nay
1. Một số thị trường OTC trên thế giới
Thị trường OTC Mỹ ( NASDAQ)
Thị trường OTC Mỹ là mô hình TT OTC điển hình được phát triển từ TT phi tập trung tự do mang tính truyền thống, giao dịch thông qua thương lượng giá trực tiếp “mặt đối mặt” và chủ yêu qua điện thoại. Thị trường này có sự quản lí của Nhà nước từ sau Luật chứng khoán sửa đổi (Luật Maloney 1938)
Thị trường OTC qua mạng máy tính Nasdaq được thành lập từ năm 1971 là bộ phận lớn nhất của thị trường thứ cấp Mỹ xét về số lượng CK giao dịch trên thị trường với trên 15000 CK, lớn hơn rất nhiều so với số lượng CK giao dịch tập trung NYSE. CK giao dịch trên thị trường này chiếm đa số là của các cty thuộc ngành công nghệ thông tin và các cty vừa và nhỏ
Thị trường được vận hành bởi một hệ thống các nhà tạo lập thị trường và các nhà môi giới, có khoảng 600 nhà tạo lập thị trường hoạt động tích cực trên Nasdaq và trung bình mỗi nhà tạo lập thị trường đảm nhận 8 loại cổ phiếu
Nasdaq chịu sự quản lí của 2 cấp: Ủy ban chứng khoán Mỹ(SEC) và Hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán Quốc gia Mỹ (NASD) quản lí trực tiếp
Thị trường OTC Nhật Bản
- Thị trường giao dịch và thông tin tự động qua mạng Jasdaq hoạt động từ năm 1991 do Hiệp hội các nhà kinh doanh CK Nhật Bản ( JSDA) quản lí theo luật CK sửa đổi năm 1983
Cơ chế thương lượng giá tay đôi giữa các cty CK và giwuax cty CK với khách hàng được đổi sang cơ chế đấu giá tập trung qua hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Hiện nay trên Jadaq có 449 cty làm vai trò tạo lập thị trường
CK giao dịch trên thị trường này là CK của các cty vừa và nhỏ, cty có chất lượng hạng hai, cty công công nghệ cao.Tính đến thời điểm cuối năm 1999 đã có 929 CK đc giao dịch, tăng gáp 3 lần so vopwis năm 1990
- Thị trường J- net mới đc đưa vào hoạt động từ tháng 5 năm 2000, chịu sự quản lí trực tiếp của Sở giao dịch CK Osaka(OSE), đc tổ chức dành cho các ck không đc niêm yết trên Sở GDCK nhằm đáp ứng yêu cầu tiết kiệm thời gian và chi phí co các đối tượng tham gia trường, hoạt động theo phương thức thương lượng giá Đặc trưng của J-net là cung cấp các dịch vụ với giá rẻ, tốc độ nhanh , tiện lợi vafcos thể truy cập trực tiếp thông tin thị trường, J- net cũng là mạng đc nối với các mạng khác trong nước và quốc tế, là mô hình gd đc đánh giá có tiềm năng phát triển
Thị trường OTC Hàn Quốc
Thị trường mạng máy tính điện tử Kosdaq đc Chính phủ HQ thành lập tháng 4/ 1997 nằm tạo điều kiện cho các cty mạo hiểm, cty công nghệ cao, quỹ tương hỗ và các cty vừa và nhỏ ko đủ tiêu chuẩn niêm yết trên TT tập trung có thể huy động vốn trực tiếp
Kosdaq chịu sự kiểm soát của các kinh doanh CK(KSDA) , đc xây dựng theo mô hình của Nasdaq nhưng việc đấu giá đc tực hiện theo phương thức đấu lệnh tập trung tương tự như Sở GDCK
TT Kosdaq hiện nay đang rất phát triển và có khả năng cạnh tranh lớn với thị trường của những CK chất lượng cao KSE. Tốc độ tăng thị phần của thị trường này hàng năm lớn hơn nhiều so với TT tập trung và chiếm khoảng 98% tổng gd trái phiếu của TTCK
Qua các mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung nổi tiếng trên thế giới chúng ta đúc kết được một số nhận xét và sẽ là kinh nghiệm vô cùng quý báu cho việc xây dựng mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam sau năm 2010 như định hướng của Chính phủ như sau:
Thứ nhất là, mỗi một mô hình thị trường đều có những lợi thế và hạn chế nhất
định. Sự khác nhau về tên gọi, cơ chế hoạt động, các quyền lợi và nghĩa vụ tạo ra cho nhà tạo lập thị trường ở mỗi thị trường những nét đặc trưng khác nhau. Một mô hình thị trường có tính cạnh tranh cao giữa các nhà tạo lập thị trường (các công ty giao dịch) như ở NASDAQ đã chứng minh những ưu thế của nó qua qui mô thị trường, qui mô giao dịch, qua tính chất phản ánh tự nhiên giá trị chứng khoán trên thị trường, qua tính thanh khoản. Tuy nhiên, một cơ chế cạnh tranh luôn tiềm ẩn những hành vi tiêu cực có thể của chính các nhà tạo lập thị trường chẳng hạn như sự thông đồng thao túng thị trường của các nhà tạo lập thị trường (Mahesh P. Sardesai – Michigan Journal of Economics), hoặc cũng có thể là từ các “mánh khoé” của nhà đầu tư nắm được những thông tin mang tính chất nội
gián mà nhà tạo lập thị trường không nắm được, điều này làm tăng rủi ro đối với các chứng khoán “trong kho” của nhà tạo lập thị trường.
Thứ hai là, với thị trường như NYSE, nhà tạo lập thị trường, hay ở đây được gọi
là chuyên gia, sẽ hầu như không gặp phải rủi ro như nhà tạo lập thị trường ở NASDAQ. Chuyên gia là người duy nhất nắm toàn bộ thông tin về duy nhất một loại chứng khoán do đó cũng khó có thể thông đồng với chuyên gia khác. Tuy nhiên mô hình này chỉ phù hợp với thị trường mà tất cả các chứng khoán đều có chất lượng cao, được giao dịch rất mạnh với khối lượng lớn, nếu không sẽ rất thiệt cho chuyên gia nào nhận tạo lập thị trường cho những loại chứng khoán kém chất lượng và theo đó là kém thanh khoản.
Thứ ba là, mô hình thị trường với sàn điện tử đấu lệnh tập trung đã không còn
tồn tại kể từ năm 2001, điều này rõ ràng thể hiện nó có những điểm không phù hợp với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Trái lại mô hình tạo lập thị trường phi tập trung trên sàn điện tử đấu lệnh như Euronext hiện đang là một xu thế mới và được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, đây lại là một mô hình tương đối linh động, mỗi thị trường có thể áp dụng theo các hình thức khác nhau với cơ chế hoạt động của nhà tạo lập thị trường có những điểm khác nhau nhất định.
2. Xu hướng phát triển OTC hiện nay
Các động lực phát triển - nhân tố công nghệ kĩ thuật
- nhu cầu quản lí thị trường
- tác động của hội nhập kinh tế quốc tế Mục tiêu nhắm đến
- tạo khả năng tiếp cận tối đa các giao dịch - thỏa mãn nhu cầu thông tin thị trường tối thiểu - tăng cường hiệu quả giám sát của cơ quan quản lí - hoàn thiện và phát triển hài hòa các mảng thị trường
Xu hướng phát triển
- tăng cường tính tập trung : sử dụng mạng ddiienj tử trên diện rộng và có một tổ chức quản lí thông nhất
- đa dạng hóa pương thức giao dịch : khớp lệnh liên tục, thỏa thuận điện tử, thỏa thuận thông thường
- tiêu chuẩn hàng hóa phân định cụ thể, rõ ràng - sáp nhập và liên kết
- tăng cường vai trò của nhà tạo lập thị trường