LUẬT THƯƠNG MẠILÝ THUYẾT Câu 1: Khái niệm và phân tích đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa • Khái niệm và đặc điểm Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các chủ thể quan hệ
Trang 1LUẬT THƯƠNG MẠI
LÝ THUYẾT Câu 1: Khái niệm và phân tích đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
• Khái niệm và đặc điểm
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các chủ thể quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của luật thương mại để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa
* Đặc điểm:
Thứ nhất về chủ thể:
• Thương nhân với thương nhân
• Thương nhân với chủ thể khác không nhằm mục đích sinh lợi nếu chủ thể này chọn áp dụng luật thương mại
Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại: thực hiện hành vi thương mại là một đặc điểm không thể tách rời tư cách của thương nhân Đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác không phải là thương nhân
Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình
Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên Hoạt động thương mại trở thành nghề nghiệp lien tục thường xuyên của thương nhân Dấu hiệu này còn đòi hỏi thương nhân còn thực hiện một cách thực tế, lặp đi lặp lại, liên tục mang tính nghề nghiệp, tự nhân danh chính mình và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động thương mại
đó bằng chính tài sản của mình
Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại( năng lực HVDS , 18T trở lên)
Thương nhân phải có ĐKKD ĐKKD không chỉ là đặc điểm mà còn là yêu cầu bắt buộc, là điều kiện để sinh ra thương nhân, là căn cứ đảm bảo sự tồn tại hợp pháp của thương nhân
Thứ hai về hình thức
• Theo quy định tại điều 24 LTM, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể
Trang 2• Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó Đ 27 LTM Điện báo , telex , fax thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật cũng được coi là có giá trị tương đương văn bản
Thứ ba về đối tượng: hàng hóa bao gồm ( K2 Đ 3 LTM)
• Tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai ví
dụ như xe máy
• Những vật gắn liền với đất đai
Hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông trong thương mại , Ví dụ như vũ khí, ma túy…
Thứ tư , về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa : Là hợp đồng song
vụ, mang tính đền bù, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, bên mua có nghĩa
vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán Mục đích thông thường của các bên là lợi nhuận
Câu 2: Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực
Thứ nhất: Các chủ thề tham gia hợp đồng mua bán phải có năng lực chủ thể, có đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật Trường hợp mua bán hang hóa kinh doanh có điều kiện , thương nhân phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định
Thứ hai: mục đích và nội dung của hợp đồng mua bán hang hóa không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật
Thứ ba: đảm bảo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội , tự nguyện, bình đẳng , thiện chí hợp tác
Thứ tư: hình thức hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật Ngoài các điều kiện trên, đại diện các bên giao kết hợp đồng MBHH phải đúng thẩm quyền, là đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng( có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) Đ 145 Bộ LDS
Trang 3Câu 3: Khái niệm thương nhân, phân tích đặc của thương nhân, các loại thương nhân
• Khái niệm: thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh( Đ 6 LTM)
• Đặc điểm:
• Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại: thực hiện hành vi thương mại là một đặc điểm không thể tách rời tư cách của thương nhân Đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác không phải là thương nhân
• Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình
• Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên Hoạt động thương mại trở thành nghề nghiệp lien tục thường xuyên của thương nhân Dấu hiệu này còn đòi hỏi thương nhân còn thực hiện một cách thực tế, lặp đi lặp lại, liên tục mang tính nghề nghiệp, tự nhân danh chính mình và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động thương mại đó bằng chính tài sản của mình
• Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại( năng lực HVDS , 18T trở lên)
• Thương nhân phải có ĐKKD ĐKKD không chỉ là đặc điểm mà còn là yêu cầu bắt buộc, là điều kiện để sinh ra thương nhân, là căn
cứ đảm bảo sự tồn tại hợp pháp của thương nhân
• Các loại thương nhân
• Thương nhân là cá nhân: đủ 18t trở lên và không thuộc trường hợp pháp luật cấm kinh doanh và tiến hành đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh nhà nước có thẩm quyền
• Thương nhân là pháp nhân:
+ Thương nhân là các DN nhà nước, HTX
+ Thương nhận là các công ty cổ phần, Công Ty TNHH
• Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình
Câu 4: Phân tích các căn cứ để áp dụng trách nhiệm pháp lý do
vi phạm hợp đồng(BT5)
Trang 4* Có hành vi vi phạm HĐ
• Không thực hiện đúng điều khoản về số lượng, thời gian giao nhận hang hóa, dịch vụ
• Không thực hiện đúng về điều khoản chất lượng hang hóa, dịch vụ, địa điểm giao nhận hàng hóa dịch vụ
• Không thực hiện đúng điều khoản về giá cả, thanh toán
* Có thiệt hại vật chất xảy ra trong thực tế
Thiệt hại vật chát bao gồm giá trị tổn thất thực tế , trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra Trong quan hệ thương mại, thiệt hại vật chất có thể xảy ra là( Đ 302 LTM)
+ Giá trị tài sản mất mát , hư hỏng
+ Chi phí thực tế hợp lý để ngăn chặn và hạn chế tổn thất
+ Lợi nhuận bị bỏ lỡ thể hiện ở phần chênh lệch giá bán hang hóa trên nên thực tế so với giá mua hang hóa đó theo hợp đồng đã ký kết
* Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại vật chất
Hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế được xác định khi hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có mối lien hệ nội tại, tất yếu hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, và chỉ bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành
vi vi phạm hợp đồng
* Có lỗi của bên vi phạm : Lỗi là yếu tố suy đoán khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng thì được xem là có lỗi Nghĩa vụ
chứng minh không có lỗi thuộc về bên vi phạm (Đ 294 LTM) Câu 5: Phân tích các trường hợp chuyển giao rủi ro đối với HĐMBHH
( Đ 57,58,59,60,61 LTM )
• Thứ nhất: chuyển rũi ro trong trường hợp có địa điểm giao hang xác định: rủi ro về mất mác hoặc hư hỏng của hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa được giao cho bên mua
Trang 5• Thứ hai: chuyển rủi ro trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên
• Thứ ba: chuyển rủi ro trường hợp giao hàng cho người nhận hàng
để giao mà không phải là người vận chuyển: được chuyển cho bên mua khi bên mua nhận được chứng từ sỡ hữu hàng hóa hoặc người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua
• Thứ tư: chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đang trên dường vận chuyển thì rủi ro về mất mát, hư hỏng tài sản được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng
• Ngoài ra trong các trường hợp khác, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ khi hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng
Câu 6: Hợp đồng đại diện thương nhân
• Khái niệm: Hợp đồng đại diện cho thương nhân là hợp đồng
được ký kết giữa một thương nhân nhận ủy nhiệm của một thương nhân khác để thưc hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và theo chỉ dẫn của thương nhân ủy nhiệm
• Về chủ thể của HĐ đại diện thương nhân
• Bên đại diện cho thương nhân là một thương nhân nhận ủy nhiệm của một thương nhân khác để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó để được hưởng thù lao về việc đại diện
• Bên giao đại diện là thương nhân ủy nhiệm cho thương nhân khác làm người đại diện cho mình
• Hình thức( Điều 142 Luật TM)
Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác tương đương văn bản
• Thời hạn( Điều 144 Luật TM )
• Thời hạn đại diện cho các bên thỏa thuận
Trang 6• Trường hợp không có thỏa thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện
• Vấn đề thù lao trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đại diện
có quyền yêu cầu bên giao đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẻ mình được hưởng
Nếu bên đại diện yêu cầu cấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng
lẻ mình được hưởng nếu các bên không có thỏa thuận khác
Câu 7: So sánh sự khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp
Giải thể
• Lý do: nhiều lý do( KD thua lỗ, không muốn KD, hết thời hạn KD)
• Tính chất của cơ quan thực hiện: cơ quan quản lý nhà nước , chủ
cơ sở KD giải thể VD: cơ quan ở huyện phải lên cấp tỉnh( luật 2009)
• Tính chất của thủ tục: thủ tục hành chính
• Cách thức thanh toán tài sản: chủ DN tự thanh toán với chủ nợ
• Hậu quả thủ tục: không còn tồn tại, chấm dứt hoạt động
• Thái độ của nhà nước đối với người quản lý DN: nếu DN phá sản thì GĐ, CT HĐQT vẫn giữ nguyên
Phá sản
Trang 7• Lý dó: mất khả năng thanh toán, nợ đến hạn
• Cơ quan tư pháp, Tòa án VD : DN ở địa phương nào thì địa phương đó giải quyết( luật 2014),
• Tư pháp có tính tố tụng cao
• Do tòa án thanh toán
• Có trường hợp vẫn còn tồn tại VD: một người nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất KD
- GĐ, CT HĐQT bị cấm giữ chức vụ 3 năm
Câu 8: Khái niệm và đặc điểm đại lý thương mại
• Khái niệm: ( Đ 166 LTM) Đại lý thương mại là hoạt động thương
mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao
• Đặc điểm:
• Cả bên giao đại lý và người đại lý đều là thương nhân, bằng danh nghĩa chính mình mua bán hàng hóa cho người khác để hưởng thù lao
• Quan hệ đại lý thường mang tính chất lâu dài
• Bên đại lý phải chịu trách nhiệm trước người giao đại lý về sự vi phạm hợp đồng của khách hàng Khi thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý không phải là người mua hàng của bên giao đại lý mà chỉ là người nhận hàng để rồi tiếp tục bán cho bên thư ba
• Các hình thức đại lý
• Đại lý bao tiêu : bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý
Trang 8• Bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, do đó mà thù lao
mà đại lý được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá mua, giá bán thực tế so với giá mua, giá bán do bên đại lý quy định
• Đại lý độc quyền: tại một khu vực đại lý nhất định, bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một số loại dịch vụ nhất định
• Tổng đại lý mua bán hàng hóa: bên đại lý tổ chức một hệ thống đại
lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý
Ngoài ra các bên cũng có thể thỏa thuận các hình thức đại lý khác
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1/ Công ty TNHH chịu trách nhiệm bằng toàn bộ số vốn điều lệ của công ty
Nhận định này ĐÚNG
Vì: Công ty TNHH có tư cách pháp nhân nên có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty
2/ Người khác chỉ có thể trở thành thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên khi hội đồng thành viên đồng ý.
Nhận định này SAI
Vì: theo quy định tại điều 45 luật DN 2005 thì người hưởng phần thừa kế vốn góp có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời thì đương nhiên trở thành thành viên của công ty
Người mua lại phần vốn góp( nhận thanh toán nợ) thì đương nhiên trở thành thành viên của công ty
3/ Theo luật Doanh nghiệp 2005 mọi cá nhân đều có quyền góp vốn, quản lý doanh nghiệp trừ cán bộ công chức.
Nhận định này SAI
Vì: theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật DN 2005 vì đang chấp hành hình phạt tù
4/ Thành viên của công ty TNHH 2 thành viên trở lên bị chấm dứt tư cách thành viên khi bị mất năng lực hành vi dân sự.
Nhận định này SAI
Trang 9Vì: khi thành viên bị mất năng lực hành vi dân sự thì thực hiện quyền và nghĩa vụ thông qua người giám hộ
5/ Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi, có năng lực pháp luật thì có quyền trở thành thương nhân
Nhận định này SAI
Vì:theo K2Đ13 cán bộ công chức không được ĐKKD nên không thề trở thành thương nhân
6/ Các chủ thể khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp thì chỉ chịu trách nhiệm
và hưởng lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ % số vốn góp.
Nhận định này SAI
Vì: chủ DN chịu trách nhiệm hoàn toàn bằng toàn bộ tài sản
7/ Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu khi 1 bên bị lừa dối
Nhận định này ĐÚNG
Vì: khi có một bên bị lừa dối thì hợp đồng không thề hiện được ý chí của các chủ thề khi tham gia giao kết hợp đồng
8/ Trong mọi trường họp người vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Nhận định này SAI
Vì: khi hành vi vi phạm không chứa yếu tố lỗi thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm
9/ Thời điểm chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa là khi bên bán giao hàng cho bên mua.
Nhận định này SAI
Vì : vì trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển ( Đ
60 LTM) thì thời điểm giao rủi ro là khi xác lập hợp đồng
10/ Hợp đồng có hiệu lực ngay khi xác lập hợp đồng.
Nhận định này SAI
Vì: nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực thì hợp đồng chỉ phát sinh hiệu lực khi đến thời điểm các bên đã thỏa thuận
11/ Đối với hợp đồng vô hiệu từng phần thì các bên không được thực hiện hợp đồng.
Nhận định này SAI
Trang 10Vì : Hợp đồng có hiệu lực vẫn được thực hiện.
12/ Mức phạt vi phạm hợp đồng là 8% của phần hợp đồng bị vi phạm
Nhận định này SAI
Vì : theo điều 301 LTM 2005 mức vi phạm hợp đồng được các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
12.1 Mức vị phạm hợp đồng được các bên thỏa thuận nhưng không quá 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
Nhận định này SAI
Vì : trong trường hợp giám định thì không áp dụng 8%
13/ Lời đề nghị giao kết hợp đồng hết hiệu lực khi bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận giao kết hợp đồng
Nhận định này ĐÚNG
Vì: khi bên được đề nghị trả lời không chấp nhận thì đã thể hiện ý chí không mong muốn xác lập hợp đồng
13.1 Lời đề nghị giao kết hợp đồng chỉ hết hiệu lực khi bên nhận được
đề nghị trả lời không chấp nhận giao kết hợp đồng.
Nhận định này SAI
14/ Khi tham gia giao kết hợp đồng các bên phải cử người đại diện theo quy
định của pháp luật ký kết hợp đồng
Nhận định này SAI
Vì:người này được ủy quyền có thẩm quyền giao kết hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền
15/ Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì nộp hồ sơ tại cơ quan
đăng ký kinh doanh để giải quyết
Nhận định này SAI
Vì : phải nộp hồ sơ tại Tòa Án
16/ Tranh chấp trong kinh doanh thương mại được giải quyết tại tòa án.
Nhận định này SAI
Vì: có thể được giải quyết bằng thương lượng, hòa giải , trọng tài thương mại hoặc tòa án.
17/ Giải thể và phá sản doanh nghiệp bao giờ củng dẫn đến sự biến mất của
doanh nghiệp đó trên thị trường
Nhận định này SAI