Cụ thể, mô hình kế toán cũ không yêu cầu bên đi thuêghi nhận tài sản và nợ phải trả phát sinh từ hoạt động thuê hoạt động.. Theo đó, IASB và FASB đã cùng tham gia một dự án hội tụ nhằm x
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CAO HỌC KHÓA 25
TRẦN THỊ TRANG
ĐỀ TÀI 25: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ THUÊ TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA CHUẨN MỰC IFRS 16 THAY THẾ IAS 17 ĐỐI VỚI
BÊN THUÊ
TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN KẾ TOÁN QUỐC TẾ
GVHD : TS PHẠM QUANG HUY
Trang 2TP HỒ CHÍ MINH, 08/2016
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp HCM, ngày …… tháng …… năm 201…
Giáo viên hướng dẫn
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Thuê tài sản là một công cụ tài chính quan trọng và được sử dụng rộng rãi Nó giúp doanh nghiệptiếp cận được tài sản và thiết bị mà không cần đòi hỏi một lượng vốn quá lớn Thuê tài sản cũnggiúp doanh nghiệp tránh được rủi ro tài sản bị lỗi thời Trong thực tế, thuê tài sản là cách tối ưu nhất
để công ty có thể được sử dụng tài sản mà không có đủ nguồn lực để mua
Theo quy định hiện hành, giao dịch thuê tài sản được phân loại thành thuê hoạt động và thuê tàichính, phụ thuộc vào mức độ phức tạp và một vài quy định kiểm tra phân loại, và chính sách kếtoán cho hai hoạt động này là khác nhau Mô hình này bị chỉ trích vì không đáp ứng được nhu cầucủa người sử dụng báo cáo tài chính, bới vì không phải BCTC luôn cung cấp một cách trình bàytrung thực và hợp lý về các giao dịch đi thuê Cụ thể, mô hình kế toán cũ không yêu cầu bên đi thuêghi nhận tài sản và nợ phải trả phát sinh từ hoạt động thuê hoạt động
Theo đó, IASB và FASB đã cùng tham gia một dự án hội tụ nhằm xây dựng cách tiếp cận mới cho
kế toán thuê tài sản, đòi hỏi bên đi thuê ghi nhận tài sản và nợ phải trả cho quyền và nghĩa vụ phátsinh từ việc đi thuê Hội đồng cho rằng cách tiếp cận này sẽ giúp thông tin về tài sản và nợ phải trảcủa bên đi thuê được trình bày một cách trung thực và hợp lý hơn Từ đó, tình hình tài chính và vốnđược trình bày minh bạch hơn Kết quả là tháng 01/2016, IASB đã ban hành IFRS 16 – Thuê tài sảnthay thế chuẩn mực IAS 17 có hiệu lực vào ngày 01/01/2019, đồng thời, tháng 2/2016, FASB đãban hành ASU 2016-02, cập nhật quy định mới về thuê tài sản
Theo đó, bên thuê sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi chuẩn mực Thuê tài sản mới Chính sách kế toán vớibên cho thuê phần lớn giữ nguyên không thay đổi Tuy nhiên, có thể nhìn thấy sự tác động đến môhình kinh doanh và sản phẩm cho thuê do sự thay đổi trong nhu cầu và hành vi của khách hàng.Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề thuê tài sản theo chuẩn mực mới ban hành, người viết đã chọn
đề tài “Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán thuê tài sản và một số điểm mới
của chuẩn mực IFRS 16 thay thế IAS 17 - Thuê tài sản đối với bên thuê”.
Đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chuẩn mực kếtoán Thuê tài sản, tìm hiểu một số quy định mới của IFRS 16 so với IAS 17 về kế toán thuê tài sảnđối với bên thuê, sự khác nhau giữa IFRS 16 với ASU 2016-02 theo US GAAP và một số tác độngcủa chuẩn mực IFRS 16 đến bên thuê, bên cho thuê và chính sách thuế hiện hành
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
MỤC LỤC ii
CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CMKT THUÊ TÀI SẢN 1
CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH 4
2.1 Phạm vi của chuẩn mực 4
2.2 Tách biệt thành phần thuê tài sản và không phải thuê tài sản trong hợp đồng thuê 5
2.3 Thời hạn thuê 6
2.4 Kế toán đối với bên đi thuê 6
2.4.1 Ghi nhận 6
2.4.2 Đo lường 7
2.4.2.1 Đo lường ban đầu 7
2.4.2.2 Đo lường sau ban đầu 8
2.5 Trình bày thuê tài sản 8
2.5.1 Trình bày trên Bảng CĐKT 8
2.5.2 Trình bày trên BC KQHĐKD và BC thu nhập tổng hợp 9
2.5.3 Trình bày trên BC Lưu chuyển tiền tệ 9
2.6 Công bố thuê tài sản 9
2.7 Quá trình chuyển tiếp 11
2.7.1 Phương pháp hồi tố hoàn toàn 11
2.7.2 Phương pháp hồi tố có điều chỉnh 11
2.8 So sánh với US GAAP 12
CHƯƠNG III: MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA CMKT MỚI IFRS 16 – THUÊ TÀI SẢN 14
3.1 Đối với bên đi thuê 14
3.2 Đối với bên cho thuê 15
3.3 Đối với chính sách thuế 15
KẾT LUẬN 16
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 6CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUÊ TÀI SẢN
Năm 1984, trong khi ngành công nghiệp cho thuê quay cuồng từ sự thay đổi thuế quan trọng lầnthứ ba trong bốn năm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những tài liệu cho thấy hoạt động thuê tàisản đã xuất hiện từ năm 2010 trước Công nguyên dựa vào những tấm bảng đất sét từ thành phốSamarian cổ ở Isarel Tài sản cho thuê lúc này chủ yếu là các thiết bị nông nghiệp
Năm mươi năm sau, vua xứ Babylon đã ban hành bộ luật nổi tiếng Hammurabi, đây là bộ luậtđầu tiên quy định về việc thuê tài sản Các nền văn minh cổ đại của Ai Cập, Hy Lạp và La Mãcũng tiếp cận các giao dịch cho thuê tài sản thực và cá nhân, trong khi người Phoenicia thúc đẩyviệc cho thuê tàu với các thương gia địa phương
Cho thuê xuất hiện đầu tiên tại Hoa Kỳ năm 1700 để tài trợ cho việc sử dụng các toa xe ngựakéo Vào giữa những năm 1800, một doanh nghiệp đường sắt cố gắng để mở rộng tuyến đườngsắt tư nhân của họ trên toàn quốc, yêu cầu đặt ra cần có một lượng lớn vốn mới Hầu hết cácngân hàng đều cho rằng có rủi ro tài chính nếu đầu tư cho vay vào lĩnh vực này và từ chối chovay đối với các ngành công nghiệp vận tải Đầu máy xe lửa, xe hơi và thiết bị đường sắt phảiđược tài trợ bằng các phương pháp mới và sáng tạo hơn – đó là nguồn gốc của việc thuê thiết bị.Chương trình mới này liên quan đến các nhà đầu tư của bên thứ ba sẽ góp vốn của mình, mua xelửa từ nhà sản xuất, sau đó cho thuê lại Công ty đường sắt trên danh nghĩa sẽ nhận được cácthiết bị sau khi thanh toán định kỳ cho đến khi thanh toán hết giá mua cộng với phần lãi
Vào đầu những năm 1900, công ty bắt đầu hoạt động như bên cho thuê thiết bị bằng cách chothuê ra trong khi vẫn duy trì quyền sở hữu nó Thông thường, bên thuê sẽ đi thuê từ các chủhàng mà không có trách nhiệm sở hữu Phương pháp này đã đưa ra khái niệm thuê hoạt độnghoặc thuê thực Trong khi đó, các nhà sản xuất đã tìm cách khác để bán được hàng hóa của họ
Họ đã tạo ra cách bán trả góp, cho phép người tiêu dùng và thị trường tăng sức mua bằng cáchtrả tiền cho các thiết bị theo thời gian
Vào giữa những năm 1920, nhiều nhà sản xuất đã quyết định đầu tư lớn vào doanh thu tín dụng.Thất bại của họ đã dẫn đến cuộc Đại suy thoái trong năm 1930 Vì nhiều doanh nghiệp bị tổnthất nặng nề nên họ trở nên cảnh giác với sự "sáng tạo" và việc cho thuê bị lãng quên
Đến Thế chiến II, thuê tài sản xuất hiện trở lại và trở nên phổ biến Các nhà sản xuất ký hợpđồng với chính phủ Các hợp đồng này cho phép các nhà sản xuất có thể thu hồi chi phí thực tếcộng với một phần lợi nhuận được đảm bảo Để giảm thiểu chi phí, nhiều công ty đã thuê lạimáy móc thiết bị chuyên dùng này từ chính phủ Các công ty phát hiện ra rằng họ có thể trả lạithiết bị cho chính phủ vào cuối thời hạn của hợp đồng thuê, vì thế họ có thể tránh được sự lạchậu kỹ thuật của thiết bị khi chiến tranh kết thúc
Trang 7Trong những năm 1950, nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng bắt đầu trở nên rộng lớn hơn Họcần sự nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng thay đổi Các nhà sản xuất sử dụng hình thức cho thuê
để giúp xem xét các hoạt động cũ một cách nhanh chóng và tạo ra cơ sở cho việc sản xuất cácsản phẩm mới như tivi, thiết bị thông tin liên lạc tiên tiến và máy bay…
Sự tăng trưởng nhanh chóng này đã góp phần tạo ra một môi trường lý tưởng cho ngành côngnghiệp thuê thiết bị chính thức ra đời
Tháng 10/1949, AICPA đã ban hành ARB 38 – Công bố Tài sản thuê dài hạn trên BCTC củabên thuê Tuy nhiên, ủy ban thừa nhận rằng Thuê dài hạn thời điểm này không khác gì vay thếchấp, đôi khi gọi là mua trả góp
Năm 1953, với các quốc gia trong khủng hoảng sau chiến tranh, Quốc hội muốn thúc đẩy sựhình thành vốn và sản xuất Do đó, IRS đã ban hành Luật thu nhập quốc nội (Internal RevenueCode) vào năm 1954 Mục 167 của bộ Luật đã đưa ra cho chủ sở hữu/ người cho thuê thiết bị cóthể (1) trừ chi phí thông thường liên quan đến thuê tài sản và (2) cho phép khấu hao bằng cách
sử dụng một trong hai phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần hoặc khấu hao theo số năm
sử dụng của tài sản Đồng thời, bộ Luật cũng đưa ra những chính sách thuế mới có lợi cho chủ
sở hữu và bên cho thuê (gia tăng khoản khấu trừ thuế cho những năm đầu và tài sản thuế hoãnlại cho các năm sau) Tuy nhiên, các công ty vận tải đường sắt và hàng không không đủ vốn để
sở hữu tài sản có giá trị lớn và do đó, không thể tận dụng được những lợi ích của luật thuế mớinày Lần đầu tiên, có sự phân biệt giữa lợi ích của chủ sở hữu và bên đi thuê
Do những ưu đãi đối với hoạt động cho thuê tài sản, và không có quy định phân biệt rõ ràng vềhoạt động bán hàng hóa và hoạt động cho thuê Do đó, các công ty đã lợi dụng kẽ hở này để tậndụng chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động cho thuê Nhằm ngăn chặn hiện tượng này, IRS
đã ban hành quy định doanh thu 55-540 vào năm 1955, đưa ra một số điều kiện nhằm xác địnhhoạt động cho thuê, và chỉ những hoạt động đủ điều kiện được phân loại là thuê tài sản mớiđược hưởng các chính sách ưu đãi thuế
Năm 1962, AICPA phát hành ARS số 4 – Báo cáo thuê tài sản trên BCTC với mong muốn cácthông tin của việc đi thuê phải được trình bày trên BCTC
Tháng 9/1964, APB ban hành Opinion số 5 – Báo cáo Thuê tài sản trong BCTC của bên thuê,thay thế ARB 43 APB cho rằng quy định cũ không nhất quán trong việc thuyết minh vấn đềthuê tài sản và đưa ra một vài ví dụ về việc lợi dụng việc thuê tài sản và ghi nhận liên quan đếnnghĩa vụ đã phát sinh
Trải qua một quá trình dài thay đổi và phát triển, tháng 08/1975, FABS đã ban hành bản thảo
về “Kế toán thuê tài sản” (Accounting for leases – ED) Hội đồng đưa ra hai mô hình khái niệmchính Mô hình thứ nhất là sự kết hợp của quyền tài sản và nợ phải trả Mô hình thứ hai là môhình mua và mua trả góp Đến tháng 07/1976, FASB ban hành bản thảo được chỉnh sửa cho bản
Trang 8thảo năm 1975, theo đó, bản thảo dựa chủ yếu vào mô hình mua, phân biệt một cách rõ rànggiữa bên thuê và bên cho thuê.
Tháng 11/1976, FASB ban hành Statement số 13 – Kế toán thuê tài sản, có một thay đổi nhỏ sovới bản thảo năm 1976 Các nền tảng thảo luận trước đó không thay đổi và không có sự pháttriển trong định nghĩa về tài sản hay nợ phải trả trong quy định mới
Tháng 10 năm 1980, IASC ban hành Dự thảo 19, Kế toán Thuê tài sản (E19) Tài liệu này tương
tự như bản Statement số 13, dựa trên mức độ mà những rủi ro và ưu đãi của quyền sở hữu tàisản thuê với bên cho thuê hoặc bên thuê Dự thảo cũng đưa ra một số điều kiện để phân loạithuê tài sản là thuê tài chính Trong đó, thuê tài chính nếu thời hạn thuê > = 75% thời gian sửdụng của tài sản và giá trị thuê ít nhất bằng 90% giá trị của tài sản
Tháng 09/1982, IASC chính thức ban hành chuẩn mực IAS 17 – Kế toán thuê tài sản có hiệu lựcvào ngày 01/01/1984 IAS 17 kế thừa bản dự thảo năm 1980, tuy nhiên có sự thay đổi trongđiều kiện phân biệt tài sản thuê tài chính IAS 17 thay đổi điều kiện đưa ra thời gian và số tiền
cụ thể để phân biệt là thuê tài chính (bỏ điều kiện > = 70% thời gian sử dụng của tài sản, và > =90% giá trị của tài sản)
IASC ban hành Dự thảo E56 vào năm 1997 Sau đó, tháng mười hai năm 1997, IAS 17 (sửađổi) đã được ban hành, có hiệu lực ngày 01/01/1999 IAS 17 (sửa đổi năm 1997) mở rộng cáchướng dẫn liên quan đến việc phân loại các hợp đồng cho thuê bằng cách cung cấp các chỉ sốkhác để tạo điều kiện hơn trong quá trình phân loại Không có sự thay đổi cơ bản về cách tiếpcận kế toán cho việc thuê tài sản
Năm 2003, IAS 17 đã được sửa đổi một lần nữa bởi IASB, chuẩn mực IAS 17 (2003) có hiệulực vào ngày 01/01/2005, đây là một phần trong dự án phát triển các chuẩn mực kế toán quốc tế.Mục tiêu chính của hội đồng là giới hạn IAS 17 để làm rõ việc phân loại của việc thuê đất đai,nhà xưởng và để loại bỏ quyền chọn kế toán cho các chi phí trực tiếp ban đầu trong báo cáo tàichính của bên cho thuê Một lần nữa, ủy ban đã không xem xét lại cách tiếp cận cơ bản cho kếtoán thuê tài sản như trong IAS 17
Ngày 16/04/2009, IAS 17 sửa đổi những cải tiến hàng năm IFRSs 2009 về sự phân loại cho thuêđất đai, có hiệu lực vào ngày 01/01/2010
Mới đây, ngày 13/01/2016, IFRS 16 ra đời thay thế cho IAS 17, có hiệu lực vào ngày01/01/2019 thay đổi kế toán đối với bên đi thuê Theo đó, IFRS 16 loại bỏ sự phân biệt thuêhoạt động và thuê tài chính đối với bên thuê, IFRS 16 cũng đòi hỏi bên thuê trình bày tài sản và
nợ phải trả đi thuê trên BCTC Bên cạnh đó, vẫn giữ nguyên những chính sách kế toán đối vớibên cho thuê
Trang 9CHƯƠNG II: MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH
- IFRS 16 đưa ra một mô hình kế toán duy nhất và đòi hỏi bên đi thuê ghi nhận tài sản và nợphải trả cho tất cả các tài sản thuê có thời hạn trên 12 tháng, ngoại trừ một số tài sản có giátrị thấp
- Bên đi thuê đo lường tài sản có quyền sử dụng tương như như các tài sản phi tài chính khác(Tài sản, nhà xưởng, thiết bị) và nợ phải trả đi thuê tương tự như nợ phải trả tài chính khác.Kết quả là bên đi thuê sẽ ghi nhận khấu hao đối với tài sản có quyền sử dụng và tiền lãi phảitrả do đi thuê, đồng thời tách riêng khoản tiền trả trước đi thuê thành khoản tiền gốc phải trả
và khoản tiền lãi, và trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo IAS 17
- Tài sản và nợ phải trả phát sinh từ một hợp đồng thuê ban đầu được xác định trên cơ sở giátrị hiện tại Việc đo lường bao gồm khoản thanh toán thuê tài sản không hủy ngang (baogồm cả thanh toán lạm phát liên kết), và cũng bao gồm các khoản thanh toán được thực hiệntrong khoảng thời gian tùy chọn nếu bên thuê muốn gia hạn thời hạn thuê, hoặc chấm dứt đithuê
- IFRS 16 yêu cầu bên đi thuê phải công bố thông tin trên báo cáo tài chính về hoạt động đithuê Bên đi thuê phải đưa ra đánh giá , quyết định cung cấp các thông tin cơ bản, đáp ứngmong muốn của người sử dụng thông tin BCTC để đánh giá ảnh hưởng của việc đi thuê đốivới tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và dòng tiền hoạt động từ việc đi thuê
2.1 Phạm vi của chuẩn mực
Phạm vi của chuẩn mực IFRS 17 tương tự chuẩn mực IAS 17, bao gồm tất cả các hợp đồngchuyển quyền sử dụng tài sản trong khoảng thời gian trao đổi, ngoại trừ giấy phép sở hữu trí tuệđược cấp bởi một bên cho thuê, quyền được tổ chức bởi một bên thuê theo thỏa thuận cấp phép(như phim ảnh, ghi hình, kịch, bản thảo, bằng sáng chế và bản quyền tác giả), hợp đồng thuê tàisản sinh học, các thỏa thuận nhượng quyền dịch vụ và cho thuê để khám phá hoặc sử dụngkhoáng sản, dầu, khí đốt tự nhiên và tài nguyên không tái tạo tương tự Có một quyền chọnngoại trừ đối với bên thuê về tài sản vô hình khác hơn so với các giấy phép nêu trên
Chuẩn mực không áp dụng đối với:
- Các khoản thuê ngắn hạn
- Các khoản thuê với giá trị thấp
Trong trường hợp này, bên đi thuê sẽ ghi nhận số tiền thanh toán cho việc thuê tài sản này nhưmột khoản chi phí theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn thuê hoặc một phươngpháp hệ thống khác nếu phương pháp này mang tính đại diện cao hơn cho bên đi thuê
Tuy nhiên, định nghĩa hợp đồng thuê theo IFRS 16 khác với theo hướng dẫn IFRIC 4, điều này
có thể dẫn đến việc xử lý các hợp đồng sẽ khác nhau trong tương lai IFRS 16 đưa ra các hướng
Trang 10dẫn chi tiết để giúp các công ty đánh giá liệu một hợp đồng là hợp đồng thuê hoặc hay hợp đồngdịch vụ, hoặc cả hai Còn đối với IFRIC 4, quy định hướng dẫn hiện nay, không có sự khác biệtgiữa thuê dịch vụ hay hoạt động vì điều này thường không thay đổi trong cách xử lý kế toán.Các phân tích bắt đầu bằng việc xác định một hợp đồng có thỏa mãn định nghĩa là hợp đồngthuê hay không Điều này có nghĩa rằng khách hàng có quyền kiểm soát việc sử dụng một tàisản xác định (identifiable asset) trong khoảng thời gian trao đổi.
Ví dụ: Công ty A tham gia vào một hợp đồng cố định ba năm với một nhà điều hành sân vậnđộng (Nhà cung cấp) để sử dụng một không gian trong một sân vận động bán hàng của mình.Hợp đồng chỉ rõ số tiền và không gian có thể được đặt ở bất kỳ một trong những lối vào của sânvận động Nhà cung cấp có quyền thay đổi vị trí của các không gian được phân bổ cho Công ty
A bất cứ lúc nào Có chi phí tối thiểu để các Nhà cung cấp liên quan đến việc thay đổi khônggian Công ty A sử dụng một kiosk (mà Công ty A sở hữu) bán hàng hóa để có thể di chuyển dễdàng Có nhiều khu vực trong sân vận động có sẵn và sẽ đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật cho cáckhông gian trong hợp đồng
=> Các Hợp đồng không phải là hợp đồng thuê vì không có tài sản được xác định Công ty Akiểm soát kiosk riêng của mình Bản hợp đồng liên quan đến việc thuê không gian trong sân vậnđộng, và không gian này có thể thay đổi theo ý của các nhà cung cấp Nhà cung cấp có quyềnthực chất để thay thế không gian Công ty A được sử dụng vì:
a) Nhà cung cấp có khả năng thực tế để thay đổi không gian sử dụng bất cứ lúc nào mà khôngcần sự chấp thuận của Công ty A;
b) Các nhà cung cấp sẽ mang lại lợi ích kinh tế từ việc thay đổi không gian
2.2 Tách biệt thành phần thuê tài sản và không phải thuê tài sản trong hợp đồng thuê
Hiện nay có rất nhiều hợp đồng thuê hoạt động bao gồm cả thành phần không phải hình thứcthuê (vd: dịch vụ) Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không tách riêng thành phần thuê hoạt độngbởi vì kế toán cho thuê hoạt động và thỏa thuận cung cấp dịch vụ hiện nay có tác động tương tựnhau đến báo cáo tài chính
Theo chuẩn mực kế toán Thuê tài sản mới, kế toán cho bên đi thuê sẽ xem xét riêng hai thànhphần này, vì hoạt động thuê tài sản sẽ được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán
Cả bên đi thuê và bên cho thuê đều được yêu cầu tách riêng các thành phần thuê và các thànhphần không phải thuê trong hợp đồng nếu cả hai tiêu chuẩn sau đây được đáp ứng:
a Bên đi thuê có thể được hưởng lợi từ việc sử dụng tài sản hoặc tự mình hoặc cùng với cácnguồn lực khác có sẵn cho bên thuê
b Các tài sản không phụ thuộc, cũng không liên quan đến các tài sản khác trong hợp đồng
Trang 112.3 Thời hạn thuê
Là khoảng thời gian của hợp đồng thuê tài sản không hủy ngang mà bên thuê đã ký hợp đồngthuê tài sản cùng với bên đi thuê có quyền lựa chọn để gia hạn thuê tài sản hoặc chấm dứt thuêđược xác định tương đối chắc chắn
Doanh nghiệp cần phải xem xét tất cả các sự kiện và hoàn cảnh liên quan để tạo ra một động lựckinh tế để bên thuê thực hiện quyền chọn khi xác định thời hạn thuê Quyền chọn gia hạn kéodài thời hạn thuê nên được bao gồm trong thời hạn thuê nếu bên thuê thực hiện quyền chọn nàymột cách tương đối chắc chắn
Bên đi thuê được yêu cầu phải đánh giá lại các tùy chọn khi sự kiện quan trọng hoặc những thayđổi trong những trường hợp xảy ra nằm trong sự kiểm soát của bên đi thuê Bên cho thuê khôngđược phép đánh giá lại thời gian thuê
2.4 Kế toán đối với bên đi thuê
2.4.1 Ghi nhận
Tại ngày bắt đầu (the commencement date), bên đi thuê sẽ ghi nhận tài sản có quyền sử dụng và
nợ phải trả của việc đi thuê
Ngày bắt đầu (The commencement date) là ngày mà tài sản cho thuê trong trạng thái sẵn sàng
sử dụng đối với bên đi thuê Tại ngày này, bên đi thuê sẽ ghi nhận ban đầu và đo lường tài sản
có quyền sử dụng và nợ phải trả thuê tài sản
IFRS 16 phân biệt khái niệm “Ngày bắt đầu” (the commencement date) và “Ngày khởi đầu”(Inception) Ngày khởi đầu (Inception) được định nghĩa là ngày sớm hơn giữa ngày ký kết hợpđồng và ngày các bên cam kết thực hiện việc thuê tài sản Đây là ngày doanh nghiệp đánh giáxem hợp đồng đó có phải là hợp đồng thuê hay không Do đó, tại ngày này, tài sản, nợ phải trả,thu nhập và chi phí từ việc thuê tài sản không được ghi nhận trên BCTC cho đến ngày bắt đầu(the commencement date)
Ví dụ:
Công ty X dự định mở rộng khả năng sản xuất dầu vào đầu năm 20X2 Để đảm bảo khả năngvận chuyển khi việc sản xuất gia tăng, công ty X thực hiện ký kết một hợp đồng đi thuê xe tàuhỏa để vận chuyển dầu vào ngày 01/01/20X1 Xe tàu hỏa sẽ có sẵn cho công ty X vào ngày01/07/20X1 Công ty X không có nhu cầu sử dụng xe tàu hỏa này cho việc vận chuyển tính đếnđầu năm 20X2, nhưng có thể có những quyền chọn khác (ví dụ: cho thuê lại) vào nửa cuối năm20X1 Mục địch của việc làm hợp đồng là để đảm bảo xe tàu hỏa có sẵn vào đầu năm 20X2
Ngày khởi đầu (Inception) là ngày 01/01/20X1 Đây là ngày ký kết hợp đồng giữa công ty X
và bên cho thuê