1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Sự ra đời và quá trình phát triển của Phố Hiến

16 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 406,5 KB

Nội dung

Cửa sông Domea chính là cửa Sông Đàng Ngoài nổi tiếng trên các bản đồ và trong thư tịch cổ phương Tây thế kỷ XVII-XVIII với tư cách là tuyến giao thương quan trọng nhất của người châu Âu

Trang 1

Bài làm

Nói đến các đô thị cổ Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới địa danh Phố Hiến Nhân dân ta có câu: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến” Vậy, Phố Hiến

là đô thị như thế nào mà lại có vai trò quan trọng “thứ nhì” của nước ta vào những thế

kỷ XVI - XVIII?

1 Vị trí địa lý

Phố Hiến còn được gọi là chợ Hiến (Hiến thị), dinh Hiến (Hiến danh) hoặc có khi là chợ dinh Hiến (Hiến danh thị)

Phố Hiến ngày nay thuộc địa phận thị xã Hưng Yên Xưa kia Phố Hiến nằm sát bên bờ tả ngạn sông Hồng, nhưng do phù sa bồi đắp nên ngày nay đã ở cách dòng sông khoảng chừng 2 km Theo đường sông, Phố Hiến cách Hà Nội 55 km Trước đây từ Thăng Long xuôi thuyền xuống Phố Hiến mất khoảng 2 ngày, ngược dòng lên Kinh đô mất 3 ngày

Vị trí của Phố Hiến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tuyến giao thông đường thuỷ thuộc hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ Bằng đường thuỷ, từ Phố Hiến có thể liên lạc tới hầu hết các địa phương thuộc các trấn Sơn Nam, Hải Dương, An Quảng Phố Hiến là nơi trung chuyển, cửa ngõ án ngữ hoặc thông thương của mọi tuyến giao thương đường sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới Kinh thành Thăng Long, qua các tuyến sông Đáy, sông Hồng, sông Thái Bình Vị trí này được thể hiện rõ trên Bản đồ dòng chảy Sông Đàng Ngoài từ Cacho (Hà Nội) ra đến biển do một nhà hàng hải người Anh vẽ vào thế kỷ XVII.Trong chuyến du hành đến Đàng Ngoài Việt Nam năm 1688, một nhà hàng hải người Anh tên là William Dampier đã nhắc đến hai cửa sông chính từ biển Đông vào Đàng Ngoài là cửa Rokbo và cửa Domea

Cửa Rokbo là cửa sông Đáy, cửa sông lớn nhất kể từ phía Nam, trong các thư tịch cổ còn mang tên Cửa Đại, Cửa Đại Ác hoặc Cửa Liêu Tên Rokbo là biến âm của Độc Bộ, tên đoạn hạ lưu sông Đáy thông ra biển, ngược lên sông Vị Hoàng (thuộc Nam Định), ăn thông vào sông Hồng Vào thế kỷ XVII, cửa sông này tương đối nông,

độ nước sâu không quá 12 bộ (khoảng 3,648 m), nhưng đáy là một lớp phù sa mềm, nên rất tiện lợi cho các thuyền nhỏ Cho đến khoảng giữa thế kỷ XVII, đó là lối vào chính của các thuyền mành Trung Quốc và Xiêm La ngược sông lên bỏ neo ở Phố Hiến J B Tavernier trong Du ký năm 1679 gọi là “Cua Dag” và nhận xét: “Tất cả những tàu lớn đều phải dừng lại ở cửa này, không thể vào đường sông lớn Kẻ Chợ, vì

nó đã bị bồi đầy cát từ vài năm nay” Đại Nam nhất thống chí cũng ghi: “Cửa Liêu là cửa biển trọng yếu ở Bắc Kỳ, sau vì cát bồi lấp, thuyền ghe không thông”

Trang 2

Cửa sông thứ hai, cửa Domea, nơi các tàu thuyền từ biển Đông, nhất là các tàu phương Tây có trọng tải lớn thường hay vào, chính là cửa Thái Bình Trong chuyến du hành của mình, William Dampier viết: “Các tàu buôn phương Tây thường nhờ hoa tiêu dẫn theo một luồng nước giữa hai dải cát ngoài cửa sông, tiến ngược qua hạ lưu sông Thái Bình, tới bỏ neo tại một thị trấn có tên Domea cách cửa sông khoảng chừng từ 20-28 km” (có nhiều khả năng đây là làng An Dụ, xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) Từ đó, dùng thuyền ngược lên theo sông Luộc tới Phố Hiến Cửa sông Domea chính là cửa Sông Đàng Ngoài nổi tiếng trên các bản đồ và trong thư tịch cổ phương Tây thế kỷ XVII-XVIII với tư cách là tuyến giao thương quan trọng nhất của người châu Âu tại khu vực miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ này Sông Đàng Ngoài là một phức hợp sông, bao gồm sông Hồng chảy từ Hà Nội đến Phố Hiến, sông Luộc và

hạ lưu sông Thái Bình thuộc Hải Phòng ngày nay

Cùng với các tuyến giao thương đường sông, các tuyến giao thương ven biển đã nối liền Phố Hiến với các thị trường xa hơn Từ thời nhà Trần (1226-1400), các thương nhân người Hoa ở Xích Đằng đã có những mối liên hệ với các cảng Hội Triều (Thanh Hoá), Càn Hải và Hội Thống (Nghệ An) Thế kỷ XVII-XVIII, các quan hệ thương mại giữa Phố Hiến và vùng Sơn Nam với các phố cảng miền Trung và Đàng Trong thông qua các khách buôn nước ngoài càng được tăng cường, như các bến đò Phục Lễ (Nghệ An), Phù Thạch (Hà Tĩnh) và xa hơn là Thanh Hà (Thuận Hoá), Hội An (Quảng Nam) Cuối cùng, cùng với các liên hệ giao thông nội địa trong các thế kỷ XVII-XVIII, qua hai hệ thống sông Đàng Ngoài và sông Đáy, Phố Hiến còn bắt nhịp với các tuyến giao thương quốc tế ở biển Đông, như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, cũng như với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, Phố Hiến là một thương cảng, một giang cảng của Đàng Ngoài, là cửa ngõ quan trọng nhất của Thăng Long lúc bấy giờ

2 Sự ra đời và quá trình phát triển của Phố Hiến

Phố Hiến có một lịch sử khá sớm và lâu dài, nhưng thời kỳ hưng đạt nhất của

nó là vào khoảng nửa sau thế kỷ XVII

Trong giai đoạn tiền Phố Hiến, ngay từ thế kỷ X , các nhà nghiên cứu đã từng lưu

ý đến vùng Đằng Châu phía bắc thị xã Hưng Yên ngày nay Vùng này vốn là một lãnh địa của sứ quân Phạm Phòng Ất (Phạm Bạch Hổ), đến thời Tiền Lê là thực ấp của Lý Công Uẩn Thế kỷ XVIII, dưới thời nhà Trần, khi nhà Nguyên diệt Tống, một số kiều dân Trung Quốc tị nạn đã kéo sang Việt Nam, lập nên làng Hoa Dương (hàm ý những Hoa kiều tị nạn thờ Dương Quý Phi) Vung này về sau bao gồm các xã Mậu Dương, Lương Điền và Phương Cái Cùng lúc đó, một số người Việt từ nhiều địa phương khác nhau cũng dần dần đến sinh sống tại địa điểm tụ cư này để buôn bán và làm ăn

Trang 3

Có nhiều khả năng là tên gọi Phố Hiến lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ

XV Khi đó, trong công cuộc cải cách hành chính của mình, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã chia nước thành 12 đạo Thừa tuyên Ở mỗi Thừa tuyên có lập một ty Hiến sát sứ trông coi việc kiểm sát, giám sát trong đó có việc kiểm soát các thuyền bè

đi lại trên sông Người dân đã lấy tên Phố Hiến để đặt cho khu phố chợ trước đây mà nay có thêm lị sở của ty Hiến sát sứ đặt ở đấy

Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVII, Phố Hiến mới trở thành một đô thị sầm uất, nổi tiếng trong cả nước, một trung tâm chính trị - kinh tế có nhiều mối giao lưu quốc

tế Lúc này, ở Phố Hiến có lị sở của trấn thủ sứ Sơn Nam, ty Hiến sát sứ Sơn Nam, các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong ngoài nước, một đoạn sông tấp nập các thuyền

bè đi lại và đỗ bến, những chợ phố đông đúc, các thợ thủ công và thương nhân người Việt, người Hoa, Nhật Bản và phương Tây Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn có chép: “Cung cũ Hiến Nam ở địa phận xã Nhân Dục, huyện Kim Động là lị sở trấn Sơn Nam đời Lê, phàm người nước ngoài đến buôn bán thì tụ tập ở đây, gọi là Vạn Lai Triều, phong vật phồn thịnh, nhà ngói như bát úp”

Địa điểm Hiến ty Sơn Nam chủ yếu đặt ở địa phận thị xã Hưng Yên ngày nay Cùng với Hiến ty, các triều đình phong kiến có đặt ra những trạm tuần ty, kiểm soát thuyền bè, có thể ở cả hai bên bờ sông Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú thì trạm Lãnh Trì ở sát Phố Hiến về phía bắc thuộc huyện Kim Động (tả ngạn sông Hồng) Trên bản đồ dòng chảy Sông Đàng Ngoài từ Hà Nội ra đến biển do một nhà hàng hải Anh vẽ vào thế kỷ XVII, ngoài địa điểm Phố Hiến ở bên tả ngạn được ghi là “Thành phố ở đó người Anh có một thương điếm”, thì cũng đánh dấu một địa điểm tụ cư hoặc một lị sở đáng chú ý ở phía đối diện ở bên kia (hữu ngạn) sông Hồng

3 Đặc điểm diện mạo Phố Hiến thế kỷ XVII - XVIII

Ngoài sự tồn tại của một lị sở trấn thủ Sơn Nam như một hạt nhân chính trị, một

ty Hiến sát sứ Sơn Nam đóng vai trò một trạm hải quan tiền cảng, Phố Hiến trong lịch

sử chủ yếu mang diện mạo của một đô thị kinh tế Kết cấu của nó bao gồm một bến cảng sông; một tập hợp chợ; khu phường phố; và hai thương điếm phương Tây (Hà Lan và Anh)

3.1 Giang cảng Phố Hiến

Mạch máu giao thương của Phố Hiến là sông Xích Đằng - đoạn sông Nhị Hà chảy sát Phố Hiến Đoạn sông này sau bị cát bồi lấp, đến nay đã ở cách thị xã Hưng Yên khoảng 2 km Sự thuận tiện của Phố Hiến là ở chỗ đây là nơi trung chuyển và là điểm tụ hội của những đoạn đường sông từ biển Đông vào tới Kinh thành Thăng Long như tuyến Sông Đàng Ngoài, nhiều tuyến sông khác

Trang 4

Bến cảng Phố Hiến là nơi các tàu thuyền ngoại quốc lưu đỗ để làm thủ tục kiểm soát và xin giấy phép đi tiếp tới k inh đô Các thuyền mành Trung Quốc, Xiêm La và châu Á khác thường đi thẳng từ biển Đông qua các cửa sông tới Phố Hiến rồi ngược lên Thăng Long Các tàu buôn phương Tây có trọng tải nặng hơn thường bỏ neo tại một địa điểm cách biển không xa được gọi là Domea (Đò Mè) rồi dùng thuyền nhỏ và vừa chuyển lên Phố Hiến Tuy nhiên, cũng có khi các tàu phương Tây lên tận Phố Hiến, thậm chí Thăng Long - Kẻ Chợ Năm 1637, khi thương nhân Hà Lan Karel Hartsinck tới Phố Hiến đã gặp nhiều tàu thuyền Bồ Đào Nha đi lại trên sông, chở đầy

tơ sống Năm 1644, người Hà Lan, đã cho tàu của mình lên tận Kẻ Chợ Hay năm

1672, tàu Zant của Công ty Đông Ấn Anh đã đi suốt dọc Sông Đàng Ngoài Nhật ký của Công ty Đông Ấn Anh cũng đã ghi lại, trong hơn 10 năm (1672-1683), đã có khoảng 30 chuyến tàu phương Tây cập bến tại Phố Hiến, gồm cả tàu Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh Ở phía bắc Phố Hiến, bến Xích Đằng là một bến đò quan trọng, nhất là đối với việc buôn bán nội địa Theo Đại Nam nhất thống chí, bến Xích Đằng có 4 bến đò: Kệ Châu, Quan Xuyên, Nhân Dục và Phương Trà Bên kia sông lại có trạm tuần ty Lãnh Trì là một trạm tuần lớn Đền thờ bà hàng nước ở Xích Đằng kể rằng chỉ nhờ vào việc bán nước cho các khách thương của các thuyền bè qua lại mà bà giàu tới ức vạn

Ở phía nam có bến Nễ Châu, còn gọi là Bến Mới, có thể là nơi các tàu thuyền phương Tây thường đỗ đậu Địa danh truyền lại “Bến Đá”, “Dốc Đá” có thể gợi đến những kè

đá táp vào bờ sông cho những tàu thuyền lớn bỏ neo Ở đấy người ta còn tìm thấy một

bệ cột cờ bằng đá, có thể đó là di vật của các thương điếm phương Tây ngày trước Những người Việt và khách thương Trung Hoa thời đó gọi chung Phố Hiến là “Vạn Lai Triều”, có nghĩa “bến nước mà từ đó các tàu thuyền sau khi được phép sẽ đi vào triều đình (ở Thăng Long)” Điều đó nói lên vai trò quan trọng có tính quyết định của bến cảng ở Phố Hiến, tính chất thương cảng đối với toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của Phố Hiến

3.2 Chợ

Cùng với bến cảng sông là một các khu chợ khá sầm uất Chợ Vạn ở bến Xích Đằng là một chợ sầm uất nổi tiếng trong dân gian Chợ Hiến (tức chợ Nhân Dục) bên cạnh lị sở Sơn Nam là chợ chính, theo Đại Nam nhất thống chí, đây là “chợ lớn nhất trong tỉnh hạt” Phía dưới lại có chợ Bảo Châu, bên cạnh bến Nễ Châu Những chợ này

đã vượt khỏi khuôn khổ những chợ địa phương để chở thành các chợ liên vùng Thuyền bè từ Thăng Long - Kẻ Chợ và các trấn gần xa trong nước cũng như nước ngoài đã đến đây buôn bán, trao đổi hàng hoá Một số các thương nhân đã trở nên giàu

có từ việc buôn bán trong các chợ này

Trang 5

3.3 Khu phường phố

Khu phường phố là khu định cư của người Việt và các kiều dân ngoại quốc (chủ yếu là người Hoa) sản xuất và buôn bán với tính chất cố định ở Phố Hiến Dựa theo các văn bia ở chùa Hiến (1709) và chùa Chuông (1711), Phố Hiến thời đó có khoảng

20 phường, gồm: 9 phường có tên chỉ địa vực: Cựu đê thị (phường đê cũ); Ngoại đê thị (phường ngoài đê); Thuỷ đê nội thị (phường trong đê sông); Hà khẩu thị (phường cửa sông); Hậu bi thị (phường Sau bia); Thuỷ giang nội thị (phường trong kênh sông); Thuỷ giang ngoại thị (phường ngoài kênh sông); Vạn mới thị (phường bến mới); Cửa cái phường; 7 phường sản xuất hàng thủ công nghiệp: Hàng Sũ phường (phường Đồ gỗ); Thổ Oa phường (phường Nhuộm vải); Hàng Chén thị (phường Bát Chén); Thuộc

bì thị (phường Thuộc da); Hoa lạp thị (phường Nón hoa); Hàng Sơn phường (phường

Hồ sơn thếp); 4 phường buôn bán nông thuỷ sản; Hàng Nhục phường (phường Hàng thịt); Hàng Cá phường (phường Hàng cá); Mộc lang phường (phường Bán rau); Hàng

Bè phường (phường Bán tre nứa)

Qua các bi ký, có thể đọc được 13 phố và 32 tên cửa hiệu buôn bán như các Tân Thị, Tân Khai, Tiên Miếu, Hậu Trường… Nổi tiếng và nhộn nhịp nhất là các phố do các thương gia Hoa kiều cư trú và buôn bán Theo Đại Nam nhất thống chí, “hai phố Bắc Hoà thượng và Bắc Hoà hạ đời Lê có dinh Hiến Nam, nhà ngói như bát úp, là nơi người Trung Quốc tụ hội buôn bán” Phố Nam Hoà đối diện với Phố Bắc Hoà, cũng do người Trung Quốc ở Năm 1688, du khách Trung Quốc Phan Đỉnh Khuê đến Phố Hiến

đã mô tả như sau: “Người ta thấy ở đây những phố buôn bán, con số có đến hàng mấy chục, được gọi là Thiên triều nhai hay phố người Trung Quốc Thực vậy, người Trung Hoa ở đây đã được người ta tôn kính gọi là Thiên triều Và các Hoa kiều cũng vậy, được gọi là người của Thiên Triều Đấy là một thông lệ truyền thống”

Diện mạo của Phố Hiến trong cùng năm đó cũng được nhà hàng hải Anh William Dampier mô tả như sau: “Đó là một thành phố khá lớn, có độ 2000 nóc nhà nhưng dân cư phần lớn là những người nghèo và lính tráng, họ đóng giữ một đồn binh

ở đấy, dù rằng không hề có tường luỹ, thành quách hoặc súng lớn gì cả Đây là một đường phố thuộc các thương nhân Trung Quốc Vài năm trước đây, đại bộ phận trong

số họ đã sinh sống ở Kẻ Chợ, cho đến khi họ phát triển thành đông đúc quá, đến nỗi bản thân những người bản xứ cũng bị họ lấn át Nhà vua nhận thấy điều đó, bèn ra lệnh cho phải rời khỏi nơi đây, cho phép họ có thể sống ở bất kỳ nơi nào khác nhưng không phải ở Kinh thành Một số lớn họ đã ở lại đây suốt từ khi đó Những thương nhân này, mặc dù đã có lệnh cấm, vẫn thường xuyên lên Kẻ Chợ mua bán hàng hoá, nhưng không được phép thường trú ở đó”

Trang 6

3.4 Các thương điếm phương Tây

Trong thế kỷ XVII , có hai thương điếm phương Tây đã được dựng lên ở Phố Hiến: thương điếm Hà Lan (1637-1700) và thương điếm Anh (1672-1683) Đây là văn phòng đại diện kiêm nhà kho của các Công ty Đông Ấn của Hà Lan và Anh Công ty Ấn Độ của Pháp cũng được phép thành lập một thương điếm ở Phố Hiến vào năm 1680, nhưng trên thực tế đã không có hoạt động gì đáng kể Đây là một quần thể kiến trúc được xây bằng gạch, nằm ở phía dưới Phố Hiến, quãng gần thôn Nễ Châu và Vạn Mới

Từ thế kỷ XVIII , quần thể kiến trúc này đã bị huỷ hoại trở thành đồng ruộng Đến cuối thế kỷ XIX, tác giả người Pháp G Dumoutier đã miêu tả: "Nằm ở phía sau các vườn tược, ở giữa đường phố lớn của Phố Hiến và con đê, các thương điếm này bao gồm nhiều địa khu hình tứ giác, đất nền đã được nâng cao lên, lấy từ con hào được đào bao bọc xung quanh Đường hào này hình chữ nhật rộng và sâu, thường khô về mùa đông, và cung cấp nước cho việc trồng lúa về mùa mưa Vào thời kỳ có các thương điếm nước ngoài, dòng sông mà ngày nay đã ở cách xa 2 km, còn chảy sát gần chân đê và mặt bằng đê ở trước các ngôi chùa đã được dùng làm bến đậu dỡ hàng cho thương cảng"

Thế kỷ XVII, các thương nhân Hà Lan và Anh đã cho đào một con kênh từ sông Hồng vào tới các thương điếm cho thuyền bè thuận tiện đi lại, hai bên bờ có đắp

đê con Con kênh này cũng nối các thương điếm phương Tây với một đầu là cảng sông

và một đầu bên kia là khu phố châu Á (tức Phố Khách), hơn nữa còn có thể là một phương tiện cung cấp nước sinh hoạt cho khu thương điếm

3.5 Các công trình kiến trúc văn hoá

Phố Hiến là đô thị của các thương gia người Việt và ngoại quốc, vì vậy nó mang những nhu cầu tâm linh văn hoá của nhiều cộng đồng người khác nhau, thể hiện qua những công trình kiến trúc Có thể nói, đã có một thời kỳ trong lịch sử mà Phố Hiến đã là một đô thị đa văn hoá và mang dáng dấp quốc tế

Nổi bật là các phong cách kiến trúc Việt Nam và phong cách kiến trúc Trung Hoa (với sắc thái vùng Phúc Kiến, phía Nam Trung Quốc), thấp thoáng có phong cách kiến trúc châu Âu (nhà thờ Gôtích Phố Hiến) Nhiều khi, các phong cách kiến trúc đó pha trộn lẫn nhau Tại Phố Hiến tổng cộng có tới 60 di tích lịch sử văn hoá Những kiến trúc tôn giáo của người Việt ở Phố Hiến gồm nhiều loại hình như đền, chùa, đình, miếu Có thể kể đến những công trình nổi tiếng như đền Mây ở Xích Đằng (thờ tướng quân Phạm Phòng Ất), đền Ngọc Thanh ở Nễ Châu (thờ vợ thứ của vua Lê Hoàn), đền Trần (thờ Trần Hưng Đạo), đền Ủng (thờ Phạm Ngũ Lão) Các chùa lớn ở Phố Hiến

Trang 7

có chùa Chuông, chùa Hiến (Thiên Ứng tự), chùa Nễ Châu Ngoài ra còn có nhiều đình, văn miếu Người Hoa sinh sống ở Phố Hiến đã để lại nhiều công trình kiến trúc tôn giáo như đền Mẫu (thờ Dương Quý Phi), đền Thiên Hậu (thờ Lâm Tức Mặc), Võ Miếu (thờ ba anh em Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi)…

Nhà thờ Kitô giáo ở Phố Hiến là một nhà thờ cổ, xây dựng từ thế kỷ XVII theo kiểu Gôtích, chưa rõ lai lịch, tương truyền là do các giáo sĩ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha xây Mặt khác, du ký của William Dampier lại nói đến hai vị giám mục người Pháp ở Phố Hiến lúc đó là Deydier và J.de.Bourges Hai giám mục này đã cho xây

"một ngôi nhà đẹp nhất thành phố Đó là một toà dinh thự thấp, mỹ lệ ở đầu phía bắc thành phố, cạnh bờ sông Nó có một vòng tường bao khá cao, có một cổng lớn trông ra mặt phố, từ hai bên người ta có thể nhìn thấy nhà cửa trại đến tận toà dinh"

Cũng như ở các đô thị Việt Nam khác, bên cạnh những kiến trúc bằng gạch ngói, đại bộ phận nhà ở của dân đều bằng gỗ tre nứa, lại ở sát nhau Nhiều vụ hoả hoạn

đã xảy ra Tài liệu của Công ty Đông Ấn của Anh cho biết: năm 1673, hàng trăm nóc nhà Phố Hiến đã bị cháy Lưu trữ của Hội truyền giáo đối ngoại ghi lại vụ cháy ở Phố Hiến tháng 7 năm 1867, "đã thiêu huỷ một nửa thành phố"

4 Đặc điểm cư dân

Phố Hiến thế kỷ XVII-XVIII Trong lịch sử, Phố Hiến là một thành phố đa quốc tịch, trong đó thành phần chủ thể là người Việt và người Hoa Những kiều dân ngoại quốc khác ở đây là Nhật, Xiêm La, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…

4.1 Người Việt

Số cư dân người Việt có quê gốc lâu đời ngay tại Phố Hiến là tương đối ít Phần lớn dân cự ngụ ở Phố Hiến là từ các địa phương khác đổ về sinh sống làm ăn, đó là một cộng đồng cư dân tứ xứ Theo tấm bia Chùa Hiến dựng năm 1709, đã có tới hơn

50 địa phương rải rác khắp miền Bắc đã có người di cư tới Phố Hiến làm ăn, như các huyện Chương Đức (Hà Tây ngày nay), Đường Hào (Hưng Yên), Thuỷ Nguyên (Hải Phòng), Nông Cống, Hoằng Hoá (Thanh Hoá), Bố Chính (Quảng Bình), Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội)

Bộ máy hành chính có các cơ quan của Trấn Sơn Nam như Thừa ty, Trấn ty, Hiến ty Ở Phố Hiến cũng có đồn binh với nhiều quân sĩ đồn trú, nhưng không hề có thành luỹ bao bọc xung quanh Các nhà nghiên cứu thường gọi Phố Hiến là “một đô thị bỏ ngỏ” Quan chức trị nhậm Phố Hiến vào thời kỳ thịnh đạt nhất của đô thị này (trong nửa cuối thế kỷ XVII) là Lê Đình Kiên (1620-1704) Ông quê làng Thiết Danh, Thiệu Yên, Thanh Hoá, giữ chức Trấn thủ Sơn Nam trong suốt 41 năm (1664-1704

Trang 8

Viên trấn thủ Sơn Nam kế nhiệm Lê Đình Kiên vào năm 1704 đóng lị sở ở Phố Hiến là Đặng Đình Tướng, người quê làng Lương, huyện Chương Đức (Hà Tây), có họ hàng thuộc đàng ngoại với chúa Trịnh Bia chùa Thiên ứng cho biết Đặng Đình Tướng và bà

vợ là Bùi Thị Khang, hai vợ chồng đều rất sùng Phật, đã cúng tiền bạc cho nhà sư Châu Thuận và ni cô Diệu My xây dựng lại đền Linh Hiên ở làng Hoa Dương.Ngoài hai trấn thủ còn có hai chức quan là Hiến sát và Phó Hiến sát sứ ty Sơn Nam

4.2 Hoa kiều và Nhật kiều

Bên cạnh cộng đồng người Việt, đông đảo người Hoa đã đến cư trú sinh nhai tại Phố Hiến Trước đây Phố Hiến còn được gọi là Phố Khách, điều đó nói lên tính trội của yếu tố Hoa trong đô thị này Người Hoa đến cư trú tại Phố Hiến từ nhiều địa phương khác nhau trong đó có hai nguồn chính Thứ nhất là những người Hoa vượt biển từ Trung Quốc sang Việt Nam Một số là những Hoa kiều di tản tị nạn - những người trung thành với nhà Tống và sau là nhà Minh, một số là những chủ tàu thương nhân buôn bán đường dài xuyên đại dương Đại bộ phận những người Hoa này có quê gốc ở các tỉnh miền Nam Trung Hoa, đặc biệt ở các huyện phủ thuộc tỉnh Phúc Kiến (như Tân Giang, Triều Châu…) Nguồn thứ hai là những Hoa Kiều từ Trung Hoa từ lâu đời đã di cư bằng đường bộ sang Việt Nam, sau đó lại tiếp tục di chuyển đến Phố Hiến Trong đó có các Hoa Kiều từ Vạn Ninh (Móng Cái) và Vân Đồn, đặc biệt là từ Thăng Long - Kẻ Chợ đã đổ dồn về Phố Hiến

Địa điểm tụ cư đầu tiên của người Hoa ở Phố Hiến là Hoa Dương, sau gộp thêm các xã Hoa Điền (Lương Điền), Hoa Cái (Phương Cái) hợp thành Tam Hoa Các cửa hiệu của Hoa Kiều được tập trung ở Phố Khách, phố Bắc Hoà, Nam Hoà; nhiều nhà xây gạch ngói Họ xây dựng nhiều đình, đền, chùa, miếu, quảng hội thờ các vị nhân thần người Trung Quốc như Quan Vân Trường, Dương Qúy Phi, Lâm Tức Mặc

Tuyệt đại bộ phận người Hoa ở Phố Hiến làm nghề buôn bán Một số có cửa hiệu ở các phố Bắc Hoà, Nam Hoà, bán các mặt hàng nhập từ Trung Quốc như vải vóc, đồ sứ, tạp hoá và thuốc bắc Đại Nam nhất thống chí ghi, ở hai phố đó có làm và bán bông, vải, mật, đường cát Một số phú thương Hoa Kiều buôn bán đường dài vượt biển, buôn bán Phố Hiến với vùng Hoa Nam, các đảo Hải Nam, Đài Loan Đặc biệt, từ khi Nhật Bản có lệnh toả quốc (sakoku) vào năm 1636 cấm người Nhật xuất dương, thì các phú thương Hoa Kiều đã thay chân người Nhật độc quyền buôn bán tuyến Nhật Bản (Hirado, Nagasaki) - Phố Hiến, hoặc trực tiếp, hoặc chở thuê hàng hoá cho người phương Tây, nhất là người Hà Lan Một số Hoa Kiều khác cũng chở các thuyền hàng buôn bán giữa Phố Hiến và các nước Đông Nam Á phía nam, trong đó có thành phố

Trang 9

Batavia ở Inđônêxia Nhật kí lưu trữ của Công ty Đông ấn Anh có ghi lại trong khoảng

8 năm (từ 1672 đến 1680) các thuyền buôn Trung Hoa đã có 16 lần qua lại giữa Phố Hiến và Nhật Bản, 6 lần qua lại giữa Phố Hiến và Nam Dương Các mặt hàng buôn bán thường là: các loại tơ (xuất sang Nhật Bản); bạc, đồng (nhập từ Nhật); hồ tiêu, đường, lưu huỳnh, diêm tiêu (nhập từ phía nam); tơ lụa, đồ gốm, đồ sơn (xuất đi Batavia)…

Sang thế kỷ XVIII và XIX, trong khi việc buôn bán giữa phương Tây và Phố Hiến sa sút thì các Hoa thương vẫn trụ lại ở đô thị này, gần như nắm giữ độc quyền các hoạt động ngoại thương Lúc này cũng có hiện tượng một số Hoa thương ở Phố Hiến di cư ngược trở lại Thăng Long - Hà Nội Hiện nay, vẫn có tới 14 họ thuộc các Hoa Kiều sinh sống ở Phố Hiến - Hưng Yên như các họ Ôn, Tiết, Hoàng, Lý, Trần, Bạch, Quách, Mã, Thái, Hà, Hứa, Từ, Lâm, Khu

Người Nhật cũng đã đến Phố Hiến từ rất sớm vào khoảng đầu thế kỷ XVII Họ thường mang bạc, đồng đến mua đổi lấy các loại tơ hoặc vải lụa Một số khác là các giáo sĩ và giáo dân Nhật Bản, có tên đạo theo chữ La Tinh, đã đi theo và phục vụ các giáo sĩ phương Tây tới Đàng Ngoài giảng đạo Sau lệnh toả quốc của Mạc phủ Tokugawa, các kiều dân Nhật này không dám trở về tổ quốc mình vì sợ bị kết tội tử hình, đã nương náu ở lại Đàng Ngoài, trong đó có Phố Hiến

Vì đã sinh sống lâu năm ở Việt Nam, những người Nhật này thường làm một số nghề như hoa tiêu dẫn tàu vào cửa sông, phiên dịch, môi giới… Người môi giới Nhật Bản và một người phiên dịch Nhật Bản “rất giỏi tiếng Đàng Ngoài và tiếng Bồ Đào Nha” Theo nhật kí tàu Grol, người ta có thấy ở Đàng Ngoài cả một làng kiều dân Nhật làm đồ gốm theo kiểu gốm Nhật Hizen và một đoàn vũ nữ Nhật Bản Tại Phố Hiến trước đây có một khu đất được gọi là Nghĩa trang Nhật Bản, chứng tỏ sự có mặt của một cộng đồng người Nhật tại đó, nhưng nay đã bị huỷ hoại, trở thành hoang phế

Ở Phố Hiến, ngoài người Trung Quốc và Nhật Bản còn có các thương nhân châu Á khác đến buôn bán như Xiêm La, Mã Lai, Lữ Tống (Philíppin), nhưng không

rõ họ có lưu trú lại không

4.3 Các khách thương phương Tây

Ngoài hai thành phần chính là người Hà Lan và người Anh đã từng lập thương điếm ở Phố Hiến, còn một số người Bồ Đào Nha và Pháp

Người Bồ Đào Nha là người phương Tây đến Đàng Ngoài nói chung và Phố Hiến nói riêng sớm nhất Ngay từ 1626, giáo sĩ Baldinotti đã từ Macao qua Phố Hiến tới Kẻ Chợ Sau đó nhiều thuyền buôn Bồ Đào Nha đã đến Đàng Ngoài, qua lại trên

Trang 10

sông từ Phố Hiến đến Kẻ Chợ Đó là những thương nhân độc lập, không lập công ty, không đặt thương điếm Nhật kí hành trình tàu Grol đã ghi lại, vào năm 1636, ba thuyền buôn Bồ Đào Nha đã đến Đàng Ngoài, ngược Phố Hiến lên Kẻ Chợ mua tơ sống, đổi lại bán các loại vải dạ nhung, làm giá tơ tăng vọt lên Những năm về sau, do

sự cạnh tranh của Hà Lan và do chúa Trịnh nghi ngờ người Bồ đã ủng hộ giúp đỡ chúa Nguyễn chống lại Đàng Ngoài, việc buôn bán của người Bồ ở Phố Hiến có giảm sút Tuy nhiên, một số người Bồ Đào Nha vẫn ở lại sinh sống ở Phố Hiến

Tuy đến sau so với những người phương Tây khác, đã có không ít những người Pháp sống ở Phố Hiến vào những năm 80 của thế kỷ XVII Thương điếm của Công ty Đông Ấn của Pháp thành lập ở Phố Hiến năm 1680 Nhưng hoạt động của nó không đều và không sinh lợi như Công ty Đông ấn Hà Lan và Anh Người Pháp xoay ra hoạt động truyền giáo, nói đúng hơn là kết hợp việc buôn bán với việc truyền giáo Gyfford phụ trách thương điếm Anh ở Phố Hiến năm 1672 cho biết rằng: “người Pháp có một ngôi nhà ở đây, nhưng chúng tôi không thể phân biệt được rằng nó dùng cho những mục đích tôn giáo hay vì phương tiện kinh tế” Các giáo sĩ Pháp ở Phố Hiến khi muốn lên kinh đô Thăng Long đều phải xin và được cấp phép, và họ thường tìm cách nấn ná

ở lại đó một thời gian…” Mặt khác, năm 1680, thương nhân người Pháp Chappelain

đi trên con tàu Tonquin đã đến Phố Hiến và theo lời khuyên của giám mục Deydier, mang nhiều đồ hiếm đẹp mà làm quà dâng tặng vua chúa và các quan, bán hàng rẻ hơn người Anh để được phép mở thương điếm Nhưng sau do hoạt động không kết quả, Chappelain đã bỏ đi Bantam (Inđônêxia)

5 Các hoạt động kinh tế của Phố Hiến thế kỷ XVII - XVIII

5.1 Buôn bán nội địa

Trong quá trình thành lập và phát triển, Phố Hiến từ khi còn là nơi tụ cư, một thị trấn sau đó phát triển thành một đô thị lớn vào thế kỷ XVII đã luôn mang tính nổi trội đậm sắc thái kinh tế Lúc đầu là các hoạt động buôn bán quá mạng lưới chợ và các hoạt động dịch vụ Sau đó, thương nghiệp ngày càng phát triển và trở thành hoạt động kinh tế mũi nhọn chủ yếu, đặc biệt là ngoại thương Điều kiện tự nhiên thuận lợi của Phố Hiến là một bến sông, đầu mối của các tuyến giao thông vùng Trên cơ sở đó, các yếu tố kinh tế - xã hội mang tính kích thích là một cụm chợ, một số phường thủ công (với 20 phường, chủ yếu phục vụ tại chỗ đời sống của cộng đồng cư dân địa phương) Điểm tụ cư ban đầu của số người Hoa tị nạn (làng Hoa Dương) cũng là một hạt nhân kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ trong những thời kỳ sau Bước chuyển về chất trong đời sống kinh tế của Phố Hiến là khi có sự tác động của một nhân tố chính trị (sự thành lập

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w