Có thể nói khó có một khái niệm chuẩn xác về TT OTC, tuy nhiên để thống nhấtchúng tôi cũng xin trình bày một khái niệm về TT OTC được nhiều người sửdụng, dưới đây: “Thị trường OTC là thị
Trang 1I/ Lời nói đầu
Thị trường chứng khoán đã xuất hiện ở trên thế giới khoảng 500 năm vềtrước, tuy nhiên nó còn khá mới mẻ với Việt Nam Năm 2010 đánh dấu mốcquan trọng kỉ niệm 10 năm thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành và pháttriển, nhưng chừng đó cũng đủ làm cho các nhà đầu tư trong nước trải qua hếtcác sắc thái cung bậc cảm xúc từ vui, buồn, giận dữ, ngỡ ngàng, tiếc nuối haymay mắn….Tôi xin trích một câu nói để đời cua nhà kinh tế học nổi tiếngMaynard Keynes: “ Phát minh tinh xảo mà vĩ đại nhất trong lịch sử hang ngànnăm phát triển của xã hội loài người là thị trường tài chính tiền tệ( mà thị trườngchứng khoán là một bộ phận của nó) Chỉ có điều sau khi phát minh thần kì này
ra đời đã diễn ra biết bao nhiêu tấn bi hài kịch xoay quanh nó Và câu chuyệnthần tiên về sự đổi đời chỉ sau một đêm mãi mãi là giác mơ của bất kì ai” Khithị trường chứng khoán du nhập vào Việt Nam thì chuyện một người nào đóbỗng chốc trở thành tỉ phú hay ai đó trắng tay chỉ trong vòng vài giây ngắn ngủi
có lẽ không làm cho chúng ta ngạc nhiên vì nó đã trở thành một phần tất yếu củacuộc sống Thị trường chứng khoán cuốn hút những nhà đầu tư nào ưa mạohiểm, không thích để tiền gối đầu giường, hay gửi ngân hàng hưởng lãi suất haymua tín phiếu kho bạc….Ta cũng chứng kiến không ít vụ đầu tư mạo hiếm, theolinh tính mách bảo hay giác quan thứ 6 đã mang về cho chủ đầu tư khoan lợikhổng lồ.” Thiên thần thung lũng Silicon” ông Bechtolsheim khi nghe hai nhàsáng lập trẻ tuổi của Google trình bày ý tưởng kinh doanh xong, ký tặng ngaymột tấm séc 100.000 USD để họ mua máy tính chỉ vì một suy nghĩ rằng: “Tôinghĩ rằng Google sẽ được nhiều người ưa dùng và Google sẽ hái ra tiền." Haychuyện Sequoia Capital bỏ ra 2 triệu USD để làm IPO cho Yahoo, và thu lãi 32triệu USD Bên cạnh đó, có những suy tính rất kỹ, rất khoa học mà vẫn chuốc
Trang 2thất bại đắng cay, như lần rơi đài của blue chip ngành công nghệ thông tin ởmiền Tây nước Mỹ, làm bốc hơi 90% trị giá chứng khoán đầu tư, sự chao đảo vàsập sàn ở Đông Nam Á vào năm 1997 mới đây Xa hơn nữa là thảm họa sụp đổsàn chứng khoán New York, dẫn đến đại suy thoái toàn cầu vào ngày thứ hai đentối 28/10/1929 Có người nói đó là thị trường của những giấc mơ và những cơn
ác mộng
Và một bộ phận không thể thiếu được của thị trường chứng khoán - thịtrường chứng khoán phi tập trung OTC(Over the Counter Market) cũng khopongnằm ngoài quy luật đó Thậm chí với số lượng chứng khoán đăng ký giao dịchlớn, doanh số giao dịch cao, phương thức thanh toán linh hoạt, là một thể chếbậc cao của thị trường chứng khoán, OTC có thể mang lại lợi nhuận cũng nhưrủi ro cao hơn cho các nhà đâu tư so với thị trường tập trung, sẽ có những giấc
mơ đẹp hơn và những cơn ác mộng khủng khiếp hơn
Đó là lí do ma chúng ta cần phải đi tìm hiểu thật kĩ về thị trường tiềm năng nàytrước khi quyết định bỏ tiền túi ra đầu tư, để có thể phần nào ngăn chặn bớt rủi
ro, biến giấc mơ làm giàu thành hiện thực
Trang 3II/ Khái niệm và bản chất của thị trường OTC
Để phát triển thị trường OTC, trước hết chúng ta phải hiểu đúng bản chấtcủa nó, điều này đặc biệt quan trọng và đóng vai trò làm nền tảng cho nhữngnghiên cứu OTC về sau
Thị trường chứng khoán (TTCK) phi tập trung OTC là loại TTCK xuấthiện sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của TTCK Tuy nhiên hiệnnay vẫn còn tồn tại những cách hiểu sai lầm về TT OTC, đặc biệt là ở nền kinh
tế thị trường còn non trẻ như Việt Nam
Có người cho rằng, thị trường OTC là thị trường “phi chính thức” hoặc
“thị trường phi tập trung” Quan niệm này xuất phát từ sự so sánh về tính chấtgiữa thị trường OTC với Sở giao dịch chứng khoán - thị trường chính thức, được
tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung, công khai, trung gian và đấu giá.Chính với cách hiểu sai lầm này, nhiều người đang hiểu thị trường giao dịchchứng khoán ngoài sàn hiện nay là thị trường OTC, song thực chất, đây chỉ là thịtrường “chợ đen” hay chợ “vỉa hè” (Black/Curb/Kerb Markets)
Hiện nay, các nhà quản lý đang cố gắng tận dụng lợi thế của từng loạihình thị trường nhằm tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Thị trường tập trungphát triển theo hướng phi tập trung hóa, cho phép các chứng khoán được niêmyết trên nhiều sở giao dịch, áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận kết hợpvới phương thức đấu giá trên sàn Ngược lại, thị trường OTC phát triển theohướng tận dụng lợi thế của sở giao dịch chứng khoán, thực hiện tập trung hóahoạt động giao dịch qua trung tâm OTC Mặt khác, Chính phủ các nước cũngtăng cường quản lý hoạt động của thị trường OTC Vì vậy, có người gọi thịtrường OTC là “thị trường bán tập trung”, hoặc “thị trường bán chính thức”
Trang 4Những cách gọi như vậy có thể không phản ánh đúng bản chất của thị trườngOTC
Có thể nói khó có một khái niệm chuẩn xác về TT OTC, tuy nhiên để thống nhấtchúng tôi cũng xin trình bày một khái niệm về TT OTC được nhiều người sửdụng, dưới đây:
“Thị trường OTC là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy (sàn giao dịch) của các ngân hàng và công ty chứng khoán”
Từ khái niệm trên, ta có thể hiểu thực ra OTC là một cái “chợ” mà trong đó:
- Hàng hóa: là các loại chứng khoán (sẽ được làm rõ ở phần đặc điểm)
- Người mua – người bán: các nhà môi giới CK, các nhà tự doanh CK, các nhàđầu tư
- Địa điểm: không có trung tâm giao dịch tập trung, tại các sàn giao dịch củacác ngân hàng và công ty chứng khoán
- Được điều chỉnh bởi một số nguyên tắc hoạt động (sẽ được làm rõ ở phần đặcđiểm)
Thị trường OTC đóng vai trò của một thị trường thứ cấp, tức là thực hiện vai tròđiều hòa, lưu thong các nguồn vốn, đảm bảo chuyển hóa các nguồn vốn ngắn hạnthành dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế
III/ Lịch sử hình thành và phát triển
Trang 5Sau khi tìm hiểu xong khái niệm về OTC, chúng ta sẽ đi giải quyết câu hỏi:” Vậythị trường OTC có từ bao giờ và quá trình phát triển của nó trên thế giới diễn ra nhưthế nào?”
Quá trình phát triển của thị trường OTC là quá trình phát triển từ hình thái thịtrường tự do, không có tổ chức đến thị trường có tổ chức có sự quản lí của Nhànước hoặc của các tổ chức tự quản và được phát triển từ hình thức giao dịch truyềnthống, thủ công sang hình thức giao dịch điện tử hiện đại
Theo những nguồn tài liệu mà chúng tôi tìm được thì TTCK OTC đã trải qua 3 giaiđoạn phát triển chính Đó là:
1/Giai đoạn phát triển sơ khai:
Như đã nói ở phần mở đầu, TTCH phi tập trung OTC là loại TTCK xuất hiệnsớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của TTCK Ngay từ giữa thế kỷthứ 15, tại thành phố trung tâm buôn bán của phương Tây, các thương giathường tụ tập tại một số khu như quán cà phê để trao đổi mua bán các loại hànghoá như nông sản, khoáng sản, tiền tệ và các chứng từ có giá Ðiểm đặc biệt ởđây là các thương gia chỉ giao dịch với nhau bằng lời nói, không có hàng hoáthật Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các hợp đồng traođổi mua bán ngay hoặc cho tương lai Những cuộc trao đổi này ban đầu chỉ làmột nhóm người và sau đó đông dần cho đến khi nó thực sự thành một khu chợriêng Thời gian họp chợ lúc đầu là hàng tháng, sau đó hàng tuần rồi rút ngắncòn hàng ngày Trong các phiên họp chợ tại đây các thương gia thống nhất vớinhau các quy ước cho việc thương lượng và sau này trở thành những quy tắc cógiá trị bắt buộc đối với những ai muốn tham gia thị trường và thị trường chứngkhoán hình thành từ đó
Trang 6Người mua và người bán giao dịch trực tiếp với nhau tại các “Quầy” của tổ chức phát hành, các tổ chức chức tài chính hoặc ngoài trời, do đó phát sinhthuật ngữ OTC “Over the counter”.
Người mua và người bán cũng có thể đạt được thỏa thuận thông qua công ty môi giới nhưng tính chất của giao dịch vẫn là mang tính chất song phương
2/ Giai đoạn phát triển cận đại :
Sau khi Bell phát minh ra điện thoại năm, các ngành thong tin liên lạc và bưu chính viễn thông bắt đầu phát triển, các bên mua bán và tổ chức trung gian sử dụng điện thoại để chia sẻ thông tin thị trường
Các tổ chức trung gian đã hình thành mạng lưới giao dịch qua điện thoại để phát huy tối đa vai trò môi giới
Các tổ chức tự doanh bắt đầu hoạt động và đóng vai trò của một nhà tạo lập thị trường
Tính chất giao dịch song phương vẫn được duy trì
Dưới góc độ quản lý, do cách thức giao dịch song phương (không phải đaphương như SGDCK) nên thị trường OTC được xem là không “sàn” Tuy nhiên,vẫn có tính chất đa phương nhất định vì người mua và người bán đều có sự thamkhảo thông tin giá cả từ nhiều bên trước khi quyết định
3/.Giai đoạn phát triển hiện đại: Sau cuộc Cách mạng khoa học công nghệ thongtin bùng nổ, người ta đã ứng dụng Internet và công nghệ thông tin vào giao dịchOTC, phát triển sàn giao dịch OTC trên mạng.Giao dịch được thỏa thuận trênphạm vi toàn cầu, 24/24
Thị trường OTC được tổ chức thành 2 mô hình:
- Sàn môi giới điện tử (electronic brokering plaform)
Trang 7Tính chất giao dịch song phương truyền thống được biến đổi qua mô hình giao dịch đa phương, khớp lệnh tự động vào báo giá mua bán cho tất cả
các bên, họ tự do yết giá và quyết định giao dịch
Các tổ chức công ty vận hành thị trường chỉ đóng vai trò môi giới,không tham gia tự doanh
Có một tổ chức trung gian lo việc thanh toán bù trừ
- Sàn tự doanh điện tử (electronic dealing plaform)
Đơn vị tổ chức sàn không đóng vai trò trung gian mà trực tiếp mua bán
IV/ Những đặc điểm cơ bản của TT OTC
Qua quá trình hình thành và phát triển từ mức sơ khai tới hoàn thiện, TTCK phitập trung OTC đã dần hình thành nên những đặc điểm cơ bản chung như sau( chủ yếu dựa vào mô hình thị trường NASDAQ của Mỹ) :
Trang 8tại các địa điểm giao dịch của các ngân hàng, công ty chứng khoán và các địađiểm thuận tiện cho người mua và bán
2 Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC
Thị trường OTC là nơi ít kén chứng khoán giao dịch hơn thị trường sàn giaodịch, các chứng khoán được đem ra mua bán như: cổ phiếu của các công ty cổphần, các trái phiếu Chính Phủ và chính quyền địa phương, trái phiếu công ty,chứng khoán của các công ty nước ngoài…Tuy nhiên,chứng khoán giao dịch vẫnphải là loại đáp ứng các chuẩn mực và được phép giao dịch đại chúng Đặc biệt,đây là thị trường đảm nhận vai trò bán ra các chứng khoán mới phát hành (newissues), kể cả chứng chỉ của các quỹ hỗ tương đầu tư (qũy mở - mutual - các quỹ
hỗ tương đầu tư chỉ bán sơ cấp trong thị trường này, chứ không có mua bán thứcấp bởi các chứng chỉ đó chỉ có thể được các quỹ này mua lại theo một cơ chếriêng)
Chứng khoán trên thị trường OTC rất đa dạng và được chia thành 2 loại:
Thứ nhất, chiếm phần lớn là các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên Sởgiao dịch song đáp ứng các điều kiện về tính thanh khoản và yêu cầu tài chínhtối thiểu của thị trường OTC, trong đó chủ yếu là các chứng khoán của các công
ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao và có tiềm năng phát triển,công ty hoạtđộng kinh doanh hiệu quả,có những lợi thế riêng biệt…
Thứ hai là các loại chứng khoán đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Do vậy mà các chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC có độ rủi ro cao hơn
so với các chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
3 Cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC
Thị trường OTC vận động nhờ một cơ chế tạo giá và duy trì hoạt động gọi là
"mạng lưới liên công ty" (interdealer network) Các nhà tạo giá trong tổ chức sẽcạnh tranh giữa họ với nhau, liên tục đưa ra giá rao mua (bid) và giá chào bán
Trang 9(ask) Giá thị trường được tham khảo từ mạng
lưới này và giao dịch sẽ được tiến hành bằng
thương lượng, nên người ta còn gọi đây là "thị
trường thương lượng" (negociated market)
Các báo giá (quotations) được đưa vào và thể
hiện trên hệ thống làm bật ra giá tốt nhất cho
thị trường
Để có giá tốt nhất do các công ty chứng
khoán, các nhà tạo giá (market maker) đưa ra, họ có thể mặc cả với nhau trongmột giao dịch Mỗi thương vụ được đưa ra khảo giá giữa nhiều nhà tạo giá khácnhau để tìm giá tốt nhất (giá thu vào cao hay thấp) Khi một công ty nhận đượclệnh mua hay bán của khách hàng, họ sẽ gọi đến các nhà tạo giá đảm nhận loạichứng khoán đó để thương lượng giá giao dịch cho khách
Kết quả mua bán cũng được quy định bắt buộc phải thông tin ra thị trường Cuốimỗi ngày giao dịch, các nhà tạo giá trong thị trường OTC sẽ gửi các giá rao muachào bán liên công ty (interdealer quotations) của mình lên cơ quan tổng hợp giáthị trường quốc gia để nơi đây phổ biến thành ấn bản Ví dụ như ở Mỹ, các ấnbản như vậy được in trên các giấy màu hồng, nên được gọi là những trang hồng(pink sheets)
Động lực chuyển hướng giá trên thị trường OTC: một khi có nhà tạo giá nào
đó muốn khuyến khích người đầu tư bán ra thì họ sẽ đưa ra (quote) giá rao muacao hơn Điều này lôi kéo các nhà tạo giá khác bám theo nhịp độ và làm cho giá
cả chứng khoán tăng lên Ngược lại,khi họ muốn hấp dẫn người mua, họ sẽ giảmgiá chào bán và khi xu thế này lan qua các nhà tạo giá khác sẽ làm cho giá cảgiảm xuống
Trang 10Tóm lại, cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC chủ yếu được thực hiện thôngqua phương thức thương lượng và thỏa thuận song phương giữa bên mua và bênbán Do đó, hình thức khớp lệnh trên thị trường OTC rất ít phổ biến và chỉ được
áp dụng đối với các lệnh nhỏ Giá chứng khoán được hình thành qua thươnglượng và thỏa thuận riêng biệt nên sẽ phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh đối táctrong giao dịch và như vậy sẽ có nhiều mức giá khác nhau đối với một chứngkhoán tại một thời điểm Tuy nhiên, với sự tham gia của các nhà tạo lập thịtrường và cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính điện tử như ngày nay dẫnđến sự cạnh tranh giá mạnh mẽ giữa các kinh doanh chứng khoán.Và do vậy,khoảng cách chênh lệch giữa các mức giá sẽ thu hẹp do diễn ra sự “đấu giá” giữacác nhà tạo lập thị trường với nhau, nhà đầu tư chỉ việc lựa chọn giá tốt nhấttrong các báo cáo của các nhà tạo lập thị trường
4 Thị trường có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường, đó làcác công ty giao dịch – môi giới
Không giống như trong thị trường tập trung, các công ty kinh doanh chứng khoán có thể duy trì lượng chứng khoán OTC tồn kho riêng cho mình chứ khôngcần phải đăng ký làm nhà tạo giá mới được Hoặc họ cũng có thể sẵn sàng ở tư thế để mua hay bán chứng khoán OTC cho chính tài khoản của họ bất cứ lúc nào(gọi là position trading) Các công ty chứng khoán hoạt động trong thị trường OTC này có thể tuỳ ý chọn cách để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình và
có thể hoạt động giao dịch dưới 2 hình thức:
- Hoạt động giao dịch: mua bán chứng khoán cho chính mình, bằng nguồn vốncủa công ty
- Hoạt động môi giới: làm môi giới đại lý chứng khoán cho khách hàng đểhưởng hoa hồng
Trang 11Khác với Sở giao dịch chứng khoán chỉ có một người tạo ra thị trường cho mỗiloại chứng khoán (các chuyên gia chứng khoán), thị trường OTC còn có sự thamgia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường (Market Makers) cho một loạichứng khoán bên cạnh các nhà môi giới, tự doanh Các nhà tạo lập thị trườngnày có nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu là tạo ra tính thanh khoản cho thị trườngthông qua việc nắm giữ một lượng chứng khoán để sẵn sàng mua bán, giao dịchvới khách hàng.
Để tạo ra thị trường cho một loại chứng khoán, các nhà tạo giá (Market makers)
sẽ là những người đưa ra giá rao mua và chào bán cho thị trường Giá tốt nhất từ
đó khách đầu tư có thể mua (best ask) và giá tốt nhất mà họ có thể bán (best bid)được chọn lọc tối ưu trong một tập hợp chào giá trên hệ thống chung, gọi là giáthị trường nội bộ (inside market) Giá này được xác định chi tiết cho từng loạichứng khoán OTC Các công ty chứng khoán muốn tạo giá cho một chứng khoánOTC nào đó sẽ được tổ chức chủ quản (ở Mỹ là NASD) yêu cầu duy trì mộtlượng vốn bắt buộc tối thiểu nào đó.Các mức giá mà các nhà tạo lập thị trườngtạo ra sẽ là giá yết của thị trường và qua đó họ sẽ được hưởng các chênh lệch giá
từ việc mua bán chứng khoán
Với vai trò to lớn của mình trong việc tạo lập thị trường, hệ thống các nhà tạo lậpthị trường được coi là động lực cho thị trường OTC phát triển
Muốn tham gia trên thị trường OTC, các công ty môi giới phải đáp ứng đượccác điều kiện sau:
- Phải đăng kí với các công ty quản lý (Uỷ ban chứng khoán, Sở giao dịch hoặchiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán) và được các cơ quan này cấp giấyphép
- Phải có trách nhiệm tuân thủ các chuẩn mực về tài chính, kĩ thuật, chuyên môn
và đạo đức hành nghề
Trang 125 Là thị trường sử dụng hệ thống mạng máy tính điện tử diện rộng liên kết tất cảcác đổi tượng tham gia thị trường.
Đúng như tên gọi, thị trường OTC ( Over-the- Counter) cho phép các công tychứng khoán thương lượng và giao dịch trực tiếp với nhau Thuật ngữ "over thecounter" có nghĩa là "qua quầy" theo cách diễn đạt nguyên thuỷ Ngày nay, nhờ
sự phát triển của kỹ thuật truyền thông và vi xử lý thị trường OTC hiện đại đãthoát ly xa khỏi các quầy và hoạt động theo một cơ chế được tổ chức với sự trợgiúp về kỹ thuật điện tử rất tinh vi, có khả năng kết nối trên quy mô rộng lớngiữa các nhà môi giới và kinh doanh CK với nhau
Do đó mà thị trường OTC còn được coi là thị trường mạng hay thị trường báogiá điện tử Hệ thống mạng của thị trường được các đối tượng tham gia thịtrường sử dụng để đặt lệnh giao dịch, đàm phán thương lượng giá, truy cập vàthông báo các thông tin liên quan đến giao dịch chứng khoán…Chức năng củamạng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch mua bán và quản lý trên thị trườngOTC
6 Quản lý thị trường OTC
Cấp quản lý của thị trường OTC tương tự như quản lý hoạt động của thị trườngchứng khoán tập trung và được chia làm 2 cấp:
- Cấp quản lý nhà nước chính là cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trựctiếp quản lý theo pháp luật về chứng khoán và các luật có liên quan,thường là Ủyban chứng khoán nhà nước với những nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu như sau: + Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt độngchứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quanđến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán
+ Quản lý, giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dich,Trungtâm giao dịch chứng khoán,các tổ chức phụ trợ…; tạm đình chỉ hoạt động giao
Trang 13dịch, hoạt động lưu ký trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợiích hợp pháp của nhà đầu tư.
+ Thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tốcáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán
+ Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán
và các mẫu biểu có liên quan
+…
- Cấp tự quản: có thể do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quản lý như
ở Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản … hoặc do trực tiếp Sở giao dịch đồngthời quản lý như ở Anh, Pháp, Canada… Nhìn chung, nội dung và mức độ quản
lý ở mỗi nước có khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và đặc thù của từng nướcnhưng đều có chung mục tiêu là đảm bảo sự ổn định và phát triển liên tục của thịtrường
Đối với thị trường OTC, chức năng điều hành thường là do hiệp hội kinh doanhchứng khoán đảm nhiệm Hiệp hội kinh doanh chứng khoán có các chức năng cơbản sau đây:
+ Là cầu nối giữa các nhà kinh doanh chứng khoán với các cơ quan quản lý nhànước và công chúng đầu tư thông qua nhiệm vụ thiết lập và duy trì mối quan hệthường xuyên giữa các thành viên
+ Là cơ quan phối hợp với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để xây dựng hệthống khuôn khổ pháp lý, các chính sách về chứng khoán
+ Tổ chức các hoạt động đào tạo chứng khoán và thiết lập mối quan hệ quốc tế
về lĩnh vực này
7 Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC là linh hoạt và đa dạng
Phần lớn các giao dịch mua bán trên thị trường OTC được thực hiện trên cơ sởthương lượng và thỏa thuận,cho nên phương thức thanh toán trên thị trường OTClinh hoạt giữa người mua và người bán, khác với phương thức thanh toán bù trừ
Trang 14đa phương thống nhất như trên thị trường tập trung Thời hạn thanh toán không
cố định mà rất đa dạng T+0, T+1, T+2, T+x trên cùng một thị trường tùy theotừng thương vụ và sự phát triển của thị trường.Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư cóthể bán chứng khoán đã mua từ ngày làm việc thứ nhất, thứ hai hay là thứ x(ngàyT+1,T+2 hay T+x) kể từ ngày thực hiện giao dịch mua (ngày T)
V/ Phương thức giao dịch trên OTC
Có 3 phương thức giao dịch chủ yếu:
- phương thức giao dịch giản đơn
- phương thức giao dịch báo giá trung tâm
- phương thức giao dịch có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường
Cụ thể như sau:
Phương thức giao dịch giản đơn :
Cty CK B Cty CK C Cty CK D
Hệ thống
TT OTC
Lệnh GD Lệnh GD
Thông báo KQ
Thông báo KQ
Trang 15Khách hàng mở tài khoản tại công ty chứng khoán, khi muốn thực hiện giaodịch mua bán CK, khách hàng đặt lệnh tại công ty CK, ở đây xảy ra 2 trườnghợp:
Nếu công ty CK là nhà tự doanh có loại CK khách hàng muốn mua thì
bộ phận giao dịch của công ty sẽ trực tiếp thương lượng , thỏa thuậnvới khách hàng
Nếu công ty CK ko phải là nhà tự doanh hoặc ko có loại CK kháchhàng muốn thì bộ phận giao dịch của công ty thông qua hệ thống mạng
sẽ tìm và liên hệ với công ty CK hoặc nhà tự doanh loại CK đó có giátốt nhất để thương lượng, thỏa thuận giá
Khi giao dịch được thực hiện bộ phận giao dịch chuyển phiếu lệnh tới bộphận thanh toán của công ty và thông báo cho khách hàng
Tất cả giao dịch được thực hiện tại công ty CK phải lập tức chuyển báo cáokết quả tới phòng quản lý kinh doanh CK của tổ chức quản lý thị trường OTC
Phương thức giao dịch báo giá trung tâm:
Trang 16Khách hàng mở tài khoản và đặt lệnh giao dịch ở công ty CK Công ty CKsau đó sẽ gửi báo giá vào hệ thống báo giá trung tâm.
Hệ thống báo giá trung tâm thường là một mạng điện tử diện rộng kết nối tất
cả các thành viên hệ thống Trong thời gian giao dịch các công ty CK thành viêngửi các báo giá một chiều bao gồm giá & khối lượng chào mua hay chào bán chokhách hàng hoặc chính công ty
Giao dịch được thực hiện dưới 2 hình thức: khớp lệnh tự động hoặc giao dịchthỏa thuận trực tiếp :
Khớp lệnh tự động thông qua hệ thống giao dịch điện tử : công ty CKnhập lệnh vào hệ thống , hệ thống khớp lệnh tự động theo phương thứcphù hợp và tự động gửi xác nhận kết quả giao dịch cho công ty CK
Giao dịch thoả thuận trực tiếp: công ty CK thoả thuận trực tiếp quamạng điện tử hoặc qua điện thoại về giá và khối lượng CK giao dịch.Khi đạt kết quả thì gửi kết quả vào hệ thống báo cáo giao dịch
HT giao dịch OTC
Trang 17 Phương thức giao dịch có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường:
Các nhà tạo lập thị trường thường xuyên yết giá 2 chiều (giá hỏi mua và giáchào bán) đối với các loại CK mà họ đăng ký làm nhà tạo thị trường vào hệthống yết giá
Khách hàng mở tài khoản và đặt lệnh giao dịch tại công ty CK mà họ lựachọn Công ty CK lúc này chỉ giữ vai trò là nhà môi giới, sẽ xem xét hệ thốngyết giá và đặt lệnh giao dịch với nhà tạo lập thị trường có mức giá yết tốt nhất.Nhà tạo thị trường sau khi nhận được lệnh giao dịch sẽ xem xét:
Nếu có thể thực hiện giao dịch ,nhà tạo lập sẽ khẳng định giao dịchvới nhà môi giới, đồng thời báo cáo kết quả với trung tâm & điều chỉnhlại giá yết
Nếu lệnh giao dịch nhà môi giới đưa ra chưa khớp với giá yết, nhà tạothị trường sẽ lưu lại cho đến khi có giá yết khớp
KH Cty CK (môi giới)
Market maker A Market maker B
Market maker C
HT TT OTC
Thông báo KQ Lệnh GD
Lệnh GD
Yết giá
Khẳng định GD
Báo cáo GD Báo cáo GD
Xác nhận
Trang 18VI/ Hình thức giao dịch trên OTC
Hoạt động môi giới trên thị trường phi tập trung (OTC)
● Khái niệm
_Theo nghĩa rộng, hoạt động môi giới trong lĩnh vực chứng khoán bao gồm một
số hoạt động như tiếp thị, tư vấn đầu tư chứng khoán, kí kết hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, mở tài khoản chứng khoán cho khách hàng, nhận các lệnh mua bán của khách hàng, thanh và quyết toán các giao dịch, cung cấp các giấy chứng nhận chứng khoán
_Theo nghĩa hẹp, môi giới chứng khoán là hoạt động KDCK trong đó CTCK đứng ra làm đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán, hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng
sẽ phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch đó Người môi giới chỉ thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng để hưởng phí dịch vụ, họ không phải chịu rủi ro từ hoạt động giao dịch đó
_Trên thị trường OTC các công ty chứng khoán hoạt động với tư cách là công ty giao dịch - môi giới, hoặc với tư cách trung gian của các nhà môi giới Các chứng khoán trên thị trường OTC được mua bán thông qua việc thỏa thuận giữ hai bên và giá chứng khoán cũng được hình thành do sự thỏa thuận Khối lượng mua bán các chứng khoán này thường thực hiện theo lô có giá trị lớn
Quy trình nghiệp vụ môi giới trên thị trường OTC:
Bước 1: Tìm kiếm khách hàng và thu thập thông tin
* Tìm kiếm khách hàng: là khâu quan trọng nhất trong hoạt động môi giới trên thị trường OTC và được thực hiện bởi bộ phận chăm sóc khách hàng và bộ phận marketing Việc tìm kiếm khách hàng có thể được triển khai bằng nhiều cách khác nhau như dựa vào khách hàng thường xuyên giao dịch với công ty, tìm kiếm trên các phương tiện thông tin như báo chí, mạng internet… Thực tế cho
Trang 19thấy, để việc tìm kiếm khách hàng mang lại hiệu quả, nhân viên OTC phải đi thực tế nhiều, tiếp cận nhanh chóng nguồn thông tin và nắm bắt nhanh các nguồnthông tin được tiếp cận.
* Thu thập thông tin: nhân viên môi giới OTC phải thường xuyên cập nhật các thông tin về giá các chứng khoán OTC hàng ngày để nhập vào hệ thống mạng máy tính của công ty cho khách hàng của công ty tham khảo, liên tục cập nhật các thông tin về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của các tổ chức phát hành chứng khoán trên thị trường OTC để nắm rõ các chứng khoán nhằm phục
vụ cho khách hàng đồng thời tránh được những rủi ro do thiếu thông tin gây ra.Bước 2: kí kết hợp đồng mua bán với khách hàng
*Khi một khách hàng muốn mua hoặc bán một loại chứng khoán nào đó với một
số lượng nhất định,khách hàng ra lệnh cho công ty chứng khoán nơi mở tài khoản,lệnh có thể ra trực tiếp theo mẫu lệnh bằng giấy , qua điện thoại, fax hoặc
hệ thống máy tính nối mạng diện rộng
*Sau quá trình tìm hiểu về các khách hàng có nhu cầu mua bán chứng khoán, nhân viên môi giới sẽ kí kết với khách hàng hợp đồng mua bán chứng khoán OTC, hướng dẫn khách hàng đặt cọc tiền mua bán chứng khoán và thực hiện hợpđồng
*Lệnh mua bán chứng khoán được chuyển đến Phòng giao dịch của công ty chứng khoán
Bước 3: Thương lượng để so khớp các lệnh mua bán
Trong bộ phận giao dịch,lệnh được chuyển cho nhà môi giới lập giá Ở đây có thể chia hai trường hợp :
*Nếu công ty chứng khoán là người tạo thị trường cho loại chứng khoán khách hàng đặt mua bán thì bộ phận giao dịch của công ty giao dịch trực tiếp sẽ thươnglượng và thoả thuận với khách hàng
Trang 20*Nếu công ty chứng khoán không phải là người tạo thị trường thì bộ phận giao dịch của công ty chứng khoán sẽ liên hệ với các nhà tạo thị trường cho loại chứng khoán này.Thông thường,bộ phận giao dịch liên hệ với các nhà tạo thị trường khác thông qua hệ thống báo giá cấp hai để biết được các mốc giá chào bán và đặt mua Dù lệnh giao dịch của khách hàng là lệnh thị trường hay giới hạn…, CTCK có trách nhiệm nghiên cứu để thực hiện lệnh tại mức giá tốt nhất, bằng cách liên lạc với các CTCK khác có nắm giữ loại chứng khoán này thông qua hệ thống giao dịch của thị trường OTC để tìm các giá yết phù hợp, sau đó thông báo cho khách hàng về việc thực hiện lệnh giao dịch Nếu không tìm được nguồn hàng phải thông báo với khách hàng vào ngày hết thời hạn của hợp đồng.Bước 4: Chuyển nhượng chứng khoán
*Bộ phận giao dịch ghi giá vào mẫu lệnh,cùng với tên của nhà giao dịch môi giới (người bán) rồi chuyển tới phòng thực hiện lệnh.Bộ phận thực hiện lệnh báocáo việc thực hiện lệnh cho người đại diện hoặc thư ký nhận lệnh.Người này sẽ
có trách nhiệm thông báo với khách hàng
*Sau khi khớp lệnh mua và bán nhân viên môi giới yêu cầu bên bán chứng khoán chuyển giao các giấy tờ chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán, yêu cầu bên mua thanh toán đầy đủ các khoản tiền kí kết theo điều khoản của hợp đồng
Bước 5: Thanh toán các khoản phí môi giới và dịch vụ, hoàn trả tiền đặt cọc nếu
Trang 21khoán: các khoản phí sẽ được khấu trừ vào tiền bán chứng khoán, đối với bên mua sẽ yêu cầu khách hàng thanh toán phần còn thiếu vào tài khoản tiền đặt cọc Hoàn trả tiền đặt cọc cho khách hàng nếu không thực hiện được hợp đồng.
Bước 6: Lưu giữ hồ sơ và các giấy tờ liên quan để giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có
Hoạt động tự doanh chứng khoán trên thị trường OTC
● Khái niệm:
*Tự doanh là hoạt động tự mua bán chứng khoán cho mình để hưởng lợi nhuận
từ chênh lệch giá chứng khoán Nói cách khác, tự doanh là hoạt động mua đi bánlại chứng khoán nhằm thu chênh lệch giá (mua thấp, bán cao)
*Trên thị trường OTC,các CTCK giao dịch mua bán chứng khoán cho mình rất phổ biến Đã là nghiệp vụ CTCK mua bán chứng khoán bằng nguồn vốn của mình để hưởng lợi nhuận.Nó có thể được thực hiện trực tuyến giữa công ty với các đối tác, hoặc thông qua hệ thống giao dịch tự động, hoặc thông qua hoạt động tạo thị trường
*Cũng như các nghiệp vụ giao dịch khác,khi mua bán chứng khoán cho chính mình,bộ phận giao dịch mua bán của công ty sẽ thực hiện Công ty chứng khoán tính phần tăng giá đối với một khoản mua hoặc khấu trừ giá đối với một khoản bán Khoản phí này thường do công ty quy định và phải phù hợp quy định chênh lệch giá tối đa của hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán
Quy trình nghiệp vụ tự doanh
Cũng giống như các hoạt động nghiệp vụ khác, hoạt động tự doanh không có một quy trình chuẩn hay bắt buộc nào Các CTCK tùy theo cơ cấu tổ chức của mình sẽ có các quy trình nghiệp vụ riêng, phù hợp.Tuy nhiên, trên giác độ chungnhất, quy trình hoạt động tự doanh bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư
Trang 22*CTCK phải xác định rõ chiến lược trong hoạt động tự doanh của mình là chủ động, thụ động hay bán chủ động, đầu tư vào những ngành nghề hay lĩnh vực nào.
*Chiến lược đầu tư của một công ty thường phụ thuộc vào:
- Thực trạng nền kinh tế
- Khả năng nắm bắt và xử lí thông tin
- Trình độ và khả năng phân tích
- Khả năng quản trị điều hành của ban lãnh đạo công ty
Bước 2: Khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư
Theo mục tiêu đã được xác định, công ty sẽ chủ động tìm kiếm mặt hàng, nguồn hàng, khách hàng, cơ hội đầu tư Việc khai thác tìm kiếm cơ hội đầu tư được tiếnhành cả ở thị trường phát hành và thị trường lưu thông, cả chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết
Bước 3: Phân tích, đánh giá chất lượng, cơ hội đầu tư
Bộ phận tự doanh phải triển khai và kết hợp với bộ phận phân tích để thẩm định, phân tích các khoản đầu tư để có các kết luận cụ thể về các cơ hội đầu tư (mặt hàng, số lượng, giá cả, thị trường nào…)
Bước 4: Thực hiện đầu tư
*Sau khi đã đánh giá phân tích các cơ hội đầu tư, bộ phận tự doanh sẽ triển khai các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán Cơ chế giao dịch sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật và các chuẩn mực chung trong ngành
_Nếu mua chứng khoán trên thị trường sơ cấp, bộ phận tự doanh phải tuân thủ đúng quy trình đấu thầu, hoặc bảo lãnh phát hành, hoặc thỏa thuận với các tổ chức phát hành trong các công đoạn chuẩn bị phát hành
_Nếu mua bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp, bộ phận tự doanh phải đặt lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh hoặc khớp giá (trên sàn OTC) Sau
Trang 23đó nhân viên tự doanh kết hợp với bộ phận kế toán để xác nhận kết quả giao dịch, hoàn tất các thủ tục thanh toán chứng khoán và tiền.
*Lệnh giao dịch của bộ phận tự doanh sẽ được chuyển từ bộ phận tự doanh của công ty sang phòng môi giới như lệnh của một khách hàng, trừ việc kiểm tra kí quỹ Nếu lệnh tự doanh và lệnh của khách hàng được chuyển cho phòng môi giớicùng một thời gian thì lệnh của khách hàng được ưu tiên truyền đi trước
Bước 5: Quản lí đầu tư và thu hồi vốn
*Trong khâu này, bộ phận tự doanh có trách nhiệm theo dõi các khoản đầu tư, đánh giá tình hình và thực hiện những hoán đổi cần thiết, hợp lí cũng như tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới
*Đối với trái phiếu công ty phải thường xuyên theo dõi mọi biến động về lãi suất, tỉ giá hối đoái, biến động kinh tế để kịp thời điều chỉnh Công ty cần có những dự đoán về lãi suất của các trái phiếu theo các kì hạn khác nhau trên cơ sởchu kì kinh tế và triển vọng kinh tế, từ đó thực hiện những thay đổi phù hợp trong quản lí danh mục trái phiếu
*Đối với cổ phiếu, công ty phải thường xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu của mình trên cơ sở phân tích và dự đoán kinh tế vĩ mô, ngành, thực trạng tình hình các cổ phiếu đang nắm giữ, định giá chúng để quyết định tiếp tục nắm giữ hay bán đi
=>Do giao dịch tự doanh không phải là các giao dịch môi giới nên không tính các khoản phí hoa hồng,mà giá của chứng khoán giao dịch được điều chỉnh phản ánh khoản phí đã
VII/ So sánh OTC với các TTCK khác
Ta vẫn biết TTCK có 2 cách tổ chức chính đó là tổ chức thành các Sở giao dịch (stock exchange) hoặc thị trường giao dịch qua quầy OTC ngoài ra còn có thị
Trang 24trường thứ ba giành cho các loại CK ko đủ tiêu chuẩn để để giao dich ở 2 thị trường trên, đó là thị trường tự do.
Sau khi tìm hiểu xong đặc điểm cơ bản, phương thức và hình thức giao dịch của OTC, ta sé có thêm cơ sở để đưa ra những nhận định so sánh OTC với các TTCK khác, giúp các nhà đầu tư hiểu rõ và đưa ra lựa chọn đầu tư đúng đắn hơn!
Thị trường OTC và thị trường chứng khoán tập trung
Điểm giống nhau
Đều là cácthị trường có tổ chức,chịu sự quản lí,giám sát của nhà nước
hoạt động của thị trường chịu sự chi phối của hệ thống Luật chứng khoán
và các văn bản pháp luật khác có liên quan
Điểm khác nhau
_Địa điểm giao dịch là phi tập
trung(công ty chứng khoán,quầy của
các ngân hàng)
_Địa điểm giao dịch tập trung,có trung tâm giao dịch cụ thể(sàn giao dịch hay
hệ thống máy tính)_xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình
thành và phát triển thị trường chứng
khoán
_xuất hiện sau
_Giao dịch bằng cơ chế thương lượng
và thỏa thuận giá là chủ yếu,hình thức
khớp lệnh thường sử dụng đối với các
lệnh nhỏ tại các thị trường OTC mới
hình thành
-Giao dịch thông qua đấu giá tập trung
_Trên thị trường có thể có nhiều mức
giá đối với một chứng khoán trong
_Chỉ có một mức giá đối với một chứng khoán trong cùng một thời điểm
Trang 25cùng một thời điểm
_Giao dịch các loại chứng khoán có độ
rủi ro cao.Bao gồm 2 loại chứng
khoán:chứng khoán niêm yết trên sở
giao dịch và chứng khoán không đủ
điều kiện trên Sỏ giao dịch song đáp
ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý
thị trường OTC
_Giao dịch các loại chứng khoán có độrủi ro thấp hơn.Các loại chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện niêm yết của Sở
_Sử dụng hệ thống mạng máy tính diện
rộng để giao dịch,thông tin và quản lí
_Có thể sử dụng mạng diện rộng để giao dịch hay không
_Có các nhà tạo lập thị trường cho một
loại chứng khoán bên cạnh các nhà
môi giới tự doanh
_Chỉ có một nhà tạo lập thị trường chomột loại chứng khoán,đó là các chuyêngia chứng khoán của Sở
_Tổ chức quản lý trực tiếp là Sở giao
dịch hoặc hiệp hội các nhà kinh doanh
_Công ty tham gia là các công ty vừa
và nhỏ,công ty công nghệ cao,công ty
mới thành lập nhưng tiềm năng phát
triển tốt
_Công ty tham gia là các công ty lớn
có danh tiếng,trải qua nhiều thử thách trên thị trường,đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết
_Khối lượng giao dịch nhỏ hơn _Khối lượng giao dịch lớn hơn rất
nhiều lần
_Thị trường OTC và thị trường chứng khoán tự do
Điểm giống nhau:
_Địa điểm giao dịch là phi tập trung
Trang 26_Chủ yếu áp dụng cơ chế xác lập giá qua thương lượng và thỏa thuận
_Các chứng khoán giao dịch phần lớn là các chứng khoán có tỉ lệ sinh lợi cao,độrủi ro lớn
Điểm khác nhau
_Là thị trường có tổ chức chặt chẽ _Là thị trường không có tổ chức
_Giao dịch thông qua thỏa thuận qua
_Có sự quản lý,giám sát của Nhà nước
và tổ chức tự quản
_Không có sự quản lý của nhà nước
VIII/ Sáu dạng rủi ro hay gặp phải trên thị trường OTC
Thị trường OTC vốn dĩ lớn gấp rất nhiều lần so với thị trường chính thức và cũng hấp dẫn nhà đầu tư hơn do có nhiều hàng hóa để lựa chọn, giá cả rẻ hơn, cơhội được mua cổ phiếu với mức giá ưu đãi, cổ phiếu thưởng…khi công ty tiến hành tăng vốn Thế nhưng thị trường này lại khắc nghiệt hơn nhiều thị trường chính thức, nguyên nhân là thị trường này chưa được pháp luật bảo vệ và thông tin không minh bạch Chính vì thế mà trước khi gia nhập thị trường này, nhà đầu
tư cần tìm hiểu kỹ sáu dạng rủi ro sau trước khi tiến hành phân tích và quyết định mua cổ phiếu:
1 Tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn
Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn Đây là một khoản thu nhập, một khoản lợi lớn
Trang 27của người sở hữu cổ phiếu Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của HĐQT sẽ được mua thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu
Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết, tiền đã thanh toán cho người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, nên mất quyền mua Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc
về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó
2.Tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức.
Cổ tức của công ty được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ Rủi ro là ở chỗ, khi mua cổ phiếu, người được chuyển nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng Do đó người mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng không nhận được cổ tức
Nhà đầu tư L.V.B tại Hà Nội, trong giao dịch mua bán cổ phiếu của
Techcombank với một người khác là V.T.H, cán bộ một ngân hàng thời điểm đầu năm 2006, đã xẩy ra tranh chấp quyền lợi về quyền chia cổ tức trị giá hàng trăm triệu đồng, đang phải nhờ đến cơ quan quản lý can thiệp và dự kiến phải đưa ra cơ quan bảo vệ pháp luật để phân xử
3.Rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng
Có cổ phiếu theo quy định nội bộ công ty sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông tin, mua loại cổ phiếu đó
Trang 28Và trong thời hạn 1 năm chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức…, vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi.
Thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần E, có trụ sở chính tại Tp.HCM, thời gian qua đã xẩy ra khá nhiều tranh chấp quyền lợi này Nhiều người đang nhờ đến sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng
4.Rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành
Loại cổ phiếu này trong giới mua bán trên thị trường OTC còn gọi là cổ phiếu cũ
và cổ phiếu mới, tức là thời điểm phát hành, kèm theo đó là quyền lợi mà nhà đầu tư có được: cổ tức, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu
Bởi vì, thông thường các công ty căn cứ vào năm phát hành cổ phiếu để phân phối quyền lợi cho cổ đông Người sở hữu cổ phiếu chỉ được hưởng lợi ích tương ứng với số tháng mà cổ phiếu đó đã phát hành Bởi vậy bỏ tiền ra mua cổ phiếu cùng với giá mua như nhau, nhưng quyền lợi giữa cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới là khác nhau Nhà đầu tư cần hết sức chú ý chi tiết này
5.R
ủi ro trong mua bán cổ phiếu khi biến động giá.
Thông thường để chắc ăn và “nắm đằng chuôi”, người bán luôn yêu cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc tiền một tỷ lệ nào đó Khi đó nếu giá cổ phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam kết, nếu không bị mất tiền đặt cọc
Trang 29Ngược lại, khi giá lên, người bán có xu hướng đánh tháo và dễ dàng đánh tháo, còn số tiền đã đặt cọc không phải lúc nào và trường hợp nào cũng lấy lại ngay được.
6.Rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua.
Trong các đợt phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược, hay cán bộ nhân viên công ty được quyền mua cổ phiếu
Khi đó, nhiều người do không huy động được tiền hoặc vì nhiều lý do khác, bán quyền mua cổ phiếu của mình Giá bán quyền mua thường thấp hơn giá thị trường OTC thời điểm đó Nhà đầu tư mới thấy giá thấp, hấp dẫn thường chấp nhận mua
Nhưng từ khi nộp tiền để mua cổ phiếu cho đến khi nhận được cổ phiếu là cả một khoảng thời gian khá dài, nên đến khi nhận được cổ phiếu thì cổ phiếu vẫn đứng tên chủ sở hữu là người chuyển nhượng
Khi đó, nếu giá cổ phiếu đứng nguyên, giảm, hay gặp phải người nghiêm túc, đứng đắn, thì công việc làm thủ tục chuyển nhượng không vấn đề gì Trong trường hợp gặp phải người không trọng chữ tín, dễ dàng bị đánh tháo và hứa hẹntrả lại số tiền trước kia đã nhận kèm với lãi suất tiền gửi ngân hang
Trong sáu loại rủi ro thì loại rủi ro thứ nhất là phổ biến nhất trên thị trường OTC Do đó, các nhà đầu tư mới cổ phiếu trên thị trường OTC cần chú ý luôn luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với người
chuyển nhượng cổ phiếu, ghi rõ ràng quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn thuộc về ai