BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI ========o0o======== Sinh viên: Phạm Thị Tình ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÍ ĐẤT ĐAI, CẤP GIẤY CHỨNG
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
========o0o========
Sinh viên: Phạm Thị Tình
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÍ ĐẤT ĐAI, CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số:
Họ và tên: Phạm Thị Tình
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Hải Yến
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành khóa học tại Trường Đại học Tài Nguyên Và Môi trường Hà Nội, gắn với việc đào tạo và nghiên cứu khoa học và sản xuất, em
đã thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác đăng kí đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thường Tín, Thành Phố Hà Nội”
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự lỗ lực và cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các Thầy, cô giáo trong Trường Đại học Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội, cán bộ công nhân viên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thường Tín
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô giáo khoa Tài Nguyên và Môi trường - Trường Đại học Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội Em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cán bộ công nhân viên Phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Thường Tín đã cung cấp số liệu và giúp đỡ, động viên em hoàn thành đề tài
Do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, em kính mong được
sự đóng góp, gợi ý nhiệt tình của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Phạm Thị Tình
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận của công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận 4
1.1.1 Một số khái niệm về công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận… 4
1.1.2 Vị trí, vai trò của công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận 4
1.2 Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận 6
1.2.1 Các văn bản pháp lý liên quan 6
1.2.2 Một số quy định về đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận 8
1.2.3 Trình tự, thủ tục công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.15 1.3 Tình hình công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận ở Việt Nam 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 21
2.2 Nội dung nghiên cứu 21
2.3 Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1 Phương pháp điều tra cơ bản 21
2.3.2 Phương pháp thống kê 22
Trang 42.3.4 Phương pháp so sánh 22
2.3.5 Phương pháp kế thừa 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín 23
3.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên môi trường 23
3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Thường Tín 29
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường 44
3.2 Đánh giá tình hình quản lý đất đai và hiện trạng sử dụng đất tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 45
3.2.1 Tình hình quản lý đất đai tại huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội 45
3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội 47 3.2.3 Đánh giá chung biến động đất đai năm 2012 - 2014 64
3.3 Đánh giá kết quả công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội 64
3.3.1 Trình tự, thủ tục thực hiện công tác đăng kí đất đai, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất 64
3.3.2 Kết quả đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận 66
3.3.3 Đánh giá chung 87
3.4 Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thường tín 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 97
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
GCN Giấy chứng nhận
Trang 6
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Biến động đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2000 - 2014 35
Bảng 3.2 Dân số và biến động dân số 39
Bảng 3.3 Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ trên địa bàn huyện 40
Bảng 3.4 Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Thường Tín tính đến 1/1/2014 49
Bảng 3.5 Biến động đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng tại huyện Thường Tín tính đến 1/1/2014 51
Bảng 3.6 Biến động đất phi nông nghiệp theo mục đích sử dụng tại huyện Thường Tín tính đến ngày 1/1/2014 53
Bảng 3.7 Biến động diện tích theo mục đích sử dụng năm 2014 so với năm 2013 và 2012 55
Bảng 3.8 Biến động đất nông nghiệp về đối tượng sử dụng và quản lý tại huyện Thường Tín tính đến 1/1/2014 58
Bảng 3.9 Biến động đất phi nông nghiệp về đối tượng sử dụng và quản lý tại huyện Thường Tín tính đến 1/1/2014 61
Bảng 4.1 Kết quả cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp 68
Bảng 4.2 Kết quả cấp giấy chứng nhận đất ở tính đến 1/1/2014 70
Bảng 4.3 Kết quả cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân tính đến 1/1/2014 73
Bảng 4.4 Thống kê tình hình sử dụng đất của các tổ chức tại huyện 74
Bảng 4.5 Tình hình sử dụng đất của các tôn giáo tại huyện 75
Bảng 4.6 Những hộ chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp tính đến 1/1/2014 77
Bảng 4.7 Những hộ chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đất ở tính đến 1/1/2014 80
Bảng 4.8 Kết quả lập hồ sơ địa chính huyện Thường Tín 85
Trang 7DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.2 Phôi giấy chứng nhận 14
Hình 3.2 Đồ thị tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Thường Tín 30
giai đoạn 2001 – 2014 30
Hình 3.3 So sánh cơ cấu giá trị sản xuất năm 2000- 2014 31
Sơ đồ 1.1 Trình tự, thủ tục đăng kí đất đai, cấp GCN lần đầu cho hộ gia đình cá nhân 19
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng nền tảng cho sự sống và mọi hoạt động sản xuất của con người đều bắt nguồn từ đất đai Đất đai là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia, là một tư liệu sản xuất đặc biệt, đất đai cung cấp nguồn nước cho sự sống, cung cấp nguồn nguyên vật liệu và khoáng sản, là không gian của sự sống đồng thời bảo tồn sự sống Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng
Trải qua nhiều thế hệ, cha ông ta đã tốn nhiều công sức và xương máu
để tạo lập vốn đất đai như hiện nay Để tiếp tục sự nghiệp khai thác và bảo vệ toàn bộ quỹ đất tốt hơn có hiệu quả hơn, Đảng và nhà nước ta đã ban hành các văn bản luật phục vụ cho công tác quản lý có hiệu quả
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu: “Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, đúng mục đích và có hiệu quả” Luật đất đai 1987, 1993, luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001, 2003 luật đất đai 2009 đã được sửa đổi bổ sung năm 2013 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành luật đất đai đang từng bước đi sâu vào thực tiễn
Hiện nay công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất càng trở lên phức tạp
và quan trọng vì đất đai có hạn về diện tích và nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng do dân số tăng, kinh tế phát triển đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra hàng ngày với tốc độ cao Chính những điều này làm cho việc bố trí đất đai vào các mục đích khác nhau ngày càng trở lên khó khăn, các quan hệ đất đai càng trở lên thay đổi với tốc độ chóng mặt và ngày càng phức tạp
Trang 9Thực tế trên cho thấy việc đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là điều rất cần thiết, qua đó nhà nước thiết lập quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất đối với nhà nước Thông qua công tác này sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc quản lý đất đai, vì từ đây chúng ta nhìn nhận lại những
kết quả đã đạt được và cả những thiếu sót, yếu kém trong việc thực hiện chức
năng quản lý đất đai của ngành nói chung và của địa phương nói riêng Qua
đó rút ra những bài học kinh nghiệm chỉ ra những nguyên nhân, yếu tố tác
động đến công tác quản lý nhà nước về đất đai để việc quản lý đất đai ngày
càng chặt chẽ
Hiện nay nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng tăng do dân số tăng, kinh
tế phát triển đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đang
diễn ra mạnh mẽ mà đất đai thì có hạn về diện tích Chính những điều này làm
cho việc phân bổ đất đai vào các mục đích khác nhau ngày càng trở lên khó
khăn, các quan hệ đất đai càng thay đổi với tốc độ chóng mặt và ngày càng
phức tạp
Xuất phát từ hiện thực khách quan cũng như tầm quan trọng của công
tác quản lý đất đai với những kiến thức đã học tập và nghiên cứu tại trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, được sự đồng ý của Ban giám
hiệu Nhà trường, với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Nguyễn Thị Hải Yến
cùng với sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của Phòng Tài Nguyên và Môi
Trường, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội Tôi tiến hành thực hiện
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác đăng kí đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất trên địa bàn huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội”
2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích
- Tìm hiểu những quy định của pháp luật về công tác đăng ký đất đai,
Trang 10- Tìm hiểu kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, lập hồ sơ địa chính của huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội
- Xác định được thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và phát huy mặt tích cực để thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
2.2 Yêu cầu
- Nắm được hệ thống văn bản pháp luật đất đai và các văn bản liên quan
- Số liệu phản ánh trung thực và khách quan tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất và đưa ra những kiến nghị mang tính pháp lý, phù hợp với thực tiễn và giải quyết có hiệu quả