1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn tại phòng nội vụ huyện mai châu

55 642 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 73,66 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. lý do chọn đề tài Đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ra cho nước ta rất nhiều cơ hội nhưng cũng đồng nghĩa với việc có không ít thách thức. trước tình hình đó, đòi hỏi những cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, không chỉ ở cấp trung ương mà cả cấp địa phương phải có đủ năng lực. giỏi về chuyên môn và tốt về phẩm chất chính trị mới có thể được nước ta vượt qua những thách thức và khó khăn để có thể tiến xa hơn nữa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với đề tài: “công tác tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn tại phòng nội vụ huyện mai châu”. Em muốn đóng góp một chút ít công sức của mình vào việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng cán bộ, công chức của huyện Mai Châu nói riêng và trong cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện nói chung để hoàn thiện hơn nữa về trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức 2. mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu quy trình tuyển dụng từ đó đưa ra các nhận xét, so sánh, đánh giá với quy trình tuyển dụng đã được học . Từ đó đưa ra các nhận xét về ưu điểm, nhươc điểm của công tác tuyển dụng nhân lực và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyển dụng nhân lực. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện những mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau: • Phân tích cơ sở lý luận về tuyển dụng đối với công chức trong cơ quan nhà nước dựa trên các nguyên tắc, đối tượng và hình thức tuyển dụng. • Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Mai Châu. Trên cơ sở đó so sánh với lý luận thực tiễn và từ đó đưa ra những bất cập tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. • Đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện Mai Châu. 4. Phương pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp sau: • Phương pháp thu thập thông tin. • Phương pháp phân tích tổng hợp. • Phương pháp thống kê. • Phương pháp điều tra. • Phương pháp phỏng vấn. • Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn. 5. Lịch sử nghiên cứu Qua quá trình làm việc thực tế tại phòng Nội vụ huyện Mai Châu giúp sinh viên hiểu rõ rõ đc công việc hiện tại và tương lai, qua đó có sự chuẩn bị tốt kiến thức cho công việc của mình. 6. Kết cấu đề tài Gồm 3 chương: Chương 1. Khái quát về cơ sở phòng Nội vụ huyện Mai Châu Chương 2. nguyên nhân và thực trạng công tác tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn tại UBND huyện Mai Châu. Chương 3. Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác tuyển công chức tại UBND huyện mai châu

Trang 2

chị ơi chị sửa giúp em nhé

tên đề tài chị ghi là công tác tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn tại phòng nội vụ huyện mai châu tỉnh hòa bình

chị sửa giúp em khoảng cách giữa các chương các trang nhé, lỗi phông chữ cỡ chữ trong văn bản.mai chị sửa giúp em nhé có gì em sẽ báo thêm ạ chị xem lại và sửa lại từng mục cho e với nhé

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành tới tập

thể các thầy cô giáo trong khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực đã tận tìnhchỉ bảo em trong suốt quá trình học tập tại trường Các thầy cô đã trang

bị cho em không chỉ những kiến thức chuyên môn mà còn có cả kỹ năngsống để từ đó em có thể vận dụng vào thực tiễn và tự hoàn thiện bảnthân mình hơn Đồng thời em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tớitập thể anh chị, cô chú và các bác trong phòng Nội Vụ huyện Mai Châu

đã tạo điều kiện để em thực tập tại phòng Đặc biệt là cô Đỗ Thị Hải Hà,người luôn theo sát chỉ bảo và cung cấp cho em những tài liệu bổ ích để

em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo của mình

Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể ngườithân trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, lo lắng, chăm sóc cho

em trong suốt thời gian thực tập Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song dothời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài viết của em không thể tránhđược những thiếu sót

Em rất mong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy giáo,

cô giáo cùng toàn thể các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiệnhơn

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Nội dung viết tắt Chữ viết tắt

Uỷ Ban Nhân Dân UBND

Hội đồng nhân dân HĐND

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 lý do chọn đề tài

Đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ra cho nước ta rấtnhiều cơ hội nhưng cũng đồng nghĩa với việc có không ít thách thức.trước tình hình đó, đòi hỏi những cán bộ, công chức trong cơ quan nhànước, không chỉ ở cấp trung ương mà cả cấp địa phương phải có đủ nănglực giỏi về chuyên môn và tốt về phẩm chất chính trị mới có thể đượcnước ta vượt qua những thách thức và khó khăn để có thể tiến xa hơnnữa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Với đề tài: “công tác tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn tại phòng nội vụ huyện mai châu” Em muốn đóng góp một chút

ít công sức của mình vào việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra các giảipháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng cán bộ, côngchức của huyện Mai Châu nói riêng và trong cơ quan hành chính nhànước cấp huyện nói chung để hoàn thiện hơn nữa về trình độ chuyênmôn và thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức

2 mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu quy trình tuyển dụng từ đó đưa ra các nhận xét, so sánh, đánh giá với quy trình tuyển dụng đã được học Từ đó đưa ra các nhận xét về ưu điểm, nhươc điểm của công tác tuyển dụng nhân lực và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyển dụng nhân lực

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện những mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:

• Phân tích cơ sở lý luận về tuyển dụng đối với công chức trong cơ quan nhà nước dựa trên các nguyên tắc, đối tượng và hình thức tuyển dụng

Trang 5

• Phân tích thực trạng công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyệnMai Châu Trên cơ sở đó so sánh với lý luận thực tiễn và từ đó đưa ra những bất cập tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó

• Đưa ra những quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng công chức của UBND huyện Mai Châu

4 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua các phương pháp sau:

• Phương pháp thu thập thông tin

6 Kết cấu đề tài

Gồm 3 chương:

Chương 1 Khái quát về cơ sở phòng Nội vụ huyện Mai Châu Chương 2 nguyên nhân và thực trạng công tác tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn tại UBND huyện Mai Châu

Chương 3 Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác tuyển công chức tại UBND huyện mai châu

PHẦN NỘI DUNG

Trang 6

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYẾN DỤNG 1.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực:Theo Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹnăng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệtới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” Ngân hàng thế giớicho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trílực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân Như vậy, ở đây nguồn lựccon người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chấtkhác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên Theo tổ chức laođộng quốc tế thì: “Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ nhữngngười trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động” Theo nghĩa rộng,nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội,cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó, nguồn nhân lựcbao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường Theo nghĩa hẹp,nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sựphát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi laođộng, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộcác cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu

tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động

Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong

độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của

Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độlành nghề của người lao động Nguồn lao động là tổng 7 tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng Như vậy theo khái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: Những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học… Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc

Trang 7

độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực

và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo củamột dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất

và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước

Ngày nay, khi vai trò của nguồn nhân lực đang ngày càng được thừa nhận như một yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ cho mọi sự tăng trưởng thì một trong những yêu cầu để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới là phải có được một nguồn nhân lực

có đủ sức đáp ứng được những yêu cầu của trình độ phát triển của khu vực, của thế giới, của thời đại Nguồn nhân lực là toàn bộ những người lao động đang có khả năng tham gia vào các quá trình lao động và các thế hệ nối tiếp sẽ phục vụ cho xã hội

Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế

- xã hội là khả năng lao động cả xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguần lao động Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động

Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên

Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng

Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô

và tốc độ tăng nguồn nhân lực Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ 8 tăng dân số Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lựcđược biểu hiện sau một thời gian nhất định (vì đến lúc đó con người muốn phát triển đầy đủ, mới có khả năng lao động) Khi tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội, con người đóng vai trò chủ

động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó, hướng nó tới mục tiêu nhất định

Vì vậy, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lượng lao động

đó có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực,

Trang 8

trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm việc tất cả các yếu

tố đó ngày nay đều thuộc về chất lượng nguồn nhân lực và được đánh giá là một chỉ tiêu tổng hợp là văn hoá lao động Ngoài ra, khi xem xét nguồn nhân lực, cơ cấu của lao động, bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng

Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng lao động, những người lao động phải được đào tạo, phân bổ và sử dụng theo cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả cao trong sử dụng

Một quốc gia có lực lượng lao động đông đảo, nhƣng nếu phân bổkhông hợp lý giữa các ngành, các vùng, cơ cấu đào tạo không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì lực lượng lao động đông đảo đó không những không trở thành nguồn lực để phát triển mà nhiều khi còn là gánh nặng cản trở sự phát triển

2 Khái niệm tuyển dụng

Tuyển dụng là một khâu rất quan trọng của quản trị nhân lực bởi vì: với bất kỳ tổ chức nào Để có được đội ngũ nhân lực vững mạnh, thực hiện tốt trình độ chuyên môn của bản thân đều phải thông qua quá trình tuyển dụng tuyển dụng giúp những nhà quản lý có thể lựa chọn được người phù hợp với từng vị trí trong tổ chức Có thể khẳng định đâychính là tiền đề, là nền tảng cho sự phát triển của bất kỳ tổ chức nào

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tuyển dụng:

Theo giáo trình Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp của trường Đại học. Quản lý và Kinh doanh Hà Nội thì: “tuyển dụng lao động là một quá trình thu hút nhân lực có khả năng đáp ứng công việc và đưa vào sử dụng, bao gồm các khâu: tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí sử dụng vàđánh giá” Nếu cho rằng tuyển dụng giống như quan điểm của trường

ĐH Quản lý kinh doanh Hà nội thì phải chăng là quá rộng vì nó bao gồm

cả công tác bố trí và đánh giá nhân lực, nhưng thử đưa ra một cách định nghĩa khác theo quan điểm của giảng viên trường ĐH Thương mại:

Trang 9

“tuyển dụng nhân sự là quá trình tìm kiếm, lựa chọn nhân sự để đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng và cơ cấu trong một giai đoạn nhất định” Trong lĩnh vực hành chính nhà nước thì tuyển dụng lại được hiểu theo một cách khác: tuyển dụng là một hoạt động nhằm chọn được những người có đủ khả năng và điều kiện thực thicông việc trong các cơ quan nhà nước tùy theo tính chất, chức năng, nhiệm vụ của từng loại cơ quan mà tiêu chuẩn điều kiện, hình thức tuyểndụng có khác nhau Tuyển dụng là khâu đầu tiên có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc chung nhất định và quy trình khoa học từ hình thức đến nội dung thi tuyển

Theo khoản 5 điều 3 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày

10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước thì “ tuyển dụng là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển.” Ở đây, “ tuyển dụng” bao gồm luôn cả giai đoạn tập sự của

người được tuyển và việc bổ nhiệm sau khi tập sự

Và quà trình tuyển dụng bao gồm các giai đoạn sau:

* Xác định nhu cầu nhân sự mới cần đưa vào trong tổ chức

* Thu hút người lao động tham gia dự tuyển

* Tuyển chọn ra những người đáp ứng đươc các yêu cầu do tổ chức đặt ra

* Tập sự cho người mới để họ “hành chính hóa” bản thân họ

* Bổ nhiệm chính thức sau tập sự vào danh sách nhân sự tổ chức

Theo từ điển giải thích thuật ngữ Hành chính thì “Tuyển dụng cán bộ công chức là việc tuyển người vào cơ quan nhà nước sau khi đã đạt kết quả của kì thi tuyển

Cũng theo từ điền này thì các căn cứ của công tác tuyển dụng Cán

bộ công chức là:

* Nhu cầu công việc

* Vị trí công tác của chức danh công chức trong cơ quan tổ chức cần tuyển dụng

* Chỉ tiêu biên chế được giao

Trang 10

* Các tiêu chuẩn nhân thân tương quan với yêu cầu công vụ của người được tuyển dụng bao gồm những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, yêu cầu

về trình độ nghiệp vụ (đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ)

* Phải thi tuyển và phải trúng tuyển Nói chung có rất nhiều quan điểm khác nhau về tuyển dụng, hiểu một cách chung nhất: “tuyển dụng là một quá trình nhằm tìm kiếm, thu hút và lựa chọn ra người tốt nhất cho vị trí công việc trống của tổ chức”

3 Khái niệm tuyển mộ

Tuyển mộ là quá trình thu hút các ứng viên có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức về phía mình để các nhà tuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người đủ điều kiện vào làm việc tại một vị trí nào đó trong tổ chức

Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn cũng như đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức

Bên cạnh đó, tuyển mộ còn ảnh hưởng tới các chức năng khác củaquản trị nguồn nhân lực như: đánh giá tình hình thực hiện công việc, thù lao động; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; các mối quan hệ lao động…

4 Khái niệm tuyển chọn

Tuyển chọn là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm ra được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những người đã thu hút được trong quá trình tuyển mộ Cơ sở của tuyển chọn là các yêu cầu của công việc đã được đề ra theo bản mô tả công việc và bản yêu cầu đối vớingười thực hiện công việc

Quá trình tuyển chọn là khâu quan trọng nhằm giúp cho các nhà quản trị nhân lực đưa ra được các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất, giúp cho tổ chức tìm được những con người có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của tổ chức trong tương lai

Đồng thời tuyển chọn tốt cũng sẽ giúp cho tổ chức giảm được các chi phí do phải tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng như tránh được các thiệt

Trang 11

hại rủi ro trong quá trình thực hiện các công việc Để tuyển chọn đạt được kết quả cao thì cần phải có các bước tuyển chọn phù hợp, các phương pháp thu thập thông tin chính xác và đánh giá các thông tin một cách khoa học

• Khái niệm cán bộ, công chức

Theo Luật cán bộ, công chức của Quốc hội khóa 12 – kỳ họp thứ 4 số22/2008/QH12 ngày 03/11/2008:

• Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương( sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh( sau đây gọi chung là cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

• Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương , cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Công sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội( sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước: đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công

1.2 Vai trò của tuyển dụng nhân lực

1.2.1 Vai trò của TDNL đối với xã hội

Đối với xã hội, hoạt động TDNL tốt sẽ giúp xã hội sử dụng hợp lý tối đa hóa nguồn nhân lực Như đã biết, nước ta là một nước có nguồn

Trang 12

nhân lực dồi dào (dân số đứng thứ hai trong khu vực ĐNA) Vì vậy, biết cách sử dụng tối đa hóa nguồn nhân lực thì không chỉ có lợi cho tổ chức,cho người lao động mà còn tác động rất lớn đến xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ Vốn dĩ nước ta là một nước đông dân, được coi là nước có dân số vàng

Tuy nhiên, xuất phát là một nước nông nghiệp, dân số phần lớn là nông dân, trình độ học vấn thấp Thông qua quá trình đào tạo, người lao động được cung cấp thêm các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp… để có thể tham gia tuyển dụng và lựa chọn công việc phù hợp với mình

Như vậy, có thể nói rằng TDNL sẽ là đầu ra của đào tạo Thông qua đào tạo, sự chênh lệch giữa tầng lớp trí thức và nông dân trong xã hội ngày một thu hẹp lại Mặt khác, TDNL sẽ giúp giải quyết được vấn

đề việc làm trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp giảm, kéo theo các tệ nạn xã hội cũng sẽ giảm đáng kể, đồng thời, nhờ có việc làm đời sống của

người dân sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.TDNL sẽ góp phần vào việc xây dựng một xã hội giàu đẹp, văn minh

1.2.2 Vai trò của TDNL đối với tổ chức

Đối với tổ chức,

TDNL đƣợc xem là điều kiện tiên quyết cho sự thắng lợi của bất

kỳ tổ chức nào bởi vì mọi hoạt động là do con người thực hiện và con người chỉ có thể hoàn thành được mục tiêu của tổ chức khi đáp ứng được nhu cầu công việc

TDNL thành công giúp cho tổ chức tránh đƣợc những rủi ro như: tuyển lại, tuyển mới, sa thải…

TDNL cũng sẽ giúp cho tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động quản trị nhân sự khác như: hội nhập với môi trường làm việc, bố trí, tạo động lực, thù lao lao động, kỷ luật lao động… TDNL thành công góp phần thúc đẩy văn hóa củ13 Hoạt động tuyển dụng tốt thì tổ chức sẽ có một đội ngũ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm để giúp tổ chức tồn tại

và phát triển tốt, có tính cạnh tranh cao Ngược lại có thể dẫn đến suy yếu nguồn nhân lực dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực và có thể đi tới phá sản

Trang 13

1.2.3 Vai trò của TDNL đối với công chức

Đối với CC, TDNL giúp họ có thể lựa chọn công việc phù hợp với trình

độ chuyên môn của mình, đồng thời thông qua TDNL họ có cơ hội đượcthăng tiến, cơ hội được khẳng định mình ở một vị trí khác… thông qua tuyển dụng, họ được đánh giá đúng năng lực trình độ, được bố trí vào công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình… cũng nhờ

đó họ đóng góp nhiều hơn cho cơ quan, tổ chức

1.3 Nguyên tắc của TDNL

1.3.1 Tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn, vị trí công tác và chỉ tiêu biên chế nước ta.

Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc tuyển chọn, sử dụng công

chức một cách có hiệu quả và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước.xuất phát từ nhu cầu của công việc mà nhà nước phải tìm được những người có đủ điều kiện, trí thức đảm đương công việc, tránh tình trạng vì người mà tìm việc Trong điều 3 pháp lệnh CB, CC quy định: “khi tuyểndụng CB, CC… cơ quan tổ chức tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công việc của các chức danh CB, CC trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao”

1.3.2 Nguyên tắc tuân thủ pháp luật.

Quan điểm xuyên suốt có tính nguyên tắc là công tác tuyển dụng

CB, CC phải đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của ĐCSVN, đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, phải tuân theo các quy định, quy chế của hệ thống pháp luật Việt Nam Đây là nguyên tắc quan trọng trong tuyển dụng Với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật đề ra

1.3.3 Nguyên tắc công khai

Trang 14

Quyền lợi và các hoạt động công vụ của CB, CC phải được công khai và được kiểm tra giám sát của nhân dân, trừ những việc liên quan đến bí mật quốc gia

Vì vậy trong quá trình tuyển dụng cần phải đảm bảo tính công khai, minh bạch Khắc phục tư tưởng “ sống lâu lên lão làng”, ô dù, chia

bè phái…

1.3.4 Nguyên tắc ưu tiên

Biểu hiện của việc đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm CB, CC giữ các

chức vụ, vị trí trọng trách trong từng công việc phải thông qua tài năng thực sự, thành tích hoạt động thực tế và phải lập được công trạng nó đảm bảo được tính công bằng, khách quan, khuyến khích được mọi công chức tận tâm với công việc, hạn chế tính quan liêu, tùy tiện, cảm tình cá nhân…

1.4 Đối tượng và điều kiện tuyển dụng

1.4.1 Đối tượng đăng ký tuyển dụng

a Đối tượng bên trong tổ chức:

Là những người đang làm việc trong tổ chức có nhu cầu, mong muốn làm việc ở một vị trí khác phù hợp hơn với họ hoặc ở một vị trí cao hơn so với vị trí họ đang đảm nhiệm Tuy nhiêm họ phải đáp ứng đủcác tiêu chuẩn và điều kiện mà tổ chức đặt ra

b Đối tượng bên ngoài tổ chức:

Là những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định đều được nộp hồ sơ đăng ký tuyển dụng họ bao gồm: những sinh viên đã tốt

nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề; những người đang trong thời gian thất nghiệp; những người đang làm việc tại các tổ chức khác

1.4.2 Điều kiện của người đăng ký dự tuyển

Trang 15

a Những người sau được đăng ký dự tuyển.

Những người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc,nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển:

• Có quốc tịch là quốc tịch Việt nam;

• Đủ 18 tuổi trở lên;

• Có đơn dự tuyển; có lịch rõ rang;

• Có văn bằng chứng chỉ phù hợp;

• Có phẩm chất chính trị; đạo đức tốt;

• Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

• Đủ các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển

b Những người sau không được đăng ký dự tuyển:

• Không cư trú tại Việt nam;

• Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

• Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục

1.5 Hình thức tuyển dụng

1.5.1 Việc tuyển dụng công chức phải thông qua thi tuyển.

Việc tuyển dụng công chức được thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều 37 của luật cán bộ công chức Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành nghề, bảo đảm lựachọn đƣợc những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêucầu tuyển dụng

Trang 16

Trong hình thức thi tuyển tùy theo yêu cầu đặt ra nên tiêu chuẩn cũng đòi hỏi những điều kiện nhất định về đối tượng, trình độ đào tạo Thi tuyển có thể thực hiện qua phần thi viết để đánh giá bằng chuyên môn, khả năng đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể Đồng thời có thể tiến hành tuyển dụng CB, CC qua thi vấn đáp, thực hành… đối với những ngành, lĩnh vực có yêu cầu, đặc thù nhấtđịnh.

1.5.2 Việc tuyển dụng công chức phải thông qua xét tuyển.

Là những người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 điều 36 của luật CB, CC cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thi16 “Một quyết định từ chối sai tất nhiên là không tốt”, - Joel Spolsky giải thích: “nhưng

nó không có hại cho tổ chức Còn quyết định tiếp nhận sai sẽ làm hại cho tổ chức và đương nhiên phải mất nhiều công sức mới có thể sửa chữa được” vì vậy, việc xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển là khâu vô cùng quan trọng và phải được thực hiện đầu tiêntrong quy trình tuyển dụng

1.6 Quy trình tuyển dụng

1.6.1 Xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển

Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức

“Một quyết định từ chối sai tất nhiên là không tốt”, - Joel Spolsky giải thích: “nhưng nó không có hại cho tổ chức Còn quyết định tiếp nhận sai sẽ làm hại cho tổ chức và đương nhiên phải mất nhiều công sứcmới có thể sửa chữa được” vì vậy, việc xác định nhu cầu nhân sự và yêucầu đối với vị trí cần tuyển là khâu vô cùng quan trọng và phải được thực hiện đầu tiên trong quy trình tuyển dụng

1.6.2 Thu hút người tham gia quá trình dự tuyển.

a Đối với người tham gia dự tuyển là người bên trong tổ chức:

Trang 17

Tiến hành thu hút thông qua bảng thông báo tuyển dụng, đây là bản thông báo về các vị trí công việc cần tuyển người Bản thông báo này được gửi đến tất cả CB, CC trong tổ chức thông báo này bao gồm các thông tin về nhiệm vụ thuộc công việc và các yêu cầu về trình độ của vị trí cần tuyển dụng Thu hút thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên trong tổ chức qua kênh thông tin này chúng ta có thể phát hiện được những người có năng lực phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển một cách cụ thể và nhanh Thu hút căn cứ vào các thông tin trong hồ sơ cán bộ công chức của tổ chức, nội dung trong đó thường baogồm các thông tin như: trình độ chuyên môn, trình độ giáo dục và đào tạo, quá trình làm việc và các yếu tố liên quan khác đến phẩm chất cá nhân người cần tuyển dụng Thu hút thông qua việc dán các thông báo tuyển dụng tại cơ quan, trang thông tin điện tử của cơ quan về tiêu

chuẩn, điều kiện, số lượng…

Đối với người đăng ký tuyển dụng từ bên ngoài tổ chức

Thu hút thông qua sự giới thiệu của CB, CC trong tổ chức Thu hútthông qua quảng các trên các phương tiện truyền thông như: trên các kênh của các đài truyền hình, đài phát thanh, trên các báo… Thu hút người đăng ký tuyển dụng thông qua các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm

1.7 Chọn người mới cho tổ chức.

Là quá trình thi tuyển và kết quả tuyển dụng chính là cái để mà

nhà quản lý lựa chọn người mới cho vị trí cần tuyển của mình

Việc lựa chọn người mới cho tổ chức phải căn cứ vào kết quả thi tuyển, căn cứ vào trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất cá nhân để tiến hành lựa chọn người phù hợp nhất cho tổ chức

1.8 Tập sự hoặc thực hiện chế độ công chức dự bị

Theo mục 5 nghị định 24/2010/NĐ – CP của chính phủ quy định: người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để

Trang 18

làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng

a Thời gian tập sự được quy định nhƣ sau:

• 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;

• 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;

• Người đƣợc tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01 tháng

01 năm 2010 theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì chuyển sang thực hiện chế độ tập sự Thời gian đã thực hiện chế độcông chức dự bị được tính vào thời gian tập sự;

• Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự

b Nội dung tập sự bao gồm

• Nắm vững quy định của Luật Cán bộ, công chức về quyền, nghĩa

vụ của công chức, những việc công chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan,

tổ chức, đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;

• Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng

• trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:

• Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;

Trang 19

• Là người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nângbậc lương

c Chế độ chính sách đối với người tập sự

Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:

Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;Là người hoànthành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ

d Đối với người hoàn thành và không hoàn thành chế độ tập sự

• Đối với người hoàn thành chế độ tập sự:

• Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản; người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quảtập sự đối với người tập sự bằng văn bản, gửi cơ quan sử dụng công chức Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm

Trang 20

chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự Trườnghợp người tập sự đạt yêu cầu của ngạch công chức đang tập sự thì có văn bản đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm vàxếp lương cho công chức được tuyển dụng

• Đối với người không hoàn thành chế độ tập sự:

Quyết định tuyển dụng bị hủy bỏ trong trường hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đề nghị cơ quan quản lý công chức ra quyết định bằng văn bản hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điềunày

Người tập sự bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng cơ quan tuyển dụng công chức trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi

cư trú

1.9 Ngạch công chức và bổ nhiệm ngạch công chức

a Ngạch công chức bao gồm:

• Chuyên viên cao cấp và tương đương;

• Chuyên viên chính và tương đương;

• Chuyên viên và tương đương;

• Cán sự và tương đương;

• Nhân viên

b Bổ nhiệm vào ngạch công chức đảm bảo các điều kiện sau:

• Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch;

• Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị

• Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau:

Trang 21

• Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự;

• Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch;

• Công chức chuyển sang ngạch tương đương

1.10 tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ tuyển dụng

a, Mục đích;

Kiểm tra số lượng ứng viên có đảm bảo đúng dự kiến không,

nguồn ứng viên có phù hợp không, kiểm tra sự phù hợp của ứng viên so với các điều kiện tuyển dụng tối thiểu

b, Vai trò của bộ phận tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ;

Là người tạo ấn tượng đầu tiên đối với ứng viên, cần pahir đón tiếp ứng viên ân cần chu đáo, cần cung cấp cho ứng viên thong tin về tổ chức, về công việc, hướng dẫn thủ tục, thong báo chu đáo, ghi chép đầy

đủ thong tin liên quan đến ứng viên, vai trò phỏng vấn sơ bộ, phát hiện tài năng

c Nhiệm vụ của bộ phận tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ

Hướng dẫn về thủ tục, giới thiệu về công ty; tiếp nhận và phân loại

hồ sơ; đánh giá phù hợp của hồ sơ tìm ra những “ điểm có vấn đề” trong

hồ sơ yêu cầu nhân viên sửa đổi bổ sung, phỏng vấn sơ bộ nếu cần ghi vào sổ xin việc để tiện cho việc sử dụng sau này Trình hồ sơ đủ điều kiện và biên bản cho hội đồng tuyển dụng

1.11 Tổ chức tuyển chọn ứng viên

a Xét tuyển qua hồ sơ

Trang 22

Căn cứ và hồ sơ của ứng viên và quá trình trao đổi khi ứng viên nộp hồ sơ để tuyển chọn,

Phù hợp với những tổ chức nhỏ hoặc những tổ chức cần tuyển lực lượng lao động phổ thông,

tiết kiệm chi phí và thời gian tuyển dụng,

đánh giá ứng viên khó chính xác,

chấm hồ sơ có tiêu chí thống nhất, lượng tiêu chí trên thang điểm

PHIẾU ĐỀ NGHỊ TUYỂN NHÂN SỰ Kính gửi; Giám đốc sở Nội vụ- phòng Nội vụ huyện

• căn cứ vào yêu cầu công việc

Đề nghị GĐ xem xét việc tuyển nhân viên mới vào làm việc tại;

Bộ phận: ………

Vị trí công việc:

Trang 23

TRƯỞNG BỘ PHẬN:

ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN CÔNG CHỨC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày

30/12/2010 của Bộ Nội vụ)

Ngày sinh:

Trang 24

Trình độ và chuyên ngành đào tạo:

Đối tượng ưu tiên (nếu có): (1)

Sau khi nghiên cứu điều kiện đăng ký dự tuyển công chức của

……… (2), tôi thấy có đủ điều kiện để tham dự kỳ thi tuyển (hoặcxét tuyển) công chức Vì vậy, tôi làm đơn này đăng ký dự tuyển côngchức theo thông báo của quý cơ quan

Nếu trúng tuyển tôi sẽ chấp hành các quy định của Nhà nước vàcủa cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng

Tôi gửi kèm theo đơn này hồ sơ dự tuyển, gồm:

1 Bản sơ yếu lý lịch tự thuật;

2 Bản sao giấy khai sinh;

3 Bản chụp các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập, gồm:

……… (3)

4 Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;

5 2 phong bì ghi rõ địa chỉ liên lạc, 2 ảnh cỡ 4 x 6

Tôi cam đoan hồ sơ dự tuyển của tôi là đúng sự thật, sau khi nhậnđược thông báo trúng tuyển tôi sẽ hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quyđịnh Nếu sai sự thật thì kết quả tuyển dụng của tôi sẽ bị cơ quan cóthẩm quyền tuyển dụng hủy bỏ và tôi sẽ chịu trách nhiệm trước phápluật./

Kính đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Trang 25

(1) Ghi rõ đối tượng ưu tiên theo quy định;

(2) Ghi đúng tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có thông báo tuyển dụng công chức;

(3) Ghi rõ tên của các bản chụp gửi kèm đơn đăng ký dự tuyển công chức

• nhận xét chi tiết về các ưu nhược điểm của ứng viên

• chủ tịch hội đồng tuyển dụng có một phiếu đánh giá độc lập

• không nhất thiết chọn người có điểm cao nhất

• công khai điểm sau khi thống nhất

• thông báo ngay khi có kết quả

• cám ơn ứng viên không trúng tuyển

Thẩm tra và hoàn thành thủ tục mới

• kiểm tra lý lịch ( nhân thân, nơi làm việc, nơi thường trú)

• kiểm tra sức khỏe

• hoàn tất thủ thục: hồ sơ, giấy tờ còn thiếu, bản cam kết, bảo lãnh

d Tiếp nhận nhân viên mới

Bước 1; gửi thư mời việc

thư mời nhận việc là văn bản xá nhận đồng ý tiếp nhận nhân viên đến thử việc và được gửi tới nhân viên

nội dung thư mời việc; tóm tắt nội dung, yêu cầu công việc, vị trí, địa điểm, người liên hệ, yêu cầu ứng viên xác nhận có nhận công việc hay không,

Trang 26

Bước 2; kí hợp đồng thử việc

Bước 3; hội nhập và thử việC

Bước 4; ra quyết định tuyển dụng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI

PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN MAI CHÂU

2.1 Khái quát về phòng nội vụ - UBND huyện Mai Châu

2.1.1.Khái quát chung về đơn vị thực tập

Địa chỉ: phòng Nội vụ - Ủy ban Nhân dân huyện Mai Châu; tiểu khu 2 thị trấn Mai Châu – huyện Mai Châu- tỉnh Hòa Bình

Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng,chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của ủy ban nhândân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyênmôn nghiệp vụ của sở nội vụ

Trang 27

2 Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

3 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao

4 Về tổ chức, bộ máy:

a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc để Ủy ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;c) Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định;

d) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, giải thể, sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của pháp luật

5 Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:

a) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ chỉ tiêubiên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm;

b) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý,

sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp

c) Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan

chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã

6 Về công tác xây dựng chính quyền:

Ngày đăng: 28/09/2016, 21:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Trần Thị Kim Dung, (2009) “Giáo trình quản trị nhân lực”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị nhân lực
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
2. Ths. Nguyễn Văn Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (Đồng chủ biên), (2010), “Giáo trình quản trị nhân lực”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị nhân lực
Tác giả: Ths. Nguyễn Văn Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinhtế quốc dân
Năm: 2010
4. Quốc Hội khóa XII, (2011), “Luật viên chức, luật CBCC”, Nhà xuất bản Lao Động – TS Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật viên chức, luật CBCC
Tác giả: Quốc Hội khóa XII
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động – TS
Năm: 2011
5. Nguyễn Hữu Thân, “Quản trị nhân sự”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nhân sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
3. Nghị định số 24 /2010/NĐ – CP của chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Khác
6. một số tài liệu khác của phòng nội vụ và ủy ban nhân dân huyện Mai Châu Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w