Từ thực tế đó nhóm nghiên cứu chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử trên địa bàn Thừa Thiên Huế” nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển thương mại điện tử, sự
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ
Chủ nhiệm đề tài: Ths Phạm Phương Trung
Huế, tháng 12 năm 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu) (ký, họ tên)
Huế, tháng 12 năm 2014
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
I Thành viên tham gia nghiên cứu
1 Ths Lê Tô Minh Tân – Phó Phòng KHDN và SDH, Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng
2 Ths Hoàng La Phương Hiền – Giảng viên Khoa QTKD; Thạc sỹ quản trị kinh doanh
3 Ths Nguyễn Hữu Hoàng Thọ - Giảng viên Khoa Hệ thống thông tin kinh tế; Thạc sỹQuản lý hệ thống thông tin
4 Ths Trần Đức Trí – Giảng viên Khoa QTKD; Thạc sỹ Kinh doanh và công nghệ
5 CN Hoàng Long – Giảng viên Khoa QTKD; Cử nhân Marketing
II Đơn vị phối hợp chính
- Sở Công Thương Thừa Thiên Huế
Người phối hợp: Ông Nguyễn Duy Thanh – Phó Giám đốc Sở Công Thương
Trang 4
MỤC LỤC MỤC LỤC ii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1 Tổng quan về Thương mại điện tử 5
1.1 Khái niệm 5
1.2 Các đặc trưng của thương mại điện tử| 6
2 Phân loại các loại hình thương mại điện tử 7
2.1 Dựa vào các phương tiện kỹ thuật sử dụng trong thương mại điện tử 7
2.1.1 Điện thoại 8
2.1.2 Máy điện báo telex, telecopy (fax) 8
2.1.3 Truyền hình 8
2.1.4 Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử 8
2.1.5 Máy tính và Internet: 8
2.2 Dựa vào hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử 9
2.2.1 Thư điện tử 9
2.2.2 Thanh toán điện tử 9
2.2.3 Trao đổi dữ liệu điện tử 10
2.2.4 Truyền dung liệu 10
2.2.5 Mua bán hàng hóa hữu hình 11
2.4 Dựa vào các giai đoạn phát triển Thương mại điện tử 12
3 Lợi ích và rào cản của Thương mại điện tử 14
3.1 Lợi ích của Thương mại điện tử 14
3.1 1 Lợi ích của TMĐT với doanh nghiệp 14
3.1 2 Lợi ích đối với người tiêu dùng 15
3.1.3 Lợi ích đối với xã hội 16
Trang 53.2 Các rào cản đối với sự phát triển thương mại điện tử 16
3.2.1 Ở cấp độ vĩ mô 16
3.2.2 Ở cấp độ vi mô (Doanh nghiệp) 17
4 Sự phát triển của thương mại điện tử và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử 18
4.1 Sự phát triển thương mại điện tử 18
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử 19
4.2.1 Khung phân tích sự phát triển của thương mại điện tử 19
4.2.2 Các yếu tố tác động đến sự phát triển của thương mại điện tử (Key drivers).20 5 Các lý thuyết về hành vi chấp nhận công nghệ mới của doanh nghiệp và người tiêu dùng 21
5.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) 21
5.2 Lý thuyết hành vi dự kiến (The theory of planned behavior – TPB) 22
5.3 Lý thuyết diễn dịch hành vi dự định (The decomposed theory of planned behavior) 23
5.4 Lý thuyết phổ biến sự đổi mới (Theory of Innovation Diffusion-TID, Rogers, 1995) 23
5.5 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model-TAM, Davis, 1989) 23
5.6 Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức – Môi trường kinh doanh (Technology – Organization – Environment Framework) 24
II CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 25 1 Thực trạng phát triển TMĐT trên thế giới 25
2 Thực trạng TMĐT tại Việt Nam 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ 32
I TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 32 1 Đặc điểm tự nhiên 32
1.1 Vị trí địa lí của tỉnh Thừa Thiên Huế 32
1.2 Khí hậu 33
1.3 Các nguồn tài nguyên 34
2 Điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội 36
2.1 Đặc điểm về dân số , lao động 36
2.2 Tình hình phát triển kinh tế 36
2.3 Cơ sở kỹ thuật, hạ tầng xã hội 37
Trang 62.3.1 Giao thông 37
2.3,2 Mạng lưới điện 38
2.3.3 Hệ thống thông tin liên lạc 38
2.3.4 Cơ sở hạ tầng xã hội 38
2.4 Đặc điểm doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 39
2.4.1 Quy mô về số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ 39
2.4.2 Các DNVVN phân theo loại hình doanh nghiệp 39
II KHUNG PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 41 1 Khung phân tích của đề tài 41
2 Thiết kế nghiên cứu 42
2.1 Mô hình nghiên cứu hành vi lựa chọn ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp 43
2.1.1 Mô hình nghiên cứu 43
2.2.2 Biến nghiên cứu và đo lường các biến nghiên cứu 44
2.2 Mô hình nghiên cứu hành vi chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng 49
2.2.1 Mô hình nghiên cứu 49
2.2 2 Biến nghiên cứu và thang đo 50
III THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ 52
1 Đánh giá sự sẵn sàng của môi trường cho sự phát triển của thương mại điện tử 52 2 Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp 52
2.1 Tóm tắt mẫu điều tra 52
2.2 Phân tích thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế 55
2.2.1 Mức độ sẵn sàng cho Thương mại điện tử của doanh nghiệp 55
2.2.2 Đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp 60
2.2.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử 69
2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp 73
2.3.1 Đo lường các khái niệm nghiên cứu - Phân tích nhân tố EFA với các biến yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT 73
2.3.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu 75
Trang 72.2 Đánh giá thang đo 76
2.2.2 Thang đo các thành phần lợi ích chiến lược 77
2.2.3 Thang đo các thành phần Thái độ về TMĐT 78
2.2.4 Thang đo các thành phần dịch vụ hỗ trợ phát triển TMĐT 78
2.2.4 Thang đo các thành phần Hỗ trợ của chính phủ 79
2.2.5 Thang đo các thành phần sự sẵn sàng của tổ chức 79
2.2.6 Thang đo các thành phần nhận thức về TMĐT 79
2.2.7 Thang đo các thành phần Hiệu quả cảm nhận 80
2.6 Mô hình hiệu chỉnh 80
2.6.1 Nội dụng hiệu chỉnh 80
2.6.2 Các giả thuyết của mô hình hiệu chỉnh 81
2.7 Kiểm định các yếu tố của mô hình 82
2.7.1 Kiểm định hệ số tương quan 82
2.7.2 Kiểm tra sự phù hợp của mô hình hồi quy 82
3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 84 3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 84
3.2 Phân tích thực trạng chấp nhận thương mại điện tử của người tiêu dùng 86
3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận thương mại điện tử của người tiêu dùng 89
3.3.1 Đo lường các khái niệm nghiên cứu 89
2.3.1 Phân tích các nhân tố tác động đến sự chấp nhận thương mại điện tử của người tiêu dùng 92
2.3.2 Kiểm tra xem độ phù hợp của dữ liệu về biến đánh giá chung để tiến hành phân tích nhân tố 95
2.4 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤP NHẬN MUA TRỰC TUYẾN 96
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG TMĐT TRONG CÁC DNVVN TẠI TP HUẾ 100 3.1 Định hướng phát triển TMĐT giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh TT HUẾ 100
1 Mục tiêu tổng quát 100
2 Mục tiêu cụ thể 100
3.2 Giải pháp ứng dụng TMĐT trong các DNVVN tại TP Huế 101
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
3.1 Kết luận 103
Trang 83.1.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu 103
3.1.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 103
3.1.3 Những đóng góp và hạn chế của đề tài: 104
3.2 Kiến nghị 106
3.2.1 ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC: 106
3.2.2 ĐỐI VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
Trang 9THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ
- Mã số: B2012 – DHH06-17
- Chủ nhiệm đề tài: PHẠM PHƯƠNG TRUNG Tel.:0914249899 E-mail:
trunghue199@hce.edu.vn
- Cơ quan chủ trì đề tài: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ
- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Ông Nguyễn Duy Thanh – Phó Giámđốc Sở Công Thương
- Thời gian thực hiện: TỪ THÁNG 01 NĂM 2012 ĐẾN THÁNG 12 NĂM
2014
2 Mục tiêu:
- Đánh giá thực trạng ứng dụng thương mại điện tử ở Thừa Thiên Huế
- Nghiên cứu khả năng phát triển của thương mại điện tử ở Thừa Thiên Huế
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng thương mại điện tử củadoanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Đề xuất các giải pháp phát triển thương mại điện tử tại các doanh nghiệp, tập
trung vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ
3 Tính mới và sáng tạo:
Cho đến trước khi triển khai thực hiện đề tài, chưa có một nghiên cứu chínhthức nào về thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử trên địa bàn ThừaThiên Huế Đề tài đã tổng hợp các lý thuyết mới nhất nghiên cứu về hành vi lựachọn ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp và hành vi chấp nhận ứng dụngthương mại điện tử của người tiêu dùng làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứuthực tiễn hành vi chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp vàngười tiêu dùng trên địa bàn Tỉnh,
4 Kết quả nghiên cứu
Kết quả khảo sát cho thấy Việt Nam hiện đã có cơ sở pháp lý căn bản cho sựphát triển của Thương mại điện tử, tuy vậy cần phải hoàn thiện hơn ở cấp độ cácvăn bản hướng dẫn thi hành luật Thừa Thiên Huế được xem là một trong số ít cácđịa phương có đủ điều kiện cần thiết để phát triển thương mại điện tử : hạ tầng côngnghệ, hạ tầng pháp lý, chính sách phát triển, cũng như hạ tầng nguồn nhân lực Tuynhiên, sự phát triển của thương mại điện tử, đặc biệt là các loại hình B2B, B2C vẫnđang còn trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, cá biệt, các doanh nghiệptrong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch khách sạn đã có sự chấp nhận và phát
Trang 10triển mạnh các ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động của mình.
Kết quả phân tích sâu hành vi lựa chọn ứng dụng thương mại điện tử củadoanh nghiệp, hành vi chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử của người tiêu dùngcho thấy chỉ có hai nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TMDT trong các doanhnghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Huế là lợi ích chiến lược và hiệu quả cảm nhận.Trong đó thành phần hiệu quả cảm nhận có ý nghĩa quan trọng đối với ý định ứngdụng TMDT hơn là lợi ích chiến lược Điều đó phản ánh một thực tế rằng trong bốicảnh hiện nay, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay mới cảm nhận được giá trịcủa các ứng dụng thương mại điện tử trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp, đó là khả năng mở rộng thị trường, khả năng tiếp cận các khách hàngmới, kênh cung cấp thông tin đến khách hàng một cách hiệu quả, tiện lợi, tiết kiệm
và nhanh nhất Đây là những giá trị cơ bản của thương mại điện tử trong giai đoạnđầu
Về phía người tiêu dùng, kết quả nghiên cứu cho thấy có ba yếu tố quantrọng ảnh hưởng đến sự chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử của họ Đó là Tínhhữu ích cảm nhận, Tính dễ sử dụng của ứng dụng và Tính rủi ro mà thương mại
điện tử đem lại Trong đó, “Tính hữu ích cảm nhận” là yếu tố có tác động lớn nhất
đến chấp nhận TMĐT, với hệ số β5 = 0,476 Kết quả này cho thấy, khi khách hàngchấp nhân mua trực tuyến vấn đề đặt lên hàng đầu đó là những lợi ích mà họ nhậnđược khi họ mua trực tuyến thay cho mua truyền thống
5 Sản phẩm: 01 bài báo khoa học, hướng dẫn 03 khóa luận tốt nghiệp, một đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Trường của sinh viên
6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Đề xuất mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ứng dụngthương mại điện tử tại doanh nghiệp, hành vi chấp nhận ứng dụng thương mại điện
tử của người tiêu dùng Đồng thời, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã
đề xuất hệ thống các giải pháp có khả năng áp dụng cho việc thúc đẩy sự phát triểncủa thương mại điện tử tại Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu giúp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, bổ sung kiến thứcthực tiễn về thương mại điện tử cho giáo viên và sinh viên, góp phần nâng cao chấtlượng đào tạo của chuyên ngành quản trị kinh doanh – Trường Đại học kinh tế - Đạihọc Huế
Ngày 24 tháng 10 năm 2014
Trang 11INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1 General information:
Project title: On the development of electronic commerce in Thua Thien Hue: Current situation and solutions
Code number: B2012 – DHH06-17
Coordinator: NGUYỄN DUY THANH
Implementing institution: HUE COLLEGE OF ECONOMICS – HUE UNIVERSITYCooperating institution(s): Department of Industry and Trade – Thừa Thiên Huế Province
Duration: from 01/01/2012 to 31/12/2014
2 Objective(s):
(i) Assessing the situation of electronic commerce development in Thưa
Thien Hue and its capacity for further development
(ii) Finding factors which affect the acceptance of Electronic commerce
among enterprises and consumers
(iii) Indicating influencing levels of these factors to enterprise and customer
behaviours;
(iv) Proposing managerial implications for the development of electronic
commerce in Thua Thien Hue
3 Creativeness and innovativeness:
While electronic commerce has proved to bring about benefits to enterprises,customers and the whole economy, the adoption rate of this technology is quitelow in Vietnam in general and Thua Thien Hue in particular Yet, no study has beencarried out in Hue regarding development of electronic commerce so far
4 Research results:
The study confirms that the development of electronic commerce in ThuaThien Hue is quite moderate eventhough Thua Thien Hue is considered one amongsome provinces quite suitable and able to develop electronic commerce The studyemploys the TOE framework to explain for the adoption of electronic commerceamong enterprises and TAM model to explain the consumer acceptance behavior.The empirical results affirms that these models could explain the adoption andacceptance of electronic commerce among enterprises and consumers in Thưa ThienHue
In case of Thưa Thien Hue, Perceived Efficiency and Strategic Benefit are key
Trang 12determinants to the adoption of electronic commerce to enterprises For consumer,Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use and Perceived Risk are the mostimportant factors affecting their acceptance Further more, the acceptance ofelectronic commerce is also affected by the consumer age The younger the morelikely to accept electronic commerce for their purchase
5 Products: 01 journal article in English, 03 bachelor final project
6 Effects, transfer alternatives of research results and applicability:
The adoption of electronic commerce in addition to traditional channels is necessary
to improve competitiveness of any enterprises in Vietnam nowadays As there is aclose link between adoption behavior and perceived efficiency and strategicbenefits, to increase the adoption rate of electronic commerce, policy makers shouldpay due attention to factors that affect enterprise’ behaviour The application ofelectronic commerce should focus on the practical and real value that helpenterprises operations Besides, results from our analysis of consumer behaviorindicate that a potential customer’s acceptance of electronic commerce mainlydepends on how positive they feel about application, how useful electroniccommerce is and whether it is easy to use or not Because perceived usefulnessaffect behavioural intention the most, in their marketing campaigns, adoptedenterprises should focus on bringing about the benefits of electronic commerce tocustomers’ mind (quickness, saving time and effort…)
Ngày 24 tháng 10 năm 2014
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình1.1: Phân loại thương mại điện tử dựa vào các bên tham gia giao dịch 11
Hình 1.2 : Phân loại thương mại điện tử dựa vào mức độ số hóa và chiều hướng phát triển ứng dụng thương mại điện tử 13
Hình 1.3 : Rào cản sự phát triển thương mại điện tử ở cấp độ vĩ mô và vi mô 18
Hình1.4: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử 19
Hình 1.5: Các yếu tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử ở góc độ 21
Hình 1.6 Mô hình TRA 22
Hình 1.7 Mô hình TPB 22
Hình 1.8 Mô hình TAM 24
Hình 1.9: Lý thuyết TOE về hành vi chấp nhận công nghệ mới 25
Biểu đồ 1.1: Chỉ tiêu TMĐT ngành bán lẻ Mĩ năm 2010 và tỉ lệ tăng theo tháng 26
Bảng 1.4: Số doanh nghiệp tham gia Sàn giao dịch TMĐT trong và ngoài nước 29
Hình 2.1: Các nội dung nghiên cứu phát triển thương mại điện tử tại Thừa Thiên Huế 42
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp 44
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu sự chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng 49
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng1.1: Các giai đoạn phát triển của thương mại điện tử 13
Bảng1.2: Các rào cản phát triển thương mại điện tử 16
Bảng1.3: Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử 20
doanh nghiệp 21
Bảng 1.5: Số doanh nghiệp chi tiêu cho mua bán hàng qua mạng qua 4 năm và dự báo đến 2010 29
Bảng 2.1: Số lượng DN tại Thừa Thiên Huế (tính đến cuối năm 2010) 39
Bảng 2.2: Số lượng và tỉ trọng các DNVVN phân theo loại hình DN ở TT Huế (tính đến tháng 3/2010) 39
Bảng 2.3: Vốn đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp ở tỉnh TT Huế 40
Bảng 2.4: Vốn ĐKKD của DNVVN phân theo loại hình DN ở TT Huế 40
Bảng 2.6: Doanh thu năm vừa qua của doanh nghiệp khảo sát 55
Bảng 2.7: Đối tượng KH website hướng tới 62
Bảng 2.8: Số lượng doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch 63
Bảng 2.9 : Số lượng doanh nghiệp có hợp đồng từ sàn giao dịch 63
Bảng2.10: thống kê mức độ ứng dụng của các DNVVN ở TP Huế 69
Bảng 2.11.: Kiểm định KMO và Bartlett’s 73
Bảng 2.12: Ma trận nhân tố xoay 73
Bảng 2.13: Kiểm định KMO và Bartlett’s 75
Bảng 2.14: Ma trận thành phần 75
Bảng 2.15: Cronbach Alpha của thang đo “ ý định ứng dụng TMĐT” 77
Bảng 2.16: Cronbach Alpha của thang đo “lợi ích chiến lược” 77
Bảng 2.17: Cronbach Alpha của thang đo “Thái độ về TMĐT” 78
Bảng 2.18: Cronbach Alpha của thang đo “dịch vụ hỗ trợ phát triển TMĐT” 78
Bảng 2.19: Cronbach Alpha của thang đo “Hỗ trợ của chính phủ” 79
Bảng 22.0: Cronbach Alpha của thang đo “sự sẵn sàng của tổ chức” 79
Bảng 2.21: Cronbach Alpha của thang đo “ nhận thức về TMĐT” 79
Bảng 2.22: Cronbach Alpha của thang đo “hiệu quả cảm nhận” 80
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh 81
Bảng 2.23: Hệ số tương quan với biến phụ thuộc 82
Trang 15Bảng 2.24: Điều kiện phù hợp của mô hình hồi quy ANOVA 82
Bảng 2.25: Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter 83
Bảng 2.26: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter 83
Bảng 2.27 Mẫu điều tra theo giới tính 84
Bảng 2.28 Mẫu điều tra theo độ tuổi 84
Bảng 2.29: Mẫu điều tra theo nghề nghiệp 85
Bảng 2.30: Mẫu điều tra theo thu nhập 85
Bảng 2.31: Mẫu điều tra theo mức độ thường xuyên mua 86
Bảng 2.31: Đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành kiểm định: 90
Bảng 2.32: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test 92
Bảng 2.33: Hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tải sau khi phân tích nhân tố 93
Bảng 2.34: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test biến “Đánh giá chung” 95
Bảng 2 35: Hệ số tải của nhân tố về giá trị đánh giá chung 96
Bảng 2.36 Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận mua trực tuyến của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế 98
Bảng 2.37 Phân tích ANOVA 98
Bảng 2.38: Hệ số tương quan 98
Trang 16DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp 52
Biểu đồ 2.2: Khách Hàng chính của doanh nghiệp 53
Biểu đồ2.3: Số lượng nhân viên trong doanh nghiệp 53
Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn của doanh nghiệp 54
Biểu đồ2.5: Loại hình doanh nghiệp 54
Biểu đồ 2.6: Tổng số máy tính trong doanh nghiệp 56
Biểu đồ 2.7: Hình thức truy cập Internet của doanh nghiệp 57
Biểu đồ 2.8: Mục đích sử dụng Internet trong doanh nghiệp 57
Biều đồ 2.9: Hình thức đào tạo CNTT và TMĐT cho nhân viên 58
Biểu đồ 2.10: Doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT 59
Biểu đồ 2.11: Cán bộ chuyên trách về TMĐT theo lĩnh vực SX- KD của DN 59
Biểu đồ 2.12 : Trình độ của cán bộ chuyên trách về TMĐT của DN 60
Biểu đồ 2.13: Phương tiện điện tử doanh nghiệp đang sử dụng 60
Biểu đồ 2.14 :Tính năng của website 61
Biểu đồ 2.15: Tần suất cập nhật Web 62
Biểu đồ 2.16: Tỉ lệ ứng dụng các phần mềm tác nghiệp trong DN 64
Biểu đồ 2.17: Chính sách bảo vệ dữ liệu và thông tin trong doanh nghiệp 65
Biểu đồ 2.18: Tỉ lệ DN cho phép giao dịch qua phương tiện điện tử 66
Biểu đồ 2.19: Phương tiện điện tử doanh nghiệp sử dụng để giao dịch 67
Biểu đồ2.20: Phương thức thanh toán doanh nghiệp sử dụng 68
Biểu đồ 2.21: tỉ lệ đầu tư cho CNTT và TMĐT trên tổng chi phí hoạt động hàng năm 69
Biểu đồ 2.22: Tỉ lệ doanh thu từ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử 70
Biểu đồ 2.23: Tương quan giữa doanh thu và chi phí đầu tư hoạt động ứng dụng TMĐT 71
Biểu đồ 2.24: Đối tượng KH chủ yếu mang lại doanh thu từ kênh TMĐT của DN.72 Biểu đồ 2.25: Chiều hướng doanh thu từ TMĐT của DN năm nay so với năm trước 72
Biểu đồ 2.26 Sản phẩm mua trực tuyến 86
Biểu đồ 2.27 Hình thức thanh toán 87
Biểu đồ 2.28: Tỷ lệ khách hàng mua trực tuyến trong tương lai 88
Biểu đồ 2.29: Tỷ lệ khách hàng không hài lòng khi mua trực tuyến 88
Biểu đồ 2.30: Lý do khách hàng không hài lòng khi mua trực tuyến 89
Trang 17PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài
Ngày nay với tốc độ phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin
và thương mại điện tử đã xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói chung vàhoạt động kinh tế nói riêng Nhờ sức mạnh của thông tin số hóa mà mọi hoạt động thươngmại truyền thống ngày nay đã được tiến hành trực tuyến giúp các bên tham gia vào hoạtđộng này tiết kiệm được chi phí, thời gian, tăng hiệu suất và nâng cao năng lực cạnh tranh.Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh tế đem lại những lợi ích to lớn chotoàn xã hội Đối với các doanh nghiệp, công nghệ thông tin đã và đang thay đổi mạnh mẽ,nhanh chóng phương thức tiến hành hoạt động kinh doanh, thay đổi cơ bản các chiến lượckinh doanh, thay đổi cách mà công ty giao dịch với công ty khác, với KH và trong nội bộcông ty
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh trênthương trường thì phải nhanh chóng nắm bắt các thông tin liên quan đến lĩnh vực kinhdoanh của doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình đến với mọingười tiêu dùng Thương mại điện tử chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internetgiúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trường thế giới, thu nhập các thông tinquản trị nhanh hơn, nhiều hơn, chính xác hơn Với Thương mại điện tử, các doanh nghiệpcũng có thể tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sảnphẩm mới đến với đông đảo người tiêu dùng ở mọi nơi trên thế giới-những nơi có thể kếtnối Internet… Thương mại điện tử ngày càng trở nên cần thiết do nhu cầu kinh doanh,giao dịch thông qua mạng ngày càng tăng lên
Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, vìvậy vấn đề đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam là phải sẵnsàng thích ứng với môi trường kinh doanh mới để nâng cao khả năng cạnh tranh dựa trên
cơ sở của nền kinh tế số hóa mà bước đi đầu tiên là phải ứng dụng Thương mại điện tử vàotrong chính quá trình sản xuất kinh doanh của mình
Hiện nay, tại Thừa Thiên – Huế việc ứng dụng thương mại điện tử trong kinhdoanh vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp cũng như đối vớingười tiêu dùng Theo báo cáo mới nhất của sở Công thương tỉnh Thừa Thiên - Huế hiệntrên địa bàn tỉnh có trên 3000 doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp có kết nốiInternet thường xuyên khoảng 90% và có khoảng 10-12% doanh nghiệp có website riêng,mới chỉ có khoảng 0,2- 0,5% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến như:www.thitruonghue.com , www.nonbaitho.infor, ngân hàng Đông Á, Techcombank, Lý do
Trang 18là phần đa doanh nghiệp tại Thừa Thiên - Huế có quy mô vừa và nhỏ, nhận thức doanhnghiệp về thương mại điện tử còn hạn chế nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồnnhân lực phục vụ cho việc ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh, sản xuất chưađược quan tâm đúng mức Kết quả này phản ánh điều gì trong điều kiện môi trường kinhdoanh như hiện nay? Trong khi mục tiêu của đề án phát triển Thương mại điện tử ThừaThiên – Huế giai đoạn 2011- 2015, đảm bảo 60% doanh nghiệp tiến hành giao dịchThương mại điện tử loại hình “doanh nghiệp với người tiêu dùng” hoặc “doanh nghiệp vớidoanh nghiệp” Thêm vào đó, 100% cán bộ quản lí doanh nghiệp biết đến lợi ích Thương
mại điện tử Từ thực tế đó nhóm nghiên cứu chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử trên địa bàn Thừa Thiên Huế” nhằm tìm hiểu thực trạng phát
triển thương mại điện tử, sự chấp nhận của doanh nghiệp và người tiêu dùng, qua đó tìm ranhững giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Huế ứng dụng hiệu quả thươngmại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình
Do giới hạn về nguồn lực cũng như thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung nghiêncứu sự phát triển của thương mại điện tử, hành vi ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp vừa vànhỏ và sự chấp nhận sử dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng tại TP Huế
2 Mục tiêu nghiên cứu
+ Nghiên cứu thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử, đặc biệt là trong các Doanhnghiệp vừa và nhỏ tại Thừa Thiên Huế
+ Đánh giá khả năng phát triển Thương mại điện tử tại Thừa Thiên Huế
+ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển Thương mại điện tử tạiThừa Thiên Huế Trong đó, nhóm nghiên cứu đi sâu vào phân tích các yếu tố ảnh hưởngđến sự lựa chọn ứng dụng Thương mại điện tử tại doanh nghiệp, cũng như các yếu tố ảnhhưởng đến sự chấp nhận sử dụng phương thức thương mại điện tử của người tiêu dùngThừa Thiên Huế Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đồng thời phân tích, đánh giá hiệu quảkinh tế của việc ứng dụng Thương mại điện tử trong doanh nghiệp để thấy được sự cầnthiết của việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ThừaThiên Huế
+ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng và phát triển Thương mạiđiện tử trong các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thừa Thiên Huế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển của thương mại điện tử, hành vi lựachọn (adoption) ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp và hành vi chấp nhận
Trang 19(acceptance) sử dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng, chính sách hỗ trợ phát triểncủa chính quyền địa phương (public policy).
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận và thựctiễn về việc phát triển thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử trong các doanhnghiệp vừa và nhỏ, sự chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử của người tiêu dùng tạiThành phố Huế
- Phạm vi về không gian: Do giới hạn về kinh phí cho hoạt động nghiên cứu,nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi Thành phố Huế
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 2011 - 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Để tiến hành nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều kỹ thuật nghiêncứu định tính nhằm góp phần làm rõ vấn đề nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứuđịnh lượng Các kỹ thuật nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này baogồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
- Phương pháp thảo luận nhóm
4.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
4.2.1.Phân tích thống kê mô tả
Tiến hành phân tích thống kê mô tả cho từng biến định tính trong nhóm yếu tố:mức độ sẵn sàng cho TMĐT, mức độ ứng dụng TMĐT, hiệu quả ứng dụng TMĐT
4.2.2 Phân tích nhân tố
+ Phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến yếu tố ảnhhưởng đến ứng dụng TMĐT và ý định ứng dụng TMĐT trong DN Các biến có hệ sốtương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại Phươngpháp trích “Principal Axis Factoring” được sử dụng kèm với phép quay “Varimax” Điểmdừng trích khi các yếu tố có “Initial Eigenvalues” > 1
Trang 20Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): tổng phương sai tríchphải lớn hơn 50%
Độ giá trị hội tụ
Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố(factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố (Jun & ctg, 2002)
Độ giá trị phân biệt
Để đạt được độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các factor loading phải lớn hơnhoặc bằng 0.3 (Jabnoun & ctg, 2003)
Phương pháp trích hệ số sử dụng thang đo: Mục đích kiểm định các thang đonhằm điều chỉnh để phục vụ cho việc chạy hồi quy mô hình tiếp theo nên phương pháptrích yếu tố Principal Axis Factoring với phép quay Varimax sẽ được sử dụng cho phântích EFA trong nghiên cứu vì phương pháp này sẽ giúp kiểm định hiện tượng đa cộngtuyến giữa các yếu tố của mô hình (nếu có)
4.2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha Hệ sốcronbach Alpha được sử dụng để loại bỏ các biến “ rác”, các hệ số tương quan biến tổng(Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ sốCronbach alpha từ 0.6 trở lên (hệ số Cronbach alpha bằng 0.6 được ứng dụng trong trườnghợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnhnghiên cứu) (Nunnally & Burnstein 1994)
4.3 Phương pháp chọn mẫu điều tra
4.3.1 Điều tra doanh nghiệp
Do điều kiện kinh phí hạn hẹp, mẫu điều tra doanh nghiệp được tiến hànhchọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện với kích cỡ mẫu nhỏ Cụ thể,trong 27 phường tại TP Huế nhóm nghiên cứu tiến hành chọn ra 4 phường dựa vàotiêu chí: phường có quy mô rộng và tập trung nhiều DN Sau đó tiến hành chọnmẫu thuận tiện DN trong phường đã chọn dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượngđiều tra Cụ thể: 4 phường được lựa chọn: phường Vĩnh Ninh: 16 DN, PhườngPhước vĩnh: 10 DN, Phường An cựu:12 DN và Phường Phú Hội: 18 DN Tổngcộng có 56 DN được lựa chọn và tiến hành phỏng vấn, thu về 56 bảng hỏi nhưngchỉ có 50 bảng hợp lệ và nhóm tiến hành xử lí phân tích trên 50 bảng câu hỏi này
Trang 214.3.2 Điều tra người tiêu dùng
Do không thể xác định được cụ thể kích cỡ tổng thể nên đề tài sử dụng phươngpháp chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa.Đối tượng điều tra là người dân sống trên địabàn thành phố Huế, tiến hành lựa chọn khách hàng phù hợp để điều tra phỏng vấn
* Xác định cỡ mẫu
Theo phương pháp tính cỡ mẫu của Cochavan năm 1977:
Công thức tính cỡ mẫu theo công thức tỷ lệ: =
rằng mức độ đại diện của mẫu là cao nhất (Nguồn: “Phương pháp nghiên cứu xã hội học” – Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh, nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà Nội, 2001, trang 193), ta có kích cỡ mẫu theo công thức là:
*Tiến trình chọn mẫu
Tiến trình chọn mẫu được thực hiện qua 2 bước:
Bước 1: Phân nhóm tổng thể theo một tiêu thức nhất định và xác định số mẫu
cần điều tra trong mỗi phân nhóm
Xác định tổng thể: Người dân trên địa bàn thành phố Huế
Phân nhóm tổng thể theo tiêu thức vị trí địa lý: 27 phường trên địa bàn thànhphố Huế
Với cỡ mẫu nghiên cứu không lớn, thực hiện phương pháp chọn mẫu ngẫunhiên thực địa có sử dụng công thức tính mẫu theo kỹ thuật phân tầng Do hạn chế
về nguồn lực và thời gian nên không thể điều tra tất cả các phường trên địa bànthành phố Huế, tiến hành điều tra 10 phường: 3 phường nội thành (Tây Lộc, Thuận
Trang 22Thành, Thuận Hòa), 5 phường ngoại thành thuộc khu vực trung tâm thành phố (Vỹ
Dạ, Xuân Phú, An Cựu, Phú Hội, Phú Cát) và 2 phường thuộc khu vực ngoại thành(Hương Sơ, Hương Long)
Bước 2: Tiến hành điều tra mẫu với số mẫu ở mỗi phường đã xác định ở bước 1.
Do không có danh sách tất cả các hộ dân ở các phường của thành phố Huế, sử dụngphương pháp ngẫu nhiên thực địa để tiếp xúc và điều tra đối tượng cần phỏng vấn
Ở từng phường, với bản đồ vị trí địa lý, xác định các tên đường thuộc phường
đó, lựa chọn ngẫu nhiên một số con đường và tiến hành điều tra các hộ
Bắt đầu theo số nhà được đánh số theo mỗi đường, tiến hành điều tra từ đầuđường đến cuối đường Để tăng độ rộng của phạm vi, lựa chọn bước nhảy k = 5,nghĩa là cứ 5 số nhà thì vào một nhà để điều tra Ở mỗi hộ gia đình, chọn đốitượng là khách hàng đã từng mua hàng trực tuyến thì tiến hành phỏng vấn đốitượng Trường hợp nhà đó đi vắng hoặc bất hợp tác thì điều tra nhà liền kề
đó.Tiếp tục theo quá trình.
Trang 23
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
1 Tổng quan về Thương mại điện tử
1.1 Khái niệm
Thương mại điện tử (Electronic commerce) là một khái niệm tương đối mới trongthực tiễn kinh doanh hiện nay Quan điểm về nội hàm của thương mại điện tử cũng có sựthay đổi theo thời gian, cùng với sự phát triển của nó Hiện nay, các nhà quản lý cũng nhưcác nhà khoa học hiểu khái niệm này theo hai nghĩa phổ biến như sau:
+ Hiểu theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, Thương mại điện tử (TMĐT) chỉ đơn thuần bó hẹp TMĐT trongviệc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet
và các mạng viễn thông
Chẳng hạn như, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "TMĐT bao gồm việcsản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trênmạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũngnhư những thông tin số hoá thông qua mạng Internet"
Theo Ủy ban TMĐT của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương(APEC), "TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu vàcông nghệ tin học kỹ thuật số"
+Hiểu theo nghĩa rộng
Có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của TMĐT:Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế(UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theonghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù
có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không giớihạn ở các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặcdịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng(factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình(engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng,liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóahay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ"
Trang 24Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của TMĐT rất rộng, bao quáthầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụchỉ là một phạm vi rất nhỏ trong TMĐT.
Theo Ủy ban châu Âu: "TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanhqua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạngtext, âm thanh và hình ảnh"
1.2 Các đặc trưng của thương mại điện tử|
So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểmkhác biệt cơ bản sau:
Thứ nhất, Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc
trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước
Trong Thương mại truyền thống, các bên thương gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hànhgiao dịch Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý như chuyển tiền,séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo Các phương tiện viễn thông như: fax, telex, chỉ được
sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tửtrong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đốitác của cùng một giao dịch
Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánhđến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơhội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải
có mối quen biết với nhau
Thứ hai, các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của
khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ chodoanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới Với thương mại điện tử, một doanhnhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê , mà không hềphải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm
Thứ ba, Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít
nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống nhưgiao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ
Trang 25mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao dịch thươngmại điện tử Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi,lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họcũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử
Thứ tư, đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện
để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành.
Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian
ảo là các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính
Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! America Online hay Google đóng vai tròquan trọng cung cấp thông tin trên mạng Các trang Web này đã trở thành các “khu chợ”khổng lồ trên internet Với mỗi lần nhấn chuột, KH có khả năng truy cập vào hàng ngàncửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ KH vào hàng ngàn các cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ KHvào thăm rồi mua hàng là rất cao Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số cácloại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng Nhiều người sẵn sàng trả thêm mộtchút tiền còn hơn là phải đi tới tận cửa hàng Một số công ty đã mời khách may đo quần áotrên mạng, tức là KH chọn kiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồisau một thời gian nhất định nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình Điều tưởngnhư không thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người hưởng ứng
Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lênWeb để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên Web bằng cách mở cửa hàng ảo
2 Phân loại các loại hình thương mại điện tử
2.1 Dựa vào các phương tiện kỹ thuật sử dụng trong thương mại điện tử
TMĐT được thực hiện qua các phương tiện như điện thoại, máy fax, truyền hình,các hệ thống ứng dụng TMĐT và các mạng máy tính kết nối với nhau TMĐT phát triểnchủ yếu qua Internet và trên các hệ thống cung ứng dịch vụ hỗ trợ giao dịch TMĐT (nhưmạng giá trị gia tăng, hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ)
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ không dây, các thiết bịkhông dây tích hợp đa chức năng đang dần trở thành một phương tiện điện tử quan trọng,
có khả năng kết nối Internet và rất thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch TMĐT Cáchoạt động thương mại tiến hành trên những phương tiện di động được gọi là thương mại diđộng (m- commerce)
Trang 262.1.1 Điện thoại
Điện thoại là phương tiện phổ thông, dễ sử dụng và thường mở đầu cho các giaodịch thương mại Có các dịch vụ bưu điện cung cấp qua điện thoại như hỏi đáp, tư vấn, giảitrí …Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoạiđang và sẽ trở nên rộng rãi hơn Tuy có ưu điểm là phổ biến và nhanh nhưng bị hạn chế làchỉ truyền được âm thanh là chính, các cuộc giao dịch vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ và chiphí điện thoại khá cao
2.1.2 Máy điện báo telex, telecopy (fax)
Máy fax thay thế được dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống Ngày nay faxgần như đã thay thế hẳn máy telex chỉ truyền được lời văn Máy fax có hạn chế là khôngtruyền tải được âm thanh, hình ảnh phức tạp và chi phí sử dụng cao
2.1.3 Truyền hình
Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo thương mại Toàn thế giớiước tính có 1 tỉ máy thu hình, số người sử dụng máy thu hình rất lớn đã khiến cho truyềnhình trở thành công cụ phổ biến và đắt giá Truyền hình cable kỹ thuật số là công cụ quantrọng trong TMĐT vì nó tạo được tương tác hai chiều với người xem, đó là điều mà truyềnhình thông thường không làm được Truyền hình ở một số nước gần như chiếm phần lớndoanh số trong TMĐT dạng B2C
2.1.4 Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử
Bao gồm thẻ thanh toán điện tử, túi tiền điện tử, thẻ thông minh, các loại thẻ muahàng cùng các hệ thống kỹ thuật kèm theo Xu hướng chung của các loại kỹ thuật này làngày càng tích hợp nhiều chức năng nhằm tạo tiện lợi tối đa cho người sử dụng
2.1.5 Máy tính và Internet:
Sự bùng nổ của máy tính và Internet vào những năm 90 của thế kỷ XX đã tạo bướcphát triển nhảy vọt cho TMĐT Máy tính trở thành phương tiện chủ yếu của TMĐT vìnhững ưu thế nổi bật, xử lý được nhiều loại thông tin, có thể tự động hoá các quy trình, nốimạng và tương tác hai chiều qua mạng
Mạng máy tính được hình thành khi hai hay nhiều máy tính được nối với nhau(thường bằng cáp), chúng sử dụng các phần mềm để giao tiếp thông tin Những người sửdụng mạng có thể cùng chia sẻ tài nguyên bao gồm đĩa cứng, ổ đĩa CD-ROM, máy in,modern … Tuỳ theo tính mở rộng của mạng mà người ta chia thành các mạng cục bộ(LAN), mạng diện rộng (WAN) và Internet Theo phạm vi cung cấp dịch vụ, người ta phânthành các mạng nội bộ (Intranet) và mạng ngoại bộ (Extranet)
Trang 27Internet được định nghĩa là tập hợp bao gồm các mạng máy tính thương mại và phithương mại được kết nối với nhau nhờ có đường truyền viễn thông và cùng dựa trên mộtgiao thức truyền thông tiêu chuẩn – đó là giao thức TCP/IP, trong đó TCP (TransmissionControl Protocol) chịu trách nhiệm đảm bảo việc truyền gửi chính xác dữ liệu từ máyngười sử dụng đến máy chủ, còn IP (Internet protocol) có trách nhiệm gửi các gói dữ liệu
từ nút mạng này sang nút mạng khác theo địa chỉ Internet
Như vậy, Internet là mạng toàn cầu hình thành từ những mạng nhỏ hơn, kết nốihàng triệu máy tính trên toàn thế giới thông qua hệ thống viễn thông Internet mang lại cơ
sở hạ tầng giúp các công ty phổ biến các địa chỉ trên mạng của mình, hiển thị nội dungthông tin để mọi người có thể truy cập Internet bao gồm các thông tin đa phương tiện như
số liệu, văn bản, đồ hoạ, phim ảnh … là một hình thức mạng với những chức năng phongphú để kết nối thông tin trên toàn thế giới
2.2 Dựa vào hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử
2.2.1 Thư điện tử
Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, sử dụng thư điện tử để gửi thư chonhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt làe-mail) Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào
2.2.2 Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua bức thưđiện tử (electronic message) ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản,trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v thực chất đều là dạng thanh toánđiện tử Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang cáclĩnh vực mới đó là:
a Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịchvới nhau bằng điện tử
b Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành(ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như giữa cácquốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa, vì thế tiền mặt này còn có tên gọi
là “tiền mặt số hóa” (digital cash
c Ví điện tử (electronic purse); là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thôngminh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho bất kỳ aiđọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền lẻ
Trang 28điện tử” Thẻ thông minh, nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau của thẻ, có mộtchíp máy tính điện tử có một bộ nhớ để lưu trữ tiền số hóa, tiền ấy chỉ được “chi trả” khi
sử dụng hoặc thư yêu cầu (như xác nhận thanh toán hóa đơn) được xác thực là “ đúng”
d Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking) Hệ thống thanh toán điện tửcủa ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ:
(1) Thanh toán giữa ngân hàng với KH qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, các kiôt,giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở KH, giao dịch qua Internet, chuyểntiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp…,
(2) Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị…,) (3) Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng
(4) Thanh toán liên ngân hàng
2.2.3 Trao đổi dữ liệu điện tử
Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc trao đổicác dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured form), từ máy tính điện tử này sang máytính điẹn tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau
Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), “Trao đổi
dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tínhđiện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận đểcấu trúc thông tin”
EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việc mua
và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hóa đơn v.v…),người ta cũng dùng cho các mục đích khác, như thanh toán tiền khám bệnh, trao đổi cáckết quả xét nghiệm v.v
Công việc trao đổi EDI trong TMĐT thường gồm các nội dung sau: 1/ Giao dịchkết nối 2/ Đặt hàng 3/ Giao dịch gửi hàng 4/Thanh toán
2.2.4 Truyền dung liệu
Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trongvật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó Hàng hoá số có thể được giao quamạng Ví dụ hàng hoá số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát thanh, truyền hình,các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợpđồng bảo hiểm, v.v
Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật (physical form) bằng cáchđưa vào đĩa, vào băng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng gói bao bì chuyển đến tayngười sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như của hàng, quầy báo v.v.) để người sử dụngmua và nhận trức tiếp Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là
“giao gửi số hóa” (digital delivery)
Trang 292.2.5 Mua bán hàng hóa hữu hình
Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới quần áo,ôtô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronic shopping), hay
“mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranhbán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods)
Để có thể mua – bán hàng, KH tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hóa hiển thịtrên màn hình, xác nhận mua và trả tiển bằng thanh toán điện tử Lúc đầu (giai đoạn một),việc mua bán như vậy còn ở dạng sơ khai: người mua chọn hàng rồi đặt hàng thông quamẫu đơn (form) cũng đặt ngay trên Web Nhưng có trường hợp muốn lựa chọn giữa nhiềuloại hàng ở các trang Web khác nhau (của cùng một cửa hàng) thì hàng hóa miêu tả nằm ởmột trang, đơn đặt hàng lại nằm ở trang khác, gây ra nhiều phiền toái Để khắc phục, giaiđoạn hai, xuất hiện loại phần mềm mới, cùng với hàng hóa của cửa hàng trên màn hình đã
có thêm phần “ xe mua hàng” (shopping cart, shopping trolley), giỏ mua hàng (shoppingbasket, shopping bag) giống như giỏ mua hàng hay xe mua hàng thật mà người muathường dùng khi vào cửa hàng siêu thị Xe và giỏ mua hàng này đi theo người mua suốtquá trình chuyển từ trang Web này đến trang Web khác để chọn hàng, khi tìm được hàngvừa ý, người mua ấn phím “ Hãy bỏ vào giỏ” ( Put in into shopping bag); các xe hay giỏmua hàng này có nhiệm vụ tự động tính tiền (kể cả thuế, cước vận chuyển) để thanh toánvới khách mua Vì hàng hóa là hữu hình, nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới cácphương tiện gửi hàng theo kiểu truyền thống để đưa hàng đến tay người tiêu dùng
2.3 Dựa vào các bên tham gia vào mô hình kinh doanh thương mại điện tử
Phân loại TMĐT theo các đối tượng tham gia vào giao dịch thì trên thế giới hiệnnay có rất nhiều mô hình TMĐT khác nhau Dưới đây là một số mô hình TMĐT đã vàđang phát triển:
Hình1.1: Phân loại thương mại điện tử dựa vào các bên tham gia giao dịch
Trang 30(Nguồn: Rana Tassabehji, 2003) B2B ( Business to Business )
Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp Các doanh nghiệp sẽ tiếnhành trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thông tin qua fax và mạng internet
Hình thức phổ biến nhất của mô hình TMĐT B2B là bán hàng và hỗ trợ kinh doanhcho các doanh nghiệp qua mạng , mua sắm nguyên phụ liệu cho quá trình sản xuất từ cácnhà cung cấp hay qua hình thức đấu giá hay là trang cung cấp thông tin về một mặt hàngcủa doanh nghiệp
B2C ( Business to consumer)
Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với KH, còn được gọi bằng cái tên bán hàngtrực tuyến Đây là mô hình TMĐT xuất hiện sớm nhất Ứng dụng phổ biến nhất của môhình này là mua sắm hàng hóa và dịch vụ, quản lí tài chính cá nhân Hiện nay mô hìnhTMĐT B2C có số lượng giao dịch lớn nhất nhưng giá trị vẫn còn thấp
B2E ( Business to employee)
Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với người lao động đây là mô hình thươngmại trong nội bộ của một công ty Theo mô hình này doanh nghiệp sẽ cung cấp hàng hóadịch vụ và thông tin tới từng người lao động Giá bán của doanh nghiệp cho nhân viên cóthể chiết khấu Doanh nghiệp sẽ lien lạc với nhân viên chủ yếu qua mạng Intranet
C2B ( Cnsumer to business)
Là mô hình TMĐT giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp Người tiêu dùng trong
mô hình này sẽ bán hàng hóa dịch vụ của cá nhân cho doanh nghiệp
C2C ( Consumer to consumer )
Là mô hình TMĐT giữa những người tiêu dùng Mô hình này giúp người tiêu dùng
có thể trao đổi mua bán trực tiếp với nhau Hai hình thức phổ biến nhất của C2C đó là đấugiá trực tuyến và sàn giao dịch trực tuyến
Chính phủ điện tử ( G2C, G2B, G2G )
Là mô hình TMĐT trong đó chính phủ sẽ sử dụng các phương tiện điện tử để lienlạc với doanh nghiệp, người dân và các tổ chức của chính phủ, cũng như cung cấp dịch vụcông cho các thành phần nói trên
2.4 Dựa vào các giai đoạn phát triển Thương mại điện tử
Choi và cộng sự (1997) dựa vào chiều hướng phát triển của ứng dụng thương mạiđiện tử và mức độ số hóa đã xây dựng khung phân loại các loại hình thương mại điện tửnhư Hình 1.2
Trang 31Hình 1.2 : Phân loại thương mại điện tử dựa vào mức độ số hóa và chiều hướng phát
triển ứng dụng thương mại điện tử
(Nguồn: Choi và cộng sự, 1997)
Theo khung phân loại của Choi và cộng sự, thương mại điện tử phát triển qua 4 giaiđoạn chủ yếu: thương mại điện tử truyền thống, thương mại điện tử thông tin, thương mạiđiện tử giao dịch và thương mại điện tử tích hợp
Bảng1.1: Các giai đoạn phát triển của thương mại điện tử
Thương mại điện tử truyền
Liên kết với các trang thông tin khác để quảng bádoanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệpThương mại điện tử tương
tác hay thương mại điện tử
Thương mại tích hợp
(Collobrative e
-4 Cho phép tích hợp với các đối tác trong chuỗi cung
ứng của doanh nghiệp
Trang 32(Nguồn: Choi và cộng sự, 1997)
3 Lợi ích và rào cản của Thương mại điện tử
3.1 Lợi ích của Thương mại điện tử
TMĐT - một bước tiến thật dài nhưng cực nhanh của quy trình kinh doanh hiện đại
Sau đây sẽ tìm hiểu lợi ích mà TMĐT mang lại.
3.1 1 Lợi ích của TMĐT với doanh nghiệp
- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyềnthống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, KH vàđối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, KH cũng cho phép các tổchức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn
- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chiphí in ấn, gửi văn bản truyền thống
- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phốihàng Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroomtrên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng
tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho
- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web vàInternet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chiphí biến đổi
- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôikéo KH đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của KH Một ví dụthành công điển hình là Dell Computer Corp
- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giátrị mới cho KH Mô hình của Amazon com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sảnqua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này
- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năngphối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sảnphẩm ra thị trường
- Giảm chi phí thông tin liên lạc
- Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%);giảm giá mua hàng (5-15%)
Trang 33- Củng cố quan hệ KH: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ vớitrung gian và KH được củng cố dễ dàng hơn Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch
vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với KH và củng cố lòng trung thành
- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều
có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời
- Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cáchgiảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng Thực tế, việc thu nếu triển khaicũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet
- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượngdịch vụ KH; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch;tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vậnchuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh
3.1 2 Lợi ích đối với người tiêu dùng
- Tùy từng nhóm KH: Nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ hơn
- Vượt giới hạn về không gian và thời gian: TMĐT cho phép KH mua sắm mọi nơi,mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới
- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: TMĐT cho phép người mua có nhiều lựachọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn
- Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên KH có thể sosánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất
- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóađược như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông quaInternet
- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: KH có thể dễ dàng tìmđược thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines);đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)
- Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể thamgia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàngmình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới
- Cộng đồng TMĐT: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia
có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng
- “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàngkhác nhau từ mọi KH
Trang 34- Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễnthuế đối với các giao dịch trên mạng
Trang 353.1.3 Lợi ích đối với xã hội
- Hoạt động trực tuyến: TMĐT tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch
từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn
- Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do
đó khả năng mua sắm của KH cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người
- Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm,dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua In- ternet và TMĐT Đồng thời cũng có thểhọc tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng
- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáodục, các dịch vụ công của chính phủ được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn,thuận tiện hơn Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế là các ví dụ thành công
điển hình (Nguồn: e-Commerce World Book)
3.2 Các rào cản đối với sự phát triển thương mại điện tử
3.2.1 Ở cấp độ vĩ mô
Trong hoạt động TMĐT ở cấp độ vĩ mô có 2 nhóm rào cản lớn nhất mà các bêntham gia thường gặp phải: thứ nhất là hạn chế về mặt kỹ thuật, thứ hai là hạn chế về mặtthương mại.Bảng … Tóm tắt các rào cản ở cấp vĩ mô mà các bên tham gia thương mạiđiện tử gặp phải
Bảng1.2: Các rào cản phát triển thương mại điện tử RÀO CẢN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Rào cản về kỹ thuật Rào cản về thương mại
Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng,
an toàn và độ tin cậy
An ninh và bảo mật thông tin cá nhân là hairào cản về tâm lý đối với người tham giaTMĐT
Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là
cho hoạt động TMĐT di động
Thiếu lòng tin đối với sự phát triển củaTMĐT và người bán hàng trong TMĐT dokhông được gặp trực tiếp
Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong
giai đoạn đang phát triển
Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưađược làm rõ
Khó khăn khi tích hợp internet và các phần
mềm TMĐT và các phần mềm TMĐT với
cơ sở dữ liệu và các phần mềm ứng dụng
đã và đang được triển khai
Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạođiều kiện để TMĐT phát triển
Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công
suất, an toàn) và chi phí đầu tư cho các
Khó khăn trong việc đánh giá lợi ích màTMĐT đem lại như trong lĩnh vực quảng
Trang 36máy chủ này còn cao cáo do trước đó chưa có một thước đo đánh
giá chung
Chi phí truy cập internet còn cao và chưa
phù hợp với người sử dụng
Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến
ảo cần thời gian
Để thực hiện được các đơn đặt hàng B2C
với một số lớn đòi hỏi phải có hệ thống kho
hàng tự động cao
Các bên tham gia vào giao dịch TMĐTchưa tin cậy hoàn toàn vào các giao dịchkhông giấy tờ, không gặp mặt trực tiếp
Số lượng người tham gia chưa đủ lớn đểđạt lợi thế về quy mô (hòa vốn và có lãi)
Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặcthù của TMĐT
Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khănhơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công tydotcom
Trong hai hạn chế trên thì hạn chế về mặt kỹ thuật có thể giải quyết theo thời gianbằng cách đầu tư tiền cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hạn chế về mặt thương mại làrất khó để khắc phục do có một số vấn đề về thương mại không dễ dàng gì thay đổi nhưlòng tin và thói quen của người tiêu dùng cho các giao dịch TMĐT
3.2.2 Ở cấp độ vi mô (Doanh nghiệp)
Ở cấp độ doanh nghiệp, các vấn đề mà doanh nghiệp phải đối mặt trong phát triểnthương mại điện tử có thể được kể đến như:
- Cơ sở hạ tầng thông tin như máy tính, khả năng kết nối mạng máy tính, khả năngbảo mật hệ thống máy tính
- Cấu trúc và văn hóa của tổ chức: Các vấn đề quản lý nảy sinh đối với doanhnghiệp khi doanh nghiệp quyết định lựa chọn phát triển các ứng dụng thương mại điện tử.Trong thực tiễn, vấn đề ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp không phải là vấn
đề của công nghệ mà là vấn đề của tổ chức và quản lý
- Mô hình kinh doanh: Việc ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp sẽ tạo rahoặc thay đổi mô hình kinh doanh hiện hữu của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong thực tiễnkhông có mô hình kinh doanh nào chung cho tất cả các doanh nghiệp
- Đội ngũ nhân lực: Sự thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng và phù hợp cũng làmột rào cản lớn của sự phát triển thương mại điện tử tại doanh nghiệp, đặc biệt là cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn rất hạn chế về nguồn lực
- Khả năng tương thích giữa các hệ thống khác nhau
Trang 37Hình 1.3 : Rào cản sự phát triển thương mại điện tử ở cấp độ vĩ mô và vi mô
(Nguồn: Rana Tassabehji, 2003)
4 Sự phát triển của thương mại điện tử và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử
4.1 Sự phát triển thương mại điện tử
Thuật ngữ sự phát triển (development) được sử dụng để ám chỉ sự thay đổi và biếnchuyển về mặt kinh tế - xã hội dựa trên các yếu tố văn hóa, môi trường phức tạp cũng như
sự tương tác qua lại giữa các yếu tố này
Trong nghiên cứu này, sự phát triển của thương mại điện tử được xem xét là sựphát triển của thị trường thương mại điện tử, ở đó có sự gia tăng lựa chọn ứng dụng thươngmại điện tử của doanh nghiệp, sự chấp nhận thương mại điện tử trong giao dịch của kháchhàng và kết quả là làm gia tăng doanh số của thương mại điện tử trong nền kinh tế Sự biếnchuyển trong việc chấp nhận ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp cũng nhưkhách hàng chịu sự chi phối của các yếu tố văn hóa, môi trường phức tạp, cũng như sựtương tác qua lại giữa các yếu tố này
Trang 384.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử
4.2.1 Khung phân tích sự phát triển của thương mại điện tử
Như đã trình bày ở trên, sự phát triển thương mại điện tử là sự chuyển biến, chấpnhận thương mại điện tử như là phương thức giao dịch trong kinh doanh của các đối tượng
có liên quan như doanh nghiệp, người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước…Đến lượt nó,hành vi chấp nhận của các đối tượng có liên quan này lại chịu sự chi phối của các yếu tốvăn hóa và môi trường, cũng như sự tương tác qua lại của các yếu tố này Kalakota vàWinston (1996) đã đề xuất khung phân tích tổng hợp các yếu tố công nghệ và kinh doanhtác động đến sự phát triển của thương mại điện tử như được trình bày ở Hình 1.4 Theo đó,
sự phát triển của thương mại điện tử, hay nói chính xác hơn các ứng dụng thương mại điện
tử của các tổ chức và cá nhân trong hoạt động kinh doanh chịu sự chi phối của các nhómyếu tố sau:
- Thứ nhất là hạ tầng kỹ thuật và công nghệ, bao gồm hạ tầng mạng viễn thông, hạtầng xuất bản, hạ tầng chuyển đổi dữ liệu và các dịch vụ hạ tầng phổ biến trong kinh doanhnhư bảo mật, thanh toán, xác thực…
- Thứ hai là hạ tầng thể chế hay chính sách công liên quan đến các vấn đề khungpháp lý cho hoạt động thương mại điện tử, các chính sách phát triển thương mại điện tử…được đề xuất bởi các cơ quan quản lý nhà nước
- Thứ ba là tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc lưu trữ, bảo mật, giao thức hay thanh toán
Hình1.4: Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại
điện tử.
(Nguồn: Kalakota và Winston, 1996 )
Trang 394.2.2 Các yếu tố tác động đến sự phát triển của thương mại điện tử (Key drivers)
a Góc độ vĩ mô
Bảng1.3: Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện
tử
Công nghệ - Hạ tầng viễn thông: mạng trục quốc gia, cấu trúc mạng
viễn thông, số đơn vị cung cấp dịch vụ, giá cả dịch vụ, tínhcạnh tranh của thị trường
- Khả năng tiếp cận công nghệ mới
- Luật, nghị định, thông tư, quy định mà nhà nước ban hành
- Chính sách hỗ trợ phát triển thương mại điện tử: đào tạonguồn nhân lực, miễn giảm thuế…
- Số lượng người dùng internet
- Số máy tính bình quân hộ dân
- Trình độ và kỹ năng công nghệ thông tin của người dùng
- Văn hóa chuộng công nghệ
- Thu nhập bình quân
- Chi phí cho công nghệ
- Sự phát triển của dịch vụ hạ tầng: thanh toán, dịch vụ hỗtrợ phát triển kinh doanh
- Các mô hình kinh doanh mới
(Nguồn: Rana Tassabehji, 2003)
Trang 40b Góc độ vi mô
Hình 1.5: Các yếu tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử ở góc độ
doanh nghiệp
(Nguồn: Rana Tassabehji, 2003)
5 Các lý thuyết về hành vi chấp nhận công nghệ mới của doanh nghiệp và người tiêu dùng
Ở góc độ vi mô, sự phát triển thương mại điện tử phụ thuộc vào sự lựa chọn sửdụng các phương tiện điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự chấpnhận của người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch của mình Thương mại điện tử vớinghĩa ứng dụng các phương tiện điện tử trong một hay nhiều công đoạn của quá trình kinhdoanh thực chất là việc ứng dụng một công nghệ mới trong hoạt động của tổ chức và cánhân Để giải thích cho hành vi lựa chọn hay chấp nhận công nghệ này, nhiều lý thuyết đãđược đề xuất làm cơ sở khoa học cho việc giải thích hành vi của họ Dưới đây là tổng hợpcác lý thuyết được đề xuất nhằm giải thích cho hành vi này
5.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)
TRA là mô hình giải thích và dự đoán ý định hành vi trong các trường hợp chấpnhận một hệ thống CNTT TRA dựa trên giả định rằng con người đưa ra những quyết địnhhợp lí dựa trên những thông tin mà họ biết