1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẬP ĐỌC NHẠC MÔN ÂM NHẠC 7

21 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 429,5 KB

Nội dung

NỘI DUNG GIẢI PHÁP A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT : Mục đích của việc nghiên cứu là nắm bắt được được khả năng tiếp thu của học sinh khi áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy. Tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra nhiều các phương pháp, nhiều cách giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh, giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong bất kì bài tập đọc nhạc nào. Phân tích các ưu – nhược điểm trong các tiết dạy. Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn âm nhạc đặc biệt là việc học phân môn TĐN trong nhà trường. Giúp giáo viên dạy tốt, học sinh tiếp thu tốt phân môn TĐN. B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN : Thông quá quá trình thực tiễn giảng dạy, cũng như nắm bắt được thực tế giảng dạy của các trường bạn khác và nhận thấy rằng kết quả thu được chưa cao. Tôi đã lên kế hoạch xây dựng đề tài nghiên cứu về việc dạy phân môn TĐN của bộ môn âm nhạc trường tôi, cụ thể là ở khối lớp 7 trong năm học 2014 – 2015 C. NỘI DUNG a. Tình trạng, giải pháp đã biết : Cơ sở lí luận: Xuất phát từ thực tế giảng dạy âm nhạc cho học sinhtại truòng. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN

Trang 2

Điện Biên, tháng 9 năm 2015

Trang 5

- Tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra nhiều các phương pháp, nhiều cách giảng dạy nhằm lôicuốn học sinh, giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong bất kì bài tập đọc nhạc nào.

- Phân tích các ưu – nhược điểm trong các tiết dạy

- Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn âm nhạcđặc biệt là việc học phân môn TĐN trong nhà trường

- Giúp giáo viên dạy tốt, học sinh tiếp thu tốt phân môn TĐN

B PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN :

- Thông quá quá trình thực tiễn giảng dạy, cũng như nắm bắt được thực tế giảng dạycủa các trường bạn khác và nhận thấy rằng kết quả thu được chưa cao Tôi đã lên kế hoạchxây dựng đề tài nghiên cứu về việc dạy phân môn TĐN của bộ môn âm nhạc trường tôi, cụthể là ở khối lớp 7 trong năm học 2014 – 2015

Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là mộtchút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được Học âm nhạcmang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học Thông qua những câu nhạc, những lời ca, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài TĐN

? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu

và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực độ và trường độ khác nhau

Trang 6

Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạngthoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về âm nhạc Làgiáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành âm nhạc, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân tôi ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc

và chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng, thiếu tự tin khi học TĐN

* Thực trạng của vấn đề

Thời gian qua, theo chủ chương của Bộ giáo dục, phương pháp dạy học đang được ngày một cải tiến nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Đối với bộmôn âm nhạc là một môn nghệ thuật, giáo viên chuyên nhạc chưa nhiều và ít có cơ hội giao lưu học tập chuyên môn nghiệp vụ do đó sự đồng đều và thống nhất chưa cao

Tâm lí nhiều người vẫn coi giảng dạy âm nhạc là một môn học phụ nên họ chưa thực

sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho môn học này Hơn nữa đối với bất cứ môn học nào cũng vậy nếu phương pháp dạy học của người giáo viên không tốt sẽ không thể nào gây được hứng thú cho học sinh như vậy hiệu quả tiết dạy sẽ không cao Ngược lại, nếu người giáo viên âm nhạc đã trang bị cho mình phương pháp dạy học tốt mà lại bỏ qua việc giáo dục học sinh thông qua âm nhạc thì giáo viên đã bỏ qua “một công cụ” giáo dục học sinh nhẹ nhàng mà hết sức hiệu quả

Các em chưa thực sự quan tâm tới môn âm nhạc coi đó là môn học phụ - các em tậptrung chủ yếu vào môn học như Toán, Văn …

Trường THCS Nà Tấu là một trường có phong trào văn hoá văn nghệ khá tốt Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra rất sôi nổi trong suốt những năm học qua Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn âm nhạc, trong đó góp phần thành công không nhỏ là phân môn TĐN TĐN là nền tảng để cho các em học sinh hát đúng, chuẩn, thể hiện chính xác bài hát, đổi lại TĐN đòi hỏi thái độ học tập nghiêm túc đúng đắn mang tính chính xác cao, vì vậy để các em học tốt và có hứng thú học tập, đòi hỏi người thầy phải có một phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em, đây là một quá trình cần phải rèn luyện lâu dài, bền vững, mang tính căn bản và hệ thống Đa số các

em do ít được tiếp xúc với loại hình này nên còn thể hiện nhiều nhược điểm khi học tập Vìvậy người giáo viên phải từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản từ đó giúp các em phát triển tai nghe và khả năng thể hiện tốt các

Trang 7

bài tập đọc nhạc Những năm trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng Việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy củacác em Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em Dựa vào cơ

sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường THCS Nà Tấu, tôi đã tìm hiểu khả năng học TĐN của học sinh khối lớp 7 Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số

em gọi là có năng khiếu Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức Qua kiểm tra đọc một bài TĐN thì số lượng các em đọctốt còn rất khiêm tốn Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc Để thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học của bộ giáo dục và đào tạo về bộ môn âm nhạc, bản thân luôn tìm tòi học hỏi qua sách,báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng và rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy…Từ đó chọn lọc ra các cách dạy hay, cụ thể phù hợp với đặc điểm học sinh địa phương mình

Đầu năm học 2014– 2015 tôi đã khảo sát chất lượng học phân môn TĐN ở khối lớp

7, k t qu thu ết quả thu được như sau: ả thu được như sau: được như sau:c nh sau:ư

Lớp Sĩ số Hoàn thành

tốt % Hoàn thành %

Chưa hoàn thành %

Trang 8

- Nguyên nhân thực trạng :

Nà Tấu là một xã thuộc huyện miền núi, địa bàn rộng, nhiều dân tộc sinh sống Các

em học sinh chưa có điều kiện tham gia các câu lạc bộ âm nhạc ở nhà thiếu nhi và chưa có điều kiện để tham gia các chương trình văn nghệ lớn Cho nên đại trà là thiếu sự tự tin, mạnh dạn Chính nguyên nhân này ít nhiều đã dẫn đến việc các giờ học âm nhạc thiếu đi nét tự nhiên, nhẹ nhàng và sôi nổi

Cơ sở vật chất: Chưa có phòng học bộ môn riêng, còn chung phòng với lớp 6A3, đồ dùng thiết bị dạy học bộ môn còn hạn chế Tất cả những nguyên nhân trên cho ta thấy rằng việc sử dụng đồ dùng dạy học và việc trang bị phòng học bộ môn âm nhạc là rất quan trọng Nó góp phần quyết định chất lượng hiệu quả của một giờ học hát hay một giờ tập đọc nhạc

Hiện nay, về cơ sở vật chất dành riêng cho bộ môn âm nhạc đã phần nào được đảm bảo Xong điều đó lại đòi hỏi người giáo viên cần phải làm gì để có thể sử dụng đồ dùng một cách hiệu quả, đồ dùng nên đưa vào lúc nào, nên sử dụng như thế nào Và tránh tình trạng quá lạm dụng vào đồ dùng Đồ dùng trực quan là yếu tố giúp học sinh cảm nhận được cái chất của âm nhạc, chứ không phải một giờ giảng tranh hay một giờ xem sử dụng dụng cụ âm nhạc

Đối với việc giáo dục âm nhạc trong nhà trường còn bị xem nhẹ và được coi là bộ môn phụ Sự biến đổi trong văn hoá thẩm mĩ tình cảm của thế hệ trẻ trong thời buổi kinh tếthị trường, hội nhập đang diễn ra hết sức phức tạp, nhiều điều bất cập khiến dư luận xã hội

lo ngại

Hiện nay cùng với quá trình phổ cập xã hội hoá các hoạt động văn hoá trong đờisống cộng đồng, các trường học cũng đã giành nhiều sự chăm lo tổ chức sinh hoạt văn hoá,văn nghệ cho học sinh Xong việc dạy học và giáo dục thẩm mĩ nghệ thuật cho học sinh thìvẫn chưa được coi trọng đúng mức, đặc biệt là việc đào tạo bồi dưỡng, quản lý và sử dụngđội ngũ giáo viên dạy âm nhạc đang còn nhiều lúng túng Chịu sự ràng buộc bởi tổ chức và

cơ chế dân sự theo số lượng biên chế tại các cơ sở Nhiều đội ngũ giáo viên dạy âm nhạcchủ đạo trong nhà trường Tiểu học, THCS còn không có chỗ đứng hoặc đi làm việc khác

Có trường thì sử dụng giáo viên thừa vào để dạy âm nhạc

* Tiểu kết:

Trang 9

Qua phần thực trạng và nguyên nhân của thực trạng chúng ta nhận thấy việc giảng dạy âm nhạc nói chung và việc dạy TĐN nhạc nói riêng là một vấn đề cấp bách và cần được quan tâm Bên cạnh đó đội ngũ giáo viên cần phải có bề dày kinh nghiệm, kiến thức nhằm đảm bảo các giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục phát triển một cách toàn diện.

b Nội dung giải pháp

* Cơ sở để xác lập biện pháp.

Để có một tiết học TĐN hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáoviên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên Cụ thể như xác định thái độ, ýthức học tập đối với môn âm nhạc Ở tiểu học và lớp 6( lớp đầu cấp THCS), các em đãđược làm quen với các kí hiệu âm nhạc: các hình nốt, khuông nhạc, khóa…, sang lớp 7 các

em tiếp tục được làm quen với 8 bài tập đọc nhạc, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng caodần khi các em học cao lên Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và cácbước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như pháttriển các kỹnăng đã có của các em một cách tốt nhất

* Biện pháp đổi mới.

Ở các lớp dưới các em được làm quen với kỹ năng ca hát, phát âm quan sát nghe và cảm thụ bài hát và tập hát truyền cảm và tập gõ đệm các kiểu cho đúng và nhịp nhàng Sang lớp 7 các kỹ thuật đó vẫn được duy trì nhưng được nâng cao hơn Vì vậy giáo viên phải nắm vững phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em kiếnthức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em học sinh một cách tốt nhất Để thực hiện tốt bài tập đọc nhạc cho học sinh lớp 7 ta cần giải quyết các vấn đề sau

1 Hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết âm nhạc :

Ở các lớp dưới các em đã được học cơ bản về nhạc lý như khuông nhạc, khóa son, dòng kẻ, khe nhạc, các hình nốt nhạc….Để có thể học tập đọc nhạc tốt phải nắm rõ các kiến thức cơ bản về nhạc lý, khi nhìn vào bài TĐN các em mới đọc nhạc tốt được

Giáo viên cần ôn tập lại kiến thức cũ cho học sinh Cho học sinh nhận biết lại các hình nốt nhạc như nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, dấu lặng đen, lặng đơn… Có thể ôn tậpvới nhiều hình thức thông qua trò chơi nhận biết các nốt nhạc và tên nốt nhạc như (Đô, rê,

Trang 10

mi, pha, son, la, si) hoặc cho học sinh đọc tên nốt nhạc bằng trò chơi khuông nhạc bàn tay

đã học ở lớp dưới

Cho học sinh lên bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ: giáo viênnói son đen, la trắng, mi móc đơn …học sinh đính nốt nhạc bằng bảng nam châm đính nốtnhạc vào khuông nhạc đúng vị trí từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc chocác em

Giáo viên giới thiệu về cách đánh nhịp, vạch nhịp, vạch kết thúc bài về dấu luyến,dấu quay lại…

Chúng ta thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc để khắc sâu kiến thức chohọc sinh

Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài TĐN muốn thu được kết quả cũng phải được thựchiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định Sau khi giới thiệu bài TĐN, nếu như ở tậphát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ Cho các emđọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các

em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau Muốn các

em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bàinhạc, bài TĐN có mấy nốt? gồm những nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thểhoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghecủa các em Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập

Trang 11

cho học sinh đọc tiết tấu Trong bài có sử dụng các ký hiệu âm nhạc nào? Mục tiêu củagiai đoạn này là làm thế nào để các em nắm bắt và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo củabài Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗtay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm,

cá nhân xen kẽ Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe

và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câutheo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân.Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca Để các em

có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời,sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh Giáo viên bắtnhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em.Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệmnhạc cụ Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập.Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bàitập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn

Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một cáchthường xuyên Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện ngay tại lớp vì nhưthế sẽ mất rất nhiều thời gian Ở lớp chỉ hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi chép,nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các emthực hiện ở nhà

Trang 12

2.2 Thực hiện đúng cao độ và trường độ

Rất nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức về nhạc lý nên việc dạy bài tập đọc nhạc tránh nhồi nhét cho học sinh những kiến thức trừu tượng mà phải chú ý đến thực hành

Thông thường người ta tách ra 2 yếu tố, đó là độ cao, độ dài của âm thanh để luyện riêng, khi thuần thục mới ghép lại độ cao và độ dài cho học sinh

+ Luyện tập về cao độ

Nhiều học sinh chưa quen với độ cao các nốt nhạc nên luyện tập về cao độ là rất khóđối với các em Giáo viên dùng đàn organ đánh giai điệu một lần cho học sinh nghe sau đó đàn từng câu học sinh nghe nhìn từng nốt nhạc để đọc Với các em phải tiến hành từ những

âm dễ đọc nhất phù hợp tầm cữ giọng các em rồi mới mở rộng thành 5 âm, 6 âm Trước hếttập những vần ít âm với âm son làm trung tâm như (mi son la son đô) đến quãng 5 (Rê mi pha son la hay Đô rê mi pha son) Sau khi hình thành thang 5 âm ta dạy tiếp quãng 6 ghép lại (Đô rê mi pha son la) và tùy vào từng bài tập đọc nhạc mà ta luyện cao độ cho phù hợp

Giáo viên ghi chữ theo tên nốt ví dụ : Đô là Đ, rê là R, mi là M, pha là P, son là S…cho học sinh dễ nhìn và nhớ đọc khi chưa quen

Giáo viên ghi thang âm của bài tập đọc nhạc vào bảng phụ sau đó đàn một lần chohọc sinh nghe cho học sinh đọc từng nốt của thang âm theo đàn khi học sinh đọc tốt rồigiáo viên có thể cho học sinh đọc cao độ của bài tập đọc nhạc, cho học sinh đọc theo cao

độ từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, hoặc cho đọc theo cặp 2 nốt trong phạm vi quãngtám Quan trọng nhất là tập cao độ trên nền giai điệu của bài tập đọc nhạc sẽ học để các em

dễ dàng bắt vào cao độ của bài tập đọc nhạc

+ Luyện tập về trường độ

Học sinh tiểu học nếu kết hợp đọc cao độ và tiết tấu ngay cùng một lúc sẽ làm cho học sinh lúng túng nhất là đối với những học sinh không có năng khiếu Để học sinh tiếp thu một cách dễ dàng, giáo viên dạy luyện tập trường độ riêng bằng cách gõ tiết tấu lấy đơn vị phách làm cơ sở có thể vỗ tay theo phách hoặc theo tiết tấu

Giáo viên ghi tiết tấu của bài TĐN vào bảng phụ cho học sinh luyện tập tiết tấu của bài Có thể cho học sinh vỗ tay hoặc dùng thanh phách nhạc cụ để gõ Để học sinh thích thú tạo không khí sinh động giáo viên có thể cho các em gõ tiết tấu và đọc bằng các tiếng tượng thanh ví dụ như: rinh, tùng, cắc… hoặc đọc các âm với những tên gần gũi với ký

Ngày đăng: 23/09/2016, 02:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w