Việc miêu tả không trực tiếp chiến tranh trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu và tập truyện ngắn Bảo Ninh

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH (Trang 60 - 64)

b. Một số kiểu cốt truyện của truyện ngắn Bảo Ninh

2.2.1 Việc miêu tả không trực tiếp chiến tranh trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu và tập truyện ngắn Bảo Ninh

tranh.Trong tiểu thuyết, qua nhân vật Kiên, Bảo Ninh đã thể hiện rõ cách nhìn của mình về đề tài chiến tranh, ông viết: "cần phải viết về chiến tranh trong niềm thôi thúc ấy, viết sao cho xao xuyến nổi lòng dạ, xúc động nổi trái tim con người như thể viết về tình yêu, về nỗi buồn, sao cho có thể truyền được vào cuộc sống đương thời luồng điện của những cảm xúc chỉ có thể diễn đạt bằng quá khứ của quá khứ". Cả tiểu thuyết và truyện ngắn đều thể hiện một cái nhìn am hiểu về chiến tranh của tác giả Bảo Ninh sau năm 1975.

2.2.1 Việc miêu tả không trực tiếp chiến tranh trong tiểu thuyết Thân phn ca tình yêu và tập truyện ngắn Bảo Ninh phn ca tình yêu và tập truyện ngắn Bảo Ninh

Tiểu thuyết là một thể loại của văn học châu Âu, nảy sinh từ văn học cổ đại Hy La. Với quá trình phát triển lâu dài, đến nay thể loại này đã tỏ rõ ưu thế trong đời sống văn học, thể hiện cái nhìn thế sự, cái nhìn đời tư đầy kinh nghiệm của các nhà văn. Tiểu thuyết Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh ra

được dư luận quan tâm như Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh, Tàn đen đóm đỏ

của Phạm Ngọc Tiến..., Thân phận của tình yêu đã có một tiếng nói riêng, là tác phẩm đạt giải nhất của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.

Ở tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, đề tài chiến tranh được tác giả

miêu tả không trực tiếp, nghĩa là có sự đan cài bổ sung giữa đề tài chiến tranh và đề tài khác, điều này giúp cho tác giả có điều kiện đi sâu phát hiện, lý giải các vấn đề đã xảy ra trong và sau chiến tranh. Câu chuyện của nhà văn Kiên trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu là câu chuyện về chiến tranh và tình yêu. Hai đề tài ấy đi suốt thiên truyện như nhắc nhở Kiên cuộc sống đời thường dù nhiều "tiếng rì rầm" nhưng đều bị "tiếng rền động" của các biến cố

thời chiến quét sạch. Kiên không thể viết được chuyện đời thường dù nơi chung cư của Kiên có bao nhiêu điều đáng viết. Bao khuôn mặt, bao cuộc đời, những số phận nực cười và những số phận đớn đau thì chiến tranh vẫn là nỗi

đam mê, là món nợ đau buồn trên ngòi bút của nhà văn Kiên. Anh dự định viết một câu chuyện hậu chiến về những người đi thu hài cốt tử sĩ, những người lính sắp giải ngũ để trở về với đời thường. Thế nhưng đó là những trang bản thảo "chết", Kiên không thể thực hiện được dự định đó. Những nỗi buồn chiến tranh (Nỗi buồn hậu chiến) đè nặng lên tâm trí anh, kí ức về

những tháng ngày bom đạn luôn ám ảnh anh để rồi nỗi nhớ không thể xâu chuỗi theo một trình tự lôgic mà các sự kiện trở về hỗn độn. Trận chiến này xảy ra trước nhưng lại kể sau, trận xảy ra sau lại kể trước. Thân phận của tình yêu thực sựđem lại ấn tượng về một trận chiến đa diện, đa chiều.

Cũng vậy trong tập truyện ngắn của mình, đề tài chiến tranh được tác giả

miêu tả không trực tiếp. Hàng loạt truyện ngắn như Trại “bảy chú lùn”, Hà Nội lúc không giờ, Thời tiết của ký ức, Rửa tay gác kiếm, Khắc dấu mạn thuyền

đều được Bảo Ninh khai thác chiến tranh theo hình thức gián tiếp. Mỗi câu chuyện đều lấy chất liệu chiến tranh để làm nổi bật tình yêu hoặc ởđó là sự hòa quyện của chiến tranh và tình yêu như trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu.

Trại “bảy chú lùn” kể về tình yêu tha thiết của Mộc đối với Nga, một mối tình câm lặng, đớn đau. Tình yêu của Mộc đối với Nga âm thầm từ năm này qua năm khác, nó câm lặng như cuộc sống mòn mỏi, cô đơn của Mộc.

Đọc câu chuyện này độc giả có thể tưởng tình yêu là cái phông lớn, là chủ đề

chính của truyện. Nhưng thực ra chiến tranh là yếu tố cốt lõi được miêu tả qua lăng kính của tình yêu. Nói cách khác đề tài tình yêu và đề tài chiến tranh đã xuyên thấm, hòa quyện vào nhau. Thể hiện nội dung này ở truyện ngắn Bảo Ninh rất giống với tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, cả hai thể loại đều chuyển tải được ý tưởng của nhà văn, thể hiện sự tiếp cận cái thực tại đương thành và kinh nghiệm sống của tác giả. Cả hai thể loại đều là sự ngoái nhìn về

chiến tranh và tình yêu đã qua từ nỗi buồn hậu chiến. Tuy nhiên cái khác ở đây là truyện ngắn chỉ thể hiện với dung lượng ngắn, truyện rất ít nhân vật, ít sự kiện chồng chéo trong khi đó tiểu thuyết được tự sự với dung lượng lớn, câu chuyện trong tiểu thuyết xảy ra với vô vàn biến cố. Nếu tình yêu trong

Trại "bảy chú lùn" nảy sinh nơi rừng già thì Hà Nội lúc không giờ lại được khắc họa nơi khu xóm bình yên của bầu trời Hà Nội. Thế nhưng niềm hạnh phúc chung vui của những đứa trẻ con ở khu nhà số bốn cũng đến lúc "tan đàn xẻ nghé" mỗi đứa dấn thân vào mỗi chiến trường khác nhau. Tình yêu thời thơ trẻ như một điểm nhấn trong cuộc đời của họ. Cũng âm thầm, lặng lẽ, cũng đớn đau và hạnh phúc như bao tình yêu lứa đôi trong cuộc đời.

Thế giới tình cảm vốn vô cùng phong phú, khai thác tình yêu trong hoàn cảnh chiến tranh buộc Bảo Ninh phải dẫn dắt người đọc đi hết hoàn cảnh chiến tranh này đến hoàn cảnh chiến tranh khác. Rửa tay gác kiếm là một ví dụ, tác giả đã miêu tả tình yêu của Quang với vợ và cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của nhân vật "tôi" và Loan, rồi lại chìm đắm trong giấc mơ về chiến tranh. Trái lại truyện ngắn Khắc dấu mạn thuyền lại đặt tình yêu dưới tiếng bom rơi

đạn nổ - đăm đắm một thiên mệnh mờ mịt - ghi dấu ấn một lần gặp gỡ.

Miêu tả gián tiếp về chiến tranh trong Thân phận của tình yêu, Bảo Ninh đan cài vào đó đề tài tình yêu. "Nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yêu

thấm vào nhau, hòa lẫn nhau, da diết, xót xa, hủy diệt, đó là hai nhịp mạnh của tiểu thuyết" [18,266], chiến tranh với "những ngày dài tận thế", những ngày mưa liên miên sầu thảm. Những người lính trinh sát như Kiên đã nướng nỗi buồn chiến tranh vào những cuộc chơi, ngoài những cuộc "tơi bời đỏ đen" trong hồi tưởng buồn đau của Kiên là những câu chuyện về tình yêu.

Toàn bộ thiên truyện là sự hòa quyện của chiến tranh và tình yêu, mỗi khúc đoạn của chiến tranh là sự hoài nhớ về một mối tình. Ngay trong tiểu thuyết Thân phận của tình yêu Bảo Ninh đã nói rõ điều này: "Nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa hồ như nỗi buồn của tình yêu, như

nỗi nhớ nhung quê nhà" [18,105]. Bên cạnh cái dữ dội của Hạnh, cái hiền hòa thơ mộng của Lan, Hòa thì Phương là người hội tụ tất cả những vẻ đẹp của người phụ nữ, là tình yêu của Kiên với Phương: "Tất cả những nhân vật nữ

mà anh mê say trong sáng tác của mình rút cuộc vẫn chỉ là những giấc mơ về

Phương" [39,193] và những Lan, Hạnh, Hòa, người con gái câm, con hồ ly tinh: "là những mảnh sắc đẹp và những mảnh tâm hồn của Phương, họp thành bản sao của Phương làm nên chất thơ của quyển tiểu thuyết chiến tranh này và trong chiến tranh hủy diệt" [18,269]. Đỗ Đức Hiểu xem Phương là người phụ nữ đẹp nhất trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Khẳng định điều này Đỗ Đức Hiểu chỉ ra Bảo Ninh đã miêu tả vẻ đẹp của Phương trên nhiều phương diện mà ở đó chiến tranh không thể nào tàn phá nổi. Cả một đời mình Kiên đã gắng quên Phương nhưng không thể nào quên: "Phương vẫn là toàn bộ cuộc sống tinh thần" cuốn tiểu thuyết như nhắc nhở rằng tình yêu cũng có thân phận, cuộc đời cũng có thân phận. Trong tình yêu với Phương Kiên thầm hiểu

được "sự bất lực và nhỏ bé của thân phận" [39,200]. Dù ta cố gắng để thay đổi tình yêu, chối bỏ tình yêu nhưng thân phận của tình yêu vô hạn vô cùng, như

lời của Kiên khi nghĩ về Phương: "mối tình đã trở thành một cái gì vô phương cứu vãn trong đời" [39,194].

Như vậy, việc miêu tả gián tiếp chiến tranh trong truyện ngắn và tiểu thuyết Bảo Ninh đã khẳng định thêm bên cạnh đề tài chiến tranh đề tài tình

yêu được khai thác như là một hiện tượng đối nghịch nhưng lại gắn kết, hòa quyện với nhau.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH CHỐNG MỸ TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)