Những điểm tương đồng trong chính sách kinh tế thương mại Việt-Mỹ.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam & Mỹ (Trang 31 - 38)

II. Những điểm khác biệt và tương đồng trong chính sách kinh tế thương mại Việt Mỹ.

2.2.Những điểm tương đồng trong chính sách kinh tế thương mại Việt-Mỹ.

Việt-Mỹ.

2.2.1.Hoa Kỳ và Việt nam có chung mục tiêu với một nền tảng cơ bản là thúc đẩy kinh tế thương mại làm chính,tạo dựng cơ hội tham gia thị trường của nhau trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.

Phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam là một mắt khâu trong sự điều chỉnh chiến lược Châu Á -Thái Bình Dương của Mỹ khi mà hiện tạiViệt nam với việc gia nhập AFTA và tiến tới APEC đang là nhân tố có vai trò ảnh hưởng nhất định ở khu vực.Ngoài mục đích tận dụng các tiềm năng của thị trường Việt nam,Mỹ còn muốn nắm “vai trò lãnh đạo” ở một đất nước có vị trí an ninh chiến lược mà sau hàng chục năm bằng quân sự họ không thể nắm được.

Những chuyển động về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam đang rất trùng hợp với định hướng mở cửa,thực hiện đa phương hoá,đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt nam.Hơn hết,Việt nam muốn đẩy mạnh quan hệ với các nước ASEAN và các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.Hoa Kỹ thuộc quốc gia dẫn dắt APEC do đó phát triển quan hệ với Việt nam là vấn đề thuộc nội dung của chiến lược kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương của họ.

Về phần mình,Việt nam luôn mong muốn bình thường hoá các quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ.Thị trường Hoa Kỳ to lớn,công nghệ hiện đại,tri thức quản lý tiên tién là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của nhiều quốc gia trên thế giới.Kinh nghiệm quốc tế cho thấy,những quốc gia nào nhận được MFN của Mỹ đều nhanh chóng thực hiện thành công tiến trình công nghiệp hoá.

Thị trường Việt nam và Mỹ đều mới đối với cả hai bên.Nền kinh tế Việt nam thành công nằm trong sự quan tâm của Mỹ bởi Hoa Kỳ sẽ có thị trường mới để đầu tư và buôn bán đồng thời tăng cường ảnh hưởng với APEC.cũng như vậy,với việc Hoa Kỳ cởi bỏ các trở ngại và ký kết hiệp định thương mại,trao cho Việt nam quy chế tối huệ quốc,Việt nam sẽ có một thị trường xuất khẩu mới,một thị trường công nghệ và quản lý có ý nghĩa đặc biệt đối với việc thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá.

2.2.2.Đều là những nền kinh tế ở những trình độ khác nhau Việt nam và Mỹ có thể bổ sung cho nhau mà không làm phương hại đến lợi ích của nhau.

Nằm trong mói quan tâm của mình,Hoa Kỳ luôn đòi hỏi Việt nam phải có một nền kinh tế thị trường đích thực.Trên thực tế,Việt nam đã tạo được một môi trường đầu tư và thương mại thông thoáng,hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài.Theo đó mức độ rủi ro,mạo hiểm bị đẩy lùi.Việt

nam đang từng bước tuân thủ theo các quy chế quốc tế về tài chính,tiền tệ,di chuyển lao động,chuyển giao công nghệ,quyền sở hữu trí tuệ...Những cải cách này phần nào làm yên lòng các nhà đầu tư và thương mại nước ngoài và xác lập một cơ chế thị trường hoàn hảo hơn cho nền kinh tế Việt nam.

Tuy nhiên nền tảng của kinh tế thị trường Việt nam còn nhiều vấn đề cần giải quyết:hệ thống ngân hàng yếu kém,giấy phép kinh doanh còn phức tạp rủi ro cao trong kinh doanh nhưng tiềm năng lợi nhuận thấp,hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh...

Hiện tại sự bổ sung lẫn nhau của thị trường Việt nam và Mỹ được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau.Ví dụ việc xuất khẩu một số mặt hàng thuộc nhóm được miễn thuế suất như cà phê,chè,nông sản,hàng dệt may có giá trình thấp,những mặt hàng không mang tính cạnh tranh mà mang đặc tính bổ sung vào cơ cấu kinh tế của Mỹ.Nhìn chung,Việt nam chỉ có thể khai thác thị trường Mỹ bằng cách phát huy lợi thế của mình về nhân công rẻ,giá thành hạ,chất lượng hàng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Hoa Kỳ.Cũng có thể việc khai thác các ưu thế của thị trường Hoa kỳ về phần mềm máy tính và thị trường công nghệ khác,thu hút FDI của hoa Kỳ.Cấc công ty của Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi từ việc thụ hưởng các ưu đãi của AFTA nếu đầu tư vào Việt nam.Hoa Kỳ dễ dàng chấp nhận sự bổ sung này của Việt nam và theo đó Hoa Kỳ sẽ làm được những phần việc như đã làm với các nước NIEs Đông Á.

Ngoài ra,lợi ích Hoa Kỳ gắn liền với WTO và nếu Việt nam không tuân thủ các yêu cầu của WTO thì hai nước sẽ bị tổn hại về lợi ích.Tóm lại,điểm đồng nhất về lợi ích giữa các nền kinh tế thị trường tất yếu làm cho hai nước dễ dàng xích lại gần nhau và hợp tác với nhau một cách toàn diện.

III.Triển vọng quan hệ kinh tế thương mại Việt Mỹ sau khi ký kết hiệp định thương mại.

Triển vọng quan hệ thương mại Việt nam-Mỹ sau khi ký kết hiệp định sẽ rất lớn,phù hợp với tiềm năng và đòi hỏi của mỗi nước.Theo ông Peter Peterson-đại sứ Mỹ tại Việt nam-thì vấn đề khúc mắc nhất đang gây khó khăn cho hai nước trong nỗ lực đi đến ký kết hiệp định này có thể giải thích bằng một số lý do.Việt nam là một nước có nền kinh tế thị trường còn non trẻ.Việt nam mới chỉ đeo đuổi chính sách kinh tế thị trường tự do chưa đầy 10 năm nay.Vì thế,Việt nam còn cần phải xây dựng những cơ chế có thể giúp cho hệ thống kinh tể thị trường ở đây hoạt động hữu hiệu.Ngoài vấn đề thuế qua,Việt nam còn cần xét lại những vấn đề quan trọng khác có liên quan đến hàng rào mậu dịch ,những biện pháp hạn chế được áp dụng trong cac lĩnh vực kinh tế khác nhau trong đó có cả vấn đề liên quan đến dịch vụ,Sở dĩ Mỹ và Việt nam vẫn chưa đi đến một thoả hiệp như vậy là vì Việt nam còn cần phải tìm hiểu xem Mỹ sẽ phải thực thi những nghĩa vụ nào và liệu Việt nam có đủ khả năng để thihành những nghĩa vụ của mình hay không. ông Peter Peterson cũng cho rằng việc ông có thái độ lạc quan với viễn cảnh hình thành một hiệp định thương mại là có lý do.Mỹ và Việt nam đã gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp qua các cuộc thương thảo gần đây.Trong vòng đàm phán lần thứ 7 diễn ra vào tháng 3 năm 1999,Mỹ và Việt nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể ngay cả khi phải giải quyết những vấn đề gay go như vấn đề bản quyền và tài sản trí tuệ.Vòng đàm phán thứ 8 vào tháng 6 năm 1999 cũng kết thúc với việc thu hẹp đáng kể nhiều vấn đề tồn tại.Trả lời phỏng vấn về lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm,ông này lại cho rằng ngững cơ sở tài chính ở Việt nam hiện vẫn còn rất non nớt và phải khá lâu nưã mới có thể sánh ngang hàng với những hệ thống tài chính quốc tế.Chính vì thế,Mỹ sẽ đòi hỏi Việt nam phải củng cố các cơ sở tài chính để có thể cạnh tranh tren trường quốc tế.Như vậy trong tương lai,Việt nam sẽ phải cho phép

những cơ sở tài chính cũng như các hãng bảo hiểm của nước ngoài vào làm ăn tại Việt nam.Trên thực tế,hiện nay nhiều ngân hàng nước ngoài ở việt nam sẵn sàng cung ứng nhiều dịch vụ hơn một khi Mỹ và Việt nam ký kết bảng hiệp ước giao thương và họ có thêm điều kiện dẽ dàng cho công việc kinh doanh của mình.Hơn nữa,với BTA,chi phí hàng hoá và dịch vụ ở Việt nam sẽ giảm theo tỉ lệ thu nhập trung bình của công nhân tương đương với mức này ở các nước đối tác thương mại khác.Doanh thu thuế sẽ tăng do kinh doanh phát triển,tạo điều kiện chi nhiều hơn cho giáo dục,y tế đường xá,nhà máy lọc nước và điện lực cho người dân.

Ngoài ra,việt nam có thể hưởng chế độ thuế quan phổ cập(GSP) của Mỹ.Như đã biết,đây là chế độ ưu đãi mà Mỹ dành cho các nước đang phát triển,có chế độ ưu đãi trên đơn phương không ràng buộc điều kiện có đi có lại như MFN.Nội dung của GSP là miễn thuế hoàn toàn hoặc ưu đãi thuế suất thấp.Xét về nhiều mặt,nó còn có lợi hơn cả MFN.

Tiềm năng cua hai nước trong quan hệ thương mại nói riêng,kinh tế nói chung còn nhiều điều cần phát huy.Việc đàm phánký kết hiệp định thương mại toàn diện là bước đi quan trọng và tất yếu trong quá trình bình thường hoá quan hệ kinh tế vì lợi ích của cả hai nước.Đạt tới mục tiêu đó,cả hai bên đều phải có những cố gắng vượt bậc để vượt qua những trở ngại.Đòi hỏi chung hiện nay là phải nhượng bộ và hiểu biết lẫn nhau,cùng thể hiện thiện trí,khắc phục những khác biệt về văn hoá và luật pháp,tìm giải pháp thích hợp cho một hiệp định toàn diện mà hai bên đều chấp nhận được.

Kết luận

Trong gần hai thập kỷ sau cuộc chiến Việt nam,quan hệ thương mại Mỹ-Việt vẫn còn băng giá với việc Mỹ áp đặt cấm vận thương mại đối với Việt nam.Tiếp theo những bước đột phá tăng tiến trong cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 về vấn đề tù binh Mỹ(POW) và lính Mỹ mất tích(MIA) tại Việt nam,Oasinhton và Hà nội từng bước bình thường hoá quan hệ.Năm 1994,tiếp theo việc nới lỏng sơ bộ một số hạn chế,tổng thống dành cho Việt nam việc miễn áp dụng các điều khoản của luật sửa đổi Jackson Vanik (bao gồm trong đạo luật thương mại năm 1974,mục IV,khoản 402)một luật cấm tổng thống khôi phục quy chế MFN cho các nước XHCN cũ được lựa chọn nếu không đáp ứng được những yêu cầu nhất định liên quan đến tự do cư trú.trong hai năm 1998&1999,hai viện của Quốc hội đã đánh bại các quyết định phủ quyết việc miễn áp dụng của tổng thống,mở đường cho OPIC và EXIMBANK ủng hộ giới kinh doanh Mỹ xuất khẩu sang Việt nam và hoạt động tại Việt nam.

Đẩy mạnh quan hệ ngoại giao để tiến tới tăng cường hoạt động kinh tế,phát triển quan hệ kinh tế đưa quan hệ ngoại giao đén những bước xa hơn,trong đó thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại mang tính chất trọng yếu.Đó chính là mục tiêu của Chính phủ và Nhà nước Việt nam đáp ứng mong mỏi giới kinh doanh cũng như nhân dân Việt nam trong mối quan hệ với Mỹ,cũng là mục tiêu của Hoa kỳ trong chiến lược kinh tế Châu á-Thái Bình Dương và một phần chiến lược kinh tế toàn cầu.

Tuy thực trạng mối quan hệ đó hiện nay chưa đạt được những điều mà cả hai bên mong muốn và còn nhiều vấn đề chưa được

giải quyết nhưng chắc chắn trong tương lai,những thành tựu đạt được còn rực rỡ hơn.tuy nhịp độ phát triển kinh tế mấy năm qua bị chựng lại nhưng trong thời gian tới khi mà Việt nam ký được hiệp định thương mại,chế độ NTR được thiết lập và một số vấn đề khác được giả toả thì nhất thiết Việt nam có thể tiến vào thế kỷ 21 trong một tư thế vững chắc hơn,dồi dào sinh lực hơn,hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách bình đẳng và ngang sức hơn hiện nay.

Điều đó có thể thành hiện thực hay không một phần phụ thuộc vào nỗ lực của phía Mỹ và một phần lớn khác phụ thuộc vào sự cố gắng hết mình của phía Việt nam,trong chủ trương quyết sách,sự thông minh sáng suốt của hàng ngũ lãnh đạo là yếu tố quan trọng hàng đầu.Cũng phải nói rằng việc thực hiện này không thể một sớm một chièu mà cần phải có thời gian trong ddó mỗi bước thu được rất ít thành tựu.Liệu mối quan hệ Việt-Mỹ nói riêng và quan hệ Việt nam với các nước,các khối kinh tế khác nói chung có mang lại hiệu quả tối đa hay không còn phụ thuộc vào tiềm năng có được phát huy tối đa và nhược điểm có được khắc phục tối đa hay không.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam & Mỹ (Trang 31 - 38)