1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn kế toán quốc tế lịch sử hình thành và quá trình phát triển của kế toán việt nam

18 4,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 376,09 KB

Nội dung

Để có thể nhìn nhận lại toàn bộ lộ trình kế toán Việt Nam từ lúc hình thành đến hiện tại, cũng như những chuẩn bị cho giai đoạn săp tới, tôi đã chọn đề tài là “Lịch sử hình thành và quá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

KẾ TOÁN QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN (ĐỀ TÀI SỐ 7)

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN VIỆT NAM

Tên SV : Nguyễn Thị Thanh Định

Mã số SV :7701250435A Lớp: 16C1ACC52201 Khóa 25 (2015 – 2017) GVHD: TS Phạm Quang Huy

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Ngày … tháng … năm …

TS Phạm Quang Huy

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1

1 Nghiên cứu trong nước 1

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 1

1 Luật kế toán 1

2 Chế độ kế toán 1

3 Chuẩn mực kế toán 1

CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG TIỂU LUẬN 2

1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển kế toán trên thế giới 2

2 Lịch sử hình thành và phát triển kế toán Việt Nam 3

2.1 Từ năm 1954 trở về trước 3

2.2 Từ năm 1954 -1975 4

2.3 Từ năm 1976 -1994 4

2.5 Luật kế toán 2003 và các chuẩn mực Việt Nam 6

2.6 Từ năm 2006 đến nay 7

CHƯƠNG 4 : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 11

1 Nhận xét 11

2 Kiến nghị 12

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế tập trung sang cơ chế thị trường, cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp sẽ chấp nhận canh tranh gay gắt với thị trường trong nước và thị trường quốc tế Vì vậy một trong những vấn đề cấp bách trước khi vào sân chơi quốc tế đó là Việt Nam phải đảm bảo thông tin tài chính mang tính minh bạch, trung trực, đáng tin cậy và có thể so sánh được với báo cáo tài chính các quốc gia khác

Trong bối cảnh đó, quá trình hội tụ kế toán quốc tế cũng trở thành cấp thiết hơn với các trên thế giới trong đó có Việt Nam Và điều hiển nhiên, quá trình hội tụ là một giai đoạn gặp nhiều thách thức và khó khăn bởi vì thực trạng vận dụng chuẩn mực, cách tiếp cận ở từng quốc gia khác nhau cũng như môi trường pháp lý, văn hóa khác nhau Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam cần nhận định đúng tình hình để có những lộ trình phù hợp, đáp ứng phát triển kinh tế

Để có thể nhìn nhận lại toàn bộ lộ trình kế toán Việt Nam từ lúc hình thành đến hiện tại, cũng như những chuẩn bị cho giai đoạn săp tới, tôi đã chọn đề tài là “Lịch sử hình thành và quá trình phát triển kế toán Việt Nam”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của tiểu luận là :

- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển kế toán Việt Nam từ lúc hình thành

- Xem xét định hướng của kế toán Việt Nam trong những năm vừa qua và trong tương lai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, luật kế toán qua các

thời kỳ phát triển

- Phạm vi nghiên cứu : Kế toán Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Tổng hợp các cột mốc quan trọng trong sự phát triển kế toán Việt Nam và sử dụng phương pháp tự luận để đưa ra kết luận và kiến nghị

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1 Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu trong nước liên quan đến tiểu luận là đề tài “Sự phát triển của

kế toán trên thế giới và Việt Nam Các vấn đề đặt ra đối với kế toán Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế” nhưng chưa xác định tên tác giả

Phạm vi nghiên cứu là hệ thống kế toán Việt Nam nên không có tìm kiếm

đề tài nước ngoài

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Luật kế toán

Theo điều 1, chương 1 Luật kế toán quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán và hoạt động nghề nghiệp kế toán

2 Chế độ kế toán

Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được

cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành (Theo Điều 4 chương 1 Luật kế toán số 03/2003/QH11thông qua ngày 17/06/2003)

Theo cách phân loại là các loại hình đơn vị nghề nghiệp khác nhau thì các chế độ

kế toán hiện hành bao gồm:

- Chế độ kế toán dùng cho các doanh nghiệp

- Chế độ kế toán dùng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp

- Chế độ kế toán dùng cho các Ngân hàng

3 Chuẩn mực kế toán

Theo khoản 1 điều 8, Luật kế toán số 03/2003/QH11thông qua ngày 17/06/2003 thì “Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và những phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính”

Trang 6

Chuẩn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc chung và những nguyên tắc

cụ thể:

- Nguyên tắc chung là những giả thiết, khái niệm và những hướng dẫn dùng

để lập báo cáo tài chính Nguyên tắc chung được hình thành do quá trình thực hành kế toán

- Nguyên tắc cụ thể là những quy định chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, được xây dựng từ các quy định của tổ chức quản lý

 Những lý do sau để đặt ra chuẩn mực kế toán chung:

- Tuân thủ các chuẩn mực kế toán thì người sử dụng Báo cáo tài chính mới hiểu được các thông tin phản ánh trên báo cáo Chuẩn mực kế toán là nền tảng để thực hiện chức năng của kế toán tài chính là báo cáo tình hình tài chính

- Phương tiện quan trọng dùng để báo cáo tình hình tài chính chính là các Báo cáo tài chính

- Không có chuẩn mực kế toán thì các mục tiêu của Báo cáo tài chính dưới đây sẽ không đạt được:

+ Cung cấp thông tin hữu ích để ra quyết định về đầu tư và tín dụng + Cung cấp thông tin hữu ích để đánh giá luồng tiền tương lai + Cung cấp thông tin về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, gọi chung

là tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Nhờ có chuẩn mực kế toán các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính trở nên thiết thực, tin cậy được và có thể so sánh được

- Kết cấu của một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau:

+ Mục đích của chuẩn mực

+ Phạm vi của chuẩn mực

+ Các định nghĩa sử dụng trong chuẩn mực

+ Phần nội dung chính gồm các nguyên tắc, các phương pháp, các yêu cầu

về lập và trình bày báo cáo tài chính

CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG TIỂU LUẬN

2

Trang 7

1 Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển kế toán trên thế giới

Sự hình thành và phát triển của kế toán gắn liền với sự hình thành và phát triển của đời sống kinh tế, xã hội loài người từ thấp lên cao Một số tài liệu nghiên cứu cho thấy lịch sử của kế toán có từ thời thượng cổ, xuất hiện từ 5,6 ngàn năm trước công nguyên Lịch sử kế toán bắt nguồn trong lịch sử kinh tế, theo đà phát triển của những tiến bộ kinh

tế - xã hội Thời kỳ Phục hưng cho phép khám phá ra một kỷ nguyên mới, người ta thấy xuất hiện văn chương kế toán Năm 1494, Luca Pacioli đã giới thiệu kế toán phần kép trong tác phẩm Summa de Arithmetica, Geometria, Proportioni et Proportionalita đóng góp quan trọng trong việc phát triển của kế toán hiện đại Do đã góp phần vào việc truyền

bá kỹ thuật kế toán, nên ông được xem là tác giả đầu tiên viết về kế toán và từ đó kế toán

có bước phát triển không ngừng cho đến ngày nay

Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, một số tổ chức nghề nghiệp được thành lập tại Anh và Hoa Kỳ cùng với sự hình thành nghề kế toán chuyên nghiệp như AAA, AICPA Các kế toán viên có cơ hội trao đổi, giải đáp thắc mắc của nhau từ đó họ đề xuất trong sửa đổi quy định kế toán cũng như xây dựng hội ngày càng vững mạnh

Năm 1995, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu có chiến lược hội nhập kế toán

EU đã áp dụng CMKT quốc tế được IASC ban hành với mục đích thiết lập chuẩn mực được chấp nhận bởi thị trường vốn toàn cầu

Trên thế giới có nhiều hệ thống báo cáo tài chính và tất nhiên, đi theo đó là tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán khác nhau Phổ biến nhất hiện nay là hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống báo cáo tài chính Mỹ Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thực hiện báo cáo tài chính theo hệ thống tiêu chuẩn quốc gia

2 Lịch sử hình thành và phát triển kế toán Việt Nam

Việt Nam nhờ thuận lợi về mặt địa lý có nhiều đường biển, đường sông vì vậy quá trình buôn bán, giao thương trên thế giới dễ dàng, nghề kế toán Việt nam

có cơ hội phát triển từ rất sớm

Sự phát triển ngành kế toán gắn liền với sự phát triển lịch sử của nước nhà Tại Việt Nam hệ thống tài chính kế toán đã phát triển qua 6 giai đoạn chính:

Trang 8

2.1 Từ năm 1954 trở về trước

Trong thời kỳ phong kiến: kế toán ở Việt Nam chỉ đơn giản là việc ghi chép mang tính liệt kê tài sản, nhằm phục vụ cho người sở hữu tài sản nắm được về tình hình tài sản của mình

Khi thực dân Pháp vào xâm chiếm Việt Nam, xây dựng các nhà máy, đồn điền phục vụ cho chính sách bóc lột, đồng thời có sử dụng kế toán Nghề kế toán qua đó được du nhập vào Việt Nam Tuy nhiên, kế toán ở Việt Nam thời kỳ đó vẫn còn chưa phát triển

2.2 Từ năm 1954 -1975

Sau khi đánh thắng thực dân Pháp xâm lược và bị Mỹ nhảy vào xâm chiếm miền Nam, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền: Miền Bắc với sự giúp đỡ của Liên Xô phát triển theo đường lối XHCN, miền Nam tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Bối cảnh lịch sử đó có ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán Việt Nam Miền Bắc áp dụng hệ thống kế toán của Liên Xô còn miền Nam áp dụng hệ thống kế toán Mỹ

2.3 Từ năm 1976 -1994

Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội

Hệ thống kế toán áp dụng ở Việt Nam trong thời kỳ này là hệ thống kế toán của Liên Xô trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, một mô hình cứng nhắc, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế quốc tế nói chung Trong thời kỳ này, kế toán chỉ

là công cụ phản ảnh thụ động tình hình hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao cũng như mục đích chủ yếu là quyết toán thuế Các báo cáo tài chính được ghi nhận trên

số liệu của kế toán rất khác nhau giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, không tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất,

có thể so sánh được Trong thời điểm này, hệ thống thông tin kế toán không thực hiện hết chức năng và mang tính đối phó

4

Trang 9

Trong giai đoạn từ năm 1986 đến 1990, các chính sách mở cửa nền kinh tế cùng với luật đầu tư nước ngoài được ban hành 1987, Việt Nam đã cho phép hình thành các loại hình kinh tế tư nhân, tư nhân, tư bản trong và ngoài nước song hành cùng với thành phần kinh tế Nhà nước đang giữ vị trí độc tôn lúc bấy giờ Trong thời kỳ đó, Nhà nước không điều phối nền kinh tế bằng quyền lực hành chính trực tiếp mà thay vào đó là điều phối gián tiếp, thông qua hệ thống thông tin theo chiều ngang trong mối quan hệ ràng buộc giữa các doanh nghiệp với cơ chế thị trường

Do đó yêu cầu thông tin cung cấp cho mục đích quản lý phải nhanh chóng và kịp thời, nội dung thông tin không cần mang tính thống kế, tác nghiệp mà phải mang tính phân tích ở tầm quản lý vĩ mô của Nhà nước Xuất phát từ yêu cầu này Bộ Tài chính đã phát hành các văn bản về hệ thống tài khoản, chế độ báo cáo kế toán, chế

độ kế toán sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, chế độ sổ sách, chứng từ kế toán ban hành theo các Quyết định số 212-TC/CĐKT ngày 15-12-1989, 224-TC/CĐKT ngày 18-4-1990, 598- TC/CĐKT ngày 8-12-1990, 1205-TC/CĐKT và 1206-TC/CĐKT ngày 14-12-1994 và Thông tư số 07-TC/CĐKT ngày 21-2-1994 Tuy nhiên do khả năng sử dụng thông tin để ra quyết định còn thấp nên báo cáo tài chính còn mang tính hình thức

2.4 Từ năm 1995 -2002

Do thực tế khách quan thay đổi nên giai đoạn từ năm 1995 đến nay chính là thời gian mà hệ thống kế toán tài chính nước ta có những bước phát triển cao nhất

và hoàn thiện nhất, trong đó kế toán tài chính nước ta đã hình thành và phát triển lĩnh vực kiểm toán

Một trong những bước đột phá trong lĩnh vực kế toán được đánh dấu bởi sự

ra đời của chế độ kế toán doanh nghiệp Điều này cho thấy những nổ lực của Việt Nam trong vấn đề cải cách hệ thống kế toán để đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế

Chế độ kế toán của giai đoạn này là Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT

ban hành ngày 01/11/1995 Đây là chế độ Kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất

Trang 10

cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế Hệ thống Chế độ

Kế toán doanh nghiệp gồm:

- Hệ thống tài khoản kế toán và giải thích nội dung, kết cấu phương pháp ghi chép các tài khoản kế toán

- Hệ thống báo cáo tài chính và các quy định về nội dung, phương pháp lập báo cáo tài chính

- Chế độ sổ kế toán

- Chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp

Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT có vai trò nền tảng vô cùng quan trọng của trong việc hình thành chế độ kế toán Việt Nam hiện hành Sự ra đời và đi vào thực tiễn công việc của Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT đã chính thức mở ra một trang

sử mới cho nghề kế toán Việt Nam, khẳng định quyết tâm hội nhập kinh tế thị trường của kế toán Việt Nam từ hơn 20 năm trước

Tuy nhiên sau hơn 10 năm, Quyết định 1141- TC/QĐ/CĐKT đã không còn phù hợp với tình hình phát triển thực tế Để cập nhật những biến động từng ngày, theo kịp đà phát triển của nền kinh tế trong nước, khu vực và tiến tới hội nhập quốc tế, Bộ Tài chính đã phải liên tiếp ban hành nhiều quyết định, thông tư và văn bản hướng dẫn, sửa đổi bổ sung Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT này

2.5 Luật kế toán 2003 và các chuẩn mực Việt Nam

Đến đầu những năm 2000, thời điểm các chuẩn mực kế toán đầu tiên được soạn thảo ở Việt Nam cũng là thời điểm chứng kiến nhiều biến động có ảnh hưởng tới hoạt động kế toán cả trên thế giới và ở Việt Nam Đây cũng là năm chứng kiến

sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam đánh dấu bằng sự kiện khai trương Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000 Sự ra đời của thị trường chứng khoán tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm một kênh thu hút vốn bằng việc niêm yết trên tại các trung tâm mà sau này thành các

sở giao dịch chứng khoán Tuy nhiên, để có thể thu hút vốn được thì các doanh nghiệp phải có những báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như có khả năng so sánh được giữa các doanh

6

Trang 11

nghiệp Nhu cầu đó đòi hỏi sự ra đời của các chuẩn mực kế toán ở Việt Nam để thống nhất cách hạch toán kế toán của các doanh nghiệp

2.5.1 Nội dung cơ bản Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực này được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 26 chuẩn mực đã được Bộ Tài chính ban hành qua 5 đợt gồm 5 Quyết định và 6 Thông tư cụ thể sau:

Đợt 1: Ban hành ngày 31/12/2001 gồm 4 chuẩn mực gồm số 02, 03, 04 và 14

theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và Thông tư sô 161/2007/ TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ tài chính

Đợt 2: Ban hành ngày 31/12/2002 gồm 6 chuẩn mực gồm số 01, 06, 10, 15,

16, 24 theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC vào ngày 31/12/2002 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng bộ tài chính

Đợt 3: Ban hành ngày 30/12/2003 gồm 6 chuẩn mực gồm số 05, 07, 08, 21,

25, 26 theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC vào ngày 30/12/2003 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng bộ tài chính

Đợt 4: Ban hành ngày 15/02/2005 gồm 6 chuẩn mực gồm số 17, 22, 23, 27,

28, 29 theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC vào ngày 15/02/2005 và Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính

Đợt 5: Ban hành ngày 28/12/2005 gồm 4 chuẩn mực gồm số 11, 18, 19, 30

theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC vào ngày 28/12/2005 và Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính

Bên cạnh chuẩn mực, sự ra đời của Luật kế toán đã trở thành cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển kế toán

Ngày đăng: 23/09/2016, 22:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w