Điều đó ngày càng đặt ra nhiều mối quan tâm vào các công tác hoạt động chung của thư viện, và công táchàng đầu phải kể đến là Công tác phục vụ bạn đọc- đây là một trong những khâunghiệp
Trang 1Lời nói đầu
Tính cấp thiết của đề tài.
Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật vẫn đang từng ngày phát triển vớinhững bước đi thần tốc, mọi người có thể tiếp cận, thu thập thông tin nhanh chóng và
dễ dàng từ nhiều kênh thông tin khác nhau như truyền hình, Internet, báo chí nhưngvẫn không thể phủ nhận đi tầm quan trọng của thư viện- một nền văn hóa tri thức vôtận và quý giá của nhân loại Trong đó, nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của mỗi thưviện là mang văn hóa đọc đến với quần chúng, làm thế nào để kích thích niềm say mê,làm thế nào để bạn đọc có thể đến thư viện càng nhiều càng tốt Điều đó ngày càng đặt
ra nhiều mối quan tâm vào các công tác hoạt động chung của thư viện, và công táchàng đầu phải kể đến là Công tác phục vụ bạn đọc- đây là một trong những khâunghiệp vụ trọng tâm của bất kỳ một thư viện nào vì thông qua đó các thư viện có thể
tự đánh giá chất lượng của toàn bộ hoạt động thư viện mình, bạn đọc chính là mộttrong bốn yếu tố quan trọng để cấu thành nên thư viện, bạn đọc không chỉ là nhân tốchủ chốt, mà còn là động lực, là mục đích cuối cùng để thư viện hướng tới, bởi chúng
ta có thể huy động được nguồn vốn tài liệu, trang thiết bị cơ sở vật chất, có thể đào tạo
ra những người cán bộ chuyên nghiệp, nhưng tất cả sẽ vô giá trị nếu chúng ta thiếubạn đọc, một thư viện không thể không có bạn đọc, và công tác bạn đọc chính là tiêuchuẩn để đo lường mức độ hoàn thiện của các công tác khác trong thư viện, nó chính
là tiền đề để hoàn thiện các công tác ấy, vì thư viện sinh ra là để phục vụ con người vàđiều đó cũng đồng nghĩa với việc, bạn đọc chính là nguồn sống, là linh hồn của thưviện, và hiệu quả xã hội của hoạt động thư viện chính là phục vụ bạn đọc Thư việnTỉnh Vĩnh Phúc cũng ra đời và hoạt động song hành cùng sự phát triển của đất nước,
là cơ quan văn hóa, thiết chế giáo dục thông tin khoa học to lớn, có tác dụng lâu dài vàmãi mãi cho sự nghiệp phát triển chung của toàn Tỉnh Trong chiến lược phát triểnkinh tế- xã hội của Vĩnh Phúc, đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước Tìnhhình kinh tế- xã hội Tỉnh trong những năm gần đây đang có những bước chuyển mìnhrất mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng tạo tiền đề thuận lợi cho văn hóa giáo dục, khoa học
Trang 2kỹ thuật phát triển, thư viện Tỉnh ngày ngày phải đối diện với nhiều bài toán phát triểnhóc búa mà trong đó, quan trọng nhất là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu người đọcngày càng cao, càng phong phú ở mọi tầng lớp công chúng Tiếp thu kinh nghiệm củacác thư viện trong nước và quốc tế, đưa công ngệ thông tin vào với hoạt động thư việnnhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thì sự đổi mới của thư viện hàng đầu và trên hết làphải quan tâm và đổi mới công tác người đọc, bởi nó là mục đích cuối cùng của mọihoạt động thư viện, mọi hoạt của thư viện sẽ trở nên vô ích nếu thực hiện không tốtcông tác người đọc, nói cách khác nó là một trong những nhân tố quan trọng tạo nêngiá trị và sự sống còn của mỗi thư viện Vì vậy lựa chọn đề tài " Tìm hiểu công tácphục vụ bạn đọc tại thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc" là một điều cần thiết.
Mục đích nghiên cứu đề tài.
Mục đích của khóa luận nhằm tìm hiểu về công tác phục vụ bạn đọc tại thư việnTỉnh Vĩnh Phúc, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá cũng như một số ý kiếnđóng góp để giúp thư viện phục vụ bạn đọc ngày một tốt hơn
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đặc điểm kinh tế- xã hội Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay và trong thời gian tới nhằmxác định nhu cầu đọc của xã hội Vĩnh Phúc
Thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện Tỉnh
Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu các tài liệu, bài viết về công tác phục vụ bạn đọc nói chung
Phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu thống kê thực tế
Điều tra, khảo sát hoạt động công tác người đọc tại thư viện
Phỏng vấn, trao đổi với bạn đọc và cán bộ thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc
Bố cục đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì tiểu luận bao gồm 3 phần chính:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 2: Thực trạng công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3: Nhận xét- Kiến nghị.
Do thời gian có hạn và khả năng còn thiếu kinh nghiệm nên chắc chắn vẫn còn
Trang 3kiến của quý thầy cô cùng các bạn Qua đây tôi cũng xin gửi tới lời cảm ơn chân thànhtới thạc sỹ Nguyễn Văn Thiên- người hướng dẫn tiểu luận, cảm ơn Lãnh đạo thư việntỉnh Vĩnh Phúc cùng toàn thể cán bộ thư viện đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài tiểu luận.
Trang 4CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TỈNH VĨNH PHÚC.
1.1 Vài nét về đặc điểm kinh tế- xã hội Tỉnh Vĩnh phúc.
Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộcvùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với Hà Nội vàđồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy Vĩnh Phúc có vai trò rất quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia Sau 8 năm tái lập, nhờ có sự nỗ lực phấnđấu vượt mọi khó khăn, thử thách mà Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đã đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng trong nền nền kinh tế- xã hội, kinh tế Vĩnh Phúc luôn đạttốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong tất cả các ngành nhất là công nghiệp cơ khí,xây dựng, du lịch Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp tăngnhanh, hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp- nông nghiệp- dịch vụ trên địa bàn tỉnhtheo hướng tích cực
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng đất cổ của nước Việt Nam nên có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời Với tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, vớinhiều danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Rừng Quốc gia Tam Đảo, thác BảnLong, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà, Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rấtnhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danhthắng Tây Thiên, Tháp Bình Sơn, Đền thờ Hai Bà Trưng, Đền thờ Trần Nguyên Hãn,
-Di chỉ Đồng Đậu,
Không chỉ vậy, Vĩnh Phúc còn là mảnh đất với bề dầy lịch sử vẻ vang Ngườidân Vĩnh Phúc luôn mang trong mình niềm tự hào về truyền thống đấu tranh dựngnước, giữ nước Đất Vĩnh Phúc đã từng nổi tiếng với những danh tướng và anh hùngdân tộc: Hai Bà Trưng, Trần Nguyễn Hãn, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn TháiHọc.Trong kháng chiến chống Pháp, trên đất Vĩnh Phúc đã diễn ra nhiều chiến cônghiển hách như Chiến thắng Xuân Trạch, chiến dịch Trần Hưng Đạo Thời kỳ khángchiến chống Mỹ, tỉnh là nơi đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, có các anh hùng quân độitiêu biểu như Trần Cừ, Nguyễn Viết Xuân, Cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mang
Trang 5đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc Thăng Long, của nền văn hóa dângian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữgìn và phát huy cho đến ngày nay.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ và phát triển hài hòa với tăng trưởngkinh tế Ngành giáo dục – đào tạo phát triển cả về quy mô, chất lượng, cơ sở vật chất
và đội ngũ giáo viên Mạng lưới trường, lớp được củng cố và dần ổn định Chất lượnggiáo dục – đào tạo có tiến bộ Số học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấptỉnh và quốc gia tăng, hằng năm đều có học sinh tham gia thi và đạt giải trong các kỳthi học sinh giỏi quốc tế Giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục thường xuyên ngàycàng được chú trọng và quan tâm đầu tư Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đạtnhiều kết quả Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng.Vĩnh Phúc đã chú trọng việc giáo dục dạy nghề để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa
Về khoa học, công nghệ của tỉnh phát triển khá tốt Trong những năm gần đây
đã có 242 đề tài khoa học được nghiệm thu, trong đó có 65,7% đề tài đã được ứngdụng vào sản xuất, đời sống và bước đầu đạt hiệu quả Công nghệ thông tin được ứngdụng rộng rãi trên địa bàn Chương trình tin học hóa trong các cơ quan đảng, nhà nướcđạt kết quả bước đầu
Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ.
Hệ thống y tế từ tỉnh đến các xã được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị vàđội ngũ cán bộ; chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên Các hoạt động văn hóa,thông tin, thể thao, trật tự an toàn xã hội đều có bước tiến bộ
Với những thành tựu cơ bản trên, tiềm năng lợi thế cùng những truyền thống tốtđẹp là cơ sở vững chắc, là hành lang cần thiết đảm bảo cho tỉnh Vĩnh Phúc vững vàngbước sang thế kỷ XXI và trước mắt trong những năm tới để trở thành tỉnh cơ bản làcông nghiệp vào năm 2015 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 2020.Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước Tất
cả những đặc điểm về kinh tế và xã hội nêu trên đã tạo ra một nhu cầu cấp thiết đòi hỏiphải có sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của nhân dân địa phương và cùng đó là sựđóng góp không thể thiếu của thư viện Tỉnh trên con đường truyền tải tri thức của
Trang 6mình với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà trong bước đường thànhcông của những năm tới.
1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc.
Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập tháng 3 năm 1956.Qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển thư viện luôn là một trung tâm văn hóa giáodục, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước góp phần nâng cao dântrí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương, đất nước Nhìn lại nhữngngày đầu mới thành lập, thư viện chỉ có vài nghìn bản sách và một số loại báo tạp chívới cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, nhưng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, cán bộ thư viện
đã khắc phục được mọi khó khăn, thiếu thốn đưa thư viện tỉnh Vĩnh Phúc đi lên
Thời kỳ thành lập và phát triển được chia thành bốn giai đoạn
Ngày 22/ 4/ 1966 do sự đánh phá ác liệt của chiến tranh thư viện tỉnh đã sơ tántoàn bộ kho sách về thôn Tiên- xã Minh Tân( Yên Lạc), ở đây thư viện được bố trí với
2 hầm cất sách Trong năm này thư viện đã cấp được 691 thẻ, phục vụ hơn 30.856 lượtđộc giả với 54.927 lượt sách Hàng tháng thư viện tỉnh có tổ chức đi kiểm tra các thuviện huyện, tủ sách HTX nắm tình hình, hướng dẫn nghiệp vụ, giúp đỡ chỉ đạo phongtrào " Đọc và làm theo sách báo" đạt dược kết quả bước dầu khá tốt Nhằm đáp ữngphong trào, thư viện tỉnh đã kết hợp với các huyện tổ chức 9 lớp huấn luuện nghiệp vụ
Trang 7Nhìn chung, trong 12 năm đầu xây dựng, thư viện đã khắc phục được nhiều khókhăn trở ngại, từng bước xây dựng và phát triển vững chắc, duy trì và đảy mạnh mọihoạt động, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, sản xuất, đời sống và chiến đấu Năm 1967thư viện Tỉnh đã được Bộ văn hóa thông tin tặng bằng khen về thành tích " Chuyểnbiến kịp thời các hoạt dộng theo thời chiến, triển khai phục vụ tốt các đơn vị bộ đội vàHTX".
1.2.2 Giai đoạn 1968- 1996
Đây là thời kỳ hợp nhất 2 thư viện Trong 28 năm tồn tại, vẫn tiếp tục nhữngkhó khăn, thư viện đã 3 lần xây dựng trụ sở và di chuyển kho tàng Trụ sở đầu tiênhoàn thành vào năm 1972, gồm 2 ngôi nhà lá 5 gian và 1 ngôi nhà gạch ở khu đồi BaBúa- Phường Gia Cẩm- Tp Việt Trì, với diện tích hơn 500m2 Ngày 3/ 2/ 1996 thưviện được chuyển ra trụ sở chính do nhà nước đầu tư gần 1 tỷ đồng, với 1 diện mạomới khang trang, hiện đại, diện tích sử dụng 1800m2 trong khuôn viên rộng hơn5000m2 giữa Tp.Việt Trì Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ nhân viên cũng từng bước được
bổ sung và nâng cao về số lượng- chất lượng bao gồm 16 cán bộ nhân viên, trong đó70% cán bộ có trình độ đại học, 30% cán bộ có trình độ trung cấp và hợp đồng Tuyrằng số lượng còn ít nhưng đại đa số còn trẻ với lòng say mê nghề nghiệp, mặc dù vậtchất còn nhiều khó khăn song mọi người vẫn luôn giữ vững phẩm chất cách mạng vàhoàn thành tốt mọi công việc Điều đó được thể hiện qua mọi công tác hoạt động củathư viện như Công tác xây dựng kho sách và phục vụ độc giả, công tác tuyên truyềngiới thiệu sách báo, công tác địa chí, công tác chỉ đạo phong trào cơ sở tại 13 thư việnHuyện, Thị trực thuộc tỉnh
Những cố gắng liên tục cùng nhiều thành tích về nhiều mặt công tác đã giúp chothư viện khoa học tổng hợp tỉnh Vĩnh Phú nhận được bằng khen của Chủ tịch hội đồng
Bộ trưởng, nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của Bộ văn hóa thông tin, thư việnQuốc gia Việt Nam, UBND tỉnh
1.2.3 Giai đoạn 1997- 2001
Thời kỳ tái lập thư viện KHTH tỉnh Vĩnh Phúc Bắt đầu từ ngày 1/ 1/ 1997 thưviện chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính, những ngày sau đó thư việntiếp hon 30.000 bản sách, báo, tạp chí, trang thiết bị từ thư viện Vĩnh Phú và tập trung
Trang 8về rạp ngoài trời thị xã Vĩnh Yên Ngày 24/ 1/ 1997 UBND tỉnh ra QĐ số 93/QĐ- UBthành lập thư viện KHTH tỉnh Vĩnh Phúc, quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ vàcấp kinh phí để kịp thời hoạt động.
Ngày 19/ 5/ 1998 chào mừng kỷ niệm lần thứ 107 ngày sinh Chủ tịch Hồ ChíMinh vĩ đại, thư viện KHTH Vĩnh Phúc được khai trương và chính thức đi vào hoạtđộng đáp ứng yêu cầu của các tầng lớp nhân dân Chỉ trong 6 tháng cuối năm, thư viện
đã cấp được 1300 thẻ bạn đọc, phục vụ 51.200 lượt người đọc với 183.640 lượt sách
Tháng 2/ 1998 thư viện chuyển vào ở chung nhà Bảo tàng tỉnh- đây là một côngtrình kiến trúc khang trang, có cảnh quan đẹp, môi trường yên tĩnh, rất thuận lợi chomọi hoạt động của thư viện Cùng với sự tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượngcán bộ thư viện cũng được bổ sung dần, từ năm 1999 đến năm 2001 tổng số cán bộnhân viên tăng lên 13 người
Cùng với nỗ lực của bản thân ngành, thư viện tỉnh còn luôn được Tỉnh ủy,UBND quan tâm nhiều mặt, Sở văn hóa thông tin thể thao chỉ đạo sâu sát, sự ủng hộcủa các cơ quan ban ngành, hỗ trợ của Vụ thư viện thì thư viện Vĩnh Phúc đã nhanhchóng có những bước chuyển mạnh và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên tất cảcác mặt công tác
1.2.4 Giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Là giai đoạn có những thay đổi to lớn về cơ cấu tổ chức cũng như mọi hoạtđộng của thư viện
Về cơ cấu tổ chức: Theo QĐ số 09/QĐ- UB ngày 25/ 1/ 2006 của UBND tỉnh VĩnhPhúc, thư viện tỉnh có 1 ban Giám đốc, 1 Phó giám đốc, cùng 5 phòng chức năng:
P Hành chính- tổng hợp
P Nghiệp vụ
P Phục vụ ( Đọc, mượn, báo- tạp chí, thiếu nhi, tra cứu- tài liệu địa chí, đaphương tiện)
P Tuyên truyền- phong trào cơ sở
P Thông tin- thư mục
Trang 9Hiện nay đội ngũ CNCNV lao động là 23 người với trình độ chuyên môn cao:
Cử nhân thư viện 13 người, cử nhân CNTT 2 người, Cao đắng CNTT 1 người, thưviện 2 người, trung cấp thư viện 2 người, số còn lại có trình độ phổ thông
Với chức năng là cơ quan giáo dục, văn hóa, thông tin, giải trí cho mọi tầng lớpnhân dân trên địa bàn tỉnh, do đó mà thư viện phải thực hiện những chức năng, nhiệm
vụ sau:
Thư viện có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức, khai thác và sử dụng chung các tàiliệu được xuất bản tại địa phương, các tài liệu trong và ngoài nước phù hợp với cácđặc điểm, yêu cầu xây dựng, phát triển của địa phương về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, an ninh, quốc phòng trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước
Về nhiệm vụ:
Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc dược sử dụngvốn tài liệu thông qua các hình thức đọc tại chỗ, mượn về nhà hoặc phục vụ tạithư viện phù hợp với nội quy thư viện
Phục vụ miễn phí tài liệu thư viện tại nhà cho người cao tuổi, tàn tật bằng hìnhthức gửi qua bưu điện hoặc thư viện lưu động theo quy định của pháp lệnh thưviện
Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, vănhóa, xã hội của địa phương và đối tượng phục vụ của thư viện
Thu thập tàng trữ bảo quản lâu dài các tài liệu được xuất bản tại tỉnh và viết vềtỉnh
Nhận các xuát bản phẩm lưu chiểu, các văn bản sao khó luận, luận văn tốtnghiệp của sinh viên các trường ĐH mở tại tỉnh
Xây dựng bộ phận tài liệu dành cho trẻ em, người khiếm thị cùng các bộ tài liệubằng tiếng dân tộc phù hợp với đăc điểm dân cư trên địa bàn tỉnh
Tăng cường nguồn lực thông tin thông qua việc mở rộng, liên thông giữa thưviện với các thư viện trong nước và ngoài nước bằng hình thức trao đổi, chomượn tài liệu và kết nối mạng máy tính
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu kịp thời, rộng rãi vốn tài liệutới mọi người, đặc biệt là các tài liệu thuộc công cuộc phát triển kinh tế, văn
Trang 10hóa, xã hội của tỉnh, xây dựng phong trào đọc sách, báo trong nhân dân trên địabàn tỉnh.
Biên sọan và xuất bản các ấn phẩm thông tin, thư mục, thông tin chọn lọc phùhợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của thư viện
Thực hiện ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện ở địa phương, tham gia xâydựng và phát triển mạng thông tin thư viện của hệ thống thư viện công cộng
Hướng dẫn tổ chức thư viện, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ chongười làm công tác thư viện, tổ chức luân chuyển sách- báo, chủ trì phối hợphoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ với các thư viện trên địa bàn của tỉnh
Tổ chức hoạt động, dịch vụ có thu phí phù hợp với các chức năng, nhiệm vụđược giao và phù hợp với quy định của pháp luật
Được sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của Vụ thư viện, thư viện Quốc gia ViệtNam, Sở văn hóa thể thao- du lịch cùng các ban ngành của Tỉnh, hệ thống thư việncông cộng tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng được củng cố, phát triển và hoàn thiện Đến naytoàn tỉnh đã có 6/ 9 thư viện huyện- thị, 99/ 137 thư viện xã phường có thư viện vàphòng đọc sách Thư viện cũng từng bước hiện đại hóa, tiếp cận gần với thư viện điện
tử, vốn tài liệu liệu ngày càng đa dạng, phong phú với tổng số bản sách gần 140.000bản, hơn 3.500 thẻ bạn đọc, lượt đọc trung bình 200 lượt/ ngày, chất lượng vốn tài liệunhìn chung phù hợp và đáp ứng cho việc phát triển kinh tế- xã hội của toàn tỉnh Vềtrang thiết bị- cơ sở vật chất thì khang trang, hiện đại, cảnh quan môi trường đẹp, vị trílợi thế, cùng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp đông đảo đảm đương công việc của mộtthư viện điện tử
Các công tác nghiệp vụ là Công tác bạn đọc, công tác thông tin tuyên truyềnngày càng được chú trọng và có nhiều đổi mới, phát triển Đặc biệt trong năm 2005-đây là năm đã tạo dựng một bước thay đổi to lớn cho toàn bộ quá trình hoạt động củathư viện tỉnh, đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin do thư viện Quốc gia Việt Namtài trợ đã được thực hiện Thư viện được cấp 15 máy vi tính, máy chủ, nối mạngInternet, mạng Lan, Tổ chức tập huấn về tin học cho cán bộ thư viện tỉnh, sử dụngphần mềm ILIB cho các hoạt động nghiệp vụ cũng như phục vụ độc giả Năm 2007,
Trang 11tỉnh cho thực hiện dự án nâng cấp hạ tầng cơ sở mạng máy tính, trang bị thêm trangthiết bị, với tổng số máy lên đến 32 máy, áp dụng chuẩn nghiệp vụ quốc tế.
Bên cạnh đó, phong trào thư viện cơ sở cũng ngày càng được củng cố, pháttriển Thư viện vẫn luôn có kế hoạch phát triển các thư viện cơ sở, cung cấp sách hạtnhân, trang thiết bị, tập huấn nghiệp vụ, hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ thư viện Tháng 12/
2010 có 94/ 137 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn có thư viện, hàng năm các thưviện này nhận được sách luân chuyển 4 lần, mỗi lần từ 250- 300 bản sách được lấy từkho sách luân chuyển của thư viện tỉnh( trên 50.000 bản) do Vụ thư viện và thư việntỉnh đầu tư, và thực hiện hỗ trợ phụ cấp 50.000đ/ cán bộ/ tháng Thực hiện kế hoạchliên ngành về việc tổ chức phòng đọc sách tại các điểm bưu điện văn hóa xã, tổ chứcluân chuyển sách cho 44 điểm bưu điện văn hóa xã trong toàn tỉnh Phối kết hợp giúp
đỡ thư viện trường học và các thư viện trên địa bàn những vấn đề nghiệp vụ như: Thicán bộ, giáo viên thư viện giỏi, Phối kết hợp với trường Trung học văn hóa nghệthuật đào tạo cán bộ thư viện trình độ trung cấp
Với những thành tích đạt được kể trên cũng như nhiệm vụ và chức năng đã quyđịnh, để thực hiện tốt các yêu cầu đã đề ra đó thì thư viện ngày càng phải chú trọnghơn nữa mọi công tác hoạt động chuyên môn của mình, và Công tác bạn đọc là khâucông tác cần phải nâng cao và đẩy mạnh hơn nữa- đây là khâu công tác trung tâm vàthen chốt của mọi thư viện, vì đối tượng phục vụ của thư viện là bạn đọc, mục đích màthư viện hướng tới để hoạt động và phấn đấu cũng chính là bạn đọc, công tác bạn đọc
có thể ví như một chiếc cầu nối không thể thiếu để kết nối bạn đọc với nguồn tri thức
vô tận của thư viện, là một trong bốn yếu tố quan trọng để cấu thành nên một hệ thốngthư viện hoàn chỉnh Thư viện có hoạt động tốt hay không, có duy trì được sự pháttriển của mình hay không, có khẳng định được vị trí của mình hay không chỉ có thểkhẳng định được thông qua công tác phục vụ bạn đọc
Trang 12CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TẠI THƯ VIỆN TỈNH
VĨNH PHÚC TRONG 5 NĂM ( 2006- 2010) TRỞ LẠI ĐÂY.
2.1 Nghiên cứu nhu cầu đọc và hứng thú đọc.
Công tác xây dựng văn hóa đọc là công tác luôn được thư viện tỉnh chú trọng vàquan tâm thường xuyên, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng môi trườngvăn hóa đọc trong mọi tầng lớp nhân dân
Hàng năm thư viện luôn xây dựng cho mình một nguồn lực thông tin phong phú
và đa dạng ở mọi lĩnh vực và thể loại nhằm hấp dẫn, thu hút bạn đọc thường xuyên tới
sử dụng, khai thác thư viện phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu, lao động, sản xuất,thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương, mỗi năm thư viện bổ sung tài liệu theođịnh kỳ mỗi quý một lần, thư viện còn chú trọng xây dựng sưu tập tư liệu( sách, ảnh,bản đồ, ) có giá trị nghiên cứu như: Sách về Hồ Chủ Tịch, văn kiện Đại hội Đảng toànquốc, tư liệu nghiên cứu Tam Đảo, bản dập văn bia chữ Hán Nôm của các làng xãthuộc tỉnh Vĩnh Phúc trước năm 1945, đi kèm đó cũng có khá nhiều nguồn tài liệutặng biếu, khoảng 8070 tài liệu cho mỗi năm
Vốn tài liệu từ năm 2006 đến năm 2010 có sự phát triển như sau:
Trang 13xã hội, khoa học tự nhiên Và đa dạng ở các loại hình tài liệu: Sách Báo- tạp chí, Băngđĩa, và Tài liệu khác (bản đồ, tờ rơi, )
Nhờ có những chính sách phát triển thông tin hợp lý của Ban lãnh đạo thư việntỉnh, cũng như sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND, các ngành, đơn vị, Sở văn hóa thôngtin đã tạo được những điều kiện tốt nhất cho mọi hoạt động của thư viện, từ đó nhucầu đọc và sử dụng thông tin ngày càng cao và đa dạng hơn bất cứ lúc nào, trongnhững năm qua thư viện đã thu hút được ngày càng đông đảo bạn đọc
Năm 2006 thư viện đã cấp 2713 thẻ, năm 2007 là 2800 thẻ, năm 2009 tăng lên2.900thẻ, và số thẻ trong năm 2010 đã là 3005thẻ
Như vậy có thể thấy lượng bạn đọc ngày càng có xu hướng phát triển và gia tăngkhông ngừng
Đối tượng bạn đọc được chia làm 2 nhóm:
Nhóm đối tượng học sinh- sinh viên: Đây là nhóm đối tượng chiếm phần lớn vàchủ đạo ở thư viện, với nhu cầu thông tin về các lĩnh vực nhằm phục vụ chocông việc học tập, tham khảo, như: Sách tham khảo, sách bài tập, nâng cao,giáo trình,
Nhóm đối tượng là cán bộ quản lý, công nhân viên, nhà nghiên cứu, cũng cónhu cầu rất cao về các loại tài liệu như: Chính trị- xã hội, kinh tế- pháp luật,khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, Trong đó một số nhóm đối tượng cònđòi hỏi những thông tin mang tính thời sự, cập nhât, liên tục, Với mục đíchchủ yếu là hỗ trợ công việc, nghiên cứu, nâng cao tri thức
Qua sự phân nhóm nhu cầu đọc của 2 đối tượng trên, tôi cũng tiến hành điều tra,thăm dò ý kiến của bạn đọc bằng việc phát phiếu khảo sát kết hợp với phỏng vấn trựctiếp bạn đọc, tuy nhiên quá trình điều tra chỉ khoanh vùng chọn lọc trong một quy mônhỏ nhằm tiết kiệm thời gian, công sức nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả Kết quả của việcđiều tra sẽ là cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu cũng như đánh giá, đưa ra những giảipháp khắc phục nâng cao hiệu quả cho công tác phục vụ bạn đọc trong thời gian tới.Việc điều tra tập trung vào 2 yếu tố đó là: Nhu cầu đọc và hứng thú đọc thông quathông tin phản hồi từ phía độc giả
Trang 14Với tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, số phiếu thu về là 90 phiếu, trong đó có 10phiếu không hợp lệ Trong đó:
Học sinh- sinh viên: 55 phiếu = 61,1%
Cán bộ công nhân viên: 20 phiếu = 22,2%
Nhà nghiên cứu: 7 phiếu = 7,8%
Lãnh đạo quản lý: 3 phiếu = 3,3%
Các thành phần khác: 5 phiếu = 5,6%
Kết quả trên phần nào đã phản ánh rõ đối tượng tới sử dụng thư viện chủ yếu chiếmphần lớn là các bạn học sinh- sinh viên, sau đó là các cán bộ, nhà nghiên cứu Nhữngđối tượng này rất cần tài liệu phục vụ cho quà trình học tập và nâng cao trình độchuyên môn
Về thời gian sử dụng thư viện
+ Thường xuyên: 78 phiếu = 86,6%
+ Không thường xuyên: 12 = 13,3%
Mục đích đọc tài liệu
+ Nâng cao trình độ: 80%
+ Nghiên cứu: 15%
+ Quản lý: 5%
Như vậy bạn đọc có nhu cầu thường xuyên tới sử dụng thư viện là rất cao
Nhu cầu đọc tài liệu
+ Tài liệu học tập- tham khảo: 33%
+ Khoa học kỹ thuật: 20%
+ Chính trị- xã hội: 18%
+ Khoa học xã hội- khoa học tự nhiên:15%
+ Các tài liệu khác: 7%
Kết quả đọc tài liệu cho thấy, bạn đọc tới thư viện có nhu cầu thông tin đa dạng
và phong phú, tuy nhiên phần lớn là nhu cầu về sách học tập, tham khảo, sách khoahọc kỹ thuật vẫn chiếm tỉ lệ cao, còn lại các lĩnh vực khác thì tương đối đồng đều Các loại hình tài liệu bạn đọc thường sử dụng
Trang 15+ Báo- tạp chí: 22%
+ Tài liệu khác: 18%
Như vậy tài liệu bạn đọc tới sử dụng ở thư viện chủ yếu vẫn là sách, báo
Từ kết quả điều tra nhu cầu đọc, có thể thấy riêng với nguồn tài liệu của thưviện là nội dung thu hút nhiều ý kiến đánh giá và kiến nghị nhất, trên phương diện nộidung, số lượng, lĩnh vực tài liệu, và có 60% các ý kiến cho rằng nhu cầu thông tin của
họ đã được đáp ứng, tuy nhiên vẫn còn số ít nhu cầu đọc chưa được thỏa mãn
Từ những ý kiến, đóng góp trên đư ra kết luận về đáp ứng nhu cầu đọc trên cơ sỏ điềutra xếp loại:
Tốt: 82%
Trung bình: 12%
Chưa đạt yêu cầu: 6%
Một thư viện muốn hoạt động công tác bạn đọc tốt hay không, không chỉ cần cóvốn tài liệu nhiều và phong phú, mà một yếu tố cần thiết và thúc đẩy nữa đó là đội ngũcán bộ nhân viên Để đánh giá về đội ngũ nhân viên phục vụ bạn đọc, tôi cũng tiếnhành phỏng vấn trực tiếp 20 bạn đọc ở các lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau để lấy ýkiến về một số tiêu chí sau: Trình độ nghiệp vụ của nhân viên thư viện, tinh thầnnghiệp vụ của nhân viên thư viện
Qua phỏng vấn đã thu được kết quả như sau: Trình độ nghiệp vụ được đánh giátốt( 17/20) tổng số người được phỏng vấn Bạn đọc nhận xét: Sách, báo, phương tiệntra cứu được sắp xếp khoa học, trật tự, dễ tìm kiếm, thuận lợi cho việc tra cứu, tìm tincủa bạn đọc Số còn lại là 3/20 người thì có ý kiến cho rằng vẫn còn vài hạn chế cầnkhắc phục
Về tinh thần phục vụ của cán bộ công nhân viên thì được đánh giá khá cao,19/20 bạn đọc đều nhận xét rằng cán bộ thư viện lịch sự, thân thiện, nhiệt tình với bạnđọc, số còn lại cho rằng tinh thần phục vụ của nhân viên thư viện chưa được cao
Việc tiến hành điều tra nhu cầu tin và đáp ứng nhu cầu giúp cho công tác bổsung nắm bắt được thị hiếu đọc cũng như sử dụng vốn tài liệu trong thư viện để từ đóthư viện có được những chính sách bổ sung hợp lý, kịp thời những tài liệu cần thiết đểkích thích và tăng cường hứng thú đọc của bạn đọc
Trang 16Trong những năm gần đây lượt bạn đọc đến thư viện hàng năm ngày càng giatăng:
Nếu năm 2006 lượt bạn đọc đến thư viện là: 148.000 người/ năm, thì năm 2007 lượtbạn đọc là 148.500 người/ năm, tiếp tục tăng thêm ở năm 2010 thì lượt bạn đọc đãphát triển lên là 192.000 người/ năm
Trong đó, được phân theo các nhóm: Học sinh- sinh viên, cán bộ viên chức, cán bộhưu trí, nông dân, dân tộc thiểu số, người tàn tật, lực lượng vũ trang Và chiếm hơnmột nửa vẫn là đối tượng học sinh- sinh viên, tiếp đó là cán bộ viên chức
Tỷ lệ sử dụng thư viện của các thành phần bạn đọc là:
Học sinh- sinh viên: 43,5%
Về lượt sử dụng tài liệu của thư viện:
Năm 2006: 600.000 tài liệu/ năm
Năm 2007: 640.000 tài liệu/ năm
Năm 2010: 783.775 tài liệu/ năm
Trong đó, năm 2010, học sinh- sinh viên chiếm trung bình 162.000 lượt tài liệu/năm, cán bộ viên chức là 60.000 lượt, cán bộ hưu trí: 96.600 lượt, lự lượng vũ trang:36.000 lượt, nông dân: 16.175 lượt, dân tộc thiểu số: 338 lượt, người tàn tật: 75 lượt
Số lượt tài liệu được sử dụng phân theo môn loại:
Tin học- thông tin: 28.000 lượt
Triết học- tâm lý học: 16.000 lượt
Tôn giáo: 10.000 lượt
Khoa học xã hội: 71.000 lượt
Ngôn ngữ: 19.000 lượt