hiểu biết của mình cho sinh viên... MỘT SỐ WEBSITE TRÊN INTERNET... thành quốc gia tiên phong trong việc cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi và nhãn hiệu âm thanh.
Trang 1LỜI CẢM ƠN
1
Trang 2Tôi hoàn thành luận văn này nhờ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu đã tích lũy được từ các thầy cô – những người luôn miệt mài bên trang giáo án để truyền đạt những
2
Trang 3hiểu biết của mình cho sinh viên Tôi thực sự biết ơn các thầy cô đã gợi mở cho tôi những chân trời kiến thức.
Đặc biệt tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo – Thạc sỹ Vũ Thị Phương Lan Cô đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi từ khi chọn đề tài và đã giúp đỡ tôi giải đáp những thắc mắc của mình trong suốt quá trình viết luận văn để tôi có thể hoàn thành luận được luận văn này
3
Trang 4Bên cạnh đó tôi cũng muốn cảm ơn gia đình và bạn bè những người luôn động viên và sát cánh bên tôi trong suốt những năm tháng sinh viên khó quên.
Lê Thị Kim
4
Trang 55
Trang 71.1 Khái niệm nhãn hiệu 3
1.2 Các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu 4
1.2.1 Dấu hiệu từ ngữ 5
12.2 Dấu hiệu hình ảnh 6
1.2.3 Dấu hiệu tổ hợp màu sắc 7
1.2.4 Dấu hiệu âm thanh và mùi 8
7
Trang 81.3 Các điều kiện để được đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu 8
1.3.1 Điều kiện về hình thức của nhãn hiệu 9
1.3.2 Các điều kiện về chức năng phân biệt của nhãn hiệu 9
1.3.3 Các điều kiện khác 15
1.4 Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu 17 1.4.1 Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu thông qua việc sử
8
Trang 9dụng nhãn hiệu 171.4.2 Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu bằng cách đăng ký
bảo hộ nhãn hiệu 171.4.3 Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu thông qua việc
công nhận nhãn hiệu nổi tiếng 201.4.4 Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu thông qua việc
9
Trang 10nhận chuyển gia quyền SHCN 201.5 Vai trò của nhãn hiệu và tầm quan trọng của việc đăng ký
bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài 201.5.1 Vai trò của nhãn hiệu 211.5.2 Tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước
ngoài 23
10
Trang 111.6 Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 25
CHƯƠNG 2: ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU VIỆT NAM
Ở NƯỚC NGOÀI 26
2.1 Các nguyên tắc chấp nhận đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 262.2 Đăng ký nhãn hiệu Việt Nam ở nước ngoài 30
11
Trang 122.2.1 Đăng ký quốc tế nhãn hiệu 31
2.2.2 Đăng ký nhãn hiệu khu vực 39
2.2.3 Đăng ký nhãn hiệu Việt Nam tại Hoa Kỳ 45
2.2.4 Đăng ký nhãn hiệu Việt Nam tại Nhật Bản 50
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN
12
Trang 13HIỆU CỦA VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ NHÃN HIỆU CHO CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 55
3.1 Thực trạng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Việt Nam 553.1.1 Thực trạng về hệ thống pháp luật điều chỉnh việc
đăng ký nhãn hiệu 55
13
Trang 143.1.2 Tình hình đăng ký nhãn hiệu Việt Nam 583.2 Những kiến nghị trong việc xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu
cho các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài 653.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký bảo hộ
Nhãn hiệu 653.2.2 Kiện toàn cơ quan đăng ký nhãn hiệu 67
14
Trang 153.2.3 Nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc xây dưng
và bảo vệ nhãn hiệu của mình 68
KẾT LUẬN 73
15
Trang 16CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
16
Trang 17BKHCN Bộ khoa học và công nghệ
SHTT 2005 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
TRIPs Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến
thương mại của quyền Sở hữu trí tuệ
WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World of
Intellectual Porperty Organization)WTO Tổ chức thương mại thế giới ( World Trade
Organization)
17
Trang 1818
Trang 1919
Trang 2020
Trang 2121
Trang 22DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOCÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1 Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền SHCN, văn kiện sửa đổi bổ sung tại Stockholm 1976
22
Trang 232 Thỏa ước Madrid 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
3 Nghị định thư Madrid 1989 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, văn kiện sửa đổi bổ sung 1979
4 Hiệp định liên quan đến khía cạnh thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs ) năm 1994
5 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 17/07/2000
6 Hiệp ước Luật Nhãn hiệu hàng hóa 1994
23
Trang 247 Luật SHTT 2005 được Quốc hội nước CHXHCH Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005
8 Bộ Luật dân sự được Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005
9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo hộ quyền SHTT và quản lý Nhà nước về SHTT
24
Trang 2510 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN của Bộ khoa học và công nghệ thông qua ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành NĐ 103
11 Luật Nhãn hiệu của Liên minh Châu Âu
12 Luật Nhãn hiệu của Hoa Kỳ 1946
13 Luật Nhãn hiệu của Nhật Bản
25
Trang 26CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
14 Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), tập bài giảng SHTT, NXB Công an nhân dân, Hà
Nội
26
Trang 2715 Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư Pháp, Hà Nội -
Trang 2817 Vũ Thị Phương Lan, Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), so sánh pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu Việt Nam với các Điều ước quốc tế và pháp luật một số nước công nghiệp phát triển, Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội.
18 WTO, Cẩm nang SHTT
19 Tài liệu hội thảo SHTT đối với doanh nghiệp, Hà Nội 2004
28
Trang 2920 Bùi Thị Nhuần, Xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa có yếu tố nước ngoài, thực trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội 2006
21.Đỗ Phương Thảo, Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội 2007
22 Phạm Thị Thắm, Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa theo các Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nôi 2007
29
Trang 30MỘT SỐ WEBSITE TRÊN INTERNET
Trang 315 http://oami.europa.eu/
6 http://europa.eu/
31
Trang 327
LỜI NÓI ĐẦU
Trước xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chính sách: “tích cực và chủ động hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực” việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là một bước ngoặt lớn trong
32
Trang 33quá trình hội nhập của chúng ta vì cùng với việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới khi mà các hàng rào thuế quan và phi thuế dần dần được gỡ bỏ.
Và một công cụ giúp cho việc chiếm lĩnh thị trường một cách dễ dàng và nhanh chóng, tạo lợi thế cho so sánh giữa các doanh nghiệp không gì khác chính là nhãn hiệu Nhãn hiệu là dấu hiệu giúp cho người tiêu dùng có thể phân biệt hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp
33
Trang 34này với hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp khác đồng thời nó cũng khẳng định giá trị của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng
Nhưng bước đầu hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều bỡ ngỡ khi mới “chân ướt chân ráo” bước chân vào thị trường nước ngoài Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có những cách hiểu sai lệch khi chỉ tập trung vào xây dựng NH, họ nghĩ rằng như thế là đủ để khẳng định mình đối với khách hàng và tạo ra được sự bảo trợ chắc chắn cho sản phẩm của mình Hoặc không đăng ký ở nước ngoài vì không hiểu hết
34
Trang 35tính chất lãnh thổ của quyền SHTT mà chỉ tiến hành đăng ký tại Việt Nam Chính vì thế mà nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường nước ngoài như cà phê Trung Nguyên khi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, hay Vinataba tại các quốc gia Châu Á… Các doanh nghiệp này phải trả một cái giá quá đắt như việc bị cấm xuất khẩu, mất thị trường, tốn thời gian và tiền bạc trong việc tranh chấp và kiện tụng… chỉ vì “chậm chân” hơn các doanh nghiệp khác trong việc đăng ký bảo hộ NH tại nước ngoài.
35
Trang 36Mặc dù pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều không bắt buộc các doanh nghiệp phải đăng ký NH khi xuất khẩu vào thị trường nước họ Nhưng cách duy nhất để tự bảo vệ mình tại thị trường của các quốc gia sở tại là đăng ký bảo hộ NH Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận cơ sở pháp lý quan trọng và đầy đủ nhất trong việc xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu chính là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Cho nên chỉ khi đăng ký nhãn hiệu chủ sở hữu nhãn hiệu mới có thể nhận được sự bảo hộ toàn vẹn nhất từ các quốc gia sở tại Do đó việc mà các doanh nghiệp cần phải làm ngay trước khi xâm nhập vào thị
36
Trang 37trường nước ngoài đó là tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại thị trường nước đó Các doanh nghiệp nên hiểu rằng mất nhãn hiệu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị “mất mạng”.
Vì vậy nghiên cứu các quy định của pháp luật các quốc gia và các Điều ước quốc tế về đăng ký nhãn hiệu là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay Trong khóa luận này sẽ trình bày về ba hình thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam tại nước ngoài đó là đăng ký quốc tế, đăng ký khu vực và đăng ký quốc gia Nhưng do thời gian và điều kiện không cho
37
Trang 38phép nên chỉ trình bày việc đăng ký trực tiệp tại Hoa Kỳ và Nhật Bản Vì đây là những thị trường lớn và chiến lược của Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích, so sánh đối chiếu các hình thức đăng ký với nhau để tìm ra những lợi thế của từng hình thức đăng ký Giúp cho doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn những hình thức đăng ký phù hợp và sao cho có hiệu quả nhất Góp phần giải quyết vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra trong việc đăng ký nhãn hiệu Việt Nam tại nước ngoài
Về nội dung, khóa luận này gồm ba chương:
38
Trang 39Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nhãn hiệu;
Chương 2: Đăng ký nhãn hiệu Việt Nam ở nước ngoài;
Chương 3: Thực trạng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Việt Nam và một số kiến nghị
nhằm xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu cho các doanh nghiêp Việt Nam ở nước ngoài
Trong quá trình nghiên cứu và phân tích với kiến thức của bản thân tác giả còn rất hạn chế và tài liệu tham khảo cũng không được phong phú, khóa luận này sẽ không tránh khỏi
39
Trang 40những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp hữu ích nhằm hoàn thiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÃN HIỆU
40
Trang 411.1 Khái niệm NH
Xuất phát từ vai trò quan trọng của mình, nhãn hiệu đã, đang và sẽ là vấn đề lưu tâm của các quốc gia cũng như các doanh nghiệp bởi tính chất lãnh thổ của NH – một NH chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà NH đó được đăng ký, chính vì vậy không chỉ quy định cụ thể trong pháp luật quốc gia mà các quốc gia đã đi đến một quy chuẩn thống nhất khái niệm NH thông qua việc ký kết các Điều ước quốc tế đa phương và song phương để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ sở hữu trong việc xác lập quyền sở hữu
41
Trang 42đối với NH cũng như bảo vệ NH của mình Một loạt các Điều ước quốc tế quy định về NH như Công ước Paris ( 1883), Thỏa ước và Nghị định thư Madrid … và quan trọng nhất trong việc quy định rõ ràng thế nào là NH phải kể đến Hiệp định TRIPs về khía cạnh thương mại của quyền SHTT bởi nếu như Công ước Paris chỉ quan tâm đến việc bảo hộ đối với NH hay Nghị định thư và Thỏa ước Madrid chỉ đề cập đến việc đăng ký đối với NH thì Hiệp định TRIPs đã đưa ra một định nghĩa cụ thể về NH
Theo đó:
42
Trang 43“ Bất kỳ một dấu hiệu hay một tổ hợp dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau đều có thể làm NH Các dấu hiệu đó đặc biệt là các từ kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ dấu hiệu đó, phải có khả năng đăng ký làm NH”.
Như vậy Hiệp định TRIPs đã đưa ra một khái niệm quy chuẩn về NH cách tiếp cận của khái niệm này dựa trên mục đích sử dụng của nhãn hiệu Theo đó bất kỳ một dấu hiệu nào chỉ cần có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh
43
Trang 44nghiệp khác Với việc đưa ra một khái niệm mở cho phép mở rộng ngoại diên khái niệm so với cách định nghĩa liệt kê thế nào được coi là NH Nhưng Hiệp định TRIPs cũng cho phép các quốc gia thành viên có cách tiếp cận riêng liên quan đến các yếu tố có khả năng phân biệt và được phép đăng ký Xuất phát từ lợi ích của mỗi quốc gia, trình độ phát triển, sự đa dạng của nền kinh tế và truyền thống lập pháp mà mỗi quốc gia có quan điểm riêng trong việc quy định những dấu hiệu nào có thể được đăng ký
44
Trang 45Thông thường các quốc gia phát triển sẽ mở rộng hơn phạm vi các dấu hiệu Như Hoa Kỳ tại Điều 2 – Lanham 1946 quy định: “ không có NH có khả năng phân biệt hàng hóa của người nộp đơn với những hàng hóa của người khác mà lại bị từ chối…” còn pháp luật của EU cho rằng bất kỳ dấu hiệu nào cũng có thể được đăng ký làm nhãn hiệu miễn sao nó có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ thể này với chủ thể khác Với việc quy định khái niệm mở về NH pháp luật của EU và Hoa Kỳ đã dự trù được những dấu hiệu mới
ra đời cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế.chính vì vậy mà Hoa Kỳ đã trở
45
Trang 46thành quốc gia tiên phong trong việc cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi và nhãn hiệu âm thanh Ví dụ, mùi hoa cỏ tươi tái hiện mùi hoa Plemeria đã được đăng ký cho mặt hàng chỉ may và sợi thêu, hay đăng ký nhạc chuông điển hình của hãng Nokia.
Một số quốc gia lại chỉ công nhận các dấu hiệu truyền thống như Nhật Bản và Việt Nam Theo như quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005 “ Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” Việt Nam cũng đã đưa ra một khái niệm tiến bộ hơn so với các quy định trước đây trong Bộ luật Dân sự
46
Trang 471995 và phù hợp hơn với Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và hiệp định TRIPs
Nhưng chỉ cho phép đăng ký “ dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ,
hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc” Việc quy định các dấu hiệu “nhìn thấy được” thì pháp luật Việt Nam cũng vẫn chưa thừa nhận và cho phép đăng ký dầu hiệu âm thanh và mùi
1.2 Các dấu hiệu cấu thành NH
47