1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHU cầu sử DỤNG nước SẠCH TRONG SINH HOẠT

126 597 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Để cung cấp cho người dân nguồn nước sạch nhằmđảm bảo sức khỏe cho đại đa số người dân đang sinh sống tại nông thôn thì nhànước đã ban hành nhiều chính sách, nghị định, chương trình nhằm

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ššš

-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH TRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGA THIỆN ,

HUYỆN NGA SƠN , TỈNH THANH HÓA

Sinh viên : Đặng Thị Huệ Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp

Giảng viên hướng dẫn : ThS Trần Mạnh Hải

Trang 2

Hà Nội – 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa từngdùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã đượccám ơn, các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2016

Tác giả khóa luận Đặng Thị Huệ

Trang 4

LÒI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay khóa luận tốt nghiệp “Nhu cầu sử

dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa” đã được hoàn thành.

Để có thể thực hiện tốt cho khóa luận tốt nghiệp này trước tiên em phải gửilời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn của mình là Ths Trần Mạnh Hải đã nhiệt tìnhhướng dẫn và chỉ bảo giúp em xuyên suốt toàn bộ luận văn nên em mới có thể hoànthiện khóa luận tốt hơn và nhanh hơn

Em xin chân thành cảm ơn tới thầy cô trong trường và đặc biệt là thầy côtrong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện cho em được làm đề tài

mà mình thích, tạo điều kiện cho em học hỏi và làm tốt khóa luận tốt nghiệp củamình

Em xin gửi lời cảm ơn tới cô, chú, anh chị cán bộ tại ủy ban nhân dân xã NgaThiện, các phòng ban ngành có liên quan đã giúp đỡ em nhiều trong quá trình thựctập, tạo điều kiện giúp em có được những tài liệu quan trọng cho việc thực hiệnkhóa luận Em cũng xin chân thành cảm ơn tới toàn thể người dân trên địa bàn đãnhiệt tình chia sẻ những thông tin hay, những thông tin quý giá để có thể làm tốtđược khóa luận của mình

Cảm ơn những người bạn tốt đã nhiệt tình chỉ bảo, động viên và giúp đỡ emmỗi khi khó khăn để có thể hoàn thành tốt khóa luận này

Tác giả khóa luận

Đặng Thị Huệ

Trang 5

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước kéo theo sự phát triển củacác ngành công nghiệp làm ảnh hưởng không khí bị ô nhiễm và ngay cả nguồn nướchiện tại cũng trở nên ô nhiễm Vì vậy, nước sạch và nhu cầu sử dụng nước sạchđanglà vấn đề cấp bách và trở thành vấn đề được nhà nước và người dân quan tâm

Do đó, đã có nhiều chương trình của chính phủ ban hành để khắc phục hiện tượngnguồn nước ô nhiễm, cung cấp nguồn nước sạch như: Chương trình mục tiêu quốcgia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011-2015, chương trìnhxây dựng nông thôn mới dựa vào thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày04/10/2013 về việc Thông tư hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thônmới

Xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng đang thực hiện các tiêuchí trong xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên, số người dân trên địa bàn bị chết docăn bệnh ung thư rất lớn lên tới 43 người chết và 13 người đang bị mắc bệnh, ngườidân cho rằng do nguồn nước ô nhiễm nên số lượng người mắc bệnh ung thư mớicao đến thế Mặt khác, trên địa bàn xã nghiên cứu chưa có trạm cung cấp nước sạchnào Câu hỏi đặt ra đó là thực trạng sử dụng nguồn nước của người dân trên địa bàn

xã đang như thế nào? Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân ra sao, giải phápnào để người dân có thể tiếp cận được với nguồn nước sạch Vì vậy, tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân trên

địa bàn xã Nga Thiện , huyện Nga Sơn , tỉnh Thanh Hóa”.

Tôi nghiên cứu đề tài với mục tiêu chính là: Đánh giá nhu cầu sử dụng nướcsạch trong sinh hoạt của người dân, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm tăng khảnăng tiếp cận sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã NgaThiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đối tượng khảo sát chính là hộ nông dân, cán bộ UBND xã, cán bộ y tế trênđịa bàn xã Qua đó so sánh một số chỉ tiêu về nhu cầu sử dụng nước sạch giữanhững hộ khá,giàu với hộ nghèo, nhu cầu sử dụng khối lượng nước theo phân loại

hộ Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước sạch của hộ

Trang 6

Theo số liệu điều tra cho biết có tới 100% số hộ cho rằng sử dụng nước sạch làrất cần thiết trong sinh hoạt Tuy nhiên, trong 60 hộ điều tra thì chỉ có 36 hộ muốn

sử dụng nước sạch trong sinh hoạt còn lại là 14 hộ không có nhu cầu sử dụng nướcsạch trong sinh hoạt do chưa có hệ thống cung cấp nước sạch tại địa bàn xã, điềukiện kinh tế gia đình không cho phép sử dụng

Để thực hiện đề tài tôi tiến hành tìm hiểu về chi phí lắp đặt đường ống nước vàgiá của dịch vụ nước sạch, khi hỏi người dân về chi phí xây dựng lắp đặt đường ốngthì đa số hộ đều cho rằng chi phí lắp đặt ở mức cao, có 21 hộ cho rằng ở mức bìnhthường và thấp Nên nhu cầu sử dụng nước sạch của hộ là ở mức khá cao

Thu nhập là yếu tố ảnh hưởng lớn tới nhu cầu sửu dụng nước sạch của hộ Đềtài sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường CVM giả định người dân đang sửdụng dịch vụ nước sạch thì mức thấp nhất mà hộ đồng ý chi trả cho dịch vụ đó làmức 5.000 đồng/ m3 chiếm 56,67%, mức giá cao nhất mà hộ sẵn lòng chi trả là10.000 đồng/ m3 chiếm 8,33% rồi giảm dần tới mức 9000 đồng/ m3 chiếm 26,67%,mức 8.000 đồng/ m3 chiếm 21,67% và mức cuối cùng là 7.000 đồng/ m3 chiếm43,33% Mức giá cao nhất mà đa số người dân chấp nhận là ở mức giá 7.000 đồng/

- Kiến nghị:

 Với chính quyền địa phương: cần tăng cường hoạt động tuyên truyền,phổ biến nội dung liên quan đến tiêu chí số 17 về việc thực hiện xây dựng nôngthôn mới, nâng cao ý thức của người dân về nguồn nước sạch Lắng nghe nguyện

Trang 7

vọng và tìm giải pháp đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu sử dụng nước sạch của ngườidân trên địa bàn Kêu gọi ủng hộ từ những doanh nghiệp, người đi làm xa ủng hộvới chính quyền xã, thôn xây dựng hệ thống lắp đặt đường ống nước sạch để đápứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.

 Với người dân trên địa bàn: tích cực tìm hiểu các thông tin về nước sạch

để nhận thức và hiểu đúng về nguồn nước sạch theo chuẩn của Bộ y tế thông quacác phương tiện ti vi, báo, đài Trình bày nguyện vọng của mình với cán bộ xã đểcán bộ hiểu được nguyện vọng và đáp ứng nguyện vọng của người dân để nhanhchóng được sử dụng nguồn nước sạch trên địa bàn

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LÒI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ viii

DANH MỤC HỘP ix

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.1 Lý luận chung về nhu cầu, cầu 5

2.1.2 Lý luận chung về nước sạch 9

2.1.3 Nội dung đánh giá nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân 11

2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã 12

2.2 Cơ sở thực tiễn 14

2.3 Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan 21

Trang 9

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CÚU 24

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 24

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 24

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 30

3.2 Phương pháp nghiên cứu 36

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra 36

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 38

3.2.3 Phương pháp xử lý, phân tích thông tin 39

3.2.4 Phương pháp tạo dựng thị trường (Contingent Valuation Method – CVM)39 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu 46

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

4.1 Hiện trạng sử dụng các nguồn nước trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Nga Thiện 48

4.1.1 Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn 48

4.1.2 Chất lượng nguồn nước sinh hoạt của người dân 51

4.1.3 Hậu quả từ việc sử dụng các nguồn nước không hợp vệ sinh của người dân trên địa bàn 54

4.1.4 Tình hình thực hiện tiêu chí liên quan đến việc sử dụng nước hợp vệ sinh trong xây dựng nông thôn mới tại xã 56

4.2 Nhu cầu về nước sạch trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã 59 4.2.1 Nhận thức và hiểu biết của người dân về nước sạch 59

4.2.2 Nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân 71

4.2.3 Mức sẵn lòng chi trả (WTP) cho việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã 82

Trang 10

4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh

hoạt của người dân 91

4.3.1 Nhận thức,hiểu biết của người dân về sử dụng nước sạch 91

4.3.2 Cơ sở hạ tầng cung cấp nước sạch 94

4.3.3 Điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân trên địa bàn 95

4.3.4 Cơ chế chính sách của địa phương 97

4.4 Những giải pháp tăng cường thu hút người dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt 100

4.4.1 Nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch trong sinh hoạt 100 4.4.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng cung cấp nước sạch 101

4.4.3 Phân chia giá nước theo thu nhập 101

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104

5.1 Kết luận 104

5.2 Kiến nghị 106

5.2.1 Với Chính quyền địa phương 106

5.2.2 Với người dân 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC 109

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của xã Nga Thiện quan 3 năm 2013-2015 27

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Nga Thiện qua 3 năm (2013-2015) 33

Bảng 3.3 : Giá trị sản xuất của xã Nga Thiện quan 3 năm ( 2013-2015) 35 Bảng 4.1 Tỷ lệ các nguồn cung cấp nước sinh hoạt của hộ 48

Bảng 4.2 Đánh giá của người dân về chất lượng nguồn nước 51

Bảng 4.3 Mẫu phân tích nước trên địa bàn xã Nga Thiện 54

Bảng 4.4 Nhận thức của người dân về ô nhiễm nguồn nước 60

Bảng 4.5 Đánh giá các nguồn gây ra ô nhiễm nước 63

Bảng 4.6 Nhận thức của người dân về nước sạch 66

Bảng 4.7 Hiểu biết của người dân về nước sạch 69

Bảng 4.8 Nhu cầu sử dụng nước sạch của hộ 72

Bảng 4.9 Nhu cầu sử dụng nước sạch theo phân loại hộ 74

Bảng 4.10 Nguyên nhân hộ không muốn sử dụng nước sạch 76

Bảng 4.11 Nguyên nhân hộ muốn sử dụng nước sạch nhưng không thể sử dụng dịch vụ nước sạch 79

Bảng 4.12 Đánh giá của hộ về chi phí lắp đặt đường ống nước 80

Bảng 4.13 Mức giá thấp nhất mà người dân sẵn lòng trả 83

Bảng 4.14 Mức giá cao nhất mà người dân sẵn lòng trả 86

Bảng 4.6 Nhận thức của người dân về nước sạch 92

Bảng 4.15 Mức độ cần thiết khi sử dụng nước sạch 93

Bảng 4.16 Mức độ hiểu biết của hộ về nước sạch và chương trình NS và VSMT 94

Bảng 4.17 Thu nhập hàng tháng của người dân trên địa bàn 96

Bảng 4.18 Mức độ hiểu biết của hộ về nước sạch và chương trình NS và VSMT 98

Trang 13

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Thứ tự sắp xếp nhu cầu của Maslow 6

Sơ đồ 2.1 Đường cầu minh họa 8

Biểu đồ 4.1 Đánh giá của hộ về chất lượng nguồn nước 53

Biểu đồ 4.2 Nhu cầu sử dụng nước sạch của hộ điều tra 73

Biểu đồ 4.3 Nhu cầu sử dụng nước theo phân loại hộ 75

Trang 14

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1 Nguồn nước nhà tôi dùng vẫn đang sử dụng tốt 52

Hộp 4.2 Nguồn nước nhà tôi không tốt, nước bị vàng màu 52

Hộp 4.3 Tiền khám và chữa bệnh của gia đình tôi rất lớn 55

Hộp 4.4 Nguồn nước không hợp vệ sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm .55 Hộp 4.5 Khó đưa người dân tiếp cận được với nước sạch 57

Hộp 4.6 Chưa thực hiện được quy hoạch nghĩa trang 58

Hộp 4.7 Rác thải bốc mùi đổ trực tiếp luôn chứ chưa làm gì 58

Hộp 4.8 Chưa thấy xã đề cập tới việc sử dụng nước sạch 59

Hộp 4.9 Nguồn nước gia đình sử dụng bị ô nhiễm nặng 62

Hộp 4.10 Không biết về chất lượng nguồn nước tại gia đình mình 62

Hộp 4.11 Gia đình chưa được sử dụng nước sạch 74

Hộp 4.12 Chi phí lắp đặt đường ống nước ở mức thấp 81

Hộp 4.13 Chi phí lắp đặt đường ống nước cao quá 81

Hộp 4.14 Chịu khó bỏ tiền cao một chút nhưng bù lại sức khỏe thay vì đau ốm lại bỏ tiền đi chữa bệnh 84

Hộp 4.15 Nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư 89

Hộp 4.16 Nước nhà tôi đang dùng cũng là nước sạch 92

Hộp 4.17 Cứ nghe thấy nước sạch là dùng thôi chứ chất lượng chắc vẫn sạch 94

Hộp 4.18 Chưa có cơ sở cung cấp nước tại địa phương 95

Trang 15

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Nước sạch và sử dụng nước sạch là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàngngày của mọi người và đang là vấn đề cấp bách trong việc bảo vệ sức khoẻ và cảithiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước

Dân số sống ở nông thôn nước ta hiện nay chiếm khoảng 67,6% (Nguồn: Tổng

cục thống kê, 2013) dân số cả nước chiếm một lượng lớn dân số và lực lượng lao

động trong cả nước nhưng hiện nay các hộ dân ở nông thôn Việt Nam đang phảiđối mặt với nhiều nguy cơ thiếu nước sạch trong sinh hoạt Trong đó, ô nhiễm nướcsinh hoạt lại ngày một tăng Để cung cấp cho người dân nguồn nước sạch nhằmđảm bảo sức khỏe cho đại đa số người dân đang sinh sống tại nông thôn thì nhànước đã ban hành nhiều chính sách, nghị định, chương trình nhằm giải quyết và hỗtrợ người dân trong các vấn đề môi trường, vệ sinh đặc biệt là nguồn nước cụ thểnhư: Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôngiai đoạn 2011-2015 và Chương trình xây dựng nông thôn mới dựa vào thông tư số41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 về việc Thông tư hướng dẫn thực hiện bộtiêu chí quốc gia về nông thôn mới

Quan điểm chính của chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinhmôi trường là đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát triển thị trường nước sạch vàdịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xãhội của địa phương Phát huy thế lực sẵn có để triển khai và xây dựng công trìnhđạt hiệu quả Mục tiêu của chương trình nước sạch giai đoạn 2011-2015 là cải thiệncung cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi vệ sinh củangười dân, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn.Quan điểm chính của chương trình xây dựng nông thôn mới là xây dựngnông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội từng bước hiện đại, gắn nôngnghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, nhằm ổn định đời sống vậtchất và tinh thần của người dân Cũng theo thông tư số 41 bàn về tiêu chí số 17

Trang 16

về tiêu chí môi trường, để thực hiện được tiêu chí môi trường thì cán bộ vàngười dân phải thực hiện các nội dung có liên quan quan trọng như vấn đề nướcsạch trên địa bàn toàn xã.

Nga Thiện là xã nằm ở phía Đông Bắc huyện Nga Sơn là xã chủ yếu làm nôngnghiệp, những năm gần đây đời sống con người được cải thiện nhu cầu sử dụngnước sạch trong sinh hoạt trên địa bàn xã ngày càng tăng Tuy nhiên, trên địa bànlại chưa sử dụng nguồn nước sạch, chất lượng nguồn nước trong sinh hoạt củangười dân trên địa bàn xã đang có dấu hiệu ô nhiễm bởi nguồn nước ngầm từ chấtthải sinh hoạt của người dân đổ ra, mặt khác ngày nay con người sản xuất nôngnghiệp cũng dựa trên cái lợi trước mắt của họ, việc lạm dụng các hóa chất, thuốcbảo vệ thực vật ngày càng nhiều hơn, tần suất sử dụng cao hơn vì vậy làm chonguồn nước ở đây không thể tránh khỏi sự ô nhiễm nặng Nguồn nước ô nhiễm dẫntới bệnh tật nảy sinh nhiều hơn Trên địa bàn xã hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh ungthư đang tăng dần từ năm 2013 đến hết năm 2015 cả xã có 43 người tử vong vì cănbệnh ung thư và có thêm 13 người mắc bệnh (Phòng y tế xã Nga Thiện, 2015).Vậy thực trạng sử dụng nguồn nước của người dân ở địa bàn xã nghiên cứu đangnhư thế nào?, khi nguồn nước đang bị ô nhiễm, bệnh tật cũng nảy sinh nhiều hơnthì nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn nghiên cứu ra sao vànhững giải pháp nào để tăng khả năng tiếp cận của người dân với nước sạch khi màđịa bàn xã nghiên cứu vẫn chưa có hệ thống cung cấp nước sạch nào

Xuất phát từ những vấn đền nêu trên được sự phân công thực tập của khoa

Kinh tế & Phát triển nông thôn em tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nhu cầu sử dụng

nước sạch trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn , tỉnh Thanh Hóa”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân, trên cơ sở

đó đề xuất giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận sử dụng nước sạch trong sinhhoạt của người dân trên địa bàn xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trang 17

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Hiện trạng sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt của người dân trên địabàn xã hiện nay như thế nào ?

- Nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân hiện nay nhưthế nào ?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinhhoạt của người dân trên địa bàn ?

- Những định hướng và giải pháp nào để người dân tiếp cận và sử dụngnước sạch trong sinh hoạt ?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng khảo sát của đề tài là hộ nông dân, cán bộ UBND xã, cán bộ y tếtrên địa bàn xã

- Đề tài tập trung nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinhhoạt của người dân

Trang 18

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện đến năm 2020

Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2016

- Phạm vi về nội dung : nội dung đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu nhu cầu

sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân qua đó đánh giá nhu cầu sử dụngnước sạch, phát hiện những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức và các giải pháp

để người dân được tiếp cận cũng như sử dụng nước sạch

Trang 19

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận chung về nhu cầu, cầu

2.1.1.1 Lý luận chung về nhu cầu

Nhu cầu thể hiện mong muốn của người tiêu dùng về việc sử dụng hàng hóadịch vụ Theo bản năng, con người luôn mong muốn hơn cái họ đang có cho nênnhu cầu là vô hạn, không bao giờ thỏa mãn được Trong khi đó, khả năng thanhtoán cho nhu cầu là có hạn nên chỉ có nhu cầu nào có khả năng thanh toán nó mớitrở thành cầu của thị trường Như vậy, cầu thị trường là nhu cầu có khả năng thanhtoán (Trần Văn Đức và Lương Xuân Chính, 2006)

Theo Philip Kotler (2005): “Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó màcon người cảm nhận” Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người là đòi hỏi,mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất (như ăn,uống,mặc,ở) và tinhthần (vui chơi giải trí, được người khác tôn trọng ) để tồn tại và phát triển Tùy theotrình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người cónhững nhu cầu khác nhau

Nhu cầu của con người về chiếc điện thoại ví dụ như : điện thoại đời cũ

1280, điện thoại thông minh hơn blackberry, điện thoại hiện đại hơn như iphone,…Con người có nhu cầu rất nhiều, rất khác nhau về những hàng hóa dịch vụ mà họnhìn thấy

Tóm lại nhu cầu của con người vốn rất đa dạng và không bao giờ có thể thỏamãn hết được nó, bởi nhu cầu có thể xuất hiện ngay lập tức khi nhìn thấy sự vật hayhiện tượng gì đó Tuy nhiên, mỗi người có cách nhìn nhận về sự việc, hiện tượngkhác nhau nên suy nghĩ và nhu cầu của mỗi người cũng từ đó mà có sự khác nhau

Đặc điểm của nhu cầu

Abraham Maslow là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Theo nhà tâm

lý học Abraham Maslow nhu cầu của con người được chia làm 5 bậc xếp theo thứ

tự từ thấp tới cao :

Trang 20

Hình 2.1 Thứ tự sắp xếp nhu cầu của Maslow

Nguồn : Nguyễn Nguyên Cự (2005)

+ Bậc 1: Nhu cầu về tự nhiên, nhu cầu sinh lý, là nhu cầu cơ bản để duy trìcuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, là nhu cầu cơ bản nhất,nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người Nếu thiếu những nhucầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được Ông cho rằng khi những nhu cầunày chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhucầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa

+Bậc 2: Nhu cầu an toàn, con người khi đã có cái ăn, chỗ ở thì họ bắt đầu lolắng hơn về những tệ nạn, những mối lo về vấn đề an sinh xã hội, an toàn lao động,

an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, antoàn thực phẩm … Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọingười sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thựchiện được Vì vậy, để có thể yên tâm làm việc thì bắt buộc họ sẽ phải cần tới sự antoàn, chỉ khi họ có cảm giác vững tâm thì khi đó mọi việc mới được xử lý suôn sẻ

+Bậc 3: Nhu cầu xã hội, trong nhu cầu này con người mong muốn có sự hòahợp, sẻ chia, được yêu thương, sự gần gũi, ủng hộ từ những thành viên trong giađình cũng như toàn xã hội

+Bậc 4: Nhu cầu được tôn trọng , trong nhu cầu này con người mong muốnmình có những khả năng làm việc tốt, có năng lực, có sáng tạo, có thành tích tốt vàmong muốn những điều đó được người khác chấp nhận, tôn trọng và ngưỡng mộmình Như thế thúc đẩy niềm tin giữa con người với con người nhiều hơn, tạo cảmgiác gần gũi và năng suất làm việc cũng tốt hơn rất nhiều

Trang 21

+Bậc 5: Nhu cầu tự thể hiện bản thân, trái ngược với nhu cầu tự nhiên,nhucầu tự thể hiện bản thân là nhu cầu cao nhất trong 5 bậc của nhu cầu, là sự mongmuốn của con người được thể hiện bản thân, thể hiện khả năng của chính mình đạtđược mục tiêu tối đa nào đó Luôn cầu tiến và không ngừng hoàn thiện bản thân.Trân trọng những niềm vui dù là nhỏ nhất của cuộc sống Có tính dân chủ sâu sắc,luôn công bằng luôn có tiêu chuẩn đạo đức và luân lý cao.

Ý nghĩa của nhu cầu

Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận Về mặt quản lý, người cán bộquản lý chỉ cần nắm rõ được những nhu cầu trong công việc thì có thể dựa theo nhucầu đó mà đánh giá năng lực hay để có thể làm thoả mãn nhu cầu nào đó của cánhân ( trong khuôn khổ cho phép của nhà quản lý, cán bộ quản lý về công việc,…)đồng thời chính nhà quản lý, cán bộ quản lý có thể dựa bào đó mà tạo ra một nhucầu khác cho cá nhân theo hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thểđiều khiển được các cá nhân

Xã hội khác nhau, ở mỗi miền khác nhau thì nhu cầu của mỗi người sẽ khácnhau Chẳng hạn ở những nơi nghèo vùng Tây Bắc (Việt Nam) con người chỉ cầncơm no, áo ấm mặc vào mùa đông lạnh giá Nhưng đối với những người sống ởphương Tây quan niệm sống của họ là thích chơi nhiều hơn nên họ có nhu cầu vềgiải trí nhiều hơn Dựa vào đây mà các nhà quản lý, cán bộ các cấp có thể đưa racác chính sách phù hợp với từng nơi, từng vùng

2.1.1.2 Lý luận chung về cầu

Khái niệm về cầu

Cầu là một thuật ngữ biểu thị số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng( với tư cách là người mua ) có khả năng và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá chấp nhậntrong phạm vi không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không thayđổi (Trần Văn Đức và Lương Xuân Chính,2006 )

Lượng cầu là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng vàsẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể ( khi các yếu tố khác không thay đổi) Như

vậy,lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi nó gắn với một mức giá (Trần Văn Đức và Lương

Xuân Chính,2006 )

Trang 22

Cầu cá nhân là số lượng hàng hóa dịch vụ mà một cá nhân muốn mua và

có khả năng thanh toán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời giannhất định

Cầu thị trường là tổng lượng hàng hóa dịch vụ mà mọi người có khả năng vàsẵn sàng mua ở mức giá chấp nhận trong phạm vi không gian và thời gian nhất địnhkhi các yếu tố khác không thay đổi

Tóm lại cầu của con người được hiểu như là nhu cầu Tuy nhiên, cầu chịu sựràng buộc về những yếu tố khác như khả năng chi trả cho giá trị hàng hóa ,dịch vụ

đó, vì thế nhu cầu là vô hạn nhưng cầu lại có giới hạn về khả năng chi trả.Mỗingười có một khả năng chi trả trong giới hạn nhất định và mỗi người sẽ có đườngcầu riêng của mình Đường cầu tổng hợp của mỗi cá nhân sẽ tạo nên đường cầu lớncho xã hội ( đường cầu thị trường )

Đường cầu,luật cầu

Đường cầu là đường mô tả mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả của mộthàng hóa Đường cầu thị trường hàng hóa dịch vụ thường có hai đặc trưng phổ biến

là đường cong dốc xuống dưới về phía phải

Sơ đồ 2.1 Đường cầu minh họa

Nguồn: Trần Văn Đức và Lương Xuân Chính (2006)

Luật cầu là luật của người tiêu dùng ( người mua) Luật cầu chỉ ra rằng: cómột mối quan hệ nghịch biến giữa giá cả và lượng cầu hàng hóa dịch vụ Điều đó

có nghĩa là : khi giá cả hàng hóa dịch vụ giảm xuống ( trừ một số hàng hóa xa xỉ)

Trang 23

thì lượng cầu thị trường sẽ tăng lên và ngược lại (với điều kiên yếu tố khác khôngthay đổi).

2.1.2 Lý luận chung về nước sạch

2.1.2.1 Một số khái niệm

Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nước nhân tạo có thểkhai thác và sử dụng bao gồm: sông, suối, kênh, ao, hồ, đầm,., các tầng chưa nướcngầm dưới đất

Nước là thành phần cơ bản, là yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trườngsống, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia cũng như toànnhân loại

Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thoả mãn yêu cầu chấtlượng: Không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh hưởngđến sức khoẻ con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi

Nước sạch có thể được định nghĩa là nguồn nước: trong, không màu, khôngmùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con người Nướcsạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quychuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 02:2009/BYT do

Bộ Y tế ban hành tại thông tư 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009

Theo quy định của bộ Y tế, nước sạch là nước có đủ 22 chỉ tiêu đáp ứng tiêuchuẩn vệ sinh nước sạch bao gồm các chỉ tiêu về màu sắc, mùi vị, độ đục, và cácthành phần khác trong nước như asen, sắt, đồng, chì Nước sạch thường là nước đãqua xử lý Còn nước hợp vệ sinh là nước không màu, không mùi, không vị, khôngchứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người , có thểdùng để ăn uống sau khi đun sôi Loại nước này thường chưa qua xử lý Cả hai loạinước đều phải đun sôi trước khi uống

Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạchcủa Việt Nam Nước sạch là phải có khoáng trong phạm vi cho phép, vì cho rằng

cơ thể có nhu cầu cần cung cấp các chất đó thì nước cũng là một giải pháp để cungcấp chất đó Nước sạch là nước đã qua xử lý vẫn còn các thành phần sinh hóa họcbên trong nhưng ở mức giới hạn cho phép

Trang 24

2.1.2.2 Vai trò của nước sạch trong sinh hoạt của người dân

Nước sạch và nhu cầu vệ sinh là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hằngngày của mọi người và đang là vấn đề cấp bách trong việc bảo vệ sức khoẻ và cảithiện điều kiện sinh hoạt cho người dân, cũng như trong sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước

Nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người, vấn đề vềnước đang là điều đáng quan tâm hiện nay Nước quan trọng cũng giống như khôngkhí, nước là một thành phần thiết yếu để duy trì cuộc sống, để điều hòa thân nhiệt,hòa tan chất dinh dưỡng và phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày Con người, câycối, động, thực vật đều cần nước để tồn tại Nước rất cần thiết cho cuộc sống củacon người, nó chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và là một thànhphần quan trọng của quá trình trao đổi chất, một dung môi cho nhiều chất hòa tancủa cơ thể Nguồn nước sạch cung cấp cho cơ thể để duy trì sự sống, vậy nên conngười không thể sống mà không có nước Con người có thể thiếu ăn, thiếu ngủ,thiếu mặc nhưng không thể nào thiếu nước sạch Đây là nguồn tài nguyên cần thiết

và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người Thiếu nước sạch, thì cácvấn đề về y tế cũng sẽ nảy sinh Uống không đủ nước cũng ảnh hưởng đến chứcnăng của tế bào cũng như chức năng các hệ thống trong cơ thể như suy giảm chứcnăng thận, thần kinh Những người thường xuyên uống không đủ nước da thườngkhô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo bón

Trên trái đất, ¾ lãnh thổ là nước, nước trong các đại dương, ở biển, sôngngòi, ao hồ, nước ở trong lòng đất Tuy nhiên nguồn nước sạch không phải dồi dàonhư chúng ta vẫn nghĩ Trên thực tế có tới 97,2% nguồn nước trên trái đất là nướcmặn, còn lại 2,15% là băng vĩnh cửu và chỉ có 0,65% là nguồn nước dành cho conngười Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận Khi đời sống

xã hội tăng cao cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, sự tác động củabiến đổi khí hậu đến môi trường, nguồn nước, con người, đời sống kinh tế xã hội…thì nguồn nước này vốn đã khan hiếm nay lại ngày càng thiếu trầm trọng hơn, conngười đang thực sự đối mặt với nguy cơ thiếu nước trong tương lai

Tóm lại, nước rất cần cho cơ thể để duy trì trạng thái cân bằng, đảm bảo chosức khỏe thì nguồn nước sinh hoạt cần phải được đề cao đảm bảo chất lượng

Trang 25

2.1.3 Nội dung đánh giá nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân

Nước là vật phẩm quý giá nhất của hành tinh của chúng ta và chính nó làkhởi nguồn của sự sống, vạn vật không có nước không thể tồn tại, con người cũngkhông là ngoại lệ Nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng, khắp nơi đều đang kêu than

về vấn đề nước ô nhiễm nguồn nước vì thế nhu cầu được sử dụng nước sạch đang

là một vấn đề lớn có tính toàn cầu, đặc biệt là đối với những nơi khan hiếm nướcnhư các vùng sa mạc, hải đảo, vùng núi cao, nơi hẻo lánh và những địa phương cónguồn ô nhiễm nặng

Để đánh giá nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân cầnphải xem xét hiện trạng sử dụng nước của người dân trên địa bàn xã Nga Thiệntrước tiền Xem xét xem trên địa bàn hiện nay hộ đang sử dụng những nguồn nướcsinh hoạt nào với tỷ lệ sử dụng ra sao, nguồn nước nào người dân sử dụng tỏng sinhhoạt nhiều nhất và nguồn nước nào người dân sử dụng ít trong sinh hoạt hằng ngàycủa hộ Sau đó, đánh giá xem các nguồn nước đó có đảm bảo chất lượng nước sạchhay không

Kế tiếp với việc xem xét hiện trạng người dân sử dụng nguồn nước trongsinh hoạt hằng ngày thì cần phải kiểm tra xem chất lượng nguồn nước của hộ cóđảm bảo không thông qua điều tra 60 hộ để đưa ra được ý kiến nước sạch haynguồn nước không sạch theo ý kiến của hộ và thông qua quá trình điều tra, thu thậpthông tin

Sau khi xác định được chất lượng nguồn nước trên địa bàn nghiên cứu thìxem xét xem những hậu quả của việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh ( đốivới địa bàn có nguồn nước bị ô nhiễm) Xem xét xem tình hình thực hiện các tiêuchí có liên quan đến việc sử dụng nước hợp vệ sinh trong xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn xã nghiên cứu

Tiếp nữa đó là cần xem xét xem nhu cầu sử dụng nước sạch của người dântrên địa bàn nghiên cứu Xác định xem mức độ nhận thức cũng như hiểu biết củangười dân về nước sạch xem có bao nhiêu hộ có nhận thức đúng về nước sạch, bao

hộ nhận thức sai về nguồn nước sạch và đồng thời có bao nhiêu hộ chiếm bao nhiêu

Trang 26

% số hộ thực sự hiểu biết về các thông tin về nước sạch và bao nhiêu hộ không hiểu

gì về nước sạch Dựa vào tìm hiểu nhu cầu sử dụng nước sạch thì xem xét xem cóbao nhiêu hộ có nhu cầu sử dụng nước sạch và có bao nhiêu hộ có khả năng đápứng được cầu sử dụng nước sạch của mình

Kế tiếp đó là xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân Từ việc điều trađược nh cầu sử dụng nước sạch của hộ để hỏi các hộ về mức sẵn lòng chi trả của hộcho việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt Mức giá cao nhất và thấp nhất màngười dân chấp nhận bỏ ra để đổi lấy cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt

Cuối cùng là cần phải xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụngnước sạch của hộ dân trên địa bàn nghiên cứu đẻ nhằm đưa ra những giải pháp phùhợp cũng như giải pháp để người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn nước sạch hơn

2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn xã

2.1.4.1 Nhận thức của người dân trên địa bàn xã

Nhận thức của người dân sẽ quyết định đến chất lượng môi trường sốngcủa chính họ cũng như của cộng đồng thông qua các hoạt động cụ thể của họ khi

sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu trong trồng trọt, sử dụng túi nilon, rácthải trong sinh hoạt Đa phần người dân cũng tự nhận thức được rằng môi trườngsống của họ đang bị ô nhiễm, đặc biệt là nước Khi các vấn đề về môi trường ônhiễm đặc biệt là nguồn nước do các nguyên nhân ở trên gây ra thì con người lạimột lần nữa bắt đầu nhận thức hơn về mức độ nguy hiểm đó Với những người dân

có nhận thức tốt về chất lượng nguồn nước để đảm bảo sức khỏe thì họ sẽ có tácđộng mạnh với những người dân khác hơn là cán bộ tuyên truyền bởi sức lan tỏa,những người có nhận thức cao thưởng là những người hiểu biết rộng họ sẽ nhiệttình hơn, có nhiều góp ý và làm việc cũng thuận lợi hơn

2.1.4.2 Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước, chính quyền địa phương

Cơ chế chính sách của nhà nước có tốt, chính quyền địa phương có thực

sự quan tâm dân thì để biến nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt củangười dân mới trở thành hiện thực được Để thực hiện được tiêu chí xây dựngnông thôn mới theo chính sách của nhà nước ban hành thì cần có sự chỉ đạo, hỗ

Trang 27

trợ kinh phí của nhà nước tới các địa phương để từng nước hoàn thiện các tiêuchí xây dựng nông thôn mới, cụ thể ở đây là thực hiện tiêu chí môi trường, đểđảm bảo cuộc sống giàu mạnh hơn cho người dân ở địa phương Không có sựquan tâm chỉ đạo của nhà nước, không có các chính sách ban hành chỉ đạo cáccấp, ban ngành địa phương thực hiện thì việc người dân có thể sử dụng nướcsạch trong sinh hoạt cũng rất khó khăn.

Chính quyền địa phương là người gần dân nhất, biết rõ về đặc điểm địa bàncũng như kinh tế, xã hội, môi trường,… trên địa bàn xã Để có thể sử dụng nướcsạch trong sinh hoạt thì chính quyền phải đứng ra tìm các nhà máy, xí nghiệp, cáccông ty nước sạch để bàn bạc thống nhất và đứng ra thay người dân hợp tác , đảmnhận hệ thống nước sạch cung ứng cho người dân trên địa bàn xã Tìm kiến cácdoanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong thôn, trong xã ủng hộ tinh thần, vật chất chongười dân trong việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt Ngược lại, nếu như chínhquyền địa phương không thực sự quan tâm chỉ đạo, hỏi thăm người dân , khôngđứng ra tìm hệ thống cung cấp nước thì người dân buộc phải tự tìm một người đứng

ra lãnh đạo và tìm nguồn cung cấp nước Điều đó có thể thực hiện được hoặc khôngtùy vào người lãnh đạo Vì vậy, nhu cầu thì có nhưng không tìm được người chỉđạo cũng khó mà thực hiện được việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt

2.1.4.3 Điều kiện kinh tế, thu nhập của hộ

Những hộ có điều kiện kinh tế khá giả, thu nhập ổn định họ luôn chú trọngtới việc đảm bảo chất lượng cuộc sống của mình lên đầu Vì chỉ có mạnh khỏe thì

họ mới có thể làm ra được nhiều của cải, tiền bạc hơn nên nhu cầu nước sạch trongsinh hoạt sẽ trở thành vấn đề họ quan tâm và mong muốn

Đối với những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập hàng tháng thấp,việc sinh hoạt hằng ngày của họ cũng là vấn đề khó khăn chứ không nói đến vấn đề

hộ chấp nhận bỏ ra một số tiền nhất định hàng tháng để chi trả cho tiền nước sạch.Những hộ nghèo thường có tư duy lối sống khá khép kín, họ quan niệm rằng nguồnnước họ đang dùng từ bao đời nay vẫn không bị sao nước của họ cũng trong cũngsạch thì không có lý do gì mà họ phải mất tiền để mua nước sạch để sử dụng

Trang 28

Nhu cầu nước cho sinh hoạt không chiếm tỉ trọng quá lớn so với các hộdùng nước khác nhưng lại là một nhu cầu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đờisống người dân và đòi hỏi đảm bảo cả về mặt lượng và chất Trong bối cảnh xãhội đang phát triển, các nhà quy hoạch vẫn luôn phải suy nghĩ để giải quyết bàitoán giữa nhu cầu nước sinh hoạt để đảm bảo đời sống của người dân, đồngthời cung cấp nước cho các ngành kinh tế khác nhằm thúc đẩy sự phát triểncủa tỉnh nhà Sự thay đổi dân số và sự phân bố dân cư là những yếu tố ảnh hưởngnhiều nhất đến nhu cầu nước cho sinh hoạt, cũng như thương mại, du lịch,dịch vụ, công nghiệp và chăn (Nguyễn Phương Nhung, 2012)

2.1.4.4 Yếu tố khác

Hệ thống cấp nước cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng nướcsạch của hộ Hiện nay trên địa bàn chưa có hệ thống cấp nước nên nếu như hệthống cấp nước có thể về được tới địa bàn xã thì có thể đáp ứng được nhu cầu của

hộ dân, còn không thể đáp ứng được thì các hộ dân nơi đây lại sử dụng nguồn nướchiện tại hộ đang dùng và nhu cầu nước sạch sẽ giảm xuống

Nguồn nước sử dụng hiện tại của hộ, có một số hộ vì những điều kiện kinh

tế hay gì đó mà vẫn sẽ sử dụng nguồn nước sinh hoạt của gia đình mình chứ khôngmuốn thay đổi để sử dụng nguồn nước sạch thì những điều trên cũng làm ảnhhưởng tới nhu cầu sử dụng nước sạch của hộ

2.2 Cơ sở thực tiễn

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế

-xã hội với việc bảo vệ môi trường, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quantrọng để bảo vệ nước sạch và vệ sinh môi trường như: Luật bảo vệ môi trường,Luật bảo vệ tài nguyên nước, phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và

vệ sinh nông thôn đến năm 2020 Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệsinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011-2015 và Chương trình xây dựng nôngthôn mới dựa vào thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 về việcThông tư hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

Dân số ở khu vực nông thôn Việt Nam chiếm khoảng 67% so với cả nước,lực lượng lao động dồi dào, nhưng chất lượng lao động đang có nguy cơ bị đe dọa

Trang 29

bởi sự ô nhiễm từ nguồn nước, để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dânnông thôn được mạnh khỏe, yên tâm sản xuất thì cần có sự quan tâm và chỉ đạo củacác cấp, ban ngành có liên quan quan tâm tới chất lượng nguồn nước và coi đó lànhiệm vụ trong tâm của việc phát triển nông thôn, có biện pháp khắc phục chấtlượng nguồn nước và mang lại nguồn nước sạch cho người dân được sử dụng.

Kinh nghiệm của một số tỉnh về vấn đề cung cấp nước sạch cho người dântrên địa bàn tỉnh như sau:

Tỉnh Lâm Đồng

Kết quả đạt được sau thời gian thực hiện chương trình mục tiêu quốc gianước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn thì đạt được kết quả nhưsau: tổng kinh phí để thực hiện chương trình đạt hơn 154 tỷ đồng với gần 7 ngàncông trình đã được thực hiện Trong đó có hơn 3,6 ngàn cái giếng đào, 62 giếngkhoan, 336 bể chứa nước mưa, hơn 2,4 ngàn nhà vệ sinh tự hoại, 142 chuồngtrại chăn nuôi, 180 hầm ủ Biogas và 68 công trình cấp nước tập trung Trungtâm NS và VSMTNT đang trực tiếp quản lý và khai thác 37 công trình cấp nướcsinh hoạt nông thôn Thành lập được 6 trạm quản lý và 37 tổ quản lý trực tiếpquản lý vận hành và khai thác công trình Ngoài ra tỉnh còn t hu hút trên 10 tỷđồng nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ đầu tư cho công trình nước sạch tập trung,góp phần nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đến hếtnăm 2015 toàn tỉnh có khoảng 86% người dân nông thôn được sử dụng nướchợp vệ sinh (Duy Nguyễn, 2015)

Để làm tốt công tác vệ sinh môi trường và đưa nước sạch về tới nơi ở củangười dân nông thôn thì các cán bộ tỉnh đã xây dựng và triển khai kế hoạch tuyêntruyền và tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực về sử dụng nướchợp vệ sinh và bảo vệ môi trường sống trong khu dân cư và một số ban, ngành như:Tỉnh đoàn, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố Triển khai phátđộng mít tinh, treo băng rôn cổ động, rải tờ rơi, sử dụng loa phát thanh tuyên truyền

về tầm quan trọng của nguồn nước và môi trường sống xung quanh Phát độngthanh thiếu niên, các em học sinh, hội phụ nữ… tham gia làm vệ sinh thôn, xóm,trụ sở làm việc, các điểm công cộng như: chợ, bến xe… cải thiện môi trường, làmđẹp cảnh quan nơi mình đang sống và làm việc

Trang 30

Theo ông Phan Văn Hợi (dẫn từ Duy Nguyễn, 2015) cho biết: “Thời gianqua, các cán bộ, công nhân viên của đơn vị đã nỗ lực trong công tác tuyên truyền,kêu gọi thu hút đầu tư, xây dựng vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nướcsinh hoạt cho dân cư nông thôn Qua đó, nhằm giải quyết nhu cầu bức thiết về điềukiện thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh của người dân nôngthôn, giúp họ được tiếp cận với nguồn nước sạch và công trình vệ sinh hợp vệ sinhgóp phần giảm thiểu bệnh, dịch do sử dụng nước không hợp vệ sinh, nguồn nước ônhiễm”.

Tóm lại nhận thức được vai trò quan trọng của nước sạch tới đời sống của người dân nơi đây nên chính quyền tỉnh đã tập trung chỉ đạo,vận động người dân tích cực tham gia vào công tác xây dựng vệ sinh môi trường nông thôn, mang nước sạch về làng Để làm được những điều đó tỉnh ủy có sự quan tâm sâu sắc mình đến đời sống người dân, lấy dân làm gốc và nhiệt tình phục vụ người dân, đẩy mạnh vai trò của các cấp, ban ngành cũng chung tay thực hiện, huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ thực hiện.

Tỉnh Bắc Ninh

Tính đến hết năm 2014 toàn tỉnh Bắc Ninh đã có 32 công trình cấp nướcsạch tập trung đã đưa vào sử dụng, với công suất 29.419 m 3/ngày đêm, cấp nướcsạch cho gần 163 nghìn người, chiếm 21% số dân nông thôn Các dự án cấp nướcsạch nông thôn đưa vào sử dụng đã đem lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chấtlượng cuộc sống cho người dân, góp phần giảm dần khoảng cách giữa nông thônvới đô thị, đồng thời làm thay đổi nhận thức của người dân nông thôn về ý nghĩa,lợi ích của việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường Để có được kết quả nhưtrên thì các nhà máy dưới sự chỉ đạo và ủng hộ của chính quyền tỉnh đã đầu tưkhoảng 95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn và vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) Đủ khả năngđáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của gần 70 nghìn người dân; nhà điều hành;nhà hóa chất; trạm bơm cấp hai; bể chứa nước sạch; khu vực trạm xử lý; công trìnhthu nước thô; lắp đặt hơn 10 km đường ống truyền tải trục chính; hơn 75 km đườngống mạng, ống dịch vụ và hơn 5.100 đồng hồ nước Với công suất thiết kế14.500m3 /ngày, đêm, nhà máy góp phần khắc phục tình trạng thiếu nước sạch sinh

Trang 31

hoạt cho người dân các xã: Tam Giang, Đông Thọ, Yên Phụ và đến cuối năm 2015

mở rộng quy mô cấp nước sạch cho các xã Đông Tiến, Hòa Tiến (Yên Phong),Hương Mạc, Phù Khê (thị xã Từ Sơn) Nhiều công trình đạt hiệu quả đầu tư cao,với gần 100% số người đã sử dụng nước sạch, điển hình là các trạm cấp nướcphường Đình Bảng (thị xã Từ Sơn), xã Trung Kênh, xã Tân Lãng (huyện LươngTài), xã Trí Quả (huyện Thuận Thành), thôn Quan Độ (xã Văn Môn, huyện YênPhong), xã Song Hồ (huyện Thuận Thành), Xã Tân Chi (huyện Tiên Du) (Báo BắcNinh, 2013)

Để đạt được kết quả trên không phải là chuyện dễ dàng cho tỉnh Bắc Ninhbởi lẽ các chính sách khuyến khích đầu tư và cơ chế chưa thu hút được nhiều sựtham gia của các thành phần kinh tế Các địa phương có dự án cấp nước đang thicông thì lại không đủ vốn để đáp ứng, do vậy việc thi công công trình còn gặpnhiều khó khăn Thêm vào đó, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh nước sạch chưathật sự thu hút được các doanh nghiệp việc bỏ ra một khối lượng vốn lớn nhưnglại có nhiều rủi ro và khả năng thu hồi lại vốn khá chậm, vì vậy việc tiến hànhcũng gặp không ít khó khăn Tuy nhiên, dưới tinh thần tự giác của người dâncũng như sự nỗ lực của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể trongtỉnh trong huyện đã có những kế hoạch, chính sách ưu đãi, khuyến khích tư nhân

và các thành phần kinh tế khác đầu tư xây dựng công trình cấp nước tập trungphù hợp đồng thời lồng ghép đầu tư xây dựng chương trình nước sạch và vệ sinhmôi trường nông thôn với các chương trình xây dựng nông thôn mới, chươngtrình xóa đói, giảm nghèo, thủy lợi

Tóm lại Bắc Ninh dưới sự chỉ đạo của chính quyền và sự đóng góp to lớn của các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xâu dựng hệ thống cấp nước Cán bộ tỉnh cần chỉ đạo sát sao hơn hệ thống cấp nước, đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân, tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân sử dụng nước sạch hơn nữa để người dân tham gia nhiều hơn Khuyến khích người dân tự nguyện đóng góp tài chính để xây dựng công trình cấp nước, cung cấp thông tin cần thiết để người dân có thể tự lựa chọn loại hình công nghệ cấp nước, nâng cao hiểu biết của người dân về sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả

Trang 32

Tỉnh Hưng Yên

Đến hết năm 2014 tỉnh ta đã đạt được những kết quả cơ bản: 91% số ngườidân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; trên 92% số gia đình ở nôngthôn có nhà tiêu; gần 92% số trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; 67% sốcông trình cấp nước tập trung hoạt động bền vững…Đảm bảo chất lượng nguồnnước cho người dân ban chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo đầu tư xây dựng các trạm, nhà máycấp nước tập trung phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, ăn uống của người dân vùngnông thôn Đến nay toàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào sử dụng 3 công trình cấpnước thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nôngthôn và 15 công trình cấp nước tập trung, sản xuất trên 2 triệu m3 nước sạch/nămcung cấp cho gần 10.000 hộ gia đình ở khu vực nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.Năm 2015 tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 92%, số hộ dân sử dụngnước sạch đạt quy chuẩn quốc gia là trên 53%; 75% số công trình cấp nước tậptrung hoạt động hiệu quả; đấu nối thêm 11 nghìn đồng hồ đo đếm nước tới hộ dân.(PV, 2014)

Để đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên là nhờ sự quan tâm của cáccấp lãnh đạo, quan tâm tới vấn đề đầu tư, sử dụng nước sạch, cải thiện vệ sinh môitrường nông thôn, khắc phục những tồn tại, hạn chế để chất lượng sử dụng nướcsinh hoạt ở nông thôn ngày càng được nâng lên, tuyên truyền tới các tầng lớp nhândân hưởng ứng, có việc làm thiết thực như: Trồng cây xanh; đầu tư cho các côngtrình nước và nhà vệ sinh; dọn vệ sinh môi trường làng, xã; vận hành các công trìnhcấp nước đạt hiệu quả cao hơn

Tóm lại Hưng Yên là tỉnh có tỉ lệ người sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh khá cao, có thể nói tất cả là nhờ sự quan tâm của cấp trên tới nhân dân Nhân dân tự làm chủ cuộc sống của mình, họ cảm thấy nhu cầu sử dụng nước sạch là cấp bách,là vấn đề mà người dân nơi đây quan tâm , họ có nhiều cách để bảo vệ nguồn nước của chính mình Đây là điều mà người dân nông thôn ở các tỉnh cần phải học tập đặc biệt là người dân tại xã Nga Thiện , để người khác quan tâm tới chất lượng cuộc sống của mình thì mình cũng phải tự bảo vệ cho chính mình trước.

Trang 33

Israel

Người Israel đã bù đắp sự thiếu hụt nước sạch chủ yếu bằng các nhà máy lọcnước biển; tái chế nước thải; quản lý, sử dụng nước hiệu quả; phát triển các côngnghệ về nước và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề nước Quốc gia này

đã xây dựng nhà máy khử mặn nước biển Hadera có công suất 127 triệu m3 nướcngọt chất lượng cao mỗi năm Cuối năm 2015, nhà máy thứ năm đi vào hoạt động

sẽ nâng công suất khử mặn nước biển lên 600 triệu m3/năm, đáp ứng 75% nhu cầunước sinh hoạt của người dân Israel Dự kiến, đến năm 2020, tổng công suất nước

từ khử mặn nước biển sẽ đạt 750 triệu m3/năm hoặc hơn, đáp ứng đủ nhu cầu nướcsinh hoạt cho cả nước Công nghệ khử mặn nước biển của Israel được đánh giá làtiên tiến bậc nhất và đang được xuất khẩu sang hàng chục nước, trong đó có Mỹ,Trung Quốc, Brazil Mặt khác không chỉ dừng lại với nhu cầu sử dụng nước sạch

mà quốc gia này còn tận dụng nguồn nước thải sinh hoạt để xử lý và làm nước tướicho các loại cây trồng, khoảng 75% nước thải, nước rửa, chất thải nhà vệ sinh… ởIsrael đã được tái chế để lấy nước tưới và hiện nay, nước tái chế chiếm tới 50-60%lượng nước sử dụng trong nông nghiệp (Phóng viên, 2015)

Có thể thấy rằng là một quốc gia nhỏ, 60% diện tích là sa mạc, đã có thời điểmthiếu nước trầm trọng tỏng sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệpnhưng không dừng ở đó các ban ngành lãnh đạo ở quốc gia này đã tìm những cáchkhắc phục, chế tạo và sử dụng các công nghệ tiên tiến đi đầu trong việc xử lý và táitạo nước, không những đáp ừng đủ nước sinh hoạt cho người dân mà còn đủ nướccung cấp phục vụ cho sản xuất Trong khi Việt Nam là quốc gia có tài nguyên nướcdồi dào như nước ngầm, nước sông, nước mưa ấy thế mà lại lâm vào hoàn cảnhthiếu nước sạch trong sinh hoạt, môi trường nước ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng

mà chưa có biện pháp tổng thể nào để xử lý Vì vậy Việt Nam cũng nên học tậpquốc gia Israel học cách tiết kiệm nguồn nước cũng như công nghệ xử lý nước từquốc gia này

2.2.1 Bài học kinh nghiệm

Từ kinh nghiệm làm về nước sạch của Trung Quốc và các tỉnh ở Việt Namchúng ta rút ra một vài điều học hỏi như sau:

Trang 34

Một là xác định rõ trách nhiệm tham gia của các cấp chính quyền và cácngành từ trung ương đến địa phương Cần huy động sự tham gia của chính quyềncác cấp xuống tới người dân nâng cao ý thức và tuyên truyền cho người dân về vaitrò của nước sạch trong sinh hoạt.

Hai là bảo vệ và quản lý tốt chất lượng nguồn nước trước sự ô nhiễm bởi cácnhà máy công nghiệp…Đánh thuế thải để xử phạt nghiêm các nhà máy,công ty cốtình xả thải quá nhiều làm ô nhiễm nguồn nước Không để tình trạng xả chất thảivào các hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là hệ thống cung cấp nước xả trựctiếp ra hệ thống ao hồ, môi trường dân sinh, đảm bảo tốt việc xử lý rác thải, nướcthải sinh hoạt

Ba là nâng cao hiểu biết của người dân về vệ sinh và mối quan hệ giữa vệsinh, cấp nước với sức khoẻ, khuyến khích người dân tự nguyện đóng góp tàichính để xây dựng công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh

Bốn là khuyến khích khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác đầutưxây dựng các công trình cấp nước tập trung với chính sách ưu đãi như giảm thuếhoặc miễn thuế, được vay một phần vốn với lãi suất thấp Đồng thời có chính sáchbảo hộ người đầu tư

Năm là khuyến khích các tầng lớp trẻ, tri thức tìm tòi học hỏi, nghiên cứunhững công nghệ tiên tiến từ các quốc gia khác để chế tạo cũng như tìm ra các cách

xử lý và sử dụng nước một cách hiệu quả

2.3 Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan

Đầu tiên kể đến là công trình của tác giả Nguyễn Phương Nhung, Nguyễn ÝNhư, Nguyễn Thanh Sơn và Trịnh Minh Ngọc (2012) tên công trình nghiên cứu là :

“Nhu cầu sử dụng nước tỉnh Khánh Hòa - Hiện trạng và tương lai” Mô hình được

sử dụng chính trong bài nghiên cứu đó là Cropwat, FAO Nội dung chính của côngtrình đó là khẳng định nhu cầu sử dụng nước là thành phần chính trong cán cânnước, nhu cầu nước của các hộ dùng nước tỉnh Khánh Hòa trong hiện trạng vàtương lai đều biến đổi theo cả không gian và thời gian Tuy nhiên, cơ cấu dùngnước đã có sự thay đổi đáng kể, tỉ trọng của nhu cầu tưới vẫn lớn nhất nhưng đãgiảm đáng kể và thay vào đó là sự mở rộng của nhu cầu nước cho công nghiệp và

Trang 35

thủy sản, sinh hoạt Nhu cầu nước cho sinh hoạt không chiếm tỉ trọng quá lớn sovới các hộ dùng nước khác nhưng lại là một nhu cầu quan trọng ảnh hưởng trựctiếp đến đời sống người dân và đòi hỏi đảm bảo cả về mặt lượng và chất Trong bốicảnh xã hội đang phát triển, các nhà quy hoạch vẫn luôn phải suy nghĩ để giảiquyết bài toán giữa nhu cầu nước sinh hoạt để đảm bảo đời sống của người dân,đồng thời cung cấp nước cho các ngành kinh tế khác nhằm thúc đẩy sự phát triểncủa tỉnh nhà Sự thay đổi dân số và sự phân bố dân cư là những yếu tố ảnh hưởngnhiều nhất đến nhu cầu nước cho sinh hoạt, cũng như thương mại, du lịch, dịch

vụ, công nghiệp và chăn nuôi

Thứ hai là công trình của tác giả Đinh Thị Như Trang (2014) tên công trìnhnghiên cứu là : “ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước ở một số quốc gia và bài họckinh nghiệm cho Việt Nam” Nội dung chính của công trình nghiên cứu này là nóilên tầm quan trọng của nước, là một trong những yếu tố trọng yếu đảm bảo sự tồntại và phát triển của con người, trong đó, nước ngọt được sử dụng phổ biến nhất Sựtác động của con người và những biến đổi trong tự nhiên đã làm cho nguồn nướcngọt và sạch trên thế giới ngày càng cạn kiệt Thực trạng đó biểu hiện khá phổ biến

ở nước ta Hiện nay, nguồn nước mặt phân bố tại các sông, hồ, và nước ngầm đanglâm vào tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng Sản xuất nước sạch sử dụng kỹthuật lạc hậu, lãng phí nước, tỷlệ thất thoát nước sinh hoạt ở mức cao Từ việcnghiên cứu các giải pháp phát triển và sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt của cácquốc gia khan hiếm nước ngọt như Singapore, Israel, Úc… tác giả rút ra một sốbàihọc kinh nghiệm cho việc thực hành tiết kiệm nước ởViệt Nam Bài học kinhnghiệm được tác giả đưa ra đó là :

 Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tiết kiệm nước trên toàn quốc Ởnước ta hiện nay, nguồn nước ngọt và sạch trong tự nhiên đang ngày càng bị suykiệt, việc tiết kiệm nước là hết sức cần thiết Công tác tuyên truyền phải làm chomỗi người dân nhận thức sâu sắc rằng tài nguyên nước không phải là vô tận tiếtkiệm nước là việc làm tiện ích cho bản thân, tiết kiệm cho xã hội và bảo vệ môitrường sống, tiết kiệm nước là cách sản xuất và tiêu dùng nước thông minh

Trang 36

 Hai là, cụ thể hóa các chương trình, chính sách của Nhà nước về bảo vệ,

sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước Từng bước thực hiện các dự án bảo tồn và pháttriển nguồn nước ngọt quy mô lớn Nhà nước đầu tư xây dựng một số nhà máy lọcnước trọng điểm, áp dụng công nghệ hiện đại, kiện toàn hệ thống dẫn nước, giảmtối đa tình trạng nứt, vỡ đường ống dẫn nước

 Ba là, Nhà nước có chính sách hỗ trợ lắp đặt các phương tiện sử dụngtiết kiệm nước

 Bốn là, các chính quyền địa phương, các cơ quan chủ quản phải có cácbiện pháp đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra nhằm ngăn chặn và xử lý các cánhân, tập thể có hành vi lãng phí tài nguyên nước Cán bộ, công nhân viên làm việctại các công sở, chính quyền, đặc biệt cán bộcông nhân viên ngành nước phải làmgương và đi đầu trong việc thực hiện chính sách tiết kiệm nước bằng những việclàm thiết thực

 Năm là, có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, các thế hệ trẻthực hiện nghiên cứu, sáng tạo và áp dụng công nghệ hiện đại vào việc bảo tồn, sửdụng tiết kiệm, xử lý nguồn nước ô nhiễm và phát triển tài nguyên nước

Thứ ba là công trình của tác giả Nguyễn Mậu Thái (2014) Phương phápchính của công trình này là phương pháp phân tích so sánh, thống kê mô tả Nộidung chính của công trình là đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường và đềxuất những giải pháp góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thônmới của huyện Thạch Thất, trong đó có tiêu chí môi trường đang được quan tâm.Trong đó có tiêu chí nước sạch.Tác giả nhận xét rằng tỷ lệ các hộ gia đình sử dụngnguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cao nhưng chưa có đánh giá cụ thể có bao nhiêu

hộ được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế Bên cạnh đó, sự đầu tư củaNhà nước cho công tác cung cấp nước sạch nông thôn của huyện chưa nhiều, chưađáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sạch hợp vệ sinh của người dân trong huyện

Trang 37

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Phía Bắc giáp huyên Yên Mô tỉnh Ninh Bình

Phía nam giáp xã Nga Trường

Phía đông giáp xã Nga Điền và xã Nga Giáp

Phía tây giáp xã Hà Vinh huyện Hà Trung

- Vùng Hoàng Cương Ngoại đê nuôi trồng thuỷ sản, trồng lúa, trồng cói vàphát triển chăn nuôi

c Khí hậu,

Là xã nằm trong vùng đồng bằng phía Bắc của Tỉnh Thanh Hoá nên chịuảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Thời tiết trong nămchia thành 4 mùa rõ rệt: Mùa Đông lạnh ít mưa và mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều

Trang 38

 Nhiệt độ

Do được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới dẫn đến một nền nhiệttương đối cao Tổng nhiệt độ bình quân trong năm 8500 - 86000C, riêng vụmùa chiếm khoảng 58 - 60% Biên độ nhiệt năm là 12 – 130C, biên độ nhiệtngày là 5,5 – 60C nhìn chung, nhiệt độ thuận lợi cho sinh hoạt và đời sống

hè ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp và sức khỏe con người

- Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ đầu tháng 10 đến tháng 4 năm sau,mang theo mưa phùn, nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng đến sản xuất và đời sốngnhân dân

- Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo nhiều hơi nước

và thường xuyên có mưa Thời kỳ này thường xuất hiện có bão kèm theomưa lớn làm cho một số nhà cửa, cây cối bị sụt đổ, ách tắc giao thông, côngtrình thuỷ lợi, kè cống không còn tác dụng, năng xuất các loại cây trồnggiảm sút đáng kể, nhất là hoa màu

- Hàng năm có khoảng 20 ngày chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khônóng thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 8 ảnh hưởng xấu đến sản xuất

và đời sống của nhân dân

 Lượng mưa

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1600 1800mm, vụ mùa chiếm 85 89% lượng mưa Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, trung bình thángđạt 200 – 300mm, lớn nhất vào tháng 8 và tháng 9 đạt tới 350 – 400mm, tháng

-12 đến tháng 2 năm sau ít mưa, trung bình 10 – -12mm/tháng

 Lượng bốc hơi

Trang 39

Lượng bốc hơi bình quân năm của xã là: 788mm Nhìn chung khí hậu, thờitiết phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây trồng đặc biệt là các cây lươngthực và cây rau, đặc biệt tổng nhiệt độ trong năm lớn có thể trồng được nhiềuloại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm Tuy nhiên hàng năm nhữngđợi rét đậm, nắng nóng kéo dài gây thiệt hại lớn về hoa màu, ảnh hưởng lớn đếnsinh trưởng phát triển của cây trồng và đời sống sinh hoạt cũng như các hoạtđộng khác.

 Thủy văn

Hiện tại trên địa bàn xã có con sông Hoạt chạy qua địa bàn xã với chiều dài9km, được bắt nguồn từ con sông Lèn là nơi cung cấp nước chủ yếu cho sảnxuất nông nghiệp

d Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất đai

Theo số liệu thống kê năm 2015 Nga Thiện có diện tích tự nhiên là 1.113,73 ha,trong đó diện tích nông nghiệp chiếm 539,94 ha, đất phi nông nghiệp là 242,86

ha, đất chưa sử dụng là 330,93ha (toàn bộ đồi núi và đất đá ), gồm có 3 loại đấtchính sau:

- Vùng Đồng Bái ( 1lúa 1 màu) đất cát pha

- Vùng Đồng chiêm ( 2 lúa) nhiễm chua phèn

- Vùng ngoại đê ( Hoàng Cương) đất nhiễm mặn

Trang 40

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của xã Nga Thiện quan 3 năm 2013-2015

CC(%) 14/13 15/14 BQ

Ha/ ngườiHa/ hộ

1.113,73

567,54320,62218,144,823,98203,64342,55

0.1090.481

100

50,9656,4938,440,854,2218,2830,76

1.113,73

558,21314,49214,693,3225,71224,03331,49

0,0970,414

100

50,1256,3438,460,594,6120,1229,76

1.113,73

539,94300,12205,73,0731,05242,86330,93

0,0880,364

100

48,4855,5838,10,575,7521,8129,71

100

98,3698,0998,4269,16107,21110,0196,77

100

96,7395,4395,8192,47120,77108,4199,83

100

97,5496,7597,1279,99113,79109,2198,29

Ban thống kê xã Nga Thiện, 2015

Ngày đăng: 24/09/2016, 18:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chính phủ (2009). Số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 v/v Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ (2009). Số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 v/v Quyết định về việc banhành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2009
7. Nguyễn Phương Nhung và cộng sự (2012),“Nhu cầu sử dụng nước tỉnh Khánh Hòa-Hiện trạng và tương lai”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học tự nhiên và Công nghệ 28, số 3S, trang 92-99 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Phương Nhung và cộng sự (2012),“Nhu cầu sử dụng nước tỉnh KhánhHòa-Hiện trạng và tương lai
Tác giả: Nguyễn Phương Nhung và cộng sự
Năm: 2012
8. Nguyễn Văn Song và cộng sự (2011), “Xác định mức sẵn lòng chi trả của các hộ nông dân về dịch vụ thu gom,Quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa bàn Huyện Gia Lâm-Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Phát triển :Tập 9, số 5: 853-860 Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Song và cộng sự (2011), “Xác định mức sẵn lòng chi trả của các hộnông dân về dịch vụ thu gom,Quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa bànHuyện Gia Lâm-Hà Nội
Tác giả: Nguyễn Văn Song và cộng sự
Năm: 2011
14. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2013) Nước sạch và vệ sinh môi trường tiêu chí quan trọng xây dựng nông thôn mới , bản tin của sở nông nghiệp ngày 28/10/2013, truy cập ngày 20/02/2016 dẫn từhttp://snnptnt.bacninh.gov.vn/news/-/details/57428/nuoc-sach-va-ve-sinh-moi-truong-tieu-chi-quan-trong-xay-dung-nong-thon-moi15. Tổng cục thống kê, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2013) Nước sạch và vệ sinh môi trường tiêu chí quan trọng xây dựng nông thôn mới , bản tin của sở nông nghiệp ngày 28/10/2013, truy cập ngày 20/02/2016 dẫn từ http://snnptnt.bacninh.gov.vn/news/-/details/57428/nuoc-sach-va-ve-sinh-moi-truong-tieu-chi-quan-trong-xay-dung-nong-thon-moi "15
3. Duy Nguyễn (2015). Lâm Đồng nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn, truy cập ngày 18/02/2016 từ http://www.lamdong.gov.vn Link
6. Lê Hồng Hải (2015). Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2011-2015 ngày 05/11/2015 ngày truy cập 04/02/2016 dẫn từ http://moitruongviet.edu.vn/ket-qua-thuc-hien-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-nuoc-sach-va-ve-sinh-moi-truong-nong-thon-giai-doan-2011-2015/ Link
11. Phóng viên (2015). Israel: Những giải pháp cho một đất nước khô cằn, ngày truy cập 20/02/2016 dẫn từ http://www.baotintuc.vn Link
12. PV( 2014), Cải thiện nguồn nước sạch trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, bản tin của báo Hưng Yên ngày 04/08/2014, truy cập ngày 19/02/2016 từ http://www.hungyen.gov.vn/Pages/tin-tuc-su-kien-66/tin-chung-toan-tinh-73/tin-cac-so-nganh-huyen-thi-84/HC6B0ng20YC3AAn3A2-441707cee5ac572.aspx Link
1. Bộ NNPTNT (2013). Số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 về việc Thông tư hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Khác
4. Đinh Thị Như Trang (2014). Sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, tập 30, số 1 trang 72-77 Khác
5. Huỳnh Kim (2013) .Châu á đang sử dụng nước dành cho tương lai , bản tin của báo tia sáng ngày 28/03/2013 và Phóng viên (2013). Cải cách quản lý nước : Trọng tâm của phát triển bền vững, bản tin báo tia sang ngày 10/09/2013, truy cập ngày 01/03/2016 , từ www.baotiasang.com Khác
9. Nguyễn Văn Song và Vũ Thị Phương Thụy (2006),Giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường .Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội) Khác
10. Nguyễn Nguyên Cự (2005), Giáo trình Marketing nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Khác
13. Phạm Thị Khánh Quỳnh (2012).Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Khóa luận tốt nghiệp,trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, 127tr Khác
16. Trần Văn Đức và Lương Xuân Chính (2006), Giáo trình Kinh tế Vi Mô,Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội Khác
17. UBND xã Nga Thiện (2015). Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2015; Phương hướng nhiệm vụ năm 2016 Khác
18. UBND xã Nga Thiện (2015). Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 xã Nga Thiện Khác
19. UBND xã Nga Thiện(2015).Tổng kết nhiệm kỳ 2010-2015 phương hướng,mục tiêu và những giải pháp nhiệm kỳ 2015-2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w