Vì vậy, Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh: 0,25 + Cách mạng
Trang 1TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
TỈNH PHÚ THỌ
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ
LỚP 10
Đề thi gồm: 01 trang, 07 câu
Câu 1 (2,5 điểm)
Vì sao nói Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình thế giới trong thế kỉ XX?
Câu 2 (2,5 điểm)
Bằng những tư liệu lịch sử có chọn lọc, hãy làm sáng tỏ tính toàn dân sâu sắc trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)
Câu 3 (3,0 điểm)
Nền văn hóa Đại Việt được hình thành trong những điều kiện lịch sử nào? Tóm tắt sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê sơ Theo em, hiện nay chúng ta có thể học tập được những kinh nghiệm gì từ sự phát triển của nền giáo dục Đại Việt trong lịch sử?
Câu 4 (3,0 điểm)
Trình bày bối cảnh lịch sử thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào cuối thế
kỉ XIX Phân tích những yếu tố thuận lợi và bất lợi khi bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam giai đoạn này
Câu 5 (3,0 điểm)
Hãy phát biểu ý kiến về quan điểm của Phan Bội Châu: “Trông bánh xe đã
đổ trước, thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con đường thành công”
Câu 6 (3,0 điểm)
Xác định mốc thời gian kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn
Ái Quốc Phân tích những yếu tố tác động đến việc khẳng định con đường cứu nước mới của Người
Câu 7 (3,0 điểm)
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những thay đổi như thế nào trong tình hình thế giới?
Hết
Người ra đề: Nguyễn Thị Thu Hằng SĐT: 0919.173.898
Trang 2HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10
Gồm Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang
điểm đã định
1 Vì sao nói Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng sâu
sắc đến tình hình thế giới trong thế kỉ XX? 2,5
Cách mạng Tháng Mười ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục
diện thế giới vì:
- Thắng lợi của cách mạng tháng Mười đã phá vỡ trận tuyến của chủ
nghĩa tư bản, làm cho nó không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao
trùm thế giới Sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên
trên thế giới đã tạo ra một chế độ xã hội đối lập với chủ nghĩa tư bản
0,25
- Cách mạng Tháng Mười đánh dấu mốc lớn cho sự phát triển của lịch
sử nhân loại Lịch sử thế giới đã chuyển sang thời kì hiện đại 0,25
- Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) không chỉ giải phóng giai cấp
công nhân, nhân dân lao động mà còn giải phóng các dân tộc thuộc địa
trong đế quốc Nga thoát khỏi xiêng xích nô lệ Vì vậy, Cách mạng
Tháng Mười Nga đã mở ra thời kì mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng
dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực
Mĩ Latinh:
0,25
+ Cách mạng Tháng Mười Nga không những thức tỉnh mà còn cổ vũ
mạnh mẽ ý chí đấu tranh, chỉ ra con đường đúng đắn đi tới thắng lợi
cuối cùng và triệt để của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
0,25
+ Nó chứng tỏ Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là vũ khí giải phóng
giai cấp Công nhân mà còn là vũ khí giải phóng các dân tộc bị áp bức,
làm cho Chủ nghĩa Mác- Lênin thành hiện thực, được truyền bá rộng
rãi ở nhiều nước dẫn tới sự hình thành một khuynh hướng mới trong con
đường giải phóng dân tộc - khuynh hướng vô sản - đi theo ngọn cờ của
Chủ nghĩa Mác- Lênin
0,25
+ Làm các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa nhận thức rõ: phong trào
giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít
của cách mạng vô sản thế giới Tính tất yếu của sự kết hợp chặt chẽ giữa
phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và cách mạng giải phóng dân
tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc
0,25
+ Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng cho các dân tộc
đang bị đế quốc thực dân nô dịch Những người yêu nước chân chính
0,25
Trang 3trong nhiều nước thuộc địa đã tiếp thu ánh sáng của Cách mạng Tháng
Mười, dùng ánh sáng đó soi rõ con đường cách mạng giải phóng dân tộc
Đó là con đường giải phóng dân tộc kết hợp với giải phóng giai cấp, độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
+ Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc
ngày càng phát triển rộng khắp ở các nước Á, Phi, Mĩ latinh (cuộc khởi
nghĩa ở Triều Tiên 3/ 1919, cuộc vận động Ngũ Tứ- Trung Quốc 4/5/
1919, cao trào cách mạng ở Ấn Độ 1918- 1922…)
0,25
+ Cách mạng Tháng Mười đã tạo ra những điều kiện khách quan cho
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới: làm cho kẻ thù của phong
trào giải phóng dân tộc là chủ nghĩa đế quốc suy yếu, Liên Xô trở thành
người bạn đồng minh đáng tin cậy, là chỗ dựa vững chắc của nhân dân
các dân tộc bị áp bức trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
0,25
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào GPDT trên
2 Bằng những tư liệu lịch sử có chọn lọc, hãy làm sáng tỏ tính toàn dân sâu sắc trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên thời
Trần (thế kỉ XIII).
2,5
- Để huy động được sức mạnh của toàn dân, nhà Trần đã “Khoan thư
sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc”, tạo được niềm tin của nhân dân vào
triều đình
0,25
- Khi giặc đến, nhà Trần đã biết xây dựng khối đoàn kết, quyết tâm đánh
giặc trong triều đình để rồi phát triển thành khối đoàn kết trong toàn
dân “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức” Trần
Hưng Đạo dẹp thù nhà, chủ động hòa giải với Trần Quang Khải…Hội
nghị Bình Than, Diên Hồng, hai chữ “Sát Thát” trên tay binh sĩ, lời nói
khảng khái của Trần Thủ Độ, việc làm của Trần Quốc Toản, Trần Bình
Trọng… đã thể hiện quyết tâm của quân dân nhà Trần chống giặc ngoại
xâm
0,25
- Nhà Trần đã huy động được toàn dân tham gia kháng chiến:
+ Vua, vương hầu, quý tộc đều trực tiếp ra trận… 0,25 + Mọi giới, mọi lứa tuổi đều tham gia kháng chiến: Bô lão, phụ nữ,
thiếu niên Tấm gương anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản trong trận
Tây Kết giết chết Toa Đô…
0,25
+ Trong các lực lượng vũ trang: Quân đội triều đình, quân các lộ, quân
của các vương hầu, các đội dân binh đều có sự tham gia của đông đảo
các tầng lớp nhân dân
0,25
+ Đồng bào các dân tộc vùng núi và trung du phía Bắc cũng tham gia
kháng chiến, như đạo quân của tù trưởng Hà Bổng chặn đánh quân
Mông Cổ…
0,25
Trang 4+ Nô tì, những người có thân phận thấp kém nhất trong xã hội như Yết
Kiêu, Dã Tượng nhận thức đầy đủ và sâu sắc về nghĩa vụ của mình đối
với dân tộc, tích cực tham gia kháng chiến
0,25
- Nhà Trần đã phát huy triệt để vai trò của nhân dân để thực hiện kế
hoạch tác chiến của mình: Ba lần sử dụng kế “thanh dã” được nhân dân
hưởng ứng, dựa vào sự giúp sức của nhân dân để xây dựng thế trận mai
phục ở sông Bạch Đằng…Trần Quốc Tuấn chỉ đạo nhân dân phá cầu
đường để tách đạo kị binh của Trình Bằng Phi ra khỏi đạo thủy quân
của chúng…
0,25
3
Nền văn hóa Đại Việt được hình thành trong những điều kiện lịch sử
nào? Tóm tắt sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý,
Trần, Lê sơ Theo em, hiện nay chúng ta có thể học tập được những
kinh nghiệm gì từ sự phát triển của nền giáo dục Đại Việt trong lịch
sử?
3,0
* Điều kiện lịch sử:
- Đây là nền văn hóa được xây dựng, hình thành và phát triển trong thời
kì nước ta mang tên Đại Việt, có kinh đô là Thăng Long ( Năm 1010,
Lý Công Uẩn lên ngôi, tổ chức việc dời đô ra Thăng Long Năm 1054
vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt mở ra thời kì phát triển
mới cho dân tộc Từ đây Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa của dân tộc ta) Vì thế, còn có tên gọi khác là văn hóa Thăng
Long
0,25
- Điều kiện về chính trị: Văn hóa Đại Việt được hình thành và phát triển
trong điều kiện nước ta đã giành được độc lập, tự chủ Sau chiến thắng
Bạch Đằng năm 938, nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ được thành
lập và từng bước được hoàn chỉnh qua các triều đại Ngô, Đinh – Tiền
Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ
0,25
- Về mặt xã hội, văn hóa:
+ Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhân dân ta đã kiên trì, bền bỉ đấu
tranh anh dũng để giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, chống lại công
cuộc đồng hóa về văn hóa của kẻ đô hộ, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền
thống dân tộc từ thời Văn Lang – Âu Lạc
0,25
+ Cùng với việc xây dựng nhà nước phong kiến, nhân dân ta phải tiến
hành nhiều cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm để bảo vệ
Tổ quốc như: hai lần kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( năm 981
và 1075-1077); kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
(Thế kỉ XIII), khởi nghĩa và kháng chiến chống quân xâm lược Minh
(thế kỉ XV)
0,25
+ Tiếp nối truyền thống của cha ông từ thời Văn Lang – Âu Lạc, nhân
dân Đại Việt còn tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa bên ngoài
0,25
Trang 5(Trung Hoa , Ấn Độ, Chăm pa) để tạo nên một nền văn hóa Đại Việt với
những thành tựu đặc sắc, quý báu về tất cả các mặt: Tư tưởng, tôn giáo,
giáo dục, văn học, nghệ thuật và khoa học – kĩ thuật
* Tóm tắt sự phát triển của giáo dục Đại Việt qua các thời Lý, Trần, Lê
sơ:
- Do nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các
nhà nước đương thời quan tâm nhiều đến giáo dục Chữ Hán trở thành
chữ viết chính thức
0,25
- Thời Lý: Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh đô
Thăng Long….;Năm 1075, nhà Lý tổ chức thi Minh kinh bác học và thi
Nho học tam trường; Năm 1076, nhà nước cho xây dựng Quốc Tử
Giám…
0,25
- Thời Trần:
+ Các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn Năm 1247, nhà Trần đặt lệ
lấy “Tam khôi” (ba người đỗ đầu), quy định rõ nội dung học tập, mở
rộng Quốc Tử Giám cho con em quý tộc và quan chức đến học Năm
1396, các kì thi được hoàn chỉnh
+ Sự phát triển của giáo dục đã đào tạo ra nhiều tri thức tài giỏi cho đất
nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư
Mạnh…
+ Vị trí của Nho giáo cũng được nâng dần
0,25
- Thời Lê sơ:
+ Nho giáo được độc tôn Giáo dục Nho học thịnh đạt Trường Quốc Tử
Giám được mở rộng cho con em quan lại đến học
+ Các khoa thi được tổ chức đều đặn, cứ 3 năm có một kì thi Hội ở kinh
đô để chọn nhân tài Tất cả mọi người có lí lịch rõ ràng đều được dự thi
0,25
+ Năm 1484, nhà nước dựng bia Tiến sĩ Những người đỗ Tiến sĩ đều
được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và được “Vinh quy bái
tổ”…
+ Nhiều trí thức đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng đất nước Số
người đi học tăng gấp đôi thời Lý, Trần
+ Nội dung học tập và thi cử chủ yếu là sách kinh điển Nho giáo, xem
nhẹ kiến thức khoa học phục vụ sản xuất, do đó giáo dục Nho học
không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
0,25
* Hiện nay chúng ta có thể học tập…
Học sinh có thể viết theo nhiều cách Sau đây là một vài gợi ý:
- Nhà nước phải quan tâm đến giáo dục…
- Phải có chính sách thu hút và đãi ngộ người tài giỏi …
- Chú trọng giáo dục gắn với thực tiễn, chú ý đến khoa học kĩ thuật…
0,5
Trang 6Trình bày bối cảnh lịch sử thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào
cuối thế kỉ XIX Phân tích những yếu tố thuận lợi và bất lợi khi bước
vào cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam
giai đoạn này
3,0
* Bối cảnh thế giới và khu vực:
- Giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã chuyển sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa nên nhu cầu về thị trường và nguyên liệu trở nên cấp
bách Trong khi đó các nước phương Đông rộng lớn, đông dân, giàu tài
nguyên đã trở thành nỗi khát thèm của các nước phương Tây Đây là lại
là thời điểm hầu hết các nước phương Đông nói chung, Việt Nam nói
riêng, đang trong thời kì khủng hoảng suy tàn của chế độ phong kiến
nên càng dễ dàng bị các nước phương Tây nhòm ngó và xâm lược
0,25
- Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam, Lào, Campuchia chắc chắn trở thành
miếng mồi béo bở để các nước tư bản phương Tây nhòm ngó và tranh
chấp Trong cuộc chạy đua này, Pháp có nhiều lợi thế và đã bám sâu
được vào Việt Nam và các nước Đông Dương
0,25
- Lúc này, 1 loạt các nước châu Á đã trở thành thuộc địa của các nước
phương Tây như Philippin bị Tây Ban Nha chiếm đóng Ấn Độ, Mã Lai,
Miến Điện trở thành thuộc địa của Anh Inđônêxia là thuộc địa của Hà
Lan, Trung Quốc bị hàng loạt các nước xâu xé…
0,25
* Phân tích những yếu tố thuận lợi và bất lợi…
- Thuận lợi:
+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm Ý thức
về một Tổ Quốc độc lập, thống nhất đã đi vào tiềm thức của quần chúng
nhân dân, coi độc lập dân tộc là nhiệm vụ thiêng liêng Bảo vệ Tổ quốc,
bảo vệ độc lập tự do là trách nhiệm của mỗi người dân đất Việt
0,25
+ Nước Việt Nam thời Nguyễn là 1 quốc gia độc lập, có chủ quyền, có
vị thế đáng kể trong khu vực, đã trải qua thời gian phát triển hòa bình
trong hơn nửa thế kỉ từ 1802 đến 1858
0,25
+ Đất nước được mở rộng về lãnh thổ, nội chiến đã chấm dứt, đã đạt
được những thành tựu nhất định trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính
trị, quân sự, khoa học – kĩ thuật, văn hóa…
0,25
+ Tình đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau lúc khó khăn của nhân dân Việt Nam
là một tài sản quý giá trong đức tính của mỗi con người 0,25
- Khó khăn:
+ Giai cấp phong kiến cầm quyền đang ở vào giai đoạn khủng hoảng,
suy vong nghiêm trọng Dưới chế độ phong kiến triều Nguyễn, những
căn bệnh vốn có của nền quân chủ được biểu hiện và trở thành rào cản
cho sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong chính sách đối nội, đối
0,25
Trang 7+ Dưới thời kì nhà Nguyễn thống trị, những yếu tố làm nên sức mạnh
của nhân dân và dân tộc đã bị mai một (Triều đình xa dân, khối đại đoàn
kết giữa nhân dân đối với triều đình phong kiến bị rạn nứt)
0,25
+ Khác với những cuộc kháng chiến trước đây chúng ta đối mặt với kẻ
thù có cùng trình độ phát triển, lần này nhân dân Việt Nam phải đối phó
với một kẻ thù lớn mạnh hơn ta về nhiều mặt: Trình độ phát triển cao
hơn (chế độ tư bản chủ nghĩa), phương tiện, vũ khí chiến tranh hiện đại,
quân đội nhà nghề, thiện chiến…
0,25
+ Ở các thế kỉ trước, chúng ta chỉ phải đối phó với 1 kẻ thù thì giờ đây
nhân dân ta phải đối phó với liên minh các nước tư bản chủ nghĩa, trước
hết là thế lực của Pháp - Tây Ban Nha, sau đó là thế lực liên minh của
chủ nghĩa tư bản phương Tây trong thời đại đế quốc chủ nghĩa
0,25
+ Những yếu tố bất lợi trên đây phần nào tác động đến kết quả của cuộc
kháng chiến chống Pháp lần thứ nhất của nhân dân ta 0,25
5
Hãy phát biểu ý kiến về quan điểm của Phan Bội Châu: “Trông
bánh xe đã đổ trước, thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con
đường thành công”.
3,0
- Phan Bội Châu đại diện cho bộ phận sĩ phu tư sản hóa đầu thế kỷ XX,
có tư tưởng cách mạng Từ thất bại của phong trào Cần vương, ông cho
rằng:“Trông bánh xe đã đổ trước, thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm
con đường thành công” Đó là một quan điểm đúng đắn, tiến bộ.
0,5
- “Bánh xe đã đổ trước” là thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp
cuối thế kỷ XIX theo khuynh hướng phong kiến, chứng tỏ con đường
cứu nước dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến là không thành công
Không thể đi theo con đường cũ (với tư tưởng trung quân ái quốc), là
một nhận thức mới, thể hiện sự nhạy cảm của ông trong điều kiện lịch
sử mới, khi hệ tư tưởng tư sản từ bên ngoài dội vào Việt Nam
0,75
- “Thay đổi con đường thất bại, tìm kiếm con đường thành công” là rút
kinh nghiệm từ sự thất bại của con đường cứu nước cũ và từ bỏ con
đường đó, để tìm kiếm một con đường cứu nước mới Đó là yêu cầu
khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX
0,75
- Mặc dù lúc đầu chưa đoạn tuyệt hoàn toàn với tư tưởng phong kiến,
nhưng Phan Bội Châu không đi theo vết xe đổ Cần Vương, mà nhận
thức được vấn đề dân chủ, dân quyền, mối quan hệ dân - nước, nên đã
lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hưóng tư sản, với xu hướng
bạo động
0,5
- Tuy không thành công, nhưng những hoạt động của Phan Bội Châu,
cũng như những nhà yêu nước khác đầu thế kỷ XX đã góp phần khảo
nghiệm một con đường cứu nước, giúp cho những người yêu nước Việt
0,5
Trang 8Nam, mà tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc, hướng tới một con đường mới,
xác định con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản và
đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thánh công
6 Xác định mốc thời gian kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc Phân tích những yếu tố tác động đến việc khẳng
định con đường cứu nước mới của Người.
3,0
a Xác định mốc thời gian…
Tháng 7/1920, khi Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Luận cương này
đã giúp Người tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta,
đó là con đường cách mạng vô sản
Tiếp đó, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp tháng 12/1920, Nguyễn Ái
Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản
Pháp Sau đó Người đã tham gia Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng
sản Việt Nam đầu tiên Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong tư tưởng
chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa
Mác - Lênin, từ 1 người yêu nước trở thành người cộng sản
0,5
b Những yếu tố tác động…
* Yếu tố thời đại:
- Chủ nghĩa tư bản đã chuyển hẳn sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Những mâu thuẫn trong lòng nó phát triển gay gắt: mâu thuẫn giữa đế
quốc với đế quốc dẫn tới chiến tranh đế quốc, tiêu biểu là Chiến tranh
thế giới thứ nhất; mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa dẫn tới sự phát
triển của phong trào giải phóng dân tộc; mâu thuẫn giữa tư sản với vô
sản dẫn tới sự phát triển của phong trào công nhân và cách mạng xã hội
0,25
- Cách mạng Tháng 10 Nga (1917) thành công, mở ra trước mắt các dân
tộc bị áp bức "thời đại giải phóng dân tộc" Chủ nghĩa Mác-Lênin trở
thành hiện thực và được truyền bá rộng rãi khắp nơi dẫn đến sự ra đời
các Đảng Cộng sản ở nhiều nước trên thế giới Đảng Cộng sản Đức
(1/1919), Đảng Cộng sản Anh (8/1920), Đảng Cộng sản Pháp (1920),
Đảng Cộng sản Mĩ (1921), Đảng Cộng sản In đônêxia (5/1920), Đảng
Cộng sản Trung Quốc (7/1921)
0,25
- Quốc tế cộng sản được thành lập ở Matxcơva (3/1919), đảm nhận sứ
mệnh tập hợp, lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản và phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước trên thế giới Đại hội II của Quốc tế cộng sản
(1920) đã thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
của Lênin, chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp
bức
Bối cảnh thời đại đầy biến động trên đây giúp Nguyễn Ái Quốc nghiên
cứu lí luận và khảo sát thực tiễn để xác định một con đường cứu nước
0,25
Trang 9đúng đắn.
* Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc:
- Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết của cả
dân tộc Việt Nam Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp
giai cấp trong xã hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn
phải chịu nỗi nhục mất nước Độc lập tự do là khát vọng cháy bỏng của
mọi người Việt Nam yêu nước Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày
càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt
Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai Nhiệm vụ cứu nước được
đặt ra vô cùng cấp thiết
0,25
- Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu
nước mới:
+ Phát huy truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, các phong trào yêu
nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục và anh dũng
theo những con đường khác nhau nhưng đều bị thực dân Pháp dập tắt
+ Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp tiêu biểu
như phong trào Cần Vương, khởi nghĩa của nông dân Yên Thế… bị đàn
áp đẫm máu, con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến bị
thất bại hoàn toàn, độc lập dân tộc không thể gắn với chủ nghĩa phong
kiến
+ Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh tiếp thu trào lưu tư tưởng mới, tiến hành cuộc vận động cứu
nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản…nhưng cũng không thành
công Độc lập dân tộc không thể gắn với chủ nghĩa tư bản Sự nghiệp
giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối
Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải tìm con đường cứu nước mới
0,5
* Yếu tố chủ quan: Do trí tuệ và nhãn quan chính trị thiên tài của
Nguyễn Ái Quốc:
- Nguyễn Ái Quốc sinh năm 1890 ở Nam Đàn (Nghệ An) trong 1 gia
đình nhà nho yêu nước Ngay từ nhỏ, Người đã nhận được sự giáo dục
tốt đẹp từ truyền thống quê hương, gia đình Người sớm bộc lộ tư chất
thông minh, ham hiểu biết, luôn muốn tìm hiểu những gì đang xảy ra
trên quê hương đất nước mình Sinh ra và lớn lên khi đất nước đã biến
thành thuộc địa, nhân dân chịu cảnh lầm than Người sớm nảy sinh lòng
yêu nước, cảm thông với nỗi đau của người dân mất nước Chính vì vậy,
Người đặt lên vai mình trách nhiệm cứu nước cứu dân…
0,25
- Ngay từ những năm đầu thế kỉ XX, Người đã tham gia vào các phong
trào yêu nước của nhân dân ta như làm liên lạc cho phong trào Đông Du
của Phan Bội Châu, đi đầu trong cuộc kháng thuế Trung Kì 1908 Bằng
một sự nhạy cảm về chính trị, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy những hạn chế
0,25
Trang 10của các con đường cứu nước của các bậc tiền bối: cách làm của Phan
Bội Châu chẳng khác gì "đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau", cách làm
của Phan Châu Trinh chẳng khác nào "xin giặc rủ lòng thương", cách
làm của Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn nhưng vẫn mang
nặng cốt cách phong kiến Vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu
nước của cha ông nhưng Nguyễn Ái Quốc không tán thành con đường
cứu nước của họ mà quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới
+ Trong quá trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc không chỉ đến
một quốc gia mà tiến hành khảo sát ở nhiều châu lục, quốc gia trên thế
giới, kể cả các nước tư bản và thuộc địa, nhất là ba nước tư bản phát
triển: Anh, Pháp, Mĩ - những nơi hội tụ nhiều trào lưu tư tưởng tiến bộ
Ở đâu Người cũng kết hợp tìm hiểu, nghiên cứu lí luận và khảo sát thực
tiễn, Người thấy được: Cách mạng tư sản là "cách mạng chưa đến nơi"
vì quần chúng lao động vẫn đói khổ; thấy được bạn và thù của cách
mạng Việt Nam trên thế giới; về tinh thần độc lập tự chủ trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc; đặc biệt thấy trong Luận cương của Lê nin một
phương hướng cứu nước mới và khẳng định con đường giải phóng dân
tộc theo khuynh hướng vô sản
0,5
7 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những thay đổi như
* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thất bại hoàn toàn của phe
phát xít Đây là cuộc Chiến tranh thế giới lớn nhất, khốc liệt nhất, có sức
tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại Những tổn thất do chiến
tranh gây ra là vô cùng thảm khốc: 76 nước bị lôi vào vòng khói lửa, 60
tr người chết, khoảng 90 tr người bị thương, thiệt hại về vật chất ước
tính khoảng 4000 tỉ USD (tính theo giá đương thời) Nền văn minh vật
chất và tinh thần của loài người bị tàn phá nặng nề
0,25
- Thắng lợi thuộc về các nước Đồng minh và nhân dân yêu chuộng hòa
bình trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống lại các thế lực phát xít
Chiến trường Xô- Đức là một trong những chiến trường chính của chiến
tranh Liên Xô là lực lượng chủ chốt, đi đầu trong việc tiêu diệt chủ
nghĩa phát xít Đức ở châu Âu Để giành được thắng lợi đó, gần 27triệu
người Xô Viết đã thiệt mạng, thiêt hại về vật chất mà Liên Xô phải gánh
chịu là 679 tỉ rup (tính theo giá năm 1941), chiếm 41% tổng số thiệt hại
của các nước tham chiến
0,25
- Mĩ, Anh là hai thành viên chủ chốt trong khối đồng minh chống phát
xít và có những đóng góp quan trọng trong thắng lợi của cuộc chiến
tranh Trong thời gian chiến tranh, Mĩ đã viện trợ và cho thuê, mượn đối
với 38 quốc gia tham chiến trong phe đồng minh với tổng giá trị hơn 50
0,25