Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp
Trang 1CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT
VÀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG
Giảng viên: ThS Lê Minh Tuấn
Trang 2Mục tiêu bài giảng
Kiến
thức
Giúp học viên nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của ĐCSVN về công tác KT,GS và kỷ luật đảng
Kỹ
năng
Nâng cao kỹ năng nắm bắt, phân tích, xử lý các tình huống thực tiễn công tác KT,GS và kỷ luật của Đảng
Thái
độ
Có nhận thức, thái độ đúng đắn, đầy đủ và Trách Nhiệm cao đối với công tác KT,GS và
kỷ luật của Đảng
Trang 3I QUAN NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH
CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
1 Quan niệm
a Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh
đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy,
tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước
Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới
và đảng viên
Trang 5Đối tượng kiểm tra gồm:
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở
- Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, thường trực cấp uỷ trên
Trang 61 Quan niệm
b Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi,
xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp
ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng
Tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảng cấp dưới
và đảng viên Tổ chức đảng và đảng viên thực hiện nhiệm
vụ giám sát theo sự phân công
Giám sát của Đảng có giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề
Giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp
Trang 7Chủ thể giám sát gồm:
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở
- Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ từ cấp trên cơ sở trở lên
- Uỷ ban kiểm tra, cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp
uỷ
Trang 8Đối tượng giám sát gồm:
- Chi bộ, đảng uỷ bộ phận, đảng uỷ cơ sở
- Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, thường trực cấp uỷ trên
Trang 92 Vị trí, vai trò công tác kiểm tra, giám sát
Trang 10Tư tưởng của V.I.Lênin về vai trò công tác kiểm tra, giám sát
• + Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát là một công cụ hữu hiệu và
là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng đối với tổ chức
đảng, cơ quan nhà nước.
• + Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra thì những người
cộng sản phải nắm chắc công cụ kiểm tra, kiểm soát.
• + Người nhấn mạnh, mọi ý kiến và sự chỉ dẫn mặc dầu rất quan
trọng, nhưng không thể thiếu được việc tổ chức, kiểm tra, giám sát trong thực tiễn để biến lời nói thành hành động.
• + Khi Đảng cộng sản cầm quyền thì nhiệm vụ hàng đầu và trọng tâm
của sự lãnh đạo tổ chức thực hiện phải chuyển “từ việc soạn thảo
các sắc lệnh, mệnh lệnh sang việc lựa chọn người và kiểm tra việc chấp hành” Và V.I.Lênin cho rằng, mấu chốt của toàn bộ công tác,
của toàn bộ chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn ở đấy và chỉ có ở đấy
Trang 11Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò công tác kiểm tra, giám sát
Trong tác phẩm “Một việc mà các cơ quan lãnh đạo
cần thực hành ngay”, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “chính sách đúng là nguồn gốc thắng lợi Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấu tranh
Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra
Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng
vô ích”
Trang 123 Mục đích công tác kiểm tra, giám sát
Trang 13Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nhằm góp phần phục vụ công tác xây dựng Đảng
Trang 14Tư tưởng của V.I.Lênin về mục đích công tác kiểm tra, giám sát
Theo V.I.Lênin, mục đích cao nhất của công tác kiểm tra, giám sát
là nhằm:
+ Hoàn thiện quy trình lãnh đạo của Đảng (bao gồm các khâu: Ra quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát);
+ Phát hiện người tốt việc tốt
+ Ngăn ngừa vi phạm, giữ gìn kỷ luật của Đảng
+ Góp phần thực hiện có kết quả cao nhất các nghị quyết đã đề ra + Xây dựng, cũng cố tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng trong sạch, vững mạnh.
V.I.Lênin cho rằng: ý nghĩa và tác dụng lớn nhất của công tác kiểm tra, giám sát là để sửa chữa, uốn nắm công việc, ngăn ngừa thiếu sót và sai lầm.
Trang 15Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục đích công tác kiểm tra, giám sát
+ Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục đích của công tác kiểm tra, giám sát là giúp cho các cấp uỷ đảng nắm chắc được tình hình lãnh đạo, chất lượng của các nghị quyết, chỉ thị
+ Các cấp, các ngành nếu tổ chức tốt việc kiểm tra, giám sát thì cũng như “ngọn đèn pha” bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm
và khuyết điểm chúng ta đều biết rõ
+ Kiểm tra, giám sát không chỉ giúp cho lãnh đạo nắm chắc chất lượng đội ngũ cán bộ, ngăn ngừa khuyết điểm, sai lầm, giúp đỡ sửa chữa mà còn khơi dậy được tính tích cực, sức mạnh to lớn của nhân dân, củng cố uy tín của Đảng trước quần chúng.
+ Kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên với cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân.
Trang 16II YÊU CẦU, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
Trang 172 Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
a Dựa vào tổ chức đảng: Tổ chức đảng là cơ quan lãnh
đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên Có dựa vào tổ chức đảng thì chủ thể kiểm tra mới nắm được tình hình, điều kiện, hoàn cảnh, khó khăn, thuận lợi, ưu khuyết điểm của đối tượng được kiểm tra để có cơ sở xem xét, kết luận một cách chính xác
Dựa vào tổ chức đảng vừa là phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát vừa là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng
Trang 18b Phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng
viên: Tổ chức đảng được thành lập theo quy định của Điều
lệ Đảng, đảng viên tự nguyện gia nhập Đảng, vì vậy tổ chức đảng và đảng viên phải tự giác chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ được giao Tự giác là bản chất của Đảng Do vậy, khi tiến hành kiểm tra, giám sát, cần coi trọng và phát huy tinh thần tự giác tự phê bình của đối tượng được kiểm tra để nhận rõ ưu khuyết điểm, vi phạm
để có cơ sở kết luận chính xác
2 Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
Trang 19c Phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng:
Một trong những phương châm xây dựng Đảng là tổ chức, động viên quần chúng tham gia xây dựng Đảng, góp phần kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức đảng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và phẩm chất của cán bộ, đảng viên
2 Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
Trang 20d Làm tốt công tác thẩm tra, xác minh: Yêu cầu cơ bản của công tác kiểm tra, giám sát là phải đánh giá đúng, sai,
ưu, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của đối tượng được kiểm tra để có quyết định chính xác Vì vậy phải hết sức coi
2 Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
Trang 21e Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với
công tác thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và phối hợp với các ban, ngành có liên quan: Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đảng viên hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống
phạm kỷ luật Đảng Vì vậy phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra của các đoàn thể Vì thanh tra nhà nước mới có đủ điều kiện để xem xét, kết luận những vi phạm về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội Kết luận của thanh tra nhà nước là cơ sở để tổ chức đảng nghiên cứu, kết luận vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra.
2 Phương pháp kiểm tra, giám sát của Đảng
Trang 223 Các hình thức kiểm tra, giám sát
Kiểm tra bất thường, giám sát chuyên đề
Trang 233 Các hình thức kiểm tra, giám sát
1 Kiểm tra, giám sát thường xuyên:
Hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên trên các lĩnh vực
diễn ra thường xuyên Do đó, công tác kiểm tra, giám sát cũng phải được tiến hành một cách thường xuyên, gắn chặt với các hoạt động đó, chứ không phải lúc làm, lúc bỏ
Có làm được như vậy mới kịp thời phát hiện những biểu hiện lệch lạc, sai trái để lãnh đạo, chỉ đạo và có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp
2 Kiểm tra định kỳ: Thực hiện theo chương trình, kế hoạch
từ đầu năm
Trang 243 Các hình thức kiểm tra, giám sát
3 Kiểm tra bất thường, giám sát chuyên đề:
Hình thức kiểm tra này được áp dụng khi có sự việc đột xuất xảy ra cần phải tiến hành kiểm tra, hoặc khi có yêu cầu của tổ chức đảng cấp trên Cùng với giám sát thường xuyên, còn thực hiện giám sát theo chuyên đề
Trang 25V SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA
KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
Đối tượng và nội dung của kiểm tra, giám sát: đều là tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của đảng, trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp uỷ
và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
Trang 26V SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA
KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
Sự khác nhau về mục đích:
Giám sát là việc làm thường xuyên, liên tục để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xẩy ra vi phạm từ lúc mới manh nha Giám sát giúp đối tượng được giám sát thực hiện đúng nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế; phát hiện, góp ý, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chăn khuyết điểm, vi phạm hành chính Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm mới tiến hành kiểm tra.
Mục đích của kiểm tra là làm rõ đúng, sai Sau khi kiểm tra kết luận và xử lý (nếu có vi phạm đến mức phải xử lý) Đối với kiểm tra,
có thể vi phạm rồi mới kiểm tra, có vụ việc vi phạm đã qua nhiều năm khi phát hiện mới được kiểm tra làm rõ về nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân của vi phạm để xử lý
Trang 27V SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA
KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
Sự khác nhau về đối tượng:
Đối với kiểm tra: đảng viên vừa là đối tượng kiểm tra vừa là chủ thể kiểm tra
Đối với giám sát: đảng viên chỉ là đối tượng giám sát và chỉ trở thành chủ thể giám sát khi được tổ chức đảng có thẩm quyền phân công Đối tượng giám sát rộng hơn đối tượng kiểm tra, vì bao gồm cả các tiểu ban, hội đồng, tổ công tác do cấp uỷ các cấp lập ra …
Trang 28V SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA
KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
Sự khác nhau về phương pháp và hình thức:
Giám sát thường xuyên có giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp Giám sát thường xuyên chủ yếu giao cho cá nhân thực hiện, không cần tổ chức thành cuộc, không cần lập đoàn giám sát Giám sát theo chuyên đề thì phải lập đoàn giám sát Khi thực hiện nhiệm vụ giám sát chú trọng theo dõi, quan sát, đánh giá, lưu ý, cảnh báo, nhắc nhở nhưng không cần thẩm tra, xác minh, không xem xét thi hành kỷ luật như kiểm tra.
Kiểm tra phải tiến hành theo quy trình chặt chẽ, thành lập đoàn kiểm tra; phải coi trọng thẩm tra, xác minh, không được bỏ qua phương pháp này vì chưa thẩm tra, xác minh thì chưa được xem xét, kết luận Sau kiểm tra phải có kết luận rõ đúng, sai, nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ và phải xử lý
kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên (nếu có vi phạm đến mức phải xử lý).
Trang 29V SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA
KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT
Mối quan hệ giữa kiểm tra và giám sát:
Giám sát và kiểm tra có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau:
- Kết quả giám sát là căn cứ để kiểm tra, kết quả kiểm tra đánh giá kết quả công tác giám sát, thực hiện tốt giám sát.
- Giám sát được thực hiện tốt thường xuyên có tác dụng phát hiện sớm vi phạm, giúp việc kiểm tra chủ động, kịp thời, có chất lượng, hiệu quả; đồng thời có tác dụng ngăn ngừa vi phạm, làm giảm số cuộc và nội dung kiểm tra.
- Giám sát mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm làm cho công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm tính toàn diện, sâu sắc, thống nhất.
Trang 30VI VẤN ĐỀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG
1 Nội dung kỷ luật của Đảng:
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nội dung kỷ luật của Đảng bao gồm:
- Kỷ luật nội bộ Đảng: Đảng viên làm trái Cương lĩnh chính trị, vi phạm ĐLĐ, vi phạm những điều đảng viên không được làm trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị là vi phạm kỷ luật của Đảng.
- Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước: Mọi đường lối, quan điểm, nghị quyết, chỉ thị của Đảng được thể chế hoá thành Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Vì vậy, vi phạm Hiến pháp và pháp luật là vi phạm
kỷ luật Đảng.
- Kỷ luật của đoàn thể: Các đoàn thể được lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Vi phạm kỷ luật của đoàn thể cũng là vi phạm kỷ luật Đảng.
Trang 31VI VẤN ĐỀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG
2 Phương châm thi hành kỷ luật: Công minh - chính xác - kịp thời
3 Phương hướng thi hành kỷ luật:
Tập trung vào những vi phạm về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng; về chấp hành nguyên tắc tổ chức của Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ; suy thoái về tư tưởng, chính trị, về phẩm chất đạo đức, lối sống
Trang 32VI VẤN ĐỀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG
4 Các hình thức kỷ luật:
a Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
b Đối với đảng viên:
- Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
Đảng viên chính thức vi phạm nghiêm trọng đến mức phải khai trừ thì phải
kỷ luật khai trừ, không áp dụng biện pháp xóa tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng Cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không để thôi giữ chức.
- Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo và khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách đảng viên thì xóa tên trong danh sách đảng viên, không kỷ luật khai trừ.
Trang 33VI VẤN ĐỀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG
5 Thẩm quyền thi hành kỷ luật:
a Thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với đảng viên:
- Chỉ có các tổ chức đảng do ĐLĐ quy định và BCHTW uỷ quyền mới có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm, đó là: chi bộ; BCH đảng bộ các cấp từ cấp cơ sở trở lên; BTV cấp uỷ, UBKT cấp uỷ các cấp từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên và tổ chức đảng được TW uỷ quyền mới
có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm.
- Đảng viên, chi uỷ, đảng uỷ bộ phận, BTV ĐU cơ sở, ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở, các ban, văn phòng cấp uỷ,… không
có thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên.
Trang 34VI VẤN ĐỀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG
Lưu ý: Theo Điều lệ Đảng khoá XI: Chi bộ quyết định
khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý)
vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm
vụ do cấp trên giao) Nhiệm vụ do cấp trên giao là công
việc do tổ chức đảng cấp trên hoặc lãnh đạo cấp trên có thẩm quyền giao cho đảng viên
Nếu phải xử lý kỷ luật cao hơn, chi bộ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
Trang 35VI VẤN ĐỀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG
b Thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng:
chỉ có các cấp uỷ đảng từ đảng uỷ cơ sở trở lên và tổ chức đảng được TW uỷ quyền mới có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng vi phạm (Điều 37, Chương VIII)
Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật của cấp mình thì đề nghị lên cấp
có thẩm quyền quyết định
Trang 36PHẦN 2CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG Ở CƠ SỞ
Trang 37A CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG Ở CƠ
SỞ
Trang 38I CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG ỦY CƠ SỞ
Theo quy định của Điều lệ Đảng, đảng uỷ cơ sở có trách nhiệm lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý
Trang 39I CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG ỦY CƠ SỞ
1 Cấp ủy lãnh đạo công tác kiểm tra:
Các nội dung lãnh đạo công tác kiểm tra gồm:
- Phổ biến, quán triệt Điều lệ, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp uỷ cấp trên và cấp mình về công tác kiểm tra.
- Xây dựng và chỉ đạo uỷ ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu và các cấp uỷ thuộc phạm vi quản lý xây dựng quy chế làm việc, chương trình công tác kiểm tra toàn khóa và hàng năm Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cấp uỷ cấp dưới xây dựng
và thực hiện chương trình kiểm tra.
- Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để các tổ chức đảng thực hiện.
Trang 40I CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG ỦY CƠ SỞ
- Lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của uỷ ban kiểm tra và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra.
- Nghe báo cáo và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; giải quyết kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới Định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác KT.
- Đề xuất với cấp có thẩm quyền những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản về công tác kiểm tra của Đảng.