1) Thực trạng OTC ở Việt Nam
Việt Nam đã tồn tại thị trường OTC hay chưa? Theo chúng tôi, để giải quyết cau hỏi khá hóc búa này chúng ta cần chia làm hai giai đoạn, lấy ngày thành lập thị trường Upcom làm mốc chuyển đổi
a) Trước ngày 24/06/2008
Ta có thể khẳng định trong giai đoạn này, Việt nam chưa có thị trường OTC mà mới chỉ dừng lại ở thị trường tự do. Thị trường tự do có thể được coi là bắt đầu được hình thành kể từ khi các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, và sự ra đời của Luật doanh nghiệp cho phép phát hành và chuyển nhượng chứng khoán công ty nói chung. Như vậy, nếu xét về mặt luật pháp thì thị trường này hiện nay chỉ có thể được coi là chưa được pháp luật điều chỉnh, không phải là vi phạm pháp luật, được hình thành một cách tự phát theo nhu cầu của thị trường. Đặc điểm của thị trường là hoàn toàn do khu vực tư nhân đứng ra tự tổ chức, vận hành thị trường, chưa có sự quản lý tổ chức của Nhà nước.
Việc Việt nam chưa có thị trường OTC là do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Trên thị trường sơ cấp tự do : tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng được bán trực tiếp tại địa điểm công ty phát hành hoặc phân phối theo các mối quan hệ quen biết nội bộ và thực hiện đấu giá qua SGDCK, TTGDCK, công ty chứng khoán.
- Trên thị trường thứ cấp tự do : các môi giới tự do chưa có giấy phép hành nghề, sử dụng các phương tiện yết giá trên mạng Internet hoặc tụ tập mua bán tại các quán cà phê. Tại thị trường này, hàng ngày có hàng trăm loại chứng khoán của các công ty cổ phần được bán qua mạng Internet. Cũng nắm bắt nhu cầu giao dịch trên nên đã hình thành tự phát nơi đăng ký giao dịch cổ phiếu OTC trên trang web của các công ty kinh doanh chứng khoán, như: ANS, ABCS, BVSC,... hoặc các trang chuyên về giao dịch OTC, như: SanOTC,OTC24h...Trong đó, nếu như trong mục rao vặt OTC của địa chỉ BVSC, các thông tin giao dịch mua bán cổ phiếu chỉ được duyệt và đưa trên mạng 1 lần trong ngày thì địa chỉ SanOTC
được xét duyệt và đăng tin liên tục trong ngày. Đây được coi là hai địa chỉ có tần suất giao dịch sôi động nhất và hiệu quả nhất trong việc khớp nối thông tin giữa cung và cầu về mua bán cổ phiếu OTC hiện nay.
- Đánh giá: + Tích cực:
Giao dịch cổ phiếu trên thị trường OTC tuy không chịu sự quản lý Nhà nước về thị trường chứng khoán và pháp luật chuyên ngành về chứng khoán, nhưng chịu sự quản lý Nhà nước về chuyên ngành kinh doanh, điều chỉnh pháp luật về giao dịch dân sự và hình sự, pháp luật chuyên ngành kinh doanh, Luật Doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định về hội đồng quản trị và ban kiểm soát công ty cổ phần, quy định về cổ phần; các quy định về cổ phiếu, vốn điều lệ, kiểm toán và các quy định khác có liên quan.
Do đó những người mua bán cổ phiếu OTC đều bám theo các quy định pháp luật nói trên để thực hiện các giao dịch và tìm kiếm cơ hội đầu tư sao cho phòng ngừa tới mức thấp nhất rủi ro.
Văn phòng hội đồng quản trị của các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm cổ phần, doanh nghiệp cổ phần khác nói chung, hầu như đều ban hành văn bản mẫu về hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu, đơn xin chuyển nhượng... Những quy định và điều khoản ràng buộc trong đó đều bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, tức là cả bên mua và bên bán, quyền lợi về chia cổ tức, mua cổ phiếu tăng vốn,... dựa trên điều lệ của công ty cổ phần và các quy định pháp luật khác có liên quan. Nếu như các hành vi lừa đảo thì cũng chịu các chế tài của luật hình sự.
Các tranh chấp về dân sự cũng được giải quyết theo Luật Dân sự. Thanh tra chuyên ngành: ngân hàng, tài chính,... cũng có nội dung thanh tra và chức năng thanh tra giải quyết những vấn đề liên quan cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, của ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán cổ phần và công ty bảo hiểm cổ phần,... cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết giao dịch OTC cũng hầu hết được ghi rõ các giao dịch chuyển nhượng chỉ có giá trị khi làm thủ tục qua văn phòng hội đồng quản trị của doanh nghiệp đó. Thủ tục chuyển nhượng cũng hết sức chặt chẽ với việc xuất trình sổ hộ khẩu, chứng minh thư, chữ ký gốc... Các ngân hàng thương mại cổ phần bắt buộc phải thực hiện kiểm toán độc lập hay kiểm toán quốc tế hàng năm và phải công bố công khai thực trạng tài chính trước đại hội cổ đông, trước công luận.
Do đó, về cơ bản thì hoạt động của thị trường tự do trong giai đoạn này chưa có những vụ lừa đảo lớn, việc giao dịch ở một số nơi khá thuận tiện, nhanh chóng, thanh toán sòng phẳng, chuyển quyền sở hữu nhanh và có thông tin tốt phục vụ cho quyết định mua bán chứng khoán.
+ hạn chế:
Đã xuất hiện những hành vi tiêu cực đặc trưng của thị trường, đó là hoạt động thao túng giá, tung tin đồn sai lệch, mua bán nội gián kiếm lời, kinh doanh chứng khoán trốn thuế,… Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu vô tội vạ ra công chúng, phát hành CP giả,.. Không có biên độ giá, thổi phồng lớn hơn giá trị thực của CP nhiều lần
Hoạt động giao dịch trên thị trường tự do mạnh, song giá cả và mọi giao dịch mua bán lại nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý thị trường.Ví dụ:
Cổ phiếu của một công ty có thể được tung tin cao gấp nhiều lần so với mệnh giá nhưng không ai có thể trả lời chính xác là tại mức giá đó có diễn ra giao dịch thực sự hay không?
Các nhà đầu tư thường mất cảnh giác với những tin đồn về ngày lên sàn của các cổ phiếu nên không phân tích, đánh giá một cách cẩn thận vì vậy dẫn đến kết quả là bị lừa và hớ to.
Các nhà đầu tư lão luyện thường tung tin về các giao dịch với mức giá rất cao. Các giao dịch đó có thật nhưng điều quan trọng là nó được giao dịch với khối lượng rất nhỏ và vị vậy họ đã đánh lừa được các nhà đầu tư non nớt.
Những hoạt động chuyển nhượng diễn ra một cách tự phát và hoàn toàn bị thả nổi, chủ yếu qua cò nên tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư. Bản thân nhà đầu tư cũng ngại mua cổ phiếu chưa niêm yết bởi khó chuyển nhượng trên thị trường.
Theo quy định, chỉ có HASTC hay Sở dao dịch chứng khoán TP.HCM mới có chức năng tổ chức giao dịch chứng khoán song từ trước đến nay thị trường tự do vẫn dao dịch chứng khoán tự phát theo kiểu trao tay qua điện thoại, không được lưu kí không được thanh toán tập trung, không theo 1 khung pháp lí nào, không có các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra, chế tài => gây ra nhiều bất cập rủi ro cho nhà đầu tư
Việc thu thập thông tin của các nhà đầu tư về doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nguồn thông tin còn rời rạc và tính chính xác là chưa cao. Hơn nữa khả năng phân tích thông tin của các nhà đầu tư Việt Nam là còn kém. Do đó những thông tin thu thập được chưa phải thể căn cứ vững chắc để các nhà đầu tư đưa ra quyết đinh đầu tư mà thường theo tâm lý bầy đàn nên rủi ro là lớn và dễ bị thao túng nhất là khi thị trường chứng khoán trở nên sôi động. Những người mới vào nghề thì hầu như chỉ nắm thông tin vỉa hè và mang theo những hy vọng viển vông là "cái gì tăng thì nó sẽ tiếp tục tăng". "Về cơ bản, người ta nghiên cứu việc mua bán CP theo cách: Vợ người cháu của ông cậu của ông nội tôi làm ở Cty này nói rằng CP đó tốt" - Mike Temple - giám đốc một Cty đầu tư chứngkhoánTPHCM-nhậnxét.
Trong giai đoạn này, ở Việt Nam , các trung gian tài chính trên TTCK Việt Nam là các công ty chứng khoán với các nghiệp vụ chủ yếu như môi giới, lưu ký chứng khoán, bảo lãnh phát hành và quản lý danh mục đầu tư. Các trung gian tài chính chưa thực hiện nghiệp vụ thực sự của các nhà tạo lập thị trường, đó là việc yết giá, số lượng mua và bán chứng khoán mà đặc biệt là thị trường trái phiếu trở nên thiếu sinh khí trầm trọng. Thêm vào đó, việc thiếu các công cụ phát sinh trên thị trường trái phiếu như hoán đổi, quyền lựa chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai khiến cho Việt Nam chưa có các nhà tạo lập thị trường theo đúng nghĩa. Điều này càng được khẳng định qua diễn biến hết sức phức tạp và thất thường của TTCK Việt Nam giai đoạn cuối năm 2007 đến nay.Vì vậy, việc tổ chức thị trường chứng khoán phi tập trung có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường là phù hợp với xu hướng và là một yêu cầu đặc biệt cấp thiết, đang đặt ra hiện nay ở nước ta
b) Sự cần thiết phải tổ chức thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam
Thứ nhất, do vị trí và vai trò to lớn của OTC như ta đã nói ở trên
Thứ hai, ở nước ta kể từ khi xuất hiện các công ty cổ phần, giao dịch chứng
khoán trao tay cũng lập tức được hình thành. Do một số đặc điểm có tính khách quan, phần lớn các loại chứng khoán giao dịch phổ biến ở nước ta hiện nay đều là cổ phiếu của các doanh nghiệp được nhà nước cổ phần hoá. Trong giai đoạn này, trên cả nước có khoảng hơn 3,000 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá và khoảng hơn 1,000 công ty cổ phần thành lập theo Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, con số công ty cổ phần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK tập trung khoảng 400 công ty. Trong đó có hơn 600 công ty đại chúng đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán nhưng chỉ có 200 công ty niêm yết, số còn lại hơn 400 công ty chưa niêm yết là những công ty có quy mô vốn rất lớn, lớn hơn cả công ty niêm yết, đặc biệt là các ngân hàng. Như vậy, số lượng công ty cổ phần chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc đủ điều kiện nhưng chưa niêm yết chiếm một tỷ trọng quá lớn và tất nhiên các công ty này cũng có nhu cầu vay vốn trên thị trường chứng khoán. Điều này cho thấy đối tượng cần có môi trường để giao dịch các loại chứng khoán chưa được niêm yết trên thị trường là một con số đáng kể.
Thứ ba, theo mục tiêu và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2006-2010 thì chúng ta
sẽ tiến hành cổ phần hóa khoảng 1,000 DNNN, số doanh nghiệp được Nhà nước chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là 1,600 doanh nghiệp và có khoảng 500 doanh nghiệp cổ phần mới thành lập có đầu tư vốn của nhà nước; 8 tập đoàn và 93 tổng công ty nhà nước.
Kết quả DNNN đã cổ phần hoá trong thời gian qua so với yêu cầu đổi mới và kế hoạch đề ra vẫn còn chậm. Việc thu hút cổ đông ngoài doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Nhà nước còn chiếm tỷ trọng vốn điều lệ ở nhiều doanh nghiệp cổ phần hoá, đã làm hạn chế sự đổi mới trong công tác quản trị doanh nghiệp, phương pháp quản lý, lề lối làm việc, tư duy quản lý vẫn còn như DNNN. Điều này do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là thiếu vắng sự vận hành của thị trường chứng khoán phi tập trung.
Thứ tư, theo luật doanh nghiệp (khoảng 2 điều 51) thì việc phát hành chứng
khoán ra công chúng được điều chỉnh theo luật pháp về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhưng Nghị định 144/2003/NĐ-CP (ngày 28/11/2003) chỉ điều chỉnh việc phát hành chứng khoán ra công chúng của những công ty sẽ đưa vào niêm yết tại SGDCK và TTGDCK. Nói khác đi phần lớn việc phát hành chứng khoán ra công chúng hiện nay của các công ty cổ phần chưa được quản lý chặt chẽ. Một vấn đề nổi cộm mà báo chí, công luận đang đề cập là việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá còn chưa đảm bảo tính công khai và công bằng. Việc đánh giá và bán ra không theo nguyên tắc của thị trường, cổ phiếu có giá trị thì được mua bán nội bộ, thân quen, còn cổ phiếu không có giá trị thì được bán cho nhà đầu tư, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, thật sự chỉ có lợi cho một người những kẻ đầu tư trục lợi.
Thư năm, thiếu vắng sự vận hành của thị trường chứng khoán phi tập trung làm
cho cơ cấu TTCK Việt Nam chưa hoàn hảo gây nên tác động tiêu cực đối với đời sống kinh tế xã hội. Từ những thực trạng đang diễn ra trên thị trường đòi hỏi phải gióng lên một hồi chuông về quy chuẩn đạo đức cho TTCK Việt Nam cũng như phải tiếp tục hoàn thiện các chế tài quản lý.
Thứ sáu, việc ra đời SGDCK Tp.Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội đã có tác
động kích hoạt việc lưu thông các loại chứng khoán chưa niêm yết và hình thành nên một thị trường ngầm hoạt động song song với thị trường giao dịch tập trung. Thị trường này đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp có thể thu hút vốn đầu tư và đáp ứng nhu cầu khá lớn về mua bán ở nước ta.
Tuy nhiên hoạt động của thị trường ngầm đã bộc lộ tính rủi ro cao xuất phát từ tình trạng thiếu thông tin giao dịch. Nếu thị trường này tiếp tục phát triển tự do sẽ gây bất bình đẳng trong môi trường đầu tư chứng khoán và làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển ổn định lành mạnh của TTCK tập trung xuất phát từ những luận giải trên, đã khẳng định việc tổ chức thị trường chứng khoán phi tập trung đang trở thành một yêu cầu cấp bách đang đặt ra hiện nay ở nước ta.
c) Sau khi ra đời thị trường Upcom ngay 24/6/2009
Để TTCK phi tập trung ra đời hoạt động tốt cần có sự chuẩn bị thật chu đáo, nếu gượng ép sẽ đưa đến những hậu quả khó lường. Nhận thức được điều này, ngày 20/11/2008 Bộ Tài chính đã ban hành quyết định 108/2008/QĐ-BTC quy định về Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại TTGDCK Hà Nội (Upcom trực thuộc HASTC) với định hướng là
thu hẹp thị trường tự do, trở thành sàn giao dịch OTC hiện đại đầu tiên ở Việt Nam
Đây là cơ sở pháp lí quan trọng trong việc triển khai TT Upcom ( TT giao dịch của CTĐC chưa niêm yết)
Ngày 23/6/2009, BTC đã ban hành Thông tư sửa đổi bổ sung quy chế trên. Theo đó cho phép thành viên có đăng kí nghiệp vụ tự doanh đc phép mua và bán cùng
một loại CP trong một ngày giao dịch nhằm thực hiện vai trò người tạo lập tị trường. Chỉ số CK của sàn Upcom sẽ Upcom – Index có cách tính giống như HNX- Index theo giá đóng cửa cuối ngày
Ngày 24/6/2009 sàn Upcom chính thức đi vào giao dịch ngày đầu tiên
Upcom chịu sự quản lí trực tiếp của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước( UBCKNN) .Theo đó, ngày 4/6/2009, UBCKNN đã có Công văn số 1044/UBCK-QLPH gửi các công ty đại chúng chưa niêm yết về lộ trình đăng ký, lưu ký cho các công ty đại chúng chưa niêm yết như sau:
- Giai đoạn 1 (từ 1-15/ 6/2009): 15-20 công ty đại chúng chưa niêm yết đã đăng ký tham gia giai đoạn đầu của thị trường.
- Giai đoạn 2 (từ 15/6 -30/9/2009): Các công ty đại chúng chưa niêm yết có công ty chứng khoán quản lý sổ cổ đông theo danh sách do các công ty chứng khoán báo cáo UBCKNN và các công ty đại chúng tự nguyện.
- Giai đoạn 3 (từ 30/9-31/12/2009): Các công ty đại chúng còn lại.