MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN BẢNG KÊ CHỮ CÁI VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu: 2 4. Lịch sử nghiên cứu : 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Mục đích nghiên cứu 3 7. Cấu trúc của đề tài 3 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN 5 1.1. Cơ sở lí luận. 5 1.1.1. Khái niệm công tác phục vụ bạn đọc: 5 1.1.2. Vai trò của công tác phục vụ bạn đọc: 5 1.2. Khái quát về tỉnh Hưng Yên. 5 1.3. Khái quát về thư viện tỉnh Hưng Yên. 8 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thư viện tỉnh Hưng Yên: 8 1.3.2. Cơ cấu tổ chức của thư viện tỉnh Hưng Yên: 10 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN 13 2.1. Đối tượng phục vụ và hình thức phục vụ tại thư viện tỉnh Hưng Yên 13 2.1.1. Đối tượng phục vụ: 13 2.1.2. Hình thức phục vụ: 14 2.2. Tổ chức bộ máy tra cứu 26 2.2.1. Hệ thống mục lục: 26 2.2.2. Hệ thống thư mục: 28 2.3. Các dịch vụ thông tin thư viện 29 2.4. Đánh giá về công tác phục vụ ở thư viện tỉnh Hưng Yên 29 2.4.1. Ưu điểm: 29 2.4.2. Nhược điểm: 30 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN 32 3.1. Hoàn thiện bộ máy tra cứu truyền thống, từng bước hiện đại hóa bộ máy tra cứu: 32 3.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nguồn nhân lực thư viện 32 3.3. Công tác đào tạo người dùng tin 34 3.4. Bổ sung, xây dựng vốn tài liệu phong phú, đảm bảo cơ cấu hợp lí 36 3.5. Tăng cường công tác tuyên truyền thư viện và đa dạng hóa các hình thức phục vụ bạn đọc 37 3.6. Liên kết, phối hợp hoạt động với các thư viện trong hệ thống thư viện trong tỉnh và toàn quốc 38 3.7. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động thư viện 39 KẾT LUẬN 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC 43
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA-THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI
TÊN ĐỀ TÀI:
CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học Giảng viên giảng dạy: TS Lê Thị Hiền
Mã phách:
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi Mọi số liệu,thông tin trong đề tài là hoàn toàn trung thực, không sao chép từ bất kỳ đề tàinào khác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Ký tên
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô trong khoaVăn hoá-Thông tin và Xã hội của trường Đại học Nội vụ Hà Nội, những người
đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những tri thức khoa học quý báu và giúp
đỡ để em có cơ sở hoàn thành đề tài nghiên cứu này Đặc biệt là giảng viên LêThị Hiền đã trực tiếp giảng dạy bộ môn Các phương pháp nghiên cứu khoa họccho em
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và đội ngũ cán
bộ trong thư viện tỉnh Hưng Yên, đặc biệt là bà Dương Thị Cẩm-giám đốc thưviện tỉnh Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiêncứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này
Cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân của em, những người đã ủng hộ
và giúp đỡ em rất nhiều để có thể hoàn thành khóa luận này
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng tiểu luận không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để tiểuluận của em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2015
Trang 4BẢNG KÊ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
10 Văn hóa, Thể thao và Du lịch VH,TT&DL
MỤC LỤC
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
BẢNG KÊ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu: 2
4 Lịch sử nghiên cứu : 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Mục đích nghiên cứu 3
7 Cấu trúc của đề tài 3
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN 5
1.1 Cơ sở lí luận 5
1.1.1 Khái niệm công tác phục vụ bạn đọc: 5
1.1.2 Vai trò của công tác phục vụ bạn đọc: 5
1.2 Khái quát về tỉnh Hưng Yên 5
1.3 Khái quát về thư viện tỉnh Hưng Yên 8
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thư viện tỉnh Hưng Yên: 8
1.3.2 Cơ cấu tổ chức của thư viện tỉnh Hưng Yên: 10
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN 13
2.1 Đối tượng phục vụ và hình thức phục vụ tại thư viện tỉnh Hưng Yên 13
2.1.1 Đối tượng phục vụ: 13
2.1.2 Hình thức phục vụ: 14
2.2 Tổ chức bộ máy tra cứu 26
2.2.1 Hệ thống mục lục: 26
2.2.2 Hệ thống thư mục: 28
2.3 Các dịch vụ thông tin thư viện 29
2.4 Đánh giá về công tác phục vụ ở thư viện tỉnh Hưng Yên 29
2.4.1 Ưu điểm: 29
Trang 62.4.2 Nhược điểm: 30
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN 32
3.1 Hoàn thiện bộ máy tra cứu truyền thống, từng bước hiện đại hóa bộ máy tra cứu: 32
3.2 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nguồn nhân lực thư viện 32
3.3 Công tác đào tạo người dùng tin 34
3.4 Bổ sung, xây dựng vốn tài liệu phong phú, đảm bảo cơ cấu hợp lí 36
3.5 Tăng cường công tác tuyên truyền thư viện và đa dạng hóa các hình thức phục vụ bạn đọc 37
3.6 Liên kết, phối hợp hoạt động với các thư viện trong hệ thống thư viện trong tỉnh và toàn quốc 38
3.7 Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hoạt động thư viện 39
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
PHỤ LỤC 43
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, kỷ nguyêncủa thông tin, hơn lúc nào hết thông tin đã trở thành nguồn lực quan trọng hàngđầu và không thể thiếu được trong mọi hoạt động của con người trên tất cả cáclĩnh vực, nhất là hoạt động nghiên cứu khoa học
Ở Việt Nam, hệ thống thư viện công cộng từ trung ương đến địa phương
từ lâu đã trở thành một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việcphổ biến kiến thức, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, học tập, nghiên cứu cũng nhưgiải trí cho mọi đối tượng bạn đọc đến với thư viện…
Phát triển đất nước bằng nguồn nhân lực có trình độ cao theo hướngcông nghiệp hóa-hiện đại hóa là rất cần thiết Nhận thức được rằng muốn nângcao trình độ văn hóa của nhân dân nhằm phát triển toàn diện về mọi mặt, nên
từ khi thành lập đến nay, thư viện tỉnh Hưng Yên đã không ngừng tăng cườngvốn tài liệu, ngày càng hoàn thiện công tác phục vụ bạn đọc cả trong và ngoàithư viện Bằng những hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau thư viện đãđạt được hiệu quả trong việc tuyên truyền tri thức cùng đường lối chính sáchcủa Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí cho toàn thể người dân đangsinh sống, làm việc và học tập trong thành phố cũng như tỉnh Hưng Yên nóiriêng và nước Việt Nam nói chung
Để nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện thì nhiệm vụ đề ra đó lànâng cao công tác phục vụ bạn đọc vì bạn đọc chính là mục tiêu cuối cùng màthư viện hướng tới Công tác phục vụ bạn đọc là cầu nối giữa kho tài liệu vớibạn đọc, là khâu cuối cùng trong các hoạt động của thư viện và là mục tiêu caonhất của mọi hoạt động thư viện Chính vì lẽ đó mà công tác phục vụ bạn đọcđòi hỏi nhiều nét sáng tạo, nhiều chính sách và chủ trương mới hơn để phục vụbạn đọc một cách hiệu quả nhất
Trang 8Là một sinh viên thuộc ngành Khoa học thư viện, nhận thức được tầmquan trọng và ý nghĩa thực tiễn của công tác phục vụ bạn đọc đối với thư việntỉnh Hưng Yên; sau khi nhận được sự giúp đỡ của giảng viên Lê Thị Hiền, em
đã quyết định lựa chọn đề tài: “Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện tỉnhHưng Yên giai đoạn 2012-2014” làm đề tài cho khóa luận của mình
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Công tác phục vụ bạn đọc tai thư viện tỉnh Hưng Yên
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: 2012-2014
- Không gian nghiên cứu: Khảo sát công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện tỉnh Hưng Yên
3 Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của công tác phục vụ bạn đọc
- Tìm hiểu thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện HY trongthời gian qua, phân tích nguyên nhân của những ưu điểm cũng như hạn chế củacông tác
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của côngtác phục vụ bạn đọc tại thư viện HY nói riêng hay trên địa bàn các tỉnh, thànhphố của cả nước nói chung
4 Lịch sử nghiên cứu :
Có thể khẳng định rằng công tác phục vụ bạn đọc là một hoạt động vôcùng cần thiết và quan trọng đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ nghiệp vụ
và trách nhiệm với công việc
Nói đến hoạt động phục vụ bạn đọc, đã có khá nhiều đề tài, công trìnhnghiên cứu khoa học đề cập, vấn đề này không chỉ thu hút sự quan tâm của cácnhà quản lý mà còn cả những nhiều nhà khoa học và nhà nghiên cứu Một sốcông trình về công tác phục vụ bạn đọc có thể nêu như sau :
Trang 9- Thư viện Hưng Yên với công tác phục vụ bạn đọc, Ngô Thị Thúy Ngà,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2003)
- Về công tác thư viện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch- Vụ thư viện Hà
Nội (2008)
- Công tác phục vụ bạn đọc tại ban Thông tin khoa học quân sự- Trường
Đại học Chính trị, Vũ Phương Phương, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
(2012)
- Để thư viện phục vụ người đọc ngày càng tốt hơn, Nguyễn Thế Trường,
Tập san thư viện, số 1, trang 22-27 (2002)
- Cẩm nang nghề thư viện, Lê Văn Viết, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
(2002)
- Tìm hiểu công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện tỉnh Hải Dương,
Nguyễn Thị Hằng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2014)
Những tài liệu trên là những gợi ý quý báu có giá trị tham khảo, kế
thừa cao giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đề tài ‘‘Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện Hưng Yên giai đoạn 2012-2014’’.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương thức thu thập thông tin trực tiếp : quan sát, phỏng vấn ;
- Phương thức thu thập thông tin gián tiếp: phân tích và tổng hợp sốliệu ; nghiên cứu tài liệu, tư liệu tham khảo ; nguồn tin đáng tin cậy từ mạngInternet ; thông tin từ báo cáo định kỳ tại thư viện Hưng Yên,…
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài đượcchia làm 3 chương :
Trang 10Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC VÀ KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Chương 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Chương 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Trang 11Chương 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC KHÁI QUÁT
VỀ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN 1.1 Cơ sở lí luận.
1.1.1 Khái niệm công tác phục vụ bạn đọc:
Công tác người đọc hay việc tổ chức phục vụ tài liệu cho người đọc làmột hoạt động của thư viện nhằm thúc đẩy, phát triển và thoả mãn nhu cầu,hứng thú đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tàiliệu dưới nhiều hình thức Công tác người đọc bao gồm các hình thức tổ chức
và phương pháp phục vụ người đọc ở trong và ngoài thư viện Đồng thời côngtác người đọc còn là thước đo hiệu quả luân chuyển tài liệu và tác dụng của nótrong đời sống
1.1.2 Vai trò của công tác phục vụ bạn đọc:
Công tác người đọc luôn được coi là công tác quan trọng nhất của thưviện Bởi vì, thông qua công tác này vốn tài liệu quý giá của thư viện mới được
sử dụng có hiệu quả, mới phát huy được tác dụng trong phát triển mọi mặt củađất nước, từ đó vị trí, vai trò xã hội của thư viện mới được khẳng định” Trongthực tiễn hoạt động của các thư viện và cơ quan thông tin cho thấy công tácngười đọc có rất nhiều vai trò khác nhau song nổi bật là công tác người đọcđược ví như “chiếc cầu” nối liền người đọc với vốn tài liệu thông qua vai tròcủa người cán bộ thư viện Thông qua công tác người đọc vốn tài liệu của thưviện được khai thác, sử dụng và thư viện có thể tìm hiểu và nắm được nhu cầuđọc, nhu cầu tin của người đọc và chính điều đó là cơ sở của các hoạt độngkhác trong thư viện
Nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác phục vụngười đọc trong thư viện nói riêng và trong xã hội nói chung, trong những nămgần đây công tác phục vụ người đọc của thư viện ở nước ta nói chung và thưviện tỉnh Hưng Yên nói riêng đã và đang đạt được nhiều tiến bộ, nâng cao chấtlượng hoạt động hơn
1.2 Khái quát về tỉnh Hưng Yên.
- Vị trí địa lí: Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sôngHồng Việt Nam Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằmcách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố HảiDương 50 km về phía tây nam Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp
Trang 12tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáptỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam.
- Hành chính: Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Hưng Yên và 9 huyện:
1 Thành phố Hưng Yên (7 phường, 10 xã)
Tuy là tỉnh "mới" chỉ có lịch sử khoảng 200 năm, vùng đất Hưng Yên đãnổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn làthương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài Thuyền bè ngược sôngHồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nênPhố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất Người Tàu, người Nhật và người Tâyphương đều đến đấy buôn bán Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ,thứ nhì phố Hiến"
- Tài nguyên thiên nhiên:
Hưng Yên mang đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi,địa hình tương đối bằng phẳng Đất nông nghiệp 61.037 ha, trong đó đất trồngcây hàng năm 55.645 ha (chiếm 91%), còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặtnước nuôi trồng thuỷ sản, đất chuyên dùng và đất sử dụng cho các mục đích
Trang 13khác Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha, toàn bộ diện tích trên đều có khả
năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp
Hưng Yên là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc, nên
có nguồn nước ngọt rất dồi dào Nguồn nước mặt cũng hết sức phong phú
(sông Hồng có lưu lượng dòng chảy 6.400m3/s) Nước ngầm của Hưng Yên
cũng rất đa dạng với trữ lượng lớn, ở dọc khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh
đến Quán Gỏi có những mỏ nước ngầm rất lớn, có khả năng cung cấp hàng
triệu m3/ngày.đêm, không chỉ cung cấp nước cho phát triển công nghiệp và đô
thị mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận
Hưng Yên có nguồn than nâu (thuộc bể than nâu vùng đồng bằng
sông Hồng) có trữ lượng rất lớn (hơn 30 tỷ tấn) hiện chưa được khai thác, đây
cũng là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp khai thác than
- Về kinh tế: Vì có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua,
nối Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc
bộ nên Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ
Năm 2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên
tăng 7,01% Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhất
của miền Bắc
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như
phố nối A, phố nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng long
II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Quán
Đỏ Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, công
nghiệp thực phẩm Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch
Có 57 vạn lao động trong độ tuổi, chiếm 51% dân số Lao động đã qua
đào tạo nghề đạt 25%, chủ yếu có trình độ đại học, cao đẳng, trung học và
công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có Trung bình hằng năm lực lượng
lao động trẻ bổ sung khoảng trên 2 vạn người Đây là nguồn nhân lực phục vụ
tốt cho phát triển kinh tế của tỉnh
- Văn hoá - xã hội: Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người
Hưng Yên là truyền thống hiếu học và khoa bảng Gần 10 thế kỷ khoa bảng
dưới thời phong kiến Việt Nam(1075 - 1919), Hưng Yên có 228 vị đỗ đại
khoa, nhiều người đã trở thành những nhân vật được sử sách ca ngợi, nhân
dân truyền tụng như các nhà quân sự: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão,
Trang 14Nguyễn Thiện Thuật; danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác; nhà khoahọc: Phạm Huy Thông; nhà văn: Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, NguyễnCông Hoan, Vũ Trọng Phụng; hoạ sĩ: Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên; cácnhà hoạt động chính trị tài ba: Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Linh,…
Tỉnh Hưng Yên còn có 3 trường đại học, bao gồm: Đại học Chu Văn An,Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên, Đại học Tài Chính Và Quản Trị Kinh Doanh; 6 trường cao đẳng, bao gồm: Cao đẳng ASEAN, Cao đẳng Bách Khoa Hưng Yên, Cao đẳng Công Nghiệp Hưng Yên, Cao đẳng Sư Phạm Hưng Yên, Cao đẳng Tài Chính-Quản Trị Kinh Doanh, Cao đẳng Y Tế Hưng Yên; và 3 trường trung cấp, bao gồm: Trung cấp nghề Hưng Yên, Trung cấp nghề Châu Hưng, Trung cấp Cảnh sát Nhân dân
1.3 Khái quát về thư viện tỉnh Hưng Yên.
1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thư viện tỉnh Hưng Yên:
Thư viện tỉnh Hưng Yên được thành lập từ năm 1997 theo Quyết định số198/QĐ-UB, ngày 14 tháng 3 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên,trên cơ sở tách từ Thư viện tỉnh Hải Hưng thành hai thư viện: Thư viện tỉnhHải Dương và Thư viện tỉnh Hưng Yên Từ khi hoạt động, TVTHY đã tậptrung chấn chỉnh các bộ phận và đi vào hoạt động Tuy nhiên, sự khởi đầu còngặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực thư viện, tài liệu đượcchia ra từ thư viện tỉnh Hải Hưng nên nhiều bản cũ và rách nát
Năm 1998, TVTHY đã thuê được một ngôi nhà 2 tầng ở phố Trưng Nhịvới diện tích khoảng 100m2 để chuyển một phần tài liệu của phòng mượn vàphòng địa chí ra phục vụ bạn đọc
Từ khi thành lập đến nay Thư viện tỉnh Hưng Yên ngày càng được củng
cố và phát triển, thu hút đông người đọc đến sử dụng thư viện Với tổng số tài liệu của thư viện là hơn 135 nghìn cuốn sách, hơn 300 đầu báo và tạp chí, hàngnăm đã đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí cho hơn
3200 người bao gồm các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên trong tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, góp phần phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thư viện tỉnh HY hiện nay nằm trong Liên hiệp Thư viện Đồng bằng Sông Hồng
Đến nay TVTHY đang được đặt ở 139 Bãi Sậy, phường Quang Trung,TP.Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên với diện tích sử dụng chung là khoảng 1000m2
Trang 15(nguyên là trụ sở cũ của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh) (phụ lục hình 2 Trang43) Cổng vào của thư viện quay về hướng Tây, nghoảnh mặt vào hồ BánNguyệt thơ mộng-dấu tích của bến cảng Phố Hiến ngày xưa Với diện tích rộngrãi, thư viện có 3 dãy nhà được xây theo hình chữ U Dãy nhà đầu tiên bên taytrái cao 2 tầng gồm: phòng Mượn, phòng Báo-Tạp Chí, các phòng hành chínhnhư: phòng Kế Toán, phòng Tổng Hợp; và các phòng Ngiệp vụ như: phòng BổSung, phòng Xử Lý Kỹ Thuật, phòng Biên Mục… với tổng diện tích khoảng170m2 (phụ lục hình 3 Trang 44) Dãy nhà bên tay phải gồm: phòng Bảo Vệ,các căn nhà cấp 4 dành làm nơi ở cho các nhân viên thư viện và phòng ThiếuNhi Dãy nhà chính diện là một dãy nhà kéo dài nối liền nhau, được xây lốikiến trúc cổ rất đẹp với những hàng cột, xà, mái ngói,… mà ta hay bắt gặptrong lối kiến trúc của đền chùa, dùng làm nơi tổ chức các sự kiện (phụ lụchình 4 Trang 44) Ở giữa là một khoảng sân với diện tích rộng, nên thườngđược sử dụng làm nơi tổ chức các sự kiện văn hóa ca múa nhạc trong dịp lễ hộiPhố Hiến thường niên vào đầu năm.
- Chức năng: Thư viện tỉnh Hưng Yên là đơn vị sự nghiệp văn hóa thôngtin trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên, có chức năng thuthập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bảntại tỉnh Hưng Yên và nói về tỉnh Hưng Yên, các tài liệu trong nước và ngoàinước phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển của tỉnh Hưng Yên
về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh - quốc phòng trong thời kỳcông nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; xây dựng và phát triển màng lưới thưviện, tủ sách cơ sở trên địa bàn tỉnh
- Nhiệm vụ:
a Xây dựng quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắnhạn của thư viện; trình Giám đốc Sở VH,TT&DL tổ chức thực hiện sau khiđược phê duyệt;
b.Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc được sửdụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhàhoặc phục vụ ngoài thư viện phù hợp với nội quy thư viện
c Xây dựng và phát triển vốn tài liệu thư viện phù hợp với đặc điểm tựnhiên - kinh tế - văn hóa của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện:
Trang 16- Thu thập, tàng trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại địaphương và viết về địa phương;
- Nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu địa phương do Sở Thông tin vàTruyền thông chuyển giao Thu thập, lưu trữ các bản sao khóa luận tốt nghiệpcủa sinh viên các trường đại học đóng tại địa phương; luận văn thạc sĩ, luậnvăn tiến sĩ có nội dung phản ánh về Hưng Yên;
- Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng sự liên thônggiữa thư viện với các thư viện trong nước và nước ngoài bằng hình thức chomượn, trao đổi tài liệu và kết nối mạng máy tính;
- Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi thư viện các tài liệu không còn giá trị
sử dụng theo quy định của Bộ VH,TT&DL
d Tổ chức và thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời, rộngrãi vốn tài liệu thư viện đến mọi người, đặc biệt là các tài liệu phục vụ côngcuộc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở địa phương; xây dựng phong tràođọc sách, báo trong nhân dân
đ Biên soạn và xuất bản các ấn phẩm thông tin - thư mục, thông tin cóchọn lọc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện
e Thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện
ở địa phương; tham gia xây dựng và phát triển mạng thông tin - thư viện của hệthống thư viện công cộng
f Hướng dẫn, tư vấn tổ chức thư viện; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn,nghệp vụ cho người làm công tác thư viện; tổ chức luân chuyển sách, báo; chủtrì phối hợp hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện khác của địaphương
g Tổ chức các hoạt động, dịch vụ có thu phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật
h Thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm và báo cáo độtxuất về tình hình hoạt động của thư viện với Giám đốc Sở VH,TT&DL
i Quản lý tổ chức, cán bộ và tài sản theo phân cấp quy định của SởVH,TT&DL
k Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở VH,TT&DL giao
1.3.2 Cơ cấu tổ chức của thư viện tỉnh Hưng Yên:
Trang 17TVTHY là một cơ quan với tổ chức hoàn chỉnh, với nguồn nhân sự là 20nhân viên thư viện (9 nam và 11 nữ), trong đó có 13 nhân viên biên chế, 03 laođộng hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP, 04 hợp đồng lao động vụ việc.Trình độ các nhân viên: 100% mọi nhân viên chuyên môn có trình độ cử nhân,
02 người có trình độ thạc sỹ; chia đều làm việc thành 3 phòng ban dưới sự lãnhđạo trực tiếp của Ban giám đốc (phụ lục hình 1 Trang 43):
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc: Bà Dương Thị Cẩm
Chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ hoạt động của thư viện
+ Phó Giám đốc: Ông Đào Văn Quyến
Các phòng chức năng:
- Phòng Hành chính Tổ chức: (6 đồng chí đảm nhiệm)
+ Trưởng phòng: Ông Đinh Mạnh Thảo;
+ Kế toán cơ quan: Bà Vương Thị Lự;
Bao gồm 2 phòng gồm: phòng Kế Toán và phòng Tổng Hợp Đây là một
bộ phận quan trọng của thư viện giữ nhiệm vụ: chăm lo tất cả kinh phí từ cấptrên chuyển xuống, phân bổ tới các phòng sao cho hợp lí, lập kế hoạch dự trùkinh phí cho các công tác trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo khâuquản lí thư viện về mặt vật chất; cấp thẻ cho bạn đọc, xây dựng kế hoạch tàichính-kế toán
- Phòng Nghiệp vụ: (7 đồng chí đảm nhiệm)
+ Trưởng phòng: Ông Đào Văn Quyến
Bao gồm 3 phòng gồm: phòng Bổ Sung, phòng Xử Lý Kỹ Thuật, phòngBiên Mục Các phòng này có nhiệm vụ xử lí và biên soạn ấn phẩm thông tinchọn lọc, các loại thư mục, hướng dẫn tra cứu và trả lời các thông tin về vấn đềvốn tài liệu thư viện, tổ chức các hoạt động tuyên truyền vốn tài liệu thư viện
và các hoạt động thông tin tuyên truyền khác; mua và xử lí nghiệp vụ tất cả cácsách báo, tạp chí, tài liệu cho thư viện Hướng dẫn tham gia xây dựng mạnglưới thư viện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hệ thống thư viện huyện, xã trên toàntỉnh Hưng Yên Đồng thời còn chịu trách nhiệm thu thập tất cả các sách, báođược tài trợ, tặng biếu cho các trường học, các cơ quan cá nhân
Trang 18- Phòng Phục vụ Bạn đọc: (5 đồng chí phụ trách)
+ Trưởng phòng: Bà Hoàng Thanh Tú
Bao gồm 4 phòng gồm: phòng Mượn sách, phòng Báo-Tạp Chí, phòngThiếu Nhi, phòng Tra Cứu Địa Chí Các phòng này là nơi lưu trữ tài liệu chobạn đọc trực tiếp tra tìm hoặc tìm gián tiếp qua tủ mục lục truyền thống hoặcmáy tính theo phương pháp hiện đại Đảm nhận các chức năng cơ bản là tuyêntruyền, hướng dẫn người đọc và phục vụ sách báo cho bạn đọc
Nhìn chung, mỗi phòng ban có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng tất
cả có chung một mục đích cuối cùng là phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của bạnđọc về tất cả các mặt học tập, nghiên cứu hay giải trí
Trang 19Chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN
TỈNH HƯNG YÊN 2.1 Đối tượng phục vụ và hình thức phục vụ tại thư viện tỉnh Hưng Yên
2.1.1 Đối tượng phục vụ:
Với vị trí địa lí thuận lợi, nằm ở trung tâm Tp.Hy, lại rất yên tĩnh nênhàng năm thu hút được lượng độc giả khá cao Bạn đọc bao gồm mọi tầng lớpnhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên trong tỉnh với trình
độ khác nhau Thống kê các số liệu dưới đây sẽ cho ta cái nhìn tổng quát hơn:
Bảng thống kê số thẻ bạn đọc giai đoạn 2012-2014:
Có 900 thẻ, trong
đó có 400 thẻmới, 500 thẻ đổi
Hơn 800 thẻ, trong
đó có 395 thẻ mới,hơn 400 thẻ đổiTổng số thẻ tới hiện tại (16/11/2015) đã lên tới hơn 3200 thẻ
Bảng thống kê số lượt sách luân chuyển giai đoạn 2012-2014:
Lượt sách, báo tài liệu
luân chuyển (lượt)
Đối tượng của TVHY phong phú ở mọi lứa tuổi, bao gồm: Công chức,viên chức; học sinh, sinh viên; các thành phần khác Trong số đa dạng cácthành phần bạn đọc, thì chiếm chủ yếu là nhóm học sinh, sinh viên (2/3 sốlượng bạn đọc) Lí do khiến nhóm bạn đọc này chiếm nhiều nhất bởi đặc thùcủa họ là nhu cầu tra cứu thông tin cho việc học tập cao, lại ham hiểu biết, tốc
độ đọc nhanh, nhu cầu giải trí lớn,… đã đem đến việc TVHY có đa số bạn đọc
là học sinh, sinh viên Còn nhóm đối tượng công chức, viên chức một mặt là docông việc của họ quá bận rộn, ít có thời gian để đọc sách nhiều; mặt khácnhững thông tin họ cần phải luôn mới, ngắn gọn và chính xác nên loại tài liệu
Trang 20họ cần là những tài liệu cấp 2, cấp 3, đã được phân tích, xử lý Nhóm các thànhphần khác chủ yếu là các cán bộ hưu trí, nhân dân,… Số lượng nhóm bạn đọcnày đến thư viện không nhiều Họ đến thư viện với nhu cầu mở rộng hiểu biết,giải trí vào những lúc rảnh rỗi.
Việc phân chia đối tượng người dùng tin là rất cần thiết Nó giúp thưviện phục vụ, cung cấp thông tin có chọn lọc, phù hợp với nhu cầu tin của từngnhóm đối tượng Các nhân viên thư viện ngày càng nâng cao trình độ chuyênmôn và nghiệp vụ để đáp ứng tối đa các nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc
*, Phục vụ bạn đọc trong thư viện:
Thư viện tỉnh HY đã đơn giản hóa thủ tục làm thẻ bạn đọc, tăng thờigian mở cửa thư viện: 6-7 ngày 1 tuần, từ thứ 2-thứ 7; thời gian làm việc mùahè: sáng từ 7h-11h, chiều từ 1h30-4h30; mùa đông: sáng từ 7h30-11h30, chiều
từ 1h30-4h30 hàng ngày
Vốn tài liệu của thư viện tỉnh Hy có tổng số sách là: 135143 (cuốn)/năm
2015, với hai loại ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh Được bổ sung trungbình 3500 bản/năm Trong đó:
1 Kho thiếu nhi: 10408 cuốn
2 Lưu động: 33630 cuốn
3 Kho mượn: 47955 cuốn
4 Kho đóng: VN: 36223 tài liệu
VV: 3367 tài liệu
5 Tra cứu: 2445 tài liệu
6 Địa chí: 1114 tài liệu
7 Phòng Báo-tạp chí: hơn 300 đầu báo và tạp chí
Số lượng tài liệu được bổ sung từ năm 2013-2015 (cuốn)
Trang 22viện HY, thủ thư được độc giả đánh giá cao về sự nhiệt tình trong công việc vàtận tụy với độc già Nhưng hình thức phục vụ kho đóng không phản ánh đượcthành phần của kho theo các nghành khoa học, không cho phép người dùngnhìn hay chọn tài liệu trực tiếp trên giá, làm hạn chế các khả năng tìm tin, mấtthời gian của độc giả, đó là một trong những hạn chế của kho đóng.
+ Phòng Mượn đóng:
Phòng Mượn đóng có tổng số 39590 tài liệu, trong đó chia thành 2 loạitài liệu theo khổ là VN (Việt nhỏ) với 36223 tài liệu, VV (Việt vừa) với 3367tài liệu Phòng Mượn đóng hiện nay là phòng có số tài liệu nhiều thứ hai củathư viện Trong phòng Mượn đóng các loại tài liệu được chia thành nhiều nộidung, trong đó chiếm nhiều nhất là thể loại văn học Kho sách của phòngMượn đóng là hai căn phòng nối liền nhau, có cửa sổ và được trang bị hệ thốngđèn điện chiếu sáng, camera giám sát; nằm tại tầng 1 của ngôi nhà 2 tầng lênrất thoáng mát
Bên cạnh hệ thống mục lục truyền thống, phòng Mượn được lắp đặt các
hệ thống tra cứu mục lục hiện đại và máy tính nối mạng (1 chiếc) nhằm phục
vụ tối đa nhu cầu dùng tin Phòng có 1 thủ thư tốt nghiệp đại học Đây là phònglưu trữ tài liệu lớn nhất của thư viện HY Tổ chức kho và bảo quản tài liệu mộtcách hợp lý và khoa học là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và khaithác tài liệu cũng như phục vụ người sử dụng tài liệu một cách nhanh chóng.Với các giá sách được sắp xếp đẹp mắt, theo thứ tự từ trái qua phải, tài liệuđược xếp trên giá theo số đăng kí cá biệt thuận tiện cho thủ thư tìm tài liệunhanh, giúp tiết kiệm thời gian của bạn đọc
Dù có số lượng tài liệu khá lớn nhưng số lượt bạn đọc tại phòng Mượnđóng vẫn không cao bằng phòng Mượn mở, bởi đặc thù của phòng Mượn mở
sẽ khiến bạn đọc cảm thấy gần gũi hơn với tài liệu mình cần tìm kiếm Tuynhiên thư viện tỉnh HY vẫn luôn nỗ lực phát triển, đầu tư vốn tài liệu và thu hútđộc giả đến phòng Mượn đóng Thư viện đang áp dụng phần mềm iLib giúpxây dựng các quy trình nghiệp vụ chuẩn của một thư viện hiện đại, tạo điềukiện thuận lợi trong quá trình phục vụ bạn đọc
+ Phòng tra cứu Địa chí:
Trang 23Như chúng ta đã biết, một thư viện có tồn tại và phát triển mạnh haykhông thì phải kết hợp cả 4 yếu tố: bạn đọc-nguồn nhân lực thư viện-vốn tàiliệu-cơ sở vật chất Để đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu, học tập của bạn đọccũng như tiếp thu và truyền bá những di sản văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóanhân loại thì một thư viện muốn phát huy hết chức năng và nhiệm vụ của mình,ngoài việc đảm bảo những yếu tố trên còn cần phải đặc biệt quan tâm đến vốntài liệu phong phú Nếu vốn tài liệu của thư viện từ năm này qua năm khác chỉdừng lại ở những tài liệu lỗi thời, không còn giá trị sử dụng hay rách nát,… thìbạn đọc đến với thư viện sẽ ngày một giảm Mục 3, điều 2, chương I-Pháp lệnhthư viện Việt Nam định nghĩa: “Vốn tài liệu thư viện là những tài liệu đượcsưu tầm, tập hợp theo nhiểu chủ đề, nội dung nhất định, được xử lí theo quytắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ người đọcđat hiệu quả cao và được bảo quản”.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nguồnlực thông tin địa chí, thư viện tỉnh HY đã coi việc xây dựng và phát triểnnguồn lực thông tin địa chí là một trong những nhiệm vụ cơ bản có tính chấtnền tảng của thư viện mình Kho tài liệu địa chí ở TVHY là sự kết hợp trongkho tài liệu tra cứu và tài liệu ngoại văn với diện tích nhỏ khoảng 30m2 Hiệnnay, kho tài liệu địa chí của TVHY bao gồm các loại hình tài liệu sau:
Sách (61,3%) : trong kho tài liệu địa chí của thư viện có rất nhiều sáchquý về địa phương:
Thời Nguyễn có tác phẩm:
Đồng Khánh ngự lâm địa dư chỉ lược
Hưng Yên tính nhất thống trí
Thời Pháp thuộc có tác phẩm:
Hưng Yên địa chí của Trịnh Như Tấn
Tỉnh Hưng Yên của công sứ Pháp
Ngoài ra trong kho địa chí còn lưu giữ và bảo tồn nhiều bộ sách quý có
giá trị khác như: Đại Việt sử ký, Lịch triều hiến chương loại chí, Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919),… Đặc biệt là cuốn Việt sử thông giám cương mục-tác phẩm nổi tiếng của nước ta.
Trang 24Báo, tạp chí (36,8%): số báo đầu tiên mà thư viện lưu trữ được là báoHưng Yên số 1 (1/1961) Nhờ có sự nhiệt tình, dày công tìm kiếm, sưu tầm màhiện nay phòng địa chí lưu trữ được cả bộ sưu tập báo HY từ năm 1961 đếnnay Đây là nguồn tài liệu có giá trị nhất trong việc nghiên cứu, tìm hiểu địaphương của bạn đọc Do diện tích phòng địa chí có hạn nên số báo, tạp chí nàyđược lưu giữ trong phòng báo, tạp chí của thư viện.
Khóa luận, luận văn, luận án (1.04%): kho địa chí lưu giữ được 28 khóaluận do sinh viên ở các trường viết về địa phương tặng cho thư viện và khoảng
12 cuốn luận văn, luận án viết về những vấn đề liên quan đến địa phương
Bản đồ (0.68%): Khoảng 35 bản đồ hành chính về các huyện, xã trongtỉnh
Trong đó, tài liệu được chia thành các nội dung:
Hàng năm TVHY luôn chú trọng bổ sung kho tài liệu địa chí, năm 2011thư viện bổ sung 160 tên tài liệu với số lượng 325 cuốn Trung bình mỗi tênsách bổ sung 2 bản Năm 2012 có sự bổ sung ít hơn, 140 tên tài liệu với sốlượng 250 cuốn Có sự thay đổi như vậy là bởi mỗi năm thư viện có những
Trang 25chính sách bổ sung khác nhau Trung bình mỗi năm kinh phí bổ sung chophòng Địa chí khoảng 100 triệu đồng.
Với 2 ngôn ngữ chính là tài liệu bằng tiếng Việt và tài liệu bằng chữHán Nôm (có chú giải) phòng tra cứu địa chí đã giúp ích rất nhiều cho các nhànghiên cứu tìm hiểu về lịch sử, bộ máy hành chính, địa danh nhân vật, phongtục tập quán của Hưng Yên xưa và nay, nhất là những tư liệu bằng chữ HánNôm là những tài liệu cổ và có giá trị quan trọng
- Tổ chức theo kho mở:
Là hình thức phục vụ rất thân thiện với bạn đọc Bạn đọc được tự tìmsách trên giá, phát huy tính độc lập, được tiếp xúc trực tiếp với nguồn tài liệucủa thư viện Vì là hình thức kho mở nên vô cùng tiện lợi giúp giảm thời giantra tìm tài liệu do không phải chờ đợi qua khâu trung gian, giảm biên chế vàcông lao động của thủ thư Người đọc còn có thể tìm hiểu được tổng thể các tàiliệu trong kho mà họ đang quan tâm, qua đó lựa chọn trực tiếp các tài liệu họcảm thấy có hệ thống sát với yêu cầu hơn
Để phục vụ bạn đọc theo hình thức kho mở, yêu cầu đặt ra là diện tíchphòng phải rộng, diện thích giữa các giá sách phải đủ để bạn đọc di chuyển,tìm kiếm tài liệu một cách thuận tiện nhất Kho mở được tự do chọn sáchkhông hạn chế lượt mượn, làm tăng số lượng luân chuyển của tài liệu nhưng đểbảo quản tài liệu lại khó hơn kho đóng Tài liệu dễ bị xáo trộn, rách nát do tiếpxúc trực tiếp với bạn đọc nhiều Để đảm bảo an ninh phải đầu tư nhiều thiết bịbảo vệ như cổng từ, camera,…
+ Phòng Mượn mở:
Được bố trí ở tầng 1 của tòa nhà 2 tầng với diện tích khá lớn, khoảng100m2, nên phòng Mượn mở vô cùng thoáng mát Đây là nơi chứa nhiều tàiliệu nhất của thư viện tỉnh HY: 47955 cuốn Tại phòng Mượn mở, cán bộ phục
vụ vất vả, căng thẳng do phải thường xuyên quan sát bạn đọc, sắp xếp tài liệulên giá, lại phải giải đáp những thắc mắc của bạn đọc, kiểm tra thẻ,… Bạn đọcđược trực tiếp vào giá sách để lựa chọn tài liệu phù hợp với lĩnh vực tri thức
mà mình cần tìm, giúp bạn đọc tiếp xúc trực tiếp với kho tài liệu, xem lướt nộidung và tự chọn tài liệu thỏa mãn nhu cầu của mình Số lượng bạn đọc đến thưviện đông hơn, hiệu quả phục vụ cao hơn và vòng quay của sách cũng cao hơn
Trang 26Phòng có đầy đủ tiện nghi như hệ thống cửa sổ thoáng mát, ánh sáng tựnhiên cao, hệ thống đèn điện chiếu sáng đầy đủ, quạt trần, camera giám sát ,…thu hút rất nhiều bạn đọc đến nghiên cứu tài liệu học tập Năm giá sách củaphòng được bố trí với các chủng loại khác nhau, theo chuyên đề riêng như:sách tham khảo, bộ HCM toàn tập, thơ,… Trong đó có riêng một giá sáchchuyên sắp xếp các đầu sách mới ra nhằm tiếp cận và phục vụ bạn đọc mộtcách nhanh chóng nhất được đặt ở ngoài cùng.
Sách văn học là loại tài liệu được mượn nhiều nhất tại đây bởi nhu cầucủa bạn đọc cao Đồng thời, do hấp dẫn độc giả nên thư viện cũng bổ sung sáchvăn học nhiều hơn các loại tài liệu khác Trong đó, có một số tác phẩm văn họckinh điển trên thế giới như:
Cuốn theo chiều gió