Sự khác biệt giữa một nền kinh tế thị trường phát triển vớimột nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam & Mỹ (Trang 27 - 31)

II. Những điểm khác biệt và tương đồng trong chính sách kinh tế thương mại Việt Mỹ.

2.1.1. Sự khác biệt giữa một nền kinh tế thị trường phát triển vớimột nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị

nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, có xuất phát thấp và đang trong thời kỳ đầu của tiến trình công nghiệp hoá.

Đây là vấn đề nổi trội nhất và hết sức quan trọng trong việc tạo lập các quan hệ hợp tác đích thực. Bởi lẽ, chính sách kinh tế thương mại đều được quy định bởi mô thức phát triển, tính chất và trình độ của sức sản xuất, vai trò và vị thế của chúng trong nền kinh tế thế giới. Chính sách kinh tế thương mại của Mỹ mang đặc tính chi phối thế giới và các xu hướng phát triển quốc tế. Điều này được quy định bởi đặc điểm và tiềm lực của nền kinh tế Mỹ. Thứ nhất, Hoa kỳ là một nền kinh tế hùng hậu và hiệu quả nhất. Năm 1996, GDP khoảng 7600 tỷ USD trong khi Nhật Bản chỉ có 5100 tỷ USD, Tây Đức 2500 tỷ USD. Sản xuất NN của Mỹ vẫn chiếm 20% sản lượng CN thế Giới. Hoa Kỳ là thị trường có sức mua rất lớn. Xuất nhập khẩu của Mỹ đạt 1400 tỷ USD, chiếm khoảng 14% tổng chu chuyển thương mại thế giới. Thứ hai, Hoa Kỳ là một quốc gia chi phối hầu hết các tổ chức kinh tế quốc tế như : GATT, WTO, WB, IMF..,.. Thứ ba, đồng USD có vai trò thống trị thế giới với 24 nước gắn liền trực tiếp các đồng tiền của họ vào đồng USD, 55 nước “neo giá” vào đồng USD để thị trường tự do ấn định tỷ giá. Thị trường chứng khoán chi phối hàng năm khoảng 8000 tỷ USD(trong khi thị trường chứng khoán Nhật khoảng 3800 tỷ USD, thị trường EU khoảng 4000tỷ USD).

Từ một nền kinh tế như vậy, các chiến lược kinh tế thương mại của Mỹ luôn được đặt trong chương trình điều chỉnh tổng thể nhằm thích ứng, thậm chí thay đổi các xu thế phát triển của thế giới theo hướng có lợi cho nó. Chẳng hạn, trong sự điều chỉnh chiến lược kinh tế Châu Á-Thái Bình

Dương, Mỹ quan tâm đến vị thế và những chuyển đổi về chính sách của các nước như Nhật, Trung Quốc, Nga, Ôxtralia. Ngược lại các nền kinh tế này, kể cả Nhật Bản dường như đều dựa theo thái độ của Mỹ để điều chỉnh các chính sách kinh tế đối ngoaị của mình.

Tầm vóc phát triển của nền kinh tế Mỹ như vậy thực sự là vượt quá xa so với nền kinh tế Việt Nam. Khi nền kinh tế Mỹ đang dẫn dắt các nền kinh tế quốc tế bước vào giai đoạn CN hoá thứ tư thì Việt Nam mới bắt đầu bước vào những chặng đường đầu tiên của tiến trình CN hoá. Xuất phát điểm muộn, thấp, lại vừa chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường. Sự hợp tác kinh tế giữa " người khổng lồ" và "chú bé tí hon" sẽ rất khó khăn, thường là rất không bình đẳng và trong một thời gian ngắn, nền kinh tế VN sẽ không thể thích nghi được ngay với các " luật chơi" hiện đại của nền kinh tế Mỹ.

Không thể nói nền kinh tế VN với những nền tảng hiện nay là quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ , kể cả vấn đề tài nguyên khi mà các tài nguyên chủ lực như vàng, than sắt, dầu mỏ..,.. của Mỹ đều có trữ lượng vào loại nhất nhì thế giới. Cái đáng nhấn mạnh nhất trong sự khác biệt này giữa hai nền kinh tế là vị trí địa lý -chính trị và địa_kinh tế VN có ý nghĩa to lớn đối với sự tái hoạch định chiến lược kinh tế châu Á -Thái Bình Dương của Mỹ. Việc Hoa Kỳ nối lại qiuan hệ với VN là nhằm tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á về mọi phương diện, thể hiện vai trò dẫn dắt của nền kinh tế Hoa Kỳ trong APEC. Do vậy VN đã trở thành một nhân tố đáng kể để Mỹ phải tính đến trong chiến lược kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương. Điều này cũng đặt ra cho phía VN là trong phương hướng phát triển quan hệ với Mỹ lợi ích phải được đặt trong một cách nhìn dài hạn, rộng lớn của sự hội nhập từng bước của nền kinh tế VN với khu vực và thế giới.

2.1.2.Sự khác biệt giữa các chính sách của một nền kinh tế giữ vai tròchủ đạo và dẫn dắt xu thế tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế với một nền kinh tế đang bắt đầu tiếp cận xu thế này.

Tự do hoá thương mại và đầu tư đang trở thành một đặc trưng của sự phát triển thế giới.Sự ra đời của GATT,EU,sự xuất hiện của NAFTA,AFTA,sự hình thành của WTO đều mang dấu ấn của Mỹ hay Mỹ luôn giữ vai trò chủ đạo hoặc chí ít có ảnh hưởng đến sự vận hành của chúng.Hoa Kỳ giữ vai trò chủ chốt trong NAFTA,vai trò dẫn dắt APEC và WTO.Ngay cả đối với ASEAN và AFTA,Hoa Kỳ không là thành viên song lại là một bên đối thoại quan trọng nhất của tổ chức này. Trong khi Mỹ có vai trò rất lớn đối với các tổ chức thương mại tự do của các khu vực và thế giới thì Việt nam là thành viên mới với các tiêu chí phát triển chưa bắt kịp các thành viên khác,Việt Nam đang vấp phải nhiều trở ngại to lớn trong việc chuyển đổi nền kinh tế theo các thể chế quốc tế,Việt nam chưa có hệ thống thuế ,hệ thống hải quan,hệ thống phi quan thuế...phù hợp các yêu cầu của AFTA.Đồng tiền của Việt nam chưa phải là là đồng tiền có khả năng chuyển đổi,chưa tham gia vàp thị trường tiền tẹ quốc tế.Ngay việc Việt nam chậm kết thúc lịch trình thực hiện AFTA sau 3 năm so với các thành viên ASEAN khác cũng chứng tỏ sự chư bắt kịp của nền kinh tế Việt nam với tiến trình tự do hoá toàn khu vực.Điều này có thể mang lại cho Việt nam nhiều bất lợi trong tién trình tự do hoá toàn khu vực,mất cơ hội thu hút FDI từ các nước bên ngoài ASEAN.

Vậy chiến lược kinh tế của Mỹ và Việt nam có liên quan gì với nhau trong sự khác biệt to lớn này.Trước hết,cần khẳng định Việt nam tham gia AFTA là con đường đi đến gần hơn với các qui chế thương mại của WTO.Mong muốn của các nước ASEAN là cố gắng theo hình mẫu của WTO,đi trước một bước để tạo ra thế thương lượng cạnh tranh có hiệu quả của một khu vực mậu dịch tự do của các nước đang phát triển Đông

Nam Á trong WTO.Như vậy,nội dung AFTA là sự biến đổi của WTO cho phù hợp với đặc điểm phát triển của ASEAN.Việt nam tham gia AFTA sẽ có điều kiện gia nhập WTO.Tuy vậy,Mỹ sẽ đòi hỏi khắt khe đối với Việt nam khi dẫn những nguyên tắc này vào đàm phán với Việt nam về các hiệp định kinh tế thương mại.Đồng thời Mỹ phải xác lập một cơ chế chính sách thương mại mở ra một nền kinh tế thị trường đích thực khi quan hệ với Việt nam.Như vậy,Hoa Kỳ đã lo xa cho những triển vọng phát triển nó bằng cách luôn đặt các hiệp định kinh tế song phương trong sự phù hợp với các yêu cầu chuẩn mực của tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế.

Cách tiếp cận từ phía Mỹ thuộc về xu thế phát triển chung của thế giới và cách tiếp cận của Việt nam thuộc việc bảo vệ những lợi ích trước mắt để có thể từng bước hội nhập vào xu thế chung.Đây là một vấn đề nan giải khi mà hai cách tiếp cận của hai nền kinh tế tất yếu gặp nhau.

2.1.3.Sự khác biệt về các quan điểm chính trị trong nhìn nhận quá khứ,mặc dù đã được giải toả về cơ bản,vẫn còn ảnh hưởng đáng kể đến tiến trình bình thường hoá kinh tế giữa hai nước và tiến tới ký kết hiệp định thương mại.

Trong điều kiện hiện nay,chính trị và kinh tế là những nội dung không thể tách biệt.Nhìn chung,người ta thường viện dẫn các vấn đề chính trị bất đồng,được nguỵ trang dưới những “lý do kỹ thuật” để công khai thực hiện các cuộc trừng phạt về kinh tế.

Trong quan hệ với Mỹ,các nhà lãnh đạo Việt nam đã đề xướng phương châm “khép lại quá khứ,mở ra tương lai”.Đây không còn là một mong muốn mà là một đánh giá đúng đắn về mối quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh mới.Sau hai năm bình thường hoá quan hệ chính trị với việc bổ nhiệm đại sứ Mỹ ở Việt nam và trao đổi các quan chức cao cấp,...Hoa Kỳ

đã có cách nhìn nhận tích cực về sự chuyển biến năng động của nền kinh tế Việt nam sang kinh tế thị trường.Ở chừng mực nhất định,những điều này chứng tỏ sự xích lại gần nhau giữa hai nước.

Theo bà Nancy Linn Patton,phó trợ lý bộ trưởng thương mại Mỹ thì những khó khăn trong đàm phán bình thường hoá quan hệ kinh tế không nằm trong những vấn đề kỹ thuật hay chuyên môn mà là ở những chủ trương chiến lược cao hơn.Những người hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn bị chi phối bởi một số áp lực nhất định từ một bộ phận dư luận bị ám ảnh của quá khứ.Việc đàm phán hiệp định thương mại Việt- Mỹ mất khá nhiều thời gian bởi họ vẫn cố tình gắn các vấn đề chính trị thậm chí cả vấn đề nhân đạo như POW/MIAvào quá trình thương lượng. Ba sự khác biệt cơ bản trên đã đạt ra vấn đề: có hiểu đúng vai trò của nền kinh tế Việt nam trong chiến lược kinh tế quốc tế của Mỹ và Việt nam cần có những chính sách mềm dẻo,linh hoạt phù hợp vơi nguyên tắc quốc tế đồng thời phù hợp hoàn cảnh thực tế của mình để có những bước đi thích hợp với tiến trình hội nhập của nền kinh tế Việt nam vào thế giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam & Mỹ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w