1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

53 885 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 311,5 KB

Nội dung

Căn cứ để Hội Nông dân tiếp hội viên, nông dân: - Khoản 1 Điều 66 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tổ chức

Trang 1

CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT

CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM Căn cứ thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Hội Nông dân Việt Nam.

- Điều 17, 18 và 20- Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khóa VI;

- Quy định số 943-QĐ/HNDTW ngày 30/9/2013 của Ban Thường vụTrung ương Hội về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Hội Nông dânViệt Nam

A- CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

1 Vị trí, vai trò:

Công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức Hội từTrung ương đến cơ sở; là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Hội;phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hoạt động Hội của Ban Chấp hành,Ban Thường vụ các cấp

2 Mục đích:

Công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những ưu điểm, nhân tố mới

để phát huy; kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn và uốn nắn khắc phục những thiếusót, vi phạm; kiến nghị, điều chỉnh, bổ sung những bất hợp lý trong chỉ đạo, điềuhành Đảm bảo việc chấp hành nghiêm Điều lệ, các chỉ thị, nghị quyết và cácquy định của Hội, nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật,giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về tư tưởng, tổ chức

và hành động, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân

- Công tác kiểm tra, giám sát phải đảm bảo chính xác, khách quan; khiphát hiện sai phạm phải kiến nghị xử lý kịp thời, đúng quy định

4 Nội dung kiểm tra, giám sát:

4.1 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác Hội và phong trào nông

dân:

Trang 2

- Việc chấp hành Điều lệ Hội, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Hội;thực hiện nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và các hoạt động Hội.

- Việc thực hiện cỏc nhiệm vụ cụng tỏc Hội và phong trào nụng dõn

4.2 Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chớnh Hội, thực hiện cỏc chương

trỡnh, dự ỏn phỏt triển kinh tế - xó hội do Hội trực tiếp quản lý

- Kiểm tra việc xõy dựng, quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ nụng dõn, cỏc hoạtđộng dịch vụ hỗ trợ vốn cho nụng dõn

- Kiểm tra việc thực hiện chương trỡnh, dự ỏn, cụng trỡnh cú vốn Nhànước đầu tư do Hội trực tiếp quản lý

- Kiểm tra việc xõy dựng, quản lý, sử dụng hội phớ, quỹ hội và cỏc nguồnthu khỏc

4.3 Kiểm tra việc tham gia giải quyết cỏc đơn thư khiếu nại, tố cỏo của

nụng dõn; giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Hội

4.4 Kiểm tra việc xõy dựng chương trỡnh, kế hoạch và tổ chức thực hiện

cụng tỏc kiểm tra, giỏm sỏt của cỏc cấp Hội

4.5 Giỏm sỏt theo Quy chế giỏm sỏt và phản biện xó hội của Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam và cỏc đoàn thể chớnh trị - xó hội

4.6 Phối hợp giỏm sỏt theo quy định của phỏp luật.

5 Cỏc hỡnh thức kiểm tra:

5.1 Kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyờn, kiểm tra chuyờn đề: 5.2 Kiểm tra đột xuất: được tổ chức khi cần làm rừ một sự việc cụ thể

mới phỏt sinh, khi cú đơn thư khiếu nại, tố cỏo hoặc khi cú dấu hiệu vi phạm

5.3 Kiểm tra chộo: là hỡnh thức kiểm tra lẫn nhau giữa đơn vị này với

đơn vị khỏc dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ cấp trờn

6 Bộ mỏy tham mưu cụng tỏc kiểm tra:

Ban Thường vụ Hội Nụng dõn cấp nào lập ra ban kiểm tra cấp đú:

- Ban Thường vụ Trung ương Hội thành lập Ban Kiểm tra, phõn cụng mộtđồng chớ Uỷ viờn Ban Thường vụ làm Trưởng ban, số lượng biờn chế do BanThường vụ Trung ương Hội quyết định

- Ban thường vụ Hội Nụng dõn cấp tỉnh thành lập ban kiểm tra từ 3- 5

người và phõn cụng một đồng chớ uỷ viờn ban thường vụ phụ trỏch cụng tỏckiểm tra

Trang 3

- Ban thường vụ Hội Nông dân cấp huyện thành lập ban kiểm tra từ 3- 5

người, do đồng chí phó chủ tịch hoặc ủy viên ban thường vụ làm trưởng ban; sốcòn lại là cơ cấu các đồng chí uỷ viên ban chấp hành Hội Nông dân huyện, thịkiêm nhiệm

- Ban thường vụ Hội Nông dân cơ sở thành lập ban kiểm tra từ 3- 5 người,

do đồng chí phó chủ tịch hoặc uỷ viên ban thường vụ làm trưởng ban; số còn lại

cơ cấu các đồng chí uỷ viên ban chấp hành cơ sở kiêm nhiệm

7 Nhiệm vụ của ban kiểm tra:

Ban Kiểm tra các cấp Hội phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việctham mưu cho Ban thường vụ cùng cấp xây dựng chương trình, kế hoạch kiểmtra hang năm; tham gia các cuộc kiểm tra của Ban Thường vụ hoặcchủ trì kiểm tra khi được Ban thường vụ giao; giúp ban thường

vụ cùng cấp theo dõi, đôn đốc tổ chức Hội cấp dưới thực hiệnnhiệm vụ kiểm tra; tham gia ý kiến và giúp ban thường vụ kếtluận các nội dung kiểm tra thuộc lĩnh vực được giao

8 Quyền hạn của ban kiểm tra:

8.1 Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra báo cáo,

cung cấp tài liệu cần thiết phục vụ cho nội dung kiểm tra và trả lời những vấn đề

mà Ban Kiểm tra yêu cầu

8.2 Được kiểm tra, giám sát Hội Nông dân cùng cấp và cấp dưới, cán bộ,

hội viên trong việc chấp hành Điều lệ, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Hội

8.3 Kiến nghị, đề xuất với ban thường vụ cùng cấp về công tác kiểm tra;

xử lý vi phạm; khắc phục hạn chế, thiếu sót

9 Trình tự tổ chức một cuộc kiểm tra:

9.1 Kiểm tra thường xuyên, định kỳ, chuyên đề: được tiến hành theo 3

bước sau:

* Bước 1: Công tác chuẩn bị:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, gồm:

+ Mục đích, yêu cầu;

+ Đối tượng kiểm tra;

+ Nội dung kiểm tra, xác định vấn đề kiểm tra;

+ Thành phần tham gia kiểm tra;

+ Thời gian, địa điểm

Trang 4

- Thông báo kế hoạch kiểm tra cho đơn vị được kiểm tra để chuẩn bị nộidung, chuẩn bị báo cáo, hồ sơ, tài liệu; bố trí thời gian, địa điểm làm việc.

- Họp đoàn kiểm tra thống nhất kế hoạch, phân công trách nhiệm cho từngthành viên, cách thức tiến hành

- Chuẩn bị cơ sở, vật chất phục vụ cho cuộc kiểm tra

* Bước 2: Tiến hành kiểm tra:

- Nghe báo cáo của tổ chức, cá nhân được kiểm tra về các nội dung kiểmtra;

- Trao đổi, thảo luận, làm rõ các vấn đề lien quan đến nội dung kiểm tra;

- Thu thập, nghiên cứu tài liệu, thông tin cần thiết từ tổ chức, cá nhân cóliên quan đến nội dung kiểm tra;

- Làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan nơi được kiểm tra; dựsinh hoạt với chi, tổ Hội để có cơ sở đề xuất, kiến nghị giải quyết

* Bước 3: Kết thúc kiểm tra:

- Trưởng đoàn nhận xét, kết luận các nội dung kiểm tra

- Thành viên đoàn kiểm tra bổ sung kết luận

- Ghi nhận các kiến nghị của đơn vị được kiểm tra

- Hoàn thiện kết luận kiểm tra

- Báo cáo kết quả kiểm tra gửi Ban Thường vụ cùng cấp và đơn vị đượckiểm tra

- Lưu hồ sơ kiểm tra

9.2 Kiểm tra đột xuất (khi có khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm Điều lệ và các quy định của Hội):

Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra:

- Ra quyết định kiểm tra và xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định:

+ Quyết định kiểm tra của Ban Thường vụ là căn cứ pháp lý để đoàn kiểmtra thực thi nhiệm vụ Quyết định phải ghi rõ nội dung kiểm tra, đối tượng kiểmtra, thành phần tham gia đoàn kiểm tra, thời gian kiểm tra, hình thức kiểm tra vànhững yêu cầu cho cuộc kiểm tra

+ Kế hoạch kiểm tra: đoàn kiểm tra phải xây dựng kế hoạch thực hiện Kếhoạch phải xác định rõ mục đích, yêu cầu kiểm tra; đối tượng, nội dung cầnkiểm tra; phân công, giao nhiệm vụ từng thành viên, phân bố thời gian hoànthành và kết thúc cuộc kiểm tra

Trang 5

- Chuẩn bị thực hiện việc kiểm tra:

+ Trưởng đoàn kiểm tra tiến hành thu thập, tổng hợp và phân tích, xử lýcác thông tin về đối tượng được kiểm tra

+ Họp đoàn kiểm tra để phổ biến kế hoạch, nội quy của đoàn kiểm tra;bàn các biện pháp thực hiện; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; tập huấnkiến thức liên quan tới nội dung vụ việc cần kiểm tra

+ Gửi công văn cho đơn vị được kiểm tra (hoặc có đối tượng được kiểmtra) biết để phối hợp thực hiện

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: Tiến hành kiểm tra:

- Đoàn kiểm tra làm việc với đại diện đơn vị được kiểm tra (hoặc có đốitượng được kiểm tra) và đối tượng được kiểm tra để công bố quyết định, kếhoạch kiểm tra; thống nhất lịch trình tiến hành; yêu cầu đối tượng được kiểm trachuẩn bị báo cáo giải trình các nội dung kiểm tra bằng văn bản; yêu cầu cungcấp tài liệu, phối hợp kiểm tra

- Đoàn kiểm tra thu thập, nghiên cứu, kiểm tra các tài liệu liên quan đếnnội dung kiểm tra, gặp gỡ làm việc với các tổ chức và cá nhân có liên quan đếnnội dung kiểm tra; nhận báo cáo, giải trình của đối tượng được kiểm tra

- Đoàn kiểm tra tổng hợp, phân tích tình hình, đưa ra kết luận bước đầu

- Tổ chức cuộc họp với đại diện đơn vị được kiểm tra (hoặc có đối tượngđược kiểm tra) và đối tượng được kiểm tra để nghe đối tượng được kiểm tra báocáo giải trình; đoàn kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra, thảo luận, đóng góp ýkiến và thông qua biên bản kiểm tra

Bước 3: Kết thúc kiểm tra:

- Ban Thường vụ (cấp ra quyết định kiểm tra) tổ chức cuộc họp với đoànkiểm tra và đối tượng được kiểm tra để thông báo dự thảo kết luận kiểm tra vànghe ý kiến phản hồi từ đơn vị, cá nhân được kiểm tra và các ý kiến trao đổi,làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến nội dung dự thảo kết luận kiểm tra

+ Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra, nội dung báo cáo gồm 3 phần:

Phần thứ nhất: Tóm tắt nội dung quyết định kiểm tra, nêu một số đặc

điểm của đơn vị liên quan tới cuộc kiểm tra

Phần thứ hai: Trình bày cụ thể nội dung vụ việc.

Phần thứ ba: Kết luận của sự việc; nêu trách nhiệm của cá nhân, tổ chức;

chỉ ra nguyên nhân dẫn tới sai phạm; kiến nghị xử lý

Trang 6

+ Đối tượng được kiểm tra trình bày ý kiến.

+ Ban Thường vụ thảo luận và kết luận các nội dung đã kiểm tra

- Đoàn kiểm tra hoàn chỉnh thông báo kết luận kiểm tra trình Thường trực

ký ban hành

- Kết luận kiểm tra chính thức được gửi đến Ban Thường vụ cùng cấp (đểbáo cáo) và tổ chức, cá nhân được kiểm tra

- Đoàn kiểm tra lập và chuyển giao hồ sơ về cuộc kiểm tra vào lưu trữ

- Đoàn kiểm tra họp rút kinh nghiệm về cuộc kiểm tra và đoàn kiểm tra tựgiải thể khi đã hoàn thành nhiệm vụ theo quyết định kiểm tra

- Ban Kiểm tra nơi tổ chức cuộc kiểm tra theo dõi, đôn đốc, giám sát việcthực hiện kết luận và kiến nghị của cuộc kiểm tra

* Một số lưu ý:

- Nguyên tắc khi làm việc với người được kiểm tra, đoàn kiểm tra phải có

ít nhất 2 người; kết quả kiểm tra phải thể hiện bằng biên bản làm việc; nếu pháthiện cán bộ, đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật, cán bộ kiểm tra phải yêu cầu

họ dừng ngay hành vi đó lại đồng thời báo cáo kịp thời cho thủ trưởng đơn vịbiết; kết thúc buổi làm việc cán bộ kiểm tra đọc lại biên bản làm việc cho đốitượng bị kiểm tra nghe và yêu cầu ký vào biên bản

- Với tài liệu được cung cấp: cán bộ kiểm tra phải kiểm tra thực trạng của

tài liệu (việc ghi chép phải đúng quy định, không được sửa chữa, tẩy xoá) sau đókiểm tra hồ sơ tài liệu có vi phạm quy định pháp luật hay không; khi mượn vàtrả tài liệu phải có biên bản bàn giao Cán bộ kiểm tra không được để thất lạc,mất tài liệu của đơn vị Nếu cần thu tài liệu, chứng từ, sổ sách thì thành viênđoàn kiểm tra và người giao phải lập danh mục, trong đó ghi rõ tên chứng từ sốliệu, số trang chứng từ, bản gốc hay bản sao chụp, nếu là bản sao, bản chụp thìyêu cầu cơ quan ký tên đóng dấu kèm theo danh mục có biên bản bàn giao

- Kiểm tra việc thi hành kỷ luật theo Điều lệ Hội được tiến hành theo cácbước như kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo

B- CÔNG TÁC XỬ LÝ KỶ LUẬT CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

I Nguyên tắc xử lý kỷ luật

1 Xử lý kỷ luật phải công minh, khách quan, chính xác, kịp thời và dứt

điểm từng vụ việc, với mục đích giáo dục, ngăn ngừa vi phạm, giữ gìn đoàn kết,thống nhất trong nội bộ

Trang 7

2 Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức

kỷ luật

3 Việc áp dụng hình thức kỷ luật tuân theo quy định của Điều lệ Hội và

tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín

4 Khi thi hành kỷ luật Hội đối với cán bộ, công chức, viên chức và đảng

viên tuỳ theo mức độ vi phạm, cấp ra quyết định kỷ luật kiến nghị cơ quan quản

lý cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên đó xem xét, quyết định kỷ luật theothẩm quyền

5 Cán bộ Hội, hội viên vi phạm đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai

sản, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức, bị ốm điềutrị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của phápluật xác nhận thì chưa xem xét, xử lý kỷ luật

6 Sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định kỷ luật với hình thức khiển trách

hoặc cảnh cáo, nếu tập thể, cá nhân không tiếp tục vi phạm Điều lệ Hội đến mứcphải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực mà không cần phải cóvăn bản về việc chấm dứt hiệu lực

II Hình thức kỷ luật

1 Đối tượng chịu hình thức kỷ luật theo Điều lệ Hội:

- Tổ chức: Các tổ chức trong hệ thống Hội Nông dân Việt Nam

- Cá nhân: Hội viên và cán bộ Hội Nông dân các cấp

- Vi phạm về đạo đức, tư cách, làm mất niềm tin với cán bộ, hội viên,

nông dân, xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nôngdân

- Vi phạm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước

3 Hình thức kỷ luật:

3.1 Đối với cá nhân:

a Khiển trách: Đối với những sai phạm không cố ý, mức độ ít nghiêm

trọng, qua giáo dục đã nhận ra sai sót và quyết tâm sửa chữa

Trang 8

b Cảnh cáo: Đối với những sai phạm gây hậu quả lớn đến phong trào

nông dân và tổ chức Hội

c Cách chức: áp dụng đối với cán bộ Hội giữ chức vụ có sai phạm

nghiêm trọng ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động Hội, không còn tín nhiệm đốivới tổ chức Hội và hội viên, nông dân

Đối với cán bộ giữ nhiều chức vụ, tuỳ theo trường hợp cụ thể có thể cáchchức một chức vụ, một số chức vụ hoặc tất cả các chức vụ

d Xoá tên, thu hồi thẻ hội viên: là hình thức kỷ luật cao nhất của Hội đối

với hội viên khi mắc phải những sai phạm sau:

- Vi phạm pháp luật Nhà nước bị truy cứu trách nhiệm hình sự

- Sai phạm rất nghiêm trọng trong việc thực hiện Điều lệ và các chỉ thị,nghị quyết của Hội

3.2 Đối với tổ chức Hội:

a Khiển trách: đối với những sai phạm nhưng chưa gây hậu quả nghiêm

trọng

b Cảnh cáo: đối với sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu

đến tổ chức Hội và phong trào nông dân

III Thẩm quyền thi hành kỷ luật Hội

1 Đối với cá nhân:

Trang 9

- Đối với ủy viên ban chấp hành Hội Nông dân các cấp vi phạm kỷ luật:cấp nào ra quyết định công nhận thì cấp đó ra quyết định kỷ luật trên cơ sở đềnghị của ban chấp hành cấp quản lý trực tiếp Trường hợp cần thiết có thể uỷquyền cho ban chấp hành cấp quản lý trực tiếp ra quyết định và báo cáo lên cấptrên.

- Đối với Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội vi phạm kỷ luật doBan Chấp hành Trung ương Hội xem xét và quyết định hình thức kỷ luật (trừtrường hợp cán bộ Hội là uỷ viên ban chấp hành nhiều cấp)

- Đối với cán bộ Hội là uỷ viên ban chấp hành nhiều cấp vi phạm kỷ luật

ở cấp nào thì việc xem xét, quyết định kỷ luật được tiến hành như đối với uỷviên ban chấp hành ở cấp đó và thông báo đến các ban chấp hành mà cán bộ đó

là uỷ viên Nếu bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức uỷ viên ban chấphành ở cấp dưới thì đương nhiên không còn là uỷ viên ban chấp hành các cấptrên

- Đối với cán bộ chuyên trách công tác Hội nhưng không tham gia Banchấp hành vi phạm kỷ luật, thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức,Luật Viên chức về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

2 Đối với tổ chức Hội:

Ban chấp hành, ban thường vụ từ cấp huyện trở xuống vi phạm kỷ luật doban chấp hành Hội cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật với hình thức

kỷ luật khiển trách, cảnh cáo

Đối với hình thức kỷ luật giải tán do ban chấp hành Hội cấp trên trực tiếpxem xét và đề nghị ban chấp hành cấp trên một cấp ra quyết định kỷ luật

Ban Thường vụ Trung ương Hội; ban chấp hành, ban thường vụ HộiNông dân cấp tỉnh vi phạm kỷ luật do Ban Chấp hành Trung ương Hội xem xét,quyết định kỷ luật

Các cơ quan tham mưu, giúp việc cho ban chấp hành, ban thường vụ HộiNông dân các cấp vi phạm kỷ luật, cấp nào ra quyết định thành lập thì cấp đóxem xét, ra quyết định kỷ luật

Việc áp dụng hình thức kỷ luật phải được ít nhất 2/3 số thành viên đượctriệu tập họp xét kỷ luật tán thành bằng cách bỏ phiếu kín

IV Trình tự, thủ tục xem xét, xử lý kỷ luật

1 Xác minh, kết luận mức độ vi phạm

Khi kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc khi nhận được đơn tốcáo tổ chức, cán bộ Hội, hội viên vi phạm thì phải điều tra nắm tình hình, xác

Trang 10

minh theo nội dung đơn tố cáo, gặp đối tượng, những người có liên quan hoặcbiết sự việc, cán bộ phụ trách dân cư… Nếu đối tượng là đảng viên, cấp uỷviên, người xác minh phải làm việc với cấp uỷ để có thông tin đầy đủ, chínhxác Cân nhắc kỹ các thông tin để kết luận chính xác mức độ vi phạm, haykhông vi phạm.

- Chi hội trưởng (tổ trưởng) có trách nhiệm triệu tập, chủ trì cuộc họpkiểm điểm đối với hội viên có hành vi vi phạm do mình quản lý trực tiếp

- Trường hợp đối tượng vi phạm vắng mặt sau 2 lần triệu tập mà không

có lý do chính đáng, đến lần triệu tập thứ 3 vẫn vắng mặt thì cuộc họp kiểmđiểm vẫn tiến hành

2.2 Tổ chức họp:

- Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên thamdự; cử thư ký cuộc họp;

- Đại diện tổ chức Hội, cán bộ, hội viên có hành vi vi phạm trình bày bản

tự kiểm điểm Nếu đối tượng vi phạm không có mặt hoặc không viết kiểmđiểm thì căn cứ vào báo cáo hoặc kết luận kiểm tra của cấp có thẩm quyền đểxem xét kỷ luật;

- Thư ký trình bày báo cáo hoặc kết luận kiểm tra của cấp có thẩmquyền;

- Các thành viên dự họp phát biểu làm rõ nguyên nhân, tính chất, mức độảnh hưởng và sai phạm;

- Đại diện tổ chức Hội, cán bộ, hội viên có hành vi vi phạm giải trình,đưa ra ý kiến bảo vệ cho hành vi của mình;

- Chủ tọa tóm tắt, kết luận từng vấn đề;

Trang 11

- Biểu quyết đề xuất hình thức kỷ luật.

Nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản, trong biênbản phải có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với đối tượng vi phạm

- Lập hồ sơ đề nghị xử lý kỷ luật gồm có bản tự kiểm điểm, trích ngang sơyếu lý lịch của đối tượng có hành vi vi phạm, biên bản cuộc họp kiểm điểm vàcác tài liệu liên quan

- Căn cứ hồ sơ đề nghị xử lý kỷ luật cấp quản lý trực tiếp đối tượng cóhành vi vi phạm ra quyết định xử lý kỷ luật hoặc gửi hồ sơ lên cấp có thẩmquyền ra quyết định kỷ luật (theo quy định về thẩm quyền thi hành kỷ luật Hội)

3 Tổ chức họp xét kỷ luật.

Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị kỷ luật, cấp có thẩm quyền ra quyếtđịnh kỷ luật tổ chức họp xét kỷ luật

3.1 Chuẩn bị họp:

- Phân công 01 đồng chí làm thư ký cuộc họp (Trưởng Ban kiểm tra hoặc

01 thành viên dự họp được phân công) có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liênquan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp

- Hồ sơ xử lý kỷ luật trình cuộc họp xét kỷ luật gồm có bản tự kiểm điểm,trích ngang sơ yếu lý lịch của đối tượng có hành vi vi phạm, biên bản cuộc họpkiểm điểm của cấp quản lý trực tiếp đối tượng có hành vi vi phạm và các tài liệukhác có liên quan

3.2 Trình tự họp:

- Chủ toạ cuộc hop tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự;

- Thư ký cuộc họp đọc quá trình vi phạm của đối tượng có hành vi viphạm; biên bản cuộc họp kiểm điểm và các tài liệu khác có liên quan;

- Đối tượng có hành vi vi phạm đọc bản tự kiểm điểm, nếu đối tượng cóhành vi vi phạm vắng mặt thì Thư ký đọc thay, nếu đối tượng có hành vi viphạm không làm bản tự kiểm điểm thì cuộc họp tiến hành các trình tự còn lại;

- Các thành viên tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến;

- Đối tượng có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến; nếu đối tượng có hành

vi vi phạm không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì cuộc họp tiến hành cáctrình tự còn lại;

- Tiến hành bỏ phiếu kín đề nghị áp dụng hình thức kỷ luật;

- Chủ toạ cuộc họp công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bảncuộc họp;

Trang 12

4 Ra quyết định kỷ luật

- Cấp quản lý trực tiếp đối tượng vi phạm kỷ luật ra quyết định kỷ luậthoặc có văn bản, kèm theo biên bản xét kỷ luật, các hồ sơ, tài liệu có liên quangửi cấp có thẩm quyền đề nghị ra quyết định kỷ luật

- Chậm nhất 20 ngày sau khi nhận được văn bản của cấp xét kỷ luật (cùng

hồ sơ, tài liệu), cấp có thẩm quyền quyết định kỷ luật phải ra quyết định kỷ luậtbằng văn bản

- Trường hợp kiến nghị của cấp xét kỷ luật (hoặc ý kiến của đơn vị quảnlý) khác với ý kiến của cấp có thẩm quyền ra quyết định mà sau khi trao đổi,thảo luận không thống nhất thì cấp có thẩm quyền tự quyết định và chịu tráchnhiệm về quyết định của mình

5 Công bố quyết định kỷ luật:

- Cấp nào ra quyết định kỷ luật thì cấp đó công bố quyết định kỷ luật hoặc

uỷ quyền cho đơn vị quản lý trực tiếp đối tượng vi phạm kỷ luật công bố quyếtđịnh kỷ luật và giao quyết định kỷ luật đến đối tượng thi hành

- Trong trường hợp đối tượng bị kỷ luật được triệu tập từ chối dự họp đểnghe công bố kỷ luật hoặc cố ý không nhận quyết định kỷ luật, thì đơn vị quản

lý trực tiếp có thẩm quyền lập biên bản, lưu hồ sơ kỷ luật và quyết định kỷ luật

có hiệu lực như đã được công bố; gửi quyết định kỷ luật đến đối tượng bị kỷ luật(cho vào bì thư dán kín người nhận phải ký nhận, hoặc gửi bưu điện phải cóphiếu chuyển của bưu điện)

- Quyết định kỷ luật được gửi đến:

+ Đối tượng bị xử lý kỷ luật;

+ Đơn vị có cán bộ bị xử lý kỷ luật;

+ Lưu hồ sơ kỷ luật

V Giải quyết khiếu nại về kỷ luật Hội

Tổ chức Hội, cán bộ, hội viên bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷluật thì trong thời hạn một tháng (30 ngày) kể từ ngày nhận quyết định kỷ luật,

có quyền khiếu nại lên cấp ra quyết định kỷ luật Trong trường hợp còn khiếunại tiếp thì tổ chức Hội cấp trên một cấp có trách nhiệm giải quyết Cấp giảiquyết cuối cùng là Ban Chấp hành Trung ương Hội Việc giải quyết khiếu nạithực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại

Trong khi chờ giải quyết khiếu nại tổ chức Hội, cán bộ, hội viên bị kỷ luậtphải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật

Trang 13

HỘI NÔNG DÂN THAM GIA TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA HỘI VIÊN, NÔNG DÂN

I- KHÁI NIỆM KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

-1 Khái niệm khiếu nại.

Khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “khiếu nại là việc

công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

- Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức

thực hiện quyền khiếu nại

Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại bao gồm: cơ quan Nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp,

tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân

- Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm

quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vihành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định

kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại

- Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền

giải quyết khiếu nại

2 Khái niệm tố cáo

Khoản 1, Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 quy định: “Tố cáo là việc công

dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.”

- Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo

- Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo

- Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải

quyết tố cáo

Trang 14

II- HỘI NÔNG DÂN VỚI CÔNG TÁC TIẾP HỘI VIÊN, NÔNG DÂN

1 Căn cứ để Hội Nông dân tiếp hội viên, nông dân:

- Khoản 1 Điều 66 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại; khi nhận được khiếu nại thì nghiên cứu, hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.”

- Khoản 2 Điều 44 Luật Tố cáo năm 2011 quy định: “Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân đến tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; khi nhận được tố cáo thì nghiên cứu, chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết tố cáo.”

- Điều 4 Luật Tiếp công dân năm 2013 quy định: Trong phạm vi chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

- Quy định số 943/QĐ-HNDTW ngày 30/9/2013 của Ban Thường vụTrung ương Hội Nông dân Việt Nam về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật

của Hội Nông dân Việt Nam quy định việc các cấp Hội “tổ chức tiếp và tiếp

nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ảnh, kiến nghị của cán bộ, hội viên, nông dân”

- Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chínhphủ “Về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp với các cấphội Nông dân Niệt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáocủa nông dân”;

- Quy chế phối hợp số 01/2015/QCPH TTCP – HNDTW ngày 29/9/2015giữa Thanh tra Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trong việctiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; một số Chương trìnhphối hợp thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủcủa địa phương đã ban hành …

2 Ý nghĩa, mục đích của việc tiếp hội viên, nông dân

2.1 Việc tiếp hội viên, nông dân có ý nghĩa rất quan trọng vì:

- Hội Nông dân đại diện cho giai cấp nông dân, chăm lo, bảo vệ quyền vàlợi ích chính đáng của hội viên, nông dân

Trang 15

- Tạo môi trường thuận lợi để hội viên, nông dân trao đổi tâm tư, nguyệnvọng, phản ánh, đề xuất, kiến nghị Hội giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi bị vi phạm.

- Phát huy quyền làm chủ của hội viên, nông dân bằng cả hai hình thứcdân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp Tạo niềm tin của hội viên, nông dân vớiĐảng, chính quyền và sự gắn bó với tổ chức Hội

- Thông qua tiếp hội viên, nông dân, để nắm bắt những vấn đề bức xúc,vướng mắc của hội viên, nông dân kịp thời phản ánh với Đảng, chính quyền đểgiải quyết Đồng thời, Hội Nông dân tìm biện pháp thích hợp, giúp đỡ hội viên,nông dân tháo gỡ mâu thuẫn, vướng mắc, hạn chế phát sinh thành khiếu kiện

2.2 Việc tiếp hội viên, nông dân nhằm mục đích:

- Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh, góp ý về những vấn đề liên quan đến chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tác quản

lý của Hội Nông dân các cấp

- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp Hội

để xem xét, ra quyết định, kết luận giải quyết hoặc trả lời cho cán bộ, hội viên,nông dân theo đúng quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và quy định củaĐiều lệ Hội Nông dân Việt Nam

- Hướng dẫn cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáođúng chính sách, pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giảiquyết

3 Cán bộ có trách nhiệm tiếp hội viên, nông dân:

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân các cấp tiếp theo định kỳ, cán bộBan Kiểm tra các cấp thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tiếp cán bộ, hội viên,nông dân

Cán bộ tiếp hội viên, nông dân phải có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực,

có năng lực chuyên môn, am hiểu thực tế, nắm vững chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước, nắm vững Điều lệ và các quy định của Hội liên quan đến giảiquyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Hội, nhiệt tình và có trách nhiệmvới công việc được giao

4 Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ tiếp hội viên, nông dân

4.1 Cán bộ tiếp hội viên, nông dân có nhiệm vụ:

- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh

tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định

- Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên,địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc

Trang 16

trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thôngtin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.

- Có thái độ đúng mực, tôn trọng hội viên, nông dân, lắng nghe, tiếp nhậnđơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nộidung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày

- Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phảnánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết địnhgiải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn ngườikhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩmquyền giải quyết

- Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền

xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại,

tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân

- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi viphạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơquan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật

4.2 Cán bộ tiếp hội viên, nông dân có quyền:

- Từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:

+ Người không phải là cán bộ, hội viên, nông dân

+ Người đang trong tình trạng say rượu do dùng chất kích thích, ngườimắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khảnăng điều khiển hành vi của mình

+ Người có hành vi đe dọa, xúc phạm tổ chức Hội, người tiếp công dân,hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;

+ Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, phápluật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằngvăn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tốcáo kéo dài;

+ Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật

- Có quyền yêu cầu hội viên, nông dân đến khiếu nại, tố cáo trình bày đầy

đủ, rõ ràng những nội dung khiếu nại, tố cáo; lý do và những yêu cầu giải quyết;cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo

5 Tham gia tiếp hội viên, nông dân cùng chính quyền

Trang 17

Căn cứ Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tướngChính phủ “Về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp vớicác cấp hội Nông dân Niệt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,

tố cáo của nông dân”;

Căn cứ Quy chế phối hợp số 01/2015/QCPH – TTCP – HNDTW ngày29/9/2015 giữa Thanh tra Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân Việt Namtrong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; một sốChương trình phối hợp thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ của địa phương đã ban hành

Cán bộ Hội khi được cử tham gia tiếp dân cùng chính quyền cần lưu ý:

- Lắng nghe và ghi chép đầy đủ nội dung khiếu nại, tố cáo

- Nếu là nội dung khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Hội thì cán bộHội có thể giải thích trực tiếp, nếu vụ việc phức tạp thì tiếp nhận đơn thư để xemxét, giải quyết

- Đối với những vụ việc mà quyền lợi hợp pháp của hội viên, nông dân bị

vi phạm, cán bộ Hội cần xem xét, xác minh, làm rõ nguyên nhân từ đó đề xuất,kiến nghị với chính quyền hướng giải quyết đảm bảo quyền lợi cho hội viên,nông dân

- Trường hợp khiếu nại không đúng pháp luật hoặc đã được cấp có thẩmquyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật thì cán bộ Hội cần phối hợp giảithích, tuyên truyền, vận động để hội viên, nông dân hiểu và tự nguyện rút đơnkhiếu nại

6 Tiếp hội viên, nông dân tại Trụ sở của Hội.

- Chủ tịch Hội Nông dân phải tổ chức và quản lý nơi tiếp hội viên, nôngdân của cơ quan mình; ban hành nội quy tiếp hội viên, nông dân; bố trí nơi tiếphội viên, nông dân tại địa điểm thuận tiện; bảo đảm các điều kiện vật chất cầnthiết để hội viên, nông dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

- Tại nơi tiếp hội viên, nông dân phải niêm yết lịch tiếp hội viên, nông dân

và nội quy tiếp hội viên, nông dân Lịch tiếp hội viên, nông dân phải được ghi

cụ thể thời gian, chức vụ người tiếp hội viên, nông dân Nội quy tiếp hội viên,nông dân phải ghi rõ trách nhiệm của người tiếp hội viên, nông dân; quyền vànghĩa vụ của hội viên, nông dân đến khiếu nại, tố cáo

7 Tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

- Khi hội viên, nông dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thìngười tiếp hội viên, nông dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên,

Trang 18

địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơnkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn hội viên, nông dân đếnkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.

- Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp hội viên, nông dân gồm; sốthứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyếtcủa cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); yêu cầu, đề nghị của ngườiđến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc

Trường hợp hội viên, nông dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánhchưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp hội viên, nôngdân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tốcáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ;trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp hội viên, nôngdân đề nghị hội viên, nông dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trìnhbày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ

- Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tốcáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp hội viên, nông dân hướng dẫn hội viên,nông dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng đểkhiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩmquyền theo đúng quy định của pháp luật

8 Phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

8.1 Sau khi tiếp nhận đơn thư, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm nghiên

cứu và căn cứ vào nội dung, tính chất vụ việc được trình bày trong đơn để phânloại

- Đơn thư khiếu nại: là những đơn thư có nội dung đề nghị cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hànhchính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyếtđịnh hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp củangười khiếu nại

- Đơn thư tố cáo: là những đơn thư có nội dung báo cho cơ quan, tổ chức,

cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổchức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

- Đơn thư kiến nghị: là những đơn thư có nội dung yêu cầu giải thích

chính sách, pháp luật của Nhà nước, những vấn đề liên quan đến Hội, góp ý kiến

về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, về chủ trương, hoạtđộng của Hội Nông dân

Trang 19

- Đơn thư phản ánh: Là đơn nêu và đề xuất với tổ chức Hội có thẩm

quyền xem xét, xử lý kịp thời những sự việc phát sinh làm ảnh hưởng xấu đếncác hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp trong các lĩnhvực của đời sống xã hội của hội viên, nông dân và tổ chức Hội

8.2 Việc phân loại, chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo đến Hội, cán bộ

có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp hội viên, nông dân đượcthực hiện như sau:

- Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chứcHội và đủ điều kiện thụ lý thì người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu,chứng cứ kèm theo, đồng thời báo cáo với người có thẩm quyền thụ lý;

- Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội cấpdưới mà chưa được giải quyết thì người tiếp hội viên, nông dân báo cáo người

có thẩm quyền yêu cầu tổ chức Hội có thẩm quyền giải quyết;

- Trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết củaHội thì hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩmquyền để khiếu nại, tố cáo

- Trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, phápluật thì cán bộ tiếp hội viên, nông dân giải thích, hướng dẫn để người đến khiếunại, tố cáo chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định

xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và yêu cầu hội viên, nông dân chấm dứt việckhiếu nại, tố cáo;

- Trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo không do người khiếu nại,người tố cáo trực tiếp chuyển đến thì thực hiện việc phân loại và xử lý theo quyđịnh của pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Lưu ý:

- Trường hợp đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội

nhưng không thụ lý giải quyết nếu:

+ Hội viên, nông dân đến khiếu nại không phải là người có quyền, lợi íchhợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính

mà họ khiếu nại

+ Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết

+ Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết lần 2

- Không xem xét, giải quyết những tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địachỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo thuộc

Trang 20

thẩm quyền của Hội đã được giải quyết, nay tố cáo lại nhưng không có bằngchứng mới.

- Trường hợp thấy có căn cứ hành vi của người bị tố cáo là có dấu hiệu tộiphạm thì cán bộ tiếp dân báo cáo lãnh đạo Hội để chuyển đơn tố cáo đến cơquan điều tra, Viện Kiểm sát theo quy định tại Điều 25 Luật Tố cáo năm 2011

8.3 Việc phân loại, chuyển nội dung kiến nghị, phản ánh đến Hội,

người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết trong quá trình tiếp hội viên, nông dânđược thực hiện như sau:

- Trường hợp kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Hộithì người tiếp hội viên, nông dân báo cáo người có thẩm quyền để nghiên cứu,xem xét, giải quyết hoặc phân công bộ phận nghiên cứu, xem xét, giải quyết;

- Trường hợp kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết củaHội thì người tiếp hội viên, nông dân chuyển đơn hoặc chuyển bản ghi lại nộidung trình bày của người kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cóthẩm quyền để nghiên cứu, tiếp thu, xem xét, giải quyết

- Những đơn thư có tính chất thỉnh thị, yêu cầu giải thích chính sách, phápluật, góp ý kiến với các cấp, các ngành cần nghiên cứu, tổng hợp chuyển đến cơquan có chức năng xem xét, trả lời cho hội viên, nông dân

- Những đơn thư có tính chất thỉnh thị, góp ý kiến về chủ trương, hoạtđộng Hội thì Ban Chấp hành Hội Nông dân cấp đó trả lời cho hội viên, nôngdân Nếu nội dung liên quan đến Hội cấp trên thì chuyển lên Ban Chấp hành Hộicấp trên trả lời

9 Thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếunại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, người tiếp hội viên, nông dân có trách nhiệm trảlời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến hội viên, nông dân đã đến khiếunại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một trong các nội dung sau đây:

+ Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được thụ lý để giải quyết;+ Việc xem xét khiếu nại, tố cáo để thụ lý cần kéo dài thời gian do cầnxác minh thêm theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo;

+ Từ chối thụ lý đối với khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giảiquyết của Hội hoặc không đủ điều kiện thụ lý;

+ Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được chuyển đến cơquan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết

Trang 21

- Tổ chức Hội có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệmthông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cho người khiếu nại, tố cáo theoquy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo kếtquả, bộ phận tiếp hội viên, nông dân có trách nhiệm thông báo cho người khiếunại, tố cáo về kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trường hợp người đó đã

có yêu cầu trước đó

10 Khi tham gia cùng chính quyền đối thoại với hội viên, nông dân

để làm rõ nội dung khiếu nại, tố cáo, cán bộ được phân công tham gia cần:

- Lắng nghe, ghi chép, phân loại nội dung khiếu kiện để có hướng xử lý

- Nội dung khiếu nại, tố cáo có liên quan đến chủ trương, hoạt động củaHội, đến cán bộ Hội thì cán bộ Hội cần giải thích, trả lời cho nông dân được rõ.Nếu vụ việc phức tạp, cần thu thập những thông tin cần thiết bằng cách hỏi đáptrực tiếp và nhận hồ sơ để xem xét, giải quyết

- Đối với các nội dung khiếu nại khác, Hội phải phối hợp với các cơ quanchức năng đối thoại với hội viên, nông dân để làm sáng tỏ nội dung khiếu nại.Giải thích tuyên truyền chính sách, pháp luật để mọi người hiểu rõ và thực hiệnđúng pháp luật Kiến nghị với cơ quan chức năng xem xét lại Quyết định giảiquyết không đúng chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của hộiviên, nông dân

III- HỘI NÔNG DÂN VỚI CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,

TỐ CÁO.

1 Tầm quan trọng và nguyên tắc của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

1.1 Tầm quan trọng:

- Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa;

- Giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

- Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội

1.2 Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo:

- Tuân thủ pháp luật;

- Tôn trọng sự thật khách quan;

- Công khai;

- Bình đẳng;

Trang 22

- Đề cao trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2 Hội Nông dân tham gia cùng chính quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo

2.1 Căn cứ để Hội Nông dân tham gia:

- Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011 và các văn bản hướng dẫn

- Điều 18 Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam

- Quy định số 943/QĐ-HNDTW ngày 30/9/2013 của Ban Thường vụTrung ương Hội Nông dân Việt Nam về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luậtcủa Hội Nông dân Việt Nam quy định “phối hợp cùng chính quyền và các cơquan chức năng tham gia hoà giải, giải quyết khiếu nại tố cáo nhằm bảo vệquyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của cán bộ, hội viên, nông dân”

- Căn cứ Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủtướng Chính phủ “Về việc phối hợp giữa các bộ, ngành, ủy ban nhân dân cáccấp với các cấp hội Nông dân Niệt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo của nông dân”;

- Căn cứ Quy chế phối hợp số 01/2015/QCPH – TTCP – HNDTW ngày29/9/2015 giữa Thanh tra Chính phủ và Trung ương Hội Nông dân Việt Namtrong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; một sốChương trình phối hợp thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ của địa phương đã ban hành

2.2 Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo cùng chính quyền và các cơ quan chức năng như sau:

- Nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội, nhận hồ sơ vụ việc

để xem xét, giải quyết Khi giải quyết xong vụ việc, báo cáo với cơ quan mờitham gia giải quyết được biết và thông báo trả lời cho đương sự

- Nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội nhưng đối

tượng khiếu kiện là nông dân cần xem xét, nghiên cứu hồ sơ, đi xác minh vụviệc một cách cụ thể, gặp gỡ các đối tượng khiếu nại, bị khiếu nại, đối tượng tốcáo, bị tố cáo để làm sáng tỏ những vướng mắc cần xem xét Tùy từng vụ việc

Trang 23

+ Nếu vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng nôngdân vẫn tiếp tục khiếu nại thì cần giải thích, phân tích, vận động, tuyên truyền đểđối tượng hiểu rõ và thực hiện quyết định giải quyết đúng đắn.

+ Nếu vụ việc đã được giải quyết nhưng việc giải quyết chưa bảo đảmquyền lợi hợp pháp của nông dân thì Hội Nông dân cần phải có chính kiến, đềxuất, kiến nghị với cơ quan chức năng đã giải quyết xem xét lại vụ việc và cóquyết định giải quyết đúng pháp luật

2.3 Hội ND tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp

Một số giải pháp khi Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáođông người, vượt cấp của nông dân:

* Hội Nông dân các cấp phải tham gia ý kiến ngay từ đầu đối với các dự

án thu hồi nhiều diện tích đất nông nghiệp:

- Hội Nông dân các cấp nhất là cấp cơ sở phải là cầu nối giữa hội viên,nông dân với chính quyền, chủ dự án đầu tư và các cơ quan chức năng:

+ Cử cán bộ Hội có phẩm chất đạo đức, tư cách tốt, nắm vững chính sáchpháp luật và có kinh nghiệm để tham gia, đóng góp ý kiến ngay từ khâu khảo sátcủa dự án, về cách thức và chính sách hỗ trợ, đền bù, tái định cư, giải quyết việclàm

+ Lắng nghe, tiếp thu ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của hội viên, nông dân

có diện tích đất bị thu hồi để phản ánh với chính quyền và các ban, ngành liênquan

+ Cùng chính quyền và các cơ quan chức năng tổ chức đối thoại với hộiviên, nông dân một cách dân chủ, công khai, làm rõ những nội dung còn vướngmắc, xem xét đầy đủ các quy định về mặt pháp lý và thực tế vụ việc để giảiquyết dứt điểm những khiếu nại của nông dân

+ Đề xuất với chính quyền và các ban, ngành về chính sách hỗ trợ dạynghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài cho nông dân bị thu hồi đất

+ Phối hợp với các ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật, nhất là pháp luật về đất đai, về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếunại, tố cáo để nâng cao nhận thức pháp luật cho hội viên, nông dân hạn chế việckhiếu nại sai, khiếu nại do không hiểu biết pháp luật

+ Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân ủng hộ chủ trương của Đảng

và Nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, bàn giao mặt bằng đúng thờigian đối với những dự án thực hiện chính sách đền bù, hỗ trợ giải quyết việc làm

Trang 24

đúng chính sách, pháp luật, công khai, dân chủ đảm bảo quyền lợi của người bịthu hồi đất.

+ Giám sát quá trình thực hiện dự án, đảm bảo quyền lợi chính đáng chohội viên, nông dân

* Hội Nông dân các cấp phải phối hợp với các ngành Thanh tra, Công an

và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp để giải quyết khiếu tố đông người:

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền, Thanh tra, Công an vàHội Nông dân các cấp để xử lý, giải quyết tình hình khiếu kiện đông người, nhất

là khi dân tập trung tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

- Hội Nông dân các cấp phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền vậnđộng nông dân khiếu kiện đông người trở về địa phương chờ các cấp có thẩmquyền giải quyết Đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôngiáo, dân tộc hoặc nhạy cảm về chính trị cần xem xét kỹ, đầy đủ, thận trọng,phân loại đối tượng để tuyên truyền, giải thích cho hội viên, nông dân đangkhiếu nại đồng thời phối hợp, tham mưu với chính quyền để có biện pháp giảiquyết phù hợp không để các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị lợidụng, gây rối, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

- Phát huy vai trò của các cấp Hội trong công tác hòa giải, nâng cao chấtlượng của công tác hòa giải ở cơ sở Các chi, tổ Hội phải chủ động nắm bắt tìnhhình khi mâu thuẫn phát sinh, nắm chắc được nguyên nhân, bản chất của mâuthuẫn, nắm được tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của các bên trong tranh chấp

để từ đó vận động, tiến hành hòa giải có lý, có tình ngay từ chi, tổ Hội không đểphát sinh thành khiếu kiện

3 Hội Nông dân giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

3.1 Đối với đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội ND:

- Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn khiếu nại

về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, khi nhận được không cótrách nhiệm thụ lý giải quyết nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại

- Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì trong thời hạn 10ngày, kể từ ngày nhận được phải chuyển đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyềngiải quyết

- Nếu tố cáo hành vi phạm tội thì chuyển cho cơ quan điều tra, Viện kiểmsát xử lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

- Đối với những đơn không thuộc thẩm quyền nhưng có nội dung rõ ràng,trên cơ sở xác minh, nếu có cơ sở cho thấy việc giải quyết chưa thoả đáng thì

Trang 25

chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kèm theo công văn đề nghị.Đồng thời theo dõi, đôn đốc quá trình giải quyết.

- Nếu vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng nôngdân vẫn tiếp tục khiếu kiện thì cần giải thích, vận động thuyết phục để ngườikhiếu kiện hiểu rõ và thực hiện

- Nếu vụ việc đã được giải quyết nhưng việc giải quyết chưa đảm bảoquyền lợi hợp pháp của nông dân thì cần có chính kiến đề xuất, kiến nghị với cơquan chức năng xem xét lại việc giải quyết

3.2 Đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội Nông dân:

Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Hội như sau:

a Chuẩn bị: Khi nhận được đơn thư trước hết phải phân loại đơn thư,

nghiên cứu sơ bộ để đưa ra yêu cầu giải quyết

b Lập kế hoạch: gồm các nội dung:

+ Những công việc cần phải làm;

+ Thời gian cụ thể;

+ Dự kiến các tình huống phát sinh;

+ Các điều kiện đảm bảo thực hiện giải quyết vụ việc (kinh phí, phươngtiện đi lại…);

+ Những vấn đề cần thẩm tra, xác minh, thu thập thông tin, xác địnhchứng cứ;

- Báo cáo kế hoạch với Ban Thường vụ Hội Nông dân cùng cấp để

xin ý kiến chỉ đạo thực hiện Riêng đối với loại đơn thư tố cáo thìBan Thường vụ cùng cấp phải ra quyết định giải quyết tố cáo, nêurõ:

+ Giao nhiệm vụ xác minh;

+ Nội dung cần xác minh;

+ Thời gian tiến hành;

+ Quyền hạn, trách nhiệm của người được giao nhiệm vụ xác minh

c Các bước tiến hành:

- Bước 1: Thu thập tài liệu liên quan đến vụ việc, bao gồm:

+ Các văn bản, tài liệu mà đơn thư đề cập đến;

+ Các văn bản, tài liệu liên quan đến quyết định, hành vi bị khiếu nại, tốcáo;

Trang 26

+ Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ.

- Bước 2: Thẩm tra, xác minh chứng cứ:

+ Làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo, người

bị tố cáo và người có liên quan, các cơ quan có thẩm quyền để thu thập cácchứng cứ;

+ Kiểm tra, xem xét sự phù hợp, liên quan trực tiếp của chứng cứ đến vụviệc, loại trừ những chứng cứ giả, chứng cứ không liên quan trực tiếp đến vụviệc, những chứng cứ thu thập trái với pháp luật

- Bước 3: Đánh giá chứng cứ làm rõ mức độ đúng, sai:

+ Chứng cứ là những tài liệu, vật liên quan trực tiếp đến vụ việc, làm cơ

sở để giải quyết vụ việc;

+ Đánh giá chứng cứ là quá trình xem xét, phân tích, đối chiếu với nhữngquy định của pháp luật từ đó tìm ra sự phù hợp giữa chứng cứ với các tình tiếtcủa vụ việc, nhằm xác định mức độ đúng, sai của từng nội dung cụ thể mà đơnthư đề cập đến

- Bước 4: Tổng hợp, viết báo cáo kết luận

d Kết thúc giải quyết:

* Giải quyết khiếu nại:

- Ra quyết định giải quyết khiếu nại: Yêu cầu về nội dung của quyết địnhgiải quyết khiếu nại phải đảm bảo:

+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;

+ Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;

+ Nội dung khiếu nại;

+ Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;

+ Kết quả đối thoại (nếu có);

+ Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;

+ Kết luận nội dung khiếu nại;

+ Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyếtđịnh hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn

đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;

+ Việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có);

+ Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án

Ngày đăng: 05/08/2018, 17:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w