Nó được cấu tạo bởi 3 lớp vỏ bọc chứa đựng các môi trường trong suốt bên trong: lần lượt từ trước ra sau đó là thủy dịch, thủy tinh thể và pha lê thể.. Giác mạc: Gíác mạc là phần trước n
Trang 1GIẢI PHẪU HỌC VÀ SINH
LÝ MẮT
Ts Lê Minh Lý
Trang 2Mục tiêu bài giảng:
• Mô tả cấu trúc của nhãn cầu
• Nêu được các thành xương hốc mắt
• Phân tích cấu tạo và vai trò của phim nước mắt
• Liệt kê các nhánh động mạch nuôi dưỡng hốc mắt
Trang 3H1.Sơ đồ cắt dọc nhãn cầu và hốc
mắt
Trang 41 NHÃN CẦU:
Nhãn cầu có thể tích 6,5 ml (khoảng 1/6 thể tích hốc
mắt), nặng 7,5 gm , chu vi 75 mm, đường kính trước sau
24 mm Nó được cấu tạo bởi 3 lớp vỏ bọc chứa đựng
các môi trường trong suốt bên trong: lần lượt từ trước ra sau đó là thủy dịch, thủy tinh thể và pha lê thể Màng xơ bọc ngoài có nhiệm vụ che chở, gồm có giác mạc (1/6 chu vi trước) và củng mạc (5/6 còn lại) Nơi củng mạc và giác mạc gặp nhau gọi là rìa giác củng mạc Màng mạch máu giữa gồm có hắc mạc, thể mi, và mống mắt gọi
chung là màng bồ đào Nó cung cấp dinh dưỡng phần lớn cho những lớp khác Lớp trong cùng là võng mạc
Trang 51.1 Các lớp màng bọc
1.1.1 Màng bọc ngoài:
1.1.1 Giác mạc:
Gíác mạc là phần trước nhất của lớp bọc ngoài, trong
suốt Đó là mặt khúc xạ chính của mắt, chiếm 2/3 công suất khúc xạ của toàn bộ nhãn cầu, khoảng 43 D ở mặt trước giác mạc Bán kính độ cong mặt trước là 7,8 mm, mặt sau là 6,6 mm Vì mặt sau cong hơn mặt trước nên
bề dày giác mạc ở trung tâm (0,5 mm) mỏng hơn ở ngoại
vi (0,74- 1 mm) Giác mạc có đường kính ngang là 11,6
mm, dọc là 10,6 mm, chỉ 1/3 giữa giác mạc là sử dụng cho khúc xạ Gíác mạc tương đối lớn lúc mới sinh, đạt kích thước trưởng thành 2 năm sau
Trang 6H3: Thiết đồ giác mạc cắt ngang
dưới kính hiển vi thường
Trang 71.1.2 Củng mạc:
Lớp sợi có vai trò chính bảo vệ nhãn cầu Dày nhất ở cực sau (1- 1,35 mm), khoảng 1 mm tại chổ nối với giác mạc, trở nên mỏng hơn ở xích đạo 0,4-0,6 mm và mỏng nhất tại chổ bám của cơ khoảng 0,3 mm Nó có màu
trắng đục do cấu tạo của các sợi đan chéo nhau và có kích thước khác nhau, có độ ngậm nước cao hơn so với giác mạc (68% là nước)
Trang 81.1.3 Rìa củng giác mạc:
• Rìa là vùng chuyển tiếp rộng 1 mm ở ngoại vi giác mạc Đó là vùng nối kết giữa biểu mô lát tầng của giác mạc và biểu mô hình trụ của kết mạc nhãn cầu Tương tự như những vùng chuyển tiếp biểu mô khác đây là một vùng dễ có xu hướng xảy ra ung thư tại chổ
(carcinoma in situ) Kết mạc rìa cũng có nhiệm vụ cho sự tái sinh của lớp biểu mô giác mạc bị mất đi Ngoài ra nó còn chứa nhiều tế bào của hệ thống miễn nhiễm: bạch cầu đa nhân, lympho bào, đại thực bào, sắc tố bào và tương bào.
Trang 9H4 Hình minh hoạ vùng tiếp nối giữa giác mạc và củng mạc
Kết mạc
Biểu mô và màng Bowmann
Dây chằng Zinn
Thủy tinh thể
Cơ
thẳng
Ống Schlemm
Bao và biểu mô
Màng Descemet
và nội mô
Trang 101.1.2 Màng bồ đào
1.1.2.1 Mống mắt: Mống mắt ở phía trước, là màng chắn sáng điều chỉnh lượng ánh sáng vào phần sau nhãn cầu, màu sắc mống mắt thay đổi tùy theo chủng tộc, theo
từng cá nhân
1.1.2.2 Thể mi: Thể mi nối tiếp với mống mắt, là vùng gồ
lên của màng bồ đào, bên cạnh cấu tạo mạch máu dồi dào (cung động mạch mống mắt lớn và nhánh nối động mạch mi trước và mi dài sau), thể mi có ba chức năng: điều tiết, sản xuất thủy dịch và đường thoát bồ đào củng mạc
1.1.2.3 Hắc mạc: Hắc mạc là lớp mô mỏng chứa sắc tố và
mạch máu cung cấp dinh dưỡng cho lớp ngoài võng
mạc Chiều dày thay đổi từ 0,1mm phía trước đến
0,22mm ở phía sau
Trang 12H6: Cấu tạo các lớp võng mạc
Trang 131.2 Các môi trường trong suốt
1.2.1 Thuỷ dịch:Thủy dịch chứa trong khoảng không gian giới hạn bởi mặt sau giác mạc và mặt trước thể
mi và thủy tinh thể Khoảng này được mống mắt
ngăn ra làm hai 2 phòng: tiền phòng phía trước
mống mắt có thể tích 0,25ml và hậu phòng phía sau mống có thể tích 0,06ml
Trang 14Thủy tinh thể được bao quanh bởi một lớp bao đàn hồi chắc có độ dày thay đổi Bao này
được nâng đỡ bởi dây chằng Zinn và qua nó cơ thể mi truyền tải lực co thắt đến bao làm thay đổi kích thước thủy tinh thể.
Trang 151.2.3 Pha lê thể
Đó là chất keo trong suốt chiếm 2/3 sau của thể tích nhãn cầu Pha lê thể dính vào bao sau thủy tinh thể theo một vòng tròn đường kính 8 - 9mm, chỗ dính này được gọi là dây chằng Wieger Bên trong vòng này, pha lê thể bám ít chắc vào mặt sau thủy tinh thể, khoảng này có thể thấy trên lâm sàng khi có xuất tiết hoặc có máu tích
tụ mặt sau thủy tinh thể
Trang 162.1.1 Xương hốc mắt
Xương hốc mắt có dạng một hình tháp vuông góc, đáy mở ra phía trước, đỉnh ứng với lổ thị và khe bướm thông với tầng giữa đáy sọ Nó được cấu tạo bằng 7 xương liên kết thành bốn thành:
Trang 17Hình 10 Cấu tạo khung xương hốc
mắt nhìn từ phía trước
Lỗ thị Cánh nhỏ xương bướm
Hố tuyến lệ Mỏm góc mắt ngoài
Mặt hốc mắt cánh lớn xương bướm
Cung mày
Lỗ trên ổ mắt
Hố ròng rọc Mỏm góc mắt trong
Lỗ sàng trước
Xương mũi Xương sàng Xương lệ và hố lệ
Củ lệ Mặt hốc mắt của xương hàm trên Khớp dưới ổ mắt
Lỗ dưới ổ mắt Rãnh dưới ổ mắt Mỏm mép
Trang 182.1.2 Mi mắt
Mi mắt là thành phần mềm cử động được, hoạt
động như một màng bảo vệ nhãn cầu khỏi chấn thương
và ánh sáng quá mức Nó cũng giúp đồng tử trong việc điều chỉnh lượng ánh sáng đến võng mạc, chỉ khi nào
mắt nhắm thì vỏ não chẩm mới thực sự nghỉ ngơi
Nhưng chính yếu nó có chức năng kép liên quan đến
nước mắt: (1) bằng sự nháy mắt, mi trên quét một lớp mỏng nước mắt lên giác mạc và phản xạ nháy này phát
ra một cách đều đặn bởi sự bốc hơi dẫn đến sự khô giác mạc, (2) khi nước mắt dư thừa, sự nháy làm trống nước mắt khỏi túi kết mạc bởi tác động của nó trên vai trò
bơm hút của túi lệ
Trang 19Kết mạc:
là màng nhày mỏng trong suốt, có tên này là
do nó nối nhãn cầu với mi Kết mạc trải mặt sau
mi, rồi thì bẽ ngoặt ra trước trải lên bề mặt nhãn cầu cho tới rìa, ở đây biểu mô của nó liên tục ra trước với biểu mô giác mạc Như vậy nó tạo
thành một cái túi, gọi là túi kết mạc, mở ra trước nơi khe mi và chỉ đóng lại khi mắt nhắm Nhiệm
vụ của nó là tạo một bề mặt trơn nhẵn cho phép một sự chuyển động không bị ma sát của nhãn cầu Tuỳ vị trí, người ta đặt tên kết mạc mi, kết mạc nhãn cầu và kết mạc cùng đồ.
Trang 202.2.5 Cơ chéo trên
2.2.6 Cơ chéo dưới
Trang 21Túi lệ
Cuống mũi giữa
Cuống mũi dưới
Dải lệ
Trang 222.3.5 Nước mắt
Thành phần: gần giống huyết tương, hơi lỏng hơn, có
tới 98,2% là nước, tương đối ít đạm khoảng 0,6% nhưng
đủ làm giảm sức căng bề mặt dẫn đến sự làm ướt dễ
dàng biểu mô bề mặt Sự ướt tạo một lớp màng làm
láng bề mặt giác mạc và bảo vệ giác mạc khỏi sự xâm kích của ngoại vật Nước mắt chứa lyzozyme, một phân hóa tố gần giống hyaluronidase có tác dụng làm loãng chất nhày và tan màng tế bào vi trùng, có trọng lượng phân tử khoảng 18.000 và có thể được tìm thấy trong
hầu hết các mô Nước mắt con người chứa các
immunoglobuline IgA, IgG và IgM Nó có pH gần giống máu (7,35), pH dưới 6,6 và trên 7,8 sẽ gây kích ứng
mắt Tương tự áp suất thẩm thấu thay đổi khi trong
nước mắt có 0,9 - 1,4% muối, gây kích ứng nếu dưới
0,6% và trên 1,5%