DANH MUC CAC TU VIET TAT Thương mại điện tử Công nghệ thông tin Doanh nghiệp nhỏ và vừa Công nghệ thông tin và truyền thông Business-to-Business Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh n
Trang 1
191E NGUYÊN ĐỨC CƯỜNG
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỄN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VUA
NGÀNH CNTT TẠI TPHCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Trang 2Cán bộ hướng dẫn khoa học: TIỀN SĨ PHAN NGỌC TRUNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP HCM ngày 04 tháng 01 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội dong chấm bảo vệ Luận văn Thạc si)
1 PGS TS NGUYEN PHÚ TỤ - Chủ tịch Hội đồng
2 TS MAI THANH LOAN ~ Phản biện 1
3 TS ĐINH BÁ HÙNG ANH - Phản biện 2
4 TS LÊ QUANG HÙNG - Ủy viên
5 TS NGUYEN NGỌC DƯƠNG - Ủy viên — Thu ky
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
ae
PES.1S Appin Phat Gy
Trang 3TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHONG QLKH - DTSDH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP HCM, ngày 15 tháng 12 năm 2012
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYÊN ĐỨC CƯỜNG Giớitính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 06 / 06 / 1978 Nơi sinh: Bình Định
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1084012012
I- TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VẢ VỪA NGÀNH CNTT TẠI TPHCM II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngành CNTT tại TPHCM, từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát triển TMĐT của các
doanh nghiỆp - - set 10111ntTg
II- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 30 / 05 /2012
TV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15 / 12/2012
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TIỀN SĨ PHAN NGỌC TRUNG
je tr pO
PGS.1S Nouyén Phat Fee
TS PHAN NGỌC TRUNG
Trang 4LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu, ket quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bô trong bat ky công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gôc
Học viên thực hiện Luận văn
Trang 5
LOI CAM ON
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Quản Lý Khoa Học và Dao Tao Sau Đại Học Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM (HUTECH) đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong quá trình hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn các Thảy, Cô giáo trong và ngoài Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TPHCM (HUTECH) đã tham gia giảng dạy lớp cao học Quản trị
kinh doanh 10SQT2, khóa 2010-2012
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phan Ngọc Trung, thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Xin được cảm ơn các anh, chị học viên lớp cao học Quản trị kinh doanh 10SQT2, khóa 2010-2012 đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học
Sau cùng, xm gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè và người thân trong gia đình, những người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu thực hiện Luận văn
Nguyễn Đức Cường
Trang 6
cộng đồng kinh doanh và các nhà nghiên cứu TMĐT chính là một nguồn tài nguyên khổng lồ, không những nó không bị cạn kiệt khí được khai thác như các loại tài nguyên thiên nhiên, mà hơn nữa, trong kỷ nguyên công nghệ thông tin và viễn thông phát triển như vũ bão, nó ngày càng phong phú và đa dang hơn Do đó, việc nghiên cứu và triển khai nhanh chóng đồng bộ các giải pháp để đưa TMĐT trở
thành phương tiện giao dịch phô biến và hiệu quả cho các cơ quan Chính phủ, Tô chức kinh tế và mọi người dân, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước thực sự trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết
Nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Trình bày lý thuyết cơ bản về TMĐT, các giai đoạn phát triển của
TMĐT, các tác động của TMĐT đối với các lĩnh vực của nền kinh tế Đặc biệt nhắn
mạnh các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TMĐT
Chương 2 Giới thiệu khái quát về đoanh nghiệp nhỏ và vừa Thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TPHCM nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành CNTT tại TPHCM nói riêng Tiến hành đánh giá thực trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp Tác giả tiến hành khảo sát 100 doanh
nghiệp nhỏ và vừa ngành CNTT tại TPHCM, sử dụng phần mềm SPSS đánh giá và
nêu lên những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng TMĐT hiện nay
Chương 3 Căn cứ vào các kết quả phân tích thực trạng ứng dụng TMĐT và xu hướng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành CNTT tại TPHCM trong thời gian tới, luận văn đề xuất giải pháp nhằm phát triển ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành CNTT tại TPHCM
Trang 7ABSTRACT
E-commerce has been invented that has attracted the attention of people, business communities and researchers quickly E-commerce is the huge source, it does not exhaust by exploitation like other natural sources but moreover, it has been abundant and diversified day by day in the era of information technology and
telecommunications development rapidly Therefore, quick researching and
deploying synchronizes the solutions to bring the E-commerce to be the popular and effection means for the departments of Government, Economics Organization and all the people, contributing to carry out the victory of strategic of Industrialization and Modernization of the nation is really necessary more than ever
The content of essay is presented in 03 chapters:
Chapter 1: Present the basic theory about e-commerce, the developing periods of E-commerce, the affection of E-commerce to all the fields of Economics Especially, emphasizing the elements that affects the developing of E-commerce
Chuong 2 Introduction essential about the small and medium companies The situation of E-commerce applications of the small and medium companies in HCMC in general and the small and medium companies of information technology
in particular Proceed the evaluations of the situation of E-commerce applications in the companies, the Writer has been proceeded survey with 100 small and medium companies in information technology in HCMC, using the SPSS software to evaluate and mention the advantages and disadvantages in E-commerce applications today
Chuong 3 Based on the analyzing result of situation of E-commerce applications and the development tendency of the small and medium companies in information technology in HCMC in the coming time, the essay proposes the solutions aiming to develop the applications of E-commerce of the small and medium companies in information technology in HCMC
Trang 8
MỤC LỤC
Trang
DANH MUC BANG & CAC TU VIET TAT
PHAN MỞ DAU
Chuo ng Loccccccsssssssssossssssossccssssssesccsonseescennesecnsussssssssccsennsssecssnnsssesennscseccnnesencensoesseans 04
TONG QUAN VE THUONG MAI " 04
1.1 Tổng quan về thương mại soteaceenssesssccsessescsoscsnessesenesesennseneees 04 1.1.1 Khai niém vé thurong mai cccccececceceseecseesneeseesseeseeeseesneesnesnecsneeneenecenees 04 1.1.2 Sự tổn tại tất yếu cha thutong Mai on eee ees teeseeeeesneeneeeneeencenresnesenes 04 1.1.2.1 ĐK ra đời, tồn tại và phát triển của lưu thông hàng hóa và thương mại 04
1.1.2.2 Sự ra đời của thương mạai -+- + ennehtthhtrrrrrerrreiererrre 05 1.1.3 Vai trò của ngành thương mại - -: 7+ cäsehrtrrrerertrrtereereer 06 12 Téng quan về TMĐT "— 09
1.2.1 Khái niệm về TMĐT :27+22ctrtrtrrrererkrrtrrrrrrrrrrrrrrrerrrrrien 09 1.2.2 Các phương tiện thực hiện TMĐĨ ceheeeeerrrrrrrrrrrrrr 09 1.2.3 Hệ thống các hoạt động cơ bản trong TMĐT -c-cccereeeree 10 1.2.4 Quá trình phát triển TMĐT -2:2czrrrrrierirrrrriserirrrierree 10 1.2.5 Các vấn đề chiến lược TMĐT s55: ccs 2tr 11 1.2.6 Dac di6M TMDT ooo 6ẽ cố ẽ ẽ 1 12
N0 uốn Ô 14 1.2.7.1 TMĐT giữa đoanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) 14
1.2.7.2 TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) - 14
1.2.7.3 TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G) - 14
1.2.7.4 TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) 14 1.2.8 Lợi ích của TMĐT ~ se nnhhhhhneHetiehrrrereirrrreeree 15
1.2.8.1 Lợi ích đối với tổ chức + cstseccecrtrrrrrrrrrr.trrrrrrtiirrrrireirree 15 1.2.8.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng cs-cctieerrrrrrirrrrrrrrrrirriee 16
Trang 9
1.2.8.3 Lợi ích đối với đối VOI XE DOL oes eceseeeecneeceseessuecsentessvessseneessessssseesnee 17
1.2.9.1 Tác động đến hoạt động Marketing . - 555 2seccrerrrrrrrrrrrree 17
1.2.9.2 Thay đổi mô hình kinh doanh - 6555 c22trrrrerrrrrrtrrrrrrtrrree 18 1.2.9.3 Tác động đến hoạt động sản xuất 2 55s 2trrrrrrrrrerrrrerree 18 1.2.9.4 Tác động đến hoạt động tài chính, kế toán .- -ccccccreecee 18 12.10 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT 19
1.2.10.1Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách vĩ mô . ~eeree 19
1.2.10.2Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông . - 20 1.2.10.3Xây dựng hạ tầng kiến thức — chính sách đào tạo nhân lực - 21 1.2.10.4Xây dựng hệ thống bảo mật trong TMĐT -c-s csecerrree 21 1.2.10.5Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử -5-ccsscsrerrerrrtrrerrree 23
1.2.10.6Xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh -2¿©-+z<cczxzszrzxrrrrree 23 1.2.10.7Xây đựng chiến lược và mô hình kinh doanh . ‹ -:©-+ - 23
13 Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới -e-sss-ese 23 1.3.1 Tình hình phát triển TMĐT ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới 24
NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CNTT TẠI TPHCM -s<©-ssevsevsee 28 2.1 Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa . - 28
2.2 Thực trạng ứng dụng TMĐT trong các ĐN nhỏ và vừa ở TPHCM 30
2.2.1 Nhan a6 na 31
2.2.2 Hạ tầng cơ sở pháp lý cho TMĐT -cceetierrrrirrerrrrrirree 31
Trang 102.2.4 Hạ tầng cơ sở nhân lực - -©c5c+2set2rttrtrrrrtrrrrrrrrrrrrrtrrirrrre 36
2.2.5 Thanh toán điện tỬ so Shin 37
2.2.6 Bảo vệ thông tin cá nhân va quyền lợi người tiêu ding trong TMDT 39
2.2.7 Bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ . 5-52 S2222EESrrtrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrree 39
2.4.1 Mức độ hài lòng của doanh nghiệp về hạ tầng CNTT - 47
2.4.2 Hiệu quả của việc ứng dụng TMĐT đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiỆp Là nhọn 1 1101011011011 Tre 50
2.4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển TMĐT 53
2.5 Thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ngành CNTT ở TPHCM -. -°e<eesesesesnsessee 58 QSL Thin lod nh co 58 P_ VN 1 7 60
78.7777 000nnn8n8n6n ố 1, 62
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CNTT NHỎ VÀ VỪA TẠI TPHCM 63
3.2 Mục tiêu .- «-‹< < “~ 11 65
3.3 Định hướng —— sascssssssuscsssenscsecssunececsenvess 65
Trang 11
3.4.1.2 Phổ biến, tuyên truyền cho các cán bộ lãnh đạo kinh tế 70 3.4.1.3 Phổ biến, tuyên truyền cho người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ 70 3.4.2 _ Phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT -©5-cccxcerxeerrrerrree 71
3.4.2.1 Đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề " 71 3.4.2.2 Đào tạo cho cán bộ quan ly mha NuGC cee eeeseneeeeeeeeeeneeetenenetenenens 72
3.4.2.3 Vận động và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đào tạo về TMĐT 72
3.4.3 Xây dựng mô hình kinh doanh cho phù hợp với phương thức hoạt động của
¡201 73
3.4.3.1 Ứng dụng TMĐT theo từng giai đoạn scccccierrrrrrrrrrrrrea 73 3.4.3.2 Tiến hành song song hai hệ thống thương mại -. -c55ce: 74 3.4.4 Thúc đây xây dựng website của doanh nghiỆp -+-v 75 3.4.5 Tăng cường đầu tư phát triển ha tầng cơ sở CNTT -. -. 78 3.4.6 Tham gia sản giao dịch TMĐÏ à- sen nhhehhh Hư 79
3.4.7 _ Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu -cccece 80
35 — Kiến nghị sessvessssssessscseessaesascoussonseascenceasecoes 80
3.5.1 Đối với Chính Phủ 522222ctttrrrrrrtririrrrrrrrririrrrrrrrrrr 80
3.5.2 Đối với các Bộ ngành -5 ©22t+rttrtrrrkrretrkrrtrirtierrrrrrrrrrrre 94
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 5< ces+esetrseerxarrsssrrsrrsrrrsssrsenrssere 90
PHỤ LỤC
Trang 12DANH MUC CAC TU VIET TAT
Thương mại điện tử
Công nghệ thông tin
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Công nghệ thông tin và truyền thông Business-to-Business
(Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp) Business-to-Consumer
(Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cá nhân) Business-to-Government
(Giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước)
Consumer-to-Consumer (Giao dịch thương mại điện tử giữa cá nhân với cá nhân) Internet Service Provider
(Nhà cung cấp dịch vụ Internet) United Nations Conference on Trade and Development
(Hội nghị Mậu địch và Phát triển Liên hiệp quốc)
United Nations Commission on International Trade Law (Uy ban Lién Hop quốc về Luật Thương mại Quốc tế)
Trang 13DANH MUC BANG - BIEU
Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị phần của các công ty cung cấp dịch vụ Internet
Số lượng người sử dụng Internet hàng năm
Doanh thu ngành công nghiệp CNTT
Doanh thu bình quân/1 lao động ngành CNTT
Tổng quát nhân lực ngành công nghiệp CNTT TPHCM
Tổng quát đoanh số các DN nhỏ và vừa ngành CNTT TPHCM
Tỉ lệ người sử dụng Internet theo từng mục đích
Tỉ lệ người sử dụng Internet hàng ngày cho các công việc
Sơ đỗ phát triển kinh doanh điện tử
Các bước triển khai TMĐT
Ứng dụng TMĐT theo từng giai đoạn
Thị phần của các công ty cung cấp dịch vụ Internet
Biểu đề tỉ lệ thị phần doanh thu năm 201 l1 ngành Viễn thông
Biểu đỗ tăng trưởng số người sử dụng Internet
Các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin theo quy mô doanh nghiệp
Tổng quát đoanh số các DN nhỏ và vừa ngành CNTT TPHCM
Số lượng máy tính trong doanh nghiệp giai đoạn 2009 đến 2011 Hình thức kết nối Internet của các doanh nghiệp nhỏ và vừa CNTT
Biểu đồ tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng Internet
Tỷ lệ ứng dụng phần mềm của doanh nghiệp
Biểu 2.10: Tỷ lệ các chức năng của website
Biểu 2.11 : Tình hình cập nhật thông tin trên website
Biểu 2.12: Lý do doanh nghiệp chưa tham gia TMĐT
Biểu 2.13: Doanh thu từ các phương tiện điện tử
Trang 14Năm 1990, Tim Berners-Lee (người Anh) phát minh ra WWW (World Wide Web - mạng toàn câu) và các phương thức truyền thông làm cơ sở cho WWW Từ khi ra đời, internet đã làm thay đổi lối sống, cách làm việc của mỗi người Nhờ vào internet, mọi đối tượng từ sinh viên, nhà nghiên cứu cho đến người dân đều có cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin vô tận
Ngày nay, mạng internet không còn là phương tiện kỹ thuật đơn thuần, mà
đã trở thành một môi trường mới của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, có hiệu quả Việc kinh doanh cũng trở nên thuận tiện hơn khi mà khoảng cách vật lý đã bị WWW thu hẹp lại; nhờ vào WWW các doanh nghiệp có điều kiện đưa thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình tới mọi nơi trên thế giới chỉ với một cái click chuột Và cùng với hiện tượng toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, internet với đầy đủ những ưu việt của nó đã làm nền táng cho sự ra đời của TMĐT
TMĐT ra đời đã nhanh chóng gây sự chú ý đối với công chúng, cộng đồng
kinh doanh và các nhà nghiên cứu TMĐT chính là một nguồn tài nguyên không lồ,
không những nó không bị cạn kiệt khi được khai thác như các loại tài nguyên thiên nhiên, mà hơn nữa, trong kỷ nguyên công nghệ thông tin và viễn thông phát triển như vũ bão, nó ngày cảng phong phú và đa dạng hơn
Các chuyên gia của BCG dự đoán nền kinh tế Internet sẽ tăng trưởng hơn
10% / năm từ thời điểm hiện nay cho tới năm 2016 tại các quốc gia G20, và tại các
thị trường đang phát triển thì con số này có thé tăng gần gấp đôi, trung bình khoảng
18% / năm Cũng theo các chuyên gia dự đoán nền kinh tế Internet sẽ tạo ra khoảng
32 triệu việc làm trong vài năm tới
Đối với Việt Nam Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2004 chỉ đạt 25%,
nhưng đến 2010 đã có trên 40% doanh nghiệp có website Về tỷ lệ doanh nghiệp
tham gia sàn TMĐT: năm 2004 có khoảng 5-6%, đến nay có khoảng 15% Con số cũng cho thấy sự tăng trưởng và phát triển Tuy nhiên sự tăng trưởng của nó vẫn
Trang 15TMĐT? TMĐT đem lại cho người dùng những giá trị gì? Từ những câu hỏi trên, tác giả đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ với tên gọi là:
“Thực trạng và giải pháp phát triển TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ngành công nghệ thông tin tại TPHCM”
Việt nam đang trong quá trình hội nhập và sánh vai với nền kinh tế thế giới,
những cam kết song phương và đa phương với các điều khoản về mở cửa các giao
dịch thương mại và hệ thống dịch vụ tài chính đồng thời với các yêu cầu về xây
dựng cơ sở hạ tầng pháp lý, kỹ thuật và nghiệp vụ Những lợi ich do TMDT mang tính hiện thực và nó thực sự là công cụ hữu hiệu trong việc rút ngắn khoảng cách về trình độ kinh tế — kỹ thuật và xã hội giữa nước ta với các nước trong khu vực và
trên thế giới Do đó, việc nghiên cứu và triển khai nhanh chóng đồng bộ các giải pháp để đưa TMĐT trở thành phương tiện giao dịch phổ biến và hiệu quả cho các
cơ quan Chỉnh phủ, Tổ chức kinh tế và mọi người dân, góp phần thực hiện thắng lợi
chiến lược Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đất nước thực sự trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết
2 Mục tiêu nghiên cứu:
- — Trình bày những nội dung cơ bản về TMĐT, những lợi ích của nó có giá trị
thúc đây nhanh cho sự phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế thế giới
- _ Nghiên cứu chủ trương phát triển TMĐT tại Việt Nam Tình hình ứng dụng TMDT cua các doanh nghiệp CNTT nhỏ và vừa tại TPHCM
- Dé xudt một số giải pháp phát triển ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp
CNTT nhỏ và vừa tại TPHCM
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Tìm hiểu một số khái niệm về TMĐT để tiến tới một nhận thức toàn diện hơn về TMĐT
- _ Tình hình phát triển TMĐT một số Quốc gia điển hình.
Trang 16TPHCM Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành CNTT Nghiên cứu chính thức được thực hiện băng phương pháp định lượng, với đữ liệu được nhập và làm sạch thông qua phần mềm SPSS 17.0 Qua đó, đưa ra một vài đánh giá sơ bộ về thực trạng ứng dụng TMĐT ở các các doanh nghiệp nhỏ
và vừa ngành CNTT tại TPHCM
- _ Trên cơ sở phân tích đánh giá, tác giả đưa ra một số giải pháp phát triển ứng dụng TMĐT cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành CNTT tại TPHCM
4 Phương pháp nghiên cứu:
e _ Phương pháp thu thập số liệu và thông tin cần thiết
- Các số liệu thứ cấp được thu thập từ nguồn số liệu của Sở Công Thương
TPHCM, Hiệp hội thương mại điện tử TPHCM, Hội tin học TPHCM, các trang mạng có liên quan đến thương mại điện tử, CNTT và chữ ký số
- _ Điều tra sơ cấp, từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành CNTT được chọn làm mẫu, để thu thập các thông tin liên quan đến việc ứng dụng TMĐT
e Phương pháp so sánh
- Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch, tuyệt đối so
với chỉ tiêu gốc dé nói lên tốc độ tăng trưởng
5 Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo Đề tài gồm có: 3 chương
- _ Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
- Chương 2: Thực trạng phát triển TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngành CNTT tại TPHCM
- Chương 3: Một số giải pháp phát triển TMĐT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành CNTT tại TPHCM
Trang 171.1 Tổng quan về thương mại:
1.1.1 Khái niệm về thương mại:
Theo nghĩa rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị
trường Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thê kinh doanh trên thị trường
Theo nghĩa hẹp: Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa Nếu hoạt động trao đổi hàng hóa vượt qua khỏi biên giới Quốc gia thì người ta gọi đó là ngoại thương
1.1.2 Sự tồn tại tất yếu của thương mại:
1.1.2.1 Điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển của thương mại:
Thương mại ra đời, tồn tại và phát triển gắn bó với hai điều kiện phân công
lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất
4+ Phân công lao động xã hội:
Xã hội loài người đã trãi qua nhiều cuộc phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội tác động đến sự chuyên môn hóa trong sản xuất, quyết định sự
ra đời của sản xuất hàng hóa Chuyên môn hóa nghĩa là mỗi người chỉ sản xuất ra
một sản phẩm hoặc một vài chỉ tiết của sản phẩm, trong khi đó nhu cầu đòi hỏi
nhiều mặt, từ đó xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh tế giữa những người, đơn vị sản xuất với nhau
Sự phát triển không ngừng của phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa làm cho trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa những người sản xuất chuyển sang một hình thái mới, đó là lưu thông hang hóa Phân công lao động phát triển càng cao làm cho từ trong sản xuất tách ra một bộ phận người chuyên môn làm nhiệm vụ mua bán trao đổi trên thị trường, đó là các thương nhân sau này phát triển thành ngành thương mại
Trang 18tính độc lập về kinh tế của con người và đơn vị sản xuất trong việc trao đổi sản phẩm trên cơ sở ngang giá Ở nước ta còn tổn tại nhiều hình thức sở hữu như: sở
hữu nhà nước, sở hữu tập thẻ, sở hữu tư nhân Vì vậy, sự tồn tại của thương mại là
tất yếu khách quan
Vậy là hai điều kiện tiền dé quyết định tới hình thức của quan hệ trao đổi sản phẩm: trao đổi trực tiếp, trao đổi có sự môi giới của tiền tệ và trao đổi đưới hình thức thương mại
1.1.2.2 Sự ra đời của thương mại:
% Trao đối hàng hóa giản đơn: Là trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa những người sản xuất dưới hình thức hàng đổi hàng
Công thức: H - H Đặc trưng của trao đỗi hàng hóa giản đơn:
- _ Quá trình trao đổi hàng hóa điễn ra đồng thời
- _ Người mua đồng thời là người bán
- _ Thời gian và không gian diễn ra quá trình trao đổi trùng nhau
Giai đoạn này chưa diễn ra mắm mông mâu thuẫn của quan hệ cung cẩu hàng hóa
% Lưu thông hàng hóa: Là hình thức phát triển của trao đối trực tiếp khi có
xuất hiện tiền tệ làm trung gian
Công thức: H — T - H Lưu thông hàng hóa ra đời phủ nhận trao đổi hàng hóa trực tiếp
Đặc trưng của lưu thông hàng hóa:
- Qua trinh mua bán tách rời nhau
- _ Người mua không đồng thời là người bán
- _ Thời gian và không gian của quá trình mua bán tách rời nhau
Trang 19hàng hóa Thương mại xuất hiện khi lưu thông hàng hóa trở thành chức năng
độc lập, không phụ thuộc vào sản xuất
Công thức: T — H — T?
Đặc trưng của thương mại:
- Mục đích của thương mại là vì bán mà phải mua (còn mục đích của lưu thông hang hóa là vì mua mà phải bản)
- _ Thời gian và không gian của quá trình mua bán tách rời nhau
- _ Tiền thu về lớn hơn tiền bỏ ra ban đầu (T” > T) Vì với thương mại, tiền tệ là
phương tiện đề tổ chức lưu thông hàng hóa
Thương mại ra đời không phủ nhận lưu thông hàng hóa mà coi lưu thông
hàng hóa là chức năng độc lập của mình
1.1.3 Vai trò của ngành thương mại:
- _ Nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi nhanh chóng, từ hoạt động từ cơ chế hoạt động tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, từ phân phối trao đổi hiện vật đã chuyển sang cơ chế thương mại
Thương mại trở thành điều kiện tổn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Vì vậy,
ngành thương mại có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Quốc dân
- _ Hiệu quả kinh doanh theo cơ chế thi trường phụ thuộc một phần lớn vào chất
lượng hoạt động của ngành thương mại Đồi với mỗi lĩnh vực trong nền kinh tế Quốc dân, ngành thương mại có vai trò cụ thể như sau:
* Đối với sản xuất: Thương mại phục vụ và thúc đầy sản xuất phát triển
- Thương mại mua hàng của sản xuất giúp sản xuất thu hồi vốn nhanh, tạo điều kiện tăng lợi nhuận giúp sản xuất tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng Mục đích của kinh doanh là nhằm thu được lợi nhuận, sản xuất cũng không nằm ngoài mục tiêu đó, song để có lợi nhuận thì sản xuất phải tiêu thụ được sản phẩm
Trang 20- Qua đơn đặt hàng của thương mại giúp sản xuất chủ động lập kế hoạch sản xuất như: kế hoạch về vốn, kỹ thuật, thời gian, Việc sản xuất không có kế hoạch
sẽ gây ra những khó khăn cho sản xuất Nếu sản xuất không đủ hàng để bán sẽ gây
ra sự gián đoạn trong sản xuất, hạn chế lợi nhuận Nếu sản xuất dư thừa thì dẫn đến hàng hóa bị tồn kho, hậu quả là ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất và lợi nhuận của nhà sản xuất Do vậy, nhờ có đơn đặt hàng của thương mại, các nhà sản xuất sẽ biết mình sản xuất cái gì? Sản xuất bao nhiêu? Trên cơ sở đó nhà sản xuất chủ động lập kế hoạch về vốn, nguyên liệu, máy móc thiết bị, nhân công, dé tiến hành sản xuất đáp ứng kịp thời nhu cầu của nhà thương mại Như vậy, tạo cho nhà sản xuất sự chủ động cao, đảm bảo hiệu quả của sản xuất
- Thuong mại còn tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản xuất Sản xuất phát triển dé tạo ra nhiều hàng hóa cho xã hội, song nếu không thê tiêu thụ sản phẩm thì sản xuất không thé phát triển được Vì vậy, thông qua hoạt động mua bán trao đối của mình, thương mại có mối quan hệ rộng lớn giữa các ngành, các vùng, miễn, các Quốc gia, thương mại sẽ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho sản
xuất, tạo điều kiện cho sản xuất phát triên
% Đối với tiêu đùng cá nhân: Thương mại góp phan nâng cao đời sống của nhân dân
- _ Tiêu dùng cá nhân chính là quá trình tái sản xuất sức lao động Trong điều
kiện còn tổn tại sản xuất hàng hóa thì tiêu dùng cá nhân được thỏa mãn chủ yêu
thông qua trao đổi hàng hóa trên thị trường, điều đó thể hiện rõ vai trò của thương
mại
- _ Thông qua hoạt động của mình thương mại cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người tiêu dùng một các đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng, cơ cau, ching loai với không gian và thời gian thích hợp Từ đó góp phần tái sản xuất sức lao động
Trang 21hàng được nhanh chóng, tạo điều kiện cho họ có thời gian nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lao động, từ đó làm nâng cao năng suất lao động của các ngành kinh tế khác
- - Thương mại cung ứng hàng hóa cho nhu cầu của đời sống, đặc biệt ở nông thôn và miễn núi góp phần cải thiện nhu cầu tiêu đùng lạc hậu và thúc đây tập quán tiêu dùng mới
- - Thông qua hoạt động tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, thương mại một mặt giúp cho người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa phù hợp với nhu cầu
- _ Thương mại kích thích nhu cầu và luôn luôn tao ra nhu cầu mới: Người tiêu
dùng mua bán không xuất phát từ tình cảm mà bằng lý trí Lợi ích của sản phẩm hay
mức độ thỏa mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tạo ra khả năng tái tạo nhu cầu Thương mại một mặt làm cho cầu trên thị trường trung thực với nhu cầu, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu Thương mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng về loại hình, kiểu đáng, mẫu mả, chất lượng sản phẩm Điều này tác động ngược lại người tiêu dùng, làm bậc dậy các nhu câu tiềm tảng
s* Đối với thị trường:
- Thông qua việc cung ứng hàng hóa của mình, giữa các vùng, các miễn, thương mại góp phần làm lưu thông hàng hóa được thông suốt, làm cho cung cầu hàng hóa trên thị trường được cân bằng, giá cá hàng hóa ổn định Từ đó góp phần
ổn định và mở rộng thị trường Mặt khác, thông qua việc trao đổi mua bán hàng hóa giữa các Quốc gia góp phần mở rộng kinh tế Quốc tế, làm cho thương mại giữa nước ta với các nước khác không ngừng phát triển Điều đó giúp chúng ta tận dụng
được ưu thế của thời đại, phát huy được lợi thế so sánh, từng bước đưa thị trường nước ta hội nhập với thị trường thế giới, biến nước ta thành bộ phận của phân công lao động thế giới đó cũng là con đường để kinh tế nước ta có bước phát triển nhảy
vọt, nhân dân ta có cuộc sông âm no hạnh phúc.\
Trang 22giả vận dụng định nghĩa về TMĐT của Bộ Thương mại Việt nam vì mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tình hình ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam
TMDT là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đối thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử mà không phải
in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch
1.2.2 Các phương tiện thực hiện TMDT:
Các phương tiện thực hiện TMĐT hay còn gọi là: “phương tiện điện tử”, bao gồm: điện thoại, fax, truyền hình, các mạng máy tính có kết nối với nhau, va mạng Internet Tuy nhiên, TMĐT phát triển chủ yếu qua Internet và thực sự trở nên quan trọng khi mạng Internet được phê cập
- Điện thoại: Là một phương tiện phổ thông, rất sễ sử dụng và gần như xuất hiện sớm nhất trong các phương tiện điện tử được đẻ cập Nhưng điện thoại có một
hạn chế là chỉ truyền tải được âm thanh và mọi cuộc giao dịch vẫn phải kết thúc
bằng giấy tờ Tuy nhiên, không giới hạn ở điện thoại có định mà được hiểu là tất cả
các hình thức giao tiếp bằng giọng nói thông qua các phương tiện điện tử: điện thoại qua Internet, “voice chat”, voice massage”
- May Fax: Co thé thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống Tuy nhiên hạn chế của máy fax là chỉ truyền được văn bản viết, không truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều Fax qua máy tính và Internet là một dịch vụ mới được ứng dụng rộng rất để giảm chi phí trong giao dịch điện tử
- Máy tính và mạng Internet: Máy tính và Internet giúp doanh nghiệp tiến hành giao dịch mua bán, hợp tác trong sản xuất, cung cấp dich vu, quan ly các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, liên kết các doanh nghiệp trên toàn cầu, hình thành các mô hình kinh doanh mới Không chỉ giới hạn ở máy tính, các thiết bị điện tử và các mạng viễn thông khác cũng được ứng dụng mạnh mẽ vào thương mại làm đa
Trang 23dạng các hoạt động TMĐT từ việc sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán điện tử, moile phone trong các giao dịch điện tử giá trị nhỏ, hệ thống TMĐT trong giao thông để xứ lý vé tàu điện, xe bus, máy bay đến giao địch chứng khoán, tài chính, ngân hàng điện tử, hải quan điện tử trong nước và quôc tê
1.2.3 Hệ thống các hoạt động cơ bản trong TMĐT:
Theo Michael Porter, TMĐT có thể ứng dụng vào tất cả các giao đoạn trong
chuỗi giá trị Tất nhiên, khi ứng dụng sâu và rộng, TMĐT ở đây được hiểu theo
nghĩa rộng, trở thành kinh doanh điện tử (Xem phụ lục 2)
1.2.4 Quá trình phát triển TMĐT: TMĐT phát triển qua 3 giai đoạn chủ yếu 4% Giai doạn 1: Thương mại thông tin
Giai đoạn này đã xuất hiện của website Thông tin về hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp cũng như về bản thân doanh nghiệp đã được đưa lên web Tuy nhiên thông tin chỉ mang tính giới thiệu và tham khảo Việc trao đổi thông tin, đàm phán về các điều khoản hợp đồng, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân chủ yếu qua email, diễn đàn, chat room,
Thông tin trong giai đoạn này phần lớn chỉ mang tính một chiều, thông tin hai chiều
giữa người bán và người mua còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu thực tế Trong giai đoạn này người tiêu dùng có thể tiến hành mua hàng trực tuyến, thuy nhiên thanh toán vẫn theo phương thức truyền thống
0,
% Giai doạn 2: Thương mại giao dịch
Nhờ có sự ra đời của thanh toán điện tử mà TMĐT thông tin đã tiến thêm một giai đoạn nữa của quá trình phát triển TMĐT, đó là TMĐT giao dịch Thanh toán điện tử ra đời đã hoàn thiện hoạt động mua bán trực tuyến Trong giai đoạn này
nhiều sản phẩm mới đã được ra đời như: sách điện tử và nhiều sản phẩm số hóa
Trong giai đoạn này các doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ nhằm chia sẽ dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, cũng như ứng dụng các phần mềm quản lý nhân sự, kế toán, bán hàng, sản xuất, logistics và ký kết hợp đồng điện tử.
Trang 244 Giai đoạn 3: Thương mại cộng tác
Đây là gia đoạn phát triển cao nhất của TMĐT hiện nay Giai đoạn này đòi hỏi tính cộng tác, phối hợp cao giữa nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước Giai đoạn này đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ chu trình từ đầu vào của quá trình sản
xuất cho tới việc phân phối hàng hóa Giai đoạn này doanh nghiệp đã triển khai các
hệ thống phần mềm quản lý khách hàng (CRM), quản trị chuỗi cung ứng (SCM), quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
2 Thương mại giao dịch (t-Commerce)
Ky két hop déng qua mang (e-contract)
Thanh toán điện tử (e-payment) Ung dung phan mềm quản lý, nhân sự, kế toán, bán hàng
1 Thương mại thông tin (i-Commerce)
Thông tin (information) lap trang web tham gia cac san giao dich
Trao đối đàm phán qua mạng, đặt hàng qua e- -mail, chat, forum
Thanh toán giao hàng truyền thống
Nguôn: UNCTAD, E-commerce development 2003
Hinh 1.1: So dé phat trién kinh doanh dién tir
1.2.5 Các vấn đề chiến lược TMĐT:
Theo nghiên cứu của UNCTAD năm 2003, để phát triển TMĐT các nước
cần triển khai 25 hoạt động từ thấp đến cao Đối với các nước phát triển có hạ tầng
công nghệ thông tin tiên tiến thì việc triển khai TMĐT sẽ dé dàng và nhanh chóng
hơn Ngày nay, để phát triển TMĐT các nước cần quan tâm, chú trọng vào bốn yếu
tố (4N) trong TMĐT, bao gồm: Nhận thức, Nhân lực, Nối mạng và Nội dung Nâng cao nhận thức về TMĐT sẽ giúp cho việc triển khai và phát triển TMĐT được nhanh chóng hơn Ngoài ra, TMĐT là một lĩnh vực rất rộng, đòi hỏi sự phối hợp
Trang 25cao nên cần phải có sự kết nối tốt giữa các bên liên quan nhằm đây nhanh hoạt động
thương mại với phát triển CNTT Để làm được điều này đòi hỏi phải có một đội ngũ
giỏi chuyên môn và bản thân các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng cần phải phát
triển trong quá trình triển khai TMĐT
Chính sách và kế hoạch của Chính Phủ về phát triển những ngành CNTT
Những mối đe dọa đo tự do hóa mang lại
Sử dụng các phần mềm phù hợp (hợp pháp và chỉ phí thấp)
Máy tính có thể hiển thị ngôn ngữ địa phương Những nội dung đã được địa phương hóa Các công thông tin
Chính Phủ điện tử - các cơ sở hạ tầng do Chính Phủ cung cấp
Các tiêu chuẩn về sản xuất an toàn lao động và sức khỏe kuật pháp về CNTT (giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, tội phạm tin học) Vin dé an ninh — thông tin, tính hệ thống, hệ thống mạng
Van đề chứng thực, mã hóa Truy cập Internet bằng băng thông rộng (tại đoanh nghiệp, gia đình) Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin
Hợp tác về hệ thống mạng Các cơ hội tự do hóa và khu vực hóa mang lại Các chợ điện tử
Cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện thanh toán qua mạng Bảo vệ người tiên dùng
Vấn đề chấp nhận xác thực liên quốc gia Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân
Nguôn: UNCTAD, E-commerce development 2003 Hình 1.2: Các bước triển khai TMĐT
1.2.6 Đặc điểm TMĐT:
-_ Sự phát triển của TMĐT gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển
của ICT TMĐT và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó mà sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ thúc đây TMĐT
Trang 26phát triển nhanh chóng Tuy nhiên, sự phát triển của TMĐT cũng đã thúc đầy và gợi
mở nhiều lĩnh vực ICT như phần cứng và phần mềm chuyên dụng cho các ứng dụng TMĐT, dịch vụ thanh toán cho TMĐT, cũng như đây mạnh sản xuất trong linh vực
ICT như: máy tính, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng
- Về hình thức: giao dịch TMĐT có thể hoản toàn qua mạng Trong hoạt động thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm
phán, giao dịch và đi đến ký kết hợp đồng Còn trong hoạt động TMĐT nhờ việc sử
dụng các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông, chủ yếu là dùng mạng Internet, giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp
mà vẫn có thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dich dang 6 bat ky quéc gia nao
- _ Phạm vi hoạt động: thị trường TMĐT là thị trường phi biên giới Điều này
thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp toàn cầu không phải đi
chuyên tới bất kỳ địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia và tiến hành giao dịch điện
tử bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội
- Chủ thế tham gia: Trong hoạt động TMĐT phải có tối thiểu ba chủ thể tham gia Đó là các bên tham gia giao dịch và không thé thiếu được sự tham gia của bên thứ ba, đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT Nhà cung cấp địch vụ mạng
và nhà chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dich TMDT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT
- _ Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động TMĐT đều có thê tiền hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bat ctr
nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này,
hơn nữa phương tiện điện tử có khả năng tự động hóa cao giúp đây nhanh quá trình giao dịch
- Trong TMĐT, hệ thống thông tin chính là thị trường Trong TMĐT các
bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến hành đàm phán, ký kết hợp
Trang 27đồng Các bên có thể truy cập vào hệ thống thông tin của nhau thông qua mạng
Internet, mang Extranet, để tìm hiểu thông tin và từ đó tiến hành đàm phán, ký
kết hợp đồng
1.2.7 Phan loai TMDT:
1.2.7.1 TMDT giira doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C):
Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng Người tiêu dùng thông qua các phương tiện tử để lựa chọn,mặc
cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng TMĐT B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chỉ phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chỉ phí quản lý cũng giảm đáng kể Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, ngồi bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh
nhiều mặt hàng cùng một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàng
1.2.7.2 TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B):
B2B là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT B2B (emarketplaces) Các doanh nghiệp có thể chào hàng, đặt hàng,
ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này Ở mức độ cao, các giao dịch này
có thể điễn ra một các tự động
1.2.7.3 TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G):
Trong mô hình này, cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử Cơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sim hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website
1.2.7.4 TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C):
Đây là mô hình TMĐT giữa các cá nhân với nhau Sự phát triển của các phương
tiện điện tử, đặc biệt là Internet lắm cho nhiều cá nhân có thẻ tham giao hoạt động
Trang 28thương mại với tư cách người bán hoặc người mua Một cá nhân có thể tự thiết lập
website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử đụng một website
có sẵn đề đầu giá món hàng mình có
1.2.8 Lợi ích của TMĐT:
1.2.8.1 Lợi ích đối với tổ chức:
- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới nhà cung
cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn
- _ Giảm chi phí sản xuất: Giảm chỉ phí giấy tờ, giảm chỉ phí chia sẻ thông tin,
chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống
- _ Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân
phối hàng Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi
các showroom trên mạng
- - Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web
và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm
nhiều chỉ phí biến đổi
- Sản xuất theo yêu cầu: Còn biết đến đưới tên gọi “chiến lược kéo”, lôi kéo
khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Một ví dụ thành công dién hinh 14 Dell Computer Corp
- - Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh đoanh mới với những lợi thế và
giá trị mới cho khách hàng Mô hình của amazon.com, mua hàng theo nhóm hay
đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành
công này
- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung
sản phẩm ra thị trường.
Trang 29- _ Giảm chi phí thông tin liên lạc: email tiết kiệm hơn fax hay gởi thư truyền thống
- _ Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn Đồng thời việc các biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phan that chat quan hệ với khách hàng
và củng có lòng trung thành
- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất
lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các
quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chỉ phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chỉ phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh
1.2.8.2 Lợi ích đối với người tiêu dùng:
- _ Vượt giới hạn về không gian và thời gian: TMĐT cho phép khách hàng mua sim moi noi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới
- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: TMĐT cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn
- _ Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dé dàng và phong phú hơn nên khách
hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất
-_ Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm
số hóa được như: phim, nhạc, sách, phần mềm, việc giao hàng được thự hiện sé
đàng thông qua Internet
- _ Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể
dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các ông cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) giúp
quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt hơn
- Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể
tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thé tìm, sưu tằm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thê giới
Trang 30- _ Cộng đồng TMĐT: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thê phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả nhanh chóng
- “Dap ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng
- Thuế: Trong gia đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễm thuế đối với các giao dịch trên mạng
1.2.8.3 Lợi ích đối với đối với xã hội:
- _ Hoạt động trực tuyến: TMEĐT tạo ra môi trường dé lam việc, mua sắm, giao dịch, từ xa nên giảm việc đi lai, 6 nhiễm, tai nạn giao thông
- Nâng cao mức sống: Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ tạo áp lực giảm giá, do đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng cao mức sống
- Logi ich cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản
phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT Đồng thời
cũng có thể học tập kinh nghiệm, kỹ năng Đào tạo qua mạng cũng nhanh chóng giúp các nước này tiếp thu công nghệ mới
- Dich vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của Chính Phủ, được thực hiện qua mạng với chi phi
thấp hơn, thuận tiện hơn Các loại giấy phép được cấp qua mạng, dịch vụ y té, 1
so với hoạt động marketing truyền thông Trong hoạt động thương mại truyền thống chủ yếu triển khai chiến lược marketing “đây” thì trong hoạt động TMĐT chủ yếu
là triển khai hoạt động marketing “kéo” Hàng hóa trong TMĐT có tính cá biệt hóa cao do thông qua website doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp với một lượng
Trang 31khách hàng lớn ở cùng một thời điểm, như vậy doanh nghiệp sẽ biết được thị hiểu
của người tiêu dùng cũng như những tay đổi về thị hiểu người tiêu dùng để từ đó
tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất đáp ứng cao nhất nhu cầu người tiêu
dùng Điều này đồng nghĩa với việc vòng đời sản phẩm sẽ rút ngắn lại Đặc biệt là
đối với hàng hóa số hóa thì việc mua bán, trao đổi và thanh toán diễn ra cùng một lúc cho đù người mua và người bán ở các quốc gia khác nhau trên thế giới
1.2.9.2 Thay đôi mô hình kinh doanh:
Một mặt mô hình kinh doanh truyền thống bị áp lực của TMĐT phải thay đổi, mặt khác các mô hình kinh đoanh TMĐT hoàn toàn mới được hình thành Ví
dụ như:
- _ Amazon.com là một doanh nghiệp TMĐT B2C đầu tiên trên thế giới Ngay
từ đầu thành lập công ty đã xây dựng cho mình một mô hình kinh doanh đó là bán hàng hoàn toàn trực tuyến trên mạng Thay vì xây dựng các gian hàng ngoài đời thực thì công ty xây dựng các gian hàng hoàn toàn ảo trên web của công ty là www.amazon.com, noi ma ngwdi tiéu ding có thể vào tìm kiếm thông tin sản phẩm, tiến hành việc mua hàng và thanh toán tại website của công ty
TMĐT có một đặc điểm đó là thị trường toàn cầu, phi biên giới cho nên hoạt
động ngoại thương trong giai đọan này có những điểm khác biệt so với hoạt động ngoại thương trước đây Nhờ việc ứng dụng TMĐT mà việc tiến hành các hoạt động ngoại thương ngày càng trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa số hóa như: sách điện tử, bản nhạc, phim, ảnh, hay như
Trang 32dịch vụ tài chính, địch vụ vận tải, Hiện nay TMĐT được xem là một công cụ hữu hiệu cho việc tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Triển khai TMĐT, hay việc ứng dụng web và Internet vào trong hoạt động kinh doanh đã giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng tới các thị trường trên toàn cầu với chi phí thấp mà không phải qua bất cứ trung gian nào
1.2.10 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý dé phát triển TMĐT:
Theo nghiên cứu của CommerceNet (commerce.net), 10 cản trở lớn nhất của TMDT tại Mỹ nói riêng và các nước trên thế giới nói chung theo thứ tự là:
Dễ mắt an tòan
Thiếu tin tưởng và rủi ro
Thiếu nhân lực về TMĐT
Khác biệt về văn hóa
Thiếu hạ tầng về chữ ký số (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế Nhận thức của các tổ chức về TMĐT còn chưa cao
Các rào cản thương mại quốc tế truyền thống
10 Thiếu tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT
Vậy để hạn chế những rào cản nói trên nhằm phát triển TMĐT hơn nữa thì cần phải quan tâm tới những vấn đề đưới đây
1.2.10.1 Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách vĩ mô:
Để TMĐT phát triển trước hết cần có một hệ thống pháp luật và chính sách
vững vàng, tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch TMĐĨI Điều nà sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức tham gia vào TMĐT; tạo lòng tin và bảo vệ người tiêu dùng
TMĐT với đặc trưng có hạ tầng công nghệ phát triển rất nhanh, do đó xây dựng cơ sở pháp lý cho TMĐT không những phải đạt mục tiêu tạo thuận lợi cho các
Trang 33hoạt động TMĐT, mà còn phải mang tính mở để tạo điều kiện ứng dụng những công nghệ mới cho TMĐT ngày càng phát triển hơn
Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách cho TMĐT phải giải quyết được những vấn đẻ chính sau:
e Thừa nhận giá trị pháp lý cho tất cả những giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử Điều này đảm bảo cho các doanh nghiệp tham gia TMDT trong khuôn khổ cho phép, tính hợp pháp khi thực hiện những hoạt động
TMDT
e©_ Hài hòa giữa các quy định có liên quan của pháp luật liên quan đến TMĐT
Ngoài việc thừa nhận giá trị pháp lý cho các giao địch TMĐT, các vấn đề liên quan
như: giá trị văn bản, van dé ban gốc, vấn đề chữ ký và con dấu, vấn đề giá trị làm chứng cứ, mà trong các luật chung hoặc luật chuyên ngành yêu cầu đối với các giao dịch truyền thống, phải được quy định cụ thể đối với giao dịch TMĐT
e_ Có chính sách để tạo ra môi trường cạnh tranh nhất để phát triển những nền tảng cho TMĐT như: chính sách đầu tư và phát triển đối với thị trường ICT, chính
sách ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ ICT vào trong hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp và cả nhân,
e_ Chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng
1.2.10.2Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông:
TMDT là những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu thông qua máy tính và mạng Internet Do đó, để TMĐT có thể phát triển được, yêu cầu về hạ
tầng CNTT và truyền thông là không thê thiếu
Các yếu tố trong hạ tầng CNTT và truyền thông, bao gồm:
e _ Ngành công nghiệp thiết bi ICT (máy tính, thiết bị mạng, .) Đây là các yếu
tố thuộc về phần cứng trong đầu tư cho TMĐT
e Ngành công nghiệp phần mềm
e_ Ngành viễn thông (các hệ thống dich vụ viễn thông cố định, đi động, .)
e Internet va cdc dịch vụ gia tăng dựa trên nên Internet
e - Bảo mật, an toàn và an ninh mạng
Trang 34Xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông để TMĐT phát triền phải đạt những mục tiêu sau:
- _ Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết bị CNTT và truyền thông như máy tính và các thiết bị xử lý
- _ Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch
vụ viễn thông cơ bản và Internet với giá rẻ
- Thiết lập được các hệ thống mạng viễn thông cố định và không dây mạng
- _ Nâng cao năng lực đường truyền với hệ thống băng thông rộng, cho phép các
tổ chức và đoanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vào các ứng dụng TMĐT của mình với chi phi chấp nhận được Vì các ứng dụng TMĐT ngày càng phức tạp, dung lượng dữ liệu cần truyền tải ngày càng lớn hơn, do đó yêu cầu
về mặt thiết bị và công nghệ cũng cao hơn
1.2.10.3Xây dựng hạ tầng kiến thức — chính sách đào tạo nhân lực:
TMĐT liên quan tới việc ứng dụng CNTT vào các giao dịch thương mại Do
đó, để có thẻ triển khai được hoạt động TMĐT thì đòi hỏi nguồn nhân lực cho hoạt
động này cần phải hiểu rõ những kiến thức cơ bản về TMĐT Điều này đồng nghĩa với việc phải có chính sách về tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT, phổ biến kiến thức chung cho người dân về việc sử dụng cũng như vận hành các phần mềm TMĐT TMĐT lại là một lĩnh vực còn rất mới nhưng lại phát triển nhanh chóng, do vậy đào tạo nguôn nhân lực nhằm phát triển TMĐT hơn nữa là rat
cần thiết Ngoài ra, trong hoạt động TMĐT thị trường là toàn cầu và chỉ có duy nhất
giá cho một loại sản phẩm ở tất cả các thị trường khác nhau, do vậy mà con người là nhân tố quyết định tạo sự khác biệt giữa các doanh nghiệp
1.2.10.4Xây dựng hệ thống bảo mật trong TMĐT:
Trong bối cảnh thông tin và giao địch trao đổi qua mạng tăng nhanh, vấn đề
an toàn, an ninh mạng nói chung và cho TMĐT nói riêng đang ngày càng được các
tô chức, các doanh nghiệp quan tâm
Việc xây dựng hệ thống an ninh mạng trong TMĐT phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau:
Trang 35- _ Chống lại các cuộc tấn công với mục đích lay cắp thông tin: Thông tin trong
các giao dịch TMĐT rất nhạy cảm và cần phải được bảo vệ Có rất nhiều dạng tấn
công nhắm lấy nội dung thông tin: tấn công trên đường truyền dữ liệu, ngăn chặn các thông báo giữa máy chủ và máy khách hoặc truy cập vào máy chủ/máy khách
đề đọc được nội dung Dù ở dạng nào, các hệ thông cũng cần phải có những biện pháp thích hợp để phản ứng và ngăn chặn các cuộc tan công trên
- - Đảm bảo tính bí mật của thông tin: chỉ những người có quyền mới được phép xem và sửa đối nội dung thông tin Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm có thể bọ xâm phạm bắt hợp pháp và điều này có thể gây ra những hậu quả rất lớn nếu không được ngăn chặn
- _ Bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin: Thông tin đi từ nguồn tới đích không bị
thay đổi Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm bị đối thủ chặn lại trên đường đi,
tìm cách sửa đổi nội dung rồi tiếp tục gởi đến địa chỉ đích mà người nhận hoàn toàn không biết về việc sửa đổi này Do vậy, hệ thống TMĐT cản có những giải pháp kiểm soát thông tin, nhằm phát hiện ra sự mạo danh cũng như sự không toàn vẹn của thông tin
- Bao đảm tính sẵn sàng của đữ liệu: khi người sử dụng cần đến thông tin, chúng phải có và ở trạng thái có thể khai thác được Trên thực tế, tin tặc có thé dùng
hiều hình thức để làm giám tính sẵn sàng của hệ thống, hoặc làm tê liệt hệ thống với các thức đơn giản nhất là tạo ra một số lượng lớn các gói tin yêu cầu được xử lý
trong cùng một thời gian làm cho hệ thống không có khả năng đáp ứng
Đề đạt những mục tiêu trên, mỗi tổ chức hay cá nhân đều phải nghiên cứu đầu tư, xây đựng một chiến lược an toàn mạng cho chính mình Bước đầu tiên cho
chiến lược này, đó chính là xác định những “tài sản” hay những thông tin cần được
bảo mật Sau đó, xác định quyển truy cập thông tin đó thuộc về những ai trong công
ty hay tô chức của mình và cuối cùng tìm kiếm những nguồn lực và giải pháp để bảo vệ những thông tin ấy Những nguồn lực ấy có thể là: tự xây dựng hoặc mua các phần mêm bảo mật, phân cứng, các thiết bi bảo vệ,
Trang 361.2.10.5Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử:
Một trong những khâu cơ bản trong quy trình thực hiện TMĐT là khâu thanh toán Sự phát triên của hoạt động thanh toán trong TMĐT đã giúp cho hoạt động thương mại trở nên để dàng và là một chu trình hoàn chỉnh Thanh toán điện tử có
sử dụng đến các phương tiện điện tử kết nổi mạng viễn thông nên thanh toán trong TMĐT cũng có những đặc thù riêng, trong đó hoạt động thanh toán điện tử không nhất thiết phải gắn liền với một ngân hàng hay tổ chức tài chính truyền thống mà có thể thông qua một tô chức trung gian cung cấp dịch vị thanh toán qua mạng Thanh toán điện tử phát triển giúp đây nhanh hoạt động ngoại thương giữa các quốc gia với nhau, không chỉ trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn thúc đây hoạt động mua bản giữa các cá nhân với cá nhân
1.2.10.6Xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh:
Phần lớn các giao dịch TMĐT chủ yếu là thực hiện qua Internet thông qua các website Do vậy để phát triển TMĐT, trước hết doanh nghiệp cần có chiến lược xây dựng và quảng bá website Ngoài ra các doanh nghiệp TMDT cũng cần phải xác định được mô hình kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh hiệu quả sao cho phù hợp với khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp
1.2.10.7Xây đựng nguồn nhân lực cho TMĐT:
So với nhiều hoạt động kinh tế thì TMĐT còn rất non trẻ TMĐT chỉ mới
hình thành trong khoảng 20 năm trở lại đây Chính vì lẽ đó mà xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT là rất cần thiết Nguồn nhân lực cho lĩnh vực
TMĐT đòi hỏi không chỉ nắm vững kiến thức về kinh tế mà còn cần phải nắm vững kiến thức về CNTT
1.3 — Tình hình phát triển TMĐT trên thế giới:
Internet đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm Để giành chiến
thắng trong thế giới mới này, các công ty cần tăng cường "bảng cân đối kỹ thuật số" Từ ngày tên miền đầu tiên được đăng ký trong năm 1985, Internet đã không ngừng phát triển Nó đã ăn sâu trong cuộc sống hàng ngày đến mức mà hầu hết
Trang 37chúng ta không còn nghĩ về nó như bất cứ điều gì mới hoặc đặc biệt Internet đã trở
thành, khá đơn giản, không thể thiếu
Theo nhận xét của chuyên gia David Dean, đồng tác giả của bản nghiên cứu kiêm đối tác cao cấp tại BCG (Tập đoàn tư vấn Boston) Đến năm 2016, sẽ có 3 tỷ người dùng Internet toàn cầu gần một nửa dân số thế giới Nền kinh tế Internet sẽ
lên tới 4,2 nghìn tỷ USD trong các nền kinh tế G-20 Nếu nó là một nền kinh tế
quốc dân, nền kinh tế Internet sẽ xếp hạng trong top của thế giới năm, phía sau chỉ
có Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, và Án Độ, và trước Đức Trên khắp các G-20, nó đã
lên tới 4.1% GDP, hoặc $ 2,3 nghìn ty trong năm 2010 vượt qua nền kinh tế của Ý
và Brazil Internet đóng góp 8% GDP ở một số nền kinh tế, cung cấp năng lượng tăng trưởng và tạo việc làm
1.3.1 Tình hình phát triển TMĐT ở một số quốc gia và khu vực trên thế giới: 1.3.1.1 Trung Quốc:
Trung Quốc đã sẵn sảng để trở thành thị trường trực tuyến lớn nhất thế giới
trong vòng vài năm tới Theo Barclays Capital, bán lẻ trực tuyến tạo ra 121 tỷ USD
doanh số bán hàng ở Trung Quốc năm 2011, tăng 66% từ năm 2010 Kích thước
của thị tường TMĐT của Trung Quốc được dự kiến sẽ nhiều hơn gấp ba lần trong
vòng ba năm tới, với doanh thu đạt 420 tỷ USD vào năm 2015
Ước tính Trung Quốc có khoảng 193 triệu người mua hàng trực tuyến, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác Đến năm 2015, người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tiêu dùng cho mua sắm trực tuyến khoảng 1.000USD mỗi năm Vào thời điểm đó, TMĐT có thể chiếm hơn 8% doanh số bán lẻ ở Trung Quốc, theo dự đoán của Boston Consulting Group
Nhìn chung, sự tăng trưởng của TMĐT Trung Quốc đến từ hai yếu tố Một
là sự gia tăng của tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, được dự kiến sẽ có khoảng
200 triệu đến 800 triệu người trong vòng 20 năm tới, theo Acquity Group Cùng với sự trợ cấp chỉ phí truy cập Internet tốc độc cao khoảng 10USD/tháng, với việc
mở rộng truy cập Internet tốc độc cao và điện thoại đi động có kết nối Internet tới
Trang 38khoảng 513 triệu khách hàng tiềm năng Hai Là, giá vận chuyển và độ tin cậy cũng
đã được cải thiện, đặc biệt là ở các thành phó đô thị ven biển Theo BCG, chi phí
vận chuyên của các công ty Trung Quốc chỉ bằng khoảng 1/6 so với Mỹ
1.3.1.2 Sigapore:
Để thúc đây giao dịch TMĐT, Singapore tập trung vào hệ thống thanh toán điện tử và trở thành một trong những nước đầu tiên áp dụng hệ thống thanh toán này Tháng 12 / 1996, Singapore khai trương chương trình ứng đụng toàn diện các
loại thẻ Internet card, thẻ mua hàng điện tử, túi tiền điện tử Hệ thống giao dịch điện
tử an toàn mang tính quốc tế được thành lập 1997 và đi vào hoạt động từ năm 1998
Chính Phủ Singapore hổ trợ và vận hành “điểm nóng TMĐT” (Electronic commerce Hotbed-ECH) với sự tham gia của 60 tổ chức tài chính, công nghệ và xây dựng hạ tầng TMĐT ECH lap ra Uy ban điều phối TMĐT hoạt động trong
khuôn khổ ECH Tháng 1/1997, Chính Phủ lập ra tiểu ban chính sách TMĐT Tiểu
ban này có trách nhiệm nghiên cứu và soạn thảo chính sách quản ly TMDT Van bản có tính chất bao trùm sự phát triển TMĐTở Singapore là kế hoạch tổng thé về TMĐT Singapore Kế hoạch này được xác định mục tiêu cụ thể như sau:
- _ Xây dựng hạ tầng cơ sở TMĐT có khả năng kết nối quốc tế
- _ Biến Singapore trở thành một trung tâm TMĐT
- Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT như là một chiến lược kinh doanh
- _ Xúc tiến dân chúng sử dụng rộng rãi TMĐT
-_ Từng bước tạo ra sự phù hợp giữa hệ thống quy định hiện hành về giao dịch
kinh doanh với các quy định mới về giao dịch TMĐT
1.3.1.3 Malaixia:
Trong khuôn khổ chương trình tầm nhìn năm 2020, Chính Phủ đã thành lập:
“siêu hành lang thong tin da phương tiện” Đầu năm 1996, tiêu ban đặc biệt được
thành lập dưới sự chủ trì của Bộ năng lượng, bưu điện và viễn thông có mục tiêu xây dựng chính sách, quy định đáp ứng các yêu cầu của TMĐT gồm: Luật chữa ký
điện tử, Luật y tế điện tử, Luật giao dịch TMĐT, sửa đổi Luật bản quyền phù hợp
Trang 39-với yêu cầu phát triển TMĐT Tháng 2 / 1997, Malaixia công bó chiến lược TMĐT
gồm những điểm chính sau:
-_ Xây dựng hệ thống hạ tằng thông tin với công nghệ tiên tiền
- Bién siêu hành lang đa phương tiện trở thành một trung tâm TMĐT khu vực
- _ Tiến tới không kiểm duyệt Internet
- _ Đưa Malaixia thành kiểu mẫu về bảo vệ sở hữu trí tuệ trong giao dịch TMĐT
- Không đánh thuế nhập khâu các thiết bị, kỹ thuật phục vụ cho TMĐT ít nhất
có Việt Nam sẽ thiếu điều kiện cạnh tranh để tồn tại và dần đuổi kịp các nước phát
triển và như vậy các nước này sẽ bị bỏ rơi Kinh nghiệm từ các nước cho thấy vì các đòi hỏi và các vấn đề của TMĐT đều có nhiều khía cạnh phức tạp, có liên quan chặt
chẽ với nhau nên để triển khai TMĐT thì Việt Nam cần phải:
- — Hình thành các nguyên tắc chỉ đạo và quan điểm về hệ thống các cơ sở hạ
ting pháp lý, công nghệ, kinh tế, xã hội cho việc chấp nhận và triển khai TMĐT, lấy
đó làm cơ sở mang tính nguyên lý cho các chương trình và các hoạt động
- Chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng về thông tin và pháp
lý cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển TMĐT của các doanh nghiệp
- Xây dựng một chương trình tổng thể, tiếp đó là một chương trình hành động
về TMĐT để từng bước triển khai có hiệu quả và hệ thống.
Trang 40TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã nêu lên những khải niệm cơ bản của thương
mại truyền thống và TMĐT, vai trò và đặc điểm của thương mại truyền thông
và TMĐT Mì trọng tâm của luận văn là TMĐT nên trong chương 1 tác giả cũng đã khải quát quả trình hình thành và phát triển của TMĐT, các phương
tiện trong giao dịch điện tử, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của
TMĐT và những tác động của TMDT đối với nền kinh tế Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu lên những cách thức giao dịch và những loi ich ma TMDT mang lai
Ngoài ra, trong chương 1 tác giả cũng nêu lên những kinh nghiệm phát triển TMĐT ở các nước trên thế giới như: Trung Quốc, đây là quốc gia có nên chính trị tương tự như Việt Nam, Malaixia và Singapore là 2 Quốc gia phát triển nhất trong khối Asean Từ những Quốc gia này tác giả đã khải quát
lại những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học tập
Từ những khải quát của chương | la co so để tác giả đi vào phân tích thực trạng của sự phát triển TMĐT tại các doanh nghiệp CNTT nhỏ và vừa tại TPHCM