Sự quay trở lại cầm quyền của De Gaulle vào năm 1958 đã mang lại luồng sinh khí mới cho tình hình chính trị nước Pháp nói chung và chính sách đối ngoại của Pháp nói riêng. De Gaulle đã nhanh chóng rút kinh nghiệm của hơn 10 năm qua, căn cứ vào tình hình thế giới đã có những biến đổi quan trọng mà đề ra một chính sách hoàn toàn mới. Một trong những trụ cột của chính sách đối ngoại đó là chính sách “phi thực dân hóa”.
Trang 1Tác động của chính sách “phi thực dân hóa” của nước Pháp dưới thời kỳ cầm quyền của Đờ-gôn (1958 – 1969) đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương
Sự quay trở lại cầm quyền của De Gaulle vào năm 1958 đã mang lại luồng sinh khí mới cho tình hình chính trị nước Pháp nói chung và chính sách đối ngoại của Pháp nói riêng De Gaulle đã nhanh chóng rút kinh nghiệm của hơn 10 năm qua, căn cứ vào tình hình thế giới đã có những biến đổi quan trọng
mà đề ra một chính sách hoàn toàn mới Một trong những trụ cột của chính sách đối ngoại đó là chính sách “phi thực dân hóa”
Khái niệm “phi thực dân hóa” theo nghĩa rộng là quá trình giải phóng các nước thuộc địa khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân về chính trị, kinh tế, văn hóa Cụ thể trên bình diện chính trị nó được biểu hiện ở sự ra đời của các quốc gia độc lập, có chủ quyền, tự quyết định được quan hệ đối ngoại và an ninh của mình Trên bình diện kinh tế, đó là sự xóa bỏ hệ thống kinh tế khai thác, bóc lột phụ thuộc vào chính quốc Trên bình diện văn hóa là sự loại bỏ những ảnh hưởng có tính chất nô dịch của văn hóa thực dân Tuy nhiên, định nghĩa trên có thể là quá rộng để bao hàm những hành động “phi thực dân hóa” diễn ra trong thế kỷ XX Trên thực tế, nó chỉ được thực hiện chủ yếu trên phương diện cấp độc lập về chính trị cho các thuộc địa cũ Sau “phi thực dân hóa”, các nước mới giành độc lập vẫn phải tiếp tục tiến hành nhiều cuộc đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa để loại bỏ hoàn toàn những di sản của chủ nghĩa thực dân ở đây
Đông Dương chính là một khu vực thuộc địa quan trọng nhất của Pháp nhưng sau chiến tranh thế giới thứ hai, vị trí của Pháp ở Đông Dương suy yếu nặng nề Sự sa lầy đó là một điều có lợi cho Mỹ, tạo điều kiện cho Mỹ đặt ảnh hưởng ở đây Cho đến trước năm 1949, Mỹ hầu như không quan tâm đến tình hình Đông Dương Nhưng thất bại ở Trung Quốc đã khiến cho Washington buộc phải đẩy mạnh các chính sách ngăn chặn cộng sản ở Viễn Đông Ngày 8/5/1950, chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ viện trợ kinh tế và trang thiết bị quân sự
Trang 2cho Pháp trong cuộc chiến Đông Dương Từ đây, Mỹ gắn bó ngày càng chặt chẽ với cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương và dần dần hất cẳng Pháp tại khu vực này Sau thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ - 1954, Pháp phải ký hiệp định Genève công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương Thất bại này đã khiến Pháp không thực hiện được mục tiêu chiến lược
là bảo vệ vị trí đại cường quốc, ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa và hoàn toàn bị Mỹ thay thế vị trí Những tổn thất ở Đông Dương đã tác động xấu đến uy tín của Pháp ở các nước thuộc địa nhất là Bắc Phi trong đó đặc biệt là Algérie Việc Pháp điều quân từ Bắc Phi đến Việt Nam chiến dấu đã tạo điều kiện cho những người lính châu Phi học hỏi kinh nghiệm chiến đấu của Việt Nam để chống lại Pháp Thất bại của Pháp ở Đông Dương đã đưa đến một phản ứng dây chuyền: Năm 1952 bạo động diễn ra ở Tunisie, năm 1953 có nổi dậy ở Maroc và tiếp đến là cuộc nổi dậy của người Algérie năm 1954 Trong cùng năm 1956, Pháp phải trao trả độc lập cho Tunisie và Maroc Với cao trào giải phóng dân tộc ngày một dâng cao, chiến tranh thuộc địa sớm muộc cũng sẽ làm tan rã hệ thống thuộc địa của Pháp, De Gaulle đã chấp nhận giải pháp “ phi thực dân hóa” bởi ông hiểu rằng chủ nghĩa thực dân cũ đã lỗi thời, không phục vụ gì cho chính sách đối ngoại mới Vì đã bị Mỹ hất cẳng tại Đông Dương nhưng Pháp vẫn muốn duy trì những quyền lợi tối cơ bản của mình tại khu vực này nên Pháp đã thực hiện chính sách “phi thực dân hóa ” gián tiếp đối với Đông Dương thông qua chính sách “trung lập hóa Đông Dương” chứ không tiến hành trực tiếp như ở thuộc địa châu Phi Và chính sách “trung lập hóa Đông Dương”
đã có những tác động không thể phủ nhận đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Dương thời gian này Câu hỏi được đặt ra là “Chính sách trung lập hóa Đông Dương” thời De Gaulle ra đời như thế nào?nội dung của nó là gì? Cụ thể tác động của nó đối với phong trào giải phóng dân tộc Đông Dương ra sao?”
Đông Dương là khu vực chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các mối quan hệ quốc tế suốt thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai Đây là vùng đất có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân công rẻ mạt và có vị
Trang 3trí chiến lược quan trọng như ngã tư đường hàng không và hàng hải quốc tế Trong nhiều năm, nơi đây thường xuyên nằm trong tình trạng căng thẳng từ cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất của Pháp (1946 – 1954) đến chiến tranh Đông Dương lần thứ hai của Mỹ (1961 – 1973) Diễn tiến hai cuộc chiến tranh đã đánh dấu “cú đảo lộn ngược dòng” vị trí của Pháp và Mỹ ở đây, thể hiện quan hệ mâu thuẫn phức tạp giữa hai cường quốc lớn
Sau thất bại quân sự năm 1954, Pháp vẫn còn khả năng đóng một vai trò tích cực ở Đông Nam Á, trước hết là trong việc thực hiện hiệp định Genève để thiết lập sự hợp tác cùng có lợi với các quốc gia Đông Dương Song những người lãnh đạo của nền cộng hòa thứ IV trên thực tế đã không chịu thi hành những điều khoản của hiệp định Geneve và đi theo chính sách “ngăn chặn cộng sản” của Mỹ ở vùng này Điều đó được thể hiện trong việc Pháp gia nhập khổi quân sự SEATO và từ chối phát triển quan hệ bình thường với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Việc De Gaulle trở lại chính trường nước Pháp khi nước Pháp được phục hồi và Mỹ ngày càng bị mất uy tín và sa lầy trong cuộc Chiến tranh Đông Dương là cơ hội tốt để Pháp “đòi nợ” Mỹ, giành lại những vị trí của mình, đồng thời cũng là gỡ gạc lại thể diện về tinh thần và chính trị cho cuôc phiêu lưu thực dân những năm 40 – 50 Mức độ gắt gao của mối quan hệ giữa Paris và Washington do chính sách Đông Dương của Mỹ gây nên khiến cho bên cạnh những mâu thuẫn vốn có ở Tây Âu đến đầu những năm 60 ở Đông Dương hai cường quốc này lại hình thành một mâu thuẫn mới
Lập trường của Pháp với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam hình thành từ năm 1961 nhưng mãi đến năm 1963 mới được xác định Sở dĩ có tình hình ấy là do lúc đó, nước Pháp đang sa lầy đến tận cổ trong chiến tranh Algérie nghĩa là Pháp cũng đang ở vào một vị thế tương tự như Mỹ Năm 1963 được coi như là một bước ngoặt trong chính sách của Pháp đối với Đông Dương – tách khỏi và đối lập với chính sách xâm lược Đông Dương của Mỹ Trong hội nghị hội đồng bộ trưởng ngày 19/8/1963, lần đầu tiên De Gaulle công khai đưa
Trang 4ra những nhận xét có tính chất chỉ trích chính sách của Mỹ ở Đông Dương.
Trong bản tuyên bố tại hội nghị, De Gaulle cho rằng “Những biến cố quan trọng đang xảy ra tại Việt Nam làm Paris chú ý và lo lắng” [dẫn theo 2; 74].
Ông bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc với nhân dân hai miền Nam, Bắc Việt Nam
và mong muốn sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam “có thể hành động trong hoàn cảnh độc lập đối với các lực lượng bên ngoài, hành động trong điều kiện hòa bình thống nhất nội bộ và sống hòa thuận với các nước láng giềng”[dẫn theo 2; 74].
Ngày 23/7/1964, De Gaulle đề nghị triệu tập một hội nghị quốc tế để xem xét vấn đề Đông Dương Nhưng khoảng 2 ngày sau, Johnson đã thẳng thừng tuyên
bố “chúng tôi không tin vào hội nghị này” và mở rộng chiến tranh.
Trong khi Mỹ ngày càng sa lầy vào chiến tranh Việt Nam thì lập trường của Pháp về vấn đề này ngày càng trở nên gay gắt với Mỹ Trái với những điều
Mỹ thường rêu rao, chính phủ Pháp cho rằng “không có sự xâm nhập miền Nam bởi các lực lượng miền Bắc, không có sự lẫn lộn giữa mặt trân giải phóng dân tộc miền Nam với miền Bắc mà đây chỉ là một cuộc nổi dậy của nhân dân miền Nam chống chế độ áp bức”[dẫn theo 2; 74].
Những kinh nghiệm khi phải đương đầu với một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của nhân dân Việt Nam đã khiến Pháp đi đến nhận định Mỹ không thể giành thắng lợi về quân sự trong cuộc chiến tranh này Nhưng đồng thời Pháp cũng cho rằng nhân dân Việt Nam có thể cầm chân Mỹ lâu dài trên đất nước mình nhưng không thể đánh bại đạo quân hùng mạnh và hiện đại này Trả lời thông điệp của Tổng thống Kennedy về việc Mỹ chuẩn bị mở rộng vũ
trang can thiệp vào Đông Dương, De Gaulle đã viết: “Nếu Tổng thống can thiệp vào vũng này thì sẽ bị sa lầy vào bãi tuyệt vọng của một cuộc chiến không lối thoát Chúng tôi những người Pháp chúng tôi tìn vào điều đó bằng king nghiệm của chính mình Còn các bạn, những người Mỹ hôm qua các bạn mong muốn chiếm đoạt vị trí của chúng tôi ở Đông Dương thì hôm nay đây thay chúng tôi các bạn lại muốn gây ra ở đây một cuộc chiến tranh mà chúng tôi đã phải chấm dứt Tôi có thể nói trước với Tổng thống rằng dần dần các bạn sẽ sa
Trang 5lầy vào một vũng bùn cả về phương diện chiến tranh và phương diện kinh tế bất chấp những tổn thất và chi phi của các bạn”[dẫn theo 2; 74] Theo Pháp đoán
thì cả về trước mắt lẫn lâu dài sẽ không có chiến thắng quân sự tuyệt đối của bất
cứ bên nào và khi đã thấm mệt hai bên chắc chắn sẽ đi vào đám phán Khi đó Pháp sẽ phát huy vai trò làm trung gian
Theo quan điểm trên về cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương, Pháp đã tìm một phương sách chắc chắn để duy trì việc Pháp “có mặt”
ở Đông Dương bằng cách “trung lập hóa” các quốc gia, trước hết là trung lập hóa Việt Nam Có thể xem chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến quy mô nhất của Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai mà sự bùng phát của nó thu hút sự chú ý trong dư luận quốc tế Và năm 1965, kế hoạch “trung lập hóa” được đề ra chi tiết thành một tổng thể hoàn chính bao gồm những yêu cầu dứt khoát của việc bình thường hóa tình hình ở bản đảo Đông Dương Vậy nội dung của kế hoạch này là gì?
Kế hoạch này được trình bày rành mạch và đầy đủ trong 3 văn kiện: thư ngày 8/2/1966 của De Gaulle gửi cho chủ tịch Hồ Chí Minh – chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; diễn văn của tổng thống Pháp trong cuộc đón tiếp vủa Lào ở Paris ngày 13/7/1966 và bài phát biểu ở Phnom Penh ngày 1/9/1966
Trong thư gửi chủ tịch Hồ Chí Minh, De Gaulle lưu ý đề hai điểm để giải
quyết xung đột là “Một mặt, về phương diện Việt Nam, trong khi chưa nói đến việc thống nhất sau này thì vấn đề hiện nay là ở chỗ nhân dân Nam Việt Nam
có thể thành lập một chính phủ mà không có sự can thiệp bên ngoài Mặt khác,
về phương diện quốc tế thì tình hình hiện nay hoàn toàn rõ ràng có mâu thuẫn với việc lập lại và chấp hành những nghĩa vụ đã được thông qua hồi năm 1954
về một nước Việt Nam độc lập và trung lập, không có sự can thiệp vào nội bộ nước đó” [dẫn theo 2; 76].
Trong khi phát biểu ở Phnom Penh ngày 1/9/1966, De Gaulle đã lên án
chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, kêu gọi trung lập hóa Việt Nam: “Nước Pháp
Trang 6cho rằng không có cơ hội nào buộc nhân dân châu Á phải phục tùng luật lệ của người nước ngoài từ bờ bên kia Thái Bình Dương tới, bất kể là sức mạnh vũ khí của họ như thế nào” [dẫn theo 2; 76] và “Trong khi đất nước các bạn đã đạt tới chỗ cứu được cả thể xác và linh hồn của mình vì được làm chủ đất nước mình thì người ta thấy quyền lực chính trị và quân sự được thiết lập ở Việt Nam và chiến tranh cũng đồng thời nhen nhóm lại ở đó Pháp đã có lập trường của mình: đó là lên án những gì liên quan đến các sự kiện hiện nay” [dẫn theo 2; 76] Bài phát biểu cũng lên án mạnh mẽ chính sách bạo lực của Mỹ Tổng thống
Pháp đương nhiệm cho rằng chính sự can thiệp của Mỹ là nguồn gốc của cuộc chiến tranh gây nên sự thù địch ở miền Nam Việt Nam Tố giác các bước leo thanh và mở rộng chiến tranh của Mỹ, De Gaulle khẳng định cuộc chiến tranh
đang đi vào ngõ cụt: “Nếu người ta không nghĩ rằng bộ máy chiến tranh của
Mỹ sẽ bị tiêu diệt tại chỗ thì mặt khác cũng sẽ không có chuyện các dân tộc châu Á chịu khuất phục trước sự thống trị của những kẻ đến từ bờ bên kia Thái Bình Dương” [dẫn theo 2; 76] Đồng thời De Gaulle còn đưa ra đề nghị triệu tập
một hội nghị quốc tế và phác thảo một số nét về hiệp định sẽ được ký trong hội
nghị đó: “Cũng như năn 1954, hiệp định này có mục đích khôi phục và đảm bảo nền trung lập cho nhân dân các nước Đông Dương và quyền của họ được thu xếp công việc của mình Mỗi nước đều có mọi trách nhiệm về công việc của mình” [dẫn theo 2; 77] Tiếp tục lên án Mỹ, ngày 31/12/1966, De Gaulle phát biểu: “Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa vì nó là hậu quả của sự can thiệp quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Việt Nam Cuộc chiến tranh này bị lên án vì nó đưa đến việc một nước lớn đi chèn ép, tàn phá một nước nhỏ” [dẫn theo 2; 77].
Trong cuộc tiếp đón của Lào, De Gaulle khẳng định rằng “Nước Pháp sẵn sàng, tích cực tham hoa vào một cuộc thương lượng quốc tế (về Đông Dương) Nhưng để có một cuộc thương lượng như vậy, trước hết phải trở lại điều đã được thông qua và thực hiện từ 12 năm trước đây, tức là trung lập và chấm dứt trên thực tế mọi sự can thiệp của nước ngoài đối với các nước ở vùng
đó Đồng thời cũng phải đảm bảo được những cam kết chung củ các nước có
Trang 7liên quan đặc biệt là 5 cường quốc trên thế giới (Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc)” [dẫn theo 2; 77].
Theo kế hoạch của De Gaulle thì việc “trung lập hóa” Đông Dương trước hết là phải rút hết quân đọi Mỹ ra khỏi Việt Nam và Mỹ phải hoàn toàn chấm dứt mọi hoạt động can thiệp vào công việc nội bộ các nước đó Bước tiếp theo của con đường trung hóa này là cần phải đạt tới việc thống nhất các dân tộc ở Nam Việt Nam và thành lập một chế độ có tính chất đại diện, không phụ thuộc vào nước ngoài Chỉ sau khi đảm bảo có được độc lập và tính đại diện cho chính quyền Sai Gòn thì phải triệu tập một hội nghị quốc tế để xem xét toàn bộ vấn đề Đông Dương Hội nghị đó phải tán thành việc khôi phục thống nhất Việt Nam, phải tuyên bố bảo vệ nền độc lập, trung lập của các nước Đông Dương và phải đảm bảo việc bảo lãnh nền độc lập, trung lập của ba nước ấy Vấn đề Việt Nam phải được giải quyết triệt để bằng phương pháp thương lượng giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và miền Nam Việt Nam để thống nhất đất nước Cuộc thương lượng đó phải giải quyết xong việc thành lập một nước Việt Nam thống nhất, độc lập và trung lập
Theo lời De Gaulle, “trung lập hóa” Đông Dương là phải tránh cho những nước ấy không trở thành mảnh đất của những xung đột giữa những sự thống trị
và hệ tư tưởng đối địch nhau F, Devillers cũng viết: “Trong bất kỳ trường hợp nào thì một nước Việt Nam độc lập và hùng mạnh dù cho là bị những người cộng sản cai quản đi chăng nữa thì vẫn phải chống lại được bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài (Trung Quốc hay những nước khác) và vẫn là một chướng ngại vật có hiệu quả (để chống lại ảnh hưởng của hệ tư tưởng) hơn là một nước
do các tầng lớp tài phiệt có đặc quyền đặc lợi điều khiển mà các tầng lớp này
sở dĩ chưa bị phong trào giải phóng dân tộc hất cổ đi là nhờ có lính thủy đánh
bộ Mỹ” [dẫn theo 2; 78].
Tháng 2/1965, tình hình chính trị - quân sự ở Việt Nam trở nên căng thẳng với việc Mỹ ném bom, bắn phá miền Bắc Việt Nam Cùng một lúc, De Gualle kêu gọi cả Mỹ lẫn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lập lại hòa bình ở Việt
Trang 8Nam Trong thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 8/2/1966, De Gaulle viết:
“Chúng tôi gạt bỏ mọi giải pháp quân sự và không tán thành việc tiếp tục chiến tranh và nhất là mở rộng chiến tranh và nhất là mở rộng chiến tranh để đạt tới một giải pháp quân sự” [dẫn theo 2; 78] Yêu cầu này trên thực tế đối với chỉ là
ngừng ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam và ngừng can thiệp quân sự còn đối với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thì đó là sự đầu hàng kẻ xâm lược
Thời cơ để Pháp đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam là sự kiện ngày 31/03/1968, tổng thống Johnson tuyên bố hạn chế một phần phạm vi ném bom miền Bắc Việt Nam và chính phủ Mỹ sẵn sàng bước vào thương lượng chấm dứt chiến tranh Việt Nam Tuyên bố đó là một bằng chứng hùng hồn về sự phá sản hoàn toàn chính sách leo thành chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam Hai bên sau khi đạt được những thỏa thuận về nguyên tắc đám phán đã thảo luận về vấn đề địa điểm đàm phản Phía Mỹ đề nghị các đị điểm Genève, Vientiane, Ranggun, New Delhi hoặc Jakarta là những nơi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có cả đến các cơ quan đại diện chính thức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đề nghị Phnom Peng hoặc Varsavar làm nơi gặp gỡ nhưng Mỹ không chấp thuận Điều này đặt ra một nguy cơ làm gián đoạn tiến trình đàm phán Đúng lúc đó vào tháng 4/1968, De Gaulle đề ra sáng kiến tiến hành thương lượng giữa Mỹ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Paris Sau khi đề nghị này được Mỹ và Việt Nam Dân Chủ Công Hòa chấp thuận, chính phủ Pháp đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm chuẩn bị cho thương lượng Tháng 5/1968, đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đến Pháp Tháng 9 cùng năm, một trung tâm thông tin của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam bắt đầu hoạt động ỏ Paris Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng xã hội của Pháp cuối năm 1968 đã cản trở việc thực hiện kế hoach làm trung gian
“Nhìn chung, chính sách “trung lập hóa” Đông Dương của Pháp trong thời kỳ này thế hiện ý muốn “phi thực dân hóa” một cách gián tiếp chủ yếu thông qua các thủ pháp về ngoại giao” [dẫn theo 2; 79].
Trang 9Như vậy, chính sách “trung lập hóa” Đông Dương là một biểu hiện của chính sách “phi thực dân hóa” một cách gián tiếp của Pháp Ở khía cạnh này,
“phi thực dân hóa” không chỉ được hiểu một cách đơn thuần là việc trao trả độc lập cho các nước thuộc địa của Pháp mà còn là những chủ trương, biện pháp chống lại chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ ở Đông Dương – chống lại việc
“thực dân hóa” khu vực này Chính sách “trung lập Đông Dương” của Pháp đã
có tác động đến nhiều mặt của khu vực này trong đó có một trong những nội dung quan trọng nhất của lịch sử Đông Dương hiện đại – phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Dương
Đầu tiên, với chính sách “trung lập hóa” các quốc gia Đông Dương, trước tiên là Việt Nam, Pháp đã đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam với Mỹ Ngay từ năm 1963, De Gaulle đã đề xuất ý kiến về vai trò làm trung gian của Pháp ở Việt Nam Ngày 28/9, trong khi nói chuyện ở
Lyon, De Gaulle tuyên bố: “ Có biết bao nhiều nước mới và đang thức tỉnh ở châu Á, châu Phi đang tự điều khiển lấy số phận của mình đã tìm thấy ở nước Pháp sự ủng hộ lòng dũng cảm và ý chí của họ Lẽ nào các nước bất hạn do sự can thiệp của nước ngoài mà đất nước bị xé ra làm hai, ba mảnh lại không cảm tháy vai trò trọng tài vô tư của Pháp, có thể là một khả năng bổ sung cho việc thống nhất đất nước của họ và vì thể mà hòa bình được lập lại”[dẫn theo 2; 81] Với việc nước Pháp làm trung gian, Việt Nam và 2 nước Đông Dương còn
lại cùng với những chiến thắng quân sự hiển hách của mình đã có thêm một môi trường thuận lợi để cùng với Mỹ đấu tranh trên mặt trận ngoại giao để đưa đến những hiệp định hòa bình đưa ký kết, độc lập được trao trả với sự tổn hại xương máu được giảm đi đáng kể
Lập trường của Pháp về vấn đề Việt Nam và Đông Dương có phần nào thể hiện mâu thuẫn giữa hai đồng minh phương Tây Pháp – Mỹ trong các vấn
đề quốc tế, đồng thời nó cũng có khía cạnh tích cực mà các nước Đông Dương
có thể khai thác để đẩy mạnh việc cô lập Mỹ So với những gì Pháp đã làm trong thập kỷ 40 – 50 ở Đông Dương thì thấy lập trường của nước Pháp lúc này rất thực tế, trung lập hóa Đông Dương là một sáng kến hay Đặt ý tưởng trung lập hóa Đông Dương trong bối cảnh Mỹ tăng cường quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam, không một chính phủ phương Tây nào có hành động làm phiền
Trang 10lòng “người lãnh đạo thế giới tự do” về cuộc chiến tranh ở Việt Nam cho thấy hành động của De Gaullle thật “dũng cảm” Việc làm của Pháp đã tạo nên một bước ngoặt trong dư luận phương Tây, khiến người Mỹ rất khó chịu còn nhân dân Đông Dương thì lợi dụng sự ủng hộ những dư luận tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là sự ủng hộ của dân chúng tiến bộ nước Pháp và nước Mỹ để thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc của mình thêm những bước tiến lớn Có thể nói, nhờ có chính sách này mà phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc kết thúc nhanh chóng hơn và bớt tổn thất hơn
Dự định thành lập thêm các khối quân sự mới ở khu vực Đông Nam Á của Mỹ trong những năm 1961 – 1964 để phục vụ cho ý đồ ngăn chặn chủ nghĩa
xã hội và đè bẹp phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này đã thất bại một phần do các mâu thuẫn với Pháp mà các khối đó không được hình thành (ví như
đề nghị của Philippin thành lập liên minh quân sự giữa Nam Việt Nam, Nam Triều Tiên, Đài Loan và dự định của Mỹ lập khối Đông Bắc Á tháng 11/1961 bao gồm Nhật, Philippin, Nam Triều Tiên và Đài Loan) Pháp lo ngại rằng biện pháp can thiệp quân sự trực tiếp sẽ dẫn đến việc mở rộng chiến tranh ra cả khu vực Đông Nam Á Tại cuộc họp hội đồng tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á, Pháp
đã đề nghị trung lập hóa Nam Việt Nam, phản đối Mỹ lôi kéo các nước thành viên tham gia chiến tranh Tiếp đó, để phản kháng lại cuộc ném bom miền Bắc Việt Nam của Mỹ, chính phủ Pháp đã ra quyết định ngày 28/5/1965 triệu hồi đại
sứ ở khối SEATO về nước Điều này có nghĩa là Pháp từ chối tham gia vào các cuộc hoạt động quân sự của khối này chống Việt Nam Sau này, Pháp còn tỏ ra cứng rắn hơn, kiên quyết phản đối việc Mỹ sử dụng hiệp ước Manila và lôi kéo
các nước ASEAN vào cuộc “thập tự chinh” của Mỹ “Năm 1967, việc Pháp không tham dự hội nghị của khối SEATO cũng như thái độ lạnh nhạt của các nước đồng minh khác đã khiến Mỹ ngày càng bất lực và lúng túng hơn” Hành
động của Pháp cũng kéo theo động thái của các nước khác Anh vốn là đồng minh truyền thống của Mỹ, lúc đầu không mặn mà trước những đề nghị của