Tổ chức của Đảng ở các cấp, các ngành khôngnhững có trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện mà còn có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm cho ngh
Trang 1
Họ tên học viên: NGUYỄN PHƯỚC NGUYÊN
Lớp: Cao cấp Lý luận chính trị hệ tập trung A37-CT
Trang 22.1 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra
huyện ủy Cờ Đỏ trong nhiệm kỳ (2010 - 2015) 16
2.3 Giải pháp chủ yếu để thực hiện 30
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN
Công tác kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo củaĐảng, có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hệ thống lãnh đạo của Đảng,đảm bảo cho Đảng luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức Đảng lãnhđạo thông qua Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, hệ thống tổ chức và độingũ cán bộ, đảng viên của Đảng Tổ chức của Đảng ở các cấp, các ngành khôngnhững có trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện mà còn
có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm cho nghị quyết, chỉthị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng được chấp hành nghiêm chỉnh, thắnglợi trong thực tiễn Vì nếu như tổ chức thực hiện thiếu chặt chẽ, nhất là khôngkiểm tra, giám sát hoặc kiểm tra, giám sát không đến nơi, đến chốn thì kết quảthực hiện sẽ bị hạn chế, thậm chí phạm sai lầm
Ngay từ khi thành lập và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng
ta luôn coi trọng và tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, coi đó là mộtnguyên tắc, một khâu quan trọng trong quá trình lãnh đạo và quá trình xây dựngĐảng Kiểm tra nhằm đảm bảo đường lối chính sách của Đảng được xác địnhđúng, được quán triệt và thực hiện thắng lợi trong thực tiễn, đó là vấn đề có tínhnguyên tắc, vừa là chức năng lãnh đạo vừa là trách nhiệm, nội dung, phươngpháp, quy trình lãnh đạo của Đảng
Thực tiễn thời gian qua nhiều tổ chức đảng chưa nhận thức được đầy đủ,đúng đắn, chưa coi trọng và quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng đã chỉ ra những hạn chế, yếu kémtrong thực hiện nghị quyết Đại hội X của Đảng là: Nhiều cấp uỷ, tổ chức đảngchưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, chất lượng vàhiệu quả kiểm tra, giám sát chưa cao; chưa coi trọng việc kiểm tra, giám sát thựchiện đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, thi hành Điều lệ Đảng, kiểm tra,giám sát phòng ngừa tiêu cực và phát huy những nhân tố tích cực Nhiều khuyếtđiểm, sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện Tình trạngthiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến
Trang 4trong một bộ phận cán bộ, đảng viên Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảngkhông nghiêm Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp uỷ chưa tốt.
Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã nhìn nhận:Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vịtrí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chínhtrị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, savào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèncựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc
Đối với Đảng bộ huyện Cờ Đỏ trong những năm qua, công tác kiểm tra,giám sát mặc dù luôn được cấp uỷ, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp quantâm và tiến hành thường xuyên, song kết quả đạt được vẫn còn ở mức độ nhấtđịnh Nguyên nhân của kết quả đó có nhiều nhưng đáng chú ý là vẫn còn một sốcấp uỷ, tổ chức đảng nhất là cơ sở chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vị trí, vai trò
và tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát; ủy ban kiểm tra ở một số nơichưa phát huy tính chủ động, sáng tạo chưa tích cực tham mưu cho cấp uỷ thựchiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thực hiện chưa toàn diện nhiệm vụ do Điều
lệ Đảng quy định Chất lượng những cuộc kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế
so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra
Chính vì những lý do cơ bản nêu trên, để nhằm thực hiện có hiệu quả hơnnữa về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, tiếp tục góp phần thực hiện thắnglợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết TW 4 (khóa XI) và Nghị quyếtĐại hội đảng bộ huyện Cờ Đỏ lần thứ XI Vì vậy, mà tôi quyết định chọn nội
dung đề tài “Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc đảng bộ huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2015 - 2020” để làm
đề án tốt nghiệp cuối khóa cho mình
2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐẾ ÁN
Là một đảng viên, cấp ủy viên của đảng bộ huyện, ủy viên ủy ban kiểmtra huyện ủy nên trong đề án này, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện công táckiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra huyện ủy Cờ Đỏ trong nhiệm kỳ qua(2010 – 2015), từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm góp phầnnâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra huyện Cờ
Trang 5Đỏ hiện tại và những năm tiếp theo, đồng thời cùng góp phần xây dựng tổ chức
cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên thuộc đảng bộ huyện Cờ Đỏ ngày càng thật sựtrong sạch vững mạnh, đủ khả năng lãnh đạo, chỉ đạo huyện Cờ Đỏ tiếp tục pháttriển toàn diện, đáp ứng tốt mọi yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
3 Ý NGHĨA LỰA CHỌN ĐỀ ÁN
Hiện nay nước ta đang hoạt động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nướcquản lý điều hành và tổ chức thực hiện Mặc dù đến nay đã đạt được nhiều kếtquả tích cực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế tiếp tục phát triển,quốc phòng an ninh luôn ổn định, công tác xây dựng hệ thống chính trị ngàycàng đạt chất lượng, đời sống người dân ngày càng được nâng lên Tuy nhiêntrong thực tế thời gian qua vẫn còn nhiều trường hợp tổ chức Đảng, cán bộ đảngviên các cấp chấp hành chưa nghiêm quy định, vi phạm Điều lệ, chỉ thị, nghịquyết của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước, nhất là tình trạng tham nhũng,lãng phí… có chiều hướng gia tăng, đã gây ra nhiều dư luận bức xúc trong xãhội Nên công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cần phải được nâng cao hơn nữa
về chất lượng và hiệu quả hoạt động, để góp phần quan trọng cho việc xây dựng
tổ chức đảng, cán bộ đảng viên của Đảng nói chung và của huyện Cờ Đỏ nóiriêng ngày càng được trong sạch vững mạnh, đáp ứng được lòng tin của nhândân từ đó mà tôi chọn nội dung đề án này
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN
Đối tượng nghiên cứu của đề án này chính là việc ủy ban kiểm tra các cấpthuộc đảng bộ huyện Cờ Đỏ tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giámsát theo quy định của Điều lệ Đảng và nhiệm vụ cấp ủy giao Trên cơ sở phântích, đánh giá những mặt tích cực đã làm được, những hạn chế còn tồn tại, xácđịnh rõ nguyên nhân, từ đó bản thân đề xuất, kiến nghị những giải pháp thựchiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng hơn nữa đối với công tác kiểm tra,giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc đảng bộ huyện Cờ Đỏ để đáp ứngyêu cầu nhiệm vụ cách mạng hiện nay
Không gian nghiên cứu của đề án này là toàn bộ địa bàn huyện Cờ Đỏ,thành phố Cần Thơ
Thời gian nghiên cứu đề án là mốc thời gian hoạt động của ủy ban kiểmtra các cấp thuộc đảng bộ huyện Cờ Đỏ qua một nhiệm kỳ (2010 – 2015)
Trang 65 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN
Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin Đồng thời trên cơ
sở quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí,vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Ngoài ra để xây dựng hoàn chỉnh đề án còn thực hiện phương pháp thống
kê, khảo sát phân tích tổng hợp, ghi chép số liệu lịch sử
Trang 7PHẦN NỘI DUNG
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN, CƠ SỞ PHÁP LÝ :
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1.1 Khái niệm về công tác kiểm tra, giám sát :
1.1.1.1 Công tác kiểm tra
Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, làviệc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc
vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hànhCương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng vàpháp luật của Nhà nước
- Chủ thể kiểm tra bao gồm chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp
ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các banđảng, văn phòng cấp ủy, cơ quan ủy ban kiểm tra (gọi chung là các cơ quantham mưu, giúp việc của cấp ủy); ban cán sự đảng, đảng đoàn
- Đối tượng kiểm tra bao gồm chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp
ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy bankiểm tra; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảngđoàn, đảng viên
- Nguyên tắc kiểm tra là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, của cấp ủy, tổchức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn về côngtác kiểm tra của Đảng Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểmtra, tổ chức đảng cấp trên kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên Đảngviên được tham gia kiểm tra theo sự phân công của tổ chức đảng có thẩm quyền
Tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra của Đảng Việc kiểm tra phảicông khai, dân chủ, khách quan, thận trọng, chặt chẽ, kịp thời, đúng phươngpháp công tác đảng và quy định của Điều lệ Đảng
1.1.1.2 Công tác giám sát
Trang 8Công tác giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét,đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới vàđảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệĐảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.
- Chủ thể giám sát bao gồm chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp
ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các banđảng, văn phòng cấp ủy, cơ quan ủy ban kiểm tra (gọi chung là các cơ quantham mưu, giúp việc của cấp ủy)
- Đối tượng giam sát bao gồm chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở;cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủyban kiểm tra; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng,đảng đoàn, đảng viên
- Nguyên tắc giám sát là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư, các cấp ủy đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác giám sát theoquy định của Điều lệ Đảng Cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên giám sát tổ chức đảngcấp dưới và đảng viên Đảng viên thực hiện việc giám sát theo sự phân công của
tổ chức đảng có thẩm quyền Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát củaĐảng Việc giám sát phải dân chủ, khách quan, đúng nguyên tắc và quy định củaĐiều lệ Đảng
Giám sát và kiểm tra có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.Kết quả giám sát là căn cứ để kiểm tra, kết quả kiểm tra đánh giá kết quả côngtác giám sát, thực hiện tốt giám sát Giám sát được thực hiện tốt thường xuyên
có tác dụng phát hiện sớm vi phạm, giúp việc kiểm tra chủ động, kịp thời, cóchất lượng, hiệu quả; đồng thời có tác dụng ngăn ngừa vi phạm, làm giảm sốcuộc và nội dung kiểm tra Giám sát mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểmlàm cho công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm tính toàn diện, sâu sắc, thống nhất
1.1.2 Ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát :
- Kiểm tra, giám sát là một tất yếu khách quan, là một biểu hiện nghiêmtúc của hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con người trong xã hội
Hoạt động của tổ chức và con người trong xã hội là hoạt động có ý thức.Trước khi hành động, các tổ chức và con người đều phải suy nghĩ, xác định rõ ýđịnh, chủ trương, kế hoạch tiến hành và tổ chức thực hiện thắng lợi ý định, chủ
Trang 9trương, kế hoạch ấy trong thực tiễn Song, thực tiễn luôn luôn vận động, biếnđổi, phát triển không ngừng theo quy luật khách quan, nên ý định, chủ trương,
kế hoạch đã xác định dù được nghiên cứu tính toán, cân nhắc kỹ vẫn có thể cónhững thiếu sót, sơ hở, thậm chí không có khả năng thực thi hoặc sai lầmnghiêm trọng Vì vậy, muốn đạt được kết quả trong thực tiễn, phải xem xét tìnhhình thực tế để nhận xét, đánh giá, có nghĩa là phải kiểm tra, giám sát Do đó,hoạt động có ý thức là hoạt động có kiểm tra, giám sát; ý thức càng cao, tổ chứccàng quan trọng, con người ở cương vị càng cao và cán bộ chủ chốt các cấp,nhiệm vụ càng khó khăn, phức tạp, thì càng đòi hỏi phải coi trọng và tiến hànhtốt công tác kiểm tra, giám sát
- Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, là bộ phậnquan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng
Kiểm tra, giám sát cần thiết với mọi tổ chức và con người trong xã hội,đặc biệt là đối với chính đảng của giai cấp vô sản Sự nghiệp cách mạng lâu dài,gian khổ, quyết liệt, phức tạp đòi hỏi Đảng phải có đường lối, chính sách đúng,
có năng lực tổ chức thực hiện cao, đòi hỏi phải tiến hành kiểm tra, giám sátthường xuyên, kịp thời, có hiệu quả Chính vì vậy, ngay từ khi mới thành lập vàsuốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng và tiến hànhthường xuyên công tác kiểm tra, giám sát Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII khẳng định: “ Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trongtoàn bộ hoạt động của Đảng” Vì lãnh đạo không chỉ là việc xây dựng đường lối,chính sách, nghị quyết, chỉ thị, việc tổ chức thực hiện và bố trí cán bộ, mà lãnhđạo còn là kiểm tra, giám sát, không những kiểm tra, giám sát việc thực hiệnđường lối, Cương lĩnh chính trị, chủ trương, chính sách mà kiểm tra ngay cả bảnthân Cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách đó và kiểm tra, giám sát cả các
tổ chức tiến hành kiểm tra nhằm đảm bảo đường lối, chính sách được xác địnhđúng, được quán triệt và thực hiện thắng lợi trong thực tiễn Đó là vấn đề có tínhnguyên tắc, vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là trách nhiệm, nội dung, phươngpháp, quy trình lãnh đạo của Đảng
V.I.Lênin đã chỉ rõ: khi đường lối, chính sách đã được xác định, phương
hướng đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu
và sự lãnh đạo phải “chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc lựa chọn người và kiểm tra sự thực hiện” Người còn nhấn mạnh:
Trang 10“Kiểm tra nhân viên công tác và kiểm tra việc chấp hành thực tế công tác - mấu chốt của toàn bộ công tác, của toàn bộ chính sách hiện nay là ở đấy, vẫn ở đấy
và chỉ có ở đấy”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chính sách đúng là nguồn gốc
của thắng lợi” “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích” “Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn “pha” Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm, khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ.
Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra”.
Thực tiễn lãnh đạo của Đảng ta từ khi thành lập đến nay đã khẳng địnhkiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng; lãnh đạo phải có kiểmtra; “lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo” Vì vậy, Đảng
ta đã rút ra sáu bài học kinh nghiệm qua 20 năm đổi mới, trong đó có bài họckinh nghiệm về công tác kiểm tra, giám sát là: “Đảng phải tăng cường và nângcao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát Thường xuyên kiểm tra,giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng để phát huy ưuđiểm, pḥòng ngừa và khắc phục kịp thời sai lầm, khuyết điểm; kiểm tra, giámsát công tác, năng lực và phẩm chất của cán bộ, đảng viên, xây dựng tổ chứcđảng, cơ quan nhà nước và cán bộ, đảng viên ngày càng trong sạch, vữngmạnh”
Qua thực tiễn, Đảng ta đã kết luận: công tác kiểm tra là “một bộ phậnquan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng” là “một khâu quan trọng của
tổ chức thực hiện”, là “biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu”
“Có giám sát tốt mới có thể đánh giá đúng, lựa chọn đúng và đặt biệt là kịp thờingăn ngừa sai phạm từ khi mới có những dấu hiệu vi phạm; đó cũng là phươngthức quan trọng để bảo vệ cán bộ, bảo đảm Đảng và Nhà nước có đội ngũ cán
bộ, công chức đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, được nhân dântin yêu”
- Kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của toàn Đảng
Trang 11Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của xã hội, có vai trò lãnh đạochính trị đối với toàn xã hội, đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân tađến thắng lợi Sự lãnh đạo của Đảng được tiến hành thông qua tổ chức đảng vàđảng viên đang hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Mỗi tổ chứcđảng và đảng viên dù công tác ở lĩnh vực, cương vị nào đều phải tham gia xâydựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủtrương của Đảng, pháp luật Nhà nước
- Trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh phải coi trọng vàtiến hành tốt công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, Đảng phải “đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theotinh thần nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, bổ sung thêm những yêucầu, biện pháp mới phù hợp, đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu”, đặc biệt hơn
là thực hiện có hiệu quả nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấpbách trong xây dựng Đảng hiện nay”, đấu tranh kiên quyết với những phần tử cơhội, xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy trong sạch vững mạnh Muốn vậy, bêncạnh việc phải giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng;nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên; thực hiệnnghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng phải đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, đặcbiệt là kiểm tra, giám sát việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật Nhà nước; kiểm tra tổ chức đảng và đảngviên khi có dấu hiệu vi phạm; “tăng cường chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức bộ máy công tác và kỷ luật của Đảng”
1.1.3 Nhiệm vụ của công tác kiểm tra, giám sát :
Hoạt động trong điều kiện mới, các tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viênhàng ngày, hàng giờ chịu nhiều sức ép, tác động to lớn Nhiệm vụ của công táckiểm tra, giám sát tăng lên gấp bội, trãi khắp các lĩnh vực lãnh đạo của Đảng,bao gồm những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Cấp ủy các cấp tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nângcao chất lượng nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng để các tổ
Trang 12chức đảng và cán bộ, đảng viên nắm vững và tự giác chấp hành; đấu tranh chốngnhững biểu hiện tiêu cực, suy thái trong các cấp ủy đảng, nhất là chi bộ cần tăngcường quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên để chủ động phòng ngừa,ngăn chặn xảy ra vi phạm hoặc không để tái phạm, góp phần chủ động thực hiện
có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng vàtrong cả hệ thống chính trị Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy,
tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xãhội ở các cấp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao Tập trungkiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị,quy định của Đảng về các nội dung, lĩnh vực sau:
+ Lĩnh vực tư tưởng chính trị, quản lý báo chí: kiểm tra, giám sát việcthực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, việc thi hành Điều lệ Đảng, các quyđịnh của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác tư tưởng chính trị nóichung và hoạt động báo chí nói riêng
+ Về chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng: kiểm tra,giám sát việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhânphụ trách; chấp hành quy chế làm việc, chế độ công tác; thực hiện dân chủ trongĐảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ; về mối quan hệ giữa tổ chức đảng và đảng viênvới quần chúng; việc giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cáchmạng của cán bộ, đảng viên
+ Lĩnh vực kinh tế - tài chính: kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm,phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong các khâu cấp và sử dụng nguồn vốnthuộc ngân sách nhà nước, vốn ODA, tài trợ của nước ngoài; trong xây dựng cơbản, mua sắm trang thiết bị; quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên, công sản;triển khai thực hiện các dự án trọng điểm
+ Lĩnh vực hành chính, tư pháp: kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo
và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chínhliên quan đến giải quyết công việc của các tổ chức và cá nhân, đặc biệt là trongcác hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh Kiểm tra việc thực hiện các chủtrương, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử,thi hành án, nhất là những vụ án nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận
Trang 13+ Trong công tác tổ chức và cán bộ: kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng,quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bố trí, sử dụng, khen thưởng
và thực hiện chính sách cán bộ; về phẩm chất đạo đức, lối sống và thực hiệnchức trách, nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên; việc học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh; về nội dung và chất lượng sinh hoạt của các cấp ủy, tổchức đảng
+ Kiểm ra, gám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo củađảng viên và nhân dân; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng gắn với vai trò tráchnhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và của nhân dân trong đấu tranhphòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ
ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
- Đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng theo hướngđồng bộ, nghiêm minh, có hiệu lực, hiệu quả; thực hiện quy chế giám sát trongĐảng Kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát của Nhà nước và giám sát củanhân dân
- Củng cố kiện toàn tổ chức, bộ máy, tăng cường cán bộ đủ số lượng, đảmbảo chất lượng; đảm bảo chế độ, chính sách theo quy định; cải thiện điều kiện,phương tiện làm việc của ủy ban kiểm tra các cấp
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ ÁN
Cờ Đỏ là huyện mới được thành lập, phát triển kinh tế chủ yếu là nôngnghiệp trồng lúa nước, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nhiều khó khăn, đội ngũcán bộ, đảng viên đa số còn trẻ thiếu kinh nghiệm thực tiễn công tác trong đócán bộ làm công tác kiểm tra cấp cơ sở đa số là kiêm nhiệm, trình độ nghiệp vụchuyên môn không cao, thường xuyên thay đổi, nhận thức của tổ chức đảng vàđảng viên về công tác kiểm tra, giám sát chưa thật sự tốt…Có thể nói từ các yếu
tố trên đã tác động không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác kiểmtra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc đảng bộ huyện Cờ Đỏ trongnhiệm kỳ qua
1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN
1.3.1 Chức năng của ủy ban kiểm tra các cấp
Trang 14Ủy ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của ban chấphành đảng bộ, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệĐảng, tham mưu giúp ban chấp hành đảng bộ, ban thường vụ cấp ủy chỉ đạo,hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luậttrong Đảng.
1.3.2 Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp
1.3.2.1 Nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định:
- Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạmtiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụđảng viên
- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấphành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, cácnguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giámsát và thi hành kỷ luật trong Đảng
- Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và
tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách củaĐảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấphành Trung ương
- Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đềnghị cấp ủy thi hành kỷ luật
- Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại
về kỷ luật đảng
- Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủycùng cấp
1.3.2.2 Nhiệm vụ do cấp ủy giao:
- Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựngĐảng, tùy tình hình, yêu cầu cụ thể trong từng thời gian, cấp ủy, ban thường vụcấp ủy giao nhiệm vụ cho các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy và ủyban kiểm tra Những nhiệm vụ này thường có quan hệ trực tiếp chức năng,nhiệm vụ của từng ban Cùng với thực hiện nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định,
ủy ban kiểm tra các cấp còn thực hiện nhiệm vụ do cấp ủy giao
Trang 15- Trong trường hợp nhiệm vụ cấp ủy giao ảnh hưởng đến việc thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của mình thì ủy ban kiểm tra phải báo cáo, đề xuất với cấp
ủy và cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định
1.3.2.3 Nhiệm vụ tham mưu, giúp cấp ủy
- Phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy giúp cấp uỷxây dựng phương hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, tổchức lực lượng để tiến hành kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng cấp dưới vàđảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thỉ củaĐảng (theo Điều 30 Điều lệ Đảng)
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viênthực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật trong Đảng
- Báo cáo các vụ kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩmquyền xem xét, quyết định của cấp ủy
- Tham gia ý kiến với cấp ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp
ủy trong việc giúp cấp ủy cùng cấp chuẩn bị và chuẩn y nhân sự cấp ủy; ban cán
sụ đảng, đảng đoàn và ủy ban kiểm tra của các cấp ủy trực thuộc; trong việcđánh giá, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm đối với cán bộ thuộc diện cấp ủy, ban thường
vụ cấp ủy quản lý
- Cùng các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy có liên quan chuẩn bịnội dung những kỳ họp của cấp ủy bàn về công tác kiểm tra, giám sát và côngtác xây dựng Đảng có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát; hướng dẫn thựchiện nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy cấp trên và cấp mình về những nội dung nóitrên Qua thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, rút ra những vấn đề cần thiết vềxây dựng Đảng trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức để đề nghị với cấp ủy vàgóp ý với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy nghiên cứu, giải quyết
1.3.3 Quyền hạn của ủy ban kiểm tra các cấp
- Ủy ban kiểm tra được quyền hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp ủy,
tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luậttheo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương Đảng; chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ủy ban kiểm tra cấp dưới Tham gia ý kiến với cấp
ủy và ủy ban kiểm tra của cấp ủy trực thuộc về việc chuẩn bị nhân sự ủy bankiểm tra, xây dựng tổ chức bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra và đội ngũ cán bộ
Trang 16kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ Chỉ đạo, hướng dẫn ủy ban kiểm tra của cấp ủytrực thuộc thực hiện sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành
kỷ luật đảng
- Được yêu cầu các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên báo cáo tình hình,cung cấp tài liệu về những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát.Được yêu cầu các tổ chức đảng có liên quan phối hợp trong thực hiện nhiệm vụkiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng Khi tiến hành công tác kiểm tra,giám sát, nếu tổ chức đảng và đảng viên thấy có vấn đề cần tham gia ý kiến thìphản ảnh với ủy ban kiểm tra; không được gây khó khăn, trở ngại cho việc kiểmtra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng
- Trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện có những quyết địnhhoặc việc làm có dấu hiệu sai, trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghịquyết, chỉ thị, quy định của Đảng thì ủy ban kiểm tra yêu cầu tổ chức đảng hoặcđảng viên được kiểm tra xem xét lại quyết định hoặc việc làm đó; đồng thờithông báo hoặc báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền để giải quyết
- Các quyết định, kết luận, thông báo của ủy ban kiểm tra về công táckiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng phải được tổ chức đảng cấpdưới và đảng viên có liên quan chấp hành nghiêm túc Trường hợp có ý kiếnkhác nhau thì được quyền khiếu nại, báo cáo với cấp ủy cấp trên trực tiếp xemxét, quyết định
- Ủy ban kiểm tra từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên có thẩmquyền thi hành kỷ luật, chuẩn y, thay đổi, xóa bỏ hình thức kỷ luật theo quy địnhcủa Điều lệ Đảng, quy định và hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.Được quyền quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của cấp ủy viên cấp dưới trựctiếp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý nhưng khôngphải là cấp ủy viên cùng cấp khi bị tạm giam, truy tố; quyết định đình chỉ sinhhoạt cấp uỷ của cấp ủy viên cấp dưới khi bị khởi tố
Trãi qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo
về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành, tuynhiên ở gốc độ đề án này tôi chỉ xin nêu một số văn bản mà ủy ban kiểm tra cấphuyện và cơ sở làm căn cứ pháp lý và thường áp dụng trong nhiệm kỳ qua đó là:
Trang 17- Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X vềtăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Hướng dẫn số 08-HD/KTTW, ngày 28-9-2007 của ủy ban kiểm traTrung ương về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hànhTrung ương khóa X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Quy định số 94-QĐ/TW, ngày 15-7-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về
xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
- Hướng dẫn số 11-HD/UBKTTW, ngày 24-3-2008 của ủy ban kiểm traTrung ương về thực hiện Quy định số 94-QĐ/TW, ngày 15-7-2007 của BộChính trị (khóa X) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
- Quyết định số 09-QĐ/TW, ngày 24-3-2011 của Bộ Chính trị bổ sung,sửa đổi Điều 7, Quy định số 94-QĐ/TW, ngày 15-7-2007 của Bộ Chính trị (khóaX) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách, dân số, kế hoạch hóa gia đình
- Hướng dẫn số 01-HD/UBKTTW, ngày 26-4-2011 của ủy ban kiểm traTrung ương về thực hiện Quyết định số 09-QĐ/TW, ngày 24-3-2011 của BộChính trị bổ sung, sửa đổi Điều 7, Quy định số 94-QĐ/TW, ngày 15-7-2007 của
Bộ Chính trị (khóa X) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách, dân số, kếhoạch hóa gia đình
- Thông báo số 226-TB/TW, ngày 03-3-2009 kết luận của Ban Bí thư vềtăng cường tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trungương ban hành kèm theo hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra,giám sát và kỷ luật của đảng trong chương VII và chương VIII Điều lệ Đảngkhóa XI
- Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trungương về những điều đảng viên không được làm
- Hướng dẫn số 03-HD/UBKTTW, ngày 15-3-1012 của ủy ban kiểm traTrung ương về những điều đảng viên không được làm
- Hướng dẫn số 05-HD/UBKTTW, ngày 17/4/2012 của ủy ban kiểm traTrung ương thực hiện Quy định về công tác kiểm tra của tổ chức Đảng đối vớiviệc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên
Trang 18- Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 21-3-2012 của Bộ Chính trị ban hànhquy chế giám sát trong Đảng
- Hướng dẫn số 06-HD/UBKTTW, ngày 20-6-2012 của ủy ban kiểm traTrung ương về thực hiện Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 21-3-2012 của BộChính trị ban hành quy chế giám sát trong Đảng
- Hướng dẫn số 07-HD/UBKTTW ngày 30/7/2012 của ủy ban kiểm traTrung ương về thực hiện chất vấn cấp ủy viên tại các kỳ họp Ban chấp hànhĐảng bộ các cấp
- Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30-3-2013 của Ban Chấp hành Trungương về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm
- Hướng dẫn số 09-HD/UBKTTW, ngày 06/6/2013 của ủy ban kiểm traTrung ương Hướng dẫn một số điều của Quy định 181-QĐ/TW
- Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng (tài liệunghiệp vụ dùng cho cấp trên cơ sở, Nxb Tài chính Hà Nội - 2012)
2 NỘI DUNG :
2.1 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp thuộc đảng bộ huyện Cờ Đỏ giai đoạn (2010 – 2015):
2.1.1 Khái quát tình hình chung :
Cờ Đỏ là huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ được thành lập vàođầu năm 2004 theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP của Chính phủ, sau đó đượcđiều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 23/12/2008,diện tích tự nhiên 31.047,67 ha, dân số 122.464 khẩu, với 10 đơn vị hành chínhtrực thuộc, gồm 09 xã và 01 thị trấn Đảng bộ huyện có 51 tổ chức cơ sở đảngtrực thuộc với 2.245 đảng viên, ban chấp hành đảng bộ huyện có 41 đồng chí,ban thường vụ có 11 đồng chí, ủy ban kiểm tra huyện ủy hiện có 07 ủy viên,trong đó đồng chí chủ nhiệm là ủy viên thường vụ, 04 ủy viên chuyên trách và
02 ủy viên kiêm chức Có 14 ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở với 42 đồng chí ủyviên, trong đó có 34 là kiêm nhiệm
Là địa bàn nông thôn, kinh tế phát triển chủ yếu bằng nông nghiệp, giaothông đi lại còn nhiều khó khăn Ngay từ những năm đầu mới thành lập, đi đôivới việc sắp xếp, ổn định biên chế cán bộ các phòng, ban trực thuộc Huyện ủy,
Trang 19ủy ban nhân dân huyện Cờ Đỏ luôn quan tâm đến phát triển kinh tế, văn hóa - xãhội, an ninh - quốc phòng, nâng cao công tác cải cách thủ tục hành chính, tậptrung xây dựng hệ thống chính trị, trong đó thường xuyên quan tâm thực hiệncông tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Ngoài ra sự nghiệp giáo dục - đào tạo cũng được quan tâm phát triển cả
về quy mô, chất lượng dạy và học; hàng năm tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở vàtrung học phổ thông đều tăng; thực hiện chính sách an sinh xã hội thu được kếtquả trên nhiều mặt, giải quyết được những vấn đề cấp bách có ý nghĩa thiết thựcđến đời sống nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách, hộ nghèo gặp khó khăn
và các đối tượng bảo trợ xã hội khác
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn giữ vững, các loạitội phạm từng bước được kềm chế và đẩy lùi
Công tác xây dựng hệ thống chính trị được quan tâm thực hiện đồng bộtrên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, bộ máy từ huyện tới cơ sở luônđược sắp xếp, kiện toàn theo hướng trẻ hóa đội ngũ cán bộ
2.1.2 Kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng:
2.1.2.1 Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy các cấp:
- Lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với công tác kiểm tra, giám sát:
+ Huyện ủy luôn xác định công tác kiểm tra, giám sát là chức năng lãnhđạo của Đảng, không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo Từ đó đã chỉ đạo
ủy ban kiểm tra huyện ủy tham mưu xây dựng chương trình kiểm tra, giám sáttoàn khóa, xây dựng quy chế làm việc nhiệm kỳ Căn cứ vào chương trình, hàngnăm cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đều xây dựng và triển khai thực hiệnchương trình kiểm tra, giám sát với những nội dung cụ thể, thiết thực đến việclãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của địa phương, đơn vị
+ Lãnh đạo tổ chức triển khai học tập, quán triệt các văn bản theo đúngquy định, cụ thể là Quy định số 45-QĐ/TW ngày 01/11/2011 về thi hành Điều lệĐảng; Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01/11/2011 về hướng dẫn thực hiện cácquy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trongchương VII, chương VIII Điều lệ Đảng; Quy định số 47-QĐ/TW, ngày01/11/2011 về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 181-QĐ/TW
Trang 20ngày 30/3/2013 về xử lý kỷ luật đảng viên; Quyết định số 68-QĐ/TW ngày21/3/2012 về ban hành Quy chế giám sát trong Đảng
+ Huyện ủy xây dựng ban hành Quy định số 04-QĐ/HU ngày 28/5/2014
về chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra huyện ủy theoQuy định 220-QĐ/TW; Hướng dẫn số 10-HD/HU ngày 12/01/2015 về công táckiểm tra, giám sát và nhân sự ủy ban kiểm tra phục vụ đại hội nhiệm kỳ 2015 –
2020 và đã ban hành 04 Nghị quyết chuyên đề về xây dựng chi bộ ấp, đảng bộ
xã, thị trấn trong sạch vững mạnh toàn diện; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cánbộ; vận động quần chúng trong tình hình mới và xây dựng nông thôn mới Qua
đó cấp ủy và ủy ban kiểm tra theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện ởcấp mình, hàng năm tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm và đã tổng kết 4 năm thựchiện đối với 4 Nghị quyết chuyên đề đã đem lại hiệu quả thiết thực
+ Hàng năm cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đều xây dựng và triển khaithực hiện chương trình kiểm tra, giám sát với những nội dung cụ thể, thiết thựcđến việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của địa phương, đơn vị
+ Ủy ban kiểm tra huyện ủy làm việc theo chế độ tập thể, dưới sự lãnhđạo trực tiếp của huyện ủy và sự chỉ đạo, kiểm tra của ủy ban kiểm tra cấp trên;công tác cán bộ đặc biệt quan tâm từ khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo Hiện tại
ủy ban kiểm tra huyện ủy hoàn thành quy hoạch giai đoạn 2015 - 2020 và đãđược phê duyệt danh sách ra ứng cử ủy ban kiểm tra nhiệm kỳ 2015 - 2020; hầuhết cán bộ làm công tác kiểm tra từ huyện đến cơ sở đều được tập huấn chuyênmôn nghiệp vụ, chất lượng hoạt động từng bước nâng lên, hàng năm đều cơ bảnhoàn thành nhiệm vụ
+ Trong hoạt động luôn có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban,ngành cấp huyện và đảng ủy, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong tổ chức thựchiện chương trình giám sát, kiểm tra; giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; giảiquyết công việc liên quan đến phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiếtkiệm; ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức lối sống cán bộ, đảng viên… Từ sự phốihợp hoạt động tốt đã giúp huyện ủy nắm bắt tình hình kịp thời và giải quyếtcông việc chính xác, hiệu quả
+ Việc sơ, tổng kết được thực hiện nghiêm túc từng quý, 6 tháng, cuốinăm, hàng tháng ủy ban kiểm tra huyện ủy có báo cáo kết quả hoạt động và đề