LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình hình thành phát triển kinh tế hàng hoá, tiền tệ đã lần lượt tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc bi
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình hình thành phát triển kinh tế hàng hoá, tiền tệ đã lần lượt tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động sản xuất, lưu thông, trao đổi hàng hoá Cùng với nó là hệ thống các lý thuyết tiền tệ của các nhà kinh tế học qua các thời kỳ đã nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ, nghiên cứu về quy luật tiền tệ, mức cung, mức cầu tiền tệ để có các chính sách tiền tệ cho phù hợp Để khái quát hóa quá trình hình thành
và lịch sử phát triển tiền tệ trong các học thuyết kinh tế của các nhà kinh tế học, học viên xin được trình bày tiểu luận “Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của tiền tệ” Qua đó, rút ra ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với Việt Nam hiện nay Mặc dù học viên đã nỗ lực, cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, song tiểu luận này không tránh khỏi những kiếm khuyết, rất mong được sự hướng dẫn, góp ý của các thầy cô và các học viên quan tâm để bổ sung, chỉnh sửa, góp phần hoàn thiện tiểu luận này
Trân trọng!
Trang 2I) LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TIỀN TỆ
Lịch sử hình thành và phát triển của của tiền tệ trải qua nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn lại mang các đặc điểm khác nhau Trong lịch sử phát triển của loài người, lúc đầu con người sống thành bầy đàn, kiếm ăn một cách tự nhiên, chưa có chiếm hữu tư nhân, chưa có sản xuất và trao đổi hàng hóa nên chưa có tiền tệ Tuy nhiên, ngay từ trong xã hội nguyên thủy đã xuất hiện mầm móng của sự trao đổi Lúc đầu trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên và được tiến hành trực tiếp vật này lấy vật khác Giá trị (tương đối) của một vật được biểu hiện bởi giá trị sử dụng của một vật khác duy nhất đóng vai trò vật ngang giá Khi sự phân công lao động xã hội lần thứ nhất xuất hiện, hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên hơn Tương ứng với giai đoạn phát triển này của trao đổi là hình thái giá trị mở rộng Tham gia trao đổi bây giờ không phải là hai loại hàng hóa mà là một loạt các loại hàng hóa khác nhau Đây là một bước phát triển mới, tiến bộ so với hình thái giá trị giản đơn, song bản thân nó còn bộc lộ một số thiếu sót:
-Biểu hiện tương đối của giá trị mọi hàng hóa chưa được hoàn tất, vẫn còn nhiều hàng hóa làm vật ngang giá
-Các hàng hóa biểu hiện cho giá trị của một hàng hóa không thuần nhất
Phân công lao động xã hội và sản xuất phát triển thì hình thức trao đổi hàng hóa trực tiếp ngày càng bộc lộ các nhược điểm của nó Các hàng hóa chỉ được trao đổi với nhau khi những người chủ của nó có cùng ý muốn trao đổi, ý muốn trùng khớp Như vậy,
Trang 3cùng với sự phát triển của sản xuất thì trao đổi trực tiếp ngày càng khó khăn và làm cho mâu thuẫn trong lao động và phân hóa lao động xã hội ngày càng tăng Do đó, tất yếu đòi hỏi phải có một thứ hàng hóa đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung tất ra từ tất
cả các thứ hàng hóa khác và các hàng hóa khác có thể trao đổi được với nó Thích ứng với giai đoạn phát triển này của trao đổi là hình thái giá trị chung Nhưng trong giai đoạn này, tác dụng của vật ngang giá chung vẫn chưa cụ thể tại một thứ hàng hóa nào, trong những vùng khác nhau tì có những thứ hàng hóa khác nhau có tác dụng làm vật ngang giá chung Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai xuất hiện, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa phát triển và thị trường mở rộng Tình trạng nhiều hàng hóa có tác dụng vật ngang giá chung phát sinh mâu thuẫn với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, thị trường đòi hỏi phải thống nhất một vật ngang giá đơn nhất Khi vật ngang giá chung cố định ở một loại hàng hóa thì sinh ra hình thái tiền tệ Khi đó, tất cả hàng hóa được biểu hiện giá trị của nó trong một thứ hàng hóa, thứ hàng hóa đó trở thành vật ngang giá chung
Như vậy, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và của các hình thái giá trị Tóm lại, tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị Đồng thời cũng là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa
Trang 4II) KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ
Chúng ta đều biết tiền tệ là một thuật ngữ rất quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội, tuy nhiên, khó có thể tìm ra một khái niệm thống nhất về tiền tệ Để tìm hiểu về bản chất và từ đó suy ra khái niệm thế nào là tiền tệ, chúng ta cần quay lại quá trình phát triển các hình thái giá trị trong nền kinh tế hàng hóa
a) Sự phát triển các hình thái giá trị
Trong nền kinh tế hàng hóa, giá trị được biểu hiện thông qua bốn hình thái cụ thể: hình thái giá trị đơn giản hay ngẫu nhiên, hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng, hình thái chung của giá trị, hình thái tiền tệ Dưới đây sẽ lần lượt làm rõ từng loại hình thái giá trị trên
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:
Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, khi trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác
VD: 1m vải= 10kg thóc
+ Tuy là hình thái đơn giản nhưng bản thân nó lại không đơn giản, lại bao gồm hai hình thái: hình thái tương đối và hình thái ngang giá Hai hình thái này là hai mặt liên quan với nhau, không thể tách rời nhau đồng thời là hai cực đối lập của một phương trình giá trị.Trong hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỉ lệ trao đổi chưa cố định
Trang 5+ Hình thái giản đơn, giá trị của một hàng hóa chỉ được phát hiện ở một hàng hoá nhất định khác với nó, chứ không biểu hiện ở mọi hàng hoá khác
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, sau phân công lao động xã hội lần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, trao đổi trở lên thường xuyên hơn, một hàng hoá này có thể quan hệ với nhiều hàng hoá khác
VD: 1m vải =10kg thóc hoặ 2 con gà, hoặc 0,1 chỉ vàng
Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.Tuy nhiên đây vẫn là trao đổi trực tiếp tỉ lệ trao đổi chưa cố định
Hình thái chung của giá trị
Với sự phát triển cao hơn nữa lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên đa dạng và nhiều hơn Nhu cầu trao đổi do
đó trở nên phức tạp hơn, vì thế việc trao đổi trực tiếp không còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổi Trong tình hình đó người ta phải đi con đường vòng, mang hàng hoá của mình đổi lấy thứ hàng hoá được nhiều người ưu chuộng, rồi đem hàng hoá đổi lấy thứ hàng hoá mà mình cần khi vật trung gian trong đó trao đổi được cố định lại thì ở thứ hàng hoá được nhiều người ưu chuộng thì hình thái chung của giá trị xuất hiện
VD: 10 kg thóc hoặc 1 con gà, hoặc 0,1 chỉ vàng = 1 m vải
Hình thái tiền tệ
Trang 6Khi lực lượng và phân công lao đông xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hoá và thị trường ngày càng mở rộng thì tình trạng có nhiểu vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khan, do đó dẫn đến đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất.Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái của giá trị
VD: 10 kg thóc hoặc 1m vải hoặc 2 con gà= 1 chỉ vàng
Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hoá, khi tiền
tệ ra đời thì thế giới hàng hoá được phân thành hai cực: một bên là các hàng hoá thông thường, một bên là hàng hoá đóng vai trò tiền tệ Đến đây giá trị các hàng hoá đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất, tỷ lệ trao đổi được cố định lại
b) Bản chất của tiền tệ
Qua việc nghiên cứu về quá trình phát triển của các hình thái giá trị, ta có thể kết luận:” Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hóa, là sản phẩm của quá trình phát triển và trao đổi hàng hóa” Ở đây có một điều đáng chú ý là các nhà nghiên cứu khác giải thích tiền tệ từ hình thái phát triển cao nhất của nó, xét về cơ bản là đi ngược lại với trình tự nghiên cứu hiệu quả và kết quả nghiên cứu thu được theo đó cũng thiếu đi
độ chuẩn xác, nói cách khác là đã không làm rõ được bản chất của tiền tệ Trái lại, Các Mác nghiên cứu tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa và từ sự phát triển các hình thái giá trị hàng hóa, chính vì thế mà tìm ra nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
Trang 7Vậy có thể kết luận: tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa, làm vật ngang giá chung thống nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
III) CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ
Khi tiền tệ ra đời thì bối cảnh xã hội và nhu cầu trao đổi hàng hóa lại đặt ra một yêu cầu mới, đó là hình thái của tiền tệ: dùng hàng hóa nào làm vật ngang giá chung, làm sao để cất giữ hay chuyên chở loại hàng hóa đó với số lượng lớn đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường…Vậy xã hội ngày ấy đã giải quyết vấn đề nan giải này như thế nào, chúng ta cùng nhìn lại quá trình phát triển các hình thái của tiền tệ từ đơn giản tới phức tạp
1) Hóa tệ
Sản xuất và trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, sự trao đổi không còn ngẫu nhiên, không còn trên cơ sở của định giá giản đơn Trao đổi đã vượt ra khỏi cái khung nhỏ hẹp một vài hàng hóa đòi hỏi phải có một hàng hóa có tính đồng nhất, tiện dụng trong vai trò của vật ngang giá, tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi và bảo tồn giá trị
Đó cũng chính là chức năng của hóa tệ, hóa tệ bao gồm hóa tệ không kim loại và hóa tệ bằng kim loại
Trang 8a) Hóa tệ không kim loại
Là hóa tệ không phải được làm từ kim loại và không có bản chất của không có bản chất kim loại
Những hình thức hóa tệ ( tiền tệ ) đầu tiên khá lạ lùng, chủ yếu là những vật trang sức hay những vật có thể ăn Một vài ví dụ có thể kể đến như thổ dân ở các bờ biển Châu Á, Châu Phi, trước đây đã dùng vỏ sò, vỏ ốc làm tiền; lúa mì và đại mạch được sử dụng ở vùng Lưỡng Hà, gạo được dùng ở quần đảo Philippines Trước Công nguyên, ở Trung Quốc kê và lụa được sử dụng làm tiền… Tuy nhiên, tiền
tệ bằng hàng hóa có những bất tiện nhất định trong quá trình trao đổi cũng như không được chấp nhận ở tất cả mọi nơi, mặt khác nó còn dễ hư hỏng, không đồng nhất Vì vậy cần có một loại hóa tệ khác có khả năng khắc phục những nhược điểm trên
b) Hóa tệ bằng kim loại
Là hóa tệ được làm bằng kim loại
Các kim loại được dùng làm tiền tệ gồm: đồng, kẽm, vàng, bạc…nói chung, các kim loại có nhiều ưu điểm hơn hẳn hàng hóa không kim loại khi được sử dụng làm thành tiền tệ như: phẩm chất, trọng lượng có thể quy đổi chính xác hơn, dễ dàng hơn Mặt khác nó hao mòn chậm hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi…trải qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim loại, dần dần người ta chỉ chọn hai kim loại dùng để làm tiền tệ lâu dài hơn là vàng và bạc Sở dĩ vàng hay bạc trở thành tiền tệ lâu
Trang 9dài là vì bản thân nó có những thuận tiện mà những kim loại khác không có được như: tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính dễ cất trữ, tính dễ lưu thông
Một số ví dụ về sử dụng hóa tệ kim loại có thể kể đến như:
Tiền bằng chì chỉ xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dưới dạng một
thỏi dài có lỗ ở một đầu để có thể xâu thành chuỗi Tiền bằng hợp kim vàng
và bạc xuất hiện đầu tiên vào những năm 685 – 652 trước Công nguyên ở vùng Tiểu Á
và Hy Lạp có đóng dấu in hình nổi để đảm bảo giá trị Các đồng tiền bằng kim lại đã sớm xuất hiện ở vùng Địa Trung Hải Tiền kim loại đầu tiên ở Anh làm bằng thiếc, ở Thuỵ Sĩ và Nga bằng đồng Khi bạch kim mới được phát hiện, trong thời kỳ 1828 – 1844, người Nga cho đó là kim loại không sử dụng được nên đem đúc tiền
Tuy nhiên những hóa tệ bằng kim loại này lại có nhược điểm là cồng kềnh, khó cất giữ, khó chuyên chở… Công cuộc tìm ra một loại tiền tệ mới lại tiếp tục và sản phẩm tiếp theo của quá trình này là tín tệ
2) Tín tệ
Tín tệ là thứ tiền mà tự nó không có giá trị nhưng do sự tín nhiệm của mọi người
mà nó được lưu dụng.
Tín tệ gồm hai loại: tín tệ kim loại và tiền giấy Tiền kim loại thuộc hình thái tín
tệ khác với tiền kim loại thuộc hình thái hóa tệ ở chỗ: trong hóa tệ kim loại giá trị của kim loại làm thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền, còn ở tín tệ kim loại, giá trị chất kim laọi đúc thành tiền và giá trị ghi trên bề mặt của đồng
Trang 10tiền không có liên hệ gì với nhau, có thể gắn cho nó một giá trị nào cũng được Tiền giấy tiền giấy có hai loại: tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán
- Tiền giấy khả hoán: là một mảnh giấy được in thành tiền và lưu hành,
thay thế cho tiền bằng vàng hay tiền bằng bạc mà người ta không gửi tại ngân hàng Người có loại tiền này có thể đến ngân hàng để đổi lấy một số lượng vàng hay bạc tương đương với giá trị ghi trên tờ giấy hoặc sử dụng làm tiền vào bất cứ lúc nào họ cần Tại phương tây, tiền giấy khả hoán xuất hiện vào thế kỷ XVII Ông Palmstruck, người sang lập ra ngân hàng Stockholm của Thụy Điển vào thế
kỷ XVII được công nhận là người đầu tiên sang chế ra tiền giấy khả hoán Ở phương đông, tiền giấy khả hoán xuất hiện sớm hơn hẳn ở phương tây
- Tiền giấy bất khả hoán: là loại tiền giấy bắt buộc lưu hành và dân chúng
không thể đem nó đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc Đây là loại tiền giấy
mà ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng Tại Việt Nam, tiền giấy ra đời vào thế kỷ XV, dưới thời Hồ Quý Ly Tại pháp, tiền giấy trở thành bất khả hoán năm 1720 Tại Mỹ, trong thời gian nội chiến vào những năm 1862-1863, nhiều nước đã phát hành tiền giấy bất khả hoán Sau nội chiến kết thúc, trở thành khả hoán kể từ năm 1879
Có thể nói, chiến tranh thế giới lần thứ nhất và cuộc khủng hoảng kinh tế
1929-1933 là nguyên nhân chính để dẫn đến việc sử dụng tiền giấy bất khả hoán rộng khắp các nước
Trang 113) Bút tệ
Bút tệ là một hình thái tiền tệ được sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán của ngân hàng.
Bút tệ không có hình thái vật chất, nó chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiền thể hiện trên tài khoản ngân hàng thực chất, bút tệ là tiền phi vật chất, nhưng nó cũng có những tính chất giống như tiền giấy là được sử dụng trong thanh toán qua những công cụ thanh toán của ngân hàng như: séc, lệnh chuyển tiền…mà còn có những ưu điểm hơn hẳn tiền giấy, đó là: an toàn hơn, chuyển đổi ra tiền giấy dễ dàng, thanh toán rất thuận tiện, kiểm nhận nhanh
Về nguồn gốc, trong kinh tế học người ta cho rằng bút tệ xuất hiện đầu tiên tại ngân hàng Anh vào giữa thế kỷ 19, sau đó dần dần lan sang các quốc gia khác Ngày nay, bút tệ được sử dụng rộng rãi trong các cuộc giao dịch tại các nước công nghiệp, hậu công nghiệp
Có thể thấy dù ở bất cứ nền kinh tế nào, dù ở bất cứ mức độ phát triển nào, tiền tệ cũng có tính chất đa dạng nhất định của nó Do vậy, việc tồn tại nhiều hình thái tiền tệ để thỏa mãn tất cả những nhu cầu đa dạng của xã hội, của các cá nhân là điều tất nhiên Các hình thái tiền tệ càng về sau càng có nhiều ưu điểm và được sử dụng rộng rãi hơn.
Trang 12Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ đóng vai trò cốt lõi không thể thay thế được Cụ thể, vai trò của tiền tệ được thể hiện ở ba mặt:
- Thứ nhất: Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa.
C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khổng thể tiến hành sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền và sự vận động của nó Khi tiền tệ tham gia trong chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông là cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôi chảy Mặt khác, khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho người sản xuất có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh Tiền tệ trở thành công cụ duy nhất và không thể thiêu để thực hiện yêu cầu quy luật giá trị Vì vậy, nó là công cụ không thể thiếu được để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa
- Thứ hai: Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển nền kinh tế hàng hóa.
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Cùng với ngoại thương, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế,