác giả Lý Quang Diệu (2001), trong cuốn sách Bí quyết hóa rồng Lịch sử
Singapore 1965 - 2000, NXB trẻ - Hồ Chí Minh đã nói đến quá trình Singapo
vươn lên trở thành trung tâm Châu Á bên cạnh Hong Kong, Tôkyô và ngày càng mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới
Tác giả Nguyễn Thị Hiền (2002), Hội nhập Kinh tế khu vực của một số
nước ASEAN, NXB Chính trị Quốc gia cũng đã đề cập đến những nét phác họa
chung nhất về bức tranh mối quan hệ kinh tế giữa các nước trong tổ chức ASEAN trong đó có Singapo và Việt Nam
Trong cuốn sách Singapo đặc thù và giải pháp của Dương Văn Quản
(2007), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra những đặc thù, những nỗ lực phi thường của quốc đảo nhỏ đầy năng động, những chiến lược đối ngoại của Singapo, mối quan hệ giữa Singapo và các nước trên thế giới, trong khu vực trong đó có Việt Nam
Ngoài ra có rất nhiều những tạp chí, các báo cáo, các công trình chuyên khảo cũng đã đề cập đến mối quan hệ hợp tác giữa Singapo và Việt Nam ở những khía cạnh khác nhau như: Thảo Vy, “Singapore: Thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam”, Thị trường Chủ nhật, số 237 + 244, 01/09/2002; Bắc Hải, “Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu”, Thời báo Kinh tế Việt Nam,
ngày 17/04/2002: Thanh Phương, “Hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam
với các nước thành viên ASEAN”, Tạp chí Thương mại, số 281, 10/2001
Trang 8Tuy nhiên, tất cả các công trình trên chưa có một công trình nào đề cập đến mối quan hệ hợp tác đầu tư thương mại Singapo - Việt Nam một cách toàn diện Hầu hết các công trình chỉ đề cập đến nguyên nhân dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Singapo, những ảnh hưởng của Singapo đến các nước trong khu vực và trên thế giới hoặc chỉ đề cập khái quát mối quan hệ kinh tế giữa Singapo và
Việt Nam… Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại
Singapo - Việt Nam từ 1991 đến nay” làm đề tài nghiên cứu và các công trình
trên đã cung cấp nguồn tư liệu quan trọng, phong phú, gợi ý phương hướng để tôi nghiên cứu đề tài này
3 Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là mối quan hệ hợp tác đầu tư thương mại Singapo - Việt Nam từ 1991 đến nay
3.2 Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu có thể thấy diễn biến phát triển mối quan hệ hợp tác đầu tư thương mại Singapo - Việt Nam, thông qua đó chúng ta có thể thấy được thực trạng hợp tác đầu tư thương mại giữa hai nước, cũng như thấy được những thách thức và triển vọng của quá trình hợp tác này để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế của nước bạn
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận này là quan hệ hợp tác đầu tư thương mại, cụ thể là tập trung vào lĩnh vực xuất nhập khẩu và đầu tư giữa hai nước Singapo - Việt Nam từ 1991 đến nay
3.4 Đóng góp của đề tài
Thông qua tìm hiểu mối quan hệ hợp tác đầu tư thương mại Singapo - Việt Nam góp phần làm sáng rõ và phong phú thêm lí luận về mối quan hệ hợp tác đầu tư thương mại Singapo - Việt Nam từ 1991 đến nay
Thứ hai, là góp phần làm phong phú thêm những bài học kinh nghiệm, tạo
cơ sở tiền đề trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, trong khu vực nói chung và Singapo nói riêng
Trang 9Thứ ba, là nhìn nhận lại quá trình hợp tác giữa Singapo và Việt Nam trong thời gian từ 1991 đến nay, để rút ra được những điểm cần phát huy và những điều thiếu sót cần bổ sung với mục tiêu xây dựng một mối quan hệ phát triển bền vững trong thời gian tới
Thứ tư, là làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu
về hợp tác đầu tư thương mai Singapo - Việt Nam
Thứ năm, là cung cấp thêm nguồn tư liệu để cho các nhà chiến lược phát triển kinh tế có thể sử dụng và phát triển thêm
4 Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở tài liệu
Các công trình như: Bí quyết hóa rồng, Singapo đặc thù và giải pháp, ngoài
ra còn các tác phẩm, bài báo của các tác giả, tập thể các tác giả được công bố ở các Nhà xuất bản, Tạp chí…
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện khóa luận tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp:
+ Thu thập tài liệu
+ So sánh, đối chiếu, phân tích, thống kê
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được kết cấu thành hai chương:
Chương 1: Vị trí của nền kinh tế Singapo trong nền kinh tế thế giới và ASEAN
Chương 2: Quan hệ hợp tác đầu tư thương mại Singapo - Việt Nam từ
1991 đến nay
Trang 10CHƯƠNG 1
VỊ TRÍ CỦA NỀN KINH TẾ SINGAPO TRONG NỀN KINH TẾ
THẾ GIỚI VÀ ASEAN
1.1 Vị trí của nền kinh tế Singapo trong nền kinh tế thế giới
Ba thập kỉ vừa qua, Singapo đã nổi lên như một vùng kinh tế năng động và
là mẫu mực cho quá trình phát triển kinh tế Từ một nền kinh tế bị tàn phá vào giữa thập kỉ 60, chính phủ Singapo đã nỗ lực biến Singapo trở thành “một quốc gia độc lập có khả năng liên kết mậu dịch và đầu tư với các nước công nghiệp hàng đầu và là một trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ và thông tin thành công trong khu vực”.[7;10]
Kinh tế chủ yếu dựa vào thương mại và dịch vụ, theo báo cáo của WTO, năm
1997, Singapo là nước có kim ngạch thương mại đứng thứ 13 trên thế giới Theo thống kê của TBD - Singapo Trade Development Board - Cục phát triển Thương mại Singapo, kim ngạch ngoại thương của Singapo gấp 3 lần GDP và bằng 4/5 kim ngạch thương mại của Trung Quốc Năm 2001, vị trí này có giảm xuống song Singapo vẫn nằm trong tốp đầu của thế giới về kim ngạch ngoại thương
Theo thống kê của WTO, năm 2001 xuất khẩu dịch vụ của Châu Á là 302,6 tỷ đô la, trong đó Singapo chiếm 26,4 tỷ đô la (tức là 8,7%) đứng thứ 5 toàn Châu Á, tỷ trọng của Singapo trong nhập khẩu là 20 tỷ/355 tỷ USD chiếm 5,6% Đứng trong hàng ngũ 10 nước hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin
và đang phấn đấu trở thành quốc gia số 1 ở Châu Á về cơ sở hạ tầng và kinh doanh điện tử, từ thập kỉ 90, sản lượng công nghiệp điện tử của Singapo là 5,2% tỷ trọng của cả thế giới và tỷ trọng đó hầu như không thay đổi trong những năm gần đây Kinh tế Singapo gắn bó với nền kinh tế thế giới đặc biệt là các trung tâm kinh tế thế giới (Mỹ, Nhật, EU) trong hệ thống phân công lao động quốc tế và là một bộ phận trong hệ thống sản xuất, dịch vụ toàn cầu
1.2 Vị trí của nền kinh tế Singapo trong khu vực ASEAN
1.2.1 Cách nhìn nhận của Singapo về ASEAN
Singapo tham gia ASEAN giống như một hành động thông báo cho cộng
Trang 11đồng thế giới biết rằng có một nước cộng hòa nhỏ bé mới được thành lập ở khu vực này trên một hòn đảo thuộc địa cũ của Anh Nhưng ngay từ lúc đó và đặc biệt là hiện nay, Singapo nhận thức rất rõ tầm quan trọng của ASEAN đối với đất nước
Trong một tổ chức khu vực hay quốc tế, mọi nước thành viên đều tính đến vai trò của mình và suy tính đến vai trò của các nước khác Singapo cũng không
là nước ngoại lệ, thậm chí họ còn phải tính toán hơn các nước khác Là một nước nhỏ, thậm chí rất nhỏ, tổng diện tích chỉ là 699,4 km2
, Singapo cần xác định thật đúng vị trí của mình vì họ không được phép sai lầm Song, với tư duy thực dụng và có kinh nghiệm trong phát triển, họ có thể “gợi ý” nước này hay nước kia đứng ra đảm nhiệm “trọng trách thủ lĩnh” ASEAN Kể từ khi ASEAN
ra đời cho đến thập niên 1990, Iđônêxia đương nhiên được nhìn nhận là nước đứng đầu Khi nước này rơi vào tình trạng mất ổn định chính trị, vị trí này bị bỏ ngỏ Một vài nước cũng muốn lấp “chỗ trống”, nhưng do đặc thù của ASEAN
và tương quan lực lượng không có nước nào vượt trội lên được Singapo đã thăm dò nhiều phương án kể cả kịch bản “song mã” như kiểu trục Pháp - Đức trong Liên minh Châu Âu, nhưng không phương án nào khả thi Kể từ cuối năm
2004, khi ông Susilo Bambang Yudhoyono trúng cử tổng thống, tình hình Inđônêxia ổn định dần và Singapo tìm cách thúc đẩy lại quan hệ hai nước Tính toán của Singapo là nếu ông Susilo Bambang Yudhayono thành công đưa lại ổn định và phát triển, trấn áp được khủng bố ở Inđônêxia thì nước này sẽ lấy được vai trò đầu tầu trong ASEAN Điều này không chỉ đáp ứng lợi ích riêng của Singapo, mà của cả ASEAN
Singapo xác định mọi tổ chức hay hiệp hội, nếu muốn xây dựng bền vững
và đi đúng hướng thì đều cần một nước đi đầu cầm cờ Trước đây hội nhập khu vực có thể “đủng đỉnh” nước nọ chờ nước kia Còn ngày nay, trong bối cảnh tiến trình toàn cầu hóa diễn ra rất nhanh và cạnh tranh đã trở thành thước đo tính năng động và hiệu quả của các nền kinh tế, hội nhập khu vực cho phép các nước vừa tồn tại như một thành viên, đồng thời lại có thể tận dụng được những
ưu việt của việc hội nhập
Trang 12Có thể nói rằng nếu các nước cần hội nhập một thì Singapo cần mười với những lí do sau:
Singapo đã tận dụng hết các lợi thế trước đây để phát triển Nếu muốn phát triển hơn nữa, Singapo cần không gian ở cả trong khu vực và cả trên thế giới Đổi lại, Singapo cung cấp cho các nước kinh nghiệm về quản lý và thu hút đầu
tư trực tiếp Vì quá nhỏ bé và không có những điều kiện địa lý tự nhiên và xã hội tối thiểu của một quốc gia, Singapo rất cần không gian để tồn tại bình thường Muốn vậy, trong bối cảnh hiện nay không những họ luôn phải cố gắng
để duy trì vị trí “đi trước” mà còn cần đến môi trường hội nhập khu vực thuận lợi Nếu nói một ví von về sự tồn tại của Singapo thì Singapo giống như một chiếc xe đạp, dù đẹp và tốt đến mấy thì người ngồi trên phải đạp liên tục nếu không, nó sẽ đổ Còn các nước khác thì là những chiếc xích lô, mặc dù xấu và chậm chạp nhưng có dừng cũng không đổ
Nói hội nhập đồng nghĩa với việc cạnh tranh Một nước nhỏ, thậm chí vừa phải, dù phát triển và năng động đến đâu đi chăng nữa cũng không đủ sức cạnh tranh với các nước khổng lồ đang trỗi dậy như Trung Quốc, Ấn Độ Họ cần liên kết khu vực để cạnh tranh, phát triển và tồn tại Do vậy, Singapo lại càng cần hội nhập khu vực
Một lí do nữa không chỉ đúng với Singapo mà với tất cả các nước nhỏ và vừa Trong bối cảnh cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau như hiện nay thì cách tốt nhất để tránh sức ép của các nước lớn, nhất lại là nước láng giềng, là phải tham gia hội nhập khu vực càng sâu rộng càng tốt Hội nhập cho phép nước đó phát huy hết lợi thế so sánh, đồng thời lại tận dụng được những điều kiện bên ngoài Vấn đề cốt lõi là xác định được chiến lược hội nhập đúng Mọi thái cực như dè dặt quá hay phiêu lưu quá đều phải trả giá
Chính trong những năm đầu của thiên niên kỉ XXI, vì quá sốt ruột về sự chậm chạp của ASEAN, Singapo đã đưa ra công thức 2+x nhằm thúc đẩy hội nhập Công thức này là sự phá rào theo đó, hai nước thành viên và x nước khác nếu đồng ý thì sẽ kí kết các hiệp định riêng rẽ về từng lĩnh vực đã thỏa thuận được với nhau Chẳng hạn, Singapo, Thái Lan và Brunây đã kí thỏa thuận mở
Trang 13cửa bầu trời Hơn thế nữa, trên thực tế hội nhập trong ASEAN diễn ra với hai tốc độ: một với các nước thành viên cũ, một với các nước thành viên mới Chính vì sốt ruột với hội nhập mà Singapo đã bị nghi ngờ là muốn bỏ rơi các nước khác Song, trong mọi kịch bản, ta có thể khẳng định rằng Singapo không thể đi một mình và luôn luôn cần đến ASEAN trong chiến lược hội nhập quốc
tế của họ Bốn biện pháp mà Thủ tướng Lý Hiển Long đã phân tích trong bài phát biểu tại diễn đàn ASEAN 100 Leadership ngày 28 tháng 9 năm 2005 nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập ASEAN phản ánh khá rõ quan điểm của nước này,
1.2.2 Vị trí của nền kinh tế Singapo trong ASEAN
Đối với ASEAN, Singapo là quốc gia đầu tầu trong phát triển kinh tế khu vực Động Nam Á, là cầu nối của khu vực đối với kinh tế thế giới, Singapo luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước ASEAN và là nhà đầu tư lớn trong khu vực
Năm 1990, đầu tư của Singapo ở khu vực Đông Nam Á chỉ chiếm chưa đầy 1% Đến năm 1997, Singapo trở thành nước cung cấp vốn lớn trong khu vực bên cạnh các cường quốc như Mỹ, Nhật và một số nước Châu Âu Cũng trong năm 1997, tổng vốn đầu tư của Singapo vào ASEAN là 8,1 tỷ USD (chiếm 60,3% tổng lượng vốn đầu tư nội bộ khu vực) [10;31]
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapo luôn giữ tỷ trọng khoảng 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả khu vực, bỏ xa các nước như Malaysia, Thái Lan, Inđônêxia
Trang 14Quan hệ quốc tế song phương giữa Singapo và các nước khu vực ASEAN cũng ngày càng gia tăng Singapo là bạn hàng lớn thứ 3, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 và nhập khẩu lớn thứ 2 của Malaysia, cho đến giữa những năm 1997, Singapo là nước đầu tư lớn nhất vào Malaysia với tổng số vốn 9,7 tỷ USD Với Inđônêxia, ngoài việc hai nước là bạn hàng truyền thống của nhau trong quan
hệ thương mại, Singapo là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Inđônêxia Tính riêng năm 1999, 13,3% đầu tư nước ngoài của Inđônêxia là của Singapo Trong
đó, riêng vùng Batam đầu tư của Singapo chiếm 44% Sự gắn bó lẫn nhau giữa Singapo, Malaysia, Inđônêxia còn thể hiện ở kế hoạch xây dựng “vùng tam giác tăng trưởng” Singapo - Johor Malaysia - Riau (nhất là đảo Batam) Inđônêxia Johor và Batam giàu tài nguyên khoáng sản và có nguồn lao động rẻ tiền sẽ được Singapo đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ tiên tiến, cung cấp chuyên gia
- những thế mạnh mà Singapo dồi dào khả năng cung cấp [10;31]
Lãnh thổ Philippin cũng là nơi các công ty quốc tế của Singapo đặc biệt để mắt tới Điển hình là trường hợp của công ty CSE (System and Engineering) đã mua 43% cổ phần của công ty Internet Infinite Information của Philippin với giá 2 triệu USD CSE là công ty sản xuất và lắp đặt phần mềm Internet, hiện đang có mức thu nhập bán hàng với Mỹ chiếm 90%
Với Thái Lan, ngoài quan hệ thương mại, quan hệ tiểu vùng (Singapo, Malaysia, Thái Lan) tính riêng năm 1994, Singapo là nhà đầu tư lớn thứ 2 ở Thái Lan, chiếm 21,1% tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài ở đất nước này Các
dự án đầu tư ở Singapo cũng thể hiện trong nhiều lĩnh vực tài chính, ngân hàng lớn nhất của Singapo là DBS Bank đã mua cổ phiếu của Thái Lan
Với Campuchia, những năm gần đây, Singapo đã tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư Vào năm 1998, tổng kim ngạch buôn bán giữa hai nước
là 354 triệu USD trong đó Singapo khuyến khích Campuchia xuất khẩu gạo cho
họ Về đầu tư Singapo cũng là nhà đầu tư đáng kể vào Campuchia trong các lĩnh vực: xây dựng cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, sản xuất ống dẫn
Với Lào và Mianma cũng vậy, năm 1997 Singapo là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Mianma [10;31]
Trang 151.3 Hiện trạng và hình thức trong hợp tác đầu tư thương mại Singapo - Việt Nam
1.3.1 Hiện trạng về quan hệ hợp tác đầu tư thương mại Singapo - Việt Nam
Đầu tư trực tiếp là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai nước Singapo và Việt Nam Trong thập kỷ 70, Singapo đã bắt đầu thăm dò khả năng đầu tư vào Việt Nam Tuy vậy, khi xảy ra vấn đề Campuchia, Singapo đã ban hành lệnh cấm đầu tư vào nước ta Năm 1991, sau Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết, Singapo bãi bỏ lệnh cấm đầu tư vào Việt Nam Từ năm 1991, đầu tư trực tiếp từ Singapo vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, đặc biệt từ năm 1995, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, cùng với các nước ASEAN khác, đầu tư của Singapo vào Việt Nam tăng rất nhanh cả về số dự án lẫn khối lượng vốn đầu tư
Singapo luôn giữ vị trí số 1 trong ASEAN về đầu tư vào Việt Nam Chỉ sau 2 năm xóa bỏ lệnh cấm đầu tư, Singapo đã được đứng vào hàng ngũ trong
số 10 ngành đầu tư lớn nhất ở Việt Nam với tổng số vốn đăng kí lên tới 225,3 triệu USD (tính đến hết tháng 10/1993) Năm 1996, lần đầu tiên Singapo đã vượt lên thay vị trí số 1 của Đài Loan trong các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Đến tháng 6 năm 1997, số vốn đăng kí lên tới 5 tỷ USD với 155 dự án, trong đó 99 dự án đã đi vào hoạt động với doanh thu đạt 522 triệu USD và tạo việc làm cho gần 8 ngàn lao động Năm 1998, vốn đăng kí của Singapo đã đạt 6,4 tỷ USD, dẫn đầu trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam Phần lớn vốn đầu tư của Singapo được tập trung để xây dựng khách sạn, văn phòng, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp [5;37]
Tuy nhiên, năm 1998 do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã gây cản trở cho đầu tư vào Việt Nam của các nước ASEAN nói chung và Singapo nói riêng Việc đầu tư không những giảm mạnh về số lượng mà nhiều dự án đầu
tư cũng bị giảm tiến độ thực hiện Theo số lượng thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 1999 số dự án đầu tư của các nước ASEAN chỉ có 34 dự án Tuy nhiên, tính đến hết tháng 4 năm 2000, tổng sốn dự án FDI của các nước ASEAN vào Việt Nam đã là 422 dự án so với 147 dự án ở năm 1996 Trong
Trang 16năm 2001, các nước thành viên của ASEAN đã có 47 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng kí trên 330 triệu USD, trong đó riêng Singapo chiếm 19 dự án và 271 triệu USD Trong 7 tháng đầu năm 2002, nhóm dự án có vốn đầu tư của các nước ASEAN tại Việt Nam tăng thêm khoảng 30 dự án, với tổng số vốn đăng kí gần 60 triệu USD Như vậy, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 8 năm 2002, các nước ASEAN có khoảng 500 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực, với tổng vốn đăng kí là khoảng 9.460 triệu USD, đã giải ngân khoảng 4.085 triệu USD, chiếm 15% số dự án, 24,5% vốn đăng kí và khoảng 20% vốn thực hiện của FDI Việt Nam Cùng với Thái Lan và Malaysia, Singapo là một trong ba nhà đầu tư lớn nhất của ASEAN tại Việt Nam tính đến thời điểm này Trong 500 dự án của ASEAN, Singapo chiếm hơn 50% với 253
dự án và 6.908 triệu USD vốn đầu tư (73,02%), vốn thực hiện đạt 2.270 triệu USD (55,7%) bỏ xa vị trí thứ hai và thứ ba của Thái Lan và Malaysia với 101,
107 dự án và vốn đầu tư lần lượt là 1.098 triệu USD, 1.078 triệu USD [5;37] Trong số các dự án nêu trên của các nhà đầu tư ASEAN, có 287 dự án đã
đi vào sản xuất kinh doanh (chiếm 16% số dự án đầu tư nước ngoài đã đi vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam) vối tổng vốn đăng kí trên 6.060 triệu USD (chiếm 25%) và trên 80 dự án đang trong quá trình xây dựng cơ bản (chiếm 12,9%) Những số liệu tương ứng của Singapo là 158 dự án/287 dự án của ASEAN, với vốn đăng kí 4.729 triệu USD/6.060 triệu USD và 45 dự án/80 dự
án với vốn đăng kí 748 triệu/920 triệu USD.[Vụ Quản lí Dự án Bộ kế hoạch và Đầu tư]
Về thương mại do một số nguyên nhân khách quan nên trước kia quan hệ thương mại giữa Singapo và Việt Nam hầu như không phát triển Chỉ từ khi hai nước chính thức thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao (năm 1991) thì mối quan
hệ này mới được cải thiện Đặc biệt năm 1995, với sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN, là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ thương mại giữa hai nước, bắt đầu thời kỳ Singapo trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam
Trang 17Quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh cả về kim ngạch và cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu, năm 1991, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước là 1.152,2 triệu USD, đến năm 1995 con số này là 3.173 triệu USD và luôn giữ được mức ổn định ở các năm tiếp theo Năm 1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Singapo
và Việt Nam giảm xuống còn 2.705 triệu USD Song, đến năm 2001 con số này
đã tăng lên 3.353 triệu USD Nhìn chung, kim ngạch buôn bán hai nước hàng năm có tăng giảm đôi chút nhưng đánh giá chung vẫn theo xu hướng tăng về số tuyệt đối Riêng sáu tháng đầu năm 2002, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với Singapo là 1.742,994 triệu USD [13]
Có thể thấy, Singapo vẫn duy trì được vị thế là một đối tác thương mại hàng đầu với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới luôn lớn hơn 10% qua các năm Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, tỷ trọng này từ 23,32% năm 1995 giảm xuống 11,37% năm 2001, song xét về kim ngạch buôn bán Singapo vẫn là bạn hàng lớn của Việt Nam
Tình hình xuất khẩu từ Việt Nam vào Singapo
Về kim ngạch:
Singapo là một nước nhỏ, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn do đó Singapo
phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước Ngoài ra, với vị thế và điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi, Singapo còn là nơi trung chuyển hàng hóa từ khu vực sang nước thứ 3 Hàng Việt Nam xuất sang Singapo những năm qua cũng nhằm đáp ứng những nhu cầu đó của thị trường này Giai đoạn 1995 - 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapo tăng đều qua các năm
Trang 18Bảng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapo
(đơn vị: triệu USD)
Năm
KNXK sang SGP(1)
Tăng, giảm (%)
Tổng KNXK với
TG (2)
Tăng, giảm (%)
Tỷ trọng (1)/(2) (%)
và thương mại nói riêng Sáu tháng đầu năm 2002, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Singapo có xu hướng giảm sút so với năm 2001 (chỉ bằng
Trang 1981,4% so với cùng kỳ năm ngoái) Lý do là một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapo gặp khó khăn về khâu chuẩn bị hàng hóa của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Ví dụ như mặt hàng gạo, sự phối kết hợp không chặt chẽ giữa doanh nghiệp xuất khẩu gạo và người sản xuất đã dẫn đến hiện tượng doanh nghiệp thiếu gạo xuất khẩu trong khi lúa của người nông dân vẫn nằm chờ trong nhà Ngoài ra, biến động bất lợi về giá cả của một số mặt hàng nông sản như cà phê… trên thị trường thế giới cũng là nguyên nhân làm giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam quý I và quý II năm 2002.[15;26]
Về cơ cấu xuất khẩu:
Như trên đã trình bày, Singapo phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu để chế
biến hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước Mặt khác, với vị thế và điều kiện
cơ sở hạ tầng thuận lợi, Singapo còn là nơi trung chuyển hàng hóa từ klhu vực sang nước thứ ba Hàng Việt Nam xuất sang Singapo những năm qua cũng nhằm đáp ứng những nhu cầu đó của thị trường Cơ cấu các mặt hàng chủ yếu của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô và sơ chế, có thể chia thành hai nhóm phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng của Singapo là dầu thô, tinh dầu, lạc nhân, hải sản, hàng dệt may, giày dép, đá xây dựng… và hàng phục vụ cho chuyển khẩu sang nước thứ ba như: gạo, tinh bột sắn, lạc, thủ công mỹ nghệ… Chủng loại hàng Việt Nam xuất sang thị trường này đa dạng nhưng số lượng ít, chiếm tỉ phần nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của Singapo Điểm một
số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam có thể đánh giá như sau:
Dầu thô: Mặt hàng này luôn chiếm kim ngạch cao nhất (khoảng 1/3 kim
ngạch xuất khẩu sang Singapo của ta trong những năm gần đây) Năm 1995 - 252,6 triệu S$ (1S$ = 0,556 USD), năm 1996 - 260,97 triệu S$, năm 1997 - 378,2 triệu S$, năm 1998 - 386,98 triệu S$, năm 1999 - 413,78 triệu S$ kim ngạch Năm 2000, nhờ lợi thế về giá dầu trên thị trường thế giới nên mặc dù khối lượng xuất khẩu chỉ là 2.206,5 nghìn tấn nhưng kim ngạch của mặt hàng này lên tới 959,22 triệu S$ Năm 2001, xuất khẩu dầu thô tăng mạnh cả về kim ngạch lẫn khối lượng, số liệu tương ứng là 3.355,33 nghìn tấn và 1,1 triệu S$
Trang 20tăng 23,9% so với năm 2000 Tương lai, đây là mặt hàng chủ lực trừ khi nhà máy lọc dầu Dung Quất của ta đi vào hoạt động [6;15]
Lạc nhân: Lượng tiêu thụ nội địa không nhiều, chủ yếu tái xuất sang
Inđônêxia, Philippin, Malaysia Trong những năm 80 và đầu những năm 90, sản lượng lạc của ta nhiều và chất lượng tốt, ổn định giá cạnh tranh nên lượng lạc tiêu thụ tại Singapo hàng năm khoảng 30.000 tấn, giá trung bình từ 600 - 700 USD/tấn C&F, thời điểm cao nhất là 850 USD/tấn Nhưng những năm qua lượng lạc của Việt Nam xuất sang thị trường này giảm đáng kể do nhu cầu khu vực và do chất lượng lạc của ta không đồng đều, độ ẩm cao, hay bị mốc trên đường vận chuyển, làm phát sinh chất Aflatoxin - tác nhân gây ung thư, nên các công ty không dám mua vì nếu lượng Aflatoxin vượt quá 5 phần tỷ (5 PPB) thì hàng không được nhập vào Singapo, nếu đã nhập vào thì sẽ bị tịch thu và tiêu hủy Vụ lạc 1998 ta chỉ bán được 7.275 tấn, giá chào thấp nhất tới 560 USD Đến năm 1999, chúng ta xuất sang thị trường Singapo 11.113 tấn với kim ngạch 6,129 triệu S$, năm 2000 là 12.345 tân và 6,640 triệu S$ Tuy nhiên, đến năm
2002 mặc dù khối lượng lên tới 12.053 tấn nhưng kim ngạch giảm xuống còn 5,664 triệu S$ do bất lợi về giá cả [17]
Cao su: Singapo nhập cao su sơ chế hoặc phẩm chất thấp để sản xuất hoặc
qua tái chế để bán sang các nước công nghiệp phát triển như Nhật, Mỹ và Tây
Âu Giá giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa Singapo (SICOM) nhưng chủ yếu dựa trên giá cả Hội cao su Malaysia Giá biến động từng ngày, thậm chí từng buổi trong ngày và theo từng chủng loại Trong những năm 80 và đầu những năm 90, cao su của ta chủ yếu bán sang thị trường này hoặc qua thị trường này sang nước thứ ba Kim ngạch của mặt hàng này từ năm 1995 đến nay chiếm tỷ
lệ đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu và biến động lên xuống phức tạp Năm 1995 là 22,032 triệu S$, đến năm 1996 còn 8,083 triệu S$ giảm tới 63,3% Sang năm 1997, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại tăng lên 16,117 triệu S$ tăng 99,4%, nhưng năm 1998 chỉ còn 10,401 triệu S$ giảm 35,5% Chu kì tăng giảm liên tục lại tiếp tục diễn ra, năm 1999 kim ngạch đạt mức lớn nhất trong giai đoạn đoạn này là 32,08 triệu S$ tăng tới 208,4% Song từ đó trở đi kim
Trang 21ngạch liên tục giảm mạnh: Năm 2000 là 16,046 triệu S$ giảm tới 50%, năm
2001 chỉ đạt xấp xỉ 7,01 triệu S$ giảm hơn 56%.[6;21]
Thịt, hải sản và rau quả: Hầu hết các loại thịt, hải sản, rau quả Singapo
phải nhập để tiêu dùng nội địa Cục Quản lý Sản xuất cơ bản thuộc Bộ phát triển quốc gia kiểm soát việc xuất nhập khẩu thực phẩm, kể cả động vật sống, hoa và cây các loại Singapo có quy định và quy chế chặt chẽ về việc nhập khẩu này Riêng các loại thịt gia cầm, gia súc, trứng, các sản phẩm sữa, Cục quản lý sản xuất cơ bản trực tiếp đến các nước muốn xuất khẩu thực phẩm vào Singapo
để kiểm tra hệ thống chăn nuôi, chuồng trại để đảm bảo an toàn tối đa về vệ sinh thực phẩm, không có các loại dịch bệnh, độc tố sau đó cấp phép và chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng khi hàng nhập vào Singapo Chỉ có những nước được cấp giấy phép sau khi Cục này kiểm tra mới được xuất khẩu sản phẩm vào Singapo, hiện nay có 27 nước đã được cấp phép Do vậy, trước mắt nếu ta muốn xuất khẩu thực phẩm sang thị trường này thì trước hết phải quy hoạch và tổ chức lại sản xuất trong nước, sau đó mời Cục Quản lý này sang kiểm tra tại chỗ để cấp phép Tuy nhiên, ta khó có thể cạnh tranh với các nước láng giềng của Singapo như Inđônêxia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và các nước sản xuất nông nghiệp phát triển như Mỹ, Úc, New Zealand, Pháp… bởi các nước này đang cung cấp cho Singapo hàng chất lượng cao, giá cạnh tranh
do vận chuyển thuận lợi, số lượng không hạn chế
Quần áo, giày dép: Tuy số lượng bán vào thị trường này ngày một tăng
nhưng cũng không đáng kể và hầu như đều gắn mác của các hãng có tên tuổi trên thế giới như “Crocodile” hay “Nike” Một số cũng được tái xuất sang thị trường khác Từ năm 1995, kim ngạch mặt hàng này luôn đạt mức tăng trưởng cao: Năm 1995 kim ngạch chỉ đạt 5,223 triệu S$, sang năm 1996 đã là 14,183 triệu S$ tăng 171,5% Năm 1997, tiếp tục đạt mức tăng trưởng ổn định là 98,6% với kim ngạch lên tới 28,170 triệu Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, năm 1998 xuất khẩu giày dép sang thị trường Singapo chỉ đạt 22,566 triệu S$, giảm tới 19,9% so với năm trước, song đến năm 1999 đã kịp phục hồi với mức tăng trưởng kim ngạch là 29,2% vượt mức trước khủng hoảng (29,156
Trang 22triệu S$) và tiếp tục tăng 23,1% trong năm 2000 đạt 35,885 triệu đô la kim ngạch Tuy nhiên, năm 2001 lại là năm không thành công khi kim ngạch giảm 8,3% xuống còn 32,880 triệu S$ Nguyên nhân của sự giảm sút này là do kinh
tế Singapo năm 2001 đã gặp suy thoái, đạt mức tăng trưởng âm 2%
Thủ công mỹ nghệ: Do dân số ít, khả năng và chủng loại của ta không đa
dạng như của Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ nên khó có khả năng tăng kim ngạch tại thị trường này Một số do các công ty Singapo mua nhưng lại tái xuất sang nước khác Tuy nhiên, năm 2001 chúng ta cũng đã xuất được 5,27 triệu S$
Gạo: Đây là mặt hàng Singapo chủ yếu nhập khẩu để tái xuất Kim ngạch
xuất khẩu gạo tăng trưởng khoảng 10 lần trong năm 1996 - 1999 (năm 1996 - 4,087 triệu S$, năm 1998 - 9,613 triệu S$, năm 1999 - 44,057 triệu S$) Sở dĩ
có sự tăng đột biến là do một số lượng lớn gạo được nhập cho Inđônêxia, Singapo phải đứng ra bảo lãnh Tuy nhiên, khách hàng Singapo phàn nàn gạo của ta chất lượng không đều, nhiều hạt vàng, hay giao thiếu đầu bao nên giá cả khó cạnh tranh với cùng chủng loại của các nước khác Do đó, năm 2000 kim ngạch giảm xuống còn 31,8 triệu S$ Năm 2001, xuất khẩu gạo đã hồi phục đạt 40,693 triệu S$
Cà phê: Là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam Năm 1995,
kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sang Singapo đạt tới 117,386 triệu S$, song từ đó trở đi kim ngạch xuất cà phê sụt giảm liên tục và nhanh chóng Cho đến năm 2001 chỉ còn 5,882 triệu S$
Ngoài nhóm mặt hàng chính đã kể trên, chúng ta còn xuất khẩu sang Singapo những mặt hàng khác như:
Đồ nội thất (năm 2001 đạt xấp xỉ 10,587 triệu S$)
Các mặt hàng nhựa (năm 2001 - 6,1 triệu S$)
Các mặt hàng giấy (năm 2001 - 4,54 triệu S$)
Hàng hóa du lịch (năm 2001 - 7,994 triệu S$)
Thiết bị máy bơm (năm 2001 - 11,39 triệu S$)
Thiết bị điện (năm 2001 - 12,730 triệu S$)
Thiết bị mạch điện (năm 2001 - 6,897 triệu S$)
Trang 23(Số liệu từ tháng 1 đến cuối tháng 11 năm 2001) [14]
Trong khi kim ngạch của một số mặt hàng nông sản truyền thống như cà phê, gia vị… có xu hướng giảm sút thì một số nhóm hàng công nghiệp lại tăng trưởng khá mạnh về kim ngạch Có thể kể đến như nhóm thiết bị thu truyền hình năm 2001 tăng 167,9% đạt kim ngạch 18,642 triệu đô la Năm 2001 là một năm khó khăn của kinh tế Singapo, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của ta sang thị trường này đều bị ảnh hưởng bất lợi thì sự tăng trưởng của mặt hàng này là một điều đáng mừng Hơn nữa, có thể thấy cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang chuyển dần theo hướng nâng cao tỷ trọng các mặt hàng chế biến, hàng công nghiệp có giá trị cao Những tín hiệu này báo hiệu thương mại Việt Nam đang đi đúng hướng
Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Singapo
Về kim ngạch xuất khẩu:
Từ những năm 80 trở về trước, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Liên Xô (cũ), các nước Đông Âu và từ Nhật Bản, Hồng Kông (theo các hiệp định dài hạn) và một vài thị trường Tây Âu khác Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế Việt Nam lúc đó chưa phát triển, nhu cầu nhập khẩu còn ít, thiếu ngoại tệ mạnh,
ưu tiên tập trung nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất, thiết bị cho công nghiệp… tiết kiệm nhập hàng tiêu dùng Vì vậy, vào thời kì này Singapo chỉ là bạn hàng nhập khẩu thứ yếu của Việt Nam
Nhưng từ những năm 1990 trở lại đây, Singapo luôn là thị trường cung cấp hàng nhập chủ yếu cho Việt Nam (có năm đứng thứ 2 sau Nhật Bản) Hàng nhập khẩu từ Singapo chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất, phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao Do đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, trong đó Singapo là nước có vốn đầu tư lớn nhất nên lượng hàng nhập khẩu dưới hình thức góp vốn đầu tư chiếm số lượng đáng kể trong tổng số nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này Cơ cấu hàng nhập khẩu từ thị trường này hầu như không thay đổi
Trang 24Bảng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapo từ năm 1996 -
2002 và tỷ trọng so với ASEAN và thế giới
Năm Kim ngạch nhập khẩu
(Triệu USD)
Tỷ trọng so với ASEAN (%)
Tỷ trọng so với thế giới (%)
Nguồn: Bộ thương mại
Nhìn vào bảng trên, ta có nhận xét kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapo liên tục tăng theo các năm Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu
kể từ khi có quan hệ buôn bán với Singapo, thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam với Singapo luôn ở mức cao
Mấy năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu như: xăng dầu các loại, phân bón các loại, xi măng các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép, linh kiện xe máy các dạng CKD, SKD, IKD… trong đó phần quan trọng là thiết bị, máy móc, vật tư nguyên liệu cho các liên doanh, đầu tư nước ngoài Như vậy, tuy tỷ trọng nhập siêu cao nhưng tập chủ yếu vào những mặt hàng tư liệu, vật tư cho sản xuất công nông nghiệp và các ngành sản xuất nhập khẩu năm 2000 - 2005
Có thể nói từ năm 1996 đến năm 2002 tình trạng nhập siêu từ thị trường Singapo nhìn chung vẫn ở mức cao Tình trạng này là do ta nhập khẩu hàng nguyên vật liệu, nhiên liệu còn hàng tiêu dùng chiếm lượng nhập khẩu không nhiều và càng có xu hướng giảm thiểu
Trong tương lai, với thị trường Singapo Việt Nam chưa thể thoát khỏi nhập siêu ngay được Bởi vì thị trường này có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu nhập khẩu của Việt Nam, kể cả nhập khẩu đáp ứng cho các nhu cầu của các liên
Trang 25doanh với nước ngoài tại Việt Nam Về lâu dài, thị trường Singapo vẫn là thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng, bạn hàng tập trung, trong đó phải kể đến sự góp mặt của các Công ty xuyên quốc gia, Công ty quốc tế lớn ở các nước phát triển như như Châu Âu, Mỹ… đều có các đại diện tại Singapo và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu của thị trường Việt Nam Thông qua mạng lưới bạn hàng này, Việt Nam có thể tiếp cận ngay với các nhà cung cấp uy tín, đặc biệt
có thể tiếp cận ngay với công nghệ nguồn trong nhập khẩu thiết bị công nghệ,
kỹ thuật cao trong cho yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế và hiện đại hóa đất nước, mà không nhất thiết phải đến tận Châu Âu, Bắc Mỹ hay bất cứ một nơi xa xôi nào khác trên thế giới
Cơ cấu nhập khẩu
Với đặc điểm là một nền kinh tế đang trong giai đoạn quá độ, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu một số lượng lớn hàng hóa thiết bị để phục vụ cho sản xuất kinh doanh Những mặt hàng mà chúng ta nhập về từ thị trường Singapo chủ yếu nằm trong nhóm máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu, xăng dầu tinh lọc Kim ngạch của nhóm hàng hóa nhập khẩu này qua các năm đều là những mặt hàng thuộc thế mạnh của quốc gia này như sản phẩm của công nghiệp lọc dầu, hàng điện tử, máy móc thiết bị
Xăng dầu tinh lọc là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch nhập khẩu của ta từ Singapo, luôn ở mức xấp xỉ 30% tổng kim ngạch nhập khẩu với Singapo Năm 1995, con số tuyệt đối là 854,456 triệu S$ tăng 32,1% so với năm trước, năm 1996 là năm có kim ngạch thấp nhất trong giai đoạn này, giảm 26,0% so với năm 1995 Năm 1997, 1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh
tế khu vực, mức tăng về kim ngạch là không đáng kể, con số này lần lượt là 1,0% và 0,5% Từ năm 1999, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm này lại đạt mức 834,626 triệu S$ (tức là tăng 30%) và năm 2000 là năm có mức tăng cao nhất - 81,7% Năm 2001, kim ngạch giảm 5,09% đạt 1.439,009 triệu S$ [14]
Sự tăng giảm kim ngạch phụ thuộc khá nhiều vào một nguyên nhân khách quan là giá dầu mỏ trên thế giới biến động thất thường do những bất ổn về chính trị ở khu vực Trung Đông Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt
Trang 26Nam, khối lượng nhập khẩu xăng dầu tinh lọc của ta vẫn tăng đều qua các năm trong giai đoạn 1995 - 2001 Chính mặt hàng này đóng góp một phần lớn vào tỷ
lệ nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Singapo
Mặt hàng có kim ngạch lớn thứ hai là nguyên liệu sản xuất thuốc lá Năm 1996
- 1997 kim ngạch của mặt hàng này đột ngột giảm xuống, nhưng từ năm 1998 trở đi lại tăng trưởng liên tục, năm 2001 kim ngạch đạt tới 309,52 triệu S$
Mặt hàng thứ 3 có kim ngạch nhập khẩu trên 100 triệu S$ trong năm 2001
là linh kiện thiết bị xây dựng dân dụng Từ năm 1995, kim ngạch của mặt hàng này đã là 119,995 triệu S$, những năm sau đó kim ngạch tăng giảm phức tạp Hai năm 1996 - 1997, kim ngạch liên tục giảm sút trong khi đó năm 1998 mặc
dù có sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế song lại có mức tăng 44,4% Sau khi giảm mạnh năm 1999 (-33%) năm 2000 và 2001 liên tục đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch tới 41,2% và 70,6% nâng kim ngạch năm 2001 tới trên 132 triệu S$ Nhìn chung, mặt hàng này tăng giảm không theo ảnh hưởng khách quan của nền kinh tế thế giới và khu vực, mà ngày càng có xu hướng tăng lên
do nhu cầu xây dựng của kinh tế Việt Nam [14]
Một mặt hàng công nghệ cao là thiết bị xử lý dữ liệu có mức tăng trưởng kim ngạch đều đặn và ổn định qua các năm trong giai đoạn này Năm 1995, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng hóa này mới chỉ là 62,062 triệu S%; đến năm 2001
đã tăng khoảng 2,5 lần đạt kim ngạch 154,549 triệu S$ Singapo là một nước có nền công nghệ thông tin vào loại phát triển cao trên thế giới Việt Nam cũng đang cố gắng nắm bắt những kỹ thuật tiên tiến này để phục vụ cho phát triển kinh tế Do vậy, trong tương lai kim ngạch của nhóm mặt hàng này sẽ còn tăng cao hơn nữa [14]
Ngoài ra, nhóm sản phẩm linh kiện máy văn phòng và các sản phẩm dầu phụ là một trong những mặt hàng có mức tăng kim ngạch nhập khẩu ổn định
Từ năm 1995 đến năm 2001, duy chỉ trong năm 1999 trong xu hướng giảm sút chung của tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Singapo, kim ngạch hai mặt hàng này mới giảm sút chút ít -1,3% và -4,0% (so với -33% của linh kiện thiết bị xây dựng) Năm 2001 kim ngạch của cả hai mặt hàng này đều đạt mức
Trang 27trên 77 triệu S$, cụ thể sản phẩm dầu phụ là 77,068 triệu S$ (tăng 52,92% so với 2000), linh kiện máy văn phòng là 79,784 triệu S$ [14]
Những mặt hàng điện tử khác như van điện tử, thiết bị mạch điện, thiết bị điện trong năm 2001 đều giảm mạnh, lần lượt là -17,29%, -26,74%, -31,89% Nguyên nhân chủ yếu là do những khó khăn trong nền kinh tế của Singapo Năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapo với thế giới sụt giảm do nhu cầu bên ngoài đóng vai trò chủ chốt trong thương mại quốc tế Singapo, chủ yếu
là hàng điện tử đã bị suy giảm và chưa có dấu hiệu hồi phục Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/09/2001 là một đòn giáng trực tiếp vào nền kinh tế Singapo vốn đã suy yếu do xuất khẩu ngừng trệ Trong hai tháng cuối năm 2001, kinh tế Singapo có một chút dấu hiệu hồi phục do mức suy giảm xuất khẩu đã dịu xuống, nhưng triển vọng ngắn hạn đối với kinh tế Singapo phụ thuộc vào tốc độ phục hồi chậm chạm của các đối tác thương mại và nhu cầu của họ đối với các sản phẩm công nghệ của Singapo Trong tình hình đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam từ Singapo cũng sẽ có những biến động cùng chiều Mặt khác, thiết bị mạch điện và thiết bị điện cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu đầy triển vọng của ta sang Singapo, do đó đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của thị trường trong nước Việc nhập khẩu nhóm mặt hàng này trong tương lai sẽ giảm xuống, giành ngoại tệ cho việc nhập khẩu những mặt hàng khác cần thiết hơn
Thiết bị viễn thông từ năm 1995 đến năm 2001 tuy có sụt giảm -18,9% năm 1997 và -35,8% năm 1999 nhưng các năm còn lại đều tăng trưởng mạnh
mẽ Năm 1996 kim ngạch 17,3%, năm 1998 kim ngạch tăng 37,9% đến năm
2000 tăng 23,7% và năm 2001 kim ngạch đạt 61,1 triệu S$ tăng 11,02% so với kim ngạch năm trước [14]
Có thể thấy trong cơ cấu nhập khẩu hàng hóa từ Singapo, nhóm các mặt hàng máy móc thiết bị điện tử chiếm một phần khá lớn Đây là những mặt hàng công nghiệp có giá trị cao nên kim ngạch cũng lớn, điều này đã dẫn đến tình trạng nhập siêu của Việt Nam đối với thị trường Singapo Một điều đáng nói nữa là hàng hóa nhập từ Singapo chủ yếu đưa vào phục vụ cho nhu cầu tiêu
Trang 28dùng dân dụng hoặc nguyên nhiên liệu cho sản xuất, chưa phải là những máy móc công nghệ có tác dụng góp phần vào thay đổi nền sản xuất trong nước Ngoài những mặt hàng đã kể trên, Singapo còn xuất sang Việt nam một số sản phẩm khác như:
Các ấn phẩm (kim ngạch năm 2001 lớn hơn 67,677 triệu S$ tăng 663,8%
so với 2000); linh kiện và dụng cụ âm nhạc (năm 2000 đạt 73,823 triệu S$ tăng 501,5%; năm 2001 giảm -11,7% còn khoảng 56,586 triệu S$); nhôm (năm 2000 nhập 43,686 triệu S$ tăng 19,6%; năm 2001 kim ngạch trên 51,067 triệu S$ tăng 28,2%); đồ gia dụng (năm 2000 nhập 35,080 triệu S$ tăng 24%, năm 2001 đạt khoảng 41,588 triệu S$ tăng 33,9% so với cùng kỳ 2000); các mặt hàng về nhiếp ảnh (năm 2000 kim ngạch 38,324 triệu S$ tăng 37,7%; năm 2001 là khoảng 32,859 giảm -0,2% so với cùng kỳ năm 2000); dụng cụ đo lường (năm
2000 là 19,060 triệu S$ giảm -28,8%; năm 2001 khoảng 28,181 triệu S$ tăng 67,4% so với cùng kỳ năm trước); các mặt hàng về giấy (năm 2000 đạt 23,960 triệu S$ giảm -11,4%; năm 2001 khoảng 26,433 triệu S$ tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2000); thiết bị sấy và làm lạnh (năm 2000 đạt 21,992 triệu S$ tăng 9,9%; năm 2001 tăng 29,9% với kim ngạch khoảng 26.069 triêu S$); các sản phẩm hóa học (năm 2000 nhập 16,863 triệu S$ tăng 3,9%; năm 2001 khoảng 24,957 triệu S$ tăng tới 62,4% so với cùng kỳ năm trước)
(Số liệu năm 2001 tính từ tháng 1 đến hết tháng 11) [14]
1.3.2 Hình thức đầu tư
Về hình thức đầu tư, trong những năm vừa qua, Singapo đầu tư vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức xí nghiệp liên doanh, ngoài ra còn có xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trong 3 hình thức đầu tư, thì hình thức liên doanh hiện có tỉ trọng lớn nhất, với tổng vốn đăng kí trên 5,61 tỉ USD, tuy đến nay vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 29% tổng vốn đăng kí nhưng là nơi đem lại cho nhà đầu tư doanh thu rất lớn bằng 1,53 lần vốn thực hiện
Trong số các dự án đầu tư theo hình thức này, có thể kể đến Công ty Liên doanh nhà máy bia Heineken tại thành phố Hồ Chí Minh là một trong những dự
Trang 29án kinh doanh có hiệu quả của Singapo Với vốn đầu tư đăng kí 93 triệu USD (bằng vốn thực hiện) cho đến nay doanh thu của bia Heineken là 924 triệu USD, tạo việc làm cho 528 lao động Việt Nam
Liên doanh Hanoi Heritage Hotel đã có tổng doanh thu lũy kế gần 6 triệu USD sau gần 9 năm hoạt động kinh doanh So với vồn đầu tư thực hiện chưa đầy 2,7 triệu USD, kết quả đó thật đáng khích lệ Đây là dự án liên doanh được cấp giấy phép tháng 2 năm 1993 với số vốn đăng kí không lớn khoảng 3,5 triệu USD Một liên doanh khách sạn khác có vốn đầu tư của Singapo, khách sạn 3 sao Việt - Sing tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ với số vốn đăng kí 3,2 triệu USD, nhưng đã thực hiện hơn 3,8 triệu USD với tổng doanh thu trên 11 triệu USD Dầu thực vật Cái Lân là dự án đầu tư ở Quảng Ninh có số vốn đăng ký khá lớn 39,1 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 29,6 triệu USD song đã đạt doanh thu lũy kế tới 223,7 triệu USD giải quyết được 550 lao động trực tiếp Đây là một trong những dự án vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa đạt hiệu quả về mặt
xã hội tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động Ngoài ra còn phải kể đến dự án thép Natsteel Vina ở Thái Nguyên có vốn đăng kí và vốn đầu
tư hơn 21 triệu USD, đạt doanh thu 155 triệu USD, sử dụng 190 lao động Việt Nam Công ty Merrcedes-Benz Việt Nam vốn đăng kí 70 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện 31,3 triệu USD doanh thu 126 triệu USD, số lượng lao động là 310 người Sơn Nippon Paint vốn đầu tư thực hiện là 4,7 triệu USD đạt doanh thu lũy kế 32 triệu USD sử dụng 200 lao động Đây là những dự án liên doanh mà các tập đoàn, các công ty đa quốc gia không đầu tư trực tiếp từ nước mình mà thông qua chi nhánh, công ty con tại Singapo đầu tư vào Việt Nam
Cùng với các dự án đầu tư của các công ty đa quốc gia (MNC), các công ty nội địa của Singapo cũng tham gia tích cực vào hoạt động đầu tư vào Việt Nam Điển hình là công ty TNHH kinh doanh bất động sản Straits Steamship Land Limited Từ năm 1995, công ty này đã liên doanh với Công ty Khách sạn và Du lịch công đoàn Hà Nội đầu tư xây dựng khu nhà nghỉ tổng hợp Hoàng Viên tại Quảng Bá, Hồ Tây (phía Singapo cung cấp 70% nguồn vốn - 51 triệu USD) Dự
án đã cung cấp khoảng 300 phòng nghỉ với tiêu chuẩn quốc tế, 155 căn hộ cao