- Chiến lược định giá: mục tiêu của Agifish là xây dựng định vị “chất lượng cao, thương hiệu nổi tiếng”, vì thế khơng nên định giá thấp (dù cơng ty cĩ ưu thế về chi phí sản xuất). Tuy nhiên, mức giá này cũng khơng nên quá cao so với mức trung bình trên thị trường. Cơng ty cần tăng cường các nỗ lực xây dựng thương hiệu và tuyên truyền để chuyển tải thơng tin định vị đến khách hàng, làm cho khách hàng cĩ suy nghĩ: họ khơng chỉ mua bản thân sản phẩm, mà mua cả sự ngon miệng và sự an tồn. Khi đĩ, trong tâm tưởng của khách hàng, mức giá sản phẩm của cơng ty sẽ “cao mà khơng cao”.
- Đối với thị trường xuất khẩu, cần cĩ chiến lược giá linh hoạt cho từng thị trường, từng giai đoạn (mới thâm nhập hay đã cĩ vị thế đáng kể). Tuy nhiên, nên tránh cạnh tranh về giá đến mức cĩ thể.
- Ở thị trường nội địa, cơng ty cần quy định mức giá bán lẻ thống nhất trong tồn hệ thống phân phối (cĩ thể niêm yết mức giá bán lẻ ngay trên sản phẩm), tạo sự tin cậy cho khách hàng về cung cách làm ăn của cơng ty, từ đĩ gĩp phần nâng cao hình ảnh của cơng ty.
- Để cạnh tranh về giá với các sản phẩm giá thấp ở thị trường nội địa, cơng ty nên dùng một thương hiệu khác để khơng phá hỏng thế định vị của thương hiệu Agifish. Với thương hiệu mới này, cơng ty cĩ thể dùng số cá tra, basa khơng đạt chuẩn trọng lượng xuất khẩu (chiếm đến 30% tổng lượng cá chế biến) để chế biến thành sản phẩm tiêu thụ nội địa. Sản phẩm này được thực hiện trên cùng cơng nghệ chế biến xuất khẩu nhưng hạn chế đầu tư vào bao bì để giảm giá thành. Cơng ty vẫn cĩ lãi mà cịn giải quyết thêm một lượng lớn cá nguyên liệu và giữ được thị phần. Mức giá bán của cơng ty nên định ngang với các sản phẩm giá thấp, khơng nên quá rẻ vì chẳng những đối thủ mà chính cơng ty cũng sẽ bị thiệt hại.