0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Ảnh hưởng của khoa học cơng nghệ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA AGIFISH (Trang 36 -36 )

Sự phát triển nhanh chĩng của khoa học kỹ thuật đã cung cấp cho ngành chế biến

thủy sản máy mĩc thiết bị ngày càng tốt hơn. Điều đĩ địi hỏi các cơng ty phải quan tâm

đổi mới cơng nghệ và thiết bị liên tục để tránh bị tụt hậu.

Sự phát triển của cơng nghệ sinh học ở Việt Nam và sự hợp tác nghiên cứu khoa học

quốc tế đã mang đến lợi ích to lớn cho ngành, đáng kể nhất là thành tựu sinh sản nhân tạo

cá giống. Nhờ đĩ, hàng năm Việt Nam cĩ thể sản xuất ra hàng trăm triệu con giống, giúp

giảm giá cá giống từ 2.000 xuống 200 đồng/con và “cứu sống” ngành nuơi và chế biến cá

tra, cá basa Việt Nam. Nhiều ngư dân đã biết kết hợp kinh nghiệm bản thân với thành tựu

khoa học kỹ thuật để tăng hiệu quả nuơi cá.

Sự phát triển của khoa học cịn mở ra triển vọng về một ngành chế biến cá Tra, cá

Basa lớn mạnh. Gần đây, các nhà khoa học ở Đại học Cần Thơ đã chuyển giao kỹ thuật

cho cá sinh sản nhân tạo cho ngư dân ĐBSCL; nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật nuơi cá Tra,

Basa trong ao, hầm và đăng, quầng trên sơng. Kết quả là, cá nuơi trong hầm, quầng cĩ chất

lượng thịt tốt hơn (thịt trắng hơn, tỷ lệ philê cao hơn), chi phí nuơi thấp hơn, bán lại được

giá cao hơn nuơi bè. Thành tựu này đã hé mở triển vọng về một ngành nuơi cá Tra cơng

nghiệp với quy mơ vài triệu tấn/năm ở Việt Nam, vì theo khảo sát của các nhà khoa học, ở

miền Nam cĩ nhiều khu vực khác cĩ thể nuơi cá Tra tốt như sơng Ba Lai, Cổ Chiên, Vàm

Cỏ Đơng, Vàm Cỏ Tây, Đồng Nai…

Từ các thơng tin đã phân tích, ta thiết lập Ma trận EFE của cơng ty Agifish:

Bảng 2-10. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngồi (EFE) của Agifish

T

T Các yếu tố bên ngồi

Mức

độ

quan

trọng

Phân

loại

Số

điểm

quan

trọng

1 Chính sách ưu đãi của Nhà nước và sự hỗ trợ hiệu quả của các hiệp

hội

0.06 4 0.24

2 Thủy sản chế biến khơng bị thuế phá giá, ít cơng ty sản xuất, sức tiêu

thụ tăng mạnh

0.10 4 0.40

3 Nhu cầu thủy sản ở Việt Nam chưa được đáp ứng đủ và đang tăng 0.12 4 0.48

4 Nhu cầu thủy sản của thế giới tăng, trữ lượng thủy sản tự nhiên giảm 0.12 3 0.36

5 Các thị trường xuất khẩu lớn cịn nhiều tiềm năng 0.10 3 0.30

6 Điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL phù hợp để nuơi cá Tra chất lượng cao

với quy mơ lớn 0.06 2 0.12

7 Khoa học cơng nghệ hỗ trợ cho ngành đang phát triển nhanh 0.04 3 0.12

8 Thị trường nguyên liệu khơng ổn định 0.09 1 0.09

9 Chính sách bảo hộ và rào cản về vệ sinh, an tồn thực phẩm của

nước nhập khẩu ngày càng cao

0.09 2 0.18

10 Doanh nghiệp Việt Nam thiếu hiểu biết về luật lệ kinh doanh quốc tế 0.07 3 0.21

11 Áp lực cạnh tranh cao do đối thủ mạnh và cĩ nhiều đối thủ mới 0.07 3 0.21

12 Cạnh tranh khơng lành mạnh về giá và gian lận thương mại 0.05 3 0.15

13 Thiếu hụt nguồn lao động trình độ cao 0.03 1 0.03

Tổng Cộng 1.00 2.89

™ Nhận xét

Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,89 cho thấy khả năng phản ứng của Agifish trước

các mối đe dọa và các cơ hội bên ngồi khá tốt. Các chiến lược hiện tại đã giúp cơng ty

phản ứng tích cực với nhiều cơ hội. Tuy nhiên, cịn một số yếu tố cĩ ảnh hưởng đến sự

thành cơng mà cơng ty phản ứng chưa tốt như: thị trường nguyên liệu khơng ổn định, rào

cản về an tồn thực phẩm ngày càng cao và sự thiếu hụt lao động trình độ cao. Agifish phải

chú ý đến các yếu tố đĩ khi xây dựng chiến lược kinh doanh của mình.

Chương 3

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO

CƠNG TY AGIFISH GIAI ĐOẠN 2005- 2010

3.1. Xây dựng các mục tiêu của Agifish đến năm 2010

3.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu 3.1.1.1. Triển vọng của ngành

3.1.1.1. Triển vọng của ngành

Căn cứ vào mơ hình Viên kim cương (Diamond model) của Michael E. Porter, ta

thấy ngành chế biến cá Tra, cá Basa cĩ triển vọng rất tươi sáng vì đang cĩ được lợi thế

cạnh tranh trên bình diện thế giới, cụ thể:

™ Điều kiện về các nhân tố sản xuất

Các nhân tố sản xuất chính của ngành gồm: nguyên liệu, lao động và vốn.

¾ Nguyên liệu: cá Tra, cá Basa

Nguồn cá nguyên liệu cho ngành cĩ nhiều ưu điểm:

- Dồi dào về số lượng: hiện nay đạt 325.000 tấn/năm, nhưng ta mới sử dụng khoảng

15% diện tích tiềm năng vào nuơi cá, nghĩa là cịn 85% diện tích mặt nước cĩ thể

nuơi. Theo Bộ thủy sản, sản lượng nuơi cả nước cĩ thể đạt khoảng 1,0- 1,8 triệu

tấn vào năm 2010.

- Tốt về chất lượng: nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi, kinh nghiệm nuơi cá hàng

trăm năm của ngư dân ĐBSCL và các thành tựu khoa học mà hiện nay ta cĩ thể

sản xuất ra cá Tra cĩ chất lượng rất cao: thịt ngọt, trắng, độ béo vừa phải, khơng cĩ

xương dăm, tỷ lệ nạc cao.

¾ Lao động


Chế biến thủy sản là ngành thâm dụng lao động, trong khi nguồn lao động dồi dào

luơn là một ưu thế đáng kể của Việt Nam. Để khắc phục nhược điểm trình độ lao động

thấp, Việt Nam đã cĩ kế hoạch cụ thể để tăng số lượng trường, quy mơ và chất lượng đào

tạo của các trường đào tạo về thủy sản trong vùng. Ở ĐBSCL hiện nay, khoa Thủy sản

trường ĐH Cần Thơ, khoa Nơng nghiệp trường ĐH An Giang và hàng chục trường Cao

đẳng- Trung học chuyên nghiệp mỗi năm đào tạo hàng ngàn lao động chuyên ngành thủy

sản và chế biến thực phẩm cung cấp cho ngành. Sắp tới đây, các cơ sở đào tạo sẵn cĩ sẽ

được nâng quy mơ, đồng thời thành lập thêm ĐH Thủy sản Kiên Giang để tăng năng lực

đào tạo cho vùng.

¾ Vốn

Nguồn vốn đầu tư cho ngành thủy sản luơn dồi dào, vì ngành được sự ưu đãi của

Chính phủ và bản thân ngành đang tạo được lịng tin đối với các ngân hàng do hiệu quả

kinh doanh cao của mình.

™ Điều kiện về nhu cầu

¾ Nhu cầu trong nước

Các nghiên cứu của FAO và Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (Bộ Thủy sản) cho

thấy bốn kết luận quan trọng: (1) Người Việt Nam đặc biệt ưa thích thủy sản và các sản

phẩm thủy sản. (2) Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của hộ gia đình tại Việt Nam đang tăng mạnh

(bình quân tăng 20-30%/năm). (3) Mức tiêu thụ thủy sản của Việt Nam hiện nay cao hơn

nhiều so với các số liệu cơng bố trước đây. (4) Nhu cầu thủy sản ở Việt Nam sẽ tăng lên

nhiều nếu kinh tế vài năm tới đạt mức tăng trưởng cao như kế hoạch của Chính phủ. Nhu

cầu tiêu thụ trong nước cao, ngày càng đa dạng sẽ tạo động lực nội sinh kích thích ngành

phát triển.

¾ Nhu cầu của thị trường thế giới

Do thu nhập tăng lên nên nhu cầu tiêu dùng thủy sản trên thế giới ngày càng tăng,

đặc biệt là ở các thị trường tiêu thụ thủy sản lớn như EU, Mỹ, Nhật. Trong khi đĩ, nguồn

cung thủy sản trên tồn thế giới lại giảm do trữ lượng thủy sản thiên nhiên đang cạn kiệt

dần. Chỉ riêng EU mỗi năm đã thiếu hụt đến 4 triệu tấn cá thịt trắng (gồm cá da trơn, cá

Alaska Pollack…). Tình trạng tương tự cũng diễn ra với Mỹ và Nhật Bản khiến giá trị

nhập khẩu thủy sản của họ cứ tăng dần theo thời gian (xem chi tiết ở phụ lục 8).

™ Các ngành hỗ trợ và cĩ liên quan

Sự phát triển của ngành chế biến cá thúc đẩy sự phát triển của các ngành hỗ trợ và cĩ

liên quan, bao gồm: nuơi cá, sản xuất giống, thức ăn thủy sản, thuốc phịng trị bệnh, cơ khí

thủy sản, vận tải…bằng cách tạo ra sự liên kết: nhà máy chế biến tốt nhất thường mua cá

của người nuơi tốt nhất; người nuơi tốt nhất sử dụng con giống, thức ăn, thuốc phịng trị

bệnh tốt nhất, các loại máy mĩc hỗ trợ hiện đại nhất…Các ngành này, đến lượt chúng, lại

hỗ trợ cho sự phát triển của ngành chế biến, vì chúng giúp sản xuất ra cá nguyên liệu cĩ giá

thành rẻ hơn, chất lượng tốt hơn…

™ Chiến lược cơng ty, cấu trúc ngành và cường độ cạnh tranh

Ngành gồm nhiều cơng ty cỡ vừa và lớn (so với quy mơ cơng ty ở Việt Nam), với

sức mạnh tương đối đồng đều nên cường độ cạnh tranh trong ngành cao. Do được tơi luyện

trong mơi trường khắc nghiệt nên nhiều cơng ty cĩ thể:

- Tăng năng lực sản xuất, tăng quy mơ, cĩ thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn

của các đối tác lớn chứ khơng phải từ chối như trước đây.

- Hiện đại hĩa thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.

- Phát triển năng lực nghiên cứu và chế tạo sản phẩm mới, từ đĩ đa dạng hĩa sản

phẩm, cung cấp cho thị trường khơng chỉ một vài mặt hàng đơng lạnh như trước

đây mà là hơn 100 sản phẩm chế biến.

- Đa dạng hĩa thị trường: bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu,

Hong Kong, Singapore và Australia, các cơng ty đã và đang mở rộng thêm ra các

thị trường đầy tiềm năng: Nga, Trung Quốc, Mexico, các quốc gia Hồi giáo ở

Trung Đơng, Đơng Âu, Canada.

Như vậy, chính nhờ cạnh tranh mà các cơng ty trong ngành đang ngày càng trở nên

mạnh mẽ hơn, đủ sức nhắm đến mục tiêu chinh phục thị trường thế giới.

™ Chính sách của nhà nước

¾ Về phía Trung Ương

Để tạo ra và tăng cường lợi thế cạnh tranh cho ngành, Chính phủ đã cĩ nhiều chính

sách hỗ trợ như:

- Chính sách khuyến khích ngành phát triển: Chọn thủy sản (với cá Tra và Tơm là

hai mặt hàng chủ lực) là ngành mũi nhọn trong việc thúc đẩy quá trình CNH- HĐH

ĐBSCL; Đưa cá tra, basa vào danh mục xét thưởng kim ngạch xuất khẩu hàng

năm từ năm 2003; Chọn cá tra, basa là mặt hàng trọng điểm của chương trình xúc

tiến thương mại quốc gia từ năm 2004.

- Chính sách hỗ trợ vốn: cung cấp tín dụng ngắn hạn với lãi suất ưu đãi thơng qua

Quỹ hỗ trợ phát triển cho các cơng ty chế biến và ngư dân cĩ nhu cầu.

- Chính sách hỗ trợ thuế: thuế xuất khẩu thủy sản đơng lạnh là 0%.

- Xây dựng Kế hoạch hành động “Chất lượng và Thương hiệu cá tra, cá ba sa 2005-

2010” để định hướng sản xuất và chế biến cá tra, basa phù hợp với thị trường trong

và ngồi nước, giúp ngành phát triển bền vững trong tương lai.

¾ Về phía địa phương

UBND tỉnh An Giang đã chọn thủy sản là ngành chủ lực để thúc đẩy quá trình

chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng cơng nghiệp hĩa- hiện đại hĩa trong giai đoạn

2000- 2010. Vì thế, tỉnh đã, đang và sẽ cĩ nhiều sự hỗ trợ để ngành phát triển. Theo quy

hoạch phát triển của ngành thủy sản An Giang (đã được UBND Tỉnh phê duyệt), đến năm

2010, thủy sản tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số một với kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt

250 triệu USD, chiếm 50- 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

3.1.1.2. Một số chỉ tiêu dự báo của ngành

Nguồn nguyên liệu: sản lượng nuơi cá Tra cả nước năm 1999 là 86.775 tấn, năm

2004 đạt 325.000 tấn, tốc độ tăng bình quân giai đoạn là 30%/năm. Nếu giữ vững tốc độ

tăng này thì đến năm 2010 sản lượng nuơi cả nước sẽ đạt 1,569 triệu tấn/năm. Kế hoạch

của Bộ Thủy Sản là 1,0 triệu tấn, tổng hợp kế hoạch của các địa phương là 1,8 triệu tấn. Ta

lấy con số dự báo của Bộ Thủy Sản là 1,0 triệu tấn.

Mức tiêu thụ của thị trường thế giới: Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu được 45,4


triệu USD cá Tra, thì đến năm 2004 đã là 240 triệu USD, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu bình

quân trong giai đoạn này là 51,6%. Nếu vẫn giữ tốc độ tăng thế này thì đến năm 2010 Việt

Nam sẽ xuất được 2.913 triệu USD. Do đĩ, mục tiêu 850 triệu USD mà Bộ Thủy sản đặt ra

là khả thi.

Mức tiêu thụ của thị trường nội địa: theo Bộ Thủy sản, mức tiêu thụ cá tra, basa

nội địa hiện chiếm 20% trong tổng lượng cá nuơi, tức khoảng 65.000 tấn (năm 2004). Nếu

vẫn giữ tỷ lệ này và đến năm 2010 tổng lượng nuơi là 1.000.000 tấn thì lượng tiêu thụ

trong nước là 200.000 tấn. Nếu tỷ lệ sản phẩm chế biến trong tổng lượng tiêu thụ đạt 70%

(số liệu của Bộ Thủy sản) thì sẽ cĩ 140.000 tấn cá nguyên liệu được tiêu thụ dưới dạng chế

biến, tương đương 47.000 tấn sản phẩm.

Bảng 3-1: Tổng hợp các chỉ tiêu dự báo đến năm 2010 của ngành

Chỉ tiêu Đvt Giá trị dự báo

Sản lượng nuơi Tấn 1,000,000

Sản lượng xuất khẩu Tấn 270,000

Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 850

Sản lượng tiêu thụ nội địa Tấn 200,000

Trong đĩ: sản phẩm chế biến Tấn 47,000

3.1.2. Mục tiêu của Agifish đến năm 2010

Trên cơ sở phân tích triển vọng ngành và dự báo các chỉ tiêu cơ bản của ngành đến

năm 2010, tác giả đưa ra các mục tiêu phát triển cho cơng ty Agifish như sau:

3.1.2.1. Mục tiêu dài hạn

Xây dựng Agifish thành thương hiệu nổi tiếng nhất và dẫn đầu ngành chế biến cá da

trơn (tính theo giá trị) ở cả thị trường Việt Nam lẫn thế giới.

Xây dựng được các lợi thế cạnh tranh mang tính lâu bền: khả năng nghiên cứu, khả

năng đổi mới, kênh phân phối vững mạnh ở tầm thế giới.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

™ Về thị phần và vị thế cạnh tranh

- Thị trường nội địa: Chiếm vị trí dẫn đầu với 40% thị phần ở thị trường nội địa; đưa

sản phẩm của Agifish phủ kín tất cả tỉnh, thành trong nước; nâng tỷ lệ tiêu thụ nội

địa lên 20% doanh thu.

- Thị trường xuất khẩu: Chiếm 25% thị phần xuất khẩu cá Tra, Basa; dẫn đầu ở các

thị trường trọng điểm: EU (Đức, Bỉ, Tây Ban Nha), Châu Á (Nhật, Hongkong,

Trung Quốc, Singapore, Đài Loan) và Châu Mỹ (Mỹ, Mexico).

™ Về sản phẩm: dẫn đầu phân khúc sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa; đưa tỷ lệ sản

phẩm chế biến lên 80% lượng xuất khẩu, 50% lượng tiêu thụ nội địa.

™ Về sản xuất- tác nghiệp: Xây dựng thêm hai nhà máy đơng lạnh mới (ở Châu Đốc

và Thốt Nốt), nâng cơng suất chế biến lên 90.000 tấn thành phẩm/năm; Xây dựng

một hệ thống quản lý chất lượng hồn chỉnh.

™ Về nguồn nguyên liệu: Xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, đáng tin cậy về an

tồn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo 100% nhu cầu nguyên liệu cho cơng ty.

3.2. Xây dựng các chiến lược

3.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược 3.2.1.1. Ma trận SWOT

3.2.1.1. Ma trận SWOT

Bảng 3-2. Ma trận SWOT của Agifish

SWOT

CƠ HỘI (OPPORTUNITIES-O)

O1.

Chính sách ưu đãi của Nhà

nước& sự hỗ trợ hiệu quả của

các hiệp hội

O2.

Thủy sản chế biến khơng bị thuế

phá giá, ít cty SX, sức tiêu thụ

tăng

O3.

Nhu cầu thủy sản ở Việt Nam

chưa được đáp ứng đủ và đang

tăng

O4.

Nhu cầu thủy sản thế giới tăng,

trữ lượng tự nhiên giảm, cịn

nhiều thị trường chưa được khai

thác


ĐE DỌA (THREATENS-

T)

T1. Thị trường nguyên liệu

khơng ổn định

T2. Chính sách bảo hộ và

các rào cản về an tồn

thực phẩm ngày càng

cao

T3. Cạnh tranh cao do đối

thủ mạnh, nhiều đối thủ

mới

T4. DN VN thiếu hiểu biết

về luật lệ kinh doanh

quốc tế

O5.

Điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL

phù hợp để nuơi cá Tra chất

lượng cao với quy mơ lớn

O6.

Thị trường lớn cịn nhiều tiềm

năng

T5. Cạnh tranh khơng lành

mạnh về giá& gian lận

TM

ĐIỂM MẠNH

(STRENGTHS- S)

S1. Thương hiệu mạnh ở nội

địa

S2. R&D và khả năng phát

triển sản phẩm mạnh

S3. Kênh phân phối mạnh

S4. Tài chính dồi dào

S5. Tiếp cận nguồn nguyên

liệu thuận lợi

S6. Quản lý sản xuất tốt, chi

phí sản xuất thấp nhất

CÁC CHIẾN LƯỢC S-O

S1,S2,S3,S4,S5,S6+O3: tăng cơng

suất, đẩy mạnh marketing để tăng

thị phần ở thị trường nội địa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA AGIFISH (Trang 36 -36 )

×