TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINHVIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KẾ TOÁN QUỐC TẾ
KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁISINH TRONG CÁC DOANH NGHIÊP PHI
TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAYTRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KẾ TOÁN
QUỐC TẾ
Họ và tên: Lý Minh TriếtMã SV: 7701251065LỚP: 16C1ACC52201KHÓA 25 (2015 – 2017)
GVHD: TS PHẠM QUANG HUY
TP HCM, tháng 08 năm 2016
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
TS Phạm Quang Huy
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu và kiến thức cònhạn chế nhưng cùng với sự trợ giúp của giảng viên hướng dẫn, sự tổng hợp tài liệu từkho sách báo của thư viện đã giúp em hoàn thành bài tập này.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu nhà trường đã tạo những điều kiện học tập tốt nhất với cơ sở vật chất,trang thiết bị hiện đại giúp quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài tập được dễ dànghơn.
Các cán bộ quản lí thư viện đã tạo điều kiện tốt nhất cho em vào tham khảo tài liệu,tìm kiếm thông tin từ sách báo, từ hệ thống Internet.
Đặc biệt là giảng viên: TS Phạm Quang Huy đã hướng dẫn cặn kẽ cho em phương
thức thực hiện bài tập nhóm này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 1
1.2 Các nghiên cứu trong nước 2
1.3 Khe hỏng nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH 4
2.1 Nhận diện công cụ tài chính phái sinh 4
2.2 Phân loại công cụ tài chính phái sinh 5
2.2.1 Hợp đồng kỳ hạn 5
2.2.2 Hợp đồng tương lai 6
2.2.3 Hợp đồng quyền chọn 6
2.2.4 Hợp đồng hoán đổi 7
2.3 Mục đích của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh 7
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 8
3.1 Thực trạng kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam hiện nay 8
3.1.1 Sự hiện hữu của các giao dịch phái sinh và các công cụ cơ sở 8
3.2.1 Các quy định kế toán về công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam 8
3.2 Nhận xét 10
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11
4.1 Sự cần thiết của việc phát triển kế toán công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam114.2 Kiến nghị 11
4.3 Kết luận 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự lớn mạnh của của các doanh nghiệp Việt Nam cùng với sự hội nhập sâurộng vào nền kinh tế thế giới, đã và đang thúc đẩy không ngừng xu thế hội nhập giữaquy định về kế toán Việt Nam (VAS) với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩnmực trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) Điển hình nhất, trong những năm gầnđây Bộ Tài Chính vừa mới ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC thay thế cho quyếtđịnh 15/2006/QĐ-BTC trước đây về chế độ kế toán doanh nghiệp để nhằm có nhữngbước đi đầu tiên trong tiến trình hội nhập giữa kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế.Tuy nhiên, mặc dù thông tư 200/2014/TT-BTC đã được sửa đổi khá nhiều quy định vềkế toán thậm chí còn quy định các chuẩn mực kế toán trái với thông tư này đều khôngcòn hiệu lực (Điều 128 – thông tư 200) nhưng đáng tiếc rằng thông tư 200 vẫn còn “bỏngỏ” về các sửa đổi liên quan tới việc trình bày các công cụ tài chính Trong khi đó, sựphát triển của các công cụ tài chính đặc biệt là các công cụ tài chính phái sinh trên thịtrường quốc tế đang ngày càng phát triển, ngày càng lan rộng khắp các nước.
Hiện nay, Bộ tài chính chỉ mới ban hành thông tư 210/2009/TT-BTC “Hướng
dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày Báo cáo tài chính và thuyết minhthông tin đối với công cụ tài chính” - quy định rõ các khái niệm về các công cụ tài
chính nhưng lại chưa có những hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định giá trị hợplý của các công cụ tài chính cũng như về việc xử lý các nghiệp vụ kế toán liên quan tớicác công cụ tài chính phái sinh Xuất phát từ thực tiễn đó, từ thực tế hội nhập nghề kế
toán, sau một thời gian nghiên cứu tác giả lựa chọn đề tài “kế toán công cụ tài chính
phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam hiện nay trong điều kiệnhội nhập kế toán quốc tế” để làm đề tài nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 6Mục tiêu chung của đề tài là nhằm cung cấp những các nhìn cụ thể đối với cácquy định về công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính ở ViệtNam hiện nay Để đạt được mục tiêu chung đó, bài viết đề ra các mục tiêu cụ thể nhưsau:
Hoàn thiện về việc nhận diện công cụ tài chính phái sinh trong các doanhnghiệp phi tài chính ở Việt Nam.
Tổng hợp các cơ sở lý luận về việc ghi nhận công cụ tài chính phái sinh dựatrên các nghiên cứu trước.
3 Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở, xác lập các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiêncứu sau:
Câu hỏi 1 : Công cụ tài chính phái sinh là gì? Các loại công cụ tài chính phái
Câu hỏi 2: Các quy định pháp lý về kế toán công cụ tài chính phái sinh ở Việt
Câu hỏi 3: Giải pháp hữu hiệu cho việc hoàn thiện chuẩn mực kế toán công cụ
tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam?
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp lý về công cụ tài chính phái sinh vàtầm quan trọng của các công cụ này trong các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Namhiện nay.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệpphi tài chính Hiện nay, dưới góc độ pháp lý của Việt Nam, các doanh nghiệp đượcchia thành hai loại chính: Doanh nghiệp tài chính kinh doanh tiền tệ - loại hình doanh
Trang 7nghiệp này cần phải thỏa mãn điều kiện về vốn pháp định và các quy định khác củanhà nước và Doanh nghiệp phi tài chính kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông thường.Doanh nghiệp tài chính bao gồm: Công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính, cácngân hàng… không thuộc đối tượng nghiên cứu của bài viết Bài viết chỉ tập trungnghiên cứu các doanh nghiệp phi tài chính - các doanh nghiệp có hoạt động chính làcung cấp hàng hóa, dịch vụ
5 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm tưduy logic, tiếp cận hệ thống, so sánh… Từ đó, bài viết tổng hợp, phân tích, đánh giáthực trạng về kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chínhở Việt Nam hiện nay.
6 Những đóng góp của đề tài
Bài viết nhằm cung cấp tầm trọng trong việc sử dụng các công cụ tài chính pháisinh trong các doanh nghiệp phi tài chính ở Việt Nam hiện nay Đồng thời cung cấp các phương pháp nhận diện, ghi nhận, xử lý kế toán đối với các nghiệp vụ liên quan tớicác công cụ tài chính phái sinh.
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, tiểu luận gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Lý luận kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanhnghiệp phi tài chính
Chương 3: Thực trạng kế toán công cụ tài chính phái sinh trong các doanhnghiệp phi tài chính ở việt nam
Trang 8 Chương 4: Kết luận và kiến nghị
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Cairns (1998, 1999) nghiên cứu kế toán về các yếu tố quyết định của các thựcnghiệm công bố thông tin và lựa chọn kế toán khác nhau dựa trên đặc điểm của côngty Trong phần cơ sở lý thuyết, tác giải tập trung nghiên cứu việc áp dụng IAS về kếtoán công cụ tài chính Tác giả chia nghiên cứu ra thành 2 phần, dựa trên việc áp dụngchuẩn mực được đo lường (biến phụ thuộc) Trong một nhóm, biến phụ thuộc là biếngiả, cho giá trị 1 nếu công ty tuyên bố áp dụng IAS và 0 nếu ngược lại
Bodnar (1999) trong bài viết “Derivatives Usage in Risk Management by US
and German Non-Financial Firms: A Comparative Survey” đăng trên Journal of
international Financial Management and Accounting 103 (1999) Bài viết nghiên cứuso sánh thực trạng việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệp phitài chính ở Đức và Mỹ trong mối quan hệ với ngành công nghiệp và quy mô doanhnghiệp Bài viết khẳng định rằng trong năm 1999 việc sử dụng công cụ tài chính pháisinh trong các doanh nghiệp phi tài chính ở Đức nhiều hơn Mỹ với tỷ lệ sử dụng côngcụ tài chính phái sinh ở Đức là 78% so với Mỹ là 58% Bên cạnh việc xem xét về quymô sử dụng công cụ tài chính phái sinh ở cả hai nước Bài viết khẳng định rằng ở cảhai nước việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa cho các giao dịchngoại tệ là phổ biến nhất, theo sau đó là việc phòng ngừa rủi ro lãi suất và cuối cùng làviệc phòng ngừa rủi ro giao dịch hàng hóa dịch vụ Ngược lại, với điểm tương đồng đóở hai nước có những điểm khác nhau trong việc lựa chọn công cụ tài chính phái sinhcũng như quan điểm của họ về thị trường khi sử dụng công cụ tài chính phái sinh.Những điểm khác biệt này sẽ có những thúc đẩy khác nhau trong kế toán công cụ tàichính phái sinh cũng như việc quản lý các công cụ này trong các doanh nghiệp phi tàichính của cả hai nước.
Lopes and Rodrigues (2007) trong bài viết “Accouting for financial instrument:An analysis of the determinants of disclosure in the Portuguese stock exchange” Bàiviết nghiên cứu mức độ công bố thông tin trong kế toán công cụ tài chính của các côngty ở Bồ Đào Nha Những quy định công bố của IAS 32 và IAS 39 được các công ty
[1]
Trang 10nước này lựa chọn áp dụng Phân tích trong mối quan hệ giữa đặc trưng cơ cấu vốn vàcác quy định tại Bồ Đào Nha được giải thích thông qua lý thuyết thể chế Bài viếtkhẳng định rằng mức độ công bố thông tin chịu ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp,loại doanh nghiệp kiểm toán, tình trạng niêm yết và tình trạng kinh tế Nghiên cứu nàynhằm đề xuất việc cải thiện các báo cáo và sự can thiệt vào các quy định trên thịtrường vốn của nước này trong bối cảnh áp dụng bắt buộc IAS vào năm 2005.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Thị Thu Hiền (2010),“Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong
NHTM tại Việt Nam” (2010) đã đề cập đến những nguyên tắc, phương pháp kế toán cơ
bản nhằm phản ánh các nghiệp vụ về công cụ tài chính trong các ngân hàng thươngmại Việt Nam Tuy nhiên hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các doanh nghiệpphi tài chính có những điểm khác biệt so với Ngân hàng thương mại vẫn chưa đượcxem xét, nghiên cứu.
Phạm Thị Thu Thủy (2006) ,”Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính tại các
doanh nghiệp Viêt Nam hiện nay” Đề tài tập trung khảo sát việc kế toán công cụ tài
chính trong các doanh nghiệp và tìm các giải pháp nhằm hoàn thiện việc kế toán côngcụ tài chính trong các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà đầutư, trên quan điểm hoàn thiện phải phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế
Hà Thị Tường Vy (2008), “Kế toán công cụ tài chính của thị trường chứng
khoán Việt Nam” đã trình bày khá đầy đủ các nguyên tắc, quy định về định giá, ghi
nhận và trình bày công cụ tài chính theo thông lệ quốc tế IAS30, IAS32, IFRS7 Đồngthời tác giả đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện kế toán công cụ tài chính cho thịtrường chứng khoán Việt Nam Tuy nhiên tác giả chỉ nghiên cứu kế toán các công cụtài chính phục vụ cho thị trường chứng khoán, bỏ qua các công cụ tài chính khác trongdoanh nghiệp.
Hà Thị Ngọc Hà (2013) “Xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái
sinh”, tạp chí chứng khoán số 12 – 2013, bài báo nói về định hướng phát triển công cụ
tài chính phái sinh ở Việt Nam Tác giả nêu lên các quy định kế toán hiện hành về việc[2]
Trang 11trình bày kế toán công cụ tài chính Đồng thời nêu ra những điểm còn thiếu trong cácquy định kế toán về công cụ tài chính đặc biệt trong lĩnh vực kế toán tài chính công cụtài chính phái sinh Tác giả nêu lên các phương pháp kế toán để xác định giá trị hợp lývà các xử lý kế toán trong các nghiệp vụ liên quan đến hai công tài chính phái sinh là:hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn Bài viết chưa đưa ra những minh chứngrõ ràng về sự phát triển của thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam
Hà Thị Phương dung (2014), “Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính phái sinh
trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam” Nghiên cứu này cung cấp đầy đủ
các quy định trong việc ghi nhận các công cụ tài chính cơ sở cũng như các công cụ tàichính phái sinh trong các doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam Tác giả đề xuất cácgiải pháp để hoàn thiện kế toán công cụ tài chính về phương diện xác định và đo lườnggiá trị của các công cụ này Bài viết chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề về việc sửdụng công cụ tài chính chưa đi sâu phân tích về công cụ phái sinh được sử dụng phòngngừa trong vấn đề nào.
Ngô Thị Thùy Linh (2015), “Thực trạng sử dụng công cụ tài chính phái sinh ở
Việt Nam trong phòng ngừa rủi ro” , bài viết nêu lên thực trạng việc sử dụng công cụ
tài chính phái sinh ở các ngân hàng và các doanh nghiệp ở Việt Nam Đánh giá cácmặt hạn chế trong việc phát triển thị trường phái sinh cũng như nêu ra các quy địnhpháp lý hiện hành trong kế toán công cụ tài chính phái sinh Song, tác giả chưa cungcấp những phương thức hạch toán kế toán cho các nghiệp vụ liên quan tới kế toáncông cụ tài chính phái sinh.
1.3 Khe hỏng nghiên cứu
Thông qua quá trình tổng hợp nghiên cứu trong nước và ngoài nước, có thể thấyrằng đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề kề toán công cụ tài chính nói chungvà kế toán công cụ tài chính phái sinh nói riêng Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưanêu bật lên được nhu cầu cần thiết đối với việc cần đẩy nhanh tiến trình xây dựngchuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh Các nghiên cứu chưa tập trung đi sâuvào phân tích thực trạng của các công cụ tài chính phái sinh trong các doanh nghiệpphi tài chính hiện nay Đồng thời chưa đưa ra được các giải pháp đồng bộ trong mối
[3]
Trang 12quan hệ giữa các nhà lập chính sách và các ý kiến của các doanh nghiệp phi tài chínhvề vấn đề xử lý kế toán đối với việc ghi nhận, xác định và công bố thông tin liên quanđến các công cụ tài chính phái sinh trên báo cáo tài chính.
CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRONG CÁCDOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH
2.1 Nhận diện công cụ tài chính phái sinh
Theo bài viết “Tìm hiểu về chứng khoán phái sinh”- sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội ngày 01/03/2015
Công cụ tài chính phái sinh là công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trịcủa một hay nhiều tài sản cơ sở Với dạng hợp đồng tài chính có đặc điểm: “Quy địnhquyền quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanhtoán hoặc/và chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào mộtthời điểm nhất định trong tương lai” Theo đó, tài sản cở sở là hàng hóa/công cụ tàichính có giá trị quyết định giá trị của chứng khoán phái sinh được chia làm hai (02)dạng chính:
Hàng hóa bao gồm: thực phẩm/nông sản ( ngũ cốc, thịt, cà phê, hồ tiêu v v),kim loại ( Vàng, bạc, kẽm.v v ) năng lượng (Khí đốt, dầu, v v), khác (thời tiết, kếtquả bầu cử v v ).
[4]
Trang 13Công cụ tài chính: cổ phiếu (Chỉ số cổ phiếu, cổ phiếu đơn lẻ), trái phiếu ( tráiphiếu CP, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp), lãi suất (lãisuất ngân hàng, lãi suất ngoại tệ ), tiền tệ (USD, Yên Nhật, Euro,v.v…), chứng khoánphái sinh.
Theo IAS 39, công cụ tài chính phái sinh là công cụ tài chính mà:
- Giá của nó thay đổi theo sự thay đổi giá của một tài sản cơ bản khác (giá chứngkhoán, tỷ giá ngoại tệ, giá hàng hóa, hạn mức hoặc tỷ lệ tín dụng )
- Không phát sinh các chi phí đầu tư ban đầu hoặc phát sinh một lượng chi phínhỏ
- Được thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai.
Theo điều 3 khoản 5 thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 6 tháng 11 năm 2009 của
Bộ Tài chính: Công cụ tài chính phái sinh là một công cụ tài chính hoặc một hợp đồngcó đồng thời ba đặc điểm sau:
(a) Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất, giá công cụ tài chính, giá hànghóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá cả hoặc lãi suất, xếp hạng tín dụng hoặc chỉ sốtín dụng, hoặc các chỉ số khác với điều kiện trong trường hợp các chỉ số khácnày là các biến số phi tài chính thì biến số đó không liên quan đến các bên thamgia hợp đồng (còn được gọi là các biến số cơ sở);
(b) Không yêu cầu đầu tư thuần ban đầu hoặc yêu cầu đầu tư thuần ban đầu thấphơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổicủa các yếu tố thị trường;
(c) Được thanh toán vào một ngày trong tương lai.
Như vậy công cụ tài chính phái sinh gắn liền với một khoản phải thu (tài sản tàichính) hoặc nợ phải trả tài chính trong tương lai, do đó cần được ghi nhận trên Bảngcân đối kế toán.
2.2 Phân loại công cụ tài chính phái sinh
Về công cụ tài chính phái sinh, theo Ingersoll (1987): Theory of financialdicision making Một hợp đồng tài chính được gọi là một công cụ tài chính phái sinh
[5]