c. Người lính với mặc cảm, bi kịch, cô đơn
1.3.2. Sự khẳng định nhân cách
Ở thời kỳ trước, do yêu cầu của đời sống, của lịch sử "lợi ích cộng
đồng trở thành nguyên tắc hàng đầu... Hướng tới đại chúng, phục vụ đại chúng trở thành phương hướng và mục tiêu của nền văn nghệ kháng chiến"[109;53] con người chưa được xem là con người cá nhân, cá thể mà là một
"đám đông", một "tập thể". Các nhân vật được nhận diện trước hết theo lập trường dân tộc và cách mạng, bởi thế dễ dàng xếp họ vào loại chính diện hay phản diện, tích cực hay tiêu cực. Sau 1975, bên cạnh con người "tập thể","cộng
đồng", mỗi con người còn có một số phận riêng, thậm chí có sự trái ngược với số
phận cộng đồng.
Từ xưa tới nay quan niệm con người vẫn được coi là một thước đo sự
tiến bộ nghệ thuật. Quan niệm về nhân cách là biểu hiện một trình độ cao của sự khái quát nghệ thuật về đời sống. Với Bảo Ninh việc sáng tạo ra các kiểu nhân vật trong chiến tranh đồng nghĩa với việc khẳng định nhân cách người lính. Nỗi buồn chiến tranh có sự tác động ghê gớm đối với cuộc sống con người. Cả truyện ngắn và tiểu thuyết Bảo Ninh đều đem đến cho người đọc những con người tỏa sáng bởi nhân cách cao đẹp. Đó là điểm gặp gỡ trong việc mô tả vẻ đẹp người lính của truyện ngắn và tiểu thuyết hôm nay với truyện ngắn và tiểu thuyết trước 1975. Trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu cũng như trong truyện ngắn của mình, Bảo Ninh đã sáng tạo một nhân vật riêng nhưng không nằm ngoài kiểu nhân vật chung nhân cách không tách rời cộng đồng, xã hội. Đó là kiểu nhân vật mang khí phách, tâm hồn dáng vóc thời đại Hồ Chí Minh. Đó cũng chính là kiểu nhân vật con người hành động. Qua hành động, nhân cách con người đã được khẳng định trước chiến tranh cũng như sau chiến tranh.
Trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Bảo Ninh thường thể hiện con người hành động trong sự nghiệp cách mạng qua thủ pháp đồng hiện, qua những hồi ức về quá vãng. Tiêu biểu những truyện ngắn như: Rửa tay gác kiếm, Hà Nội lúc không giờ, Thời tiết của ký ức, Khắc dấu mạn thuyền, Trại “bảy chú lùn”, Bí ẩn của làn nước...
Trở đi trở lại với môtíp con người hành động của truyện ngắn, tiểu thuyết Bảo Ninh là dòng tâm thức tuôn chảy của nhân vật. Kể đến tiểu thuyết
Thân phận của tình yêu là kể đến hồi tưởng chắp nối đứt đoạn của Kiên: một người lính, một nhà văn phường, một con người sống trong hòa bình mà luôn
chạm mặt chiến tranh. Mỗi hành động của Oanh, Quảng, Cừ... là một chi tiết nghệ thuật đắt giá làm nên một bức chân dung đầy đủ về con người thời đại mới. Các nhân vật những tên người, những đồng đội thoáng qua trong đầu Kiên sau bao nhiêu năm hòa bình đều được nhắc đến trước hết ở một hành
động nào đó. Sự hy sinh của Hòa, Oanh, Từ, Toàn, Thịnh "con", Thịnh "nhớn"... là những cái chết của những con người kiên cường, của hành động anh hùng. Họ đã khẳng định nhân cách, phẩm chất của người lính không chùn bước trước mọi khó khăn.
Truyện Trại "bảy chú lùn" khẳng định nhân cách của bảy anh em chiến sĩ trong khu rừng già, năm này qua năm khác họ làm những vụ rẫy để phục vụ
lương thực cho chiến trường. Một sự hy sinh hết sức thầm lặng. Hay hành
động của khẩu đội cao xạ trong truyện ngắn Bên lề cuộc tấn công, hành động của nhân vật "tôi" và cô gái trong Khắc dấu mạn thuyền, hoặc là cử chỉ đẹp của cô gái giữ lại tấm ảnh hơn hai mươi năm sau chiến tranh trong truyện ngắn Ba lẻ một...
Trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu ngoài việc miêu tả những người xung quanh Kiên trong cuộc chiến tranh ác liệt của dân tộc, nhân vật thể hiện rõ nhất nhân cách của mình trong chiến tranh và sau chiến tranh là Kiên. Từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm hầu như các sự kiện, nhân vật có mặt trong cốt chuyện đều là kết quả của những hồi tưởng trong tâm trí Kiên. Nhưng sự kiện anh hùng ấy không cho phép anh lãng quên khi nghĩ về cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Chính điều này góp một phần trong việc nói rõ bản chất của Kiên, số phận của người lính thời hậu chiến.
Qua hồi tưởng chắp nối, đứt đoạn của Kiên, người đọc có thể hình dung về con người anh. Kiên là một chàng trai chính gốc Hà Nội, bố là họa sĩđã ly hôn với mẹ. Anh có một mối tình với Phương, người bạn gái cùng học cấp ba. Kiên thuộc lớp thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh chiến tranh. Sau khi cha mất (1965), Kiên nhập ngũ khi tròn 17 tuổi. Mang theo lòng nhiệt tình cách mạng Kiên dấn thân vào cuộc chiến tranh sinh tử, với lý tưởng giải phóng đất
nước. Lý tưởng đó đã theo Kiên trong quá trình chiến đấu và nó đã cho anh những suy nghĩ tình cảm tốt đẹp chân thành về đồng đội, về những con người
đã làm nên chiến thắng: "nếu không nhờ có Hòa cùng biết bao đồng đội thân yêu ruột thịt, vô số và vô danh, những người lính thường, những liệt sĩ của lòng dân đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vể đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến thì đối với Kiên, chiến tranh với bộ mặt gớm giếc của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân của nó sẽ chỉđơn thuần có nghĩa là một thời buổi và một quãng đời mà bất kỳ ai đã trải qua đều mãi bị ám ảnh" [39,227].
Từ lý tưởng tốt đẹp, suy nghĩ sâu sắc về cuộc chiến tranh và tình cảm chân thành với đồng đội, Kiên đã đi đến những hành động. Anh không quên
ơn những người đã vì mình mà hy sinh. Trở về sau chiến tranh, anh mong mỏi
được cầm bút để viết về họ, viết để hậu thế không bao giờ quên họ, viết để
khẳng định sự bất diệt của đồng đội trong lòng mọi người. Nếu trong cuộc chiến Kiên đã hành động "với khẩu tiểu liên trong tay, anh đã luôn luôn ở
hàng đầu quân xung kích, cùng đồng đội từng bước kiên trì vượt qua ngàn dặm của cuộc kháng chiến lớn lao" [39,211] thì trong hòa bình việc Kiên viết về cuộc chiến tranh đã thể hiện phẩm chất người chiến sĩ nơi anh.
Nếu như để khẳng định con người anh hùng, gắn với số phận của cộng
đồng nhà văn xây dựng kiểu con người hành động thì ở đây để bộc lộ con người đời tư, con người với thế giới bên trong phức tạp, Bảo Ninh đã xây dựng một kiểu nhân vật mới: con người tự sám hối, con người tự thú. Theo Bùi Việt Thắng: "cái phần được của Thân phận của tình yêu chính là ở chỗ
Kiên mới dám nhìn thẳng, nhìn sâu vào quá khứ, mới dám đối diện với hiện tại, rất công bằng mà phán xét lịch sử. Cao hơn nữa là đối diện với chính mình, rồi xám hối, tranh đấu và vượt lên" [49,85]. Kiên đã không biết bao lần tự mình đối diện với chính mình để rồi trong anh có những ân hận, ăn năn về những việc mình đã làm trong chiến tranh và những việc ấy đã gây cho đồng đội anh không ít mất mát thậm chí cả tính mạng. Và trong tâm trí anh luôn ý thức phải viết về họ, viết về đề tài chiến tranh: "Phải viết thôi!
Kiên thường tự nhủ một cách nghiêm trang và quả quyết, một cách thôi thúc và nôn nóng như thế, như thể thầm hô lên một khẩu hiệu để thúc giục lòng mình" [39,174] Nhân vật ông Phúc trong truyện ngắn Thời tiết của ký ức
cũng là kiểu con người tự thú và sám hối, sau bốn mươi năm chiến tranh song những đau buồn về quá khứ vẫn đeo bám tâm hồn ông. Đó là sự sám hối muộn màng về việc giác ngộ cách mạng, là lời tự thú về một tình yêu. Một điều dễ thấy trong các câu chuyện chiến tranh, những người lính khi bước ra khỏi chiến tranh thường mang theo những di chứng, có người là sự mặc cảm, có người cảm thấy "lạc thời"... Nói theo cách nói của Trần Sơn - một người lính trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu là: "Cái loại lính như
ông ấy mà còn là vỡ mộng đau đớn với đời. Nhưng ông ơi, thời đại của cánh ta hết rồi. Mà nói thật sau chiến thắng oai hùng này những thằng lính chiến như
ông ấy và ông Kiên chả trở lại thành người bình thường được nữa đâu. Ngay cả
giọng người, mẹ kiếp, xin nói là còn chán mới hòng có lại để giao tiếp với đời" [39,47]. Kiên là một trong số những con người ấy, những con người hậu chiến không bao giờ nguôi ngoai nỗi buồn đau của chiến tranh. Đây vừa là nỗi đau vừa là một niềm tự hào, bởi anh chứ không ai khác được sống dưới thời oai hùng ấy. Nhưng rõ ràng chiến tranh đã tác động vào Kiên cả khi anh sống trong hòa bình.
Trong tác phẩm Bảo Ninh, chiến tranh có tác động cực kỳ to lớn đối với nhân cách người lính, có người cho rằng chiến tranh rất vinh quang nhưng có người cho là sự chịu đựng, là sự nhục nhã: "Tôi không sợ chết, nhưng cứ
bắn mãi, giết mãi thế này thì chết hoại tình người", "cả đời đi đánh nhau, thú thật tôi chả thấy cái trò này chẳng có gì là vinh. Nhưng do hy vọng nên vẫn còn chịu đựng" (lời của Can trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu). Chính vì cảm nhận về chiến tranh như vậy nên Can đã trốn lính. Kiên đã nhìn thấy nơi Can là một con người dị giáo: "Tâm hồn bấn loạn, ngôn ngữ độc thoại rối mù, họ bị thực cảnh chiến tranh đầy ải tàn nhẫn, làm cho suy sụp sâu sắc cả
Can cũng không thoát được, Can chết không rõ lý do trên đường đào ngũ, thật chua xót: "tên tuổi, hình hài một con người đã từng vào sinh ra tử không kém cạnh ai và vốn hoàn toàn không phải đồ tồi đã đột ngột chìm nghỉm đi" [39,27]. Thể hiện nhân vật này, Bảo Ninh tạo nên sự khác biệt giữa Kiên và Can. Sự khác biệt ở hai con người về lý tưởng chiến đấu, nỗi hèn nhát ở Can
đã phải trả giá. Can không thể trở về quê khi có người mẹ đáng thương đang mòn mỏi đợi trông. Cái chết của Can không được tôn vinh dù rằng trước đó anh đã chiến đấu rất kiên cường. Ranh giới giữa tốt và xấu trong mỗi con người thời chiến thật quá đỗi mong manh.
Các câu chuyện chiến tranh của Bảo Ninh được đặc tả lại dù viết về con người sống trong chiến tranh hay sống sau chiến tranh thì đều nói đến sự tác
động đến nhân cách của người lính. Số phận của người lính được Bảo Ninh miêu tả khá đậm nét, mỗi người một kiểu, có nhân cách khác nhau. Trong truyện ngắn Bảo Ninh cũng như trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, ta
đều bắt gặp người lính trong chiến tranh và sau chiến tranh, họ đều là những người lính chịu những mất mát thiệt thòi của số phận. Trong chiến tranh họ
anh dũng chiến đấu, anh dũng hy sinh (Phúc trong Bên lề cuộc tấn công và Thịnh "con", Thịnh "nhớn", Hòa... trong Thân phận của tình yêu), nhưng cũng có những người không thắng nổi giây phút yếu hèn (Can trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu). Trở về sau chiến tranh có người phải để lại một phần thân thể trên chiến trường, có người mang trong mình thương tích "bệnh hoạn" về tâm hồn (như Khương, Tú trong Rửa tay gác kiếm, ông già trong Ngôi sao vô danh hay Kiên trong Thân phận của tình yêu), có người thì luôn sống trong mặc cảm, cô đơn (Mộc trong Trại bảy chú lùn, Phúc trong
Thời tiết của ký ức), có người mãi day dứt trong đời sống nội tâm...
Có thể nói việc khai thác hoàn cảnh chiến tranh để thể hiện và nhân cách con người trong sáng tác của Bảo Ninh đã thể hiện một cách nhìn nhận mới của tác giả trong thời kỳ hậu chiến về cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Như vậy, bằng sự am hiểu về chiến tranh, Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc ở hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết những số phận người lính trong chiến tranh và hậu chiến. Những con người trở về từ chiến trường gian khổ, khoác trên mình những thương tích cả về thể xác lẫn tâm hồn. Những người lính được đặc tả với những số phận khác nhau nhưng hội tụ tất cả
những mặt tốt - xấu trong bản chất người. Truyện ngắn Bảo Ninh khác với
Thân phận của tình yêu ở chỗ chỉ chớp lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời nhân vật để mô tả họ. Chẳng hạn viết về bi kịch của nhân vật "tôi" trong Bí ẩn của dòng nước, Bảo Ninh lấy tình huống mất con trên dòng nước lũ để kể
chuyện. Trong khi đó Thân phận của tình yêu phản ánh quãng thời gian dài của cuộc đời Kiên, tô đậm bi kịch đời anh với vô vàn tình huống khác nhau.
Đó chính là điểm khác biệt giữa truyện ngắn và tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của cùng tác giả viết về đề tài chiến tranh.
Chương 2