Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam & Mỹ

40 652 2
Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam & Mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam & Mỹ

LỜI NÓI ĐẦUTrong số các xu hướng mang tính toàn cầu nổi lên trong mấy thập niên gần đây, xu hướng chủ đạo thường được đề cập đến là toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá, trên thực tế là xu hướng được khởi xướng từ các nước phát triển. Nhưng cho đến nay nó đã và đang kéo tất cả các nước, kể cả các nước chậm phát triển nhất vào quỹ đạo của mình như một tất yếu lịch sử. Nó đang thiết định những nguyên tắc mới của cuộc chơi trên bàn cờ thế giới cho tất cả các nước mà không phân biệt lớn hay nhỏ, phát triển hay kém phát triển. Cũng vậy, MỹViệt Nam không nằm ngoài "cuộc chơi" này.Đối với nước ta, với bước chuyển sang hệ thống kinh tế thị trường mở cửa, xu hướng này cũng đang tác động rất mạnh, có ảnh hưởng to lớn và toàn diện đến tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế-chính trị-xã hội. Trong đó, việc thiết lập quan hệ thương mại với Mỹ- một siêu cường kinh tế thế giới đang là một trong những vấn đề bức xúc cần thúc đẩy.Về phía Mỹ, sau hơn 20 năm áp đặt lệnh cấm vận kinh tế và tuyệt giao mối quan hệ với Việt Nam, đến nay Mỹ đã dần tháo bỏ những bức tường cấm đó để thực hiện quá trình bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trong đó mục tiêu kinh tế được coi là cơ sở, nền tảng chủ yếu trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, đồng thời đây cũng là kết quả tất yếu khách quan của tiến trình toàn cầu hoá đang được thúc đẩy ngày càng mạnh mẽ.Do từ khi kết thúc chiến tranh năm 1975 đến năm 1991, mối quan hệ Việt Mỹ hầu như bị lãng quên nên trong bản luận văn này, người viết muốn phân tích về mối quan hệ đó từ năm 1991 đến 1 nay, bắt đầu từ mối quan hệ ngoại giao đến việc ký kết các hiệp ước kinh tế, tháo gỡ các rào cản thương mại và tài chính và việc ký kết một hiệp định thương mại cũng như những triển vọng của mối quan hệ này.Trong quá trình làm tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn đọc.2 CHƯƠNG ISỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT-MỸ Hiện nay trong chiến lược toàn cầu của mình, Mỹ đã có những thayđổi lớn theo hướng tập trung phát triển kinh tế. Trong bối cảnh Châu Âu -một địa bàn giao lưu kinh tế truyền thống đang có xu hướng phát triển ôn hoà thì một Châu Á năng động đầy hấp dẫn đã thu hút được ngày càng nhiều sự quan tâm của Oasinhtơn.I.Vị thế của Châu Á và chính sách của Mỹ .1.1 Châu Á khu vực kinh tế phát triển năng động và tiềm tàng của một trung tâm kinh tế thế giới. Khu vực Châu Á sẽ khắc phục được khó khăn trước mắt và tiếp tục phát triển năng động, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới."Các nền kinh tế Châu Á chắc chắn sẽ phát triển và thịnh vượng, cũng như sẽ tạo ra những sự thần kỳ mới về phát triển kinh tế". Đó là lời phát biểu tại hội nghị cấp cao các doanh nghiệp của ASEAN tại Kualalumpur của Bộ trưởng bộ ngoaị thương Trung Quốc Thạch Quảng Sinh tháng 4/2000. Ông cũng cho rằng khu vực Đông Á có thể lại tạo ra một sự thần kỳ mới về kinh tế nếu các nước trong khu vực này rút ra được những bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế từ năm 1997. Châu Á, với Nhật Bản nổi lên không những như một nền kinh tế thống trị khu vực mà còn là một cực của thế giới, cùng những nền kinh tế mới CNH (Nies) Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan đang vươn lên đầy thách thức với các cường quốc kinh tế trong khu vực và thế giới, theo sau đó sự trỗi dậy của "các con rồng nhỏ" Thái lan, Malaixia, Indonêxia. Đặc biệt là sự góp mặt của Trung Quốc _ một tiềm năng kinh 3 tế đang bùng nổ và là một sự cạnh tranh nguy hiểm cho bất cứ một cực kinh tế thế giới nào trong tương lai. Với kết cấu 3 tầng như vậy, Nước Phát triển ( Nhật Bản), các nền kinh tế mới CNH (NIEs), các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước đang phát triển khác- đang kết tạo thành mô hình " đàn sếu bay" trong đó Nhật Bản là con chim đầu đàn. Một số nhà khoa học còn cho rằng Châu Á có khả năng trong "Kịch Bản Châu Á" tức là ra đời khối Châu Á hoạt động trong khuôn khổ 'đồng yên'. Theo thực định, " Kịch Bản Châu Á" được hình thành do hai hướng phát triển kinh tế chính trị : Một hướng do các nguyên nhân bên ngoài tạo ra và một hướng khác do tiến trình của các sự kiện bên trong sinh ra. Thứ nhất, các mâu thuẫn thương mại giữ một bên là Đông Á, một bên là Mỹ và Tây Âu đã đạt đến độ gay gắt trong đó Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á, Đông Nam Á luôn nêu cao chủ nghĩa khu vực. Thứ hai, thương mại bên trong khu vực và các dòng đầu tư qua lại đang được tăng cường đến mức tất yếu là cơ sở cho dòng liên kết chính trị. Trong trường hợp đó, một chính sách chung sẽ được đưa ra và hoạt động phù hợp với tổ chức thương mại thế giới (WTO) , bao quát tất cả các lĩnh vực thương mại, hoạt động đầu tư và kinh tế vĩ mô mà điều này cuối cùng sẽ dẫn đến hình thành khu vực tự do Đông Á hoặc thị trường chung Đông Á. Hơn nữa, một lý do thúc đẩy quan hệ kinh tế quốc tế, mậu dịch nội khu vực phát triển mạnh mẽ cũng được giải thích bằng sự không đồng đều về trình độ phát triển giữa các nước trong khu vực. Nó có nghĩa là mô hình phân công lao động nhiều tầng đã được các nước trong khu vực, đặc biệt nước đang phát triển, khai thác bằng cách thực hiện chiến lược mở cửa nền kinh tế thu hút công nghệ cao và phát huy những thế lợi so sánh của mình. Do đó, trong những năm qua buôn bán giữa các nước Đông Á với nhau, giữa Đông Á với các nước khác trong khu vực Châu Á -Thái bình Dương đã trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển của cả khu vực. Các 4 Công ty xuyên quốc gia chuyển trọng tâm chiến lược đầu tư vào Đông Á. Tỷ Trọng mậu dịch giữa các nước trong khu vực đã tăng từ 37% đến 40% trong những năm trước khủng hoảng. Cùng với xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá trên thế giới, châu Á cũng hình thành nhiều chương trình hợp tác kinh tế khu vực và tiểu khu vực: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN , vùng kinh tế Đông Á, vùng kinh tế Đông Bắc Á, vùng kinh tế Hoàng Hà, Hoa Nam, các tam giác, tứ giác tăng trưởng giữa các nước ASEAN. Vừa qua, Châu Á phải trải qua một cơn lốc khủng hoảng tài chính kinh tế nhưng cho đến nay kinh tế các nước Châu Á hầu như đã vượt qua khủng hoảng nhanh hơn dự kiến và đang trên đà phục hồi vững chắc. Ngoài Trung Quốc, Đài Loan, Niudilân, Ấn Độ tránh được tác động lớn của cuộc khủng hoảng thì mức tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển đạt 3,4% trong năm 1999 so với mức 1,9% trong năm 1998 và đã vượt qua khỏi thời kỳ tồi tệ nhất, hứa hẹn một tương lai phát triển rực rỡ hơn.• Châu Á-khu vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới.• Theo ngân hàng thế giới (WB), năm 1995 Đông Á nhận được 54 tỷ USD FDI đầu tư vào nhóm các nước có thu nhập thấp và trung bình. Nước nhận FDI lớn nhất là Trung Quốc với hơn 38 tỷ USD trong năm 1995 so với 28 tỷ USD năm 1993, chiếm 42% tổng FDI vào các nước có thu nhập thấp và trung bình của thế giới, gấp hơn 6 lần nước nhận FDI lớn thứ 2 là Malaixia. Năm 1996, FDI vào Trung Quốc lên tới 40 tỷ USD, tăng 15% so với năm 1995.Theo báo cáo của tổ chức ngoại thương Nhật Bản( JETRO), FDI của thế giới vào các nước đang phát triển tăng với mức 2 con số trong mấy năm qua, trong đó hơn 60% vốn đầu tư đó đã được đổ vào khu vực Đông Á.5 • Trong 2 năm 1987 và 1988 dòng vốn đổ vào các nước Châu Á đàn phát triển chỉ khoảng 30 đến 40 tỷ USD /năm. Nhưng đến năm 1996 con số này lên tới gần 300 tỷ USD /năm. Điều đó càng khẳng định mạnh mẽ nhận định của UNCTAD : " tầm vóc ngày càng lớn và sự năng động của Châu Á đang phát triển đã làm cho khu vực này ngày càng trở nên quan trọng đối với các công ty siêu quốc gia, đối với các thị trường rộng mở hay để khai thác các nguồn tài nguyên hữu hình và vô hình của khu vực này cho mạng lưới sản xuất của thế giới. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính 1997 trở thành nguyên nhân dẫn đến sự mở cửa trưở lại cho đầu tư trực tiếp nước ngoài mạng mẽ hơn rất nhiều. Chỉ riêng trong năm 1998, Hàn Quốc đã nhận được 8 tỷ USD _ FDI, Thái Lan cũng nhận được 8 tỷ USD chiếm gần 8% GNP. Đến năm 2000, Châu Á ( không kể Nhật Bản) có khả năng đuổi kịp và vượt Tây Âu về thu hút FDI. Các nghành chế tạo, đặc biệt là nghành viễn thông và kỹ thuật thông tin sẽ là những nghành dẫn đầu về thu hút FDI vaò năm 2000.1.2 Lợi ích của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, đặc biệt B.Clinton lên nắm quyền, vấn đề kinh tế đã được các nhà lãnh đạo Mỹ coi là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình. Họ đã đưa ra một khái niệm mới về an ninh quốc gia - an ninh kinh tế và chọn khu vực Châu Á - Thái bình Dương làm nòng cốt. Thứ nhất, tiềm năng tăng trưởng cao, liên tục của Đông Á ( trung bình 7% từ năm 1965 - 1993) theo mô hình hướng về xuất khẩu đã mở rộng quan hệ mậu dịch với phần còn lại của thế giới. Khu vực này được đánh giá là trung tâm tiêu thụ lớn nhất, đang dẫn đầu trong cuộc chạy đua toàn cầu vào thế kỷ 21. Hơn nữa, việc trao đổi dịch vụ giữ hai bờ Thái bình 6 dương rất sôi động. So với các nước Châu Á ven bờ thái bình dương, Mỹ là nước có lợi thế so sánh về xuất khẩu và dịch vụ. Vì vậy, nếu nhập khẩu dịch vụ từ Mỹ, các nước này sẽ có điều kiện tiết kiệm được các nguồn của sự tăng trưởng bền vững mà Mỹ theo đuôỉ để bước vào thế kỷ 21. Hiện nay Châu Á thái bình dương chiếm 1/2 GNP và 40% ngoại thương thế giới. Nếu năm 1980, tổng kim nghạch trao đổi mậu dịch của Mỹ với khu vực Châu Á-Thái bình Dương đạt xấp xỉ mức buôn bán với Tây Âu thì năm 1991 chỉ số đó đã vượt 40% so với mức buôn bán Mỹ-Tây Âu đạt 315 tỷ USD. Thứ hai, Châu Á- Thái bình Dương rất quan tâm đến việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế nền tảng để phát triển các ngành dịch vụ liên quan, tạo tiền đề sản xuất, chuyển giao công nghệ. Đây là cơ hội lớn để Mỹ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư thông qua hàng loạt các dự án đầu tư của các công ty, tập đoàn có thế lực về kinh tế, thực hiện sự bành trướng sức mạnh về kinh tế và nâng cao uy tín chính trị của Mỹ tại khu vực. Ngoài ra, lợi ích của Mỹ tại Châu Á- Thái Bình Dương cũng không nằm ngoài hình thức viện trợ và cho vay vốn với quy mô lớn, lãi suất hạ để đặt điều kiện về chính trị kinh tế trói buộc các nước đang phát triển vào quỹ đạo điều khiển của mình. Thứ ba, Châu Á -Thái Bình Dương đối với Mỹ cũng là nơi đắc địa để phát huy lợi thế so sánh, di chuyển tư bản, nâng cao năng suất và quan trọng có thể khắc phục phần nào tình trạng lão hoá sản phẩm bằng cách chuyển các ngành nghề tương đối lạc hậu sang nước này, để thay thế vào đó bằng sự bứt phá mới về công nghệ hiện đại, phát huy tối đa sản xuất trong nước. Thứ tư, Châu Á với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan đều có xu hướng chú trọng tới việc tạo nền tảng công nghệ riêng của mình. Điều này có lợi ích không nhỏ đối với Mỹ trong việc trao đổi hợp tác để có được tính đa dạng khi tiếp cận với các kỹ thuật mới bên 7 ngoài nước Mỹ mà vẫn giảm thiểu được các chi phí R&D và những rủi ro khác. Châu Á-Thái Bình Dương luôn là tiềm tàng những lợi ích to lớn về kinh tế-chính trị-thương mạiMỹ hằng theo đuổi. Để phát huy mạnh mẽ " mảnh đất" được coi là"không có nơi nào quan trọng hơn khi Mỹ tiến hành khôi phục nền kinh tế của mình", Mỹ luôn cố gắng duy trì sự cân bằng lực lượng trong khu vực, dùng các liên minh quân sự, căn cứ quân sự để ngăn chặn một cách có hiệu quả các nguy cơ gây bất ổn trong khu vực. Đây cũng là một ý nghĩa chiến lược to lớn về mặt địa lý _chính trị đối với Hoa Kỳ.1.3 Chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương trong chiến lược toàn cầuMỹ. Chiến lược toàn cầu của Mỹ với căn cứ chính là lục địa Châu Mỹ xuất kích hướng ra Thái bình Dương và Đại Tây Dương để xây dựng một chiến lược bá chủ toàn cầu. Châu Âu, châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông đều là trọng điểm chiến lược ngoại giao của Mỹ. Chiến lược này được thực thi với tên gọi "cam kết và mở rộng", lấy dân chủ hoá toàn cầu làm nội dung chủ yếu và dùng an ninh kinh tế cùng với thực lực quân sự làm hậu thuẫn, tham dự và mở rộng các công việc quốc tế và khu vực, từ đó thựch hiện vai trò lãnh đạo thé giới của Mỹ Như vậy, chiến lược châu á thái bình dương là sự triển khai chiến lược toàn cầu này, mang đầy đủ tính chất và mục tiêu mà Mỹ theo đuổi. Nội dung của Chiến lược bao gồm: • Tăng cường quan hệ an ninh: Trong lĩnh vực an ninh, quân sự, chính quyền Oashinhton duy trì các mối quan hệ an ninh với các nước đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philipin, Australia, trong đó hợp tác an ninh Mỹ , Nhật có tầm quan trọng số một.• Đẩy mạnh các hoạt động thương mại và liên kết kinh tế:8 • Củng Cố quan hệ đồng minh với Nhật Bản• Cải thiện và phát triển quan hệ với Trung Quốc.II. Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam: Quan hệ Hoa kỳ và Việt Nam quan hệ giữ một nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới với một nước đang phát triển nằm khiêm tốn trên bán đảo Đông Dương thuộc Đông Nam Á với diện tích bằng 1/30 diện tích Hoa Kỳ, GNP bằng 1/360 GNP Hoa Kỳ, GNP đầu người bằng 1/100 GNP đầu người của Hoa kỳ. Gần 20 năm kể từ khi kết thúc cuộc chiến tranh năm 1975, Mỹ thực thi chính sách cấm vận Việt Nam về kinh tế với việc duy trì các đạo luật, chính sách kiềm chế sự phát triển của Việt Nam. Mối quan hệ Việt -Mỹ trong giai đoạn này chỉ là những thương lượng về tù binh chiến tranh. Cho đến năm 1991, khi tổng thống Clinton lên nắm quyền, với chương trình 5 điểm về kinh tế đối ngoại nhằm mục tiêu chính là ổn định nền kinh tế Mỹ và Thế giới, coi thương mại là nhân tố ưu tiên đối với an ninh Mỹ, tăng cường vai trò lãnh đạo của Mỹ trong giới tài chính quốc tế, mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển và Việt Nam cũng nằm trong chương trình này. Quán triệt tinh thần của bối cảnh mới trên chiến trường quốc tế, đối với Việt Nam, Mỹ tiến hành chuyển từ đối đầu sang đối thoại, "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai", mở rộng quan hệ ngoại giao để đẩy mục tiêu kinh tế lên hàng đầu như một sự triển khai để chiến lược toàn cầu của mình tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà Đông Nam Á là một tiêu điểm. Việt Nam với dân số gần 80 triệu người, trong đó nguồn nhân lực dồi dào cần cù, giá nhân công thấp, đội ngũ trí thức trẻ năng động, cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú chưa được khai thác, đặc biệt là tiềm năng về dầu mỏ, nông lâm hải sản quả là hứa hẹn về một thị trường tiêu thụ lớn khi mà mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, 9 nhu cầu tiêu dùng và thẩm mỹ ngày càng cao. Những lợi thế kinh tế kể trên đã thu hút mạnh mẽ giới kinh doanh quốc tế. Hơn nữa, sức hấp dẫn của thị trường này cũng được xét đến nhờ vị trí địa lý chính trị quan trọng khi Việt Nam nằm ở trung tâm của tuyến đường biển huyết mạch từ Bắc Á xuống Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Đối với Mỹ, Việt Nam còn có ý nghĩa địa lý -chính trị trong việc kiềm chế Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Namquân cảng chiến lược Cam Ranh, từ đó có thể khống chế một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á. Khoảng 3 tháng ( tính từ đầu tháng 10/1995) sau khi tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ, hội đồng thương mại Mỹ-Việt do Visginia Foot làm chủ tịch đã công bố một tài liệu ghi nhận rằng hiện nay Mỹ rất mong muốn được tham gia vào việc phát triển Việt Nam. Tuy dung lượng thị trường chưa được lớn mạnh và VN chưa phải là trọng tâm trong chiến lược Châu á Thái Bình Dương của Mỹ đối với Việt Nam tất yếu hướng tới nới lỏng cấm vận, bình thường hoá mối quan hệ, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.III Chính sách của Việt Nam đối với Hoa Kỳ và sự cần thiết phải thúc đẩy quan hệ Việt -Mỹ Khi tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố : " Giờ đây chúng ta có thể tiến tới một nền tảng chung. Bất kể những gì đã chia sẻ chúng ta trước đây, chúng ta hãy xếp vào quá khứ. Hãy để cho giờ phút này là một thời điểm để hàn gắn và thời điểm kiến tạo" thì cũng là lúc Việt Nam mở cửa đón nhận luồng gió mới của xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó việc " khép lại quá khứ , hướng tới tương lai " đối với Mỹ cũng nằm trong chiến lược này. Đó cũng là lúc cả hai nước đều ý thức được tiềm năng của việc bình thường hoá quan hệ và việc ký kết một hiệp định thương mại song phương giữa hai nước. Việc bình thường hoá được bắt đầu từ sự thiết lập mối quan hệ ngoại giao bằng cách đặt ĐSQ ở 10 [...]... hộ giới kinh doanh Mỹ xuất khẩu sang Việt nam và hoạt động tại Việt nam Đẩy mạnh quan hệ ngoại giao để tiến tới tăng cường hoạt động kinh tế, phát triển quan hệ kinh tế đưa quan hệ ngoại giao đén những bước xa hơn,trong đó thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại mang tính chất trọng yếu.Đó chính là mục tiêu của Chính phủ và Nhà nước Việt nam đáp ứng mong mỏi giới kinh doanh cũng như nhân dân Việt nam trong... sách của Mỹ đối với Việt Nam đang rất trùng hợp với định hướng mở cửa,thực hiện đa phương hoá,đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt nam. Hơn hết ,Việt nam muốn đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN và các nước trong khu vực Châu ÁThái Bình Dương.Hoa Kỹ thuộc quốc gia dẫn dắt APEC do đó phát triển quan hệ với Việt nam là vấn đề thuộc nội dung của chiến lược kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương của. .. quan hệ kinh tế thương mại Việt Mỹ sau khi ký kết hiệp định thương mại Triển vọng quan hệ thương mại Việt nam- Mỹ sau khi ký kết hiệp định sẽ rất lớn,phù hợp với tiềm năng và đòi hỏi của mỗi nước.Theo ông Peter Peterson-đại sứ Mỹ tại Việt nam- thì vấn đề khúc mắc nhất đang gây khó khăn cho hai nước trong nỗ lực đi đến ký kết hiệp định này có thể giải thích bằng một số lý do .Việt nam là một nước có nền kinh. .. độ của Mỹ để điều chỉnh các chính sách kinh tế đối ngoaị của mình Tầm vóc phát triển của nền kinh tế Mỹ như vậy thực sự là vượt quá xa so với nền kinh tế Việt Nam Khi nền kinh tế Mỹ đang dẫn dắt các nền kinh tế quốc tế bước vào giai đoạn CN hoá thứ tư thì Việt Nam mới bắt đầu bước vào những chặng đường đầu tiên của tiến trình CN hoá Xuất phát điểm muộn, thấp, lại vừa chuyển từ cơ chế tập trung quan. .. của Mỹ Việt nam cần có những chính sách mềm dẻo,linh hoạt phù hợp vơi nguyên tắc quốc tế đồng thời phù hợp hoàn cảnh thực tế của mình để có những bước đi thích hợp với tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt nam vào thế giới 2.2 Những điểm tương đồng trong chính sách kinh tế thương mại Việt- Mỹ 2.2.1.Hoa Kỳ và Việt nam có chung mục tiêu với một nền tảng cơ bản là thúc đẩy kinh tế thương mại làm chính,tạo... AFTA là sự biến đổi của WTO cho phù hợp với đặc điểm phát triển của ASEAN .Việt nam tham gia AFTA sẽ có điều kiện gia nhập WTO.Tuy vậy ,Mỹ sẽ đòi hỏi khắt khe đối với Việt nam khi dẫn những nguyên tắc này vào đàm phán với Việt nam về các hiệp định kinh tế thương mại. Đồng thời Mỹ phải xác lập một cơ chế chính sách thương mại mở ra một nền kinh tế thị trường đích thực khi quan hệ với Việt nam. Như vậy,Hoa Kỳ... các BTA mới hoàn tất với Campuchia và Lào, BTA Mỹ -VN sẽ khuyến khích sự ổn định khu vực thông qua việc hội nhập một cách êm ả Đông Dương vào cộng đồng toàn cầu và khu vực 12 Chương II: Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam Mỹ từ 1991đến nay I Lịch sử và thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt -Mỹ từ 1991 cho đến trước khi ký kết hiệp định thương mại 1.1 Giai đoạn trước khi bình thường hoá (1991-1994)... cuộc chiến Việt nam ,quan hệ thương mại Mỹ -Việt vẫn còn băng giá với việc Mỹ áp đặt cấm vận thương mại đối với Việt nam. Tiếp theo những bước đột phá tăng tiến trong cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 về vấn đề tù binh Mỹ( POW) và lính Mỹ mất tích(MIA) tại Việt nam, Oasinhton và Hà nội từng bước bình thường hoá quan hệ. Năm 1994,tiếp theo việc nới lỏng sơ bộ một số hạn chế,tổng thống dành cho Việt nam việc... vấn đề về người Mỹ mất tích và tù binh trong chiến tranh với việc bình thường hoá quan hệ kinh tế với Việt Nam, thậm chí chưa muốn thúc đẩy quan hệ thương mại với Việt Nam Do hiệp định thương mại chưa được ký kết, Việt Nam cũng chưa giành được quy chế tối huệ quốc đã làm cho XNK hàng hoá bị hạn chế và 22 các ngân hàng Hoa Kỳ chưa thật sự yên tâm hỗ trợ cho đầu tư của các CTy Mỹ Việt Nam Một trở ngại... khỏi của Mỹ một khi hiệp ước này đem lại lợi ích cho những công ty tư bản của Mỹ đầu tư vào Việt Nam Quan hệ thương mại song phương Việt Nam _Mỹ hiện nay chưa ngang tầm với tiềm năng dồi dào của hai nước, đồng thời chưa thực sự đáp ứng mong mỏi của giới kinh doanh nói riêng cũng như nhân dân hai nước nói chung Ví dụ nhóm hàng may mặc hàng năm Mỹ nhập khẩu trị giá chừng 30 tỷ USD nhưng hàng của Việt Nam . vực.12 Chương II: Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam và Mỹ từ 1991đến nayI Lịch sử và thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt -Mỹ từ 1991 cho đến. 1975, Mỹ thực thi chính sách cấm vận Việt Nam về kinh tế với việc duy trì các đạo luật, chính sách kiềm chế sự phát triển của Việt Nam. Mối quan hệ Việt -Mỹ

Ngày đăng: 28/01/2013, 14:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan