CHIẾN TRANH ĐƯỢC HỒI TƯỞNG LẠ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH (Trang 72 - 80)

HAI ĐIỂM NHÌN CHIẾN TRANH

3.1. CHIẾN TRANH ĐƯỢC HỒI TƯỞNG LẠ

Cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập tự do của dân tộc đã lùi vào quá khứ

nhưng viết về nó như mạch nguồn không bao giờ cạn. Nếu như trước đây trong trong chiến tranh, văn học 1945-1975 đã xây dựng một nền văn học phục vụ chính trị một cách tuyệt đối thì bây giờ cuộc chiến tranh ấy đã được viết lại, viết lại trong sự hồi tưởng của người trong cuộc để khám phá thêm những ý nghĩa mới.

Hồi tưởng hay chính là tìm về quá khứ. Các nhà văn hôm nay thường cảm nhận lịch sử chiến tranh trong lịch sử tâm hồn người lính. Quá khứ là nơi

để cho người lính quên nỗi đời hiện tại với bao bề bộn của cuộc sống thường nhật. Hiện thực hôm nay buộc người ta phải nhớ về quá khứ, cuộc sống hòa bình chẳng hề yên tĩnh khiến người ta phải trở lại tìm những giá trị vĩnh hằng của quá khứ. Nơi đó là chiến tranh - mà mặt trái của nó luôn đặt người lính trong sự day dứt, lạc lõng. Đó là sự hồi tưởng của Nghĩa trong Chiều vô danh

của Hoàng Dân. Sau chiến tranh anh đã may mắn sống sót trở về và có một gia đình hạnh phúc, một ngôi nhà nhỏ, một đứa con ngoan, một người vợ hiền chung thủy. Thế nhưng anh không thể sống yên ổn, bởi trong ký ức của anh chiến tranh còn mãi là nỗi đau buồn. Anh không quên được trận đánh cuối cùng mà bao đồng đội đã hy sinh. Mỗi lần nhìn thấy Kiến đen là những ký ức xưa lại hiện về, những cảnh mưa bom, bão lửa, những đau thương chết chóc luôn ám ảnh anh. Đặc biệt là hình ảnh đàn Kiến đang xâu xé bộ ria - mảnh thi thể cuối cùng của Thời - người bạn thân của anh. Hay là sự hồi tưởng của Vân trong Thảm cỏ trên trời của Ngô Thị Kim Cúc. Trong thâm tâm, Vân luôn day dứt về cái chết của Khoa - người bạn từ thủa ấu thơ, đi lính cho Ngụy quyền Sài Gòn đã bị Vân bắn chết. Vân không hoàn toàn muốn như thế mà bởi lỗi tại chiến tranh, chiến tranh đã phân chia giới tuyến, chiến tranh đã để

lại nơi Vân một vết thương "đã liền da mà vẫn cứ đau nhức". Suốt đời Vân không thể nào quên nổi đôi mắt mở trừng trừng của Khoa như đang vặn hỏi: "Sao mày lại bắn tao?".

Sự hồi tưởng về chiến tranh rất phong phú trong truyện ngắn sau 1975, bởi bằng sự hồi tưởng, những mặt trái còn khuất lấp của chiến tranh sẽ được hiện hình rõ nét. Truyện ngắn Bảo Ninh góp một tiếng nói trong việc miêu tả

chiến tranh qua sự hồi tưởng của nhân vật. Chiến tranh được hồi tưởng lại trong truyện ngắn Bảo Ninh được triển khai từ điểm nhìn của nhân vật và

điểm nhìn của người kể. Đây là hướng khai thác đặc sắc của truyện ngắn hôm nay viết về đề tài chiến tranh. Như đã diễn giải ở chương 1, "Chiến tranh là một siêu đề tài và người lính cũng là siêu nhân vật. Càng khám phá, càng thấy những độ

rung không mòn nhẵn. Ởđó mọi thứđều được nén chặt đến ngột ngạt và nếu biết cách khai mở thì đấy là đối tượng văn học vĩnh cửu nhất" [28,41]. Các nhà văn của chúng ta đã thực sự làm thay đổi diện mạo của văn học chiến tranh khiến cho đề tài chiến tranh luôn luôn mới. Truyện ngắn đề tài chiến tranh hoàn toàn đã có được mảnh đất phát triển. Nhưng để tránh lặp lại, tránh được

sự sáo mòn cũ kỹ, trong mỗi tác phẩm viết về chiến tranh, các tác giả đã tạo ra những "kẻ môi giới" đứng ra kể chuyện, quan sát, miêu tả khác nhau [46,150]. Việc miêu tả chiến tranh được hồi tưởng lại ở truyện ngắn Bảo Ninh ta bắt gặp trong tác phẩm người trần thuật theo ngôi thứ ba ẩn mình và người trần thuật lộ diện theo ngôi thứ nhất, đồng thời là nhân vật. Trong các truyện ngắn Bảo Ninh nhân vật xuất hiện dưới dạng này thường xưng "tôi" để kể lại câu chuyện chiến tranh, kể chuyện về bản thân hay kể chuyện về người khác không lộ rõ là tác giả, đó là ở các truyện như: Hà Nội lúc không giờ, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền. Các truyện ngắn này thường chọn thời điểm hiện tại hướng về quá khứ, chiến tranh ấy là chiến tranh trong quá khứ, chiến tranh của 20 năm, 30 năm, 40 năm về trước.

Hà Nội lúc không giờ là câu chuyện hướng về dĩ vãng, dưới điểm nhìn của nhân vật người kể chuyện, nhân vật "tôi". Nhân vật người kể chuyện xưng "tôi" giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc của văn bản. "Tôi" là nhân vật xuyên suốt còn những nhân vật chỉ được miêu tả từ điểm nhìn của người kể chuyện. Trước những thời khắc của giao thừa hiện tại, nhân vật "tôi"

đã trôi vào dòng hồi tưởng về quá khứ. Chiến tranh được hồi tưởng qua điểm nhìn của nhân vật "tôi"." Hà Nội mùa xuân đó vẫn đâu đây trong trời đất và vẫn thường nhập hồn về với mùa xuân của thành phố hôm nay vào đúng những nửa đêm, lúc không giờ". Nhân vật tôi đứng từ thời điểm hiện tại quay ngược về quá khứ, nhớ về Hà Nội của năm Giáp Thìn xa lắc xa lơ. Trong cách nhìn đó, điểm nhìn của nhân vật "tôi" lần lượt hiện hình những đoạn đời, những nhân cách con người từ những năm tháng bom đạn ấy. Chiến tranh không phải chỉ ngày một ngày hai, chiến tranh là chuỗi dài khó khăn gian khổ. Thời điểm mà Bảo Ninh tạo ra cho nhân vật "tôi" nghĩ về chiến tranh là khoảnh khắc của Hà Nội lúc không giờ. "Hà Nội trong vắt lúc không giờ. Về

gần hơn với bạn bè một lứa bên trời, về gần hơn với tình yêu ban đầu, về gần hơn với tuổi thơ non dại". Còn với truyện ngắn Rửa tay gác kiếm, ngay từ đầu người đọc đã nhận thấy người kể chuyện đang đứng ở thời điểm hiện tại nhớ

về quá khứ, tác giả viết: "Gần đây nhớ lại những ngày tháng cuối cùng của

đời bộ đội lòng tôi vô hạn một nỗi buồn nhớ sâu lặng. Kể từ ngay sau đỉnh cao hạnh phúc của ngày Chiến thắng tới buổi chiều ngày hôm nay và đêm hòa bình lững lờ trôi chảy mà hòa bình thì trôi quá mau". Khác với truyện ngắn

Hà Nội lúc không giờ, truyện ngắn Rửa tay gác kiếm dẫn người đọc trở về với chiến tranh không phải trong một khoảng khắc thời gian mà là cả chuỗi ngày trong quá khứ, dù quá khứ ấy lúc mờ, lúc tỏ, hơi hướng bao năm trận mạc chẳng còn tăm tích nhưng giữa bao bộn bề của thời hậu chiến, nhân vật "tôi" cũng tìm lại được dòng chảy dư âm chiến tranh. Đó còn là nỗi khiếp sợ của người lính trước tiếng rền vang của máy bay Mỹ, bom đạn và chất độc màu da cam, một cuộc chiến mà đúng hơn là sự sát hại cả giống côn trùng cây cỏ của giặc Mỹ đối với thiên nhiên Việt Nam: "Rừng đang đổ lá. Mái rừng tróc từng mảng rộng, lở ra, rụng xuống như bị lột da, không một phẩy gió, cây cối bất

động vậy mà tơi tả chẳng khác nào đang trong một trận động rừng". "Lá, hoa, quả và cả các cành con nữa trút như mưa song không một tiếng xào xạc. Chẳng phải lá vàng, chẳng phải lá xanh, lá to, lá nhỏ tất cả đều là những xác chết thâm xịt và nhầu nhĩ như bị vò. Cỏ dưới đáy rừng cũng đang rũ chết, ngả

dẹp xuỗng và đã bắt đầu biến màu"... Đó là những cảnh tàn phá thiên nhiên của bọn Mỹ mà dù cho năm tháng đi qua nhưng những người chiến binh vẫn không thể nào quên nổi. Nhà văn Bảo Ninh đã lần giở cho người đọc từng mảng gian khổ mất mát của chiến tranh. Ngoài việc hồi tưởng lại và mô tả

cho độc giả thấy sự tàn phá ác liệt của giặc Mỹ tác giả còn mô tả những cái chết của bọn giặc: "Cả bộ mặt hay là già nửa bộ mặt văng tung tóe", "đạn chọc vào lưng, phá ra làm vỡ toang lồng ngực. Máu ộc chảy và người chết như là dập dềnh nổi lên trên cái ao máu của chính mình", "cả đống thịt đào lên. Những mảnh vụn xôm xốp của buồng phổi dính bết trên đám lông bụng bầy nhầy máu. Người chết rất to béo, da thịt núc ních, trắng ởn, lồm xồm lông lá, nhưng còn trẻ măng".

Khắc dấu mạn thuyền cũng di chuyển điểm nhìn từ thực tại nghĩ về

năm tháng xa xưa: "mỗi khi nhắm mắt lại nhìn sâu vào những nẻo đường của ký ức bao giờ tôi cũng thấy hiện lên tuy rất đỗi mơ hồ, bóng dáng của Hà Nội phố xá",... "không hẳn là một nỗi niềm mà chỉ là bâng quơ một cảm giác, không thành một câu chuyện mà chỉ như là một một nốt sầu còn vương lại của thời trai trẻ chiến tranh, một thời tuổi trẻ đã mai một nhưng dư âm vọng suốt

đời". Tạo nên một nốt sầu vương Bảo Ninh đã xây dựng rất chân thực hình

ảnh chiến tranh trong dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi".

Mỗi một tác phẩm xét đến cùng thì mọi sự biểu hiện, miêu tả đều từ tác giả mà ra, trong các truyện ngắn kể trên của Bảo Ninh hầu hết tác giả đều chọn người kể ở ngôi thứ nhất. Do người kể chuyện vừa xưng tôi vừa là một nhân vật nên việc miêu tả thế giới có sự thống nhất, tuy nhiên ở đây thi pháp học vẫn thấy được sự khác nhau về không gian và thời gian tâm lý với người

được kể.

Trong các truyện ngắn Bảo Ninh, khi miêu tả chiến tranh trong sự hồi tưởng nhà văn đã dựng nên điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian.

Điểm nhìn không gian, thời gian thể hiện ở phương hướng nhìn, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm của khách thể được nhìn. Khắc dấu mạn thuyền dựng lên khoảng cách của thời gian là "hai chục năm tròn", Rửa tay gác kiếm với khoảng thời gian là "hơn hai chục năm trời sau chiến tranh". Trại bảy chú lùn

cũng "hai chục vũ rẫy", Thời tiết của ký ức "đã non bốn chục năm"... với khoảng cách này người đọc nhận thấy đây rõ ràng đó là những câu chuyện

được hồi tưởng lại. Cuộc sống hôm nay dẫu bao bộn bề, con người thời hậu chiến vẫn khắc khoải nỗi đớn đau về chiến tranh. Ở đây chiến tranh được xem

ở thì quá khứ. Thời gian quá khứ trong văn học xuất hiện rất muộn. Trong phần nhiều thơ trữ tình, trong truyện trung đại, truyện dân gian thời quá khứ

không phát triển, do nhân vật không biết hồi tưởng. Khả năng hồi tưởng của nhân vật chỉ xuất hiện khi nhân vật có ý thức về đời sống nội tâm. Việc xuất hiện quá khứ là một đặc điểm phổ biến của văn học hôm nay.

Truyện ngắn Bảo Ninh đi vào quá khứ để nhìn nhận chiến tranh, sự

nhìn nhận chiến tranh thì quá khứ in hằn trong các dấu tích, phế tích, trong hồi ức, trong giấc mơ của nhân vật. Sự hoài niệm về một thời chiến tranh trong truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ bởi nhân vật "tôi" đứng trước dấu tích của căn nhà cũ: "run rủi làm sao nhà mới lại về cùng phố với ngôi nhà thơ ấu. Xưa nhà số bốn, giờ trăm lẻ hai. Tết đầu tiên nhà mới lại cũng hệt tiết trời cái tết cuối cùng của ngôi nhà xưa", bởi nhận ra dấu tích của một thời nên mọi kỷ niệm ùa về, kỷ niệm của những ngày còn chiến tranh, những ngày mà nơi căn nhà số bốn ấy bao niềm vui nỗi buồn còn đó. Hà Nội vẫn còn trong dấu tích của năm tháng xa xưa để rồi khi nhân vật "tôi" trở về sau chiến tranh: "nhìn lại sau lưng chỉ thấy sừng sững tường thành của ký ức chiến trường" mọi sự vật đã biến đổi, bức tường của ngôi nhà cũ bám đầy rêu phong bụi mờ, cây táo anh Trung trồng ngày trước cũng trở nên lạc lõng "lỗi thời"...

Trong tập truyện ngắn của mình, Bảo Ninh thường viết về Hà Nội. Trong chiến tranh chống Mỹ Hà Nội không phải là chiến trường nhưng với Miền Nam Hà Nội như liền khúc ruột, mỗi tiếng súng nổ, bom rền nơi chiến trường gian khổ đã kêu gọi bao lớp thanh niên Hà Nội lên đường. Hà Nội lúc không giờ đã thể hiện nét đẹp của người Hà Nội trong chiến tranh đã vì Miền Nam ruột thịt thân yêu. Ba mươi lăm năm gần nửa đời người, chiến tranh trong dòng hồi tưởng của nhân vật tôi vẫn còn vang mãi. Hà Nội không phải là chiến trường trong chiến tranh chống Mỹ nhưng Hà Nội là nơi phải chịu bao lần ném bom B52 của giặc Mỹ, bao nhiêu cuộc oanh tạc là bấy nhiêu lần người Hà Nội phải nhận lấy đau thương, mất mát. Truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền thể hiện phần nào cuộc chiến ấy, trong hồi tưởng của nhân vật dấu tích

để nhớ về ngày tháng ấy là một ngôi nhà ở ga Hàng cỏ và một con đường xe

điện, nằm sâu trong ký ức của tháng ngày xưa cũ là bóng dáng mơ hồ xa xăm của Hà Nội: "cái thành phố sâu thẳm, xa lạ, chẳng chút thân thuộc ấy từ lâu lắm rồi đã lẳng lặng ăn vào đời tôi như là một trong những miền đất thân yêu nhất, dẫu rằng đấy là một tình thân yêu tuồng như không đâu, một duyên nợ

hầu như vô cớ". Đứng trước dấu tích của một thời, ký ức về chiến tranh đã trở

về: "Như tiếng mưa rơi. Như tiếng gió lùa. Như tiếng lá rụng. Mà không bao giờ quên".

Mỗi nhan đề trong mỗi truyện ngắn Bảo Ninh đều hướng người đọc trở

về với chiến tranh qua những phế tích còn lại. Có những phế tích, dấu tích

được Tổ Quốc vinh danh và trong truyện ngắn của anh những phế tích, dấu tích ấy trở thành điều riêng tư của mỗi người lính. Ba lẻ một là dấu tích trên tấm ảnh cũ kỹ về chiếc xe tăng trong trận truy quét cuối cùng của ngày 30 tháng 4 năm 1975. Chiến tranh được hồi tưởng lại, trong trận chiến cuối cùng

ấy những người lính trên xe mang biển ba lẻ một đã dừng lại ở ngôi nhà có những người không tham gia chiến tranh. Niềm vui chiến thắng lộ rõ trên khuôn mặt người lính. Còn cha con cô gái trong căn nhà nhỏ thì rất sợ sệt, lo lắng. Khi trò chuyện với những anh lính cộng sản trong lòng cô gái dần vơi nỗi sợ hãi và những định kiến lâu nay. Cô thấy rõ ràng những người: "được gọi là Việt Cộng không phải như cô vẫn thường nghe trên báo, đài. Họ chẳng có vẻ gì là một cuộc tẩy não, họ nói năng nhẹ nhàng mà thân ái, vui vẻ nhưng

đúng mực, giữ lễ xã giao chủ khách". Xua đi định kiến lâu nay, trong phút chia tay với những người lính cô gái đã vội vã ghi hình chiếc xe tăng và những con người quả cảm - bức ảnh ấy đã được cô cất giữ cẩn thận. Hơn hai mươi năm sau chiến tranh, chiến tranh thì quá khứ trở về nhờ tấm bưu ảnh cũ. Như đã nói mỗi nhan đề của truyện ngắn Bảo Ninh đều thể hiện chứng tích để nhân vật từ hiện tại hướng về quá khứ, đó là chứng tích của thời gian lúc không giờ, đó là chứng tích không gian của khu rừng già, và một lá thư

còn lại từ năm Quý Sửu...

Chiến tranh thì quá khứ không chỉ trở về khi nhân vật chạm vào dấu tích mà quá khứ còn quay về trong những giấc chiêm bao của người lính. Bảo Ninh cho người đọc thấy chiến tranh trong sự hồi tưởng được thể hiện trong những giấc mơ. Thế giới bí ẩn của con người nằm sâu trong những giấc chiêm bao. Chiến tranh đã lùi vào quá vãng hơn hai, ba mươi năm nhưng chiến tranh

trong vô số những giấc mơ thì vẫn hãy còn. Trong giấc mơ của người lính chiến tranh được nhớ lại với tội ác tày trời của giặc Mỹ, bao tấn bom đạn đã

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)