1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở việt nam

73 298 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 450 KB

Nội dung

Một trong những mô hình điểnhình đã thành công trong hoạt động theo mô hình B2B là Alibaba.comcủa Trung Quốc._Giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng loại hình B2C: Trong B2C, là thương mại

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

I Quan niệm về TMĐT và lợi ích của nó

III Cơ sở đảm bảo hoạt động của TMĐT ở nước ta

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TMĐT Ở VIỆT NAM

I Môi trường phát triển TMĐT

1.Nhận thức và nguồn nhân lực cho TMĐT

1.1.Nhận thức xã hội đối với TMĐT

1.2.Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT

2.Chính sách và pháp luật cho phát triển TMĐT

2.1 Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp lý cho việc triển khaiTMĐT

2.2 Các yêu cầu pháp lý cho việc phát triển TMĐT

2.3.Một số chính sách liên quan tới TMĐT

2.4.Pháp luật

3.Hạ tầng công nghệ và dịch vụ hỗ trợ TMĐT

3.1.Công nghệ thông tin (CNTT)

3.2 Viễn thông và Internet

3.3 Thanh toàn điện tử

Trang 2

II Một số loại hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến

1.Tình hình phát triển chung

1.1 Mở ra một hướng đi mới cho các doang nghiệp (DN)

1.2 Phát triển sôi động nhưng thiếu cân đối

1.3 Định hướng phát triển

2 Các dịch vụ công

3 Quảng cáo trực tuyến

4 Giải trí trực tuyến

5 Đào tạo trực tuyến

6 Các loại hình kinh doanh giá trị giá trị gia tăng trực tuyến khác

3.Ứng dụng TMĐT với DN xuất khẩu

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM (VN)

I.Phương hướng phát triển TMĐT ở VN

II.Một số giải pháp cho phát triển TMĐT ở VN

KẾT LUẬN

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Vào cuối thế kỷ XX, sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã được

áp dụng trước hết vào máy tính điện tử, tiếp đó sang các lĩnh vực khác(điện thoại di động, thẻ tín dụng ) Số hoá và mạng hoá đã là tiền đề cho

sự ra đời của nền kinh tế mới - nền kinh tế số (còn gọi là nền kinh tế trithức, nền kinh tế dựa trên tri thức, ) Việc mua bán hàng hóa và dịch vụthông qua các phương tiện điện tử, Internet và các mạng viễn thông khác

đã xuất hiện, đó chính là “Thương mại điện tử” (TMĐT) TMĐT là hoạtđộng thương mại sử dụng phương thức truyền số liệu điện tử để thực hiệnhoặc xử lý quá trình kinh doanh Trong nhiều thập kỷ nay các công ty đã

sử dụng rất nhiều công cụ truyền thông điện tử để chỉ dẫn các giao dịchkinh doanh khác nhau Ngân hàng dùng EFTs để chuyển tiền của kháchhàng trên khắp thế giới, các doanh nghiệp thì sử dụng EDI để đặt hàng vàgửi các hoá đơn, những người bán lẻ dùng quảng cáo trên TV để thu thậpcác đơn đặt hàng bằng điện thoại Một số người dùng cụm từ thươngmại Internet để định nghĩa cho TMĐT, nghĩa là dùng Internet hoặc Webnhư là bộ phận trung gian trong việc chuyển giao số liệu của nó Ngay từkhi cụm từ này còn là quá mới thì đôi khi các doanh nghiệp và người dânthường dùng nó theo nhiều nghĩa khác nhau Thí dụ như IBM đã địnhnghĩa TMĐT là quá trình thay đổi kinh doanh chủ yếu qua việc sử dụngcác công nghệ Internet Vai trò quan trọng của TMĐT là phải hiểu đượccách làm cho các công ty sử dụng nó chấp nhận sự thay đổi

Tuy mới xuất hiện và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thương mại songTMĐT đã mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, chính phủ,người tiêu dùng và xã hội Thương mại điện tử đã vượt ra khỏi lĩnh vựcthương mại, ngày càng tác động đến các lĩnh vực khác và hứa hẹn manglại những thay đổi to lớn và sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người.Thương mại điện tử ngày càng được sự quan tâm của Chính phủ, Doanhnghiệp và người tiêu dùng và đang trở thành một công cụ hữu hiệu trongquá trình toàn cầu hoá và trong xây dựng nền kinh tế số Thât khó màhình dung ra xã hội tương lai nếu không có TMĐT

Bên cạnh đó, TMĐT cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để khaithác các lợi ích của TMĐT như vấn đề an toàn, an ninh cho các giao dịchtrên mạng, các vấn đề về bảo vệ bí mật, tính riêng tư, các vấn đề vềCNTT và truyền thông, cơ sở hạ tầng, các vấn đề về nhân lực, chuyển đổi

mô hình kinh doanh, các vấn đề về quản lý, thay đổi tập quán, thói quentrong kinh doanh…

Phát triển TMĐT đang là vấn đề đặt ra cho nước ta khi tham gia Tổ chứcthương mại thế giới WTO TMĐT vừa là cơ hội, vừa là công cụ hữu hiệubảo đảm sự bình đẳng và bứt phá của Doanh nghiệp VN trong tiến trình

Trang 4

hội nhập kinh tế quốc tế Thương mại điện đang là một cấu chuyện dài vànóng tại Việt Nam, Việt Nam vừa gia nhập WTO, nền kinh tế toàn cầu,việc buôn bán giao thương giữa các nước, các khu vực khác nhau trên thếgiới, và như vậy vị trí địa lý sẽ được xóa nhòa khi internet phát triển nhưhiên nay Bạn có thể chỉ với chiếc máy tính, cần điền vào một số thống

số, vài ngày sau bạn đã có một sản phẩm vừa ý, và điều đương nhiên cáccông ty nước ngoài cũng nhảy vào Viêt Nam sẽ tạo nên cuộc cạnh tranhhết sức gay gắt, làm gì để chúng ta cạnh tranh được, với thời đại CNTTphát triển như hiện nay chỉ có các công ty nào đủ nhanh nhạy thì mới cóthể bắt kịp với xu hướng, và cái xu hướng ấy tất sẽ xảy ra, đó là thưongmại điện tử trong tương lai không xa

Trước những thực trạng như vậy, em lựa chọn đề tài nghiên cứu “THỰCTRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM” để viết

đề án môn học Kinh tế Thương mại Em làm đề án này dưới sự giúp đỡcủa các thầy cô giáo trong khoa Thương mại, đặc biệt là của thầy NguyễnThanh Phong Bài viết của em còn nhiều thiếu sót mong các thầy côthông cảm và giúp đỡ em hoàn thiện đề án này Em xin chân thành cảm

ơn !

Đề án này gồm ba chương:

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAMCHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠIĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Trang 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TMĐT

I Quan niệm về TMĐT và lợi ích của nó

Hiện nay, TMĐT đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới, đặc biệt

là ở những nước công nghiệp phát triển Sự phát triển của TMĐT mộtmặt là kết quả của xu hướng tất yếu quá trình “số hoá” toàn bộ hoạt độngcủa con người Mặt khác , là kết quả của các nỗ lực chủ quan của từngnước, đặc biệt là vấn đề tạo môi trường pháp lý, chủ trương chính sáchcho kinh tế “số hoá” nói chung và TMĐT nói riêng

1 Khái niệm TMĐT Trước khi tìm hiểu khái niệm TMĐT chúng ta cùng phải thống nhất về thuật ngữ Thương mại Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng (theo UNCITRAL) để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mangtính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;

chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ

Ủy ban Châu Âu định nghĩa: TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạtđộng kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý vàtruyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh TMĐT gồmnhiều hành vi gồm hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phươngtiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiềnđiện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại,hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếptới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng TMĐT được thực hiệnđối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y

tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấpthông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động dịch vụ truyền thống(như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêuthị ảo) Tổ chức Thương mại Thế giới định nghĩa: TMĐT bao gồm việcsản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán vàthanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hìnhcác sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông quamạng Internet

Trang 6

Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hếtcác lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ làmột trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của TMĐT Trong xã hội hiện đại,TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức muasắm của con người Nói một cách vắn tắt, chính các hoạt động thươngmại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ TMĐT

Theo ước tính, TMĐT có trên 1300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó buôn bánhàng hoá chỉ là một lĩnh vực ứng dụng

2 Đặc trưng của TMĐT: So với các hoạt động thương mại truyền thống,TMĐT có các đặc trưng sau:

_Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với

nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước Trong thương mại truyềnthống, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch Cácgiao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền,séc, hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo Các phương tiện viễn thông như: fax,telex, chỉ được dùng để trao đổi số liệu kinh doanh Tuy nhiên, việc sửdụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ đểtruyền tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giaodịch TMĐT cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻolánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ởkhắp mọi nơi đều có cơ hội tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu vàkhông đòi hỏi nhất thiết phải có mối quan hệ với nhau

_Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của

khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thịtrường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) TMĐT trựctiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu TMĐT càng phát triển,thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thịtrường trên khắp thế giới Với TMĐT, một công ty dù mới thành lập đã

có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức hay Mỹ…, mà không hề phải bước rakhỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm mới thực hiệnđược

_Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủthể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụmạng, các cơ quan chứng thực Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham giaquan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuấthiện một bên thứ 3, đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứngthực… là những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT Nhàcung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi,lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời

họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT

Trang 7

_Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phươngtiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính

là thị trường Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới đượchình thành Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hìnhthành nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới cho giới kinhdoanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa

và dịch vụ trên mạng máy tính

3 Lợi ích của TMĐT

Lợi ích của TMĐT rất to lớn, bao quát và tiềm tàng thể hiện ở một số mặtchính sau :

* Lợi ích đối với các tổ chức :

- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiêu sản phẩm hơn

- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia xẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống

- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví

dụ như Ford Motor) tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho

- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi

- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp

- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này

- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khảnăng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường

- Giảm chi phí thông tin liên lạc:

- Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%)

Trang 8

- Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.

- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời

- Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng Thực

tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet

- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chấtlượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh

* Lợi ích đối với người tiêu dùng

- Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phépkhách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới

- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn

- Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và

từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất

- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet

- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)

- Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới

- Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh

nghiệm hiệu quả và nhanh chóng

- “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng

- Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miến thuế đối với các giao dịch trên mạng

Trang 9

* Lợi ích đối với xã hội

- Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn

- Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người

- Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và

TMĐT Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng

- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như

y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ được thực hiện qua mạngvới chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế là các ví dụ thành công điển hình

II Hình thức hoạt động TMĐT

1.Giao dịch TMĐT

Giao dịch TMĐT (electronic commerce transaction) với chữ “thươngmại” được hiểu với đầy đủ các nội dung đã ghi trong đạo luật mẫu vềTMĐT của Liên hợp quốc, gồm 4 kiểu giao dịch :

_Người với người : qua điện thoại, máy Fax và thư điện tử(electronicmail) ;

_Người với máy tính điện tử :trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử(electronic form) và qua “võng thị toàn cầu” (World Wide Web);

_Máy tính điện tử với máy tính điện tử : qua trao đổi dữ liệu điện tử (EDI: electronic Data interchange), thẻ thông minh(smart card), các dữ liệu mãhoá bằng vạch (barcoded data, cũng gọi là dữ liệu mã vạch );

_Máy tính điện tử với người : qua thư tín do máy tự động sản ra, máy Fax

và thư điện tử

2 Các loại giao dịch TMĐT

Có ba chủ thể tham gia giao dịch TMĐT, đó là Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, Người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định thành công của TMĐT và Chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết

và quản lý Các giao dịch TMĐT có thể được thực hiện giữa các bên khácnhau như sau:

_Giữa các doanh nghiệp (loại hình B2B): Trong các giao dịch B2B, cả

người bán và người mua đều là các tổ chức kinh doanh, có thể hiểu đơn

Trang 10

giản là TMĐT giữa các doanh nghiệp với nhau Mô hình này hỗ trợ rấtnhiều cho các doanh nghiệp trong nước trong việc kinh doanh với cácdoanh nghiệp nước ngoài dựa trên các lợi ích mà nó đem lại Mô hình nàychiếm 80% doanh số TMĐT toàn cầu Một trong những mô hình điểnhình đã thành công trong hoạt động theo mô hình B2B là Alibaba.comcủa Trung Quốc.

_Giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (loại hình B2C): Trong B2C, là

thương mại giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việckhách hàng thu thập thông tin, mua hàng hóa hữu hình (như sách, các sảnphẩm tiêu dùng, …) hoặc sản phẩm thông tin hoặc hàng hóa về nguyênliệu điện tử hoặc nội dung số hóa như phần mềm, sách điện tử và cácthông tin, nhận sách qua mạng điện tử Một trong những nhà kinh doanhthành công trên thế giới theo mô hình này là Amazon.com với việc kinhdoanh bán lẻ qua mạng các sản phẩm như sách, đồ chơi, đĩa nhạc, sảnphẩm điện tử, phần mềm và các sản phẩm gia đình

_Giữa những người tiêu dùng (loại hình C2C): Trong C2C, là mối quan

hệ thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng với nhau Đây cũngđược coi là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng vàngày càng phổ biến Hình thái dễ nhận ra nhất của mô hình này là cácwebsite bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng Một trong những thànhcông vang dội của mô hình này là trang web đấu giá eBay

_Giữa Chính phủ và những đối tượng khác (loại hình G2C): Trong

trường hợp này, Chính phủ cung cấp các dịch vụ cho các công dân thôngqua các giao dịch TMĐT

_Các cấp chính quyền có thể làm việc với nhau hoặc với các doanh nghiệp (loại hình G2B): Đây là loại hình TMĐT giữa doanh nghiệp và

Chính phủ, được hiểu chung là thương mại giữa các doanh nghiệp khốihành chính công Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công,thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan tới chính phủ Hình tháinày của thương mại có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công cóvai trò dẫn đầu trong việc thiết lập TMĐT; thứ hai, người ta cho rằng khuvực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nênhiệu quả hơn

2.Hình thức hoạt động của TMĐT

a Thư điện tử (email) : Thư điện tử, hay email (từ chữ electronic mail) là

một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính Email là mộtphương tiện thông tin rất nhanh Một mẫu thông tin (thư từ) có thể đượcgửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua cácmạng máy tính, đặc biệt là mạng Internet Nó có thể chuyển mẫu thông

Trang 11

tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ mà còn truyềnđược các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim,…

b Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thôngqua thông điệp điện tử (electronic message) thay cho việc giao tay tiềnmặt Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mởrộng bao gồm : trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial ElectronicData Interchange - FEDI), tiền mặt Internet (Internet Cash), túi tiền điện

tử (electronic purse), thẻ thông minh (smart card), giao dịch ngân hàng sốhoá (digital banking)

* Hiện nay hình thức thanh toán điện tử được áp dụng trong rất nhiều lĩnhvực như:

_Bán lẻ điện tử: Bán lẻ điện tử là bán trực tiếp các sản phẩm thông qua

các cửa hàng điện tử hay các khu siêu thị điện tử, thường được thiết kếxung quanh một khuôn mẫu ca-ta-lô cửa hàng điện tử Có thể thấy hàngtrăm nghìn các cửa hàng điện tử trên Internet, mỗi quầy đều có tên riêng

và cổng (portal) TMĐT của mình Giống như hình thức mua hàng bằngcách đặt hàng qua điện thoại, TMĐT cho phép mua hàng từ nhà và thựchiện công việc này 24h mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần Bán lẻ điện tử cungcấp một lượng phong phú các sản phẩm và dịch vụ, kể cả các mặt hàngđộc đáo nhất, thường là với mức giá thấp hơn Hơn nữa chỉ trong vàigiây, người mua hàng có thể nhận được các thông tin chi tiết về sản phẩm

và có thể dễ dàng tìm kiếm và so sánh các sản phẩm và giá của các đốithủ cạnh tranh

_Ngân hàng trực tuyến: Các giao dịch ngân hàng được thực hiện trực

tuyến Hệ thống thanh toán của một ngân hàng lớn gồm nhiều hệ thốngnhỏ:

+Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểmbán lẻ, các ki-ốt, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sởkhách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng,thông tin hỏi đáp,…

+Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị,

…)

Thanh toán nội bộ một ngân hàng

Thanh toán liên ngân hàng

c Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange –EDI) : là việctrao đổi các dữ liệu dưới dạng “Có cấu trúc” (structure form) từ máy tính

Trang 12

điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hay tổ chức đãthoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà khôngcần có sự can thiệp của con người EDI sử dụng rộng rãi trên thế giới, chủyếu phục vụ cho mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, cáctài liệu gửi hàng, hoá đơn ), người ta cũng dùng cho các mục đích khác,như thanh toán tiền khám bệnh, trao đổi các kết quả xét nghiệm EDIchủ yếu được thực hiện qua mạng ngoại bộ (Extranet).

d Giao gửi số hoá các dung liệu (digital delivery of content) : dung liệu(content) là phần của hàng hoá với tính cách là nội dung của nó, nói cáchkhác, dung liệu chính là nội dung của hàng hoá chứ không phải kà bảnthân nội dung Ví dụ : tin tức, sách báo, các chương trình phần mềm, các

yw kiến tư vấn, vé máy bay, hợp đồng bảo hiểm Ngày nay dung liệuđược số hoá và truyền gửi qua mạng, gọi là “giao gửi số hoá” (digitaldelivery)

e.Bán lẻ hàng hoá hữu hình (Retail of tangible goods) : Hiện nay danhmục các hàng hoá bán lẻ qua mạng đã mở rộng hơn rất nhiều, từ hoa tớiquần áo, ô tô và xuất hiện một hoạt động gọi là mua hàng điện tử haymua hàng trên mạng Để thực hiện việc mua và bán hàng, khách hàng chỉviệc tìm đến trang web của cửa hàng, xem hàng hóa được trưng bàythông qua hình ảnh hiển thị trên màn hình, xác nhận việc mua và trả tiềnbằng thanh toán điện tử Người mua chọn hàng rồi đặt vào giỏ mua hànggiống như đi siêu thị, nhưng ở đây là các thao tác được thực hiện trêntrang web Sau khi đã chọn đúng mặt hàng, số lượng cần, màu sắc ưng ý,người mua thực hiện thao tác thanh toán Tổng giá trị hàng hóa sẽ hiệnlên trang web với đầy đủ chi tiết đơn hàng của khách hàng Vì là hànghóa hữu hình nên tất yếu sau đó cửa hàng phải dùng tới các phương tiệngửi hàng theo kiểu truyền thống để đưa hàng đến tay người tiêu dùng.Khách hàng có thể lựa chọn phương thức thanh toán trả cho người giaohàng hoặc trả qua thẻ tín dụng

Xu hướng trong những năm tới, TMĐT chủ yếu được ứng dụng tronglĩnh vực tài chính ngân hàng,tiếp đến là du lịch, kinh doanh bán lẻ vàquảng cáo, trong lĩnh vực buôn bán hàng hoá hữu hình khác còn rất hạnchế

f Chính phủ điện tử

Khi TMĐT phát triển chín muồi và các công cụ và ứng dụng của nó đượchoàn thiện hơn thì có sự chú ý nhiều hơn đến việc sử dụng nó để áp dụngvào hoạt động của các tổ chức công cộng và các cấp chính quyền Chính

Trang 13

phủ điện tử là việc sử dụng công nghệ Internet nói chung và đặc biệt làTMĐT để đưa thông tin và các dịch vụ công đến cho người dân, các đốitác kinh doanh và các nhà cung cấp, và những người làm việc trongngành công cộng Nó khá hiệu quả để tiến hành các giao dịch kinh doanhvới các công dân và các doanh nghiệp và trong nội bộ các cơ quan chínhphủ.

Chính phủ điện tử cung cấp nhiều lợi ích: Nâng cao hiệu quả và tính hữuhiệu của các chức năng của chính phủ, bảo gồm cả việc cung cấp các dịch

vụ công cộng Nó cho phép các cấp chính quyền trở nên minh bạch hơnđối với công chúng và các doanh nghiệp bằng việc cung cấp truy cập đếnnhiều thông tin của Chính phủ hơn Chính phủ điện tử tạo nhiều cơ hộihơn để các công dân phản hồi đến các cơ quan của Chính phủ và tham giavào các tổ chức và quá trình dân chủ Các ứng dụng của chính phủ điện tử

có thể chia thành ba loại chính: Chính phủ và công dân (G2C), Chính phủ

và các doanh nghiệp (G2B), và Nội bộ Chính phủ (G2G)

III Cơ sở đảm bảo hoạt động TMĐT ở nước ta

Theo chuyên gia trung tâm thương mại quốc tế (ITC) thì không nên nhìnnhận TMĐT đơn thuần chỉ là việc dùng phương tiện điện tử để thực hiệncác hành vi thương mại truyền thống mà nên hiểu rằng một khi chấp nhậnTMĐT thì toàn bộ hình thái hoạt động của một nước sẽ thay đổi, cả hệthống giáo dục, tâp quán làm việc và các quan hệ quốc tế Những yêucầu của TMĐT rất ngiêm ngặt, bao gồm tổng thể nhiều vấn đề phức tạpđan xen nhau trong mối quan hệ hữu cơ

_Trước hết là hạ tầng cơ sở công nghệ : TMĐT là hệ quả tất yếu của sựphát triển kỹ thuật số hoá và công nghệ thông tin mà trước hết là kỹ thuậtmáy tính điện tử Vì thế, TMĐT thực sự có vai trò và hiệu quả đích thựckhi đã có một hạ tầng cơ sở thông tin vững chắc Hạ tầng cơ sở công nghệ

ấy bao gồm các chuẩn của DN, của cả nước và sự liên kết của các chuẩn

ấy với các chuẩn quốc tế, kỹ thuật ứng dụng và thiết bi ứng dụng vàkhông vhỉ là của riêng từng DN mà phải là một hệ thống quốc gia với tưcách như một phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin khu vực và toàncầu (trên nền tảng của Internet hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là bao gồm cảcác phân mạng, hệ thống liên lạc viễn thông toàn cầu), hệ thống ấy phảitới được từng cá nhân trong hệ thống thương mại (cho tới từng cá nhânngười tiêu dùng)

_Thứ hai, yêu cầu cơ sở nguồn nhân lực : ứng dụng TMĐT làm nảy sinhhai đòi hỏi lớn về nhân lực

+Một là,mọi người đều phải quen thuộc và phải có khả năng thành thạohoạt động trên mạng

Trang 14

+Hai là, có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịpcác công nghệ thông tin mới, phát triển để phục vụ cho kinh tế số hoá nóichung và TMĐT nói riêng (hiện nay đã ở mức đổi mới hàng tuần), cũngnhư có khả năng thiết kế các chương trình phần mềm đáp ứng nhu cầuhoạt động của một nền kinh tế số hoá, tránh bị động, lệ thuộc hoàn toànvới nước khác

Vì vậy, TMĐT sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản trong hệ thống giáo dục vàđào tạo

_Thứ ba, tạo lập môi trường kinh tế và pháp lý : ở mỗi nước, TMĐT chỉ

có thể được tiến hành khi tính pháp lý của nó được thừa nhận, biểu hiện

cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, chữ kýđiện tử, chữ ký số hoá, các thanh toán điện tử Ngoài ra, nó còn đòi hỏiphải có một môi trường kinh tế đã tiêu chuẩn hoá ở mức cao với các khíacạnh của TMĐT được phản ánh đầy đủ trong hệ thống nội luật

_Thứ tư, yêu cầu bảo vệ sở hữu trí tuệ : trong việc truyền gửi các dữ liệuqua mạng nổi lên vấn đè sở hữu chất xám và bản quyền của các thông tin

So với việc bảo vệ sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế vật thể thì vấn đề nàyphức tạp hơn nhiều

_Thứ năm, yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng : bảo vệ người tiêu dùng làyêu cầu ngày càng được đề cao trong hoạt động thương mại Hơn nữatrong TMĐT, thông tin về hàng hoá đều là thông tin số hoá, nên ngườimua không có điều kiện “nếm thử” hay “dùng thử” hàng hoá trước khimua Khả năng rơi vào “thị trường chanh quả” sẽ càng gia tăng, chưa kểtới khả năng nhầm lẫn các cơ sở dữ liệu, bị lừa gạt bởi các thông tin vàcác tổ chức phi pháp có mặt trên mạng Bởi vậy, người mua chịu rủi rolớn hơn so với thương mại giao dịch vật thể Điều này làm nảy sinh nhucầu phải có một trung gian bảo đảm chất lượng hoạt động hữu hiệu và íttốn kém

_Thứ sáu, yêu cầu bảo mật và an toàn : giao dịch thương mại qua TMĐT,trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ ký) đều ở dạng số hoá đặt ra yêu cầunghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay đổithông tin, xâm nhập dữ liệu Hệ thống bảo mật an toàn được thiết kế trên

cơ cở kỹ thuật mã hoá hiện đại và một cơ chế an ninh hữu hiệu (nhất làcác hệ thống có liên quan đến an ninh quốc gia) Ngoài ra, TMĐT chỉ cóthể thực hiện trên thực tế và có hiệu quả khi đã tồn tại một hệ thống thanhtoán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao, cho phép tiến hành thanh toán

tự động Những tác động văn hoá, xã hội của Internet và vấn đề lệ thuộccông nghệ cũng cần được tính đến khi áp dụng TMĐT

Trang 15

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TMĐT Ở VN

Sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới đã làm thayđổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích

to lớn cho xã hội Với Việt Nam, TMĐT tuy còn khá mới mẻ, nhưng đã

hé mở nhiều triển vọng sáng sủa, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thứctrở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới cuối năm

2006 Chúng ta đã chứng kiến những bước ngoặt đối với TMĐT ViệtNam trong năm 2007 Đứng trước sự phát triển đó, TrustVn tạm phácthảo ra một số nét tiêu biểu đối với TMĐT Việt Nam năm nay:

- Thanh toán trực tuyến đã được triển khai tại Việt Nam

- Các tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới triển khai các dịch

vụ tại thị trường Việt Nam

- Hệ thống các nghị định hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử đã được banhành đầy đủ

- Gần một nửa số tỉnh/thành phố đã có kế hoạch phát triển thương mạiđiện tử tới 2010

- Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) thành lập

I Môi trường phát triển TMĐT

1.1 Nhận thức xã hội đối với TMĐT

Các doanh nghiệp đã bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của con người

và xã hội khi bắt tay vào triển khai TMĐT Tuy nhiên, thay đổi nhận thức

xã hội về một phương thức sản xuất kinh doanh mới là một quá trình lâudài và phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của mọi thành phần từ các cơ quannhà nước, phương tiện truyền thông, tổ chức xã hội cho đến bản thân

Trang 16

doanh nghiệp và người tiêu dùng Sự thay đổi nhận thức của các nhómđối tượng khác nhau có thể diễn ra với nhịp độ khác nhau, nhưng nhìnchung nhận thức xã hội về TMĐT đến nay đã có nhiều chuyển biến tíchcực.

a.Nhận thức của người tiêu dùng

Ở Việt Nam trên 99% các khoản chi tiêu tiêu dùng cá nhân vẫn đượcthanh toán bằng tiền mặt, điều này ở một số nước đang phát triển ở khuvực như Singapore không xẩy ra, thanh toán tiền mặt chỉ dùng cho tiêudùng nhỏ lẻ, chính vì vậy nên thị trường thẻ nước này rất phát triển Thực tế thói quen thanh toán tiền mặt trong đời sống, sinh hoạt là mộtnguyên nhân quan trọng khiến thanh toán thẻ sau hơn 14 năm ra đời ởViệt Nam vẫn chưa phát triển hiệu quả như mong đợi

Nhìn chung, hạ tầng thanh toán thẻ tại thị trường VN chưa ổn định Hiệnnay, có 2 cách thanh toán qua thẻ: một là thẻ do các ngân hàng phát hành

và các ngân hàng đặt những trạm rút tiền tự động (ATM) Tuy nhiên,cách thanh toán này thường hay bị gián đoạn kết nối và tính bảo mật chưađược bảo đảm Ngoài ra, giao dịch giữa hai ngân hàng còn rất hạn chếnhư thanh toán hay dịch vụ chuyển khoản… Cách thứ 2 là thanh toán quathẻ Master Card/Visa/American Express… nhưng giao dịch cũng rấtchậm và chi phí còn cao cũng như không thông dụng

Tuy nhiên từ 2006 đến nay nhận thức của người dân và DN đã có nhữngchuyển biến khả quan hơn Đó là xác định đúng thanh toán điện tử là mộttrong những cách huy động vốn nhàn rồi hiệu quả nhất với bất kỳ chínhphủ nào Bước tiến mới từ cuối năm 2006 : Trả lương qua tài khoản, cũngnhư khuyến khích các giao dịch qua ngân hàng nhằm tăng lượng tiền lưuchuyển trong các ngân hàng, tạo nguồn vốn dồi dào cho đầu tư, kinhdoanh tất cả đều cho mục đích phát triển nền kinh tế Chưa kể đến sốtiền khổng lồ nếu được thanh toán bằng thẻ cho các hợp đồng giao dịch,buôn bán, và nhu cầu mua sắm của người dân Hiện nay theo thống kêcủa Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, số lượng thanh toán bằng tiền mặtgiảm xuống hàng năm khoảng 17%/năm

Bên cạnh chuyển biến về thói quen dùng tiền mặt, tập quán tiêu dùngtrong xă hội cũng đang có những bước thay đổi lớn cùng với sự tăngtrưởng nhanh của hàm lượng thông tin trong nền kinh tế Người tiêu dùnghiện đại, đặc biệt giới trẻ và những người có thu nhập cao, ngày cànghiểu biết và được tiếp cận nhiều thông tin hơn, do đó nhu cầu tiêu dùngcũng trở nên tinh tế hơn Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử đem lạimột giải pháp tư tưởng để người tiêu dùng tìm hiểu thông tin và mở rộngphạm vi lựa chọn hàng hóa dịch vụ Một tỷ lệ ngày cao người dùng

Trang 17

Internet Việt Nam đang bắt đầu tham gia vào thương mại điện tử, từnhững bước đơn giản ban đầu như tra cứu thông tin sản phẩm, tìm hiểu

về dịch vụ, cho đến tiêu thụ dịch vụ trực tiếp trên Internet (như chơi tròchơi trực tuyến, tải nhạc, tải phần mềm, v.v…)

b.Nhận thức của DN

Hầu hết các doanh nghiệp (DN) Việt Nam chưa dám nghĩ tới việc xâydựng website từ khi thành lập, hoặc trước khi ra đời, mà thường là sau

khi hoạt động rất nhiều năm mới "lò dò" đi hỏi: Nếu tôi muốn có một 'cái'

thì mất bao nhiêu, liệu có làm được không?

Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Việt Nam có

khoảng 80 triệu người, tính đến tháng 8/2004 số người biết sử dụng

Internet là 5.341.943, tỷ lệ này đạt 6,55% Tổng số DN tại Việt Nam có

khoảng 120.000, số lượng trang web mà các DN Việt Nam đăng ký đểphục vụ cho hoạt động kinh doanh là 10.362, khoảng 8,63%, trong đó sốtên miền vn (như com.vn, net.vn, ) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004)

(i) Khoảng 46,2% các doanh nghiệp được khảo sát đã có website, trong

số này phần lớn (68,7%) là các doanh nghiệp kinh doanh thương dịch vụ, phần còn lại là các doanh nghiệp sản xuất

mại-(ii) Khoảng 87,6% số doanh nghiệp có website cho biết đối tượng chính

mà doanh nghiệp muốn hướng tới thông qua website là các doanh nghiệpkhác, hướng tới người tiêu dùng là 65,7% Như vậy, có khả năng hìnhthức giao dịch B2B sẽ chiếm ưu thế hơn hình thức B2C

(iii) Khoảng 32,8% số website có các tính năng hỗ trợ giao dịch thươngmại điện tử (như cho phép khách hàng gửi yêu cầu, đặt hàng trực tuyến,v.v )

Có nhiều cách lý giải cho con số ít ỏi các DN tiếp xúc với thương mạiđiện tử (TMĐT) đã được đưa ra Nào thiếu lực lượng có tay nghề để đápứng nhu cầu của công nghệ cao; thiếu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng côngnghệ cao; môi trường chính sách, pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều bấtcập và hầu như chưa hỗ trợ để xúc tiến phát triển TMĐT Nhưng ít ai

nghĩ rằng nguyên nhân lớn nhất và quan trọng nhất là do nhận thức của

xã hội về TMĐT, đặc biệt là chính các DN chưa chịu hoặc chưa biết cách triển khai.

Hiện ở Việt Nam chỉ có một số ít DN đang nỗ lực biến TMĐT trở

thành công cụ chính trong hoạt động kinh doanh của mình, như: VEC, VASC, VDC, VNET, hay sử dụng TMĐT để tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các DN Việt Nam thâm nhập thị trường Australia

Trang 18

như Công ty VBD Những nỗ lực này đều xuất phát từ một điểm là họ có

sự nhận thức thấu đáo hơn các DN khác về TMĐT

Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất trong việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện nay xuất phát từ các doanh nghiệp Đây là lực lượng nòng cốt ứng dụng và phát triển TMĐT

c Nhận thức về vấn đề an ninh, an toàn mạng

Hoạt động thương mại điện tử diễn ra trong một không gian kinh tế khácbiệt so với các phương thức kinh doanh truyền thống, và môi trườngthương mại điện tử cũng có những rủi ro rất đặc thù Để tham gia thươngmại điện tử một cách thật sự hiệu quả, các bên cần có nhận thức đúng đắn

về những rủi ro này, đồng thời trang bị những hiểu biết phù hợp nhằm tựbảo vệ ḿnh trong môi trường đó Nhiều vụ lừa đảo và vi phạm liên quanđến thương mại điện tử trong năm qua được thực hiện một phần cũng donhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề này chưa được thấu đáo.Bên cạnh đó, còn có các hành vi gây rối của các cá nhân trên môi trườngmạng như phát tán virus và tấn công website Các hành vi này có tácđộng xã hội rất lớn, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của người tiêudùng và phá hoại tính ổn định trong môi trường TMĐT Mặt khác, tốc

độ lây lan và diện ảnh hưởng của những hành vi này cũng cho thấy nhậnthức của xã hội về các biện pháp tự bảo vệ khi tham gia môi trường kinhdoanh trực tuyến còn rất thấp

Theo tổng kết của Bkis, năm 2007 nổi lên một số vấn đề về an ninh mạngnhư: nhiều website chưa bảo đảm an ninh, nhất là website của các công tychứng khoán, mật khẩu là điểm yếu của người sử dụng máy tính, các hìnhthức lừa đảo qua mạng ngày càng tăng Theo ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm Bkis, năm 2006, Trung tâm đã tiến hành khảo sát và phát hiện ra lỗ hổng nguy hiểm tại

140 website của các cơ quan, doanh nghiệp Vào đầu năm và cuối năm, Trung tâm đã hai lần tiến hành khảo sát các website đang hoạt động của các công ty chứng khoán Việt Nam Trong lần khảo sát vào tháng 3/2007,

có 12/22 website (chiếm tới 54%) tồn tại lỗ hổng nghiêm trọng có thể bị hacker lợi dụng tấn công chiếm quyền kiểm soát Lần khảo sát lại vào cuối năm, kết quả cho thấy vẫn còn 40% website có lỗi trên tổng số 60 website của các công ty chứng khoán đang hoạt động Như vậy tình hình

có được cải thiện, nhưng số lượng có lỗi vẫn ở mức cao Ông Quảng cũng cho biết, năm 2007, hầu hết các hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến trên thế giới đều đã xuất hiện ở Việt Nam như: lừa đảo qua diễn đàn trên mạng, lừa đảo qua email mà điển hình nhất là lừa đảo trúng thưởng

Trang 19

xổ số, lừa đảo qua website (Colony Invest, Cali Invest,…) Ngoài ra, còn

có lừa đảo qua tin nhắn di động, chat, qua game online, mạng xã hội ảo…Theo thống kê của Bkis, năm 2007, trung bình mỗi ngày xuất hiện hơn 18virus mới, đưa tổng số virus xuất hiện trong năm lên tới hơn 6.700 virus

Có hơn 33,6 triệu lượt máy tính bị nhiễm virus và 342 website bị tấn công, trong đó có 118 website bị hacker trong nước tấn công, có những website bị hack tới hai lần

d Tình hình tuyên truyền về TMĐT

Thay đổi và nâng cao nhận thức về thương mại điện tử là một quá trìnhđòi hỏi sự tham gia của mọi tầng lớp trong xă hội, tuy nhiên giữ vai trònổi bật nhất trong quá trình này vẫn là doanh nghiệp và các phương tiệntruyền thông Đây là hai lực lượng năng động và nhạy bén hơn cả trongviệc nắm bắt những xu hướng, những trào lưu mới của xă hội Với sựtham gia chủ động và tích cực của hai nhóm đối tượng này, năm 2006 cáchoạt động tuyên truyền về thương mại điện tử đã diễn ra thật sự sôi động._ Trên các phương tiện thông tin đại chúng :

Truyền hình, đài và báo viết là ba công cụ lớn tham gia vào quá trìnhtuyên truyền về thương mại điện tử trong thời gian qua

Sự xuất hiện của kênh truyền hình kỹ thuật số 5 (VTC5) từ ngày 1/8/2006

đã mang lại nhiều thông tin cho khán giả về tất cả các lĩnh vực của khoahọc công nghệ nói chung cũng như công nghệ thông tin và TMĐT nóiriêng Chuyên mục “Cuộc sống số” của VTV1 cũng là chuyên mục hấpdẫn thu hút được đông đảo người xem Đài tiếng nói Việt Nam (VOV)cũng tích cực tham gia tuyên truyền các kiến thức về thương mại điện tửcho thính giả trong cả nước

Bên cạnh báo hình, báo viết cũng được ghi nhận là một kênh tuyên truyềnquan trọng cho TMĐT Nhiều báo viết hiện nay đã có hẳn chuyên trang Công nghệ thông tin, nơi tập hợp thông tin đa dạng về các hoạt động và

sự kiện liên quan tới TMĐT Một số báo điển hình là Lao động, Sài g ̣òn Giải phóng, Thương mại, Thời báo Kinh tế Việt Nam và tạp chí Thế giới

Vi tính

Khác với báo viết, báo điện tử hướng tới các đối tượng độc giả đã sẵn có phương tiện và kiến thức nhất định về ứng dụng Internet Với tính ưu việt

về sự tiện lợi, chi phí thấp và tần suất cập nhật thông tin cao, báo điện tử

là một kênh tuyên truyền kiến thức hiệu quả về TMĐT với số lượng độc giả ngày một tăng Nội dung của các báo điện tử khá phong phú, đặc biệt

là các chuyên đề về công nghệ thông tin và thương mại điện tử Những chuyên đề như Nhịp sống số (Tuổi trẻ online), Vi tính (Vnexpress), Công nghệ thông tin truyền thông (Vietnamnet), Vi tính–Internet (24h.com.vn),

Trang 20

Khoa học công nghệ (Tiền phong online), TMĐT (Chúng ta) đã thu hút rất nhiều độc giả.

_Trên các website doanh nghiệp và các diễn đàn về thương mại điện tửKiến thức về thương mại điện tử cũng được cung cấp thường xuyên trênwebsite của những DN kinh doanh TMĐT Tại đây, người tiêu dùng hoặcdoanh nghiệp có thể tìm hiểu những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu

về lĩnh vực này Bên cạnh các chuyên đề hướng dẫn kỹ năng tham giagiao dịch TMĐT, nhiều website còn thiết lập hẳn một chuyên mục hoặcthư viện tra cứu về thương mại điện tử Đây là nguồn thông tin, phổ biếnkiến thức hiệu quả và có giá trị ứng dụng cao do được tích lũy từ kinhnghiệm hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp

Bên cạnh các website cung cấp thông tin theo dạng một chiều, các diễnđàn cũng đang trở thành một kênh tuyên truyền hiệu quả về thương mạiđiện tử Một số diễn đàn đã thu hút được nhiều thành viên tham gia tranhluận về những vấn đề liên quan đến thương mại điện tử

_Qua các cuộc thi và các hình thức khác

Bên cạnh những cuộc thi và trao giải liên quan tới TMĐT như năm 2005,năm 2006 đã xuất hiện thêm một số giải thưởng mới dành riêng choTMĐT Ngoài giải Cúp vàng TMĐT của Hội Tin học Việt Nam, giải SaoKhuê do Hiệp hội phần mềm Việt Nam tổ chức lần đầu tiên đã có giảithưởng cho giải pháp TMĐT Các cuộc thi tìm hiểu TMĐT cũng thườngxuyên được tổ chức tại một số trường đại học và trên truyền hình, thu hútđược sự quan tâm của đông đảo khán giả và sinh viên Năm 2007,Chương trình sinh viên với TMĐT được tổ chức với mục tiêu tìm kiếmnhững ý tưởng mới về TMĐT từ sinh viên, bắt đầu phát động vào cuốitháng 5/2007 và kết thúc vào tháng 12/2007 Chương trình đã tạo cơ hộicho các trường đại học, DN kinh doanh TMĐT và sinh viên giao lưu, tìmhiểu và nâng cao hiệu quả học tập nghiên cứu về TMĐT Một số cuộc thikhác do các doanh nghiệp hoặc cơ quan truyền thông tổ chức như BITCup lần đầu tiên trong năm cũng đa có những giải thưởng cho giải phápTMĐT Chương trình xếp hạng các sàn TMĐT do Bộ Thương mại phốihợp với Hội Tin học Việt Nam thực hiện càng ngày càng có uy tín, gópphần định hướng cho DN và người tiêu dùng tiến hành mua bán trênnhững sàn có chất lượng phục vụ tốt và độ tin cậy cao

Ngoài ra, trong năm 2006 nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm về TMĐT với cácchủ đề đa dạng đã được tổ chức ở hàng chục tỉnh, thành phố, đặc biệt là

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Những cuộc hội thảo này có hiệu quả rấtlớn trong việc tuyên truyền về lợi ích của thương mại điện tử Ngoài ra,phần lớn hội thảo được các phương tiện truyền thông đại chúng quan tâmđưa tin, bài và phổ biến tới đông đảo các đối tượng trên cả nước

Trang 21

1.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT

TMĐT là một công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranhtrong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thếgiới Do đó, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng quản lý các giao dịchbằng TMĐT là một nhu cầu cấp bách hiện nay

Làm thương mại trong môi trường kinh doanh quốc tế đòi hỏi không chỉ

am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, nắm vững luật pháp kinhdoanh quốc tế mà còn phải biết tận dụng những thành tựu của công nghệthông tin và truyền thông và các hoạt động kinh doanh để tăng hiệu quả,giảm chi phí, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Trả lời câu hỏi vì sao việc khai thác kinh doanh qua mạng còn hạn chế,phần lớn doanh nghiệp đều cho là nguồn nhân lực TMĐT còn thiếu vàyếu về kỹ năng Hiện mới có 38% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách

về TMĐT, một tỉ lệ khá thấp so với các nước trong khu vực

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là, vấn đề đào tạo nguồn nhânlực một cách chính qui cho TMĐT ở nước ta bắt đầu chưa lâu Ngày15/9/2005 chúng ta mới có Quyết định 222/QĐ-TTG phê duyệt Kế hoạchtổng thể phát triển TMĐT, trong đó có dự án đầu tư nguồn nhân lựcTMĐT tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp vàdạy nghề Trước đó, một số học viện, trường cũng có đào tạo nhưng cáctiêu chí từ giáo viên, giáo trình cho đến hình thức thi tuyển, đào tạo, côngnhận (bằng, chứng chỉ, chứng nhận ) chưa được qui chuẩn thống nhất

Vì vậy giữa tháng 4/2007 xảy ra chuyện 474 học viên khoá I, hệ "Kỹthuật viên tin học ứng dụng" của Viện Công nghệ thông tin, thuộc Đạihọc Quốc gia Hà Nội đã phản ứng kịch liệt vì đã tốt nghiệp rồi mà nhàtrường không thể cấp bằng cho họ được, phải "nhờ" Đại học Quốc gia

TP Hồ Chí Minh cấp bằng hộ

Vì chưa có chương trình khung, nên doanh nghiệp phải tự tìm hình thứcđào tạo nguồn nhân lực cho mình Đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việcphổ biến hơn cả, được 62% doanh nghiệp lựa chọn, tiếp theo là gửi nhânviên tập huấn lớp ngắn hạn, chiếm 30%, và tự mở lớp đào tạo, 8% Đàotạo tại chỗ là cách rẻ nhất và nhanh nhất để phục vụ nhu cầu trước mắtcủa doanh nghiệp, nhưng về mặt chiến lược, hình thức này không trang bịđược cho nhân viên những kiến thức bài bản, có hệ thống, do đó hiệu quả

về lâu dài không cao Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp mới quan tâm đếnđào tạo TMĐT bề nổi mà chưa có bề sâu Do đó, khi xây dựng trangWebsite hoặc tham gia vào các sàn giao dịch điện tử, những doanhnghiệp này vẫn chưa khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh

mà Internet đem lại

Trang 22

_Đa dạng giáo viên, giáo trình

Từ năm học 2006 - 2007 trở đi mới xuất hiện những hình thức đào tạomột cách bài bản, qui chuẩn Hiện có 75% số trường Đại học, Cao đẳng

có khoa kinh tế hoặc khoa Quản trị kinh doanh thuộc các tỉnh phía Bắc cómôn học TMĐT Mặc dù tỉ lệ số trường có chương trình đào tạo TMĐT

là khá cao ( 75% ở miền Bắc) nhưng nhìn chung, đội ngũ giảng viên chochuyên ngành này chưa đáp ứng được nhu cầu

Giảng viên TMĐT có nguồn gốc rất khác nhau Thí dụ, giảng viên củaĐại học Thương mại chủ yếu từ chuyên ngành Kinh tế và Quản trị kinhdoanh chuyển sang, của Đại học Ngoại thương thì chủ yếu tự đào tạo, bồidưỡng của trường và bên ngoài, của Đại học Kinh tế quốc dân: Tự đàotạo và đào tạo ở nước ngoài Vấn đề bất cập nhất hiện nay của đội ngũgiảng viên TMĐT là số giảng viên có kiến thức cơ bản về kinh doanh thìđược đào tạo không cơ bản về công nghệ thông tin và ngược lại, có rất ítgiảng viên được đào tạo chuyên nghiệp cả về thương mại lẫn điện tử.Đồng thời do không đủ điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiếu các phầnmềm TMĐT hiện đại hỗ trợ cho đào tạo nên các giảng viên vẫn chủ yếu

sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống

Nguồn giáo trình TMĐT cũng chưa được quy chuẩn, chủ yếu từ nướcngoài và thông qua mạng Internet, cụ thể gồm: Các chương trình đào tạoTMĐT ở bậc Đại học, sau Đại học do các giảng viên sau khi tốt nghiệp ởnước ngoài mang về, chương trình đào tạo của các trường Đại học nướcngoài cung cấp công khai trên mạng Internet, sách, tài liệu của các tác giảnước ngoài và Việt Nam Tất cả các giáo trình này mới chỉ dừng ở mứccung cấp kiến thức cơ bản, còn chuyên sâu đến kỹ năng ứng dụng, antoàn, bảo mật, thanh toán điện tử hay chiến lược TMĐT chưa có nhiều

2 Chính sách và pháp luật cho phát triển TMĐT

2.1 Sự cần thiết phải xây dựng khung pháp lý cho việc triển khai TMĐT

Sự phát triển của TMĐT trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải thừa nhận rằng những rủi ro gặp phải trong quá trình giao dịch, kinh doanh trên mạng là hiện thực và việc này đòi hỏi phải có các giải pháp không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn cần phải hình thành được một cơ sở pháp lý đầy đủ Những kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy để thúc đẩy TMĐT phát triển thì vai trò của Nhà nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử

và xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh các quan hệ TMĐT Nếu TMĐT hoạt động thì các DN và người tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và

Trang 23

về phía các cơ quan Nhà nước cũng sẽ rất khó có cơ sở để kiểm soát đượccác hoạt động kinh doanh TMĐT.

Hơn thế nữa thương mại điện tử là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo đượcniềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ thương mại điện tử là một việc làm có tính cấp thiết mà một trong những hạt nhân là phải tạo rađược một sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ

Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của

APEC, Việt nam đang tích cực tham gia và ủng hộ "Chương trình hành động chung" mà khối này đã đưa ra về thực hiện "Thương mại phi giấy tờ" vào năm 2005 đối với các nước phát triển và năm 2010 đối với các nước đang phát triển Việt nam cũng tích cực tham gia vào lộ trình tự do hoá của Hiệp định khung e-ASEAN và thực hiện theo "Các nguyên tắc chỉ đạo Thương mại điện tử" mà các nước trong khối đã thông qua Chính

vì thế những đòi hỏi của pháp lý quốc tế chúng ta phải đáp ứng để có thể hoà nhập và theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới

2.2 Các yêu cầu pháp lý cho việc phát triển TMĐT

* Giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử :

Theo quan niệm lâu nay của những người làm công tác pháp lý thì họ vẫnhiểu trong một nền thương mại truyền thống thì văn bản được đồng nghĩavới giấy tờ (dưới hình thức viết) Như vậy, nếu các hình thức thông tin điện tử không được ghi nhận về mặt pháp lý là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợp đồng được giao kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu theo pháp luật của Việt nam, do không đáp ứng được các yêu cầu về mặt pháp lý của hợp đồng Nếu đòi hỏi các hợp đồng thương mại, dân sự phải được thể hiện dưới hình thức viết và chữ ký tay thì những ưu thế của các giao dịch thương mại điện tử

sẽ không được tận dụng và phát huy Chính vì vậy việc xoá bỏ rào cản đầu tiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử là về phía Nhà nước cần phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của văn bản giao dịch thông qua phương tiện điện tử

Việc chúng ta ghi nhận giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử

có thể được thực hiện bằng hai cách chính như sau:

- Thứ nhất: Nên đưa ra khái niệm văn bản điện tử và có những quy định riêng đối với loại văn bản này

- Thứ hai: Phải coi các hình thức thông tin điện tử như là các văn bản có giá trị tương đương với văn bản viết nếu như chúng đảm bảo được các yếu tố:

Khả năng chứa thông tin, các thông tin có thể được lưu giữ và tham chiếu lại khi cần thiết

Ðảm bảo được tính xác thực của thông tin

Trang 24

Ðảm bảo được tính toàn vẹn của thông tin

Hiện nay tại Việt nam vấn đề này chúng ta đã có đề cập đến và đã được giải quyết tuy còn ở một góc độ rất hạn chế Trong luật Thương mại Việt nam đã có quy định Hợp đồng mua bán hàng hoá thông qua điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản Tuy nhiên ở các hợp đồng kinh tế, dân sự,

thương mại khác thì vấn đề này chưa đuợc thừa nhận một cách rõ ràng và

cụ thể Chính vì vậy để hoàn thiện và có một cách hiểu thống nhất chúng

ta cần phải có những điều chỉnh kịp thời trong thời gian tới

* Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Từ trước đến nay chữ ký là phương thức phổ biến để ghi nhận tính xác thực của thông tin được chứa đựng trong văn bản Có một số đặc trưng cơbản của chữ ký là:

- Chữ ký nhằm xác định tác giả của văn bản

- Chữ ký thể hiện sự chấp nhận của tác giả với nội dung thông tin chứa đựng trong văn bản

Trong giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử, các yêu cầu về đặc trưng của chữ ký tay có thể đáp ứng bằng hình thức chữ ký điện tử Chữ ký điện tử trở thành một thành tố quan trọng trong văn bản điện tử Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là về mặt công nghệ và pháp lý thì chữ ký điện tử phải đáp ứng được sự an toàn và thể hiện ý chí

rõ ràng của các bên về thông tin chứa đựng trong văn bản điện tử Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đã được ứng dụng rộng rãi nhằm nhận dạng và chứng thực cá nhân Những công nghệ này bao gồm công nghệ số và mật lệnh nhận dạng, dấu hiệu hoặc thẻ thông minh, sinh trắc học, dữ liệu điện tử đơn giản, chữ ký kỹ thuật số và các kết hợp của những công nghệ này Luật pháp điều chỉnh lĩnh vực này

sẽ tập trung vào việc đặt ra các yêu cầu về nhận dạng chữ ký điện tử cho phép các bên không liên quan hoặc có ít thông tin về nhau có thể xác địnhđược chính xác chữ ký điện tử của các bên đối tác Và trong trường hợp này để xác định được độ tin cậy của chữ ký điện tử người ta trù liệu hình thành một cơ quan trung gian nhằm chứng thực tính xác thực và đảm bảo

độ tin cậy của chữ ký điện tử Cơ quan này hình thành nhằm cung cấp một dịch vụ mang nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý hơn là về mặt công nghệ

Ðối với Việt nam vấn đề chữ ký điện tử vẫn còn là một vấn đề mà chúng

ta mới có những bước đi đầu tiên Tháng 3/2002 Chính phủ đã có quyết định số 44/2002/QÐ-TTg về chấp nhận chữ ký điện tử trong thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt nam đề nghị Có thể coi đây

là văn bản pháp lý cao nhất quy định về chữ ký điện tử hiện đang được ápdụng tại Việt nam Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm để hoàn thiện vànhân rộng để chữ ký điện tử trở thành phổ biến trong các giao dịch

Trang 25

thương mại điện tử.

* Vấn đề bản gốc

Vấn đề "bản gốc" có liên quan chặt chẽ đến vấn đề "chữ ký" và "văn bản"trong môi truờng kinh doang điện tử Bản gốc thể hiện sự toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản Trong môi trường giao dịch qua mạngthì vấn đề bản gốc được đặt gắn liền với việc sử dụng chữ ký điện tử Do

đó chữ ký điện tử không những chỉ xác định người ký mà còn nhằm xác minh cho tính toàn vẹn của nội dung thông tin chứa trong văn bản Việc

sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc mã hoá tài liệu được ký kết

Về mặt nguyên tắc thì văn bản điện tử và văn bản truyền thống có giá trị ngang nhau về mặt pháp lý Vấn đề này được làm rõ sẽ là cơ sở cho việc xác định giá trị chứng cứ của văn bản điện tử Việc công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thương mại điện tử Chỉ khi giá trị của văn bản điện tử được đặt ngang hàng với văn bản viết truyền thống thì các chủ thể trong giao dịch thương mại điện tử mới sử dụng một cách thường xuyên văn bản điện tử thay cho văn bản viết truyền thống Tuy vậy giá trị của văn bản điện tử cũng chỉ được xác nhận khi nó đảm bảo được các thành tố mà đã được nêu ở phần trên

Có thể nói vấn đề xây dựng khung pháp lý làm cơ sở cho thương mại điện tử phát triển là một việc làm mang tính cấp thiết Dẫu là còn nhiều vấn đề mà chúng ta phải bàn về nó song một thực tế là thương mại điện

tử không thể phát triển mạnh và hoàn thiện nếu như không có môi trường pháp lý đầy đủ cho nó hoạt động Theo kế hoạch tới cuối năm 2002 Bộ Thương mại sẽ trình Chính phủ Pháp lệnh về Thương mại điện tử Ðây là

sẽ một tin vui cho tất cả những ai đã, đang và sẽ triển khai, quan tâm đến thương mại điện tử

2.3 Một số chính sách liên quan tới thương mại điện tử

_Ngày 7/2/2006 : Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đếnnăm 2010

_Ngày 7/4/2006 : Quyết định số 74/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Chương trình cung cấp

dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010

_Ngày 24/5/2006 : Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Namđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Quyết định 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành

Trang 26

ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 có 14

dự án và đề án, trong đó 3 đề án liên quan đến thương mại điện tử:

+Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010

Tiếp theo dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn

I do Ngân hàng Thế giới tài trợ, ba dự án mới này sẽ góp phần tạo dựngmột môi trường thanh toán có tính liên thông cao, đồng thời đặt nền tảngcho việc triển khai hệ thống thanh toán điện tử hiện đại, đáp ứng các nhucầu phát triển của TMĐT tại Việt Nam

_Dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam giaiđoạn 2006 - 2010

_Dự thảo Kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử

2.4 Pháp luật Theo Luật giao dịch điện tử của Việt Nam thì giao dịch điện tử được địnhnghĩa ngắn gọn là “giao dịch được thực hiện bằng những phương tiện điện tử” (Khoản 6, Điều 4, Chương I) Trong Luật này, lần đầu tiên

những khía cạnh chủ yếu của giao dịch thương mại điện tử đã được công nhận tính pháp lý và có cơ chế bảo vệ: thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử,dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử, v Theo đánh giá chung, Luật Thương mại mới nhất (2005) chưa dành một sự quan tâm tương xứng đến TMĐT Mới chỉ có một khoản (Khoản 4, Điều 20 nói về

“Các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ” trong đó coi

“Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên internet” là một hình thức trưng bày, giói thiệu hàng hóa, dịch vụ Bộ Luật Dân sự tại Khoản 1, Điều 124 “Hình thức giao dịch dân sự” quy định: “Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi

là giao dịch bằng văn bản” Như vậy, TMĐT trong Boộ Luật Dân sự cũngchưa được phản ánh một cách rõ nét Nghị định về TMĐT (số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006) cụ thể các điều, khoản của Luật giao dịch điện tử, đồng thời cũng nêu rõ những chế tài, công cụ, tổ chức quản lý của nhà nước đối với giao dịch TMĐT Bộ Thương mại là cơ quan nhà nước có chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này

Trang 27

* Năm 2006 là năm đầu tiên thương mại điện tử được pháp luật thừa nhậnchính thức :

_Sau gần 2 năm soạn thảo, ngày 29/11/2005, Luật giao dịch điện tử đãđược Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ ngày1/3/2006 Luật gồm 8 chương, 54 điều quy định về thông điệp dữ liệu,chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, giao kết và thực hiện hợpđồng điện tử, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, an ninh, an toàn,bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử, giải quyết tranh chấp và xử lý viphạm trong giao dịch điện tử.Phạm vi điều chỉnh chủ yếu của Luật là giaodịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tron g lĩnh vựcdân sự, kinh doanh, thương mại

_Luật Thương mại (sửa đổi) được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thôngqua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 Với 9 chương và

324 điều, Luật Thương mại mới đã mở rộng phạm vi điều chỉnh so vớiLuật Thương mại 1997, không chỉ bao gồm mua bán hàng hoá mà cònđiều chỉnh cả cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại Nhiều loại hìnhhoạt động thương mại mới cũng được đề cập như dịch vụ logistics,nhượng quyền thương mại, bán hàng đa cấp, mua bán qua sở giao dịch

_ Bộ luật Dân sự (sửa đổi) được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thôngqua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2006 là một văn bảnpháp luật quan trọng điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thểtham gia quan hệ dân sự

_ Luật hải quan (sửa đổi) được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông quangày 14/6/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 So với Luật Hải quannăm 2001, luật này bổ sung một số quy định về trình tự khai hải quanđiện tử, địa điểm khai, hồ sơ hải quan điện tử, thủ tục hải quan đối vớihàng hoá xuất nhập khẩu bằng TMĐT

_Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày29/11/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2006, Luật Sở hữu trí tuệ thểhiện một bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ

_Luật CNTT: được thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực vào1/1/2007, phạm vi điều chỉnh của luật đề cập đến những quy định về ứngdụng CNTT trong môi trường điện tử Tuy nhiên, để Luật có thể đi vàocuộc sống và phát huy hết tác dụng, vẫn rất cần những văn bản dưới luậtnhằm điều chỉnh từng khía cạnh cụ thể của giao dịch điện tử trong cáclĩnh vực đời sống xă hội Trong khi việc xây dựng và ban hành Luật Giaodịch điện tử và Luật Công nghệ thông tin diễn ra khá nhanh so với cácLuật khác, quá tŕnh xây dựng và ban hành các nghị định hướng dẫn thihành các Luật này lại chậm chạp

Trang 28

_Năm 2006 cũng là năm đầu tiên triển khai Kế hoạch tổng thể phát triểnthương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 9 tháng 6 năm 2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về TMĐT Đây là nghị định đầu tiên trong số 5 nghị định hướngdẫn Luật Giao dịch điện tử và là nghị định thứ sáu trong số 12 nghị địnhhướng dẫn Luật Thương mại (sửa đổi) được ban hành

3 Hạ tầng CNTT và dịch vụ hỗ trợ TMĐT

Chỉ số Xă hội thông tin (Information Society Index) do Tập đoàn Dữ liệuQuốc tế IDC công bố hàng năm là một trong những nghiên cứu nhằmđánh giá mức độ phát triển xă hội thông tin ở các quốc gia Chỉ số nàyxếp hạng 53 quốc gia trên thế giới dựa vào 15 tiêu chí trong 4 lĩnh vực:

hạ tầng máy tính, hạ tầng Internet, hạ tầng viễn thông và hạ tầng xă hội.Theo số liệu công bố vào tháng 9/2006, VN xếp ở vị trí thứ 52 trong tổng

số 53 nước

Bản báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới về công nghệ thông tin

2007-2008 cho thấy VN tăng chín bậc (từ 82 lên 73/127 nước) với nhiều chỉ sốkhả quan như: phát triển hạ tầng (đứng thứ 16), giá cước di động (28), sốlượng đăng ký thuê bao băng thông rộng (38), ưu tiên của chính phủ(37) Các điểm yếu của VN bao gồm: điểm yếu về an ninh mạng (101),quyền sở hữu trí tuệ (100), chất lượng đào tạo kém (109), gánh nặng docác qui định nhà nước (105), sử dụng Internet trong kinh doanh(101) Đứng đầu trong các danh sách vẫn là các nước Bắc Âu như ĐanMạch, Thụy Điển Trong top 10 của thế giới có hai nước châu Á làSingapore và Hàn Quốc Ở khu vực châu Á, VN đứng thứ sáu trên tổng

số mười nước được liệt kê (dưới Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, TháiLan, Trung Quốc)

3.1 CNTT

Tổng giá trị ngành công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam năm 2005

là 1,4 tỷ USD, tăng 49,6% so với năm 2004, trong đó công nghiệp phầncứng tăng mạnh – chủ yếu từ sự tăng trưởng của các công ty đa quốc giahoạt động tại Việt Nam

Năm 2007, doanh số của ngành CNTT-VT đạt tổng cộng 67.000 tỉ đồng,tăng 36% so với năm 2006 Hiện nay, ngành công nghiệp CNTT tiếp tụcduy trì tốc độ phát triển 25-30%, công nghiệp phần cứng bao gồm phầncứng máy tính, công nghiệp điện tử gia dụng, chuyên dụng, công nghiệp

Trang 29

sản xuất thiết bị viễn thông phát triển ổn định với tốc độ trung bình là30%

_Công nghiệp phần cứng vài năm gần đây ghi dấu sự xuất hiện của cáccông ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực CNTT và truyền thông tại ViệtNam Một điểm sáng của ngành công nghiệp phần cứng năm 2006 là sựxuất hiện các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ thôngtin và truyền thông tại Việt Nam Dự án xây dựng nhà máy lắp ráp vàkiểm tra chip bán dẫn của Tập đoàn Intel với tổng vốn 1 tỷ USD là dự ánđầu tư trực tiếp nước ngoài có quy mô lớn nhất trong năm 2006

Năm 2006 công nghiệp phần cứng cũng trở thành một trong tám ngànhkinh tế của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm, cùngvới dầu thô, dệt may, thủy sản, cao su, giày dép, sản phẩm gỗ và gạo Đây

là năm thứ hai liên tiếp công nghiệp phần cứng (tính chung cả hàng điện

tử và linh kiện máy tính) lọt vào nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD.Tuy nhiên phần đóng góp quan trọng ở đây là của các công ty 100% vốnnước ngoài sản xuất ở Việt Nam để xuất đi các nước khác

_Công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT

Ngành công nghiệp phần mềm/dịch vụ Việt Nam đạt doanh số 250 triệuUSD trong năm 2005, trong đó 180 triệu USD từ thị trường nội địa(61,1%) và 70 triệu USD từ gia công xuất khẩu (38,9%), tăng 47% so vớinăm trước Gia công xuất khẩu phần mềm tăng 55,5% Thị trường phầnmềm/dịch vụ trong nước tăng 44%, trong đó có sự đóng góp lớn củangành công nghiệp nội dung số, đặc biệt là dịch vụ giá trị gia tăng trênmạng di động và trò chơi trực tuyến Cơ sở hạ tầng CNTT và viễn thông,Internet đóng một vai trò quan trọng và là nền tảng cơ bản cho việc pháttriển TMĐT Trong những năm gần đây, hạ tầng viễn thông Việt Nam đã

có những bước phát triển vượt bậc Mạng lưới viễn thông đã được kết nốiqua vệ tinh và mạng cáp quang Ngày càng có nhiều các doanh nghiệptham gia vào thị trường viễn thông với nhiều loại hình dịch vụ đã manglại nhiều lợi ích cho người sử dụng Chi phí cước điện thoại liên tục giảm,chất lượng dịch vụ thì ngày càng tốt hơn, công nghệ đa dạng hơn nhưCDMA, GSM,…là những tiện ích dễ nhận thấy trong thời gian gần đây

3.2.Viễn thông và Internet : Thị trường dịch vụ Internet đang phát triểntheo xu hướng đa dạng hóa và chia sẻ thị phần đồng đều giữa các nhàcung cấp Bốn nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu hiện nay nắm giữ 92% thịtrường Internet nói chung và 98% băng thông rộng nói riêng Sự tăng sốthuê bao băng thông rộng là một động lực lớn cho việc phát triển các dịch

vụ trên nền Internet và công nghiệp nội dung số trong tương lai

Trang 30

Năm 2006 tiếp tục chứng kiến tốc độ phát triển nhanh của các dịch vụInternet và viễn thông tại Việt Nam So với năm 2005, số thuê bao quyđổi tăng 38%, số người dùng Internet tăng 36%, chiếm 17,5% dân số.Nếu như năm trước đánh dấu tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam vượtngưỡng truInterrnebi của Châu Á (9,78%) thì đến cuối năm 2006 tỷ lệngười dùng Internet Việt Nam đa đạt ngưỡng trung bình của thế giới.Theo số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến tháng5/2007, số người sử dụng Internet là 16.176.973 người, chiếm tỷ lệ19,46% trên tổng dân số Việt Nam, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái.Tổng số tên miền vn tính hết tháng 5/2007 đạt con số 42.470, tăng 1.476tên miền chỉ trong vòng một tháng, tăng gần 16 lần so với tháng 5/2003(2.746 tên miền) - thời điểm Việt Nam triển khai dịch vụ Internet băngthông rộng ADSL và Internet không dây - và tăng 2,3 lần so với cùng kỳnăm ngoái Sự phát triển của Internet và ảnh hưởng của Internet đến cộngđồng vẫn tiếp tục tăng trưởng rất lớn hàng năm

Bảng 1 : Tình hình phát triển thuê bao Internet Việt Nam theo thời gian

2008

Thời gian Tổng số thuê bao

Internet

Tốc độ tăng trưởng (%)Tăng so với

tháng trước(%)

So với cùng kỳnăm ngoái (%)

Internet(%)

Tổng thuêbao băngrộng

Tổng số tênmiền .vn đãđăng ký

Trang 31

3.3 Thanh toán điện tử : Có thể nói các hạn chế của TMĐT hiện tại là:Thanh toán vẫn chưa được trực tuyến Nguyên nhân chính là do :

_Một là: hạ tầng CNTT của các tổ chức cung cấp phương tiện thanh toántại Việt Nam (Ngân hàng, cổng thanh toán) chưa sẵn sàng Các ngân hàngtrước đây còn rất e dè khi cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến (quaInternet hoặc di động)

_Hai là: các phương tiện thanh toán như các loại thẻ của Ngân hàng tuy

đã phát triển nhanh về lượng nhưng thiếu các phương tiện hỗ trợ (xácthực khi thanh toán), các dịch vụ tiện ích hoặc chưa đảm bảo tính bảo mậtcần thiết cho phép triển khai thanh toán tức thời

_Ba là: Thói quen dùng tiền mặt của người tiêu dùng Đồng thời, ngườitiêu dùng cũng chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các dịch vụthanh toán điện tử Một số người dùng Việt Nam còn ăn cắp thông tin chủthẻ của người khác để giả danh mua hàng tạo ra dư luận không tốt về tính

an toàn của việc thanh toán qua mạng

Tuy nhiên, các vấn đề trên đang ngày càng được khắc phục Và tại ViệtNam đã xuất hiện nhiều hình thức thanh toán đa dạng như: thanh toán quaSMS, điện thoại, …

* Từ năm 2002, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được đưavào hoạt động Ngành ngân hàng và tài chính được đánh giá là dẫn đầuViệt Nam trong việc ứng dụng CNTT, là nhân tố tích cực trong ứng dụngTMĐT vào thanh toán qua các dịch vụ thanh toán ngân hàng Nghị định44/NĐ-CP ngày 21/3/2002 của Chính phủ thừa nhận hiệu lực pháp lý củachữ ký điện tử và chứng từ điện tử trong thanh toán nội bộ ngân hàng đãtạo điều kiện phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng với sự thamgia của các ngân hàng thương mại Tại Ngân hàng Công thương, chươngtrình thanh toán điện tử trực tuyến đã được đồng loạt triển khai tại các chinhánh Hiện nay, ngân hàng Công thương là thành viên của tổ chức Visainternational và Master Card Ở ngân hàng Ngoại thương đã triển khaidịch vụ TMĐT có tên gọi “Vietcombank Cyber Bill Payment” có thể sửdụng mạng Internet để thực hiện các giao dịch thanh toán cước phí điệnthoại, chuyển tiền Ngân hàng Á Châu đã thực hiện rất nhiều các giaodịch qua mạng như Phone - banking, Mobile - banking, Internet -banking và đã có một số lượng khách hàng lớn Trung tuần tháng 8 năm

2007, ngân hàng Techcombank chính thức triển khai cổng thanh toánđiện tử F@st VietPay Đây là giải pháp thanh toán trên cơ sở hợp tác giữaTechcombank và Asia Pay, một đối tác chuyên cung cấp các giải phápthanh toán qua mạng Internet và có trụ sở tại Hồng Kông Với giải phápnày, khách hàng có thẻ quốc tế mang thương hiệu Visa, Master… có thểthực hiện các giao dịch mua sắm trực tuyến trên các trang web bán hàng

Trang 32

qua mạng trong và ngoài nước, tương tự như phương thức mua hàng quacác trang web TMĐT nổi tiếng trên thế giới như Amazon.com,Alibaba.com, eBay.com

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền mặt sử dụng trongthanh toán vẫn còn rất lớn, chiếm từ 20-30% tổng các phương tiện thanhtoán, trong khi thanh toán bằng thẻ mới chỉ chiếm 2% trong tổng cácphương tiện thanh toán Tuy nhiên, con số này đã là kết quả của nhiềutiến bộ mang tính đột biến trong vài năm gần đây của thị trường thanhtoán thẻ tại Việt Nam

_Kênh giao dịch tự động (ATM) cũng được các ngân hàng chú trọng pháttriển Bắt đầu từ năm 2002 khi mỗi ngân hàng chỉ có vài chục máy, đếnnay số lượng ATM trên thị trường đã lên tới hơn 2.500 máy tại hầu hếtcác tỉnh thành trong cả nước Riêng trong năm 2006 có hơn 600 máyđược lắp đặt thêm Tuy nhiên, mức độ kết nối cũng như phối hợp chia sẻnguồn lực giữa các ngân hàng trong khi phát triển mạng lưới ATM cònrất thấp, dẫn đến sự phân tán thị trường và bất tiện cho người sử dụng khithẻ của ngân hàng này không thể sử dụng ở máy ATM của ngân hàngkhác

_Các dịch vụ ngân hàng điện tử : Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều đã

có website và một số bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ trực tuyến đểkhách hàng gửi thắc mắc, góp ý cũng như xem tỷ giá, lãi suất tiền gửi tiếtkiệm, số dư tài khoản, liệt kê giao dịch phát sinh và hướng tới thực hiệnchuyển khoản, thanh toán hoá đơn, v.v… Tuy nhiên, các tiện ích của dịch

vụ ngân hàng điện tử hiện còn nhiều hạn chế Khách hàng mở tài khoảntrong Internet Banking chỉ xem được số tiền hiện có, việc chuyển khoản,thanh toán chi phí điện, nước, điện thoại đa phần vẫn chưa thực hiệnđược Ngoài Internet Banking, một số dịch vụ khác như Phone Banking,SMS Banking, Mobile Banking và Home Banking cũng bắt đầu được cácngân hàng thử nghiệm triển khai ở những mức độ khác nhau

* Thanh toán qua mạng tại VN: Trong môi trường làm ăn cạnh tranh như hiện nay DN rất cần có những công cụ giao dịch hiệu quả hỗ trợ việc kinhdoanh như thanh toán qua mạng, trong khi đó DN lại không thể chủ động hoạt động trong lĩnh vực này Ở VN hiện có một số phương thức thanh toán đang được áp dụng đó là trả tiền mặt khi giao hàng, mở tài khoản ở nước ngoài để nhận tiền trả bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản qua Ngân hàng, gửi tiền qua Bưu điện, chuyển qua hệ thống chuyển tiền quốc tế, phát hành thẻ trả trước Với chừng ấy phương thức thanh toán, vẫn chưa

đủ khi thiếu hình thức thanh toán trực tuyến Đáng chú ý hơn, nếu không có biện pháp quản lý Nhà nước có thể bị thất thu thuế tiền tỷ nếu DN chọn giải pháp nhờ người trung gian mở tài

Trang 33

khoản ở nước ngoài Ngoài ra, khai thông thương trường TMĐT cũng là cách khẳng định vị thế của thương hiệu VN, hòa mình vào sân chơi toàn cầu.

*Một số bước tiến mới của dịch vụ ngân hàng điện tử

_Từ ngày 1/8/2006, hơn 800.000 chủ thẻ Đa năng của Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) đều có thể chuyển tiền qua điện thoại di động _TMĐT Việt Nam 2008: Xuất hiện dịch vụ thanh toán bằng Thẻ : Khi mua hàng tại ChợĐiệnTử từ bất kỳ đâu trên thế giới bạn có thể thanh toánbằng thẻ Tín dụng (Credit) hoặc Ghi nợ (Debit) Quốc tế với các thương hiệu VISA, MASTER, JCB, AMEX, DINERS và có tác dụng ngay sau khi người mua đặt lệnh thanh toán.Dịch vụ chính thức bắt đầu từ ngày 01/01/2008, là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa Ngân hàng

VietComBank và Công ty OnePay

Sự kiện này đã chính thức gỡ bỏ hoàn toàn những rào cản kỹ thuật phức tạp nhất đối với việc giao dịch mua bán qua mạng Internet Dự báo dịch

vụ thanh toán trực tuyến sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Thương Mại Điện Tử Việt Nam kể từ năm 2008

II MỘT SỐ LOẠI HÌNH KINH DOANH DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN

1 Tình hình phát triển chung

Trong vòng 7 năm trở lại đây, kinh doanh dịch vụ trực tuyến bắt đầu sôiđộng trên thế giới, đặc biệt là các nước có hạ tầng CNTT và viễn thôngphát triển Ở Việt Nam, hình thức kinh doanh này được hình thành từnhững năm 90 nhưng thực sự có bước ghi nhận trong 3 năm gần đây ViệtNam với vị trí địa lý thuận lợi, là nước thuộc khu vực năng động nhất thếgiới về CNTT, sẽ được thừa hưởng các thành tựu khoa học trong ngành.Ngoài ra, số người sử dụng Internet tăng nhanh, cùng với khả năng thíchứng tốt các công nghệ mới trên thế giới và khu vực đã góp phần giúp cácđối tượng trong xã hội tham gia các dịch vụ có tiềm năng phát triển này.Năm 2006 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình kinhdoanh dịch vụ trực tuyến Các dịch vụ kinh doanh trực tuyến đều thuộcngành Công nghiệp nội dung số, ngành có tổng doanh thu toàn cầu dựkiến đạt khoảng 430 tỷ USD trong năm 2006 với tốc độ tăng trưởng bìnhquân 30% năm Nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản,Hàn Quốc và EU đã xây dựng chiến lược thúc đẩy phát triển các loại hìnhkinh doanh dịch vụ trực tuyến

Không nằm ngoài xu hướng phát triển đó, hoạt động kinh doanh dịch vụtrực tuyến tại Việt Nam cũng đã hình thành và bắt đầu phát triển Tổng

Trang 34

doanh số các hoạt động phát triển nội dung cho Internet, nội dung mạng

di dộng, trò chơi điện tử, đào tạo trực tuyến, y tế điện tử, phát triển kho

dữ liệu số, phim số và đa phương tiện số trong năm 2005 đạt khoảng 76triệu USD Tuy con số này còn khiêm tốn trên bình diện cạnh tranh quốc

tế nhưng được đánh giá là sự khởi đầu tốt đẹp cho ngành kinh doanh dịch

vụ trực tuyến tại Việt Nam

1.1 Mở ra một hướng đi mới cho các DN

Xét trong bối cảnh hiện tại, công nghệ thông tin toàn cầu đang tăngtrưởng mạnh, Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi, là nước thuộc khu vựcnăng động nhất thế giới về công nghệ thông tin, sẽ được thừa hưởng cácthành tựu khoa học trong ngành Ngoài ra, số người sử dụng Internet tăngnhanh, cùng với khả năng thích ứng tốt các công nghệ mới trên thế giới

và khu vực cũng giúp doanh nghiệp trong nước có những lợi thế nhấtđịnh khi tham gia kinh doanh các dịch vụ có tiềm năng phát triển nhanhnày

Nhiều doanh nghiệp trong nước tỏ ra khá nhạy bén trong việc tiếp cận vàkhai thác ngành kinh doanh mới Theo thống kê ban đầu của công tyNghiên cứu và Tư vấn Markcom, hiện có khoảng hơn 200 DN tham giakinh doanh dịch vụ trực tuyến, tập trung chủ yếu tại hai thành phố lớn là

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đa phần đều là những doanh nghiệpmới thành lập hoặc mới tham gia hoạt động trong ngành này Tuổi đờicủa doanh nghiệp được chia thành 3 nhóm: nhóm từ 1-3 năm, nhóm từ 3-

5 năm và nhóm trên 6 năm; trong đó nhóm 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (xấp xỉ40%) Kết quả này cho thấy kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam thực sựchỉ mới bắt đầu và thị trường còn đang trong giai đoạn hình thành

Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2triệu người, thì đến nay con số này đã tăng lên gấp 6 lần tức khoảng 19,3triệu người, chiếm tỷ lệ 22,96% dân số cả nước.Những thống kê này chothấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triển TMĐT ở Việt Nam trong giaiđoạn 2006 – 2010

Theo thống kê của Vụ TMĐT thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2005,Việt Nam đã có khoảng 20.000 website của các doanh nghiệp, trong đó

số tên miền.vn (như com.vn,.net.vn ) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004)

Những năm 2003, 2004 các website sàn giao dịch B2B (marketplace), cácwebsite rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C đua nhau ra đời

Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc ), thiệp, hoa,

Trang 35

quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ

Các dịch vụ ứng dụng TMĐT nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành ), giáo dục và đào tạo Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website

để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn doanh nghiệp có website mới chỉ xem website là kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, do đó doanh nghiệp chưa đầu tư khai thác hết những lợi ích thương mại điện tử có thể mang lại cho doanh nghiệp Thậm chí việc đầu tư marketing website để đối tượng khách hàng biết đến cũng chưa được doanh nghiệp quan tâm thực hiện hiệu quả, bằng chứng là có nhiều website có số lượng người truy cập rất khiêm tốn sau khi khai trương nhiều năm, và đa số các website giới thiệu thông tin, sản phẩm này của doanh nghiệp được Alexa xếp hạng rất “lớn” (trên

500.000)

Nhìn chung, việc phát triển TMĐT ở Việt Nam hiện còn mang tính tự phát, chưa được định hướng bởi chính phủ và các cơ quan chuyên môn nhà nước

Để phát triển một hướng kinh doanh mới, doanh nghiệp luôn đối mặt vớinhiều khó khăn Một trong những khó khăn lớn là phải cạnh tranh khốcliệt với DN trong khu vực, đặc biệt là DN Trung Quốc, trong việc thu hútđầu tư nước ngoài để phát triển ngành Môi trường pháp lý chưa hoànthiện, nguồn nhân lực yếu, chất lượng Internet chưa cao cũng tạo trở ngạicho doanh nghiệp triển khai kinh doanh trực tuyến Các nguồn lực đầu tưtrong nước và nước ngoài chưa đem lại hiệu quả thực sự cho doanhnghiệp Tuy khó khăn còn nhiều, nhưng với sự năng động của mình vàsức hút từ những lợi ích có thể có được, doanh nghiệp trong nước đangtích cực khai thác lợi thế của loại hình kinh doanh dịch vụ trực tuyến

1.2 Phát triển sôi động nhưng thiếu cân đối

Số lượng doanh nghiệp và doanh thu từ kinh doanh dịch vụ trực tuyếnđang có xu hướng tăng nhanh Tuy nhiên, cơ cấu doanh nghiệp trongtừng loại hình dịch vụ trực tuyến lại có sự chênh lệch rõ nét.Các loại hìnhdịch vụ trực tuyến được phân chia thành hai nhóm khá rõ ràng Nhóm thứnhất là nhóm mới hình thành, bắt đầu phát triển Nhóm thứ hai là nhómđang phát triển với tốc độ khá ổn định

Trong tương quan giữa số lượng DN cung cấp dịch vụ và doanh thu đạtđược, nội dung cho điện thoại di động và trò chơi trực tuyến là hai loạihình dịch vụ có tiềm năng phát triển cao Giá trị doanh thu lớn trong khi

số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường còn tương đối thấp sẽ là yếu

Trang 36

tố tạo nên sức hấp dẫn của những lĩnh vực kinh doanh này trong vài nămtới.

1.3.Định hướng phát triển Nhà nước ta đang hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận TMĐT :

− Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, đẩy mạnh học tập và ứng dụng internet trong nhà trường, các vùng nông thôn, trong thanh niên

− Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệthông tin ở các mức độ khác nhau

− Xây dựng chính phủ điện tử, cải cách hành chính để từng bước ứngdụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giao tiếp với ngườidân

− Xây dựng hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT

− Phát triển hệ thống thanh toán dùng thẻ

− Xây dựng các dự án điểm, các công thông tin để các doanh nghiệp từngbước tiếp cận đến TMĐT

− Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để tạo sự thông thoáng chohàng hoá và dịch vụ

*Theo Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn

2006-2010 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (Quyết định số222/2005/QĐ-TTg), thì mục tiêu của Việt Nam trong việc phát triểnTMĐT đến năm 2010 như sau:

(i) Khoảng 60% doanh nghiệp có quy mô lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2B (ii) Khoảng 80% có quy mô vừa và nhỏ tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2C hoặc B2B (iii) Khoảng 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch TMĐT loại hình C2B hoặc C2C (iv) Các chào thầu mua sắm Chính phủ được công bố trên các trang tin của các cơ quan Chính phủ và ứng dụng giao dịch TMĐT trong mua sắm Chính phủ

2.Các dịch vụ công

Một trong những nhiệm vụ của các cơ quan hành chính, bao gồm các bộngành ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương, là cungcấp các dịch vụ công Dịch vụ công là tất cả những hoạt động giao tiếp

Ngày đăng: 11/12/2018, 15:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w