1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện đại từ

53 825 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 379,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 3 7. Kết cấu đề tài 4 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN ĐẠI TỪ 5 1.1. Khái quát chung về Phòng Nội Vụ huyện Đại Từ 5 1.1.1. Khái quát quá trình phát triển của phòng Nội vụ huyện Đại Từ 5 1.1.2. Vị trí và chức năng 6 1.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn 6 1.1.4. Tổ chức bộ máy và nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, công chức Phòng Nội Vụ 9 1.1.5. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Phòng Nội vụ 10 1.2. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại Phòng Nội vụ 12 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ 16 2.1. Cơ sở lý luận về công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức 16 2.1.1. Khái niệm, vai trò,nguyên tắc, mục đích, yêu cầu của hoạt động công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức 16 2.1.2. Kinh nghiệm nghiên cứu 18 2.2. Cơ sở pháp lý thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức 19 2.2.1. Đối với đánh giá, phân loại cán bộ 19 2.2.2 Đối với đánh giá, phân loại công chức 21 2.2.3. Đối với đánh giá, phân loại viên chức 23 2.2.4. Một số lưu ý khi thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức 24 2.2.5. Hồ sơ đánh giá, phân loại, cán bộ, công chức, viên chức 25 2.3. Tổ chức thực hiện 25 2.3.1. Thời gian 25 2.3.2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan 25 2.4. Thực trạng công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức 26 Chương 3: GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ 31 3.1. Giải pháp 31 3.1.1. Giải pháp chung 31 3.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Đại Từ 34 3.2. Khuyến nghị 35 PHẦN KẾT LUẬN 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 PHỤ LỤC

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài 3

7 Kết cấu đề tài 4

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN ĐẠI TỪ 5

1.1 Khái quát chung về Phòng Nội Vụ huyện Đại Từ 5

1.1.1 Khái quát quá trình phát triển của phòng Nội vụ huyện Đại Từ 5

1.1.2 Vị trí và chức năng 6

1.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn 6

1.1.4 Tổ chức bộ máy và nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, công chức Phòng Nội Vụ .9 1.1.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Phòng Nội vụ 10

1.2 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại Phòng Nội vụ 12

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ 16

2.1 Cơ sở lý luận về công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức 16

2.1.1 Khái niệm, vai trò,nguyên tắc, mục đích, yêu cầu của hoạt động công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức 16

2.1.2 Kinh nghiệm nghiên cứu 18

2.2 Cơ sở pháp lý thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức 19

2.2.1 Đối với đánh giá, phân loại cán bộ 19

2.2.2 Đối với đánh giá, phân loại công chức 21

2.2.3 Đối với đánh giá, phân loại viên chức 23

2.2.4 Một số lưu ý khi thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức 24

2.2.5 Hồ sơ đánh giá, phân loại, cán bộ, công chức, viên chức 25

2.3 Tổ chức thực hiện 25

Trang 2

2.3.1 Thời gian 25

2.3.2 Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan 25

2.4 Thực trạng công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức 26

Chương 3: GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ 31

3.1 Giải pháp 31

3.1.1 Giải pháp chung 31

3.1.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Đại Từ 34

3.2 Khuyến nghị 35

PHẦN KẾT LUẬN 38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 PHỤ LỤC

Trang 3

BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quản lý nguồn nhân lực nói chung và quản lý cán bộ, công chức, viên chức nóiriêng là một hoạt động quản lý bao gồm nhiều nội dung: tổ chức thực hiện các chế độ,chính sách của Nhà nước; bố trí, phân công, điều động, thuyên chuyển công tác; đánhgiá, phân loại; khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.Mỗi nội dung có một

vị trí nhất định và có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đánh giá, phân loại cán

bộ, công chức, viên chức là khâu tiền đê, có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở của cáckhâu khác Theo quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Cán bộ là cộng bộc của dân “ cán

bộ, công chức, viên chức là người phục vụ nhân dân, gần dân, chăm lo, giúp đỡ, bảo

vệ dân và sẵn sàng đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của nhân dân; bên cạnh

đó đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không ngừng phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡngnhân cách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó; luôn đượcdân tin, dân phục, dân yêu, là chỗ dựa vững chắc trong mọi thời kỳ phát triển của đấtnước.Để thực hiện nó thì công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chứcluôn được xem trọng,và thực hiện đúng theo quy định

Đánh giá, phân loại đúng cán bộ, công chức, viên chức làm tiền đề cho việcquy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí để phát huy được tiềm năng đội ngũcán bộ, để bản thân cán bộ có phương hướng đúng trong phấn đấu, rèn luyện; là cơ sở

để thực hiện đúng chính sách cán bộ, biểu dương, tôn vinh những cán bộ hoàn thànhxuất sắc trách nhiệm được giao, có đóng góp, có cống hiến cho đất nước, cho địaphương, đơn vị; đồng thời phê bình những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, khôngnêu gương, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với tổ chức đảng Đánh giá đúng cán

bộ là yếu tố quan trọng góp phần xây dựng tình đoàn kết, thống nhất trong cơ quan,địa phương, đơn vị, góp phần ổn định chính trị, động viên, phát huy được tính tích cựccủa nhân dân, cán bộ vào sự nghiệp chung Ngược lại, nếu đánh giá sai cán bộ, nhất làngười đứng đầu, thì dễ gây ra những phân tâm trong cán bộ, ảnh hưởng đến đoàn kếtnội bộ, làm giảm lòng tin, có khi mất cả phong trào ở mỗi địa phương, ngành, đơn vị

Trong những năm qua, công tác cán bộ đã có chuyển biến cả về nhận thức vàcách làm, trong đó công tác đánh giá công chức có những mặt tiến bộ, nhìn chung đãthực hiện đúng quy trình và thủ tục, mở rộng dân chủ hơn, việc đánh giá công chức sáthơn; hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về đánh giá cán bộ, công chức ngày càng

Trang 5

hoàn thiện hơn Tuy nhiên, công tác đánh giá cán bộ, công chức vẫn được xác định làkhâu yếu, chậm được khắc phục Kết quả đánh giá công chức thiếu chuẩn xác, chưacông bằng, không công tâm; chưa phản ánh đúng được thực chất cán bộ, công chức;chưa lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá công chức; vẫn còntình trạng đánh giá theo cảm tính, hình thức, chiếu lệ; có biểu hiện nể nang; chưa pháthuy hết vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong việc nhận xét, đánh giá đối vớicán bộ, công chức.; sự phối hợp giữa cấp và ngành trong đánh giá, phân loại cán bộ,công chức chưa tốt, ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.Việc đánh giá cán bộ, công chức ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn chung chung; chủyếu nêu ưu điểm; có tình trạng còn né tránh; kết quả đánh giá cán bộ hàng năm chưađược bổ sung lưu giữ vào hồ sơ cán bộ, vô hình chung là đã buông lỏng quản lý cán

bộ, theo dõi cán bộ sẽ không được liên tục, hệ thống và sẽ khó khăn cho việc đề bạt,

bổ nhiệm hoặc điều động, luân chuyển cán bộ

Nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của công tác đánh giá, phân loạicán bộ, công chức, vậy nên tôi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác đánh giá,phân loại cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Đại Từ”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm tìm hiểu những văn bản, quy định, quy chế của pháp luật và nhà nước vềcông tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trên thực tế đã áp dụng những quyđịnh của pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức

Nhằm nghiên cứu công tác đánh giá cán bộ, công chức,viên chức từ đó có cơ hộitìm hiểu sâu hơn, đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết về công tác cán bộ cũng nhưcông tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tại huyện Đại Từ

Nhằm nghiên cứu thực trạng quá trình công tác đánh giá cán bộ, công chức, viênchức tại huyện Đại Từ Qua đó, đưa ra những giải pháp, khuyến nghị góp phần hoànthiện và nâng cao công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyệnĐại Từ

Bên cạnh đó cũng giúp bản thân trau dồi kiến thức bên ngoài giảng đường, từ đógiúp ta có thêm kinh nghiệm thực tế

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu tìm hiểu công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trênđịa bàn huyện Đại Từ để từ đó có cái nhìn bao quát về tình hình thực hiện công việc

Trang 6

cũng như kết quả thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ, công chức; thực trạng côngtác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và có những giải pháp, khuyến nghị nhằmnâng cao công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

4 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Phòng Nội Vụ huyện Đại Từ; UBND huyện Đại Từ - Tỉnh TháiNguyên

Về thời gian: Từ năm 2014- 2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Có rất nhiều các phương pháp khác nhau mà ta có thể sử dụng để nghiên cứu vềvấn đề đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức Tuy nhiên, dựa trên điềukiện thực tế của bản thân và đơn vị thực tập, trong quá trình thực hiện đề tài tôi chủyếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập, xử lý thông tin

- Phương pháp khảo sát thực địa

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phân tích, nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp ghi chép nhật ký công việc

- Phương pháp ghi chép sự kiện quan trọng

6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài

Ý nghĩa thực tiễn:Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Nâng cao chất

lượng công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyệnĐại Từ ’’ góp phần giúp bản thân tôi hiểu biết và có thêm kiếm thức thực tế về côngtác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tại huyện Đại Từ từ đó thấy được tầm quantrọng của việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức Bên cạnh đó cũngcung cấp thêm cho tôi những kiến thức thực tế và cơ bản về quá trình cũng như nộidung của công tác đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức cùngnhững kết qủa đã đạt được và những tồn tại cần phải khắc phục

Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu đề tài trên là sự tổng hợp những kiến thức lý luận cơ

bản về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; người đọc được tiếp cận,và hiểu hơnnhững kiến thức cơ sở và vai trò quan trọng về công tác đánh giá cán bộ, công chức.Mặt khác, báo cáo sẽ là cơ sở cho việc cung cấp tài liệu phục vụ những nghiên cứuliên quan đến công tác đánh giá cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Đại Từ

Trang 7

7 Kết cấu đề tài

Đề tài gồm 03 phần cụ thể:

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 Tổng quan về Phòng Nội vụ huyện Đại Từ

Chương 2 Thực trạng về công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viênchức trên địa bàn huyện Đại Từ

Chương 3.Giải pháp, khuyến nghị để nâng cao chất lượng đánh giá, phân loại cán

bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Đại Từ

PHẦN KẾT LUẬN

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN ĐẠI TỪ

1.1 Khái quát chung về Phòng Nội Vụ huyện Đại Từ

Tên cơ quan chủ quản: UBND huyện Đại Từ

Địa chỉ liên hệ: Phố Đình, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại: 0280824200/0280 824209; Fax: 0280 824400

Email:ubnddaitu@thainguyen.gov.vn

website: http://daitu.thainguyen.gov.vn

Cơ quan thực tập: Phòng Nội Vụhuyện Đại Từ

Địa chỉ cơ quan: Phố Đình, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái NguyênĐiện thoại: 02803824037/0280824200/0280 824209; Fax: 0280 824400

Email: pnv.daitu@thainguyen.gov.vn

Lịch sử hình thành

Thời nhà Nguyễn huyện Đại Từ thuộc Phủ Phú Bình, trấn Thái Nguyên Năm

1831, Minh Mạng đổi Trấn thành Tỉnh, Đại Từ và châu Văn Lãng thuộc Phủ PhúBình, tỉnh Thái Nguyên Ngày 01/8/1922, Đại Từ và Văn Lãng hợp lại gọi là huyệnĐại Từ đến nay Sau Cách mạng Tháng Tám huyện Đại Từ thuộc tỉnh Bắc Thái (cũ),đến ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Bắc Thái được Chính phủ quyết định tách rathành 02 tỉnh là tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từ thuộc tỉnh TháiNguyên

Trung tâm hành chính huyện đóng tại Phố Đình, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ,tỉnh Thái Nguyên

1.1.1 Khái quát quá trình phát triển của phòng Nội vụ huyện Đại Từ

Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủban hành quy chế hoạt động dân chủ của cơ quan;

Căn cứ Quyết định số 2049/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Ủy bannhân dân huyện Đại Từ về thành lập Phòng Nội vụ huyện Đại Từ;

Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BNV ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nội vụhướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, PhòngNội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

Căn cứ Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủquy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã

Trang 9

Căn cứ vào điều kiện thực tế và chỉ tiêu biên chế được giao, Phòng Nội vụ xâydựng quy chế làm việc như sau:

1.1.2 Vị trí và chức năng

Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Đại Từ; thực hiệnchức năng tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vịtrí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổchức hành chính Nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp

và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán

bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn

vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính;cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã, thị trấn và những người hoạt độngkhông chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôngiáo; công tác thanh niên; thiđua khen thưởng

1.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn

Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địabàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định

Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản: quyết định, chỉ thị, quy hoạch,

kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao

Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phêduyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộcphạm vi quản lý được giao; theo dõi thi hành pháp luật

1.1.3.1 Về tổ chức, bộ máy:

Trang 10

Tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của ủy ban nhândân cấp tỉnh.

Trình ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc để ủy ban nhân dân cấp huyệntrình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyênmôn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện;

Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp cóthẩm quyền quyết định;

Tham mưu giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, giải thể,sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của pháp luật

1.1.3.2 Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:

Tham mưu giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ chỉ tiêu biên chếhành chính, sự nghiệp hàng năm;

Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biênchế hành chính, sự nghiệp;

Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định vềchế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệpcấp huyện và ủy ban nhân dân cấp xã

1.1.3.3 Về công tác xây dựng chính quyền

Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiệnviệc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của ủy bannhân dân cấp huyện và hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn các chứcdanh lãnh đạo của ủy ban nhân dân cấp xã; giúp ủy ban nhân dân cấp huyện trình ủyban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật.Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập,chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để ủy ban nhân dân trình Hội đồngnhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyếtđịnh Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính củahuyện

Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sápnhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của xóm, tổ dân phố trên địa bàn

Trang 11

huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó xóm, tổ dân phố

Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáoviệc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện

1.1.3.4 Về cán bộ, công chức, viên chức

Tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điềuđộng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi dưỡng vềchuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức.Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường, thị trấn và thực hiệnchính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thịtrấn theo phân cấp

1.1.3.5 Về cải cách hành chính

Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyênmôn cùng cấp và ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địaphương;

Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnhcải cách hành chính trên địa bàn huyện;

Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo ủy ban nhân dân cấphuyện và cấp tỉnh

Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạtđộng của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn

Tham mưu thực hiện công tác thanh niên

1.1.3.6 Về công tác văn thư, lưu trữ

Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành chế độ,quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;

Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổchức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện và lưu trữhuyện

1.1.3.7 Về công tác tôn giáo

Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thựchiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và côngtác tôn giáo trên địa bàn

Trang 12

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụquản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh

và theo quy định của pháp luật

1.1.3.8 Về công tác thi đua, khen thưởng

Tham mưu, đề xuất với ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các phong trào thiđua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địabàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấphuyện;

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khenthưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởngtheo quy định của pháp luật

Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thôngtin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn

Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khenthưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, côngchức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật

và theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp huyện

Giúp ủy ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công táckhác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ

* Ngoài nhiệm vụ đã được phân công thường xuyên; cán bộ, công chức được phân

công thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu công tác của lãnh đạo phòng và sự chỉ đạophân công của cấp có thẩm quyền

1.1.4 Tổ chức bộ máy và nhiệm vụ cụ thể của cán bộ, công chức Phòng Nội Vụ

+ Tổ chức bộ máy và biên chế

Phòng Nội vụ được giao 8 biên chế công chức hành chính và 02 cán bộ trưng tập,

cơ cấu lãnh đạo gồm: Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng Biên chế công chứchiện có: 07 biên chế công chức; 01 công chức cấp xã biệt phái

Trang 13

*Sơ đồ hóa cơ cấu tổ chức Phòng Nội Vụ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Nội vụ huyện Đại Từ

(Nguồn: phòng Nội vụ huyện Đại Từ)

1.1.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Phòng Nội vụ

Phát huy những thành tích đã đạt được, từng bước khắc phục những tồn tại, hạnchế; trong những năm tới, Phòng Nội vụ tập trung tham mưu cho UBND thực hiệnmột số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục xây dựng và thực hiện các kế hoạch hàngnăm và năm 5 (2016 - 2021) gồm: Kế hoạch tuyển dụng cán bộ, công chức; Kế hoạchđào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; Kế hoạch cải cách hành chính; Kế hoạch tổchức, biên chế HCNN, HCSN; Kế hoạch công tác Thi đua – Khen thưởng…cụ thểnhư:

Trưởng Phòng

(Đặng Cương Quyết)

Trưởng Phó Phòng(Cao Đăng Thượng)

Trưởng Phó Phòng(Vũ Hữu Ngọc)

Bộ phận quản lý CB,CC,VCTrần Huy Khôi(Chuyên Viên)

Bộ phận Hành chính

- Kế toánDương Thi Huyền(Chuyên Viên)

Bộ phận CCHHTrần Thị Như Quỳnh(Chuyên Viên)

Bộ phận Văn thư - Lưu trữNịnh Thị Lan(Chuyên Viên)

Bộ phận tôn giáoDương Thị Dung(Cán bộ biệt phái)

Trang 14

+ Về Công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

- Tham mưu, giúp UBND huyện kiện toàn các chức danh lãnh đạo tại các phòng,ban chuyên môn; lãnh đạo các trường học thuộc huyện; Sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ vàtình hình thực tế

- Kiểm tra, rà soát xây dựng báo cáo tình hình sử dụng biên chế, lao động hợp đồng tạicác cơ quan, đơn vị để tham mưu xây dựng kế hoạch tuyển dụng theo quy định

- Tham mưu, giúp UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn và họp xét nâng bậc lươngtrước thời hạn, nâng bậc lương thường xuyên, nâng (hưởng) phụ cấp thâm niên vượtkhung, phụ cấp thâm niên nhà giáo cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

- Dự thảo Quy chế bổ nhiệm cán bộ quản lý các trường học thuộc UBNDhuyện trình

- Hướng dẫn, phối hợp với UBND các xã, thị trấn hoàn thiện Hồ sơ cán bộ, côngchức cấp xã

- Tiếp tục tham mưu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm quy địnhcủa pháp luật trong thi hành công vụ

- Tổng hợp và hoàn thành báo cáo kết quả thực hiện công tác CCHC năm 2015;

dự thảo kế hoạch CCHC năm 2016

+ Về Công tác Văn thư, lưu trữ

- Đôn đốc các cơ quan đơn vị làm tốt công tác phòng chống cháy nổ đặc biệt đốivới các Phòng, kho, khu vực quản lý hồ sơ, lưu trữ

- Tiếp tục phối hợp với Văn phòng HĐND và UBND xây dựng kế hoạch tổ chức xử

lý số tài liệu tích đống năm 2013, 2014 theo đăng ký của các cơ quan, đơn vị

- Kiểm tra công tác văn thư, lưu trữ kết hợp trong đợt kiểm tra công tác CCHCnăm 2015 ở một số cơ quan, đơn vị theo kế hoạch đã xây dựng

+ Về Công đào tạo bồi dưỡng

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Trang 15

Trưởng phòng phụ trách, điều hành các hoạt động của Phòng và phụ trách nhữngcông tác trọng tâm Giao nhiệm vụ cho Phó trưởng phòng, cán bộ, chuyên viên phụtrách các lĩnh vực qua ý kiến kết luận tại các buổi hội ý hàng tuần, các cuộc họp tháng,hoặc bằng ý kiến chỉ đạo riêng tùy thuộc tính chất công việc.

Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, Phòng Nội Vụ thực hiện nhiệm vụ côngtác quản trị nhân lực như sau:

+ Công tác hoạch định nhân lực

- Tham mưu, giúp UBND huyện kiện toàn kịp thời đội ngũ cán bộ còn thiếu đảmbảo chặt chẽ, đúng quy định, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt côngtác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao

- Phòng Nội Vụ đã tham mưu bổ nhiệm mới: 09 cán bộ lãnh đạo (Chánh Vănphòng HĐND và UBND huyện; Trưởng phòng LĐTBXH, Trường phòng TC – KH,Trưởng phòng KT – HT, Trưởng phòng NNPTNT, Phó Trưởng Phòng Nội vụ, PhóChánh Văn phòng HĐND và UBND huyện; Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền

sử dụng đất, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất), Quyết định điều động và bổnhiệm: 04 cán bộ lãnh đạo( Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc và Phó Giámđốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao, Giám đốc Ban quản lý các dự án ĐT và XD)

- Tham mưu kế hoạch xét tuyển đặc cách viên chức đối với các đơn vị sự nghiệpcông lập thuộc UBND huyện năm 2015, văn bản xin ý kiến Sở Nội vụ về xét tuyển đặccách viên chức các đơn vị công lập thuộc UBND huyện năm 2015

- Thực hiện một số công việc thường xuyên khác

+Công tác phân tích công việc

- Phòng Nội vụ huyện làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việccủa UBND huyện; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện chế độ thông tin,báo cáo theo quy định

- Trưởng phòng phụ trách, điều hành các hoạt động của Phòng và phụ trách

Trang 16

những công tác trọng tâm Giao nhiệm vụ cho Phó trưởng phòng, cán bộ, chuyên viênphụ trách các lĩnh vực qua ý kiến kết luận tại các buổi hội ý hàng tuần, các cuộc họptháng, hoặc bằng ý kiến chỉ đạo riêng tùy thuộc tính chất công việc.

- Đối với cán bộ, bộ công chức: Chủ động thực thi nhiệm vụ, tích cực tham mưu

đề xuất với lãnh đạo phòng để hoàn thành các công việc mình được phân công Trongkhi giải quyết công việc có sự phối hợp chặt chẽ giữa các công chức phụ trách từngmảng công việc.Tương trợ giúp đỡ nhau trong thực hiện nhiệm vụ được giao

- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo (chuyên môn thuộc lĩnh vực mình phụ trách): thường xuyên hoặc đột xuất khi lãnh đạo Phòng yêu cầu, chịu trách nhiệm về

tính trung thực, chính xác của số liệu báo cáo

- Thực hiện một số công việc thường xuyên khác

+Công tác tuyển dụng nhân lực

- Để đảm bảo đủ số cán bộ đáp ứng được chức trách, nhiệm vụ được giao; căn cứchỉ tiêu biên chế được giao, nhu cầu sử dụng lao động tại các cơ quan, đơn vị, PhòngNội vụ đã tham mưu, giúp UBND huyện đồng ý hợp đồng lao động có thời hạn 12tháng:10 người; tiếp tục hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng: 19 người; hợp đồngkhông xác định thời hạn: 02 người; đồng ý thử việc: 03 người; biệt phái: 02người;Tham mưu UBND huyện Quyết định hợp đồng lao động: 06 người, tiếp tục hợpđồng lao động: 77 người; thử việc: 02 ngườigiải quyết chế độ, chính sách nghỉ hưutrước tuổi theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP của Chính phủ đối với 02 cán bộ huyệnkhông đủ tuổi tái cử

- Tham mưu kế hoạch, thông báo xét tuyển, tổ chức và thông báo kết quả phỏngvấn xét tuyển đặc cách viên chức sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 28/9/2015 về kế hoạch xét tuyển đặc cách viên chức làm việc tại cáctrường học thuộc UBND huyện năm 2015

- Tham mưu kế hoạch xét tuyển đặc cách viên chức đối với các đơn vị sự nghiệpcông lập thuộc UBND huyện năm 2015, văn bản xin ý kiến Sở Nội vụ về xét tuyển đặccách viên chức các đơn vị công lập thuộc UBND huyện năm 2015

- Tham mưu, giúp UBND huyện Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động theonguyện vọng: 05 người (Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Nội vụ, Phòng LĐTB và

XH, Trạm Khuyến nông); hưởng lương theo trình độ chuyên môn: 02 người ( Banquản lý các dự án đầu tư, Phòng Kinh tế và Hạ tầng)

Trang 17

- Thực hiện một số công việc thường xuyên khác.

+Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí

- Tham mưu xây dựng các kế hoạch: Kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công táctheo Nghị định 158/NĐ-CP đối với cán bộ, công chức, viên chức; báo cáo tình hình bổnhiệm, bổ nhiệm lại

- Xây dựng báo cáo, các nội dung có liên quan phục vụ kế hoạch kiểm tra của Banpháp chế HĐND huyện theo Kế hoạch số 52/KH-PC ngày 26/10/2015 của Ban pháp chếHĐND huyện về việc giám sát việc hợp đồng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, tuyểndụng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện Đại Từ

- Thực hiện một số công việc thường xuyên khác

+Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

- Tổng hợp, dự thảo các báo cáo theo đề nghị của Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên,gồm: báo cáo thống kê danh sách, số lượng, chất lượng viên chức năm 2015 theo côngvăn số 1212/SNV-CBCC ngày 221/9/2015

- Tham mưu Quyết định: cử 09 công chức Văn hóa - xã hội cấp xã tham gia lớpbồi dưỡng công chức Văn hóa - xã hội cơ sở năm 2015 theo công văn số 07/TCTr-ĐTngày 08/5/2015 của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

- Tham mưu Quyết định: cử 51 công chức, viên chức, nhân viên tham gia tậphuấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ theo công văn số 10/CCVTLT-HCTHngày 01/4/2015 của Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên

- Tham mưu Quyết định: cử 02 công chức tham gia lớp bồi dưỡng công tác tổchức cán bộ theo công văn số 356/CNV-TCBM và ĐTBT ngày 06/4/2015 của Sở Nội

vụ tỉnh Thái Nguyên

- Tham mưu Quyết định: cử 27 cán bộ, công chức văn phòng – Thống kê thamgia lớp tập huấn nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ theo công văn số 663/SNV-CCVTLT ngày 24 tháng 6 năm 2015 của Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên

- Tham mưu Quyết định: cử 09 công chức Tư pháp - hộ tịch tham gia lớp bồidưỡng công chức tư pháp - hộ tịch cơ sở theo công căn số 12/TCTr-ĐT ngày10/9/2015 của Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên

.- Tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức cấp xã năm 2015

- Thực hiện một số công việc thường xuyên khác

+Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc

- Tham mưu xây dựng các báo cáo: Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người

Trang 18

- Thực hiện một số công việc thường xuyên khác.

+Quan điểm và các chương trình phúc lợi cơ bản

- Tham mưu Quyết định thành lập đội tình nguyện các xã: Hà Thượng, Tân Thái,Tiên Hội, Na Mao, Hoàng Nông, Phú Thịnh, Phú Lạc, Khôi Kỳ, Bình Thuận, AnKhánh, Yên Lãng, Phục Linh, Cù Vân

- Tham mưu Quyết định thành lập Hội Luật gia huyện Đại Từ, hội Văn học nghệthuật huyện Đại Từ và hướng dẫn Đại hội thành lập Hội; hướng dẫn tổ chức Đaị hộinhiệm kỳ 2015-2020 các hội: Hội Khuyến học; Hội thanh niên xung phong; tham mưuvăn bản đề nghị UBND tỉnh công nhận điều lệ hoạt động các hội

- Phối hợp cùng Sở Nội vụ thăm và tặng quà Giáo họ Tân Thành, xã Bản Ngoại,

Giáo họ Minh Tiến, xã Minh Tiến nhân ngày Lễ Phục Sinh theo Kế hoạch số SNV ngày 19/3/2015 của Sở Nội vụ

10/KH Phối hợp cùng Ban Tôn giáo tỉnh thăm và tặng quà 03 chùa nhân dịp lễ Phật Đảnnăm 2015, gồm: Chùa Phú Nghĩa ( xã Khôi Kỳ); Chùa Khôi Kỳ (xã Khôi Kỳ); ChùaBắc Lãm ( xã Minh Tiến)

- Thực hiện một số công việc thường xuyên khác

+Công tác giải quyết các quan hệ lao động

- Tổng hợp, thẩm định và tham mưu ra quyết định nâng bậc lương trước thời hạn

do lập thành tích xuất sắc năm 2014 cho 242 công chức, viên chức các trường

Tham mưu cho UBND huyện ban hành Quyết định số 8137/QĐ-UBND ngày03/9/2015 về việc giải quyết đơn khiếu nại;

- Hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xem xét, giải quyết chế độ, chính sáchnghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP của Chính phủ đối với 08 cán

bộ, công chức cấp xã không đủ tuổi tái cử

- Nâng lương trước thời hạn năm hay đổi trình độ chuyên môn: 38; Thông báo nghỉcông tác hưởng chế độ BHXH đối với cán bộ cấp xã: 03

- Thực hiện một số công việc thường xuyên khác

Trang 19

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ,

CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ

2.1 Cơ sở lý luận về công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức

2.1.1 Khái niệm, vai trò,nguyên tắc, mục đích, yêu cầu của hoạt động công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức

+ Khái niệm

- Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức

Theo luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội, Luật cán bộ, công chức có quy định: Cán bộ

là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm

kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản V0iệt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trungương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương

Theo luật số 58/2010/QH12 của Quốc hội, Luật viên chức có quy định: Viên chức làcông dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp cônglập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lậptheo quy định của pháp luật

- Khái niệm đánh giá cán bộ, công chức

Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là hoạt động xem xét, nhận định về ưu điểm,khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của cán bộ trên các mặt, phẩm chất, năng lực, sức khoẻ,

Trang 20

triển vọng của cán bộ từ đó phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là khâu có ý nghĩa quyết định trong côngtác cán bộ là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chínhsách cán bộ, công chức, viên chức

Đánh giá cán bộ, công chức,viên chức là một hoạt động cơ bản, cốt yếu.Không thực hiện đánh giá hoặc thực hiện không tốt sẽ có ảnh hưởng đến việc xácđịnh kế hoạch nhân sự và hoạch định các chính sách phát triển chung cho toàn bộnguồn nhân lực của tổ chức

Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức được hiểu là một thao tác so sánh những hoạtđộng của cán bộ, công chức với các tiêu chí, mục tiêu đã xác định

+ Vai trò

- Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là việc hệ trọng, là cơ sở để lựa chọn, bố trí, sửdụng, bổ nhiệm và thực hiện chính sách Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năngcủa từng người và cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Đánh giá không đúng cán bộ sẽdẫn đến lựa chọn nhầm những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực để giao những cương vị

có trọng trách, dẫn đến hỏng việc, hỏng người, gây tổn thất cho tổ chức, cho địa phương, đơn

vị và ảnh hưởng trong phạm vi cả nước

- Đánh giá cán bộ góp phần xây dựng đội ngũ nhân sự hành chính nhà nước phát triểnvững mạnh toàn diện, đồng thời góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực trong đội ngũ cán bộ,ngăn chặn các phần tử cơ hội, giữ gìn an ninh chính trị nội bộ, làm thất bại âm mưu phá ta từbên trong của các thế lực thù địch

- Đánh giá là công tác khó khăn, phức tạp nhưng không thể thiếu

+ Nguyên tắc

- Bảo đảm đúng thẩm quyền: cán bộ do cấp có thẩm quyền quản lý đánh giá; công

chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá Cấp nào, người nàothực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm vềquyết định của mình

- Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện

nhiệm vụ Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất,năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, viên chức

- Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình

thức

Trang 21

- Việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả

hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá, phânloại viên chức quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụtrách

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoànthành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ do yếu tố

khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại

+ Mục đích, yêu cầu

Mục đích

- Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, sử dụng vàđánh giá công chức, viên chức

- Việc đánh giá công chức, viên chức để làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế

về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiệnnhiệm vụ được giao và triển vọng phát triển của công chức, viên chức

- Kết quả đánh giá là căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồidưỡng, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế

độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức

- Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiệnnhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức

2.1.2 Kinh nghiệm nghiên cứu

- Đề tài này đã được các anh, chị khóa trên nghiên cứu thực hiện nhằm tìm hiểuthực trạng quy trình công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức trongcác đơn vị, cơ quan nhằm đưa ra giải pháp, khuyến nghị giúp nâng cao chất lượng

Trang 22

nguồn nhân lực trong tổ chức.

Các mô hình đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theoNghị định 56/2015/NĐ-CP hướng dẫn đánh giá phân loại cán bộ, công chức, viên chức

đã được nghiên cứu đã được áp dụng rộng rãi, trên toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyện nhưcác Huyện: Võ Nhai, Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên, Đồng Hỷ…

2.2 Cơ sở pháp lý thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức

- Căn cứ Luật Cán bộ, Công chức năm 2008;

- Luật Viên chức năm 2010;

- Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá vàphân loại cán bộ, công chức, viên chức;

- Hướng dẫn số 08/HD-UBND ngày 26/11/2015 của UBND huyện Đại Từ về đánhgiá, phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng tại các cơ quan,đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện; cán bộ, công chức các xã, thị trấn

Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức,viên chức ngày càng được hoàn thiện, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiệnđánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn,qua đó khắc phục sự nhầm lẫn, chồng chéo giữa đánh giá cán bộ, công chức và viênchức

2.2.1 Đối với đánh giá, phân loại cán bộ

+ Mục đích đánh giá cán bộ

Điều 27, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Đánh giá cán bộ để làm rõphẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thựchiện nhiệm vụ được giao Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồidưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ

+ Nội dung đánh giá

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 28 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 việc đánhgiá cán bộ được thực hiện theo các nội dung sau đây:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước;

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

- Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

- Tinh thần trách nhiệm trong công tác;

Trang 23

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

+ Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại cán bộ

- Đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý công tác tại cácphòng, ban thuộc UBND huyện (Trưởng, phó các phòng, ban, trung tâm thuộc UBNDhuyện); cán bộ xã, thị trấn giữ chức chức danh: Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy; Chủ tịch,Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND các xã, thị trấn do Ban Thường vụHuyện ủy đánh giá, phân loại theo hướng dẫn kiểm điểm tự phê bình và phê bình

- Đối với cấp trưởng Ủy ban MTTQ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, HộiLHPN, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã, thị trấn: Do Ban chấp hành Đảng

bộ xã, thị trấn đánh giá

+ Trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ

Bước 1: Cán bộ nêu tại tiểu mục 1, mục I, phần B của hướng dẫn này làm báocáo tự đánh giá kết quả công tác theo chức trách nhiệm vụ được giao theo Mẫu số01(trích Mẫu số 1, phụ lục 1) ban hành kèm theo hướng dẫn này

Bước 2: Cán bộ trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của

cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến Các ý kiếnđược ghi vào biên bản, thông qua tại cuộc họp và báo cáo cấp có thẩm quyền đánh giá,phân loại cán bộ

- Đối với Trưởng, phó các phòng, ban, trung tâm thuộc UBND huyện: Báo cáo tựđánh giá kết quả công tác tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị(nên kết hợp tại hội nghị đánh giá phân loại công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị)

- Đối với Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy các xã, thị trấn: Báo cáo tự đánh giá kết quảcông tác tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn theo hướng dẫn kiểm điểm tựphê bình và phê bình của BTV Huyện ủy

- Đối với Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND các xã, thịtrấn: Báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại hội nghị cán bộ chuyên trách, công chức

xã, thị trấn (nên kết hợp tại hội nghị đánh giá phân loại công chức, người lao động hợpđồng tại UBND cấp xã) và tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ xã, thị trấn theo hướngdẫn kiểm điểm tự phê bình và phê bình của BTV Huyện ủy

- Đối với cấp trưởng Ủy ban MTTQ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, HộiLHPN, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã, thị trấn: Báo cáo tự đánh giá kếtquả công tác tại hội nghị Ủy ban MTTQ, hội nghị Ban chấp hành tổ chức nơi mình

Trang 24

công tác.

Bước 3: Cấp có thẩm quyền (theo tiểu mục 2, mục IV, phần B hướng dẫn này)tham khảo các ý kiến tham gia, quyết định đánh giá, phân loại cán bộ; thông báo kếtquả đánh giá phân loại cho cán bộ theo quy định

+ Phân loại đánh giá cán bộ

Điều 29, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định căn cứ vào kết quả đánhgiá, cán bộ được phân loại đánh giá như sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;

- Không hoàn thành nhiệm vụ

Cán bộ 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lựchoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế vềnăng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bốtrí công tác khác

Cán bộ 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩmquyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ

2.2.2 Đối với đánh giá, phân loại công chức

+ Mục đích đánh giá

Điều 55, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định đánh giá công chức để làm

rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quảthực hiện nhiệm vụ được giao Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm,đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức

+ Nội dung đánh giá

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 56 Luật Cán bộ, công chức việc đánh giá côngchức được thực hiện theo các nội dung sau đây:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước;

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

Trang 25

- Thái độ phục vụ nhân dân.

Đối với công chức lãnh đạo, quản lý, ngoài các nội dung nêu trên còn được đánhgiá theo các nội dung sau đây (Khoản 2, Điều 56 Luật Cán bộ, công chức):

- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

- Năng lực lãnh đạo, quản lý;

- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức

+ Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại công chức

- Đối với công chức các cơ quan hành chính thuộc UBND huyện: Do người đứngđầu cơ quan, đơn vị trực tiếp đánh giá, phân loại và chịu trách nhiệm về kết quả đánhgiá, phân loại của mình

- Đối với công chức cấp xã: Do chủ tịch UBND xã, thị trấn trực tiếp đánh giá,phân loại và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại của mình

- Đối với công chức các cơ quan hành chính thuộc UBND huyện: Báo cáo tự đánhgiá kết quả công tác tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị

- Đối với công chức cấp xã: Báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại hội nghị cán

bộ chuyên trách, công chức xã, thị trấn

Bước 3: Cấp có thẩm quyền (theo tiểu mục 2, mục V, phần B hướng dẫn này)tham khảo các ý kiến tham gia, quyết định đánh giá, phân loại công chức; thông báokết quả đánh giá phân loại cho công chức theo quy định

+ Phân loại đánh giá công chức

Điều 28, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định căn cứ vào kết quả đánhgiá, công chức được phân loại đánh giá theo các mức như sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;

- Không hoàn thành nhiệm vụ

Trang 26

Công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lựchoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế vềnăng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩmquyền bố trí công tác khác

Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn

vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc

2.2.3 Đối với đánh giá, phân loại viên chức

+ Mục đích đánh giá

Điều 39, Luật Viên chức năm 2010 quy định mục đích của đánh giá viên chức đểlàm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khenthưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức

+ Nội dung đánh giá

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 41, Luật Viên chức năm 2010, việc đánh giáviên chức được thực hiện theo các nội dung sau đây:

- Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

- Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

- Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồngnghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

- Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức

Đối với viên chức quản lý, ngoài các nội dung nêu trên, việc đánh giá còn đượcthực hiện theo các nội dung sau đây (Khoản 2 Điều 41 Luật Viên chức):

- Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

- Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trác

+ Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại viên chức

- Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các Trường học thuộc UBND huyện:Giao cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đánh giá, phân loại và chịu tráchnhiệm về kết quả đánh giá, phân loại của mình

- Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý: Do người đứng đầu cơquan, đơn vị trực tiếp đánh giá, phân loại và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá,phân loại của mình

+ Trình tự, thủ tục đánh giá

Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường học thuộc UBND huyện:

Ngày đăng: 22/09/2016, 17:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS.TS. Trần Kim Dung (2011) , Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh , Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị nguồn nhân lực
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh
1. Chính phủ (2015) Nghị đinh số 56/2015/QH-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức Khác
3. TS. Lê Thanh Hà(2009)Giáo trình quản trị nhân lực (tập 1)- Nhà xuất bản Lao động xã hội, thành phố Hà Nội Khác
4. Quốc hội (2008) Luật cán bộ công chức 5. Quốc hội (2010) Luât viên chức Khác
7. Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên(2015) Công văn số 1549/SNV-CBCC về việc đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức, thành phố Thái Nguyên Khác
8. Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ (2015) Hướng dẫn số 08/HD-UBND về hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện , huyện Đại Từ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w