HAI ĐIỂM NHÌN CHIẾN TRANH
3.3. ĐỐI SÁNH ĐIỂM NHÌN CHIẾN TRANH TRONG TRUYỆN NGẮN VỚI TIỂU THUYẾT THÂN PHẬN CỦA TÌNH YÊU CỦA CÙNG TÁC GIẢ
THUYẾT THÂN PHẬN CỦA TÌNH YÊU CỦA CÙNG TÁC GIẢ
Văn học hôm nay khai thác con người theo mối liên hệ giữa hôm qua và hôm nay. Trong mối liên hệ của thời kỳ đổi mới văn học có một giải pháp nghệ thuật mà một số tác phẩm của truyện ngắn và tiểu thuyết tìm đến: đó là
đặt nhân vật vào những chiều kích thời gian khác nhau, đan cài giữa quá khứ
và hiện tại để làm nổi bật mối quan hệ này trong đời sống tinh thần và số phận của mỗi con người.
Nhìn vào cách thể hiện đề tài chiến tranh từ hai điểm nhìn chiến tranh: chiến tranh được hồi tưởng lại và chiến tranh như đang diễn ra trong truyện ngắn Bảo Ninh dễ thấy một điều dường như hai điểm nhìn đó chỉ là một trong
điểm nhìn rất rộng về chiến tranh. Chiến tranh được hồi tưởng lại và chiến tranh như đang diễn ra thực chất là sự khai thác của thủ pháp đồng hiện, một thủ pháp được nhiều nhà văn hậu chiến sử dụng như một nhân tố nghệ thuật khám phá con người trong những hoàn cảnh khác nhau.
Tiểu thuyết Thân phận của tình yêu là một trong những cuốn tiểu thuyết tiêu biểu về việc sử dụng thủ pháp đồng hiện trong điểm nhìn trần thuật. So với truyện ngắn, Thân phận của tình yêu có lợi thế hơn trong việc sử
dụng thủ pháp này, bởi đặc trưng của tiểu thuyết được viết với dung lượng lớn. Cố nhiên tư duy của truyện ngắn cũng là tư duy của tiểu thuyết nhưng bởi
đặc trưng là truyện ngắn chỉđọc một hơi nên không cho phép truyện ngắn đào sâu hơn những gì như trong tiểu thuyết, truyện ngắn chỉ thể hiện được một phần nào đó của những xung đột trong đời sống.
Một số tác giả khi nghiên cứu tiểu thuyết Thân phận của tình yêu cũng rất chú ý đến điểm nhìn của tác phẩm, Đỗ Đức Hiểu nhận thấy ở đó: "Nỗi buồn chiến tranh thể hiện một điểm nhìn mới về cuộc chiến tranh kéo dài 35 năm" [21,266], Trần Quốc Huấn chỉ rõ: "Toàn bộ tác phẩm là cái nhìn ngoái lại, thờ thẫn, đăm đắm của một người lính trận khi đã tàn cuộc, cái nhìn dằng dặc, đầy phân tán nhưng không hề lơ đãng. Điểm nhìn có góc độ rộng, song khá tập trung" [23,85]. Nguyễn Thái Hòa thì viết: "Sự xê dịch trong Thân phận của tình yêu (Bảo Ninh) mới thật là một thách thức đối với người đọc. Nó không có dấu hiệu nào báo trước và cũng không biết kết thúc lúc nào" [18,131]. Tựu trung các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến điểm nhìn chiến tranh trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, bởi có thể thấy trong tiểu thuyết này đã chứa đựng một khối thời gian mang tính ba chiều quá khứ - hiện tại - tương lai.
Thủ pháp đồng hiện thời gian được Bảo Ninh khắc họa chủ yếu trong
Thân phận của tình yêu khi nhân vật Kiên có nỗi ám ảnh khôn nguôi về thời gian, đau về qúa khứ, buồn về hiện tại, thường ý thức rất rõ về thân phận, cuộc đời của chính mình. Bằng thủ pháp đan xen quá khứ hiện tại Bảo Ninh
đã khắc họa sâu sắc diễn biến nội tâm của nhân vật Kiên.
Mở đầu tác phẩm là thời điểm của mùa khô đầu tiên sau chiến tranh. Với bút pháp hiện thực Thân phận của tình yêu thu hút người đọc về thời gian ngay từ những trang viết đầu tiên: "Mùa khô đầu tiên sau chiến tranh đến với miền hậu cứ... Tháng 9 và tháng 10, rồi tháng 11 nữa trôi qua... Thời tiết bấp bênh. Ngày nắng. Đêm mưa. Mưa nhỏ thôi, nhưng mưa... Mưa... Núi non nhạt nhòa, những nẻo xa mờ mịt. Cây rừng ướt át. Cảnh rừng lặng lẽ. Tối ngày đất rừng ngun ngút bốc hơi. Biển hơi màu lục, ngụt mùi lá mục". Những ngày tháng đầu tiên sau chiến tranh Kiên là người cựu chiến binh cùng đoàn đi tìm mộ đồng đội. Đến Truông Gọi Hồn nơi Kiên từng sống chiến đấu với anh em chiến sĩ, bây giờ gặp lại địa danh xưa, anh chỉ thu lại được những hài cốt tử sĩ. Trong miên man nỗi buồn thực - ảo Kiên chợt nghe âm vang tiếng vọng của
"thời nào đó". Chuyện đột ngột đẩy lùi tọa độ thời gian trở về với mùa khô năm 69, nơi tiểu đoàn của anh đóng tại đây, bao cảnh tang thương đã diễn ra, những cái chết rùng rợn, và dòng sông đỏ như dòng máu. Cả tiểu đoàn lần lượt hy sinh, chỉ còn lại mình Kiên. Nỗi ám ảnh về quá khứ như bám riết tâm hồn anh trong tháng ngày hòa bình.
Kiểu đi ngược quá khứ như thế này ta bắt gặp trong rất nhiều truyện ngắn Bảo Ninh. Quá khứ - hiện tại đan xen trong các truyện như: Khắc dấu mạn thuyền, Hà Nội lúc không giờ, Trại “bảy chú lùn”, Thời tiết của ký ức,... Các truyện ngắn này thường mở đầu là hiện tại, kết thúc cũng là thời điểm hiện tại, ở đoạn giữa mới là quá khứ. Tiểu thuyết Thân phận của tình yêu
không theo mô hình đó. Có lúc đang nói về hiện tại tác giả đột ngột quay trở
về quá khứ, hay từ quá khứ ngược về hiện tại. Mở đầu của Thân phận của tình yêu là điểm nhìn ở hiện tại, sau đó chuyển về quá khứ, bao nhiêu câu chuyện thực và chuyện ma quỷ ở Truông Gọi Hồn gào thét trong tâm khảm của Kiên, dòng ký ức trở về trong sự liên tưởng: hôm nay và ngày ấy. Trở về
năm 69, Kiên lại quay lại thời điểm trước hòa bình một năm. Bảo Ninh xê dịch điểm nhìn từ hiện tại về quá khứ với những từ ngữ chỉ dẫn thời gian: "Thời ấy... thực ra thì mới chỉ năm ngoái đó thôi" hay: "So với bây giờ chưa chắc có gì thay đổi" hoặc: "Hồi đó trinh sát chọn chỗ dựng lán ở ngay trên bờ
con suối này", "Hồi đó từ các cửa xanh", "những ngày ấy trong gần suốt mùa mưa chẳng phải đánh đấm gì"... khi liên tưởng về quá khứ, thế giới nội tâm nhân vật hiện lên khá đậm nét, những suy tư, trăn trở hiện lên: "Đêm nay ai gọi hồn ai. Tiếng hú cất lên từ đau đó trong rừng thẳm, âm u truyền dọc theo những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn. Cô đơn. Lạc lõng. Núi vẫn là thế, rừng vẫn thế, suối sông cũng vẫn thế thôi, bởi có là bao một năm trời. Chỉ có
điều hồi đó đang là chiến tranh còn bây giờ trái lại đã hòa bình rồi. Cùng là một trang cuộc đời nhưng mà hai thế giới, hai thời đại". Ởđây Kiên nhận thấy hiện tại và quá khứ cách nhau về thời gian không xa nhưng đã hoàn toàn khác nhau, để rồi anh lại tiếp tục nghĩ về ngày ấy: "Hồi đó, vào độ cuối tháng tám,
ven các cánh rừng dọc theo triền suối này hoa hồng ma nở rộ trong mùa mưa", nhớ về truông Gọi Hồn cảm giác đầu tiên Kiên nghĩ đến là cảm giác mơ màng của khói hoa hồng ma, ban đầu đám trinh sát bọn Kiên không giải thích đượcvì sao trong đêm ai cũng đi vào trong những giấc mơ kỳ lạ, những
ảo giác kỳ quái cháy trong lòng họ âm ỉ một nỗi đắm đuối bí ẩn. Khi Kiên nghĩ về hoa hồng ma, sự đồng hiện quá khứ - hiện tại lại tiếp tục xảy ra trong hương thơm của hồng ma. Trong đám trinh sát mỗi người một kiểu say vì khói hồng ma, Cừ thoảng thốt mơ về ngày chiến thắng, đoàn tụ với gia đình. Vĩnh chỉ mơ về những cuộc làm tình tham lam trong tưởng tượng, còn Kiên anh thấy Hà Nội, thấy chiều Hồ Tây và Phương. Ởđây quá khứ và hiện tại đã chồng chéo lên nhau. Sự biến thái trong tâm tưởng nhân vật Kiên kéo anh về
quá khứ, từ quá khứ anh lại tiếp tục mơ về quá khứ của những ngày xa hơn do hiện tại của quá khứ ấy khơi gợi.
Một trong số những truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện thủ pháp đồng hiện là truyện ngắn Rửa tay gác kiếm. Mở đầu truyện là những ngày đầu tiên sau chiến tranh nhớ về những tháng ngày cuối cùng của đời bộ đội, rồi lại về với hiện tại là những ngày nhập trại an dưỡng, truyện miên man trong dòng hồi tưởng, dường như không thấy cuộc đối thoại nào trong truyện. Rửa tay gác kiếm chỉ rặt một dòng ý thức từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ, hiện tại ấy đã khơi gợi quá khứ, hiện tại chiếm ưu thế còn quá khứ và tương lai chỉ hiện lên trong tâm tưởng, trong liên tưởng. Hiện tại là tháng ngày những người cựu chiến binh được đưa về điều trị ở trại an dưỡng, trại an dưỡng này dưới thời ngụy là doanh trại của trường đào tạo cán bộ bình định, vì thế ở đây còn sót lại một số vật dụng của lính ngụy. Văn chương chống cộng, nộm cao su hình người đàn bà... đó là những thứ còn sót lại của một thời chiến tranh của những người phía bên kia giới tuyến. Hiện tại đó là những ngày mưa dài ê ẩm, một mùa mưa no đủ an nhàn - theo cách nói của người kể chuyện, từ hiện tại vui chơi đó, nghe tiếng pháo nổ, người cựu chiến binh ngỡ là bị tập kích, vật người nhào sấp xuống tránh đạn. Quá khứ đã ẩn hiện, thấp thoáng. Trong
dòng tâm tư của truyện ngắn Rửa tay gác kiếm, quá khứ, hiện tại, tương lai xuất hiện cùng một lúc không bị ngăn cách, liên tục như một dòng chảy. Bảo Ninh để cho các nhân vật: Khương, Tú, Quang hồi tưởng về quá khứ bằng những giấc mơ, hiện tại họ bị thương, những vết thương trên thân thể và vết thương trong tâm hồn. "Thuốc men chẳng ích gì bởi những cơn vật vã hằng
đêm ấy không phải là do những các vết thương tái phát mà là đau đớn của những giấc mơ. Trong giấc ngủ, Khương mơ thấy lại cảm giác đau của những lần bị thương trước đây". Nỗi đau đớn ăn sâu cả vào trong giấc ngủ, nỗi ám
ảnh về quá khứ thổn thức trong những giấc mơ về những lần bị thương trước
đây của Khương. Ở đây ta bắt gặp hàng loạt giấc mơ khác nhau, giống như
trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, mỗi người một kiểu say sưa mơ
màng nhờ khói hồng ma. Trong Rửa tay gác kiếm, chẳng riêng gì Khương có nỗi ám ảnh quá khứ trong những giấc mơ mà hầu hết các anh em cựu chiến binh nơi trại an dưỡng này đều thế. Sự kết hợp quá khứ - hiện tại giúp nhà văn thể hiện
đầy đủ cái nhìn trong tâm tưởng về chiến tranh: "phần đời đáng sống nhất đã sống rồi", "chiến tranh và đồng đội, ấy là tình yêu của chúng tôi, lớp trẻ lớn lên trong hầm trú ẩn và làm nên ý nghĩa cuộc đời mình trong trận mạc".
Khảo sát tiểu thuyết Thân phận của tình yêu chúng tôi thấy theo dòng ý thức của nhân vật, đan xen quá khứ hiện tại đan xen. Quá khứ, hiện tại và tương lai đó được sử dụng dưới hàng loạt lớp từ chỉ thời gian theo thống kê có 98 từ chỉ dẫn về thời gian từ quá khứ cho đến hiện tại, tương lai. Để thể hiện cái nhìn về quá khứ, Bảo Ninh sử dụng đến 60 lần các từ ngữ chỉ dẫn thời gian, trong đó từ "đêm ấy" được dùng tới 8 lần, từ "hồi" kết hợp "hồi đó", "hồi ấy", "hồi xưa", "hồi hè", "hồi trung đoàn 3 về đây" được dùng tới 16 lần, ngoài ra tác giả còn sử dụng khá nhiều các từ ngữ khác chẳng hạn như: "Bấy giờ" (3 lần), "cái đêm xa xăm ấy", "Buổi tối hôm ấy", "mấy hôm ấy", "những ngày tháng phía trước", "phải rất nhiều năm sau", "Năm ấy", "Hôm đó", "Ngay tối hôm đó", "Nhiều tháng nhiều năm trôi qua", "Từ đêm ấy bắt đầu", "cách đây không lâu", "hai mươi năm đã qua", "Kiên nhớ lại một buổi chiều",
"Vào một mùa hè cách đây đã dăm năm", "chiều hôm ấy", "Mùa đông ấy", "trước chiến tranh", "nhiều phút đã qua", "cuối mùa hạ vừa rồi"..., để hướng về hiện tại tác giả sử dụng các chỉ dẫn thời gian như: "Một đêm", "Một buổi tối", "Đã bao đêm như thế", "Bây giờ", "Giờ đây", "Năm nay đã tứ tuần rồi", "Buổi sáng"..., còn thể hiện tương lai, tác giả sử dụng hàng loạt từ như: "Về
sau" (4 lần), "Càng về sau này", "Mấy năm sau", "Một thời gian sau"...
Nhân vật thường nhớ về quá khứ trên nền hiện tại. Cứ mỗi lần đặt bút viết là trong đầu óc Kiên lại nặng trĩu chuyện quá khứ, dẫu rằng có lúc anh tự
nhủ sẽ viết về câu chuyện của người hàng xóm, nhưng quá khứ chiến tranh như
tiếng vọng lớn: "gào thét thống thiết nỗi đời tuyệt vọng". Cứ mỗi lần Kiên nhắm mắt lại là quá khứ lại trở về, theo Kiên thì tâm hồn anh đã ngưng lại với ký ức của chiến tranh, dù cuộc sống đã khác, thời đại này đã khác, bản thân đời sống của anh đã khác, anh thấy: "Đôi khi chỉ cần nhắm mắt lại là trong tôi lập tức ký
ức tự nó xoay mình lui về theo lối cũ, gạt toàn bộ nỗi đời thực hôm nay ra rìa cỏ. Biết bao kỷ niệm bi thảm, bao nhiêu là nỗi đau mà từ lâu lòng đã nhủ lòng gắng cho qua đi, rốt cuộc đều dễ dàng bị lay thức bởi những mối liên tưởng tuồng như
là không đâu nảy sinh một cách khôn lường từ muôn vàn những chi tiết tầm thường, rời rạc và vô vị nhất có thể có trong chuỗi ngày bất tận, ngày qua ngày nhạt thếch, buồn tẻ và êm đềm đến phát ốm này" [39,50], từ hiện tại nhớ về quá khứ được chỉ dẫn trong những cụm từ chỉ thời gian như "cách đây không lâu", "một đêm khác"...những hồi ức trở về Kiên sống lại với đồng đội của mình, anh viết "suốt đêm tôi sống lại với cuộc đời của trung đội trinh sát, từng ngày một, từng kỷ niệm một, từng người một, lần lượt từ từ rành rọt như những thước phim quay chậm". Quá khứ - hiện tại và tương lai, ba lớp thời gian quy chiếu trong cuộc đời Kiên, hiện tại trở về sau chiến tranh, Kiên là một "nhà văn phường", hàng đêm anh cặm cụi ngồi bên những trang bản thảo, viết rồi gạch xóa rồi lại viết, quá khứ chập chờn khiến Kiên không thể viết theo lôgíc cốt truyện truyền thống mà sự bấn loạn của ý thức đã khuấy đảo cái trật tự ấy. Anh viết về chiến tranh một cách tùy ý, cứ như đó là cuộc chiến tranh của riêng anh: "Và cứ thế,
nửa điên rồ Kiên lao vào cuộc chiến đấu của đời mình , một cách đơn độc, phi hiện thực, một cách cay đắng, đầy rẫy va vấp và lầm lạc" [39,56]. Còn tương lai, theo Kiên: "tương lai đã nằm lại phía xa kia rồi" nỗi đau dĩ vãng anh không thể
vượt qua được trong hiện tại thì tương lai cũng thuộc về quá khứ mà thôi - Kiên tự nhủ thế, bởi chính anh nhận ra rằng giữa mơ và tỉnh, ảo và thực "như cheo leo trên bờ vực mà anh sẽ vượt nốt chặng đường đời còn lại" [39,49].
Trong truyện ngắn Rửa tay gác kiếm cũng vậy, ba lớp thời gian thể hiện rất rõ, qúa khứ ẩn hiện trong những giấc mơ của các cựu chiến binh, còn tương lai được những người lính trận cảm nhận rằng: "chặng đường đi tới tương lai còn xa vời vợi nhưng mà tuổi đời hầu hết anh em chúng tôi những chiến binh của các sư đoàn chiến thắng còn dư đủđể được sống chạm tay vào tương lai tốt đẹp". Và ởđây chúng ta cũng bắt gặp nỗi ám ảnh khôn nguôi của những người lính trận về quá khứ: "chỉ có điều, khi đã mang nặng trên vai dĩ
vãng nặng nghìn năm tuổi thì dù còn đang trẻ đến đâu, đối với chúng tôi phần